Mụn trứng cá

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

MỤN TRỨNG CÁ

TỔNG QUAN
Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất trên toàn cầu, thường bao gồm mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen...
Xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì – khoảng thời gian có sự thay đổi về hormone trong cơ thể.
1. Thế nào là mụn trứng cá?
Mụn trứng cá được biết đến là tình trạng viêm da mãn tính và có thể gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên.
Tùy theo đặc điểm và mức độ của từng loại mụn, mụn trứng cá có thể bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt, mụn mủ, các nốt sần...
Bệnh mụn trứng cá xảy ra ở mọi độ tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì. Tuy không nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá có thể để lại các vết thâm, sẹo trên da.
Theo thống kê, loại mụn này ảnh hưởng đến 75% người trong độ tuổi từ 11 đến 30 tuổi.
Điều này được giải thích do ở độ tuổi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh gây bí bách da và dẫn đến viêm nhiễm do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn...
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt
2. Các loại mụn trứng cá phổ biến
Bệnh mụn trứng cá có thể được phân loại tùy theo kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn.
Một số loại mụn sau đây xuất hiện tương đối rộng rãi:
Mụn đầu trắng: mụn dưới da, nhỏ và li ti.
Mụn đầu đen: rõ ràng hơn, xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen.
Đây là hệ quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
Mụn mủ: xuất hiện rõ trên bề mặt da, có màu đỏ và có mủ trắng ở đầu. Loại mụn này thường sưng tấy và thường để lại thâm sau khi lấy nhân mụn.
Mụn hạch: nhìn rõ trên bề mặt da, thường có kích thướng lớn, cứng và gây đau, khó chịu.
U nang: xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn to, đau và nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.

Mụn mủ thường gây sưng tấy mất thẩm mỹ
3. Những nguyên nhân gây ra bệnh mụn trứng cá
Về cơ chế gây mụn: trên da người có lỗ chân lông kết nối với tuyến dầu dưới da.
Các tuyến này sản xuất chất lỏng gọi là bã nhờn.
Bã nhờn có thể mang các tế bào da chết thông qua các nang lên bề mặt da.
Khi những nang này bị tắc nghẽn, dầu nhờn cũng tích tụ lại dưới da.
Các tế bào da chết, bã nhờn... sẽ tích tụ và kết lại với nhau.
Lâu ngày, vị trí này có thể bị vi khuẩn xâm nhiễm, gây sưng và dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá.
Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra mụn trứng cá có tên là Propionibacterium acnes (P. acnes).
Đây là vi khuẩn sống kí sinh trên da và là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra mụn.
Một số yếu tố sau có thể kích thích sự tắc nghẽn trên:
3.1 Yếu tố nội tiết
Sự gia tăng nồng độ Androgen.
Androgen là một loại hormone có sự gia tăng cao ở độ tuổi vị thành niên.
Ở phụ nữ, Androgen sẽ được chuyển đổi thành Estrogen khi đến tuổi dậy thì.
Khi nồng độ androgen này tăng cao, các tuyến dầu dưới da cũng phát triển mạnh mẽ và mở rộng, tạo ra nhiều bã nhờn hơn.
Khi lượng bã nhờn được sản xuất quá mức, sẽ phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3.2 Các tác nhân khác
Mỹ phẩm.
Căng thẳng về tinh thần, về công việc...
Mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Uống quá nhiều sữa bò và sản phẩm từ sữa cũng có tác động tương tự.
Uống rượu bia, thuốc lá.
Trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài.
Thuốc lá làm gia tăng tình trạng mụn trứng cá
4. Một số mẹo phòng tránh mụn trứng cá phát triển
Mụn trứng cá là một trong những tình trạng viêm da rất dễ hình thành và tái phát nhiều lần, rất khó để đẩy lùi hoàn toàn chúng.
Một số lời khuyên để phòng tránh sự phát triển:
Rửa mặt với tần suất vừa đủ.
Không nên rửa với xà phòng, sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày.
Làm mất cân bằng pH trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Không chà xát da tại các vị trí đang nổi mụn, điều này sẽ khiến nhiễm trùng bị đẩy vào sâu trong da hơn, gây, tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau nghiêm trọng.
Tránh chạm vào mặt một cách tối đa.
Giữ điện thoại cách xa mặt khi nói chuyện điện thoại, vì trên điện thoại có khả năng chứa vi khuẩn.
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa kem, tẩy tế bào chết hoặc trang điểm.
Đối với mụn ở lưng, vai hoặc ngực, nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát khi ở nhà, hạn chế ra ngoài.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì nó có thể kích thích da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và khiến mụn hình thành.
Tránh lo lắng, căng thẳng... vì đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá.
Thường xuyên rửa tay ngăn ngừa mụn trứng cá
Mụn trứng cá tuy không phải là tình trạng quá nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

