VÔ SINH NAM GIỚI
Vô sinh nam là tình trạng ngày càng phổ biến, khiến nhiều nam giới tự ti, ảnh hướng đến hạnh phúc gia đình.
Nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở các đôi vợ chồng, 30% trường hợp vô sinh là đến từ đàn ông.
Tổng quan về vô sinh nam và chức năng sinh sản của nam giới
Để hỗ trợ nữ giới mang thai, nam giới cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
Tinh trùng khỏe mạnh:
Đây là kết quả của quá trình hình thành và phát triển cơ quan sinh sản nam giới từ giai đoạn dậy thì.
Một trong hai tinh hoàn phải hoạt động hiệu quả kết hợp việc cơ thể tổng hợp đủ testosterone và những kích thích tố khác giúp kích hoạt và duy trì sản xuất tinh trùng.
Sau khi tinh trùng sản xuất trong tinh hoàn, các ống sẽ vận chuyển kèm theo hòa lẫn với tinh dịch và xuất tinh ra khỏi dương vật.
Đủ lượng tinh trùng trong tinh dịch:
Số lượng tinh trùng quá thấp có thể làm giảm khả năng của một trong những tinh trùng thụ tinh với trứng.
Đảm bảo chức năng tinh trùng:
Tinh trùng phải đảm bảo được chức năng và có khả năng di chuyển.
Nếu chuyển động kém hoặc khả năng vận động hạn chế, tinh trùng khó có cơ hội tiếp cận hay thâm nhập vào trứng để tiến hành quá trình thụ tinh.
Để xác định chính xác người đàn ông đó có bị vô sinh hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định nam giới thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm sinh hóa tinh dịch, xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng, xét nghiệm về di truyền học…
Sau khi có kết quả sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Các nguyên nhân vô sinh nam thường gặp
1. Do bệnh lý
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Là tình trạng những tĩnh mạch của tinh hoàn bị giãn to bất thường.
Cơ chế giãn tĩnh mạch tinh gây vô sinh vẫn chưa được biết rõ nhưng một số chuyên gia cho rằng:
Tình trạng này có thể liên quan tới sự điều hòa nhiệt độ tinh hoàn, dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng.
Do nhiễm trùng
Các bệnh lý nhiễm trùng gồm cả những bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu,… có thể cản trở khả năng sản xuất tinh trùng, suy giảm sức khỏe tinh trùng hay gây ra tắc đường dẫn tinh khiến sự di chuyển của tinh trùng bị cản trở.
Vấn đề xuất tinh
Xuất tinh ngược dòng xảy ra do tinh dịch đi vào bàng quang khi đạt cực khoái thay vì phải phóng thích ra khỏi dương vật.
Tình trạng này có khả năng là biến chứng của những bệnh lý tại chỗ hoặc toàn thân khác như chấn thương cột sống, phẫu thuật ở bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo, tiểu đường, dùng thuốc…
Tắc nghẽn ống dẫn tinh
Đường dẫn tinh có khả năng bị tổn thương, tắc nghẽn do chấn thương, tai nạn, sau phẫu thuật, nhiễm trùng hay những phát triển bất thường như trong bệnh xơ nang, bệnh di truyền.
Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào, từ trong tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh cho tới niệu đạo.
Tắc ống dẫn tinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nam giới bị vô sinh – hiếm muộn.
2. Gặp vấn đề trong giao hợp
Đây là tình trạng nam giới gặp cản trở trong việc duy trì sự cương cứng của dương vật trong quá trình giao hợp (rối loạn cương), xuất tinh sớm, đau khi quan hệ tình dục, bất thường về mặt giải phẫu như lỗ tiểu đóng thấp hay những vấn đề tâm lý khi giao hợp.
3. Do lối sống
Sử dụng ma túy:
Thói quen sử dụng cocaine hay cần sa có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Uống rượu, bia quá độ:
Rượu bia có khả năng làm giảm nồng độ testosterone, gây rối loạn chức năng cương dương, giảm sản xuất tinh trùng.
Người mắc bệnh gan do uống rượu quá nhiều cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hút thuốc lá:
Số lượng tinh trùng của những nam giới thường xuyên hút thuốc lá sẽ thấp hơn những người không hút thuốc.
Hút thuốc thụ động cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Căng thẳng:
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng tới một số hormone cần thiết để cơ thể sản sinh tinh trùng.
Nếu nam giới mắc bệnh trầm cảm nặng, khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm.
Chứng rối loạn tâm lý ở nam giới có khả năng làm rối loạn chức năng tình dục vì giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh chậm hay bị ức chế.
Cân nặng:
Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam giới như tác động trực tiếp tới tinh trùng, gián tiếp gây ra sự thay đổi hormone…
Nghề nghiệp:
Một số ngành nghề buộc nam giới phải ngồi lâu có nguy cơ gây vô sinh cao.
Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiệt độ cao; tiếp xúc những loại chất độc, hóa chất như bức xạ, thuốc trừ sâu, những loại sóng điện tử, chất thải, steroid… cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất tinh trùng, dễ bị vô sinh và hiếm muộn.
Chế độ ăn uống:
Ăn uống không đủ dưỡng chất hay thừa dinh dưỡng, bổ sung quá nhiều món ăn chứa chất béo có hại, những loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
4. Yếu tố di truyền
Sự bất thường của nhiễm sắc thể là một trong nguyên nhân vô sinh nam phổ biến gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới.
Trong quá trình thụ thai, sự đột biến hay rối loạn về nhiễm sắc thể có thể khiến nội tiết tố thay đổi, gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn do di truyền ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Dấu hiệu chính của tình trạng vô sinh ở nam giới là không có khả năng giúp nữ giới thụ thai.
Một số trường hợp còn không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào rõ ràng.
Nếu có các vấn đề tiềm ẩn như mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn di truyền, giãn tĩnh mạch quanh tinh hoàn hay nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn tinh, nam giới nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cần chủ động thăm khám tiền hôn nhân, kiểm tra sức khỏe tình dục của nam giới khi có những dấu hiệu và triệu chứng như:
Sự bất thường trong chức năng tình dục gồm khó xuất tinh, giảm ham muốn giao hợp, khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương).
Sưng, đau, khó chịu tại dương vật hay có cục u ở tinh hoàn.
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
Không có khả năng ngửi.
Vú tăng trưởng bất thường.
Lông giảm trên mặt hay một số vùng cơ thể.
Phòng ngừa nguy cơ vô sinh ở nam giới
Nhiều nguyên nhân vô sinh nam khó thể phòng ngừa.
Có thể ngăn ngừa được rủi ro này khi áp dụng một số cách dưới đây:
Bỏ hút thuốc lá
Hạn chế uống rượu bia
Không sử dụng chất kích thích
Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất độc khác
Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng
Tránh xa những yếu tố gây tích tụ nhiệt kéo dài tại vùng bẹn bìu như không mặc quần bó, hạn chế ngồi lâu, tránh ngâm mình trong nước nóng, tắm xông hơi quá lâu…
Lưu ý:
Vô sinh nam là vô sinh do nguyên nhân từ phía nam giới (có hay không kết hợp với nguyên nhân từ phía nữ giới).
Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 1/7 cặp đôi bị vô sinh, dù quan hệ thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong suốt 1 năm hoặc lâu hơn.
Tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam được chia đều cho cả nam giới và nữ giới.
Hơn 1/3 trường hợp vô sinh xuất phát từ phía người đàn ông và có liên quan đến việc sản xuất tinh trùng, chức năng tinh trùng bất thường hoặc sự tắc nghẽn ngăn cản việc vận chuyển tinh trùng.
Vô sinh nam có thể đến từ nhiều nguyên nhân như bệnh tật, chấn thương, lối sống…
Vô sinh nam không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn gây nên nhiều hệ lụy như phải tốn kém chi phí cho các biện pháp can thiệp sinh sản.
Nguyên nhân
Chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo
Để có thể giúp người phụ nữ thụ thai, nam giới phải có khả năng sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.
Liên quan đến sự phát triển và hình thành của cơ quan sinh sản nam trong tuổi dậy thì.
Ít nhất một trong hai tinh hoàn phải hoạt động bình thường và cơ thể phải sản xuất đủ testosterone cũng như các hormone khác để kích hoạt, duy trì việc sản xuất tinh trùng.
Tinh trùng sau khi được sản xuất trong tinh hoàn sẽ được trộn lẫn với tinh dịch và theo dương vật xuất vào cơ thể người phụ nữ để bắt đầu quá trình thụ thai.
Nếu số lượng tinh trùng thấp cũng sẽ làm giảm khả năng thụ tinh.
Ngoài số lượng, tinh trùng còn phải đảm bảo yếu tố chất lượng và khả năng di chuyển.
Nếu sự di chuyển hoặc chức năng bất thường, tinh trùng sẽ không thể tiếp cận hoặc xâm nhập vào trứng của bạn tình.
Dẫn đến không thể thụ thai.
Bệnh tật và quá trình điều trị
Khả năng sinh sản của nam giới có thể đến từ một số vấn đề sức khỏe và phương pháp chữa bệnh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Tình trạng sưng giãn các tĩnh mạch trong bìu.
Tuy giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa được xác định có phải là nguyên nhân gây vô sinh hay không, nhưng bệnh lý này có thể dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Các bệnh nhiễm trùng:
Một số bệnh nhiễm trùng như viêm mào tinh, viêm tinh hoàn và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu, có thể cản trở việc sản xuất hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh trùng.
Nhiễm trùng còn dễ làm tổn thương tinh hoàn hoặc gây ra sẹo cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
Xuất tinh ngược dòng:
Xảy ra khi tinh dịch đi ngược vào bàng quang lúc đạt cực khoái, thay vì xuất ra ở dương vật.
Nguyên nhân bao gồm: bệnh tiểu đường; chấn thương cột sống; tiền sử có phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo…
Kháng thể kháng tinh trùng:
Hệ thống miễn dịch của nam giới nhận dạng nhầm tinh trùng là những yếu tố có hại và sản xuất ra kháng thể để loại bỏ chúng.
U bướu:
Ung thư và các khối u có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nam giới.
Phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị để điều trị khối u cũng có thể gây vô sinh.
Tinh hoàn ẩn:
Ở một số nam giới, trong quá trình phát triển của bào thai, một hoặc cả hai tinh hoàn không thể rời di chuyển xuống bìu.
Khả năng sinh sản ở những nam giới từng bị tình trạng này cũng bị giảm đi.
Mất cân bằng hormone:
Vô sinh cũng có thể đến từ nguyên nhân mất cân bằng hormone do một số bất thường ảnh hưởng của hệ thống nội tiết tố như vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận…
Lượng hormone testosterone thấp và các vấn đề nội tiết tố khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây vô sinh nam.
Khiếm khuyết ở 2 ống dẫn tinh:
Các ống vận chuyển tinh trùng có thể bị tắc ở nhiều đoạn bao gồm trong tinh hoàn, các ống dẫn lưu tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, gần ống phóng tinh hoặc niệu đạo.
Nguyên nhân có thể là do chấn thương vô tình trong một cuộc phẫu thuật, nhiễm trùng, phát triển bất thường do xơ nang hoặc do di truyền.
Các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể:
Một số rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann cũng có thể gây ra sự phát triển bất thường của cơ quan sinh sản nam giới.
