BỆNH LẬU CẢ NAM VÀ NỮ
NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn.
- Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:
+ Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
+ Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.
+ Dài khoảng 1m, rộng 0,8m, khoảng cách giữa 2 cầu khuẩn=1/5 chiều rộng.
+ Nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin
+ Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
Cách lây truyền bệnh
- Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Nếu đã từng quan hệ tình dục không an toàn, nên đi xét nghiệm bệnh lậu hoặc thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện mình có bị lây truyền bệnh hay không.
- Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu tắm, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
- Mẹ mắc lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh do đó, khi mắc bệnh lậu, để tránh lây truyền cho con mình, bạn nên thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh.
Biểu hiện bệnh
Nam giới Lậu cấp
- Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3 - 5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần.
Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Người bị bệnh thường có các biểu hiện như:
+ Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
+ Nhiều mủ, đái ra mủ.
+ Đái buốt, đái rắt.
Lậu mạn
- Thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
- Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết hơn, tuy nhiên có thể thấy các triệu chứng:
+ Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”);
+ Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo sau;
+ Có thể có các biến chứng như áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh,…
Nữ giới Lậu cấp
Biển hiện của bệnh lậu
Thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn nam, trung bình 5-7 ngày.
Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
- Mủ ở âm hộ;
- Lỗ niệu đạo viêm đỏ;
- Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ;
- Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhầy.
Nếu như thấy những biểu hiện, triệu chứng bất thường này ở bộ phận sinh dục, nên đi thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu và điều trị bệnh ngay.
Lậu mạn
Triệu chứng bệnh nghèo nàn, chủ yếu là “khí hư” giống bất cứ viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu ở họng, hầu:
Do quan hệ sinh dục - miệng.
+ Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng.
+ Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
- Lậu hậu môn – trực tràng
+ Ở nam: do quan hệ sinh dục hậu môn.
+ Ở nữ: do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
+ Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhầy hoặc không có gì.
- Lậu mắt:
+ Lậu mắt ở trẻ sơ sinh:
Bệnh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày.
Có thể bị 1 hoặc cả hai mắt.
Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và loét.
+ Lậu mắt ở người lớn:
Có thể do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch).
Người bệnh thường có biểu hiện viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
- Viêm âm hộ:
+ Có thể gặp ở trẻ gái bị cưỡng dâm, bé gái bò lê la dưới đất, hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục.
+ Biểu hiện âm hộ viêm đỏ, có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
Biến chứng bệnh lậu
Ở nam giới
- Xơ hóa và hẹp niệu đạo:
Biểu hiện bằng tiểu khó, tiểu rắt.
Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (như chiếc đũa), niệu đạo hẹp nhỏ.
- Áp xe tuyến Littre: Dương vật sưng nề biến dạng.
- Viêm tiền liệt tuyến: Bệnh nhân thường có sốt cao, mệt mỏi, tiểu rắt.
Khám tuyến tiền liệt sưng to và đau.
- Viêm túi tinh: thường kín đáo, có thể thấy: xuất tinh đau buốt, tinh dịch lẫn máu.
- Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn: thường bị một bên.
+ Mào tinh hoàn to, không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn;
+ Tinh hoàn to và đau;
+ Sốt;
+ Vô sinh.
Ở nữ giới
- Áp xe tuyến Skene, tuyến Bartholin: các tuyến viêm sưng đau tạo thành tuyến mủ vỡ ra ngoài hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến.
- Viêm niêm mạc tử cung: Bệnh nhân có sốt, đau bụng dưới.
Khám thấy cổ tử cung to, đau, ra máu bất thường ở âm đạo.
- Viêm phần phụ, áp xe phần phụ hai bên: Sốt 38-39 độ C, đau hai hố chậu, tiến triển mãn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng dẫn tới vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
Biến chứng hay gặp ở nam, nữ giới
- Viêm kết mạc - giác mạc;
- Vô sinh;
- Viêm tiết niệu ngược dòng, bàng quang, viêm bàng quang, thận và bể thận;
- Nhiễm lậu lan tỏa: Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc, viêm gan, viêm khớp.
Xét nghiệm bệnh lậu và chẩn đoán bệnh
- Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
- Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ.
- Xét nghiệm bệnh lậu:
+ Nhuộm Gram thấy song cầu Gram “âm” trong bạch cầu đa nhân trung tính.
+ PCR lậu dương tính.
+ Nuôi cấy, làm kháng sinh đồ
+ Ngoài chẩn đoán bằng xét nghiệm bệnh lậu, nên làm thêm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HPV định tính, định type,...
Nguyên tắc điều trị ngoài xét nghiệm bệnh lậu
Thông qua thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu. Nếu phát hiện kết quả dương tính nên:
- Điều trị sớm;
- Điều trị đúng phác đồ;
- Đưa bạn tình đi xét nghiệm bệnh lậu, nếu phát hiện dương tính nên điều trị cả bạn tình.
- Tuân thủ chế độ điều trị:
Không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
- Điều trị đồng thời Chlamydia.
TIP
Bệnh lậu là tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới.
Bệnh ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, điển hình như: đường sinh dục, họng, trực tràng, khớp…
Nếu tình trạng này không được phát hiện và chữa trị sớm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Tình trạng này có thể liên thể liên quan đến bộ phận sinh dục, miệng hoặc trực tràng.
Nam giới mắc bệnh thường cảm thấy buốt, nóng rát khi đi tiểu, chảy dịch hoặc mủ từ lỗ sáo dương vật hoặc kèm theo đau tinh hoàn.
Nữ giới sẽ thấy nóng rát hoặc buốt khi đi tiểu, bí tiểu, tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh hoặc đau vùng chậu.
Bệnh lậu thường lây lan nhanh nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Bệnh cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sinh con, theo đó, ảnh hưởng phần lớn đến mắt của trẻ sơ sinh.
Nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ rệt nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể lan đến van tim hoặc khớp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh lậu?
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, cụ thể là các nhóm nguyên nhân sau:
Lây truyền trong quá trình giao hợp bằng đường hậu môn, âm đạo, miệng…
Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với vùng bị nhiễm bệnh của người khác, bao gồm: dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn…
Truyền từ mẹ sang con khi sinh thường.
Vi khuẩn Lậu không có khả năng tồn tại lâu ở bên ngoài cơ thể, do đó rất ít nguy cơ mắc bệnh khi chạm vào các đồ vật như: bệ ngồi trong nhà vệ sinh, quần áo…
Đường lây truyền của bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục khi dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn đối tác bị nhiễm bệnh, kể cả khi không xuất tinh.
Tình trạng này cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh thường.
Những người từng mắc bệnh và được điều trị vẫn có nguy cơ tái nhiễm nếu tiếp tục giao hợp với người nhiễm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Quan hệ tình dục với nhiều người.
Trẻ tuổi.
Quan hệ tình dục với một đối tác mới.
Có tiền sử mắc bệnh lậu trước đây.
Đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Dấu hiệu bệnh lậu thường gặp
1. Ở nam giới
Bao gồm cả nam giới chuyển giới, phụ nữ chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có dương vật, thường có triệu chứng rõ hơn khi mắc bệnh lậu.
Thời gian ủ bệnh từ 1 vài ngày cho đến 1 tuần.
Trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng mờ nhạt và người bệnh thường bỏ qua.
Khi phát bệnh thường có những triệu chứng sau:
Lỗ sáo dương vật tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Đau và sưng tinh hoàn.
2. Ở nữ giới
Bao gồm cả phụ nữ chuyển giới, nam chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có âm đạo, thường không có triệu chứng rõ rệt khi mắc bệnh lậu.
Đây là lý do tại sao việc xét nghiệm là thực sự cần thiết để phát hiện phơi nhiễm.
Một số dấu hiệu điển hình có thể nhận thấy bao gồm:
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc trắng bất thường.