CHI TIẾT
Mụn trứng cá là tình trạng viêm mạn tính của nang lông tuyến bã.
Mụn trứng cá xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở thanh thiếu niên.
Mụn trứng cá là dạng bệnh nang lông tuyến bã, với các tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá tuổi dậy thì, hay người có cơ địa da dầu.
Nếu không điều trị đúng và không tuân thủ điều trị, bệnh nặng nề hơn, để lại di chứng khó chữa, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, giảm hiệu quả công việc.
Trong mọi trường hợp, mụn trứng cá cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng, ức chế bệnh hoàn toàn.
 Ngăn ngừa và giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.
Cơ chế và nguyên nhân hình thành mụn trứng cá
Cơ chế gây mụn trứng cá được xác định do 4 yếu tố sau:
Tăng tiết chất bã nhờn:
Bao gồm yếu tố nội tiết và các yếu tố không liên quan đến nội tiết (xà phòng, sở hữu làn da dầu, mức độ tăng tiết bã nhờn…).
Rối loạn sừng hóa ống bã:
Làm hẹp, thậm chí tắc đường thoát chất bã nhờn gây nên tình trạng ứ đọng chất bã.
Khi nang lông nhất là cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm cho ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, khiến cho chất bã bị ứ đọng trong lòng tuyến bã.
Nếu không xảy ra bội nhiễm, chất bã cô lại thành nhân trứng cá (khoảng 30 ngày).
Nếu xảy ra bội nhiễm, tuyến bã sẽ sinh mủ, quá trình viêm nhiễm lan sang tuyến bã khác, gây nên dạng trứng cá bọc, trứng cá viêm tấy.
Vi khuẩn:
Liên cầu, tụ cầu và đặc biệt là Cutibacterium acnes trong các ống tuyến bã.
Đây là vi khuẩn quan trọng nhất trong căn sinh bệnh học mụn trứng cá.
Loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, phát triển tốt nhất trong điều kiện pH bằng 5-5,6, nhiệt độ 30-37 độ C.
Trên cơ thể người có cơ địa tăng tiết bã nhờn, có dày cổ nang lông tuyến bã là điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.
Trong đó, Cutibacterium acnes giữ vai trò chính trong sự phát triển mụn trứng cá.
Tình trạng viêm nhiễm:
Sự xuất hiện của vi trùng sinh mụn, tạo ra các chất sinh học.
Các chất này hoạt hóa hệ thống bổ thể, các bạch cầu đa nhân, gây tình trạng viêm nang lông.
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến dầu (bã nhờn) như mặt, trán, ngực, phần lưng trên và vai.
Các nang lông được kết nối với các tuyến dầu.
Thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen do lỗ chân lông nở lớn.
Nhìn mắt thường, mụn đầu đen có thể trông giống như bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông.
Mụn hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu và vi khuẩn tích tụ, khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu nâu đen.
Triệu chứng hình thành của mụn trứng cá
Mụn đầu trắng do lỗ chân lông tắc nghẽn
Mụn đầu đen do lỗ chân lông mở rộng
Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, mềm (sẩn)
Mụn nhọt (mụn mủ), là những nốt sẩn có mủ ở đầu
Các cục u lớn, rắn, gây đau dưới da (nốt sần)
Đau, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang)
Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.
Biến chứng để lại của mụn trứng cá
Những biến chứng để lại của mụn trứng cá thường xảy ra ở người da sẫm màu, bao gồm:
Sẹo:
Biến chứng da rỗ (sẹo mụn) và da dày (sẹo lồi) có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành.
Da thay đổi:
Sau khi hết mụn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với thời điểm trước khi bị mụn.
Yếu tố nguy cơ phát triển mụn trứng cá
Bên cạnh những nguyên nhân, những yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tình trạng mụn phát sinh và tăng nặng.
1. Tuổi tác
Ở giai đoạn dậy thì, nội tiết tố chưa được cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
Sau tuổi 20, nội tiết đã ổn định, mụn trứng cá sẽ giảm đi và ít xuất hiện.
Tình trạng mụn, thậm chí mụn bọc, mủ… vẫn xảy ra ở những người sau độ tuổi 20.
Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố môi trường, căng thẳng, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…
2. Thay đổi nội tiết tố
Các nội tiết tố nam (androgen), nhất là testosterone kích thích tiết bã nhờn, progesterone liều cao có tác dụng kích thích, liều thấp có tác dụng ức chế.
Oestrogen liều cao có tác dụng ức chế.
Hormone tuyến yên kích thích trực tiếp đến tuyến bã.
Các yếu tố trên lý giải mối liên quan giữa trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
3. Di truyền
Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá, khả năng con cái có thể bị mụn trứng cá.
4. Tẩy rửa
Lạm dụng xà bông kích thích tăng tiết bã, tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá.
5. Môi trường
Các chất béo động vật trong môi trường, tiệm bán đồ ăn nhanh, công nhân cơ khí tiếp xúc thường xuyên với dầu nhờn của động cơ, độ ẩm, tia tử ngoại.