Trục trặc khi quan hệ tình dục:
Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, một số trở ngại tâm lý hoặc mối quan hệ làm cản trở việc quan hệ tình dục.
Bệnh Celiac:
Tình trạng không dung nạp gluten có trong lúa mì cũng có thể góp phần gây vô sinh nam.
Sử dụng thuốc:
Người đang được chỉ định các liệu pháp thay thế testosterone, sử dụng steroid đồng hóa trong thời gian dài, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị loét, thuốc viêm khớp… có thể làm giảm sản xuất tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Phẫu thuật:
Một số cuộc phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt… cũng có thể gây vô sinh do một số rủi ro khi thực hiện.
Nguyên nhân môi trường
Tiếp xúc quá nhiều với môi trường nhiệt độ cao như khi làm việc ngoài trời có nhiều tia bức xạ hay thường xuyên sử dụng phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng sẽ làm giảm số lượng tinh trùng.
Môi trường chứa nhiều hóa chất công nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn hoặc chì, các kim loại nặng cũng có thể làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng.
Lối sống và các nguyên nhân khác
Những người béo phì hay có lối sống không lành mạnh như thiếu vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc lá… sẽ không thể sản xuất được những tinh trùng chất lượng nên rất dễ bị vô sinh.
Triệu chứng tình trạng vô sinh ở nam giới
Dấu hiệu chính của vô sinh nam là không mang đến khả năng thụ thai cho người phụ nữ.
Các vấn đề tiềm ẩn như rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể giúp người bệnh nhận biết triệu chứng vô sinh nam.
Tình trạng này còn thể hiện qua việc kết quả kiểm tra tinh dịch.
Số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường (ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch hoặc ít hơn 39 triệu tinh trùng mỗi lần xuất tinh) là dấu hiệu có thể gây vô sinh nam.
Các phương pháp chẩn đoán vô sinh nam
Phân tích tinh dịch
Phân tích tinh dịch là một xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm.
Bác sĩ sẽ nhận biết được số lượng tinh trùng, khả năng di động…
Xét nghiệm này thường được thực hiện ít nhất hai lần, nếu số lượng tinh trùng bất thường.
Tinh dịch được lấy bằng cách cho người bệnh vào phòng riêng và tự kích thích để lấy tinh dịch cho vào cốc.
Xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng cũng không thể khẳng định là người bệnh bị vô sinh vĩnh viễn.
Chỉ có thể cho thấy đang gặp vấn đề với sự sản xuất hoặc phân phối tinh trùng.
Cần được làm thêm một số xét nghiệm để đi đến kết luận cuối cùng.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm qua trực tràng khi cần điều trị vô sinh nam.
Một đầu dò được đặt vào trong trực tràng để khảo sát hình ảnh ống dẫn tinh gần đó.
Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cấu trúc ống phóng tinh hoặc túi tinh có bị kém phát triển hoặc tắc nghẽn hay không để đề xuất phương án điều trị.
Có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) trong các trường hợp nghi ngờ người bệnh có khối u ở tuyến yên.
Sinh thiết tinh hoàn
Xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng rất thấp hoặc không có tinh trùng.
Cần sinh thiết tinh hoàn.
Xét nghiệm này được thực hiện bằng phương pháp gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Một vết cắt nhỏ được tạo ra ở bìu hoặc dùng một cây kim xuyên qua da bìu đã được gây tê để lấy ra mẫu mô và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Sinh thiết tinh hoàn phục vụ cho 2 mục đích: tìm ra nguyên nhân gây vô sinh và có thể thu thập tinh trùng để sử dụng cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Kiểm tra nồng độ nội tiết tố
Giúp xác định khả năng làm việc của tinh hoàn để tạo ra những tinh trùng khỏe mạnh.
Giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe lớn như rối loạn chức năng tuyến yên có thể làm rối loạn tình dục….
Các phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả
Điều trị nội khoa
Nhiều vấn đề có liên quan đến sự suy giảm khả năng sinh sản của nam giới có thể được điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật:
Tình trạng xuất tinh ngược dòng phổ biến do các nguyên nhân như:
Chấn thương tủy sống, tổn thương do phẫu thuật trước đó, bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, bất thường bẩm sinh, các vấn đề về sức khỏe tinh thần… sẽ được chỉ định dùng thuốc.
Nếu việc dùng thuốc thất bại, một số lựa chọn khác sẽ được đề ra như: kích thích rung dương vật bằng máy (PVS), phóng điện qua đầu dò trực tràng (RPE), chọc hút tinh trùng, lấy tinh trùng từ bàng quang trong trường hợp cần dùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Với những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục có liên quan đến vô sinh sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm trùng toàn phát.
Chỉ định này được dùng một cách hạn chế vì đôi khi một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid có thể gây hại cho việc sản xuất hoặc chức năng của tinh trùng.
Với người bệnh bị vô sinh và rối loạn cương dương do tăng prolactin máu khi tuyến yên hoạt động quá mức, việc dùng thuốc cũng có thể mang đến hiệu quả bên cạnh phẫu thuật.
Các trường hợp suy tuyến sinh dục hay mắc các hội chứng Kallmann… cũng được chỉ định dùng thuốc điều trị trước tiên để đánh giá khả năng đáp ứng, trước khi áp dụng các biện pháp can thiệp khác.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách thắt tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu.
Phẫu thuật vi phẫu nối ống dẫn tinh hoặc nối đầu trên của ống dẫn tinh với mào tinh để giải quyết tình trạng tắc nghẽn của đường ống dẫn tinh.
Tắc ống phóng tinh có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi
Điều trị các nguyên nhân không xác định
Đôi khi trường hợp vô sinh nam không rõ nguyên nhân.
Có thể là giải quyết những bất thường về nội tiết tố, giúp chúng trở về trạng thái cân bằng.
Nếu điều trị theo các phương pháp trên không thật sự hiệu quả, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) sẽ được áp dụng để giúp người phụ nữ mang thai không cần quan hệ tình dục.
Phụ nữ sẽ được thụ tinh trong tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào tế bào chất (ICSI).
Để lấy tinh trùng phục vụ cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có thể dùng các phương pháp:
Phẫu thuật lấy tinh trùng qua tinh hoàn (TESE), chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA), phẫu thuật lấy tinh trùng qua tinh hoàn bằng vi phẫu (MESA)…
Các biện pháp phòng ngừa vô sinh nam
Không hút thuốc lá
Hạn chế hoặc kiêng rượu
Không sử dụng ma túy và các chất kích thích
Cân bằng dinh dưỡng, tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý
Tránh môi trường độc hại và khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng cao
Nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng
TIP
Vô sinh ở một cặp vợ chồng thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp bảo vệ trong một năm.
Có tới 40 đến 50% các cặp vợ chồng trẻ, khỏe mạnh không thụ thai được trong 12 tháng đầu sẽ thụ thai trong 12 tháng tiếp theo mà không có điều trị cụ thể.
Khoảng 35% các cặp vợ chồng bị vô sinh có yếu tố nam giới được xác định cùng với yếu tố nữ giới; khoảng 10% yếu tố nam giới là nguyên nhân duy nhất có thể xác định được.
Vô sinh nam chia làm 2 loại chính:
Vô sinh nam nguyên phát:
Đây là tình trạng vợ chồng chưa từng sinh con và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng không có con. Nguyên nhân chính do nam.
Vô sinh nam thứ phát:
Đây là trường hợp các cặp vợ chồng đã sinh con ít nhất 1 đến hơn 2 lần (kể cả những trường hợp động thai, sảy thai, nạo phá thai) nhưng không thể có con trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân chính do nam.
Nguyên nhân
Vô sinh nam có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết (chiếm 5 - 15% ), rối loạn vận chuyển tinh trùng (2% - 5%), khiếm khuyết tinh hoàn nguyên phát (65 – 80%) và vô sinh không rõ nguyên nhân (chiếm 10 – 20%).
Một số nguyên nhân cụ thể
Nguyên nhân nội tiết:
Hội chứng Kallmann, hội chứng Prader Willi, Laurence - Moon - Beidl, hội chứng quá tải sắt, mất điều hòa tiểu não, chấn thương đầu, ở người bổ sung testosterone hoặc cường giáp.
Nguyên nhân di truyền:
Đột biến gen điều hoà màng xơ nang (CFTR), hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter, hội chứng Young, hội chứng chỉ tế bào Sertoli, Kal-1, Kal -2, FSH, LH, FGFS, GnRH1 /GNRHR PROK2/PROK2R thiếu gen, dị thường nhiễm sắc thể, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y, đột biến AR…
Bất thường bẩm sinh về niệu sinh dục:
Rối loạn chức năng hoặc tắc nghẽn mào tinh hoàn, bất thường bẩm sinh ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, rối loạn ống phóng tinh…
Bất thường niệu sinh dục mắc phải:
Tắc nghẽn hoặc thắt ống dẫn tinh hai bên, cắt bỏ tinh hoàn hai bên, viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xuất tinh ngược dòng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nhiễm trùng do chlamydia, giang mai, lao, nhiễm trùng niệu sinh dục tái phát, viêm tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt tái phát.
Rối loạn chức năng tình dục:
Xuất tinh sớm, không xuất tinh, rối loạn cương dương.
Các khối u ác tính:
U vùng tuyến yên, u sọ hầu, điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, hay các khối u tinh hoàn, u tuyến thượng thận dẫn đến dư thừa androgen.
Độc tố môi trường:
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, các hoá chất, bức xạ, tia X hay những nam giới thường xuyên hút thuốc, uống nhiều rượu bia...
Một số thuốc opioid, thuốc hướng tâm thần có thể gây ức chế GnRH, bổ sung testosterone ngoại sinh hoặc androgen steroid, chất tương tự GnRH và thuốc đối kháng được sử dụng trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, thuốc kháng androgen, ketoconazole, cimetidine… cũng có nguy cơ gây vô sinh ở nam.
Những dấu hiệu vô sinh
Khả năng sản xuất tinh trùng yếu.
Tinh dịch quá loãng hay quá đặc, tinh dịch lẫn máu, mủ, chất lạ hay có màu bất thường.
Bìu căng, sưng to, đau.
Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng.
Biểu hiện đau dương vật, có khi chảy mủ màu xanh hoặc vàng.
Giảm ham muốn, ngại gần gũi.
Rụng tóc, béo phì, da nhăn nheo.
Có thể ra nhiều mồ hôi, thường xuyên bị stress, lo âu, căng thẳng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh
Tuổi tác:
Nghề nghiệp và địa chỉ, môi trường làm việc
Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia hay các chất kích thích
Đời sống tình dục: tần suất giao hợp, các rối loạn tình dục,…
Tiền sử các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bệnh lý viêm nhiễm vùng sinh dục sinh sản
Tiền sử nhiễm trùng, viêm tinh hoàn do quai bị, tinh hoàn ẩn có thể làm teo tinh hoàn
Tiền sử các bệnh lý nội khoa (đái tháo đường, tim mạch), các bệnh ngoại khoa (phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật vùng bẹn, vùng sinh dục sinh sản…) , các bệnh hệ thống như viêm thận mạn…
Kết quả của những lần khám trước, thuốc đang điều trị.
Khám lâm sàng
Thăm khám vùng dương vật, tinh hoàn, mào tinh.