Đau vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
Đau khi quan hệ tình dục.
Đau hoặc rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
3. Ở mọi giới tính
Mọi giới tính đều có thể bị nhiễm bệnh lậu ở cổ họng (thông qua quan hệ tình dục bằng miệng trên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn) hoặc trực tràng (thông qua quan hệ tình dục đường hậu môn).
Những loại này thường ít phổ biến hơn với triệu chứng cụ thể như:
Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, khó nuốt.
Hậu môn ngứa, tiết dịch, đau khi đi đại tiện.
Bệnh lậu có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Ở nữ giới, bệnh lậu có nguy cơ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể gồm:
Theo thời gian, vi khuẩn sẽ di chuyển vào đường sinh sản, gây ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu (PID) với các triệu chứng đau đớn dữ dội.
Nếu gây viêm mủ vòi trứng, thường để lại sẹo ở ống dẫn trứng, khiến việc mang thai gặp khó khăn, có thể gây thai ngoài tử cung (xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung).
Lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.
Ở nam giới, một số biến chứng nghiêm trọng phải kể đến gồm:
Hình thành sẹo ở niệu đạo.
Hình thành áp xe bên trong dương vật, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh gần tinh hoàn.
Nhiễm trùng làn vào máu, gây ra các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như: viêm khớp, tổn thương van tim…
Khi nào cần gặp bác sĩ
Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch bất thường như mủ từ âm đạo, dương vật hoặc trực tràng.
Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?
Xét nghiệm nước tiểu:
Thấy nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào viêm bong và vi khuẩn
Kiểm tra mẫu dịch:
Lấy mẫu dịch từ dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng để mang đi xét nghiệm nhuộm và soi tươi (có kết quả sau khoảng 30 phút) hoặc nuôi cấy định danh vi khuẩn (có thể mất 48 – 72h để cho ra kết quả kèm theo kháng sinh đồ).
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bởi bệnh lậu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là chlamydia.
Xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị.
Cách điều trị bệnh lậu
1. Điều trị bệnh lậu ở người trưởng thành
Các trường hợp này thường được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
Hiện nay, chủng Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc đang nổi lên, do đó bệnh lậu không biến chứng nên được điều trị bằng thuốc Ceftriaxone hoặc Spectinomycin dạng tiêm kết hợp Azithromycin đường uống.
Nếu người bệnh di ứng với thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, bác sĩ có thể chỉ định dùng nhóm Quinolon đường uống hoặc Gentamicin đường tiêm và Azithromycin đường uống.
2. Điều trị bệnh lậu cho đối tác quan hệ tình dục
Đối tác quan hệ tình dục của người mắc bệnh lậu cũng nên đi xét nghiệm ngay khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
3. Điều trị bệnh lậu cho trẻ sơ sinh
Người mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền sang trẻ nhỏ trong quá trình sinh.
Đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu
Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh lậu là quan hệ tình dục an toàn, dưới đây là một số giải pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ở mức tối đa:
Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Không quan hệ tình dục với người đang có triệu chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lậu.
Tránh quan hệ cùng lúc với nhiều người.
Đi xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đi xét nghiệm bệnh lậu và cả bạn tình của bạn cũng đi xét nghiệm.
Các câu hỏi thường gặp
1. Nên làm gì khi phát hiện mắc bệnh lậu?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh lậu, cần được điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Đối tác quan hệ tình dục cũng phải tham gia xét nghiệm và kiểm tra để chẩn đoán được tình trạng.
Trong giai đoạn này, kiêng giao hợp nhằm chống lây lan nhiễm trùng.
2. Bệnh lậu có mùi không?
Khí hư có mùi hôi không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh lậu.
Theo đó, dịch tiết âm đạo có mùi, đặc biệt là mùi tanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, không liên quan đến tình trạng này.
Nếu nhận thấy mùi bất thường và lo lắng về sức khỏe, người bệnh nên chủ động liên hệ sớm với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán sớm.
3. Chlamydia hay bệnh lậu, bệnh nào tệ hơn?
Cả bệnh lậu và chlamydia đều rất dễ lây lan và có nguy cơ gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe nếu không điều trị kịp thời.
Nên chủ động ngăn ngừa từ sớm bằng cách thực hành tình dục an toàn.
Trong trường hợp phát hiện bản thân hoặc đối tác bị nhiễm bệnh, việc chủ động liên hệ sớm với bác sĩ là vô cùng cần thiết.
BỆNH LẬU Ở NAM LÀ GÌ?
Bệnh lậu ở nam là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), xuất hiện do hoạt động của vi khuẩn lậu cầu Neisseria.
Tình trạng này có thể dẫn đến vô vàn các vấn đề sức khỏe lâu dài, thậm chí là vô sinh.
Bệnh phát triển chủ yếu ở những vùng ẩm ướt, có nhiệt độ cao trong cơ thể nam giới, chẳng hạn như: niệu đạo, mắt, họng, hậu môn,…
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nam giới
Nam giới mắc bệnh lậu khi vi khuẩn N. gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể thông qua qua dịch nhờn sinh dục do giao hợp không an toàn, kể cả quan hệ bằng miệng, hậu môn và âm đạo. Người từng bị bệnh lậu trước đó cũng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.
Nhiễm trùng thường bắt đầu ở niệu đạo sau đó lan dần sang những cơ quan khác.
Tình trạng không được điều trị còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh lậu ở nam lây qua đường nào?
Bệnh lậu ở nam lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm: giao hợp qua đường âm đạo, hậu môn, miệng hoặc dùng chung đồ chơi tình dục chưa được làm sạch. Việc tiếp xúc gần bộ phận sinh dục nhiễm bệnh nhưng không xâm nhập cũng có thể dẫn đến tình trạng phơi nhiễm.
Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan trong hoạt động tình dục.
Không phải tất cả các hành vi thân mật hoặc tiếp xúc các chất dịch từ cơ thể đều có nguy cơ mắc bệnh.
Một số yếu tố không gây lây truyền bệnh lậu nhưng thường xuyên bị hiểu nhầm gồm:
Hôn, ôm hoặc nắm tay.
Chia sẻ thức ăn, đồ uống hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác.
Sử dụng nhà vệ sinh sau người khác.
Ho, hắt hơi.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam thường gặp
Nam giới không phải lúc nào cũng có thể nhận thấy triệu chứng bệnh lậu một cách rõ rệt.
Đây là vấn đề đáng lo ngại khi nhiều người vẫn lây truyền bệnh cho đối tác trong khi bản thân không hay biết.
Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
Tăng tần suất đi tiểu hoặc thường xuyên phải đi tiểu gấp.
Dịch tiết ra từ dương vật trông giống như mủ, có thể có màu vàng, trắng, be hoặc hơi xanh.
Lỗ dương vật đổi màu hoặc sưng đau bất thường.
Ngứa và đau vùng hậu môn.
Trực tràng chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
Đau khi đi đại tiện.
Đau họng dai dẳng.
Viêm và đỏ trong cổ họng.
Sưng các hạch bạch huyết ở cổ.
Sốt.
Kích ứng mắt, đau mắt.
Sưng mí mắt.
Mắt bị viêm và đỏ.
Xuất hiện chất nhầy màu trắng hoặc vàng xung quanh mắt.
Các triệu chứng bệnh lậu ở nam có thể xuất hiện trong vòng 2 – 30 ngày sau khi tiếp xúc.
Trong nhiều trường hợp, bệnh chỉ được phát hiện trong quá trình chẩn đoán và thăm khám.
Yếu tố rủi ro tăng khả năng nhiễm bệnh lậu ở đàn ông
Nam giới dưới 25 tuổi có hoạt động tình dục.
Có đối tác tình dục mới.
Đối tác tình dục có một đối tác tình dục mới.