Sự gia tăng độ ẩm trên bề mặt da ở môi trường khí hậu nóng ẩm có thể làm gia tăng sự trầm trọng của trứng cá, do sự tắc nghẽn ống nang lông tuyến bã.
6. Thực phẩm ăn kiêng
Chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp.
Cắt bỏ thịt chế biến và carbs tinh chế có thể giúp giảm tổn thương do mụn trứng cá.
Các sản phẩm sữa:
Việc tiêu thụ một số sản phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa, dường như làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Các sản phẩm từ sữa không phải sữa (như pho mát) dường như không làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Chất béo và axit béo:
Axit béo omega -3 và omega-6 có thể giúp giảm mụn trứng cá.
Ăn chay:
Dù chế độ ăn thuần chay và ăn chay có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có ít bằng chứng cho thấy chế độ ăn này giúp ích cho việc điều trị mụn trứng cá.
Chế phẩm sinh học:
Dù chế phẩm sinh học được tìm thấy trong sữa chua, thực phẩm lên men, các chất bổ sung… có thể giúp cải thiện mụn trứng cá nhưng các chuyên gia vẫn chưa thấy được lợi ích của chế phẩm sinh học trong điều trị tình trạng da liễu này.
7. Ma sát hoặc áp lực lên da
Quá trình cọ sát của các vật dụng như điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng cổ, ba lô quá chặt… hay thường xuyên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang kém chất lượng, tác động lên da cũng được xem là nguyễn nhân gây mụn.
Nếu các biện pháp tự chăm sóc kéo dài không làm sạch mụn hoặc tình trạng mụn diễn biến nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để tìm phác đồ phù hợp cho từng cá thể riêng biệt.
Với phụ nữ thường xuyên bị mụn trứng cá, thường bùng phát mụn vào thời điểm một tuần trước kỳ kinh nguyệt hay dùng các biện pháp tránh thai thì mụn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Ở người lớn tuổi, sự khởi phát đột ngột của mụn trứng cá có thể báo hiệu một bệnh lý có từ trước cần được điều trị.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo rằng một số loại kem dưỡng da, sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Dù những phản ứng này khá hiếm nhưng nên chú ý đến tình trạng mẩn đỏ, kích ứng hoặc ngứa ngáy xảy ra ở những vùng đã dùng thuốc hoặc kem dưỡng.
Ngoài ra, nếu gặp phải những biểu hiện như ngất xỉu; khó thở; sưng mắt, mặt, môi hoặc lưỡi; cổ họng căng cứng… sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, nên tìm kiếm một sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Phương pháp điều trị
Điều trị mụn cái trứng cá phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của mụn:
1. Mức độ nhẹ
Người bệnh có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt hoặc thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để trị mụn. Những thành phần phổ biến có trong kem và gel trị mụn bao gồm:
Benzoyl peroxide: giúp làm khô mụn, ngăn mụn mới hình thành và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Axit salicylic: giúp tẩy tế bào chết trên da, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn do vi khuẩn gây mụn.
2. Mức độ vừa
Nếu sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn mà triệu chứng vẫn không hết, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu.
Nếu bị mụn trứng cá ở mức vừa phải nên dùng:
Benzoyl peroxide (liều dùng theo toa)
Thuốc kháng sinh (như erythromycin hoặc clindamycin)
Retinoids (như retinol)
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc ngừa thai nội tiết tố để giúp kiểm soát mụn trứng cá.
Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, vì vậy cơ thể không hình thành sức đề kháng và cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Mức độ nặng
Với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị điều trị kết hợp một hoặc nhiều biện pháp sau:
Kháng sinh uống
Benzoyl peroxide
Thuốc kháng sinh tại chỗ
Retinoids tại chỗ
Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết hoặc isotretinoin uống hay còn gọi là Accutane.
Đây là một loại vitamin A được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ nặng.
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt không chứa dầu.
Dùng sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn để giúp loại bỏ dầu thừa.
Sử dụng mỹ phẩm trang điểm gốc nước hoặc gắn mác “không gây dị ứng” để giảm tình trạng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
Tránh các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có chứa dầu.
Tẩy trang và làm sạch da thật sạch trước khi ngủ.
Tắm hoặc rửa mặt sau khi tập thể dục.
Cột tóc (nếu tóc dài) để không che khuất khuôn mặt.
Tránh đội mũ, băng đô bó sát đầu, quần áo ở các khu vực dễ nổi mụn.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước.
Giảm căng thẳng.