Khám và phát hiện có giãn tĩnh mạch thừng tinh không, có xoắn tinh hoàn không
Tình trạng viêm nhiễm các vùng: bao quy đầu, tinh hoàn, bìu,…
Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm nội tiết tố: testosterone, LH, FSH, prolactin, estradiol…
Phân tích tinh dịch đồ
Siêu âm doppler bìu tinh hoàn, siêu âm hệ tiết niệu – sinh dục
Xét nghiệm các vấn đề liên quan đến di truyền
Sinh thiết tinh hoàn (trong trường hợp các biện pháp thăm dò khác không tìm được tinh trùng).
Chụp ống dẫn tinh
Các thử nghiệm khác: đánh giá mẫu tinh dịch bất thường ADN…
Điều trị
Điều trị các vấn đề nhiễm trùng:
Chỉ định sử dụng kháng sinh, chữa trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản ở nam.
Không phải trường hợp nào cũng phục hồi khả năng sinh sản.
Điều trị vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục:
Các trường hợp rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh… có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc hay tư vấn để cải thiện.
Điều trị hormone và thuốc:
Đề nghị thay thế hormone hay thuốc trong trường hợp vô sinh có rối loạn nội tiết (cao hay thấp hơn bình thường).
Phẫu thuật:
Trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh, cần phẫu thuật để giúp lưu thông trở lại.
Nếu không có tinh trùng trong quá trình xuất tinh, tinh trùng sẽ được lấy trực tiếp từ tinh hoàn hay mào tinh hoàn thông qua các kỹ thuật lấy tinh trùng.
Thụ tinh trong ống nghiệm ("IVF"):
Lấy trứng từ buồng trứng của người nữ. Trứng được đặt cùng với tinh trùng của bạn để tinh trùng có thể thụ tinh cho trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được đưa vào tử cung của người nữ để phát triển thành thai nhi.
Phòng ngừa:
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung rau củ quả, giảm lượng chất béo.
Duy trì cân nặng ở mức bình thường, không để thừa cân, béo phì.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Duy trì đời sống sinh hoạt vợ chồng khoa học, thoải mái.
Khám sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện và có hướng giải quyết sớm khi gặp các vấn đề bất thường về sinh sản.
Câu hỏi thường gặp
Vô sinh nam giới có chữa được không?
Chữa vô sinh ở nam giới tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bao gồm:
Nguyên nhân do nội tiết, hormone
Vô sinh hiếm muộn do rối loạn nội tiết tố, hormone sinh dục nam gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh trùng, làm giảm ham muốn tình dục.
Phương pháp điều trị phù hợp nhất chính là sử dụng thuốc và hormone bổ sung.
Các trường hợp hormone quá cao hoặc quá thấp thì cần phác đồ riêng để điều trị triệt để.
Nguyên nhân do quan hệ tình dục
Nam giới rối loạn cương dương, xuất tinh sớm thì cần dùng thuốc để điều trị, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, bỏ các chất kích thích như rượu bia để cải thiện chức năng sinh sản.
Nguyên nhân do bệnh lý nam khoa
Các bệnh lý thuộc về nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn…ảnh hưởng tới khả năng xuất tinh và chất lượng giao hợp.
Ở trường hợp này, sử dụng thuốc kháng sinh, giúp phục hồi khả năng sinh sản ở nam giới
Chữa vô sinh nam do dị tật cấu trúc
Sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp sửa chữa ống dẫn tinh bị tắc nghẽn hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối tĩnh mạch trong dây sinh tinh.
Nam giới không có tinh trùng khi xuất tinh thì cần phẫu thuật để lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.
Ngoài các phương pháp trên, hiện nay hỗ trợ sinh sản bằng:
IUI (bơm tinh trùng vào tử cung),
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm),
ICSI (tiêm tinh trùng vào tương bào noãn)…
Là những phương pháp được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao nhất, giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng có con.
Các trường hợp vô sinh nam không tìm được nguyên nhân hoặc thất bại trong điều trị bằng các phương pháp trên thì cách chữa vô sinh cuối cùng là IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng được đưa vào trứng thụ tinh sau đó mới được cấy ghép trong cơ thể người phụ nữ.
Trường hợp nam giới không có tinh trùng, bác sĩ buộc phải lấy từ nguồn hiến tặng để thực hiện thụ tinh với trứng của người vợ.
Cách phòng tránh
Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh ăn uống quá độ dẫn đến thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất không tốt cho sức khỏe.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh trong mọi trường hợp, tránh căng thẳng, stress.
Đời sống sinh hoạt vợ chồng khoa học, thoải mái và nâng cao tinh thần chăn gối.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và có hướng giải quyết sớm khi gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản.
Không ngại chia sẻ, tâm sự với vợ về những bất thường về sinh sản mà mình mắc phải.
CÁC NGUYÊN TẮC CHỮA HIẾM MUỘN BẰNG THUỐC ĐÔNG Y
Nguyên tắc chữa hiếm muộn bằng Đông y luôn đặt nặng việc tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân gốc rễ của bệnh, từ đó đề xuất ra phương pháp Đông y chữa hiếm muộn phù hợp và hiệu quả.
Hiện nay các nguyên nhân chính gây ra hiếm muộn – vô sinh gồm:
Nguyên nhân từ nội tiết tố, tinh hoàn, tuyến yên, buồng trứng và các tuyến nội tiết khác...
Nguyên nhân do bị viêm nhiễm hay tổn thương ở tinh hoàn, vòi trứng, tử cung, buồng trứng hay các viêm nhiễm sinh dục khác do bệnh xã hội.
Nguyên nhân do khí huyết kém lưu thông gây ứ đọng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể...
Trong nhóm ba nguyên nhân trên, có thể sử dụng phương pháp Đông y chữa hiếm muộn ở nhóm nguyên nhân thứ nhất và nhóm nguyên nhân thứ ba (do kém lưu thông khí huyết).
Đối với nhóm nguyên nhân do tổn thương và viêm nhiễm, cần có sự kết hợp giữa thuốc Đông y và Tây y để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Chữa hiếm muộn bừng thuốc Đông Y cho nữ giới
Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn ở nữ giới được các chuyên gia đánh giá cao:
Do hàn thấp huyết, gây tắc nghẽn bào cung gây cản trở quá trình thụ thai
Triệu chứng:
Bụng dưới bị đau, lạnh, dễ chịu khi chườm nóng.
Kỳ kinh thường đến chậm, huyết kinh màu tối, vón cục.
Da mặt sạm màu, lưỡi màu đậm, có điểm ứ huyết.
Bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn do nguyên nhân này sẽ được kê tùy theo thể trạng, nhìn chung có các nguyên liệu như:
Quất hạch, huyền hồ sách, ô dược, hồ lô ba, hương phụ chế, tiểu hồi hương, khổ luyện tử, ngũ linh chi, lệ chi hạch,...
Vô sinh do thận tinh suy tổn gây ra chứng khí huyết kém
Nguyên nhân này ngăn cản trứng phát triển sẽ có biểu hiện như:
Đùi và lưng bị đau nhức, tê mỏi.
Ở mỗi kỳ kinh, lượng máu ra ít đôi khi sạch kinh trong vòng 2 - 3 ngày.
Huyết kinh loãng, màu nhạt.
Da mặt vàng, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt.
Một số nguyên liệu Đông y được sử dụng trị hiếm muộn đối với nguyên nhân này phải kể đến như:
Tử hà xa, sơn thủ nhục, nhục thung dung, hoàng tinh, dâm dương hoắc, ba kích...
Bài thuốc Đông y này thường bắt đầu uống sau khi sạch kinh khoảng ba ngày.
Đặc biệt, khi dùng thuốc cần kiêng kỵ các thức ăn lạnh, đồ ăn sống và tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời gian uống thuốc.
Hiếm muộn ở nữ giới do thận hư can, uất khí trệ
Triệu chứng của nguyên nhân này phải kể đến như:
Hai bầu vú căng cứng trước và trong ngày kinh.
Chướng bụng đầy hơi.
Kinh ra sớm hoặc muộn, không đều, không đúng kỳ.
Hay bị đắng miệng.
Tính khí nóng nảy, khó chịu, thường xuyên bực tức, cáu giận.
Trong Đông y sử dụng các nguyên liệu sau để khắc phục tình trạng này:
Thỏ ty tử, dâm dương hoắc, bạch thược, phúc bồn tử, ngưu tất, hương phụ chế, tử hà xa, dương quy, xích thược, tiên mao, ích mẫu tử,...
Chữa hiếm muộn bằng thuốc Đông Y cho nam giới
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn cho nam giới để tham khảo:
Do thận dương hư
Nếu vô sinh - hiếm muộn ở nam giới có nguyên nhân chính là thận dương hư thường sẽ đi kèm một số biểu hiện như:
Dương vật không cứng, rối loạn cương dương khi quan hệ.
Tay chân lạnh, lưỡi màu nhạt, sắc mặt tối.
Đầu gối và vùng eo lưng thường xuyên bị nhức mỏi...
Khi có các biểu hiện này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn:
Nguyên liệu từ kỷ tử, sinh địa, thổ phục linh, bạch thược, tri mẫu...
Hiếm muộn do tinh trùng chất lượng kém
Khi nguồn tinh trùng ở nam giới xuất hiện một số biểu hiện như tinh dịch loãng, vón cục, màu sắc bất thường... đây có thể là dấu hiệu cho thấy tinh trùng có chất lượng kém.
Lúc này, một số phương pháp chữa hiếm muộn bằng Đông y tập trung vào tráng dương - bổ thận và cải thiện chức năng sinh tinh hiệu quả.
Các nguyên liệu:
Bạch tật lê, dâm dương hắc, kỷ tử, hải long, nhục dung thung, tiên mao, hải cẩu thận...
NHỮNG THỰC PHẨM GÂY VÔ SINH Ở NAM VÀ NỮ GIỚI
1. Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa
Thực phẩm chế biến sẵn chứa các loại chất béo bão hòa và chất bảo quản.
Trong đó, chất béo bão hòa trong thịt chế biến sẵn có khả năng làm suy giảm số lượng tinh trùng và giảm khả năng thụ tinh.
Nhóm thực phẩm này còn khiến cholesterol xấu tăng lên trong máu, gây ảnh hưởng tới chất lượng trứng.
Nữ giới cũng cần hạn chế dùng đồ ăn nhanh.
2. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, tim, thận, lòng… chứa rất nhiều mỡ và chất béo không lành mạnh.
Đây đều là những thành thân gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của người ăn, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và làm giảm khả năng thụ thai.
Nội tạng động vật chứa rất nhiều cadmium.
Đây là chất làm tổn thương nhiễm sắc thể, giảm sinh lý, qua đó gây trở ngại cho quá trình thụ thai.
Do đó, nếu dự định có con, bạn cần kiêng ăn nội tạng động vật.
3. Đồ uống có cồn
Các loại thức uống có cồn gây tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng của nam giới.
Đàn ông thường xuyên uống rượu, bia nhiều có chất lượng tinh trùng chỉ đạt mức 12% so với người bình thường.
Ethanol trong rượu còn làm teo nhỏ tinh hoàn teo.
Chất lượng tinh trùng cũng vì thế giảm sút, tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi.
4. Các chất kích thích khác
Cocaine và cần sa sẽ làm teo tinh hoàn, giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Những loại thuốc kích thích tăng trưởng và kích thích cơ bắp cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình xuất tinh trùng ở nam giới.
5. Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế
Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thụ thai, đồng thời làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm như bánh mì tươi, bánh cracker, bánh quy…
Một số thói quen không tốt cho sức khỏe sinh sản
1. Thiếu ngủ
Nếu thiếu ngủ, nam giới sẽ bị suy yếu tinh trùng.
Theo nghiên cứu trên Medical Science Monitor vào 2017.
Nam giới ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm bị suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Ở phụ nữ, nếu không ngủ đủ, bạn có khả năng đối mặt với tình trạng sẩy thai rất cao.
2. Hút thuốc lá
Hút thuốc gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, gồm cả sức khỏe sinh sản.
Khi hút thuốc trong nhiều năm hay hút nhiều điếu trong một ngày, nguy cơ mắc các vấn đề sinh sản sẽ tăng rất nhiều.
Khi hút thuốc, hơn 7000 hóa chất sẽ lan truyền khắp toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản như:
Vấn đề rụng trứng
Vấn đề di truyền
Ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản
Gây tác động tiêu cực tới chất lượng trứng, gây mãn kinh sớm.
Tăng nguy cơ sẩy thai và ung thư
3. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng.
Khi ngừng thuốc, buồng trứng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục, có khi mất đến 6 tháng để trở lại bình thường.
Lạm dụng loại thuốc trong thời gian dài sẽ gây mỏng và teo niêm mạc tử cung, khiến trứng không làm tổ được.
Nữ giới không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như biện pháp tránh thai thường xuyên.
Nên dùng thuốc tránh thai hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Làm việc trong môi trường độc hại
Thường xuyên tiếp xúc với những chất độc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nội tiết tốt nữ, sức khỏe buồng trứng và tinh hoàn.
Ở nữ giới, làm việc trong môi trường hóa chất lâu dài sẽ gây mất kinh, vô kinh, thậm chí là vô sinh.
Nam giới tiếp xúc nhiều với những loại mực in, thuốc nhuộm…, tỷ lệ bị yếu sinh lý và tinh binh yếu gia tăng đến 90%.
5. Đời sống tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục bừa bãi, thay đổi “bạn tình” liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh xã hội như giang mai, HIV, lậu…
Các bệnh này sẽ gây hỏng ống dẫn trứng, phá hủy dần dần tử cung và suy giảm tinh trùng, qua đó làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở cả hai giới.
Để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục trên, cần hạn chế số lượng bạn tình và nắm rõ những biện pháp tình dục an toàn.
Để ngăn ngừa nguy cơ vô sinh:
Xây dựng lối sống khoa học:
Thường xuyên vận động và hạn chế thuốc lá, thức uống có cồn hoặc những chất kích thích.
Đời sống tình dục lành mạnh:
Tần suất giao hợp nên duy trì ở mức 2 – 3 lần/tuần, tránh quan hệ thô bạo và thủ dâm quá nhiều.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng:
Bữa ăn hằng ngày nên đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe sinh sản.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại:.
Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại có thể gây rối loạn hormone, dậy thì sớm, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ thai, gây vô sinh cho cả nam giới và nữ giới.
Chủ động đi thăm khám vô sinh:
NHỮNG THÓI QUEN GÂY VÔ SINH Ở NAM GIỚI PHỔ BIẾN
Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, Tiến sĩ Gunjan Sabherwal, Chuyên gia sinh sản tại Nova Southend IVF and Fertility của Gurgaon, chia sẻ: “Số lượng tinh trùng bình thường đã suy giảm trong những thập kỷ qua khiến cho 1 trong 8 cặp vợ chồng phải đối mặt với các biến chứng khi mang thai.”
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự suy giảm chất lượng tinh trùng của con người trong vài thập kỷ qua trên toàn thế giới.
Trong báo cáo gần đây nhất, nhóm của Levine đã thực hiện một phân tích gộp và tổng quan hệ thống về các xu hướng hiện tại về số lượng tinh trùng.
Nghiên cứu toàn diện kéo dài hơn ∼ 40 năm với sự tham gia của 42.935 nam giới với các mẫu tinh dịch.
Báo cáo cho thấy có sự suy giảm đáng kể 50–60% số lượng tinh trùng ở nam giới từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và New Zealand.
Phát hiện mới nhất này đã làm dấy lên mối lo ngại lớn hơn về những lý do đằng sau sự suy giảm rõ rệt về số lượng tinh trùng của nam giới.
Chế độ ăn uống, béo phì, thiếu ngủ, căng thẳng tâm lý, bức xạ từ máy tính xách tay và điện thoại di động, áp lực môi trường và nghề nghiệp và các chất kích thích và thuốc lá, rượu và ma túy, tác động tiêu cực đến tỷ lệ sinh.
Những thói quen gây vô sinh ở nam giới:
1. Hút thuốc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới trên 15 tuổi hút thuốc lá.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có liên quan đến những tác động tiêu cực quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể gây độc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với quá trình sinh tinh.
Hút thuốc đã được chứng minh là có tác động bất lợi đến các thông số khác nhau của phân tích tinh dịch.
Một phân tích cắt ngang trên 2542 nam giới khỏe mạnh từ năm 1987 đến 2004 của Ramlau-Hansen và cộng sự cho thấy khi phân tích tinh dịch, những người hút thuốc lá có lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn so với những người đàn ông không hút thuốc.
Mối quan hệ giữa hút thuốc và nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào liều lượng.
Những người đàn ông hút > 20 điếu thuốc mỗi ngày đã giảm 19% nồng độ tinh trùng so với những người không hút thuốc.
Người ta kết luận rằng hút thuốc ở người trưởng thành dẫn đến suy giảm vừa phải chất lượng tinh dịch. Việc tiếp tục hút thuốc cũng khiến người vợ gặp nguy hiểm do hút thuốc lá thụ động.
2. Sử dụng rượu bia
Việc sử dụng rượu bia quá mức có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm nồng độ testosterone, hormone leuteinising (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) trong khi tăng oestrogen góp phần làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm tính di động của tinh trùng, tăng phân mảnh DNA tinh trùng, thậm chí là rối loạn cương.
3. Ảnh hưởng của máy tính xách tay, điện thoại di động
Việc để máy tính trên đùi để làm việc và giải trí kéo dài có thể làm tăng nhiệt độ vùng bìu dẫn đến hiện tượng giảm/ngừng sinh tinh, chết tế bào.
Để điện thoại ở túi quần sẽ khiến khoảng cách tiếp xúc giữa sóng điện từ phát ra từ điện thoại làm và tinh hoàn gần hơn, các phân tích tổng hợp cho thấy việc tiếp xúc với điện thoại di động nhiều có thể làm giảm độ di động của tinh trùng.
Vị trí của điện thoại di động cũng được quan tâm khi Rago và cộng sự Lewis et al trong bài báo cáo độc lập cho biết những người đàn ông mang điện thoại di động trong túi quần có sự gia tăng đáng kể về sự phân mảnh DNA của tinh trùng so với những người để điện thoại trong túi áo.
4. Sử dụng chất kích thích
Ma túy, cần sa được cho là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Một số nam giới sử dụng anabolic steroid (steroid đồng hóa) nhằm để tăng khối lượng cơ bắp hay amphetamine cũng như heroin, methadone cũng làm giảm chất lượng tinh trùng.
5. Ăn uống không kiểm soát
Một chế độ ăn nhiều thịt đỏ, axit béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất bảo quản… có liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp.
Để kiểm soát chế độ ăn và nâng cao sức khỏe sinh sản, nam giới nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc và cá… những thực phẩm này có lợi đối với chất lượng tinh trùng.
Một chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C, folate, kẽm và B12 được khuyến khích sử dụng.
Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như quả óc chó, dầu cá giúp ích trong quá trình sản xuất tinh trùng.
6. Stress
Việc thường xuyên căng thẳng lo lắng là thói quen xấu có thể dẫn đến vô sinh nam.
Căng thẳng có thể làm giảm hormone như LH và testosterone.
Việc tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới ở nhiều cách.
Điều này có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, sự gắn kết và hòa hợp giữa người nam và bạn đời, chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản giảm…
7. Thừa cân, béo phì
Việc có một cơ thể béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản của nam giới.
Sự có mặt của mỡ trắng dư thừa ở nam giới béo phì làm tăng chuyển đổi testosterone thành estrogen, những tác động này dẫn đến hậu quả suy giảm khả năng sinh tinh ở nam giới và thiểu năng sinh dục thứ phát.
Tích mỡ khu vực vùng gần bìu (khu vực bẹn bìu, xương mu) dẫn đến sự căng thẳng cho tinh hoàn, gây ra stress và oxy hóa.
Nhiệt độ phần bìu tăng và sự kém vận động ở nam giới béo phì dẫn đến suy yếu quá trình sinh sinh, giảm khả năng vận động của tinh trùng, giảm tương tác giữa tinh trùng và tế bào trứng và tăng phân mảnh DNA tinh trùng.
Tính toàn vẹn của DNA của tinh trùng là điều cần thiết để quá trình thụ tinh thành công và sự phát triển bình thường của em bé.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng béo phì của người cha thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa con tương lai của bạn, thông qua việc con cái dễ mắc bệnh mãn tính hơn.
8. Không vận động thường xuyên
Thói quen không vận động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam.
Những nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra những người đàn ông thường vận động thể dục thể thao có lượng tinh trùng cao hơn so với những người ít vận động.
Vận động giúp tăng cường sức khỏe toàn thân như sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng hợp lý…
Nam giới có thể đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần một tuần.
9. Mặc quần quá bó, quá chật, tắm nước quá nóng
Những điều này đều vô tình tăng nhiệt độ ở tinh hoàn và là giảm chất lượng tinh trùng.
Cố gắng đừng tắm nước nóng quá lâu, thay vào đó hãy tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, mặc quần và đồ lót rộng rãi thoải mái.
Làm việc trong môi trường nóng bức hoặc phải ngồi hàng giờ liền nên có thói qua đi lại, vận động để tránh vùng tinh hoàn quá nóng, hoặc bị chèn ép.
10. Thức khuya
Việc thức sau 0h có thể khiến nam giới vô sinh vì tinh trùng yếu.
Kết luận này được đưa ra dựa trên một thử nghiệm của các nhà khoa học thuộc đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc).
Thử nghiệm được tiến hành trên hơn 980 nam giới khỏe mạnh, chia làm 3 nhóm.
Nhóm đầu tiên ngủ lúc 20-22h, nhóm thứ hai đi ngủ lúc 22h-0h và nhóm cuối đi ngủ sau 0h.
Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu tinh dịch của tình nguyện viên để xét nghiệm, so sánh.
Những nam giới ngủ muộn, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm đều có lượng cũng như “chất” của tinh trùng giảm sút tới 25%.
Làm gì để cải thiện sức khỏe sinh sản
Vô sinh nam chiếm khoảng 30-50% nguyên nhân gây vô sinh.
Yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ đến tình trạng này.
Những vật liệu hằng ngày trong sinh hoạt như bao bì chứa thực phẩm, đồ nhựa… ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, có thể làm thay đổi nội tiết.
Tránh những thói quen xấu gây vô sinh nam, duy trì tập luyện, ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng tinh dịch.
Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm sinh lý, các thực phẩm giúp tăng cơ trong quá trình tập gym.
Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có công dụng kích thích cơ thể sản sinh testosterone nội sinh để cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
Vô sinh nam là tình trạng ngày càng phổ biến, khiến nhiều nam giới tự ti, ảnh hướng đến hạnh phúc gia đình.
Nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở các đôi vợ chồng, 30% trường hợp vô sinh là đến từ đàn ông.
Tổng quan về vô sinh nam và chức năng sinh sản của nam giới
Để hỗ trợ nữ giới mang thai, nam giới cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
Tinh trùng khỏe mạnh:
Đây là kết quả của quá trình hình thành và phát triển cơ quan sinh sản nam giới từ giai đoạn dậy thì.
Một trong hai tinh hoàn phải hoạt động hiệu quả kết hợp việc cơ thể tổng hợp đủ testosterone và những kích thích tố khác giúp kích hoạt và duy trì sản xuất tinh trùng.
Sau khi tinh trùng sản xuất trong tinh hoàn, các ống sẽ vận chuyển kèm theo hòa lẫn với tinh dịch và xuất tinh ra khỏi dương vật.
Đủ lượng tinh trùng trong tinh dịch:
Số lượng tinh trùng quá thấp có thể làm giảm khả năng của một trong những tinh trùng thụ tinh với trứng.
Đảm bảo chức năng tinh trùng:
Tinh trùng phải đảm bảo được chức năng và có khả năng di chuyển.
Nếu chuyển động kém hoặc khả năng vận động hạn chế, tinh trùng khó có cơ hội tiếp cận hay thâm nhập vào trứng để tiến hành quá trình thụ tinh.
Để xác định chính xác người đàn ông đó có bị vô sinh hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định nam giới thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm sinh hóa tinh dịch, xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng, xét nghiệm về di truyền học…
Sau khi có kết quả sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Các nguyên nhân vô sinh nam thường gặp
1. Do bệnh lý
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Là tình trạng những tĩnh mạch của tinh hoàn bị giãn to bất thường.
Cơ chế giãn tĩnh mạch tinh gây vô sinh vẫn chưa được biết rõ nhưng một số chuyên gia cho rằng:
Tình trạng này có thể liên quan tới sự điều hòa nhiệt độ tinh hoàn, dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng.
Do nhiễm trùng
Các bệnh lý nhiễm trùng gồm cả những bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu,… có thể cản trở khả năng sản xuất tinh trùng, suy giảm sức khỏe tinh trùng hay gây ra tắc đường dẫn tinh khiến sự di chuyển của tinh trùng bị cản trở.
Vấn đề xuất tinh
Xuất tinh ngược dòng xảy ra do tinh dịch đi vào bàng quang khi đạt cực khoái thay vì phải phóng thích ra khỏi dương vật.
Tình trạng này có khả năng là biến chứng của những bệnh lý tại chỗ hoặc toàn thân khác như chấn thương cột sống, phẫu thuật ở bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo, tiểu đường, dùng thuốc…
Tắc nghẽn ống dẫn tinh
Đường dẫn tinh có khả năng bị tổn thương, tắc nghẽn do chấn thương, tai nạn, sau phẫu thuật, nhiễm trùng hay những phát triển bất thường như trong bệnh xơ nang, bệnh di truyền.
Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào, từ trong tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh cho tới niệu đạo.
Tắc ống dẫn tinh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nam giới bị vô sinh – hiếm muộn.
2. Gặp vấn đề trong giao hợp
Đây là tình trạng nam giới gặp cản trở trong việc duy trì sự cương cứng của dương vật trong quá trình giao hợp (rối loạn cương), xuất tinh sớm, đau khi quan hệ tình dục, bất thường về mặt giải phẫu như lỗ tiểu đóng thấp hay những vấn đề tâm lý khi giao hợp.
3. Do lối sống
Sử dụng ma túy:
Thói quen sử dụng cocaine hay cần sa có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Uống rượu, bia quá độ:
Rượu bia có khả năng làm giảm nồng độ testosterone, gây rối loạn chức năng cương dương, giảm sản xuất tinh trùng.
Người mắc bệnh gan do uống rượu quá nhiều cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hút thuốc lá:
Số lượng tinh trùng của những nam giới thường xuyên hút thuốc lá sẽ thấp hơn những người không hút thuốc.
Hút thuốc thụ động cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Căng thẳng:
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng tới một số hormone cần thiết để cơ thể sản sinh tinh trùng.
Nếu nam giới mắc bệnh trầm cảm nặng, khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm.
Chứng rối loạn tâm lý ở nam giới có khả năng làm rối loạn chức năng tình dục vì giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh chậm hay bị ức chế.
Cân nặng:
Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của nam giới như tác động trực tiếp tới tinh trùng, gián tiếp gây ra sự thay đổi hormone…
Nghề nghiệp:
Một số ngành nghề buộc nam giới phải ngồi lâu có nguy cơ gây vô sinh cao.
Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiệt độ cao; tiếp xúc những loại chất độc, hóa chất như bức xạ, thuốc trừ sâu, những loại sóng điện tử, chất thải, steroid… cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất tinh trùng, dễ bị vô sinh và hiếm muộn.
Chế độ ăn uống:
Ăn uống không đủ dưỡng chất hay thừa dinh dưỡng, bổ sung quá nhiều món ăn chứa chất béo có hại, những loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
4. Yếu tố di truyền
Sự bất thường của nhiễm sắc thể là một trong nguyên nhân vô sinh nam phổ biến gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới.
Trong quá trình thụ thai, sự đột biến hay rối loạn về nhiễm sắc thể có thể khiến nội tiết tố thay đổi, gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn do di truyền ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Dấu hiệu chính của tình trạng vô sinh ở nam giới là không có khả năng giúp nữ giới thụ thai.
Một số trường hợp còn không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào rõ ràng.
Nếu có các vấn đề tiềm ẩn như mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn di truyền, giãn tĩnh mạch quanh tinh hoàn hay nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn tinh, nam giới nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cần chủ động thăm khám tiền hôn nhân, kiểm tra sức khỏe tình dục của nam giới khi có những dấu hiệu và triệu chứng như:
Sự bất thường trong chức năng tình dục gồm khó xuất tinh, giảm ham muốn giao hợp, khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương).
Sưng, đau, khó chịu tại dương vật hay có cục u ở tinh hoàn.
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
Không có khả năng ngửi.
Vú tăng trưởng bất thường.
Lông giảm trên mặt hay một số vùng cơ thể.
Phòng ngừa nguy cơ vô sinh ở nam giới
Nhiều nguyên nhân vô sinh nam khó thể phòng ngừa.
Có thể ngăn ngừa được rủi ro này khi áp dụng một số cách dưới đây:
Bỏ hút thuốc lá
Hạn chế uống rượu bia
Không sử dụng chất kích thích
Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất độc khác
Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng
Tránh xa những yếu tố gây tích tụ nhiệt kéo dài tại vùng bẹn bìu như không mặc quần bó, hạn chế ngồi lâu, tránh ngâm mình trong nước nóng, tắm xông hơi quá lâu…
Lưu ý:
Vô sinh nam là vô sinh do nguyên nhân từ phía nam giới (có hay không kết hợp với nguyên nhân từ phía nữ giới).
Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 1/7 cặp đôi bị vô sinh, dù quan hệ thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong suốt 1 năm hoặc lâu hơn.
Tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam được chia đều cho cả nam giới và nữ giới.
Hơn 1/3 trường hợp vô sinh xuất phát từ phía người đàn ông và có liên quan đến việc sản xuất tinh trùng, chức năng tinh trùng bất thường hoặc sự tắc nghẽn ngăn cản việc vận chuyển tinh trùng.
Vô sinh nam có thể đến từ nhiều nguyên nhân như bệnh tật, chấn thương, lối sống…
Vô sinh nam không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn gây nên nhiều hệ lụy như phải tốn kém chi phí cho các biện pháp can thiệp sinh sản.
Nguyên nhân
Chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo
Để có thể giúp người phụ nữ thụ thai, nam giới phải có khả năng sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.
Liên quan đến sự phát triển và hình thành của cơ quan sinh sản nam trong tuổi dậy thì.
Ít nhất một trong hai tinh hoàn phải hoạt động bình thường và cơ thể phải sản xuất đủ testosterone cũng như các hormone khác để kích hoạt, duy trì việc sản xuất tinh trùng.
Tinh trùng sau khi được sản xuất trong tinh hoàn sẽ được trộn lẫn với tinh dịch và theo dương vật xuất vào cơ thể người phụ nữ để bắt đầu quá trình thụ thai.
Nếu số lượng tinh trùng thấp cũng sẽ làm giảm khả năng thụ tinh.
Ngoài số lượng, tinh trùng còn phải đảm bảo yếu tố chất lượng và khả năng di chuyển.
Nếu sự di chuyển hoặc chức năng bất thường, tinh trùng sẽ không thể tiếp cận hoặc xâm nhập vào trứng của bạn tình.
Dẫn đến không thể thụ thai.
Bệnh tật và quá trình điều trị
Khả năng sinh sản của nam giới có thể đến từ một số vấn đề sức khỏe và phương pháp chữa bệnh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Tình trạng sưng giãn các tĩnh mạch trong bìu.
Tuy giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa được xác định có phải là nguyên nhân gây vô sinh hay không, nhưng bệnh lý này có thể dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Các bệnh nhiễm trùng:
Một số bệnh nhiễm trùng như viêm mào tinh, viêm tinh hoàn và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu, có thể cản trở việc sản xuất hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh trùng.
Nhiễm trùng còn dễ làm tổn thương tinh hoàn hoặc gây ra sẹo cản trở sự di chuyển của tinh trùng.
Xuất tinh ngược dòng:
Xảy ra khi tinh dịch đi ngược vào bàng quang lúc đạt cực khoái, thay vì xuất ra ở dương vật.
Nguyên nhân bao gồm: bệnh tiểu đường; chấn thương cột sống; tiền sử có phẫu thuật bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo…
Kháng thể kháng tinh trùng:
Hệ thống miễn dịch của nam giới nhận dạng nhầm tinh trùng là những yếu tố có hại và sản xuất ra kháng thể để loại bỏ chúng.
U bướu:
Ung thư và các khối u có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nam giới.
Phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị để điều trị khối u cũng có thể gây vô sinh.
Tinh hoàn ẩn:
Ở một số nam giới, trong quá trình phát triển của bào thai, một hoặc cả hai tinh hoàn không thể rời di chuyển xuống bìu.
Khả năng sinh sản ở những nam giới từng bị tình trạng này cũng bị giảm đi.
Mất cân bằng hormone:
Vô sinh cũng có thể đến từ nguyên nhân mất cân bằng hormone do một số bất thường ảnh hưởng của hệ thống nội tiết tố như vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận…
Lượng hormone testosterone thấp và các vấn đề nội tiết tố khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây vô sinh nam.
Khiếm khuyết ở 2 ống dẫn tinh:
Các ống vận chuyển tinh trùng có thể bị tắc ở nhiều đoạn bao gồm trong tinh hoàn, các ống dẫn lưu tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, gần ống phóng tinh hoặc niệu đạo.
Nguyên nhân có thể là do chấn thương vô tình trong một cuộc phẫu thuật, nhiễm trùng, phát triển bất thường do xơ nang hoặc do di truyền.
Các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể:
Một số rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann cũng có thể gây ra sự phát triển bất thường của cơ quan sinh sản nam giới.
Trục trặc khi quan hệ tình dục:
Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, một số trở ngại tâm lý hoặc mối quan hệ làm cản trở việc quan hệ tình dục.