Có nhiều hơn một đối tác tình dục.
Bị bệnh lậu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
Biến chứng bệnh lậu ở nam giới
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu ở nam giới bao gồm:
Vô sinh.
Hẹp niệu đạo.
Viêm tinh hoàn.
Đau và viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng, đau khớp, viêm gan, viêm van tim và tổn thương não.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.
Chẩn đoán bệnh lậu ở nam bằng cách nào?
Đối với nam giới mắc bệnh lậu, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng cũng như tần suất, chất lượng hoạt động tình dục trước đó.
Nước tiểu hoặc dịch lấy ra từ cơ thể sẽ được mang đi xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn (nếu có). Cụ thể như sau:
Tiến hành kiểm tra vùng chậu.
Lấy mẫu dịch từ dương vật, cổ họng, trực tràng để đem đi xét nghiệm.
Lấy mẫu nước tiểu để đem đi xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ thảo luận để lựa chọn phương pháp xét nghiệm tốt nhất cho từng trường hợp.
Cũng có thể được kiểm tra để tìm dấu hiệu bệnh Chlamydia.
Những nhiễm trùng này thường có xu hướng xảy ra cùng nhau.
Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới
Người bệnh và đối tác quan hệ tình dục cần thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lậu.
Bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm Ceftriaxone, với liều lượng dựa trên cân nặng, cụ thể như sau:
Tiêm 500 miligam Ceftriaxone đối với cân nặng dưới 150 kg.
Tiêm 1 gram Ceftriaxone đối với cân nặng lớn hơn 150 kg.
Nếu người bệnh bị dị ứng với Ceftriaxone, bác sĩ có thể tiêm một mũi Gentamicin (240 miligam) cộng với 2 gam Azithromycin, kết hợp uống Azithromycin.
Một số đơn thuốc bổ sung như doxycycline thường được chỉ định dùng bổ sung để loại bỏ đồng nhiễm Chlamydia.
Sau quá trình điều trị này, vi khuẩn được loại bỏ khỏi cơ thể.
Nam giới cần lưu ý rằng, thuốc không thể đem đến các hiệu quả như:
Hoàn tác bất kỳ tổn thương nào mà nhiễm trùng đã gây ra cho cơ thể.
Bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh lậu trong tương lai.
Thực hiện các bước phòng ngừa nghiêm ngặt để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi tái nhiễm sau điều trị.
BỆNH LẬU Ở NỮ
Bệnh lậu ở nữ là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau, điển hình gồm: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp…
Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc theo dõi, thăm khám kịp thời là thực sự cần thiết.
Bệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.
Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, có khoảng 50 – 70% ca cũng nhiễm đồng thời Chlamydia (một loại vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục).
Vi khuẩn gây lậu phát triển và sinh sản trong những điều kiện rất cụ thể, bao gồm:
Tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo và tử cung của nữ giới.
Có thể sống trong niệu đạo.
Phía sau cổ họng (do quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc trong trực tràng (do quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
Vi khuẩn gây bệnh lậu ở nữ không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài giây hoặc vài phút, không có khả năng tồn tại lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân…
Ngoài ra, bệnh cũng rất ít nguy cơ lây truyền khi tiếp xúc thông qua bồn cầu hay tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ là do hoạt động của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
Nhóm vi sinh vật này lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục, bao gồm đường âm đạo, miệng và hậu môn.
Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau một vài ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm, nhiều trường hợp có thể muộn hơn.
Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy ở nữ giới gồm:
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Bí tiểu
Đau tức bụng dưới
Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu ở nữ giới có thể lây lan qua các con đường sau:
Quan hệ tình dục với đối tác bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các hình thức giao hợp không an toàn: quan hệ qua âm đạo, hậu môn, miệng.
Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhẹ, dễ gây nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang.
Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
Đau rát khi đi tiểu.
Tăng tiết dịch âm đạo.
Chảy máu âm đạo bất thường.
Đau tức bụng dưới
Bệnh lậu phát triển trực tràng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
Ngứa hậu môn.
Đau nhức trực tràng.
Chảy máu.
Đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở miệng (hay còn gọi là bệnh lậu ở họng), do hoạt động của vi khuẩn Gram âm hình cầu khuẩn – Neisseria gonorrhoeae.
Nhiễm trùng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đối tác có chứa Neisseria gonorrhoeae.
Bệnh thường phát triển trong hầu họng, gây viêm mô tại chỗ và dường như không có dấu hiệu rõ rệt.
Đôi khi, triệu chứng điển hình là đau đi kèm cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn.
Đối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường?
Các đối tượng nữ giới thuộc nhóm nguy cơ sau đây sẽ có khả năng dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường:
Nữ giới có hoạt động tình dục.
Có nhiều đối tác tình dục.
Có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đối tác tình dục bị nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?
Bệnh lậu ở nữ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm.
Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Bệnh lậu ở nữ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
Gây nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng.
Bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu (PID).
Vi khuẩn lậu di chuyển lên đường sinh sản từ âm đạo đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, gây viêm và nhiễm trùng.
Vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng ống dẫn trứng, có thể để lại sẹo, ngăn không cho tinh trùng thụ tinh với trứng, dẫn đến vô sinh.
Trứng đã thụ tinh có thể bị kẹt trong ống dẫn trứng (vị trí đã bị tổn thương), dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng lậu lan vào máu, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khắp cơ thể, bao gồm: đau khớp, viêm gân, tử vong…
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền sang cho thai nhi, gây mù loà, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của em bé.
Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu có thể đối mặt với nguy cơ cao nhiễm HIV.
Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?
Xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch âm đạo bằng phương pháp PCR
Nhuộm bệnh phẩm, soi tươi tìm vi khuẩn
Nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung hoặc niệu đạo).
Xét nghiệm dịch trực tràng (nhuộm và soi tươi, nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ)
Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, đường uống, đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn.
Tránh quan hệ tình dục cho đến 7 – 10 ngày sau khi hoàn thành toàn bộ liệu trình dùng thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị bệnh lậu.
Các đối tác tình dục đã quan hệ trong vòng 60 ngày qua cũng nên đi xét nghiệm.
Phòng ngừa ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giới
Chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết.
Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nên sử dụng bao cao su ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi xuất tinh.
Sử dụng màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng – âm đạo.
Luôn chắc chắn rằng đối tác tình dục đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu.
Đi xét nghiệm, khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu.
Nên chung thuỷ với mối quan hệ một vợ một chồng, tránh có quá nhiều đối tác tình dục.
Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như: nóng rát khi đi tiểu, nổi mẩn đỏ hoặc đau bộ phận sinh dục.
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5165/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021)
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn.
Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca.
Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.
2. CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình từ 3-5 ngày.
Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày.
Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
2.1.1. Nhiễm lậu cầu không biến chứng
- Nam giới:
Thường có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiểu buốt.
Khám thấy dịch tiết niệu đạo có thể ít hoặc nhiều, nhầy hoặc mủ.
- Nữ giới:
Thường không có triệu chứng cơ năng, dưới 50% bệnh nhân có tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục.
Khám thấy dịch âm đạo và viêm cổ tử cung, có thể có mủ.
Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị.
- Lậu trực tràng:
Phần lớn không có triệu chứng ở cả hai giới; đôi khi có đau hoặc tiết dịch ở hậu môn, trực tràng.
- Lậu hầu họng:
Chủ yếu không có triệu chứng, có thể đau họng nhẹ và viêm họng.
2.2.2. Nhiễm lậu cầu có biến chứng
- Ở nam giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Nguy cơ biến chứng tăng lên khi bị tái nhiễm nhiều lần.
- Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng và áp xe vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
- Ở trẻ sơ sinh, viêm kết mạc mắt do lậu có biểu hiện chảy mủ ở mắt và sưng mí mắt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, sẹo giác mạc và mù.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Nhuộm Gram
- Nhuộm Gram thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
- Là xét nghiệm dễ làm, ít tốn kém và có giá trị giúp chẩn đoán sơ bộ bệnh lậu, đặc biệt là ở bệnh nhân nam có triệu chứng.
Tuy nhiên, chỉ 50-70% trường hợp lậu không triệu chứng ở nam giới là dương tính với nhuộm Gram, do đó nhuộm Gram âm tính không đủ để loại trừ bệnh.
- Xét nghiệm nhuộm Gram ít tin cậy hơn đối với bệnh phẩm cổ tử cung và trực tràng do độ nhạy thấp (độ nhạy khi soi bệnh phẩm cổ tử cung là 30-50%).
2.2.2. Nuôi cấy
- Nuôi cấy phân lập lậu cầu trên môi trường Thayer-Martin chứa vancomycin là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh (độ nhạy đối với lậu niệu đạo và cổ tử cung là 85-95%), đồng thời xác định được sự nhạy cảm của vi khuẩn lậu với kháng sinh qua kháng sinh đồ.
- Việc phân lập N. gonorrhoeae một cách tối ưu đòi hỏi phải lấy bệnh phẩm tốt, cấy kịp thời vào môi trường nuôi cấy thích hợp, vận chuyển đúng cách và ủ trong môi trường thích hợp.
- Vị trí lấy bệnh phẩm có tỷ lệ dương tính cao nhất ở nam giới là niệu đạo, ở nữ giới là cổ tử cung.
2.2.3. Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests - NAATs)
- Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (hay còn gọi là xét nghiệm khuếch đại gen, trong đó có xét nghiệm PCR) để phát hiện axit nucleic của vi khuẩn lậu.
- Độ đặc hiệu và độ nhạy cao (độ nhạy trên 90%), cao hơn so với nuôi cấy, có thể sử dụng nhiều loại bệnh phẩm như nước tiểu, dịch âm đạo, cổ tử cung và dịch niệu đạo.
Các kĩ thuật NAATs khác nhau có độ nhạy khác nhau, bệnh phẩm trực tràng và hầu họng thường có độ nhạy thấp.
- Xét nghiệm NAATs phổ biến nhất hiện nay là Real time PCR đa mồi, thường kết hợp chẩn đoán cùng lúc hai bệnh lậu và Chlamydia.
- Hạn chế: không cung cấp được thông tin về tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
2.3. Chẩn đoán bệnh lậu
2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng:
+ Tiết dịch hoặc mủ ở niệu đạo/âm đạo, kèm tiểu buốt.
+ Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
- Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram (bệnh phẩm dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung) thấy song cầu Gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
Nếu nhuộm Gram âm tính cần thêm ít nhất một trong hai xét nghiệm nuôi cấy hoặc xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để khẳng định chẩn đoán.
+ Nuôi cấy: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lậu.
+ Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic.
- Tại cơ sở không có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể dựa vào lâm sàng.
Tại cơ sở có điều kiện, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lậu sinh dục:
+ Nhiễm Chlamydia trachomatis
+ Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
+ Nấm Candida âm hộ - âm đạo
+ Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.
+ Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).
- Lậu hậu môn trực tràng:
Chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.
- Lậu hầu họng:
Chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…
- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh:
Chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae…
3. ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình.
Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến chứng.
3.2. Điều trị cụ thể
Các khuyến cáo dưới đây áp dụng cho người lớn, trẻ vị thành niên (10-19 tuổi), người nhiễm HIV và các quần thể nguy cơ cao (phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới).
Ngoài ra, hướng dẫn này bao gồm cả phác đồ điều trị và dự phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
3.2.1. Nhiễm lậu sinh dục và hậu môn trực tràng
- Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
- Nếu không có kháng sinh đồ, chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp liều duy nhất
+ Cefixim 400 mg, uống liều duy nhất
- Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.
3.2.2. Nhiễm lậu hầu họng
- Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
- Nếu không có kháng sinh đồ, chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất
+ Cefixim 400 mg, uống liều duy nhất.
- Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.
3.2.3. Thất bại điều trị
a) Cần phân biệt thất bại điều trị với tái nhiễm.
Xác định thất bại điều trị khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Không giảm triệu chứng sau 3-5 ngày điều trị mặc dù không quan hệ tình dục.
- Nuôi cấy dương tính sau ≥ 3 ngày điều trị hoặc PCR dương tính sau ≥ 7 ngày điều trị mặc dù không quan hệ tình dục.
- Nuôi cấy dương tính và có giảm nhạy cảm các kháng sinh cephalosporin trên kháng sinh đồ, bất kể có quan hệ tình dục lại hay không.
b) Khi xác định thất bại điều trị, sử dụng phác đồ sau:
- Nếu đã được điều trị theo phác đồ được quy định trong hướng dẫn này (mục 3.2.1 và 3.2.2) thì chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 500 mg, tiêm bắp liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Cefixim 800 mg, uống liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Gentamicin 240 mg, tiêm bắp liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp liều duy nhất (nếu không phải là nhiễm trùng hầu họng) và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất.
- Nếu đã điều trị nhưng không theo phác đồ được quy định trong hướng dẫn này (mục 3.2.1 và 3.2.2) thì điều trị lại theo hướng dẫn tại mục 3.2.1 và 3.2.2
- Nếu thất bại điều trị và có kháng sinh đồ, điều trị lại dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Nếu nghi ngờ tái nhiễm, điều trị lại theo mục 3.2.1, 3.2.2 và điều trị cho bạn tình.
3.2.4. Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
a) Điều trị viêm kết mạc mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh, lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Ceftriaxon 50 mg/kg (tối đa 150 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Kanamycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Spectinomycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất.
* Chú ý theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc.
b) Điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu và Chlamydia cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau sinh và cho cả hai mắt. Lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Mỡ tra mắt tetracyclin hydrochlorid 1%
- Mỡ tra mắt erythromycin 0,5%
- Dung dịch povidon iod 2,5% (dung môi nước)
- Dung dịch bạc nitrat 1%
- Mỡ chloramphenicol 1%
* Lưu ý: Cần tránh chạm vào mắt trong khi tra thuốc. Không khuyến cáo sử dụng dung dịch povidon iod dung môi cồn.
4. PHÒNG BỆNH
- Truyền thông, giáo dục cho cộng đồng đặc biệt là các quần thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục về nguyên nhân, đường lây truyền, các biến chứng hay gặp và cách phòng bệnh.
- Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để hạn chế tối đa lậu có biến chứng.
- Thực hành tình dục an toàn.
- Khám sàng lọc định kỳ các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các quần thể có nguy cơ cao.
NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn.
- Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:
+ Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
+ Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.
+ Dài khoảng 1m, rộng 0,8m, khoảng cách giữa 2 cầu khuẩn=1/5 chiều rộng.
+ Nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin
+ Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
Cách lây truyền bệnh
- Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Nếu đã từng quan hệ tình dục không an toàn, nên đi xét nghiệm bệnh lậu hoặc thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện mình có bị lây truyền bệnh hay không.
- Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu tắm, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
- Mẹ mắc lậu nếu không được điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh do đó, khi mắc bệnh lậu, để tránh lây truyền cho con mình, bạn nên thực hiện xét nghiệm và điều trị bệnh.
Biểu hiện bệnh
Nam giới Lậu cấp
- Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3 - 5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần.
Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Người bị bệnh thường có các biểu hiện như:
+ Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
+ Nhiều mủ, đái ra mủ.
+ Đái buốt, đái rắt.
Lậu mạn
- Thường do lậu cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
- Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết hơn, tuy nhiên có thể thấy các triệu chứng:
+ Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”);
+ Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo sau;
+ Có thể có các biến chứng như áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh,…
Nữ giới Lậu cấp
Biển hiện của bệnh lậu
Thời kỳ ủ bệnh ở nữ thường kéo dài hơn nam, trung bình 5-7 ngày.