TIP 1
Mụn trứng cá là sự hình thành của mụn bọc, sẩn, mụn mủ, nốt sần và/hoặc u nang do sự tắc nghẽn và viêm đơn vị nang lông tuyến bã (nang lông và tuyến bã nhờn đi kèm). Mụn thường mọc ở mặt và phần thân trên.
Mụn thường do 4 yếu tố sau tạo thành:
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
Bã nhờn gây bít tắc nang lông và tế bào sừng.
Vi khuẩn kị khí Propionibacterium acnes phát triển quá mức.
Sản xuất quá mức các chất trung gian gây viêm.
Mụn trứng cá được phân thành 2 loại:
Mụn không viêm
Mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Hình thành do sự tắc nghẽn chất bã ở nang lông. Được gọi là mụn đầu đen (nang lông mở trên bề mặt da) và mụn đầu trắng (nang lông đóng trên bền mặt da).
Nhân mụn đầu đen thì dễ lấy nhưng nhân mụn đầu trắng lại khó lấy hơn. Mụn đầu trắng thường là tiền thân của mụn viêm.
Mụn viêm
Bao gồm sẹo, mụn mủ, u nang và nốt sần.
Hình thành do vi khuẩn Propionibacterium acnes tạo ra các mụn có nhân đóng, phá vỡ chất nhờn thành acid béo tự do gây kích ứng biểu mô nang lông, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm gây ra bởi bạch cầu trung tính, lympho bào và làm phá vỡ lớp biểu mô.
Việc các nang viêm vỡ đi vào lớp hạ bì tạo nên các phản ứng viêm mạnh hơn, hình thành nốt sần và mụn mủ.
Triệu chứng mụn trứng cá
Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá
Mụn đầu trắng là các tổn thương có màu da hay màu trắng, đường kính từ 1 – 3 mm; mụn đầu đen có hình dáng tương tự nhưng phần trung tâm thường thẫm màu.
Nốt sần và u nang có thể gây đau.
Sẩn và mụn bọc là những tổn thương có màu đỏ, đường kính từ 2 – 5 mm, tương đối sâu.
Các nốt sần tương đối lớn và sâu hơn sẩn.
U nang là những nốt mềm, hiếm khi hình thành áp xe sâu.
Mụn trứng cá dạng nang để lâu ngày thường gây ra sẹo và rỗ trên mặt.
Mụn bọc thường là dạng nặng nhất của mụn trứng cá, nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới.
Mụn bọc thường gây áp xe và mủ, mụn thường rò mũ, gây sẹo lồi hay sẹo phì đại.
Phần lưng và ngực của bệnh nhân cũng có những thương tổn nặng.
Cánh tay, mông, bụng và da đầu đều có thể bị.
Mụn trứng cá bộc phát (fulminans) là những tổn thương dạng cấp tính, có kèm sốt, đặc trưng bằng sự xuất hiện đột ngột của thương tổn dạng áp xe cho đến hoạt tử xuất huyết.
Có thể có cả tăng bạch cầu và sưng đau khớp.
Viêm da mủ vùng mặt (rosacea fulminans) thường xuất hiện đột ngột trên mặt, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ tuổi.
Có thể tương tự như mụn trứng cá bộc phát, bao gồm các mảng hồng ban, mụn mủ mọc ở trán, má và cằm.
Tác động của mụn trứng cá đối với sức khỏe
Mụn trứng cá là bệnh da liễu phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng làm người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân mụn trứng cá
Ở giai đoạn dậy thì, androgen kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn và quá trình sừng hóa phát triển quá mức.
Một số yếu tố cũng có thể làm khởi phát mụn như sự thay đổi nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, xà phòng không phù hợp.
Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sữa và chế độ ăn có nhiều glycemic với sự khởi phát mụn.
Ánh sáng mặt trời có tác dụng chống viêm, mụn trứng cá có thể giảm đi vào mùa hè.
Một số loại thuốc như corticosteroid, phenytoin, lithium và isoniazid có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Nguy cơ mụn trứng cá
Trẻ dậy thì;
Phụ nữ mãn kinh;
Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mụn trứng cá
Sự thay đổi nội tiết khi có thai hay đến chu kì kinh nguyệt;
Độ ẩm cao;
Đổ mồ hôi nhiều;
Mỹ phẩm, xà phòng không phù hợp;
Ô nhiễm môi trường.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá có thể được chẩn đoán bằng:
Đánh giá các yếu tố gây mụn;
Xác định mức độ bệnh;
