GAN NHIỄM MỠ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc khi quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% tế bào gan có chứa các hạt mỡ.
Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ chủ yếu đều có chất béo ứ đọng là triglycerides, một vài trường hợp khác thì chất béo chủ yếu là phospholipids.
Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh di truyền và không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Dựa vào tỷ lệ mỡ trong gan mà bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 03 cấp độ:
Gan nhiễm mỡ cấp độ 1:
Tỷ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trên tổng trọng lượng của gan, đây là giai đoạn đầu của bệnh vì vậy các dấu hiệu thường rất nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Việc cần làm trong điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 là thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2:
Tỷ lệ mỡ ở cấp độ 2 đã lên đến 10 – 25% trọng lượng của gan.
Lúc này, mỡ đã lan rộng ra các mô gan và cơ hoành, tuy vẫn chưa gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có thể tiến triển thành độ 3.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 3:
Là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm mỡ ở gan và là giai đoạn nguy hiểm nhất, rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể tử vong hoặc tăng các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể là kết quả của rất nhiều bệnh lý và thói quen sống khác nhau.
Từ các bệnh lý chuyển hóa, các rối loạn dinh dưỡng, sử dụng thuốc điều trị bệnh cho đến tình trạng nghiện rượu đều có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ:
Đồ uống có cồn:
Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của các loại thuốc.
Béo phì:
Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường.
Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
Mỡ máu cao:
Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.
Tiểu đường:
Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
Sút cân quá nhanh:
Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không
Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì vậy bệnh nhân thường không biết mình mắc bệnh và không được điều trị sớm.
Nếu để tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:
Viêm gan nhiễm mỡ
Mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.
Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỉ lệ tử vong.
Bệnh viêm gan nhiễm mỡ rất cần được tầm soát sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hại này.
Xơ gan
Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ.
Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.
Ung thư gan
Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và tác hại lớn nhất của nó là ung thư gan.
Ung thư gan hình thành dựa trên sự phát triển của bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 1
Khi gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1, lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan.
Đây được xem là giai đoạn nhẹ, lành tính, không nguy hiểm và cũng không có các biểu hiện gì.
Người bệnh không có biểu hiện cụ thể, nếu chỉ khám lâm sàng sẽ rất khó để phát hiện ra.
Cần làm các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu.
Phát hiện và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này theo sự chỉ định của bác sĩ, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ hoàn toàn có thể khỏi.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2
Khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan, bác sĩ xác định người bệnh đang ở giai đoạn hai của bệnh gan nhiễm mỡ.
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rõ hơn như chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Cũng bởi các triệu chứng này khá phổ thông nên rất nhiều người không để ý và bỏ qua, khiến bệnh càng có cơ hội phát triển và nặng thêm.
Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể thấy các mô mỡ đã xuất hiện rõ trên nhu mô gan và cơ hoành.
Chủ quan ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3 nguy hiểm.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 3
Tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan là biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 3.
Bệnh nhân khi đi xét nghiệm sẽ thấy rõ độ lây lan các nhu mỡ tại gan tăng lên nhanh chóng và rõ rệt.
Ở giai đoạn này, các biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng,…
Đây là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất của gan nhiễm mỡ.
Từ đây, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách và kiên trì.
Người bệnh mắc gan nhiễm mỡ có thể có các biểu hiện rối loạn nội tiết tố xảy ra ở cả nam và nữ.
Một số ít trường hợp nam giới mắc bệnh này có thể phát triển tuyến vú, hoặc gặp các vấn đề về cương dương, teo tinh hoàn trong giai đoạn cuối.
Nữ giới có thể tăng, giảm cân bất thường, không rõ lý do, hoặc tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
Khi có các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau nhẹ hạ sườn phải…. cần sớm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa gan mật.
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Siêu âm ổ bụng:
Là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, không xâm lấn, chi phí thấp để chẩn đoán gan nhiễm mỡ.
Nếu nghi ngờ xơ gan có thể siêu âm đo độ đàn hồi gan.
Siêu âm đàn hồi gan:
Đây là một phương pháp mới sử dụng sóng siêu âm khảo sát đàn hồi của mô gan để xác định độ xơ hóa của gan, được thực hiện bằng máy siêu âm Fibroscan.
Xét nghiệm máu:
Kiểm tra chỉ số Cholesterol, Triglycerid, định lượng men gan AST, ALT, GGT xem có tăng hay không.
Nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan, cần xét nghiệm thêm Bilirubin, Albumin, đông máu cơ bản, protein máu
Điều trị gan nhiễm mỡ
Thực tế, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, các bác sĩ chỉ tập trung điều trị theo nguyên tắc loại bỏ hay giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh.
Gan nhiễm mỡ do nghiện rượu:
Ngưng uống rượu.
Gan nhiễm mỡ do dư cân, béo phì:
Phương pháp điều trị thường chú trọng vào việc xây dựng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện khoa học giúp giảm cân.
Gan nhiễm mỡ do nguyên nhân viêm gan siêu vi:
Cần tập trung điều trị để kiểm soát tình trạng viêm và hạn chế những diễn tiến bất lợi có thể dẫn đến xơ gan.
Gan nhiễm mỡ là hậu quả của các bệnh lý chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường:
Kiểm soát lượng đường máu trong mức bình thường.
Gan nhiễm mỡ do sử dụng thuốc:
Ngưng ngay các loại thuốc gây độc cho gan và thay thế thuốc an toàn hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Cùng với việc điều trị tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh gan nhiễm mỡ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa gan nhiễm mỡ như:
Uống trà lá sen khô, trà khổ qua (mướp đắng), trà nhân trần, nước sắc cà gai leo, cây lô hội, hoa bụp giấm (artiso đỏ),…
Đối với người mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thì có thể áp dụng cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà.
Ở giai đoạn 2 thì ngoài việc áp dụng cách giảm gan nhiễm mỡ còn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Cách tốt nhất để phòng ngừa gan nhiễm mỡ là bảo vệ lá gan.
Chủ động bảo vệ gan bằng cách:
Kiểm soát việc ăn uống và cân nặng;
Vận động 30 phút/ngày;
Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái;
Đặt ra giới hạn mức bia rượu nạp vào cơ thể.
Tốt nhất là không uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
Một điều may mắn là gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn.
Lá gan có khả năng tự hồi phục nên nếu điều trị tốt tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì, hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình nhiễm mỡ của gan.
Còn nếu là một người hay uống rượu thì ở một mức độ nào đấy, việc ngừng rượu kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể giúp chữa khỏi bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh, do đó nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
TIP
Top 5 loại thuốc trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Liveritat 500mg
Liveritat 500mg là thuốc điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ.
Thuốc có thành phần chính là L-ornithine-L-aspartate và được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Pharma.
Liveritat 500mg được chỉ định điều trị và hỗ trợ các bệnh gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình trong các trường hợp như:
Viêm gan cấp tính;
Viêm gan mạn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Viêm gan do rượu;
Xơ gan.
Cách dùng và liều lượng:
Người lớn:
Uống từ 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn, sử dụng trong vòng từ 1 - 2 tuần.
Duy trì:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn, sử dụng trong 4 - 5 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Liveritat 500mg chống chỉ định trong các trường hợp như:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Suy thận nặng.
Carsil 90mg
Carsil 90mg được sản xuất bởi công ty Sopharma AD - Bulgari.
Thuốc có hoạt chất chính là Silymarin có tác dụng điều trị bệnh lý về gan.
Carsil 90mg được chỉ định trong các trường hợp như:
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Suy gan;
Viêm gan mạn;
Viêm gan cấp;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi, thời gian dùng tối thiểu là 3 tháng.
Tổn thương gan nặng:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Tổn thương gan từ nhẹ đến trung bình:
Uống 1 viên /lần x 2 lần/ngày.
Đề phòng nhiễm độc gan:
Uống 1 - 2 viên/ngày.
Chống chỉ định của thuốc:
Dị ứng với thành phần có trong thuốc;
Trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Techepa
Thuốc Techepa là thuốc dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan hay xơ gan.
Thuốc có thành phần chính là L-Aspartic Axit và được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Tây.
Techepa được chỉ định điều trị hỗ trợ trong các trường hợp bệnh lý như:
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Hôn mê gan;
Viêm gan cấp;
Viêm gan mạn;
Rối loạn chức năng gan;
Tăng amoniac.