Bệnh Celiac:
Tình trạng không dung nạp gluten có trong lúa mì cũng có thể góp phần gây vô sinh nam.
Sử dụng thuốc:
Người đang được chỉ định các liệu pháp thay thế testosterone, sử dụng steroid đồng hóa trong thời gian dài, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị loét, thuốc viêm khớp… có thể làm giảm sản xuất tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Phẫu thuật:
Một số cuộc phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt… cũng có thể gây vô sinh do một số rủi ro khi thực hiện.
Nguyên nhân môi trường
Tiếp xúc quá nhiều với môi trường nhiệt độ cao như khi làm việc ngoài trời có nhiều tia bức xạ hay thường xuyên sử dụng phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng sẽ làm giảm số lượng tinh trùng.
Môi trường chứa nhiều hóa chất công nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn hoặc chì, các kim loại nặng cũng có thể làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng.
Lối sống và các nguyên nhân khác
Những người béo phì hay có lối sống không lành mạnh như thiếu vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc lá… sẽ không thể sản xuất được những tinh trùng chất lượng nên rất dễ bị vô sinh.
Triệu chứng tình trạng vô sinh ở nam giới
Dấu hiệu chính của vô sinh nam là không mang đến khả năng thụ thai cho người phụ nữ.
Các vấn đề tiềm ẩn như rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể giúp người bệnh nhận biết triệu chứng vô sinh nam.
Tình trạng này còn thể hiện qua việc kết quả kiểm tra tinh dịch.
Số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường (ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml tinh dịch hoặc ít hơn 39 triệu tinh trùng mỗi lần xuất tinh) là dấu hiệu có thể gây vô sinh nam.
Các phương pháp chẩn đoán vô sinh nam
Phân tích tinh dịch
Phân tích tinh dịch là một xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm.
Bác sĩ sẽ nhận biết được số lượng tinh trùng, khả năng di động…
Xét nghiệm này thường được thực hiện ít nhất hai lần, nếu số lượng tinh trùng bất thường.
Tinh dịch được lấy bằng cách cho người bệnh vào phòng riêng và tự kích thích để lấy tinh dịch cho vào cốc.
Xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng cũng không thể khẳng định là người bệnh bị vô sinh vĩnh viễn.
Chỉ có thể cho thấy đang gặp vấn đề với sự sản xuất hoặc phân phối tinh trùng.
Cần được làm thêm một số xét nghiệm để đi đến kết luận cuối cùng.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm qua trực tràng khi cần điều trị vô sinh nam.
Một đầu dò được đặt vào trong trực tràng để khảo sát hình ảnh ống dẫn tinh gần đó.
Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cấu trúc ống phóng tinh hoặc túi tinh có bị kém phát triển hoặc tắc nghẽn hay không để đề xuất phương án điều trị.
Có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) trong các trường hợp nghi ngờ người bệnh có khối u ở tuyến yên.
Sinh thiết tinh hoàn
Xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy số lượng tinh trùng rất thấp hoặc không có tinh trùng.
Cần sinh thiết tinh hoàn.
Xét nghiệm này được thực hiện bằng phương pháp gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Một vết cắt nhỏ được tạo ra ở bìu hoặc dùng một cây kim xuyên qua da bìu đã được gây tê để lấy ra mẫu mô và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Sinh thiết tinh hoàn phục vụ cho 2 mục đích: tìm ra nguyên nhân gây vô sinh và có thể thu thập tinh trùng để sử dụng cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Kiểm tra nồng độ nội tiết tố
Giúp xác định khả năng làm việc của tinh hoàn để tạo ra những tinh trùng khỏe mạnh.
Giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe lớn như rối loạn chức năng tuyến yên có thể làm rối loạn tình dục….
Các phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả
Điều trị nội khoa
Nhiều vấn đề có liên quan đến sự suy giảm khả năng sinh sản của nam giới có thể được điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật:
Tình trạng xuất tinh ngược dòng phổ biến do các nguyên nhân như:
Chấn thương tủy sống, tổn thương do phẫu thuật trước đó, bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, bất thường bẩm sinh, các vấn đề về sức khỏe tinh thần… sẽ được chỉ định dùng thuốc.
Nếu việc dùng thuốc thất bại, một số lựa chọn khác sẽ được đề ra như: kích thích rung dương vật bằng máy (PVS), phóng điện qua đầu dò trực tràng (RPE), chọc hút tinh trùng, lấy tinh trùng từ bàng quang trong trường hợp cần dùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Với những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục có liên quan đến vô sinh sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm trùng toàn phát.
Chỉ định này được dùng một cách hạn chế vì đôi khi một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid có thể gây hại cho việc sản xuất hoặc chức năng của tinh trùng.
Với người bệnh bị vô sinh và rối loạn cương dương do tăng prolactin máu khi tuyến yên hoạt động quá mức, việc dùng thuốc cũng có thể mang đến hiệu quả bên cạnh phẫu thuật.
Các trường hợp suy tuyến sinh dục hay mắc các hội chứng Kallmann… cũng được chỉ định dùng thuốc điều trị trước tiên để đánh giá khả năng đáp ứng, trước khi áp dụng các biện pháp can thiệp khác.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách thắt tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu.
Phẫu thuật vi phẫu nối ống dẫn tinh hoặc nối đầu trên của ống dẫn tinh với mào tinh để giải quyết tình trạng tắc nghẽn của đường ống dẫn tinh.
Tắc ống phóng tinh có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi
Điều trị các nguyên nhân không xác định
Đôi khi trường hợp vô sinh nam không rõ nguyên nhân.
Có thể là giải quyết những bất thường về nội tiết tố, giúp chúng trở về trạng thái cân bằng.
Nếu điều trị theo các phương pháp trên không thật sự hiệu quả, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) sẽ được áp dụng để giúp người phụ nữ mang thai không cần quan hệ tình dục.
Phụ nữ sẽ được thụ tinh trong tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào tế bào chất (ICSI).
Để lấy tinh trùng phục vụ cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có thể dùng các phương pháp:
Phẫu thuật lấy tinh trùng qua tinh hoàn (TESE), chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA), phẫu thuật lấy tinh trùng qua tinh hoàn bằng vi phẫu (MESA)…
Các biện pháp phòng ngừa vô sinh nam
Không hút thuốc lá
Hạn chế hoặc kiêng rượu
Không sử dụng ma túy và các chất kích thích
Cân bằng dinh dưỡng, tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý
Tránh môi trường độc hại và khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng cao
Nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng
TIP
Vô sinh ở một cặp vợ chồng thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp bảo vệ trong một năm.
Có tới 40 đến 50% các cặp vợ chồng trẻ, khỏe mạnh không thụ thai được trong 12 tháng đầu sẽ thụ thai trong 12 tháng tiếp theo mà không có điều trị cụ thể.
Khoảng 35% các cặp vợ chồng bị vô sinh có yếu tố nam giới được xác định cùng với yếu tố nữ giới; khoảng 10% yếu tố nam giới là nguyên nhân duy nhất có thể xác định được.
Vô sinh nam chia làm 2 loại chính:
Vô sinh nam nguyên phát:
Đây là tình trạng vợ chồng chưa từng sinh con và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng không có con. Nguyên nhân chính do nam.
Vô sinh nam thứ phát:
Đây là trường hợp các cặp vợ chồng đã sinh con ít nhất 1 đến hơn 2 lần (kể cả những trường hợp động thai, sảy thai, nạo phá thai) nhưng không thể có con trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân chính do nam.
Nguyên nhân
Vô sinh nam có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết (chiếm 5 - 15% ), rối loạn vận chuyển tinh trùng (2% - 5%), khiếm khuyết tinh hoàn nguyên phát (65 – 80%) và vô sinh không rõ nguyên nhân (chiếm 10 – 20%).
Một số nguyên nhân cụ thể
Nguyên nhân nội tiết:
Hội chứng Kallmann, hội chứng Prader Willi, Laurence - Moon - Beidl, hội chứng quá tải sắt, mất điều hòa tiểu não, chấn thương đầu, ở người bổ sung testosterone hoặc cường giáp.
Nguyên nhân di truyền:
Đột biến gen điều hoà màng xơ nang (CFTR), hội chứng Kallmann, hội chứng Klinefelter, hội chứng Young, hội chứng chỉ tế bào Sertoli, Kal-1, Kal -2, FSH, LH, FGFS, GnRH1 /GNRHR PROK2/PROK2R thiếu gen, dị thường nhiễm sắc thể, vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y, đột biến AR…
Bất thường bẩm sinh về niệu sinh dục:
Rối loạn chức năng hoặc tắc nghẽn mào tinh hoàn, bất thường bẩm sinh ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, rối loạn ống phóng tinh…
Bất thường niệu sinh dục mắc phải:
Tắc nghẽn hoặc thắt ống dẫn tinh hai bên, cắt bỏ tinh hoàn hai bên, viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xuất tinh ngược dòng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nhiễm trùng do chlamydia, giang mai, lao, nhiễm trùng niệu sinh dục tái phát, viêm tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt tái phát.
Rối loạn chức năng tình dục:
Xuất tinh sớm, không xuất tinh, rối loạn cương dương.
Các khối u ác tính:
U vùng tuyến yên, u sọ hầu, điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, hay các khối u tinh hoàn, u tuyến thượng thận dẫn đến dư thừa androgen.
Độc tố môi trường:
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, các hoá chất, bức xạ, tia X hay những nam giới thường xuyên hút thuốc, uống nhiều rượu bia...
Một số thuốc opioid, thuốc hướng tâm thần có thể gây ức chế GnRH, bổ sung testosterone ngoại sinh hoặc androgen steroid, chất tương tự GnRH và thuốc đối kháng được sử dụng trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, thuốc kháng androgen, ketoconazole, cimetidine… cũng có nguy cơ gây vô sinh ở nam.
Những dấu hiệu vô sinh
Khả năng sản xuất tinh trùng yếu.
Tinh dịch quá loãng hay quá đặc, tinh dịch lẫn máu, mủ, chất lạ hay có màu bất thường.
Bìu căng, sưng to, đau.
Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng.
Biểu hiện đau dương vật, có khi chảy mủ màu xanh hoặc vàng.
Giảm ham muốn, ngại gần gũi.
Rụng tóc, béo phì, da nhăn nheo.
Có thể ra nhiều mồ hôi, thường xuyên bị stress, lo âu, căng thẳng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh
Tuổi tác:
Nghề nghiệp và địa chỉ, môi trường làm việc
Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia hay các chất kích thích
Đời sống tình dục: tần suất giao hợp, các rối loạn tình dục,…
Tiền sử các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bệnh lý viêm nhiễm vùng sinh dục sinh sản
Tiền sử nhiễm trùng, viêm tinh hoàn do quai bị, tinh hoàn ẩn có thể làm teo tinh hoàn
Tiền sử các bệnh lý nội khoa (đái tháo đường, tim mạch), các bệnh ngoại khoa (phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật vùng bẹn, vùng sinh dục sinh sản…) , các bệnh hệ thống như viêm thận mạn…
Kết quả của những lần khám trước, thuốc đang điều trị.
Khám lâm sàng
Thăm khám vùng dương vật, tinh hoàn, mào tinh.