Đánh giá tâm lý người bệnh.
Chẩn đoán phân biệt với trứng cá đỏ (không có nhân mụn), trứng cá do corticosteroid gây ra (không có nhân mụn, nhiều mụn mủ), viêm da quanh miệng (thường phân bố quanh mắt và miệng), phát ban dạng mụn trứng cá do dùng thuốc).
Mức độ bệnh được phân ra 3 loại nhẹ, trung bình và nặng dựa vào số lượng và các loại tổn thương, cụ thể như bảng sau:
Mức độ bệnh Định nghĩa
Nhẹ < 20 mụn không viêm hoặc < 15 mụn viêm hoặc tổng số < 30 mụn.
Trung bình 20 – 100 mụn không viêm hoặc 15 – 50 mụn viêm hoặc tổng số 30 – 125 mụn.
Nặng > 5 u nang hoặc > 100 mụn không viêm hoặc > 50 mụn viêm hoặc > 125 mụn.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả
Các biện pháp điều trị bệnh mụn trứng cá:
Mụn không viêm:
Tretinoin.
Mụn viêm nhẹ:
Retinol tại chỗ dùng đơn độc hay phối hợp với kháng sinh đường tại chỗ, benzoyl peroxide hay cả hai.
Mụn viêm trung bình:
Dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc bôi nhưng đối với mụn viêm nhẹ.
Mụn viêm nặng:
Isotretinoin dạng uống.
Mụn nang:
Triamcinolone.
Điều trị mụn trứng cá dùng nhiều loại thuốc bôi tại chỗ hay toàn thân để giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm viêm và số lượng vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc tránh thai đường uống có hiệu quả khi điều trị mụn trứng cá viêm và không viêm.
Spironolactone liều 50 mg/lần/ngày, sau tăng lên 100 đến 150 mg, tối đa 200 mg/lần/ngày có thể hữu ích với phụ nữ.
Các liệu pháp ánh sáng được sử dụng hiệu quả, hầu hết là đối với mụn viêm.
Mụn viêm nhẹ
Điều trị mụn viêm nhẹ nên được điều trị trong 6 tuần hoặc đến khi cho đáp ứng.
Điều trị chính là bôi tretinoin hằng ngày.
Nếu không dung nạp tretinoin, có thể dùng adapalene, tazarotene, acid azelaic, acid glycolic hay salicylic.
Đối với mụn viêm dạng dẩn nhẹ có thể dùng liệu pháp bôi tretinoin và benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh đường tại chỗ hay cả hai.
Nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ thì có thể loại bỏ nhân mụn bằng cách trích nhân mụn, việc này nên được thực hiện bởi bác sĩ hay y tá.
Nếu tổn thương lan rộng, có thể dùng kháng sinh dạng uống.
Mụn viêm trung bình
Điều trị bằng kháng sinh đường toàn thân như minocycline, tetracycline, erythromycin, doxycycline trong ≥ 12 tuần.
Thuốc bôi có thể dùng như đối với mụn viêm nhẹ.
Mụn viêm nặng
Isotretinoin dạng uống là phương pháp điều trị tốt nhất.
Liều dùng thường là 1 mg/kg/ngày trong 16 đến 20 tuần (nhưng có thể tăng lên 2 mg/kg/ngày).
Nếu không dung nạp được tác dụng phụ, có thể giảm liều xuống 0,5 mg/kg/ngày.
Mụn nang
Tiêm 0,1 ml triamcinolone acetonide 2,5 mg/ml.
Các dạng mụn trứng cá khác:
Viêm da mủ vùng mặt:
Điều trị bằng corticosteroid và isotretinoin đường uống.
Mụn trứng cá bộc phát:
Điều trị bằng corticosteroid và kháng sinh toàn thân đường uống.
Mụn bọc:
Điều trị bằng kháng sinh toàn thân, nếu không đáp ứng, điều trị với isotretinoin đường uống.
Sẹo:
Điều trị bằng lột da hóa học, tái tạo da bằng laser.
Tổn thương sâu hơn có thể điều trị bằng cách tách sẹo, bào da hay tiêm collagen, sử dụng chất làm đầy.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa mụn trứng cá
Chế độ sinh hoạt:
Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ nhiều mồ hôi;
Cạo râu cẩn thận;
Thường xuyên gội đầu, không nên để tóc chạm vào mặt;
Không sờ tay lên mặt;
Cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm;
Chống nắng kỹ;
Không tự ý nặn mụn.
Chế độ dinh dưỡng:
Uống đủ nước;
Không ăn nhiều dầu, mỡ;
Bổ sung đầy đủ vitamin;
Không ăn quá cay.
Phương pháp phòng ngừa mụn trứng cá
Giữ làn da luôn sạch sẽ;
Dưỡng ẩm đầy đủ;
Hạn chế trang điểm, nếu có, tẩy trang sạch sẽ;
Bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
Tập thể dục thường xuyên;
Hạn chế căng thẳng stress kéo dài.