Cách dùng:
Hòa tan 1 gói thuốc với khoảng 20 - 30ml và uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn:
Dùng từ 1 - 2 gói/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Không được sử dụng cho đối tượng này hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định của thuốc Techepa trong các trường hợp sau:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Suy giảm chức năng thận;
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Philiver 200mg
Thuốc Philive 200mg có các thành phần chính là Cardus marianus, Thiamine, Riboflavine, Pyridixine, Calcium pantothenate và Nicotinamide.
Loại thuốc trị gan nhiễm mỡ này được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Inter Pharma.
Philiver 200mg được chỉ định trong các trường hợp như:
Bệnh gan mãn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Người lớn:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn;
Liều lượng có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.
Chống chỉ định của thuốc Philiver 500mg trong các trường hợp như:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Bệnh gan nặng;
Loét dạ dày - tá tràng đang trong giai đoạn tiến triển;
Xuất huyết động mạch;
Hạ huyết áp nặng.
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Cigenol 200mg
Cigenol 200mg có các thành phần chính là Cardus marianus, Vitamin B1, B2, B5, PP. Loại thuốc này được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Inter Pharma.
Cigenol 200mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp như:
Bệnh gan mạn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn;
Liều dùng có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh cũng như tuổi tác của bệnh nhân.
Lưu ý:
Liều dùng của các loại thuốc được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về liều dùng của mỗi loại thuốc để có liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Biện pháp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và thay thế bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè…
Tăng các loại thực phẩm giàu axit omega-3 và hạn chế tiêu thụ đường hoặc đồ ngọt…
Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên:
Ít nhất là 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hãy giảm cân nếu bị thừa cân hoặc béo phì.
Không sử dụng rượu bia.
Tiêm phòng viêm gan B.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
PHÒNG VÀ CHỮA GAN NHIỄM MỠ BẰNG ĐÔNG Y
Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào.
Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
- Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn):
+ Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết):
Xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động.
Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm.
Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận.
Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng.
Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng;
Phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa...
Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động.
Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu.
Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại.
Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu.
Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng;
Tập thở sau khi đã vận động cơ bắp;
Hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em...
Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh.
Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng:
Nước rau má;
Nước nhân trần;
Actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc khi quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% tế bào gan có chứa các hạt mỡ.
Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ chủ yếu đều có chất béo ứ đọng là triglycerides, một vài trường hợp khác thì chất béo chủ yếu là phospholipids.
Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh di truyền và không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Dựa vào tỷ lệ mỡ trong gan mà bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 03 cấp độ:
Gan nhiễm mỡ cấp độ 1:
Tỷ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trên tổng trọng lượng của gan, đây là giai đoạn đầu của bệnh vì vậy các dấu hiệu thường rất nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Việc cần làm trong điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 là thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2:
Tỷ lệ mỡ ở cấp độ 2 đã lên đến 10 – 25% trọng lượng của gan.
Lúc này, mỡ đã lan rộng ra các mô gan và cơ hoành, tuy vẫn chưa gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có thể tiến triển thành độ 3.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 3:
Là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm mỡ ở gan và là giai đoạn nguy hiểm nhất, rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể tử vong hoặc tăng các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể là kết quả của rất nhiều bệnh lý và thói quen sống khác nhau.
Từ các bệnh lý chuyển hóa, các rối loạn dinh dưỡng, sử dụng thuốc điều trị bệnh cho đến tình trạng nghiện rượu đều có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ:
Đồ uống có cồn:
Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của các loại thuốc.
Béo phì:
Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường.
Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
Mỡ máu cao:
Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.
Tiểu đường:
Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
Sút cân quá nhanh:
Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không
Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì vậy bệnh nhân thường không biết mình mắc bệnh và không được điều trị sớm.
Nếu để tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:
Viêm gan nhiễm mỡ
Mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.
Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỉ lệ tử vong.
Bệnh viêm gan nhiễm mỡ rất cần được tầm soát sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hại này.
Xơ gan
Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ.
Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.
Ung thư gan
Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và tác hại lớn nhất của nó là ung thư gan.
Ung thư gan hình thành dựa trên sự phát triển của bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 1
Khi gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1, lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan.
Đây được xem là giai đoạn nhẹ, lành tính, không nguy hiểm và cũng không có các biểu hiện gì.
Người bệnh không có biểu hiện cụ thể, nếu chỉ khám lâm sàng sẽ rất khó để phát hiện ra.
Cần làm các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu.
Phát hiện và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này theo sự chỉ định của bác sĩ, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ hoàn toàn có thể khỏi.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2
Khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan, bác sĩ xác định người bệnh đang ở giai đoạn hai của bệnh gan nhiễm mỡ.