Biểu hiện lâm sàng thường âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
- Mủ ở âm hộ;
- Lỗ niệu đạo viêm đỏ;
- Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ;
- Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhầy.
Nếu như thấy những biểu hiện, triệu chứng bất thường này ở bộ phận sinh dục, nên đi thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu và điều trị bệnh ngay.
Lậu mạn
Triệu chứng bệnh nghèo nàn, chủ yếu là “khí hư” giống bất cứ viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu ở họng, hầu:
Do quan hệ sinh dục - miệng.
+ Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng.
+ Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
- Lậu hậu môn – trực tràng
+ Ở nam: do quan hệ sinh dục hậu môn.
+ Ở nữ: do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
+ Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra chất nhầy hoặc không có gì.
- Lậu mắt:
+ Lậu mắt ở trẻ sơ sinh:
Bệnh thường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày.
Có thể bị 1 hoặc cả hai mắt.
Mắt sưng nề không mở được, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và loét.
+ Lậu mắt ở người lớn:
Có thể do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch).
Người bệnh thường có biểu hiện viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
- Viêm âm hộ:
+ Có thể gặp ở trẻ gái bị cưỡng dâm, bé gái bò lê la dưới đất, hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục.
+ Biểu hiện âm hộ viêm đỏ, có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
Biến chứng bệnh lậu
Ở nam giới
- Xơ hóa và hẹp niệu đạo:
Biểu hiện bằng tiểu khó, tiểu rắt.
Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (như chiếc đũa), niệu đạo hẹp nhỏ.
- Áp xe tuyến Littre: Dương vật sưng nề biến dạng.
- Viêm tiền liệt tuyến: Bệnh nhân thường có sốt cao, mệt mỏi, tiểu rắt.
Khám tuyến tiền liệt sưng to và đau.
- Viêm túi tinh: thường kín đáo, có thể thấy: xuất tinh đau buốt, tinh dịch lẫn máu.
- Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn: thường bị một bên.
+ Mào tinh hoàn to, không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn;
+ Tinh hoàn to và đau;
+ Sốt;
+ Vô sinh.
Ở nữ giới
- Áp xe tuyến Skene, tuyến Bartholin: các tuyến viêm sưng đau tạo thành tuyến mủ vỡ ra ngoài hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến.
- Viêm niêm mạc tử cung: Bệnh nhân có sốt, đau bụng dưới.
Khám thấy cổ tử cung to, đau, ra máu bất thường ở âm đạo.
- Viêm phần phụ, áp xe phần phụ hai bên: Sốt 38-39 độ C, đau hai hố chậu, tiến triển mãn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng dẫn tới vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
Biến chứng hay gặp ở nam, nữ giới
- Viêm kết mạc - giác mạc;
- Vô sinh;
- Viêm tiết niệu ngược dòng, bàng quang, viêm bàng quang, thận và bể thận;
- Nhiễm lậu lan tỏa: Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc, viêm gan, viêm khớp.
Xét nghiệm bệnh lậu và chẩn đoán bệnh
- Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
- Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ.
- Xét nghiệm bệnh lậu:
+ Nhuộm Gram thấy song cầu Gram “âm” trong bạch cầu đa nhân trung tính.
+ PCR lậu dương tính.
+ Nuôi cấy, làm kháng sinh đồ
+ Ngoài chẩn đoán bằng xét nghiệm bệnh lậu, nên làm thêm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HPV định tính, định type,...
Nguyên tắc điều trị ngoài xét nghiệm bệnh lậu
Thông qua thăm khám, làm xét nghiệm bệnh lậu. Nếu phát hiện kết quả dương tính nên:
- Điều trị sớm;
- Điều trị đúng phác đồ;
- Đưa bạn tình đi xét nghiệm bệnh lậu, nếu phát hiện dương tính nên điều trị cả bạn tình.
- Tuân thủ chế độ điều trị:
Không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và các chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
- Điều trị đồng thời Chlamydia.
TIP
Bệnh lậu là tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới.
Bệnh ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, điển hình như: đường sinh dục, họng, trực tràng, khớp…
Nếu tình trạng này không được phát hiện và chữa trị sớm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Tình trạng này có thể liên thể liên quan đến bộ phận sinh dục, miệng hoặc trực tràng.
Nam giới mắc bệnh thường cảm thấy buốt, nóng rát khi đi tiểu, chảy dịch hoặc mủ từ lỗ sáo dương vật hoặc kèm theo đau tinh hoàn.
Nữ giới sẽ thấy nóng rát hoặc buốt khi đi tiểu, bí tiểu, tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh hoặc đau vùng chậu.
Bệnh lậu thường lây lan nhanh nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Bệnh cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sinh con, theo đó, ảnh hưởng phần lớn đến mắt của trẻ sơ sinh.
Nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ rệt nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể lan đến van tim hoặc khớp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh lậu?
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, cụ thể là các nhóm nguyên nhân sau:
Lây truyền trong quá trình giao hợp bằng đường hậu môn, âm đạo, miệng…
Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với vùng bị nhiễm bệnh của người khác, bao gồm: dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn…
Truyền từ mẹ sang con khi sinh thường.
Vi khuẩn Lậu không có khả năng tồn tại lâu ở bên ngoài cơ thể, do đó rất ít nguy cơ mắc bệnh khi chạm vào các đồ vật như: bệ ngồi trong nhà vệ sinh, quần áo…
Đường lây truyền của bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục khi dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn đối tác bị nhiễm bệnh, kể cả khi không xuất tinh.
Tình trạng này cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh thường.
Những người từng mắc bệnh và được điều trị vẫn có nguy cơ tái nhiễm nếu tiếp tục giao hợp với người nhiễm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Quan hệ tình dục với nhiều người.
Trẻ tuổi.
Quan hệ tình dục với một đối tác mới.
Có tiền sử mắc bệnh lậu trước đây.
Đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Dấu hiệu bệnh lậu thường gặp
1. Ở nam giới
Bao gồm cả nam giới chuyển giới, phụ nữ chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có dương vật, thường có triệu chứng rõ hơn khi mắc bệnh lậu.
Thời gian ủ bệnh từ 1 vài ngày cho đến 1 tuần.
Trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng mờ nhạt và người bệnh thường bỏ qua.
Khi phát bệnh thường có những triệu chứng sau:
Lỗ sáo dương vật tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Đau và sưng tinh hoàn.
2. Ở nữ giới
Bao gồm cả phụ nữ chuyển giới, nam chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 (song tính) có âm đạo, thường không có triệu chứng rõ rệt khi mắc bệnh lậu.
Đây là lý do tại sao việc xét nghiệm là thực sự cần thiết để phát hiện phơi nhiễm.
Một số dấu hiệu điển hình có thể nhận thấy bao gồm:
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc trắng bất thường.
Đau vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
Đau khi quan hệ tình dục.
Đau hoặc rát khi đi tiểu.
Khó tiểu.
Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
3. Ở mọi giới tính
Mọi giới tính đều có thể bị nhiễm bệnh lậu ở cổ họng (thông qua quan hệ tình dục bằng miệng trên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn) hoặc trực tràng (thông qua quan hệ tình dục đường hậu môn).
Những loại này thường ít phổ biến hơn với triệu chứng cụ thể như:
Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, khó nuốt.
Hậu môn ngứa, tiết dịch, đau khi đi đại tiện.
Bệnh lậu có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Ở nữ giới, bệnh lậu có nguy cơ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể gồm:
Theo thời gian, vi khuẩn sẽ di chuyển vào đường sinh sản, gây ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu (PID) với các triệu chứng đau đớn dữ dội.