10 LOẠI THUỐC TRỊ MỤN TRỨNG CÁ CHO DA NHỜN HIỆU QUẢ NHẤT.

Thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn T3 Mycin
Thuốc T3 Mycin là một loại thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn, do Công ty Hoe Pharmaceuticals Sdn. Bhd.-Malaysia sản xuất.
Sản phẩm chứa thành phần chính là clindamycin phosphate.
Clindamycin phosphate là một loại kháng sinh, có khả năng giúp giảm vi khuẩn trên da, đặc biệt là vi khuẩn Propionibacterium acnes, một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá và mụn viêm nhiều nhất.
Thuốc đặc trị mụn trứng cá Eryfluid
Eryfluid do Công Ty TNHH Pierre Fabre Việt Nam sản xuất, là một loại thuốc đặc trị mụn trứng cá cho da nhờn được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm chứa thành phần chính là erythromycin, đây một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolides.
Thuốc Eryfluid có khả năng kháng khuẩn và giúp giảm vi khuẩn gây mụn trên da, điều trị mụn trứng cá hiệu quả kể cả các loại mụn mủ viêm nhiễm nặng.
Thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn Fucidin
Fucidin là một loại thuốc trị mụn trứng cá của thương hiệu LEO Laboratories Limited, chứa hoạt chất chính là acid fusidic.
Acid fusidic là chất kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ, công dụng tương tự thuốc kháng sinh dùng để trị các chứng bệnh về da liễu do những chủng vi khuẩn, vi sinh vật nhạy cảm gây ra.
Sản phẩm giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây ra nhiễm trung, giảm tình trạng viêm da và sưng da.
Kem trị mụn trứng cá Epiduo
Kem trị mụn trứng cá Epiduo của Công ty Galderma Laboratories - Pháp, chứa hai thành phần chính là benzoyl peroxid và adapalen.
Dòng thuốc này chuyên đặc trị mụn trứng cá trong trường hợp mụn bị viêm nặng, xuất hiện mủ, sưng tấy, bít tắc….
Khi sử dụng kem trị mụn trứng cá Epiduo, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Điều quan trọng là sử dụng kem theo liều lượng và thời gian điều trị được đề xuất và tránh tiếp xúc với mắt, miệng và niêm mạc.
Thuốc trị mụn trứng cá Benzoyl Peroxide
Thuốc Benzoyl Peroxide cũng là một trong những loại thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn hiệu quả và phổ biến.
Loại thuốc này được người dùng đánh giá cao, phù hợp với những trường hợp mụn trứng cá thể nặng, mụn viêm, mụn mủ.
Tuy nhiên, người bệnh cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chữa mụn trứng cá Acid Salicylic
Acid salicylic là một trong những thành phần chính thường được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn trứng cá dành riêng cho da nhờn.
Acid salicylic bản chất là một loại beta - hydroxy acid (BHA) có khả năng thẩm thấu vào lỗ chân lông và có hiệu quả trong việc làm sạch và làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp giảm mụn trứng cá và kiểm soát dầu tự nhiên của da hiệu quả.
Thuốc trị mụn trứng cá Oxy 10
Thuốc trị mụn trứng cá Oxy10 do công ty TNHH Rohto - Mentholatum sản xuất.
Đây là một sản phẩm trị mụn trứng cá cho da nhờn, chứa thành phần chính là benzoyl peroxide với nồng độ 10%.
Benzoyl peroxide là một dạng chất chống vi khuẩn và có khả năng giảm vi khuẩn trên da, nhất là vi khuẩn Propionibacterium acnes - có khả năng gây ra mụn viêm và mụn trứng cá trên da nhờn.
Thuốc uống trị mụn trứng cá Doxycycline
Doxycycline là một loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá trong trường hợp mụn trứng cá nặng và không phản ứng với các phương pháp trị liệu khác.
Thuốc này có tác dụng giảm vi khuẩn gây viêm trên da và giúp làm giảm sưng và mụn.
Doxycycline thường được chỉ định theo đơn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu và chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Liều lượng và thời gian sử dụng của Doxycycline sẽ được điều chỉnh tùy theo trạng thái và mức độ nặng của mụn trứng cá cũng như tình trạng sức khỏe của từng người.
Isotretinoin - Thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn
Isotretinoin là một loại thuốc đặc trị mụn trứng cá, dùng để điều trị cho các trường hợp mụn trứng cá nặng và kháng lại các phương pháp trị liệu khác.
Thuốc này có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của tuyến dầu và giảm tiết dầu tự nhiên của da.
Thuốc chỉ thích hợp dùng cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên và bị các tình trạng như mụn nang, mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá thể nặng.
Thuốc trị mụn Pair của Nhật
Thuốc trị mụn trứng cá Pair của Nhật còn được gọi là Pair Acne W Cream do hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng Lion tại Nhật Bản sản xuất.
Thành phần chính của thuốc gồm isopropylmethylphenol 3mg, ibuprofen piconol 30mg, polysorbate 60, stearyl alcohol, paraben và disodium edetate.
Sản phẩm giúp điều trị mụn trứng cá, giảm sưng tấy và ngăn ngừa mụn tái phát trở lại.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị mụn trứng cá cho da nhờn
Tham khảo ý kiến chuyên gia: 
Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mụn nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng da của bạn và tư vấn về phương pháp trị liệu phù hợp nhất cho da nhờn và mụn trứng cá của bạn.
Sử dụng theo đúng liệu trình: 
Các loại thuốc trị mụn trứng cá thường cần sử dụng liệu trình kéo dài, không nên dừng đột ngột khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng đều đặn và kiên trì trong việc điều trị.
Không kết hợp quá nhiều sản phẩm: 
Tránh kết hợp quá nhiều loại thuốc trị mụn cùng một lúc hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như kem trị mụn, kem chống nắng, hay kem dưỡng da mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Việc kết hợp quá nhiều sản phẩm có thể gây tác dụng phụ và làm cho da trở nên nhạy cảm hơn.
Sử dụng kem chống nắng:
Nếu đang sử dụng thuốc trị mụn, hãy sử dụng kem chống nắng hàng ngày, vì các loại thuốc trị mụn thường làm da trở nên nhạy cảm hơn.
Tránh sử dụng khi mang thai: 
Một số loại thuốc trị mụn trứng cá có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy không sử dụng khi mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Theo dõi tác dụng phụ: 
Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