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rõ hơn như chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Cũng bởi các triệu chứng này khá phổ thông nên rất nhiều người không để ý và bỏ qua, khiến bệnh càng có cơ hội phát triển và nặng thêm.
Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể thấy các mô mỡ đã xuất hiện rõ trên nhu mô gan và cơ hoành.
Chủ quan ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3 nguy hiểm.
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 3
Tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan là biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 3.
Bệnh nhân khi đi xét nghiệm sẽ thấy rõ độ lây lan các nhu mỡ tại gan tăng lên nhanh chóng và rõ rệt.
Ở giai đoạn này, các biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng,…
Đây là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất của gan nhiễm mỡ.
Từ đây, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng nếu không được điều trị đúng cách và kiên trì.
Người bệnh mắc gan nhiễm mỡ có thể có các biểu hiện rối loạn nội tiết tố xảy ra ở cả nam và nữ.
Một số ít trường hợp nam giới mắc bệnh này có thể phát triển tuyến vú, hoặc gặp các vấn đề về cương dương, teo tinh hoàn trong giai đoạn cuối.
Nữ giới có thể tăng, giảm cân bất thường, không rõ lý do, hoặc tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
Khi có các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau nhẹ hạ sườn phải…. cần sớm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa gan mật.
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Siêu âm ổ bụng:
Là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, không xâm lấn, chi phí thấp để chẩn đoán gan nhiễm mỡ.
Nếu nghi ngờ xơ gan có thể siêu âm đo độ đàn hồi gan.
Siêu âm đàn hồi gan:
Đây là một phương pháp mới sử dụng sóng siêu âm khảo sát đàn hồi của mô gan để xác định độ xơ hóa của gan, được thực hiện bằng máy siêu âm Fibroscan.
Xét nghiệm máu:
Kiểm tra chỉ số Cholesterol, Triglycerid, định lượng men gan AST, ALT, GGT xem có tăng hay không.
Nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan, cần xét nghiệm thêm Bilirubin, Albumin, đông máu cơ bản, protein máu
Điều trị gan nhiễm mỡ
Thực tế, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, các bác sĩ chỉ tập trung điều trị theo nguyên tắc loại bỏ hay giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh.
Gan nhiễm mỡ do nghiện rượu:
Ngưng uống rượu.
Gan nhiễm mỡ do dư cân, béo phì:
Phương pháp điều trị thường chú trọng vào việc xây dựng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện khoa học giúp giảm cân.
Gan nhiễm mỡ do nguyên nhân viêm gan siêu vi:
Cần tập trung điều trị để kiểm soát tình trạng viêm và hạn chế những diễn tiến bất lợi có thể dẫn đến xơ gan.
Gan nhiễm mỡ là hậu quả của các bệnh lý chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường:
Kiểm soát lượng đường máu trong mức bình thường.
Gan nhiễm mỡ do sử dụng thuốc:
Ngưng ngay các loại thuốc gây độc cho gan và thay thế thuốc an toàn hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Cùng với việc điều trị tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh gan nhiễm mỡ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa gan nhiễm mỡ như:
Uống trà lá sen khô, trà khổ qua (mướp đắng), trà nhân trần, nước sắc cà gai leo, cây lô hội, hoa bụp giấm (artiso đỏ),…
Đối với người mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thì có thể áp dụng cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà.
Ở giai đoạn 2 thì ngoài việc áp dụng cách giảm gan nhiễm mỡ còn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Cách tốt nhất để phòng ngừa gan nhiễm mỡ là bảo vệ lá gan.
Chủ động bảo vệ gan bằng cách:
Kiểm soát việc ăn uống và cân nặng;
Vận động 30 phút/ngày;
Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái;
Đặt ra giới hạn mức bia rượu nạp vào cơ thể.
Tốt nhất là không uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
Một điều may mắn là gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn.
Lá gan có khả năng tự hồi phục nên nếu điều trị tốt tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì, hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình nhiễm mỡ của gan.
Còn nếu là một người hay uống rượu thì ở một mức độ nào đấy, việc ngừng rượu kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể giúp chữa khỏi bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh, do đó nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
TIP
Top 5 loại thuốc trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Liveritat 500mg
Liveritat 500mg là thuốc điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ.