Nếu gây viêm mủ vòi trứng, thường để lại sẹo ở ống dẫn trứng, khiến việc mang thai gặp khó khăn, có thể gây thai ngoài tử cung (xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung).
Lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.
Ở nam giới, một số biến chứng nghiêm trọng phải kể đến gồm:
Hình thành sẹo ở niệu đạo.
Hình thành áp xe bên trong dương vật, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh gần tinh hoàn.
Nhiễm trùng làn vào máu, gây ra các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như: viêm khớp, tổn thương van tim…
Khi nào cần gặp bác sĩ
Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch bất thường như mủ từ âm đạo, dương vật hoặc trực tràng.
Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?
Xét nghiệm nước tiểu:
Thấy nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào viêm bong và vi khuẩn
Kiểm tra mẫu dịch:
Lấy mẫu dịch từ dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng để mang đi xét nghiệm nhuộm và soi tươi (có kết quả sau khoảng 30 phút) hoặc nuôi cấy định danh vi khuẩn (có thể mất 48 – 72h để cho ra kết quả kèm theo kháng sinh đồ).
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bởi bệnh lậu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là chlamydia.
Xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị.
Cách điều trị bệnh lậu
1. Điều trị bệnh lậu ở người trưởng thành
Các trường hợp này thường được chỉ định điều trị bằng kháng sinh.
Hiện nay, chủng Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc đang nổi lên, do đó bệnh lậu không biến chứng nên được điều trị bằng thuốc Ceftriaxone hoặc Spectinomycin dạng tiêm kết hợp Azithromycin đường uống.
Nếu người bệnh di ứng với thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, bác sĩ có thể chỉ định dùng nhóm Quinolon đường uống hoặc Gentamicin đường tiêm và Azithromycin đường uống.
2. Điều trị bệnh lậu cho đối tác quan hệ tình dục
Đối tác quan hệ tình dục của người mắc bệnh lậu cũng nên đi xét nghiệm ngay khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
3. Điều trị bệnh lậu cho trẻ sơ sinh
Người mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền sang trẻ nhỏ trong quá trình sinh.
Đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu
Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh lậu là quan hệ tình dục an toàn, dưới đây là một số giải pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ở mức tối đa:
Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Không quan hệ tình dục với người đang có triệu chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lậu.
Tránh quan hệ cùng lúc với nhiều người.
Đi xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đi xét nghiệm bệnh lậu và cả bạn tình của bạn cũng đi xét nghiệm.
Các câu hỏi thường gặp
1. Nên làm gì khi phát hiện mắc bệnh lậu?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh lậu, cần được điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Đối tác quan hệ tình dục cũng phải tham gia xét nghiệm và kiểm tra để chẩn đoán được tình trạng.
Trong giai đoạn này, kiêng giao hợp nhằm chống lây lan nhiễm trùng.
2. Bệnh lậu có mùi không?
Khí hư có mùi hôi không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh lậu.
Theo đó, dịch tiết âm đạo có mùi, đặc biệt là mùi tanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, không liên quan đến tình trạng này.
Nếu nhận thấy mùi bất thường và lo lắng về sức khỏe, người bệnh nên chủ động liên hệ sớm với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán sớm.
3. Chlamydia hay bệnh lậu, bệnh nào tệ hơn?
Cả bệnh lậu và chlamydia đều rất dễ lây lan và có nguy cơ gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe nếu không điều trị kịp thời.
Nên chủ động ngăn ngừa từ sớm bằng cách thực hành tình dục an toàn.
Trong trường hợp phát hiện bản thân hoặc đối tác bị nhiễm bệnh, việc chủ động liên hệ sớm với bác sĩ là vô cùng cần thiết.
BỆNH LẬU Ở NAM LÀ GÌ?
Bệnh lậu ở nam là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), xuất hiện do hoạt động của vi khuẩn lậu cầu Neisseria.
Tình trạng này có thể dẫn đến vô vàn các vấn đề sức khỏe lâu dài, thậm chí là vô sinh.
Bệnh phát triển chủ yếu ở những vùng ẩm ướt, có nhiệt độ cao trong cơ thể nam giới, chẳng hạn như: niệu đạo, mắt, họng, hậu môn,…
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nam giới
Nam giới mắc bệnh lậu khi vi khuẩn N. gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể thông qua qua dịch nhờn sinh dục do giao hợp không an toàn, kể cả quan hệ bằng miệng, hậu môn và âm đạo. Người từng bị bệnh lậu trước đó cũng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.
Nhiễm trùng thường bắt đầu ở niệu đạo sau đó lan dần sang những cơ quan khác.
Tình trạng không được điều trị còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh lậu ở nam lây qua đường nào?
Bệnh lậu ở nam lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm: giao hợp qua đường âm đạo, hậu môn, miệng hoặc dùng chung đồ chơi tình dục chưa được làm sạch. Việc tiếp xúc gần bộ phận sinh dục nhiễm bệnh nhưng không xâm nhập cũng có thể dẫn đến tình trạng phơi nhiễm.
Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan trong hoạt động tình dục.
Không phải tất cả các hành vi thân mật hoặc tiếp xúc các chất dịch từ cơ thể đều có nguy cơ mắc bệnh.
Một số yếu tố không gây lây truyền bệnh lậu nhưng thường xuyên bị hiểu nhầm gồm:
Hôn, ôm hoặc nắm tay.
Chia sẻ thức ăn, đồ uống hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác.
Sử dụng nhà vệ sinh sau người khác.
Ho, hắt hơi.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam thường gặp
Nam giới không phải lúc nào cũng có thể nhận thấy triệu chứng bệnh lậu một cách rõ rệt.
Đây là vấn đề đáng lo ngại khi nhiều người vẫn lây truyền bệnh cho đối tác trong khi bản thân không hay biết.
Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
Tăng tần suất đi tiểu hoặc thường xuyên phải đi tiểu gấp.
Dịch tiết ra từ dương vật trông giống như mủ, có thể có màu vàng, trắng, be hoặc hơi xanh.
Lỗ dương vật đổi màu hoặc sưng đau bất thường.
Ngứa và đau vùng hậu môn.
Trực tràng chảy máu hoặc tiết dịch bất thường.
Đau khi đi đại tiện.
Đau họng dai dẳng.
Viêm và đỏ trong cổ họng.
Sưng các hạch bạch huyết ở cổ.
Sốt.
Kích ứng mắt, đau mắt.
Sưng mí mắt.
Mắt bị viêm và đỏ.
Xuất hiện chất nhầy màu trắng hoặc vàng xung quanh mắt.
Các triệu chứng bệnh lậu ở nam có thể xuất hiện trong vòng 2 – 30 ngày sau khi tiếp xúc.
Trong nhiều trường hợp, bệnh chỉ được phát hiện trong quá trình chẩn đoán và thăm khám.
Yếu tố rủi ro tăng khả năng nhiễm bệnh lậu ở đàn ông
Nam giới dưới 25 tuổi có hoạt động tình dục.
Có đối tác tình dục mới.
Đối tác tình dục có một đối tác tình dục mới.
Có nhiều hơn một đối tác tình dục.
Bị bệnh lậu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
Biến chứng bệnh lậu ở nam giới
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu ở nam giới bao gồm:
Vô sinh.
Hẹp niệu đạo.
Viêm tinh hoàn.
Đau và viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng, đau khớp, viêm gan, viêm van tim và tổn thương não.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS.
Chẩn đoán bệnh lậu ở nam bằng cách nào?
Đối với nam giới mắc bệnh lậu, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng cũng như tần suất, chất lượng hoạt động tình dục trước đó.
Nước tiểu hoặc dịch lấy ra từ cơ thể sẽ được mang đi xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn (nếu có). Cụ thể như sau:
Tiến hành kiểm tra vùng chậu.