THUỐC UỐNG ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ
Thuốc uống trị mụn trứng cá
Thuốc uống trị mụn trứng cá là phương pháp điều trị toàn thân vì chúng được hấp thụ khắp cơ thể. Những loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn để người bệnh sử dụng điều trị mụn trứng cá vừa đến nặng do không đáp ứng với các thuốc bôi.
Thuốc kháng sinh
Doxycycline, clarithromycin….
Giúp chống lại vi khuẩn, nhiễm trùng đồng thời có tác dụng làm giảm việc tiết bã nhờn.
Nếu mụn nhẹ, mụn mới khởi đầu thì sẽ dùng kháng sinh bôi, nếu mụn không cải thiện sẽ dùng kháng sinh uống.
Thuốc tránh thai
Chỉ dùng thuốc tránh thai để trị mụn khi thuốc kháng sinh không hiệu quả và mụn trở nên nặng hơn.
Thuốc tránh thai đường uống có tác dụng điều trị mụn thông qua việc điều chỉnh nồng độ nội tiết tố androgen, ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn trong cơ thể.
Androgen là nội tiết tố nam, kích thích da sản xuất bã nhờn.
Buồng trứng, tuyến thượng thận ở phụ nữ thường sản xuất ra lượng androgen thấp, nhưng nếu androgen sản xuất quá nhiều sẽ làm bã nhờn dư thừa gây ra mụn trứng cá.

Có 3 loại thuốc tránh thai đường uống giúp trị mụn được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong điều trị mụn trứng cá bao gồm:
Ortho Tri-Cyclen:
Kết hợp norgestimate và ethinyl estradiol.
Estrostep:
Kết hợp norethindrone acetate và ethinyl estradiol.
Yaz:
Kết hợp drospirenone và ethinyl estradiol.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp như:
Buồn nôn, nhức đầu, đau bụng, đau ngực, giảm ham muốn tình dục.
Trường hợp nặng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn: huyết áp cao, hình thành các cục máu đông, đau tim…
Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn hoặc lạm dụng thuốc tránh thai để tránh ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.
Việc điều trị mụn bằng thuốc tránh thai cần được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng mụn của người bệnh.
Thuốc tránh thai điều chỉnh nồng độ hormone giúp cải thiện mụn với một số phụ nữ.
Phụ nữ không nên sử dụng thuốc tránh thai khi mang thai để trị mụn vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Ngoài ra còn có một số thuốc khác trị mụn trứng cá nhưng cần được bác sĩ ra toa và theo dõi trong quá trình dùng thuốc.

MỤN TRỨNG CÁ THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mụn trứng cá gọi là phấn thích theo y học cổ truyền.
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Bệnh tuy ở ngoài da nhưng lại có sự liên quan mật thiết với các cơ quan nội tạng.
Dấu hiệu nhận biết mụn rất đơn giản, bắt đầu là một nốt mụn nhỏ trên bề mặt da, sau đó hơi gồ lên, mụn to dần khiến vùng da xung quanh đỏ và sưng tấy, có mụn mủ ở trung tâm.
Nếu không trị mụn tận gốc có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho da như mụn cám, mụn mủ, mụn bọc, da bị viêm nhiễm hình thành mụn bọc.
Cách trị mụn trứng cá thuốc đông y
Các bài thuốc đông y trị mụn trứng cá theo kinh nghiệm dân gian:
Bài 1: Thể âm hư
Đối với những người thận âm hư dẫn đến khí huyết lưu thông kém làm sinh mụn thì nên dùng thuốc bổ thận âm để điều trị.
Bài thuốc này bao gồm 20 gam thục địa, 16 gam mạch môn, 12 gam ngưu tất,12 gam trạch tả, 12 gam hoài sơn, 12 gam đan bì, 12 gam bạch linh, 8 gam ngũ vị.
Sau đó sắc cùng 5 bát nước đến khi còn khoảng 3 bát là được. Bạn chia thành 3 lần uống trong một ngày và kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
Bài 2: Thể dương vượng
Người dương vượng sẽ rất dễ gây bốc hỏa, khí huyết không thông làm sinh ra mụn, cần điều trị bằng các bài thuốc, thức uống giúp thanh nhiệt, thông khí huyết.
Để điều trị bằng bài thuốc này, trộn chung hỗn hợp gồm:
12 gam bồ công anh, 12 gam hoàng cầm, 12 gam kinh giới, 12 gam chi tử, 12 gam liên kiều, 4 gam hoàng liên, 12 gam huyền sâm, 6 gam hồng hoa, 12 gam sinh địa, 4 gam cam thảo, 3 quả táo rồi sắc chung với 5 bát nước
Uống 3 lần trong ngày.
Bài 3: Thể khí huyết hư
Người khí huyết hư sinh ra nội nhiệt sinh ra nội nhiệt gây nóng trong người, có thể sinh ra mụn.
Trường hợp này cần dùng thuốc bổ huyết, cân bằng âm dương, điều hòa khí để điều trị.
Tương tự các bài thuốc trên, sắc hỗn hợp gồm:
12 gam đẳng sâm, 12 gam hoàng kì, 12 gam bạch truật, 12 gam đan sâm, 6 gam hồng hoa, 4 gam cam thảo, 3 quả táo, 12 gam đương quy, 8 gam xuyên khung, 12 gam thục địa, 4 gam quế nhục và chia thành 3 lần uống, khi uống thuốc cần kiêng đồ lạnh, nhất là đá lạnh.
Phương pháp xông hơi bằng bài thuốc đông y trị mụn
Là phương pháp kết hợp các vị thuốc với hơi nóng từ nhiệt để tạo nên hiệu quả trị mụn.
Hơi nóng và hơi nước làm giãn nở lỗ chân lông và giãn hệ thống mao mạch, do đó tăng cường hấp thu thuốc ngay tại chỗ.
Các loại thảo dược dùng trong điều trị mụn bằng phương pháp xông hơi thường chứa nhiều tinh dầu thơm như bạc hà, ngải cứu, sả, hoắc hương, hoàng liên,…
Massage, xoa bóp bấm huyệt
Đối với mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể massage, xoa bóp bấm huyệt da mặt hàng ngày.
Xoa bóp, bấm huyệt tại các vùng trên mặt giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, tăng trao đổi chất nên có tác dụng kháng viêm, giúp da tăng bài tiết chất nhờn, làm sạch lỗ chân lông.
Massage mặt giúp giảm tiết dầu, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích da tăng cường tái tạo nên có tác dụng làm mờ sẹo và săn chắc cơ mặt.