Khám và phát hiện có giãn tĩnh mạch thừng tinh không, có xoắn tinh hoàn không
Tình trạng viêm nhiễm các vùng: bao quy đầu, tinh hoàn, bìu,…
Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm nội tiết tố: testosterone, LH, FSH, prolactin, estradiol…
Phân tích tinh dịch đồ
Siêu âm doppler bìu tinh hoàn, siêu âm hệ tiết niệu – sinh dục
Xét nghiệm các vấn đề liên quan đến di truyền
Sinh thiết tinh hoàn (trong trường hợp các biện pháp thăm dò khác không tìm được tinh trùng).
Chụp ống dẫn tinh
Các thử nghiệm khác: đánh giá mẫu tinh dịch bất thường ADN…
Điều trị
Điều trị các vấn đề nhiễm trùng:
Chỉ định sử dụng kháng sinh, chữa trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản ở nam.
Không phải trường hợp nào cũng phục hồi khả năng sinh sản.
Điều trị vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục:
Các trường hợp rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh… có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc hay tư vấn để cải thiện.
Điều trị hormone và thuốc:
Đề nghị thay thế hormone hay thuốc trong trường hợp vô sinh có rối loạn nội tiết (cao hay thấp hơn bình thường).
Phẫu thuật:
Trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh, cần phẫu thuật để giúp lưu thông trở lại.
Nếu không có tinh trùng trong quá trình xuất tinh, tinh trùng sẽ được lấy trực tiếp từ tinh hoàn hay mào tinh hoàn thông qua các kỹ thuật lấy tinh trùng.
Thụ tinh trong ống nghiệm ("IVF"):
Lấy trứng từ buồng trứng của người nữ. Trứng được đặt cùng với tinh trùng của bạn để tinh trùng có thể thụ tinh cho trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được đưa vào tử cung của người nữ để phát triển thành thai nhi.
Phòng ngừa:
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung rau củ quả, giảm lượng chất béo.
Duy trì cân nặng ở mức bình thường, không để thừa cân, béo phì.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Duy trì đời sống sinh hoạt vợ chồng khoa học, thoải mái.
Khám sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện và có hướng giải quyết sớm khi gặp các vấn đề bất thường về sinh sản.
Câu hỏi thường gặp
Vô sinh nam giới có chữa được không?
Chữa vô sinh ở nam giới tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bao gồm:
Nguyên nhân do nội tiết, hormone
Vô sinh hiếm muộn do rối loạn nội tiết tố, hormone sinh dục nam gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh trùng, làm giảm ham muốn tình dục.
Phương pháp điều trị phù hợp nhất chính là sử dụng thuốc và hormone bổ sung.
Các trường hợp hormone quá cao hoặc quá thấp thì cần phác đồ riêng để điều trị triệt để.
Nguyên nhân do quan hệ tình dục
Nam giới rối loạn cương dương, xuất tinh sớm thì cần dùng thuốc để điều trị, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, bỏ các chất kích thích như rượu bia để cải thiện chức năng sinh sản.
Nguyên nhân do bệnh lý nam khoa
Các bệnh lý thuộc về nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn…ảnh hưởng tới khả năng xuất tinh và chất lượng giao hợp.
Ở trường hợp này, sử dụng thuốc kháng sinh, giúp phục hồi khả năng sinh sản ở nam giới
Chữa vô sinh nam do dị tật cấu trúc
Sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp sửa chữa ống dẫn tinh bị tắc nghẽn hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối tĩnh mạch trong dây sinh tinh.
Nam giới không có tinh trùng khi xuất tinh thì cần phẫu thuật để lấy tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.
Ngoài các phương pháp trên, hiện nay hỗ trợ sinh sản bằng:
IUI (bơm tinh trùng vào tử cung),
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm),
ICSI (tiêm tinh trùng vào tương bào noãn)…
Là những phương pháp được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao nhất, giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng có con.
Các trường hợp vô sinh nam không tìm được nguyên nhân hoặc thất bại trong điều trị bằng các phương pháp trên thì cách chữa vô sinh cuối cùng là IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng được đưa vào trứng thụ tinh sau đó mới được cấy ghép trong cơ thể người phụ nữ.
Trường hợp nam giới không có tinh trùng, bác sĩ buộc phải lấy từ nguồn hiến tặng để thực hiện thụ tinh với trứng của người vợ.
Cách phòng tránh
Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh ăn uống quá độ dẫn đến thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất không tốt cho sức khỏe.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh trong mọi trường hợp, tránh căng thẳng, stress.
Đời sống sinh hoạt vợ chồng khoa học, thoải mái và nâng cao tinh thần chăn gối.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và có hướng giải quyết sớm khi gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản.
Không ngại chia sẻ, tâm sự với vợ về những bất thường về sinh sản mà mình mắc phải.
CÁC NGUYÊN TẮC CHỮA HIẾM MUỘN BẰNG THUỐC ĐÔNG Y
Nguyên tắc chữa hiếm muộn bằng Đông y luôn đặt nặng việc tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân gốc rễ của bệnh, từ đó đề xuất ra phương pháp Đông y chữa hiếm muộn phù hợp và hiệu quả.
Hiện nay các nguyên nhân chính gây ra hiếm muộn – vô sinh gồm:
Nguyên nhân từ nội tiết tố, tinh hoàn, tuyến yên, buồng trứng và các tuyến nội tiết khác...
Nguyên nhân do bị viêm nhiễm hay tổn thương ở tinh hoàn, vòi trứng, tử cung, buồng trứng hay các viêm nhiễm sinh dục khác do bệnh xã hội.
Nguyên nhân do khí huyết kém lưu thông gây ứ đọng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể...
Trong nhóm ba nguyên nhân trên, có thể sử dụng phương pháp Đông y chữa hiếm muộn ở nhóm nguyên nhân thứ nhất và nhóm nguyên nhân thứ ba (do kém lưu thông khí huyết).
Đối với nhóm nguyên nhân do tổn thương và viêm nhiễm, cần có sự kết hợp giữa thuốc Đông y và Tây y để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Chữa hiếm muộn bừng thuốc Đông Y cho nữ giới
Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn ở nữ giới được các chuyên gia đánh giá cao:
Do hàn thấp huyết, gây tắc nghẽn bào cung gây cản trở quá trình thụ thai
Triệu chứng:
Bụng dưới bị đau, lạnh, dễ chịu khi chườm nóng.
Kỳ kinh thường đến chậm, huyết kinh màu tối, vón cục.
Da mặt sạm màu, lưỡi màu đậm, có điểm ứ huyết.
Bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn do nguyên nhân này sẽ được kê tùy theo thể trạng, nhìn chung có các nguyên liệu như:
Quất hạch, huyền hồ sách, ô dược, hồ lô ba, hương phụ chế, tiểu hồi hương, khổ luyện tử, ngũ linh chi, lệ chi hạch,...
Vô sinh do thận tinh suy tổn gây ra chứng khí huyết kém
Nguyên nhân này ngăn cản trứng phát triển sẽ có biểu hiện như:
Đùi và lưng bị đau nhức, tê mỏi.
Ở mỗi kỳ kinh, lượng máu ra ít đôi khi sạch kinh trong vòng 2 - 3 ngày.
Huyết kinh loãng, màu nhạt.
Da mặt vàng, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt.
Một số nguyên liệu Đông y được sử dụng trị hiếm muộn đối với nguyên nhân này phải kể đến như:
Tử hà xa, sơn thủ nhục, nhục thung dung, hoàng tinh, dâm dương hoắc, ba kích...
Bài thuốc Đông y này thường bắt đầu uống sau khi sạch kinh khoảng ba ngày.
Đặc biệt, khi dùng thuốc cần kiêng kỵ các thức ăn lạnh, đồ ăn sống và tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời gian uống thuốc.
Hiếm muộn ở nữ giới do thận hư can, uất khí trệ
Triệu chứng của nguyên nhân này phải kể đến như:
Hai bầu vú căng cứng trước và trong ngày kinh.
Chướng bụng đầy hơi.
Kinh ra sớm hoặc muộn, không đều, không đúng kỳ.
Hay bị đắng miệng.
Tính khí nóng nảy, khó chịu, thường xuyên bực tức, cáu giận.
Trong Đông y sử dụng các nguyên liệu sau để khắc phục tình trạng này:
Thỏ ty tử, dâm dương hoắc, bạch thược, phúc bồn tử, ngưu tất, hương phụ chế, tử hà xa, dương quy, xích thược, tiên mao, ích mẫu tử,...
Chữa hiếm muộn bằng thuốc Đông Y cho nam giới
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn cho nam giới để tham khảo:
Do thận dương hư
Nếu vô sinh - hiếm muộn ở nam giới có nguyên nhân chính là thận dương hư thường sẽ đi kèm một số biểu hiện như:
Dương vật không cứng, rối loạn cương dương khi quan hệ.
Tay chân lạnh, lưỡi màu nhạt, sắc mặt tối.
Đầu gối và vùng eo lưng thường xuyên bị nhức mỏi...
Khi có các biểu hiện này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa hiếm muộn:
Nguyên liệu từ kỷ tử, sinh địa, thổ phục linh, bạch thược, tri mẫu...
Hiếm muộn do tinh trùng chất lượng kém
Khi nguồn tinh trùng ở nam giới xuất hiện một số biểu hiện như tinh dịch loãng, vón cục, màu sắc bất thường... đây có thể là dấu hiệu cho thấy tinh trùng có chất lượng kém.
Lúc này, một số phương pháp chữa hiếm muộn bằng Đông y tập trung vào tráng dương - bổ thận và cải thiện chức năng sinh tinh hiệu quả.
Các nguyên liệu:
Bạch tật lê, dâm dương hắc, kỷ tử, hải long, nhục dung thung, tiên mao, hải cẩu thận...
NHỮNG THỰC PHẨM GÂY VÔ SINH Ở NAM VÀ NỮ GIỚI
1. Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa
Thực phẩm chế biến sẵn chứa các loại chất béo bão hòa và chất bảo quản.
Trong đó, chất béo bão hòa trong thịt chế biến sẵn có khả năng làm suy giảm số lượng tinh trùng và giảm khả năng thụ tinh.
Nhóm thực phẩm này còn khiến cholesterol xấu tăng lên trong máu, gây ảnh hưởng tới chất lượng trứng.
Nữ giới cũng cần hạn chế dùng đồ ăn nhanh.
2. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, tim, thận, lòng… chứa rất nhiều mỡ và chất béo không lành mạnh.
Đây đều là những thành thân gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của người ăn, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và làm giảm khả năng thụ thai.
Nội tạng động vật chứa rất nhiều cadmium.
Đây là chất làm tổn thương nhiễm sắc thể, giảm sinh lý, qua đó gây trở ngại cho quá trình thụ thai.
Do đó, nếu dự định có con, bạn cần kiêng ăn nội tạng động vật.
3. Đồ uống có cồn
Các loại thức uống có cồn gây tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng của nam giới.
Đàn ông thường xuyên uống rượu, bia nhiều có chất lượng tinh trùng chỉ đạt mức 12% so với người bình thường.
Ethanol trong rượu còn làm teo nhỏ tinh hoàn teo.
Chất lượng tinh trùng cũng vì thế giảm sút, tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi.
4. Các chất kích thích khác
Cocaine và cần sa sẽ làm teo tinh hoàn, giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Những loại thuốc kích thích tăng trưởng và kích thích cơ bắp cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình xuất tinh trùng ở nam giới.
5. Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế
Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thụ thai, đồng thời làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm như bánh mì tươi, bánh cracker, bánh quy…
Một số thói quen không tốt cho sức khỏe sinh sản
1. Thiếu ngủ
Nếu thiếu ngủ, nam giới sẽ bị suy yếu tinh trùng.
Theo nghiên cứu trên Medical Science Monitor vào 2017.
Nam giới ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm bị suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Ở phụ nữ, nếu không ngủ đủ, bạn có khả năng đối mặt với tình trạng sẩy thai rất cao.
2. Hút thuốc lá
Hút thuốc gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, gồm cả sức khỏe sinh sản.
Khi hút thuốc trong nhiều năm hay hút nhiều điếu trong một ngày, nguy cơ mắc các vấn đề sinh sản sẽ tăng rất nhiều.
Khi hút thuốc, hơn 7000 hóa chất sẽ lan truyền khắp toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản như:
Vấn đề rụng trứng
Vấn đề di truyền
Ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản
Gây tác động tiêu cực tới chất lượng trứng, gây mãn kinh sớm.
Tăng nguy cơ sẩy thai và ung thư
3. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng.
Khi ngừng thuốc, buồng trứng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục, có khi mất đến 6 tháng để trở lại bình thường.
Lạm dụng loại thuốc trong thời gian dài sẽ gây mỏng và teo niêm mạc tử cung, khiến trứng không làm tổ được.
Nữ giới không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như biện pháp tránh thai thường xuyên.
Nên dùng thuốc tránh thai hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Làm việc trong môi trường độc hại
Thường xuyên tiếp xúc với những chất độc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nội tiết tốt nữ, sức khỏe buồng trứng và tinh hoàn.
Ở nữ giới, làm việc trong môi trường hóa chất lâu dài sẽ gây mất kinh, vô kinh, thậm chí là vô sinh.
Nam giới tiếp xúc nhiều với những loại mực in, thuốc nhuộm…, tỷ lệ bị yếu sinh lý và tinh binh yếu gia tăng đến 90%.
5. Đời sống tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục bừa bãi, thay đổi “bạn tình” liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh xã hội như giang mai, HIV, lậu…
Các bệnh này sẽ gây hỏng ống dẫn trứng, phá hủy dần dần tử cung và suy giảm tinh trùng, qua đó làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở cả hai giới.
Để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục trên, cần hạn chế số lượng bạn tình và nắm rõ những biện pháp tình dục an toàn.
Để ngăn ngừa nguy cơ vô sinh:
Xây dựng lối sống khoa học:
Thường xuyên vận động và hạn chế thuốc lá, thức uống có cồn hoặc những chất kích thích.
Đời sống tình dục lành mạnh:
Tần suất giao hợp nên duy trì ở mức 2 – 3 lần/tuần, tránh quan hệ thô bạo và thủ dâm quá nhiều.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng:
Bữa ăn hằng ngày nên đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe sinh sản.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại:.
Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại có thể gây rối loạn hormone, dậy thì sớm, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ thai, gây vô sinh cho cả nam giới và nữ giới.
Chủ động đi thăm khám vô sinh:
NHỮNG THÓI QUEN GÂY VÔ SINH Ở NAM GIỚI PHỔ BIẾN
Trong một cuộc phỏng vấn với HT Lifestyle, Tiến sĩ Gunjan Sabherwal, Chuyên gia sinh sản tại Nova Southend IVF and Fertility của Gurgaon, chia sẻ: “Số lượng tinh trùng bình thường đã suy giảm trong những thập kỷ qua khiến cho 1 trong 8 cặp vợ chồng phải đối mặt với các biến chứng khi mang thai.”
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự suy giảm chất lượng tinh trùng của con người trong vài thập kỷ qua trên toàn thế giới.
Trong báo cáo gần đây nhất, nhóm của Levine đã thực hiện một phân tích gộp và tổng quan hệ thống về các xu hướng hiện tại về số lượng tinh trùng.
Nghiên cứu toàn diện kéo dài hơn ∼ 40 năm với sự tham gia của 42.935 nam giới với các mẫu tinh dịch.
Báo cáo cho thấy có sự suy giảm đáng kể 50–60% số lượng tinh trùng ở nam giới từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và New Zealand.
Phát hiện mới nhất này đã làm dấy lên mối lo ngại lớn hơn về những lý do đằng sau sự suy giảm rõ rệt về số lượng tinh trùng của nam giới.
Chế độ ăn uống, béo phì, thiếu ngủ, căng thẳng tâm lý, bức xạ từ máy tính xách tay và điện thoại di động, áp lực môi trường và nghề nghiệp và các chất kích thích và thuốc lá, rượu và ma túy, tác động tiêu cực đến tỷ lệ sinh.
Những thói quen gây vô sinh ở nam giới:
1. Hút thuốc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới trên 15 tuổi hút thuốc lá.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có liên quan đến những tác động tiêu cực quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình động vật đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể gây độc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với quá trình sinh tinh.
Hút thuốc đã được chứng minh là có tác động bất lợi đến các thông số khác nhau của phân tích tinh dịch.
Một phân tích cắt ngang trên 2542 nam giới khỏe mạnh từ năm 1987 đến 2004 của Ramlau-Hansen và cộng sự cho thấy khi phân tích tinh dịch, những người hút thuốc lá có lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn so với những người đàn ông không hút thuốc.
Mối quan hệ giữa hút thuốc và nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào liều lượng.
Những người đàn ông hút > 20 điếu thuốc mỗi ngày đã giảm 19% nồng độ tinh trùng so với những người không hút thuốc.
Người ta kết luận rằng hút thuốc ở người trưởng thành dẫn đến suy giảm vừa phải chất lượng tinh dịch. Việc tiếp tục hút thuốc cũng khiến người vợ gặp nguy hiểm do hút thuốc lá thụ động.
2. Sử dụng rượu bia
Việc sử dụng rượu bia quá mức có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm nồng độ testosterone, hormone leuteinising (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) trong khi tăng oestrogen góp phần làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm tính di động của tinh trùng, tăng phân mảnh DNA tinh trùng, thậm chí là rối loạn cương.
3. Ảnh hưởng của máy tính xách tay, điện thoại di động
Việc để máy tính trên đùi để làm việc và giải trí kéo dài có thể làm tăng nhiệt độ vùng bìu dẫn đến hiện tượng giảm/ngừng sinh tinh, chết tế bào.
Để điện thoại ở túi quần sẽ khiến khoảng cách tiếp xúc giữa sóng điện từ phát ra từ điện thoại làm và tinh hoàn gần hơn, các phân tích tổng hợp cho thấy việc tiếp xúc với điện thoại di động nhiều có thể làm giảm độ di động của tinh trùng.
Vị trí của điện thoại di động cũng được quan tâm khi Rago và cộng sự Lewis et al trong bài báo cáo độc lập cho biết những người đàn ông mang điện thoại di động trong túi quần có sự gia tăng đáng kể về sự phân mảnh DNA của tinh trùng so với những người để điện thoại trong túi áo.
4. Sử dụng chất kích thích
Ma túy, cần sa được cho là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Một số nam giới sử dụng anabolic steroid (steroid đồng hóa) nhằm để tăng khối lượng cơ bắp hay amphetamine cũng như heroin, methadone cũng làm giảm chất lượng tinh trùng.
5. Ăn uống không kiểm soát
Một chế độ ăn nhiều thịt đỏ, axit béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất bảo quản… có liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp.
Để kiểm soát chế độ ăn và nâng cao sức khỏe sinh sản, nam giới nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc và cá… những thực phẩm này có lợi đối với chất lượng tinh trùng.
Một chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C, folate, kẽm và B12 được khuyến khích sử dụng.
Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như quả óc chó, dầu cá giúp ích trong quá trình sản xuất tinh trùng.
6. Stress
Việc thường xuyên căng thẳng lo lắng là thói quen xấu có thể dẫn đến vô sinh nam.
Căng thẳng có thể làm giảm hormone như LH và testosterone.
Việc tinh thần căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới ở nhiều cách.
Điều này có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, sự gắn kết và hòa hợp giữa người nam và bạn đời, chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản giảm…
7. Thừa cân, béo phì
Việc có một cơ thể béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản của nam giới.
Sự có mặt của mỡ trắng dư thừa ở nam giới béo phì làm tăng chuyển đổi testosterone thành estrogen, những tác động này dẫn đến hậu quả suy giảm khả năng sinh tinh ở nam giới và thiểu năng sinh dục thứ phát.
Tích mỡ khu vực vùng gần bìu (khu vực bẹn bìu, xương mu) dẫn đến sự căng thẳng cho tinh hoàn, gây ra stress và oxy hóa.
Nhiệt độ phần bìu tăng và sự kém vận động ở nam giới béo phì dẫn đến suy yếu quá trình sinh sinh, giảm khả năng vận động của tinh trùng, giảm tương tác giữa tinh trùng và tế bào trứng và tăng phân mảnh DNA tinh trùng.
Tính toàn vẹn của DNA của tinh trùng là điều cần thiết để quá trình thụ tinh thành công và sự phát triển bình thường của em bé.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng béo phì của người cha thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa con tương lai của bạn, thông qua việc con cái dễ mắc bệnh mãn tính hơn.
8. Không vận động thường xuyên
Thói quen không vận động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam.
Những nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra những người đàn ông thường vận động thể dục thể thao có lượng tinh trùng cao hơn so với những người ít vận động.
Vận động giúp tăng cường sức khỏe toàn thân như sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng hợp lý…
Nam giới có thể đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần một tuần.
9. Mặc quần quá bó, quá chật, tắm nước quá nóng
Những điều này đều vô tình tăng nhiệt độ ở tinh hoàn và là giảm chất lượng tinh trùng.
Cố gắng đừng tắm nước nóng quá lâu, thay vào đó hãy tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, mặc quần và đồ lót rộng rãi thoải mái.
Làm việc trong môi trường nóng bức hoặc phải ngồi hàng giờ liền nên có thói qua đi lại, vận động để tránh vùng tinh hoàn quá nóng, hoặc bị chèn ép.
10. Thức khuya
Việc thức sau 0h có thể khiến nam giới vô sinh vì tinh trùng yếu.
Kết luận này được đưa ra dựa trên một thử nghiệm của các nhà khoa học thuộc đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc).
Thử nghiệm được tiến hành trên hơn 980 nam giới khỏe mạnh, chia làm 3 nhóm.
Nhóm đầu tiên ngủ lúc 20-22h, nhóm thứ hai đi ngủ lúc 22h-0h và nhóm cuối đi ngủ sau 0h.
Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu tinh dịch của tình nguyện viên để xét nghiệm, so sánh.
Những nam giới ngủ muộn, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm đều có lượng cũng như “chất” của tinh trùng giảm sút tới 25%.
Làm gì để cải thiện sức khỏe sinh sản
Vô sinh nam chiếm khoảng 30-50% nguyên nhân gây vô sinh.
Yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ đến tình trạng này.
Những vật liệu hằng ngày trong sinh hoạt như bao bì chứa thực phẩm, đồ nhựa… ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, có thể làm thay đổi nội tiết.
Tránh những thói quen xấu gây vô sinh nam, duy trì tập luyện, ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng tinh dịch.
Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm sinh lý, các thực phẩm giúp tăng cơ trong quá trình tập gym.
Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có công dụng kích thích cơ thể sản sinh testosterone nội sinh để cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Vô sinh nam giới
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.