Lấy mẫu dịch từ dương vật, cổ họng, trực tràng để đem đi xét nghiệm.
Lấy mẫu nước tiểu để đem đi xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ thảo luận để lựa chọn phương pháp xét nghiệm tốt nhất cho từng trường hợp.
Cũng có thể được kiểm tra để tìm dấu hiệu bệnh Chlamydia.
Những nhiễm trùng này thường có xu hướng xảy ra cùng nhau.
Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới
Người bệnh và đối tác quan hệ tình dục cần thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lậu.
Bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm Ceftriaxone, với liều lượng dựa trên cân nặng, cụ thể như sau:
Tiêm 500 miligam Ceftriaxone đối với cân nặng dưới 150 kg.
Tiêm 1 gram Ceftriaxone đối với cân nặng lớn hơn 150 kg.
Nếu người bệnh bị dị ứng với Ceftriaxone, bác sĩ có thể tiêm một mũi Gentamicin (240 miligam) cộng với 2 gam Azithromycin, kết hợp uống Azithromycin.
Một số đơn thuốc bổ sung như doxycycline thường được chỉ định dùng bổ sung để loại bỏ đồng nhiễm Chlamydia.
Sau quá trình điều trị này, vi khuẩn được loại bỏ khỏi cơ thể.
Nam giới cần lưu ý rằng, thuốc không thể đem đến các hiệu quả như:
Hoàn tác bất kỳ tổn thương nào mà nhiễm trùng đã gây ra cho cơ thể.
Bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh lậu trong tương lai.
Thực hiện các bước phòng ngừa nghiêm ngặt để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi tái nhiễm sau điều trị.
BỆNH LẬU Ở NỮ
Bệnh lậu ở nữ là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều cơ quan khác nhau, điển hình gồm: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp…
Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc theo dõi, thăm khám kịp thời là thực sự cần thiết.
Bệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây truyền trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.
Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh, có khoảng 50 – 70% ca cũng nhiễm đồng thời Chlamydia (một loại vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục).
Vi khuẩn gây lậu phát triển và sinh sản trong những điều kiện rất cụ thể, bao gồm:
Tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo và tử cung của nữ giới.
Có thể sống trong niệu đạo.
Phía sau cổ họng (do quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc trong trực tràng (do quan hệ tình dục qua đường hậu môn).
Vi khuẩn gây bệnh lậu ở nữ không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài giây hoặc vài phút, không có khả năng tồn tại lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân…
Ngoài ra, bệnh cũng rất ít nguy cơ lây truyền khi tiếp xúc thông qua bồn cầu hay tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ là do hoạt động của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
Nhóm vi sinh vật này lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục, bao gồm đường âm đạo, miệng và hậu môn.
Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ là bao lâu?
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau một vài ngày đến 2 tuần sau khi nhiễm, nhiều trường hợp có thể muộn hơn.
Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy ở nữ giới gồm:
Âm đạo tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.
Đau rát khi đi tiểu.
Bí tiểu
Đau tức bụng dưới
Con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở nữ giới
Vi khuẩn lậu ở nữ giới có thể lây lan qua các con đường sau:
Quan hệ tình dục với đối tác bị nhiễm bệnh, bao gồm tất cả các hình thức giao hợp không an toàn: quan hệ qua âm đạo, hậu môn, miệng.
Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Hầu hết nữ giới mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thì thường sẽ nhẹ, dễ gây nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo, nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang.
Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến gồm:
Đau rát khi đi tiểu.
Tăng tiết dịch âm đạo.
Chảy máu âm đạo bất thường.
Đau tức bụng dưới
Bệnh lậu phát triển trực tràng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng sau:
Ngứa hậu môn.
Đau nhức trực tràng.
Chảy máu.
Đau rát khi đi đại tiện.
Bệnh lậu cũng có thể xuất hiện ở miệng (hay còn gọi là bệnh lậu ở họng), do hoạt động của vi khuẩn Gram âm hình cầu khuẩn – Neisseria gonorrhoeae.
Nhiễm trùng lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đối tác có chứa Neisseria gonorrhoeae.
Bệnh thường phát triển trong hầu họng, gây viêm mô tại chỗ và dường như không có dấu hiệu rõ rệt.
Đôi khi, triệu chứng điển hình là đau đi kèm cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn.
Đối tượng nữ giới nào dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường?
Các đối tượng nữ giới thuộc nhóm nguy cơ sau đây sẽ có khả năng dễ mắc bệnh lậu hơn bình thường:
Nữ giới có hoạt động tình dục.
Có nhiều đối tác tình dục.
Có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đối tác tình dục bị nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?
Bệnh lậu ở nữ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nữ giới nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường để được theo dõi từ sớm.
Kể cả khi đã từng bị bệnh lậu trước đó, nguy cơ tái nhiễm vẫn tồn tại bởi cơ thể hoàn toàn không trở nên miễn nhiễm sau lần mắc đầu tiên.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới như thế nào?
Bệnh lậu ở nữ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
Gây nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng.
Bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu (PID).
Vi khuẩn lậu di chuyển lên đường sinh sản từ âm đạo đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, gây viêm và nhiễm trùng.
Vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng ống dẫn trứng, có thể để lại sẹo, ngăn không cho tinh trùng thụ tinh với trứng, dẫn đến vô sinh.
Trứng đã thụ tinh có thể bị kẹt trong ống dẫn trứng (vị trí đã bị tổn thương), dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng lậu lan vào máu, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khắp cơ thể, bao gồm: đau khớp, viêm gân, tử vong…
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền sang cho thai nhi, gây mù loà, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của em bé.
Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu có thể đối mặt với nguy cơ cao nhiễm HIV.
Chẩn đoán bệnh lậu ở phụ nữ như thế nào?
Xét nghiệm mẫu nước tiểu, dịch niệu đạo, dịch âm đạo bằng phương pháp PCR
Nhuộm bệnh phẩm, soi tươi tìm vi khuẩn
Nuôi cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ (yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung hoặc niệu đạo).
Xét nghiệm dịch trực tràng (nhuộm và soi tươi, nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ)
Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Dùng thuốc kháng sinh đường tiêm, đường uống, đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn.
Tránh quan hệ tình dục cho đến 7 – 10 ngày sau khi hoàn thành toàn bộ liệu trình dùng thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất.
Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị bệnh lậu.
Các đối tác tình dục đã quan hệ trong vòng 60 ngày qua cũng nên đi xét nghiệm.
Phòng ngừa ngăn ngừa bệnh lậu ở nữ giới
Chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết.
Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nên sử dụng bao cao su ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi xuất tinh.
Sử dụng màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng – âm đạo.
Luôn chắc chắn rằng đối tác tình dục đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu.
Đi xét nghiệm, khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu.
Nên chung thuỷ với mối quan hệ một vợ một chồng, tránh có quá nhiều đối tác tình dục.
Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình như: nóng rát khi đi tiểu, nổi mẩn đỏ hoặc đau bộ phận sinh dục.
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5165/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021)
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn.
Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca.
Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.
2. CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình từ 3-5 ngày.
Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày.
Thời gian này người bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
2.1.1. Nhiễm lậu cầu không biến chứng
- Nam giới:
Thường có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiểu buốt.
Khám thấy dịch tiết niệu đạo có thể ít hoặc nhiều, nhầy hoặc mủ.
- Nữ giới:
Thường không có triệu chứng cơ năng, dưới 50% bệnh nhân có tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục.
Khám thấy dịch âm đạo và viêm cổ tử cung, có thể có mủ.
Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng nên không được phát hiện và điều trị.
- Lậu trực tràng:
Phần lớn không có triệu chứng ở cả hai giới; đôi khi có đau hoặc tiết dịch ở hậu môn, trực tràng.
- Lậu hầu họng:
Chủ yếu không có triệu chứng, có thể đau họng nhẹ và viêm họng.
2.2.2. Nhiễm lậu cầu có biến chứng
- Ở nam giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Nguy cơ biến chứng tăng lên khi bị tái nhiễm nhiều lần.
- Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng và áp xe vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh.
- Ở trẻ sơ sinh, viêm kết mạc mắt do lậu có biểu hiện chảy mủ ở mắt và sưng mí mắt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, sẹo giác mạc và mù.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Nhuộm Gram
- Nhuộm Gram thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
- Là xét nghiệm dễ làm, ít tốn kém và có giá trị giúp chẩn đoán sơ bộ bệnh lậu, đặc biệt là ở bệnh nhân nam có triệu chứng.
Tuy nhiên, chỉ 50-70% trường hợp lậu không triệu chứng ở nam giới là dương tính với nhuộm Gram, do đó nhuộm Gram âm tính không đủ để loại trừ bệnh.
- Xét nghiệm nhuộm Gram ít tin cậy hơn đối với bệnh phẩm cổ tử cung và trực tràng do độ nhạy thấp (độ nhạy khi soi bệnh phẩm cổ tử cung là 30-50%).
2.2.2. Nuôi cấy
- Nuôi cấy phân lập lậu cầu trên môi trường Thayer-Martin chứa vancomycin là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh (độ nhạy đối với lậu niệu đạo và cổ tử cung là 85-95%), đồng thời xác định được sự nhạy cảm của vi khuẩn lậu với kháng sinh qua kháng sinh đồ.
- Việc phân lập N. gonorrhoeae một cách tối ưu đòi hỏi phải lấy bệnh phẩm tốt, cấy kịp thời vào môi trường nuôi cấy thích hợp, vận chuyển đúng cách và ủ trong môi trường thích hợp.
- Vị trí lấy bệnh phẩm có tỷ lệ dương tính cao nhất ở nam giới là niệu đạo, ở nữ giới là cổ tử cung.
2.2.3. Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests - NAATs)
- Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (hay còn gọi là xét nghiệm khuếch đại gen, trong đó có xét nghiệm PCR) để phát hiện axit nucleic của vi khuẩn lậu.
- Độ đặc hiệu và độ nhạy cao (độ nhạy trên 90%), cao hơn so với nuôi cấy, có thể sử dụng nhiều loại bệnh phẩm như nước tiểu, dịch âm đạo, cổ tử cung và dịch niệu đạo.
Các kĩ thuật NAATs khác nhau có độ nhạy khác nhau, bệnh phẩm trực tràng và hầu họng thường có độ nhạy thấp.
- Xét nghiệm NAATs phổ biến nhất hiện nay là Real time PCR đa mồi, thường kết hợp chẩn đoán cùng lúc hai bệnh lậu và Chlamydia.
- Hạn chế: không cung cấp được thông tin về tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
2.3. Chẩn đoán bệnh lậu
2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng:
+ Tiết dịch hoặc mủ ở niệu đạo/âm đạo, kèm tiểu buốt.
+ Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
- Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram (bệnh phẩm dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung) thấy song cầu Gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
Nếu nhuộm Gram âm tính cần thêm ít nhất một trong hai xét nghiệm nuôi cấy hoặc xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để khẳng định chẩn đoán.
+ Nuôi cấy: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lậu.
+ Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic.
- Tại cơ sở không có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể dựa vào lâm sàng.
Tại cơ sở có điều kiện, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lậu sinh dục:
+ Nhiễm Chlamydia trachomatis
+ Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
+ Nấm Candida âm hộ - âm đạo
+ Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.
+ Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).
- Lậu hậu môn trực tràng:
Chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.
- Lậu hầu họng:
Chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…
- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh:
Chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae…
3. ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình.
Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến chứng.
3.2. Điều trị cụ thể
Các khuyến cáo dưới đây áp dụng cho người lớn, trẻ vị thành niên (10-19 tuổi), người nhiễm HIV và các quần thể nguy cơ cao (phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới).
Ngoài ra, hướng dẫn này bao gồm cả phác đồ điều trị và dự phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
3.2.1. Nhiễm lậu sinh dục và hậu môn trực tràng
- Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
- Nếu không có kháng sinh đồ, chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp liều duy nhất
+ Cefixim 400 mg, uống liều duy nhất
- Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.
3.2.2. Nhiễm lậu hầu họng
- Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
- Nếu không có kháng sinh đồ, chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 250 mg, tiêm bắp, liều duy nhất
+ Cefixim 400 mg, uống liều duy nhất.
- Kết hợp azithromycin 1g uống liều duy nhất để điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Phác đồ này được áp dụng cho cả phụ nữ mang thai, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ.
3.2.3. Thất bại điều trị
a) Cần phân biệt thất bại điều trị với tái nhiễm.
Xác định thất bại điều trị khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Không giảm triệu chứng sau 3-5 ngày điều trị mặc dù không quan hệ tình dục.
- Nuôi cấy dương tính sau ≥ 3 ngày điều trị hoặc PCR dương tính sau ≥ 7 ngày điều trị mặc dù không quan hệ tình dục.
- Nuôi cấy dương tính và có giảm nhạy cảm các kháng sinh cephalosporin trên kháng sinh đồ, bất kể có quan hệ tình dục lại hay không.
b) Khi xác định thất bại điều trị, sử dụng phác đồ sau:
- Nếu đã được điều trị theo phác đồ được quy định trong hướng dẫn này (mục 3.2.1 và 3.2.2) thì chọn một trong các phác đồ sau:
+ Ceftriaxon 500 mg, tiêm bắp liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Cefixim 800 mg, uống liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Gentamicin 240 mg, tiêm bắp liều duy nhất và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất
+ Spectinomycin 2 g, tiêm bắp liều duy nhất (nếu không phải là nhiễm trùng hầu họng) và azithromycin 2 g, uống liều duy nhất.
- Nếu đã điều trị nhưng không theo phác đồ được quy định trong hướng dẫn này (mục 3.2.1 và 3.2.2) thì điều trị lại theo hướng dẫn tại mục 3.2.1 và 3.2.2
- Nếu thất bại điều trị và có kháng sinh đồ, điều trị lại dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Nếu nghi ngờ tái nhiễm, điều trị lại theo mục 3.2.1, 3.2.2 và điều trị cho bạn tình.
3.2.4. Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
a) Điều trị viêm kết mạc mắt do lậu cầu ở trẻ sơ sinh, lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Ceftriaxon 50 mg/kg (tối đa 150 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Kanamycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất
- Spectinomycin 25 mg/kg (tối đa 75 mg), tiêm bắp liều duy nhất.
* Chú ý theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc.
b) Điều trị dự phòng viêm kết mạc mắt do lậu và Chlamydia cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau sinh và cho cả hai mắt. Lựa chọn một trong các phác đồ sau:
- Mỡ tra mắt tetracyclin hydrochlorid 1%
- Mỡ tra mắt erythromycin 0,5%
- Dung dịch povidon iod 2,5% (dung môi nước)
- Dung dịch bạc nitrat 1%
- Mỡ chloramphenicol 1%
* Lưu ý: Cần tránh chạm vào mắt trong khi tra thuốc. Không khuyến cáo sử dụng dung dịch povidon iod dung môi cồn.
4. PHÒNG BỆNH
- Truyền thông, giáo dục cho cộng đồng đặc biệt là các quần thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục về nguyên nhân, đường lây truyền, các biến chứng hay gặp và cách phòng bệnh.
- Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để hạn chế tối đa lậu có biến chứng.
- Thực hành tình dục an toàn.
- Khám sàng lọc định kỳ các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các quần thể có nguy cơ cao.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Bệnh Lậu Nam Nữ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.