Thuốc có thành phần chính là L-ornithine-L-aspartate và được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Pharma.
Liveritat 500mg được chỉ định điều trị và hỗ trợ các bệnh gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình trong các trường hợp như:
Viêm gan cấp tính;
Viêm gan mạn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Viêm gan do rượu;
Xơ gan.
Cách dùng và liều lượng:
Người lớn:
Uống từ 1 - 2 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn, sử dụng trong vòng từ 1 - 2 tuần.
Duy trì:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn, sử dụng trong 4 - 5 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Liveritat 500mg chống chỉ định trong các trường hợp như:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Suy thận nặng.
Carsil 90mg
Carsil 90mg được sản xuất bởi công ty Sopharma AD - Bulgari.
Thuốc có hoạt chất chính là Silymarin có tác dụng điều trị bệnh lý về gan.
Carsil 90mg được chỉ định trong các trường hợp như:
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Suy gan;
Viêm gan mạn;
Viêm gan cấp;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi, thời gian dùng tối thiểu là 3 tháng.
Tổn thương gan nặng:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
Tổn thương gan từ nhẹ đến trung bình:
Uống 1 viên /lần x 2 lần/ngày.
Đề phòng nhiễm độc gan:
Uống 1 - 2 viên/ngày.
Chống chỉ định của thuốc:
Dị ứng với thành phần có trong thuốc;
Trẻ dưới 12 tuổi.
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Techepa
Thuốc Techepa là thuốc dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan hay xơ gan.
Thuốc có thành phần chính là L-Aspartic Axit và được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Tây.
Techepa được chỉ định điều trị hỗ trợ trong các trường hợp bệnh lý như:
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Hôn mê gan;
Viêm gan cấp;
Viêm gan mạn;
Rối loạn chức năng gan;
Tăng amoniac.
Cách dùng:
Hòa tan 1 gói thuốc với khoảng 20 - 30ml và uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn:
Dùng từ 1 - 2 gói/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Không được sử dụng cho đối tượng này hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định của thuốc Techepa trong các trường hợp sau:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Suy giảm chức năng thận;
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Philiver 200mg
Thuốc Philive 200mg có các thành phần chính là Cardus marianus, Thiamine, Riboflavine, Pyridixine, Calcium pantothenate và Nicotinamide.
Loại thuốc trị gan nhiễm mỡ này được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Inter Pharma.
Philiver 200mg được chỉ định trong các trường hợp như:
Bệnh gan mãn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Người lớn:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn;
Liều lượng có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân.
Chống chỉ định của thuốc Philiver 500mg trong các trường hợp như:
Dị ứng với thành phần của thuốc;
Bệnh gan nặng;
Loét dạ dày - tá tràng đang trong giai đoạn tiến triển;
Xuất huyết động mạch;
Hạ huyết áp nặng.
Thuốc trị gan nhiễm mỡ Cigenol 200mg
Cigenol 200mg có các thành phần chính là Cardus marianus, Vitamin B1, B2, B5, PP. Loại thuốc này được sản xuất bởi công ty TNHH Phil Inter Pharma.
Cigenol 200mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp như:
Bệnh gan mạn tính;
Gan nhiễm mỡ;
Xơ gan;
Nhiễm độc gan.
Cách dùng và liều dùng:
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày sau ăn;
Liều dùng có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh cũng như tuổi tác của bệnh nhân.
Lưu ý:
Liều dùng của các loại thuốc được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về liều dùng của mỗi loại thuốc để có liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Biện pháp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và thay thế bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè…
Tăng các loại thực phẩm giàu axit omega-3 và hạn chế tiêu thụ đường hoặc đồ ngọt…
Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên:
Ít nhất là 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hãy giảm cân nếu bị thừa cân hoặc béo phì.
Không sử dụng rượu bia.
Tiêm phòng viêm gan B.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
PHÒNG VÀ CHỮA GAN NHIỄM MỠ BẰNG ĐÔNG Y
Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào.
Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
- Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn):
+ Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết):
Xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động.
Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm.
Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận.
Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng.
Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng;
Phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa...
Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động.
Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu.
Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại.
Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu.
Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng;
Tập thở sau khi đã vận động cơ bắp;
Hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em...
Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh.
Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng:
Nước rau má;
Nước nhân trần;
Actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g.
Sắc uống ngày một thang.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Gan nhiễm mỡ (nội tiết)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.