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ ( Bộ y tế)
(Acne)



1. ĐỊNH NGHĨA
Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.
Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang...khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã nhờn mặt, lưng, ngực.
Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.
Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.


2. CĂN NGUYÊN, BỆNH SINH
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính.

Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.
a) Tăng tiết chất bã
Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.
b) Sừng hóa cổ nang lông
Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.
c) Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)
Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.
d) Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá
- Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50-59.

- Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ.
- Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.
- Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.
- Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều…làm tăng khả năng bị bệnh.
- Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
- Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…
- Các bệnh nội tiết: một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang…làm tăng trứng cá.
- Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…

- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.



3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
a) Trứng cá thể thông thường (acne vulgaris)
Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:
- Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại.

Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.
- Vị trí thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.
b) Các thể lâm sàng trứng cá nặng
- Trứng cá dạng cục, dạng kén:

Hay gặp ở nam.
Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông.
Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.
- Trứng cá bọc (acne conglobata):

 Là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng.
Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.

- Trứng cá tối cấp (còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét):
Bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.
c) Các thể lâm sàng khác
- Trứng cá trẻ sơ sinh:

Xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh.
Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán.
Tồn tại 5-7 ngày.
- Trứng cá do thuốc:

Do thuốc nội tiết, Azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh thai. Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn không có nhân.
- Trứng cá muộn ở phụ nữ:

Gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.
- Trứng cá do hóa chất:

Do mỹ phẩm, do các chất halogen (clor, brom, iod), do xăng, dầu (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân)
4. CHẨN ĐOÁN
a) Chẩn đoán xác định:

Chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang, tập trung chủ yếu ở vùng tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.
b) Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nang lông
- Giang mai 2 dạng trứng cá
- Dày sừng quanh nang lông
- Á lao sẩn hoại tử

c) Phân độ trứng cá
Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ sau:
- Mức độ nhẹ:

Dưới 20 tổn thương không viêm, hoặc dưới 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương dưới 30.
- Mức độ vừa:

Có 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15- 50 tổn thương viêm, hoặc 20-125 tổng tổn thương.
- Mức độ nặng:

Trên 5 nang, cục hoặc trên 100 tổn thương không viêm, hoặc tổng tổn thương viêm trên 50 hoặc trên 125 tổng tổn thương.


5. ĐIỀU TRỊ
a) Mục tiêu

- Chống tiết nhiều chất bã
- Chống dày sừng cổ tuyến bã
- Chống nhiễm khuẩn

b) Thuốc điều trị
Thuốc bôi tại chỗ
Có thể sử dụng một trong các thuốc sau:
- Retinoid
+ Tác dụng: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

- Benzoyl peroxid
+ Tác dụng: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể P.acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.
+ Dạng thuốc: cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%.
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng.

Nên bôi thuốc vào buổi chiều tối để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.
- Kháng sinh
+ Tác dụng:

Diệt P. acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính.
+ Dạng thuốc:

Tan trong cồn (ví dụ clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da.
Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxide 5%).
- Acid azelaic
+ Tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn.
+ Dạng thuốc: cream 20%.
+ Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.

- Lưu ý:

Có thể phối hợp các loại thuốc bôi nếu bệnh dai dẳng hay tái phát (không phối hợp các chế phẩm thuộc nhóm cyclin với retinoid).
Thuốc dùng toàn thân
- Kháng sinh

+ Doxycyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày sau đó 50 mg/ngày x 2-3 tháng.
+ Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).
+ Trường hợp không có chỉ định của nhóm cycline, có thể dùng kháng sinh nhóm macrolide thay thế.

Tác dụng phụ: thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin).
- Isotretinoin
+ Tác dụng: ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng.
+ Liều dùng: tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày x 2-3 tháng.
+ Tác dụng phụ: khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt.

Lưu ý:
Không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, cho con bú vì nguy cơ gây quái thai (khớp sọ thoái hoá nhanh gây não bé, khó đẻ).

Dùng phối hợp với tetracyclin làm tăng áp lực nội sọ, gây u.
Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
- Hormon:

Thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên.
+ Cách dùng: vỉ 21 viên, bắt đầu uống viên đầu tiên khi có hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên, nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng.
+ Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa

- Thuốc khác:

Vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm.


6. TƯ VẤN
- Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid.
- Rửa mặt bằng xà phòng.
- Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.
- Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý.