SỎI THẬN
Sỏi thận là tình trạng rối loạn tiết niệu xảy ra khi muối hoặc chất hóa học trong nước tiểu hình thành nên các tinh thể.
Những tinh thể này tăng trưởng và kết tụ tạo thành sỏi làm nghẽn dòng nước tiểu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng, tổn thương thận hay thậm chí là suy thận.
Các loại sỏi thận
Sỏi canxi oxalate hay sỏi canxi phosphate.
Sỏi thận chủ yếu xuất hiện ở dạng canxi oxalate và ít phổ biến hơn là canxi phốt phát.
Oxalate là một chất do gan tạo ra hoặc được hấp thụ từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Sỏi canxi phosphate thường được tìm thấy ở những người có bệnh lý chuyển hóa, chẳng hạn như nhiễm toan ống thận.
Sỏi cystine.
Được tạo thành từ cystine, một axít amin được tìm thấy trong các enzyme tiêu hóa.
Loại sỏi hiếm gặp này hình thành ở những người có bệnh di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều cystine vào nước tiểu.
Sỏi struvite.
Loại sỏi này phát triển khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi khuẩn này tạo ra amoniac tích tụ trong nước tiểu.
Sỏi axít uric.
Loại sỏi này hình thành khi nước tiểu thường có tính axit quá cao và axit uric có thể tự tạo thành sỏi hoặc canxi.
Sỏi axit uric phổ biến ở những người bị mất quá nhiều nước do tiêu chảy mạn tính hoặc ăn chế độ ăn chứa nhiều purine.
Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc hội chứng chuyển hóa cũng dễ bị sỏi axit uric.
Sỏi thận chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới từ 20 đến 40 tuổi.
Các triệu chứng của sỏi thận (sạn thận)
Máu trong nước tiểu
Tiểu khó (nếu kích thước sỏi quá lớn)
Buồn nôn và nôn
Đau khi đi tiểu
Đau dữ dội ở lưng và vùng mạng sườn của bụng, lan ra phía trước và vùng háng
Không có triệu chứng.
Một số sỏi, đặc biệt là nếu xuất hiện trong chất của thận, có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Yêu cầu chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị đau nghiêm trọng đến mức không thể tìm được tư thế thoải mái hoặc ngồi yên, đi kèm với buồn nôn, nôn, sốt và ớn lạnh, máu trong nước tiểu và khó đi tiểu.
Nguyên nhân của sỏi thận (sạn thận)
Sỏi thận có thể xảy ra khi:
Nước tiểu chứa ít hoặc không chứa chất nào thường có thể ngăn những khoáng chất này tích tụ thành tinh thể.
Nước tiểu chứa nhiều khoáng chất hơn (canxi, oxalate, phốt phát, axit uric hoặc cystine) so với khả năng pha loãng.
Mắc các bệnh lý khác như bệnh nang thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn chuyển hóa.
Những yếu tố nào gây ra nguy cơ sỏi thận (sạn thận)
Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống như lượng chất lỏng nạp vào thấp trong khi lượng muối nạp vào cao, thực phẩm giàu oxalate (ví dụ như đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, trà và cà phê) và thực phẩm giàu purine (ví dụ như thịt nội tạng và động vật có vỏ)
Các yếu tố môi trường như sống ở khu vực có khí hậu nóng gây đổ mồ hôi quá mức và lượng chất lỏng nạp vào thấp, dẫn đến giảm lượng nước tiểu và tăng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu
Các yếu tố di truyền bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi thận
Biến chứng và các bệnh liên quan của sỏi thận (sạn thận)
Suy thận và mất chức năng thận xảy ra khi thận mất chức năng lọc đủ chất thải từ máu.
Cơ thể sẽ bị quá tải chất độc nếu thận không thực hiện được chức năng, có thể đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng.
Sỏi thận làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu bằng cách gây gián đoạn dòng nước tiểu và ứ đọng.
Nhiễm trùng hệ tiết niệu khép kín và bị nhiễm bệnh là một trường hợp khẩn cấp và cần được khắc phục kịp thời.
Để ngăn ngừa sỏi thận (sạn thận)?
Uống đủ lượng nước hàng ngày.
Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật và ăn ít thức ăn giàu oxalate cũng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Chẩn đoán
Xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu rất quan trọng để kiểm tra nồng độ axit uric hoặc canxi trong máu.
Kết quả xét nghiệm máu giúp theo dõi tình trạng thận và có thể giúp bác sĩ kiểm tra các bệnh khác.
Xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm này có thể cho thấy đang bài tiết quá ít chất chống sỏi hoặc quá nhiều khoáng chất tạo sỏi.
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ giúp phát hiện sỏi thận.
Siêu âm là một thủ tục không xâm lấn là một lựa chọn chẩn đoán hình ảnh phổ biến được sử dụng để chẩn đoán sỏi thận, trong khi chụp CT có thể phát hiện sỏi thận có kích thước rất nhỏ.
Đánh giá sỏi đã đào thải.
Có thể được yêu cầu đi tiểu qua lưới lọc xét nghiệm để giữ lại sỏi đã thải ra.
Sỏi sẽ được kiểm tra trong phòng xét nghiệm để xác định thành phần sỏi thận.
Thông tin này hữu ích trong việc tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và lập kế hoạch ngăn ngừa hình thành nhiều sỏi thận hơn.
Điều trị sỏi thận
Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ:
Không cần điều trị.
Sỏi thận có thể tự thải dần qua nước tiểu nếu bệnh nhân uống nhiều nước.
Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng đau trong quá trình thải sỏi ra.
Nếu sỏi thận quá lớn để tự thải ra:
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung.
Đây là thủ thuật không xâm lấn, trong đó sóng xung được đưa vào cơ thể để phá vỡ sỏi thận thành các mảnh nhỏ hơn và rồi những mảnh vỡ này sẽ theo nước tiểu thải ra ngoài trong vài ngày sau đó.
Dùng thuốc.
Cho dùng thuốc để giúp thải hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của một số loại sỏi.
Loại thuốc cụ thể được chỉ định tùy thuộc vào loại sỏi thận.
Nội soi tán sỏi thận qua da.
Đây là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện bằng cách rạch một vết nhỏ ở lưng để đưa một dụng cụ đặc biệt vào xác định vị trí của sỏi và lấy ra.
Nội soi niệu quản - thận.
Đây là một thủ thuật ngoại khoa trong đó ống nội soi (ống mảnh, mềm gắn camera ở đầu) được luồn qua niệu đạo vào trong bàng quang và thận đến vị trí có sỏi.
Sau đó, sỏi sẽ được phá vỡ và loại bỏ.
Lưu ý:
Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ sỏi.
Khoảng 10-14% người Việt có sỏi trong thận.
Tại Mỹ, khảo sát cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi thận một lần trong đời mà không hề biết.
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.
Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên.
Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi.
Nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nên sỏi thường khó tự đào thải như ở nữ giới.
Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu.
Có thể gây đau, buồn nôn và nôn, tiểu máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát.
Đa phần bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận.
Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài.
Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.
Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn.
Chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.
Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:
Sỏi thận là sỏi tiết niệu nằm ở thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.
Sỏi niệu quản:
Do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
Sỏi bàng quang:
80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo
Sỏi niệu đạo:
Khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây.
Các loại sỏi thận
Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học (:
Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat.
Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.
Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus..
Sỏi có màu vàng và hơi bở.
Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể.
Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận.
Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam.
Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Triệu chứng của bệnh sỏi thận hoàn toàn là do biến chứng của viên sỏi gây ra với hệ tiết niệu, chứ không phải do hòn sỏi gây ra.
1.Cơn đau quặn thận
Khi thận có sỏi là gây đau dữ dội, đến mức gọi đó là “cơn đau bão thận” hoặc “cơn đau quặn thận”.
Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới.
Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức.
Sau đó cường độ đau mạnh hơn.
Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được.
Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần phải đến ngay cơ quan y tế, bệnh viện để các bác sĩ thực hiện các biện pháp giảm đau do sỏi thận, tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà.
Có thể phân biệt hai trường hợp của cơn đau sỏi thận
Cơn đau do sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận:
Cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
Cơn đau sỏi niệu quản:
Xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi.
Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột.
Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp.
Khi bác sĩ khám, có thể thấy điểm sườn lưng đau.
Các điểm niệu quản bị ấn cũng có cảm giác đau, và có thể thấy thận lớn.
Không có sự liên quan giữa kích thước hay số lượng viên sỏi với việc xuất hiện và cường độ đau của cơn đau quặn thận.
Một số trường hợp như Sỏi thể yên lặng, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau, hoặc đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên…
2. Tiểu ra máu
Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu.
Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này.
Do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.
3. Bế, tắc đường tiểu
Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn, bế tắc.
Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to.
Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu.
Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
Uống không đủ nước:
Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc.
Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
Chế độ ăn nhiều muối:
Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn.
Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày…
Trong các món dưa cà, món ăn truyền thống…
Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận…
Sỏi Calcium dễ hình thành.
Chế độ ăn nhiều đạm:
Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách:
Bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng.
Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat.
Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++,…
Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat.
Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,… giảm lượng nước tiểu;
Nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
Yếu tố di truyền:
Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến….
Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được.
Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
Béo phì:
Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.
Khi sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn chống đối
Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu vướng sỏi sẽ gia tăng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài.
Niệu quản và bể thận phía trên đều chưa bị giãn nở.
Có sự tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau quặn thận.
Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau bão thận điển hình.
2. Giai đoạn giãn nở
Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối.
Sau khoảng 3 tháng mà không đẩy được sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và đài thận ở trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở.
Nhu động niệu quản bị giảm
3. Giai đoạn biến chứng
Viên sỏi lâu không di chuyển do bị bám dính vào niêm mạc.
Niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại.
Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm dần.
Thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm trùng sẽ còn có tình trạng ứ mủ.
Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu, là một yếu tố thuận lợi cho việc tái nhiễm trùng.
Để lâu ngày, sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.
Xét nghiệm – Chẩn đoán sỏi thận
1. Siêu âm
Khi nghi ngờ có thận có sỏi, phương pháp chẩn đoán đầu tiên được chỉ định là siêu âm, vì nó khá hiệu quả, đơn giản và ít tốt kém.
Khi siêu âm bác sĩ có thể phát hiện sỏi, đồng thời có thể tiên lượng được độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày mỏng của chủ mô thận.
Một số trường hợp bị sỏi nhưng không có biến chứng hoặc triệu chứng rõ ràng, đã được phát hiện ra khi tình cờ khám siêu âm vì một lý do nào đó khác hoặc trong các cuộc thăm khám tổng quát định kỳ.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Đây là xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán sỏi thận.
Từ kết quả của xét nghiệm này có thể kết luận được nhiều về tình trạng bệnh – các giai đoạn và biến chứng, đặc biệt là Nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Soi cặn lắng
Các tinh thể Oxalat, phosphat, Calci…
Đây chính là các thành phần của sỏi thận.
Có thể kết luận được loại sỏi đang tồn tại và hình thành trong hệ tiết niệu.
4. pH nước tiểu
Vi trùng sẽ phân hủy Urê thành Amoniac nên khi nồng độ pH>6,5 có thể kết luận là nhiễm trùng đường niệu.
5. Protein niệu
Nếu Protein niệu nhiều, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán thêm các bệnh bệnh lý cầu thận vì nếu chỉ nhiễm trùng niệu không thôi, thì trong nước tiểu có rất ít Protein niệu.
6. Tìm tế bào và vi trùng
Xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu.
Nếu nghi ngờ sỏi thận có biến chứng nhiễm trùng, khi quay ly tâm, soi và nhuộm Gram có thể thấy vi trùng trong nước tiểu.
7. ASP – Chụp Xquang bụng không chuẩn bị
Đa phần sỏi hệ tiết niệu ở Việt Nam là sỏi cản quang nên chỉ định chụp Xquang rất có giá trị trong chẩn đoán.
Biện pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí sỏi cản quang, cho biết kích thước số lượng và hình dáng của sỏi.
8. UIV – Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch
Chụp UIV cho biết hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản; vị trí của sỏi trong đường tiết niệu;
Mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản.
Thông qua đó có thể xác định được chức năng bài tiết chất cản quang của thận từng bên.
9. Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng
Đây là biện pháp để phát hiện sỏi không cản quang, nó có giá trị trong trường hợp thận câm trên phim UIV.
10. Nội soi bàng quang
Biện pháp này ít dùng để chẩn đoán mà chỉ dùng trong phẫu thuật nội soi lấy sỏi là chính.
ĐIỀU TRỊ CĂN BỆNH SỎI THẬN
1. Điều trị nội khoa để giảm các cơn đau quặn thận do sỏi
Giảm lượng nước uống vào khi đang có cơn đau quặn thận
Giảm đau:
Thường sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong các trường hợp này, tiêm tĩnh mạch Diclofenac (Voltarene ống 75mg).
Một số trường hợp không có hiệu quả, sẽ cân nhắc việc sử dụng Morphin.
Thuốc giãn cơ trơn:
Tiêm tĩnh mạch Buscopan, Drotaverin,…
Kháng sinh:
Có dấu hiệu nhiễm trùng, thường được sử dụng nhiều là kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone và các Aminoside.
Nếu bệnh nhân bị suy thận thì tùy theo mức độ suy thận để thay đổi liều lượng, tránh dùng Aminoside
Xử lý nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước).
Khi điều trị nội khoa không hiệu quả với các cơn đau quặn thận, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn.
Tùy cơ địa bệnh nhân, số lượng và kích thước sỏi; tình trạng chức năng thận từng bên…
Bác sĩ sẽ quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da, hoặc mổ cấp cứu.
* Lưu ý điều trị sỏi bằng nội khoa
Đối với sỏi nhỏ và trơn láng:
Có thể tăng dòng nước tiểu bằng thuốc lợi tiểu và uống nhiều nước,…
Viên sỏi có thể được tống ra ngoài tự nhiên nhờ nhu động niệu quản.
Dùng thêm thuốc chống viêm không steroid, làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề, tránh cản trở đường di chuyển của sỏi.
Đối với sỏi acid uric – sỏi không cản quang:
Thường gặp ở các nước phát triển.
Sỏi này kết tinh trong nước tiểu pH < 6 và có thể tan khi kiềm hóa.
Có thể điều trị bằng cách:
Cho bệnh nhân uống nhiều nước trên 2 lít nước mỗi ngày, kiêng rượu bia và chất kích thích.
Chế độ ăn cần giảm lượng đạm.
Làm kiềm hóa nước tiểu bằng các loại thuốc Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ ngày.
Ức chế purine bằng Allopurinol 100- 300mg/ngày.
Lưu ý có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi mẩn ở da, suy chức năng gan.
Nên uống thuốc sau khi ăn.
2. Điều trị nội khoa hậu phẫu mổ lấy sỏi
Bệnh nhân cần lưu ý điều trị sỏi thận không có nghĩa là sẽ dứt điểm không tái phát. Bởi lẽ, rất có thể sẽ tiếp tục có nguy cơ sau:
Phẫu thuật vẫn còn sót sỏi.
Đường tiết niệu vẫn có những vị trí hẹp, nên hệ tiết niệu vẫn tiếp tục lắng cặn và kết tinh hình thành sỏi.
Đường tiết niệu vẫn còn bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, nên cần phải điều trị dứt điểm nhiễm trùng niệu.
Nên điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo kháng sinh đồ để đạt hiệu quả triệt để.
3. Điều trị ngoại khoa
Không phải bệnh nhân hay bác sĩ là có thể quyết định hoàn toàn phương pháp điều trị sỏi thận, mà do chính viên sỏi, vị trí của nó và giai đoạn bệnh sẽ quyết định áp dụng phương pháp mổ sỏi thận phù hợp để cho kết quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí.
Khi sỏi đã rơi xuống niệu quản gần bàng quang, có thể dùng ống nội soi bán cứng và tia laser phá rồi để lôi ra.
Khi hòn sỏi ở trên cao, có thể dùng phương pháp nội soi ống mềm.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm để đưa lên qua đường niệu đạo để tiếp cận sỏi.
Khi sỏi ở trung thận thì dùng máy tán sỏi qua da, đâm một lỗ trên thận nhỏ để phá sỏi.
Trong phương pháp lấy sỏi qua da, trực tiếp lấy hòn sỏi ra.
Nếu hòn sỏi chỉ 1cm thì bác sĩ có thể tán sỏi ngoài cơ thể, ít xâm lấn, không phải nằm viện, rẻ hơn.
4. Điều trị dự phòng
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động, nhảy dây là một lựa chọn rất tốt.
Vì sỏi thận thường dính vào trong niêm mạc thận, khi vận động (nhất là nhảy dây) có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi đài dưới.
Với bệnh nhân sỏi thận, phải uống nước nhiều để đảm bảo lượng nước tiểu nhiều hơn 2 lít mỗi ngày. Nếu làm trong môi trường nóng nực, chơi thể thao nhiều phải bù đủ lượng nước đã mất.
Để biết uống cụ thể bao nhiêu nước là đủ, có thể dựa theo công thức:
Cân nặng x 40 = Số nước (cc) cần uống trong ngày
(Ví dụ người 50kg, lượng nước cần uống là: 50 x 40 = 2.000 cc, tức 2 lít nước; Tương tự, người 60kg sẽ cần uống là 2.400 cc)
Quan trọng là, phải đi tiểu đủ, nước tiểu phải trong.
Nếu thấy nước tiểu vàng phải xem lại đã uống đủ nước chưa.
Mỗi ngày phải tự kiểm tra, khi nào nước tiểu trắng trong là đủ.
Nếu tăng hàm lượng Calci vô căn:
Duy trì chế độ ăn có lượng muối bình thường (6 – 9 g NaCl/ngày) lượng Protein bình thường (1,2 g/kg/ngày). Đặc biệt là hạn chế nạp calci ở mức 800 – 1000 mg/ngày.
Sỏi Uric:
Chế độ ăn giảm cung cấp các chất có chứa nhiều nhân purine).
Kiềm hóa nước tiểu để 6,5< pH niệu <7 để tránh lắng đọng tinh thể Calci, phospho.
Sỏi do nhiễm trùng:
Sau khi phẫu thuật lấy sỏi, tiếp tục dùng kháng sinh kéo dài khoảng 2 – 3 tháng.
Chọn kháng sinh tập trung tốt lên nhu mô thận như Cotrimoxazole, Quinolone…
Sỏi Cystin:
Uống nước nhiều, 3 lít/ngày.
Duy trì pH niệu từ 7,5- 8 bằng cách uống Natri Bicarbonate mỗi ngày
CHỮA SỎI THẬN BẰNG ĐÔNG Y
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến.
Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.
Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu.
Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính.
Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.
Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông;
Hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi.
Nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.
Chữa sỏi thận bằng Đông y
Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.
Thể thấp nhiệt:
Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.
Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:
Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.
Cách dùng:
Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng như trên.
Thể thận hư:
Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ...
Phương thuốc thường dùng là:
Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.
Cách dùng như trên.
Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.
Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày tùy theo cân nặng), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời./.
BÀI THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
Bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận của dân tộc Dao
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, ngư tất, hương nhu trắng, bồ công anh, tỳ giải, liên kiều, và một số dược liệu khác…
Công dụng:
Bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận, cặn ở thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo.
Chữa tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.
Tác dụng bào mòn và bài tiết sỏi ra ngoài cơ thể, giúp lợi tiểu, chống viêm đường tiết niệu, ngăn sự hình thành sỏi.
Tác dụng bổ thận, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể.
Ưu điểm của bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận
Có thể điều trị triệt để bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo.
Trị tận gốc nguyên căn của bệnh.
Không phải mổ nên không bị di chứng sau mổ.
Chi phí điều trị thấp.
Bệnh nhân không bị đau đớn trong quá trình điều trị.
Thành phần thuốc điều trị là các thảo dược thiên nhiên nên có tính mát và tốt cho cơ thể.
Công dụng của các thành phần trong bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận
Kim tiền thảo:
Còn gọi là đồng tiền lông tác dụng lợi mật, thông tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu khó, phù thũng, đái buốt, đái dắt và u nhọt,…
Ngư tất:
Tác dụng làm co bóp của khúc tá tràng, làm lợi tiểu, pháp huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, và đặc biệt chữa tiểu tiện ra máu…
Hương nhu trắng:
Có công dụng là giải cảm nhiệt, làm lợi tiểu, và giảm đau tại chỗ, sát trùng, mình mẩy nóng và sợ lạnh, không da mồ hôi…
Bồ công anh:
Thanh nhiệt giải độc và tán sưng tiêu ung đặc biệt trị sưng đau, tấy, amidal viêm cấp tính, suy nhược cơ thể, tắc mật biến chứng thành u hoặc sỏi thận…
Tỳ giải:
Công dụng chữa đái nhiều lần, nước tiểu đục có chất nhờn.
Trong dân gian tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu, uống vào có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt…
Liên kiều:
Có tác dụng làm thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, làm thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ, tiểu bí, tiểu buốt…
Phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận
Nếu từng mổ sỏi thận, nên giữ lại một vài viên để bác sĩ xét nghiệm xem xét cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh.
Uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là nước lọc.
Uống đủ nước (khoảng trên 2,5 lít mỗi ngày) sẽ giúp cho việc bài tiết nước tiểu, tránh để xảy ra tình trạng cô đặc.
Thực hiện chế độ ăn ít canxi.
Vì lượng canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Nếu nước tiểu có axit, nên ăn ít thịt, cá và thịt các loại gia cầm và thuỷ cầm.
Tất cả các loại thức ăn này đều làm tăng lượng axit trong nước tiểu.
Chế độ ăn uống dành cho người sỏi thận
Uống nhiều chất lỏng:
Người bệnh nên thường xuyên uống nhiều nước, có thể bao gồm nước canh, nước trái cây và nước lọc.
Nước giúp giữ cho nước tiểu loãng, làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành đá trong nước tiểu.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn:
Giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi.
Chế độ ăn uống chứa đầy đủ canxi:
Chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày giúp làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi.
Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu.
Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật.
THAM KHẢO CHI PHÍ TÁN SỎI THẬN
Chi phí điều trị sỏi thận sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, cơ sở y tế khám chữa bệnh, phương pháp điều trị, các chi phí khác (thuốc men, đi lại,…).
Với các bệnh viện trực thuộc tuyến nhà nước thì chi phí tán sỏi thận có bảo hiểm y tế không quá cao. Nhưng với các bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân thì có thể chi phí sẽ khác.
Gợi ý chi phí của các phương pháp điều trị tán sỏi thận.
Lưu ý các khoản chi phí này chỉ là ước tính và chỉ có giá trị tham khảo.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: Khoảng 2 – 4 triệu đồng
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Khoảng 8 – 10 triệu đồng
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Khoảng 20 – 30 triệu đồng
Tán sỏi thận bằng ống soi mềm: Khoảng 20 – 40 – 50 triệu đồng
Phương pháp mổ mở: Khoảng 3 – 5 triệu đồng
Phương pháp điều trị như thế nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng sỏi và sức khỏe của bệnh nhân.
Các chuyên gia sẽ phương hướng can thiệp phù hợp để loại bỏ sỏi thận và hạn chế những tổn thương cho người bệnh.
Các phương pháp mổ nội soi trên đều được chỉ định trong hầu hết các trường hợp chưa có biến chứng nguy hiểm và bệnh đang trong giai đoạn nhẹ.
Bệnh nhân mổ nội soi xong thường ít có cảm giác đau đớn, không có để lại sẹo và thời gian hồi phục khá nhanh..
Các biến chứng hậu phẫu, bao gồm việc nhiễm trùng là đến từ việc vệ sinh và điều kiện vô trùng của phòng thực hiện thủ thuật chưa được tốt.
Lựa chọn địa chỉ điều trị tán sỏi thận cần đảm bảo các yếu tố về đội ngũ chuyên gia và vật chất, trang thiết bị y tế.
Một số địa chỉ có thể tham khảo dưới đây:
Hà Nội: Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức,….
Tp. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược Tp. HCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân…
Sỏi thận là tình trạng rối loạn tiết niệu xảy ra khi muối hoặc chất hóa học trong nước tiểu hình thành nên các tinh thể.
Những tinh thể này tăng trưởng và kết tụ tạo thành sỏi làm nghẽn dòng nước tiểu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng, tổn thương thận hay thậm chí là suy thận.
Các loại sỏi thận
Sỏi canxi oxalate hay sỏi canxi phosphate.
Sỏi thận chủ yếu xuất hiện ở dạng canxi oxalate và ít phổ biến hơn là canxi phốt phát.
Oxalate là một chất do gan tạo ra hoặc được hấp thụ từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Sỏi canxi phosphate thường được tìm thấy ở những người có bệnh lý chuyển hóa, chẳng hạn như nhiễm toan ống thận.
Sỏi cystine.
Được tạo thành từ cystine, một axít amin được tìm thấy trong các enzyme tiêu hóa.
Loại sỏi hiếm gặp này hình thành ở những người có bệnh di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều cystine vào nước tiểu.
Sỏi struvite.
Loại sỏi này phát triển khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi khuẩn này tạo ra amoniac tích tụ trong nước tiểu.
Sỏi axít uric.
Loại sỏi này hình thành khi nước tiểu thường có tính axit quá cao và axit uric có thể tự tạo thành sỏi hoặc canxi.
Sỏi axit uric phổ biến ở những người bị mất quá nhiều nước do tiêu chảy mạn tính hoặc ăn chế độ ăn chứa nhiều purine.
Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc hội chứng chuyển hóa cũng dễ bị sỏi axit uric.
Sỏi thận chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới từ 20 đến 40 tuổi.
Các triệu chứng của sỏi thận (sạn thận)
Máu trong nước tiểu
Tiểu khó (nếu kích thước sỏi quá lớn)
Buồn nôn và nôn
Đau khi đi tiểu
Đau dữ dội ở lưng và vùng mạng sườn của bụng, lan ra phía trước và vùng háng
Không có triệu chứng.
Một số sỏi, đặc biệt là nếu xuất hiện trong chất của thận, có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Yêu cầu chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị đau nghiêm trọng đến mức không thể tìm được tư thế thoải mái hoặc ngồi yên, đi kèm với buồn nôn, nôn, sốt và ớn lạnh, máu trong nước tiểu và khó đi tiểu.
Nguyên nhân của sỏi thận (sạn thận)
Sỏi thận có thể xảy ra khi:
Nước tiểu chứa ít hoặc không chứa chất nào thường có thể ngăn những khoáng chất này tích tụ thành tinh thể.
Nước tiểu chứa nhiều khoáng chất hơn (canxi, oxalate, phốt phát, axit uric hoặc cystine) so với khả năng pha loãng.
Mắc các bệnh lý khác như bệnh nang thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn chuyển hóa.
Những yếu tố nào gây ra nguy cơ sỏi thận (sạn thận)
Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống như lượng chất lỏng nạp vào thấp trong khi lượng muối nạp vào cao, thực phẩm giàu oxalate (ví dụ như đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, trà và cà phê) và thực phẩm giàu purine (ví dụ như thịt nội tạng và động vật có vỏ)
Các yếu tố môi trường như sống ở khu vực có khí hậu nóng gây đổ mồ hôi quá mức và lượng chất lỏng nạp vào thấp, dẫn đến giảm lượng nước tiểu và tăng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu
Các yếu tố di truyền bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi thận
Biến chứng và các bệnh liên quan của sỏi thận (sạn thận)
Suy thận và mất chức năng thận xảy ra khi thận mất chức năng lọc đủ chất thải từ máu.
Cơ thể sẽ bị quá tải chất độc nếu thận không thực hiện được chức năng, có thể đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng.
Sỏi thận làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu bằng cách gây gián đoạn dòng nước tiểu và ứ đọng.
Nhiễm trùng hệ tiết niệu khép kín và bị nhiễm bệnh là một trường hợp khẩn cấp và cần được khắc phục kịp thời.
Để ngăn ngừa sỏi thận (sạn thận)?
Uống đủ lượng nước hàng ngày.
Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật và ăn ít thức ăn giàu oxalate cũng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Chẩn đoán
Xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu rất quan trọng để kiểm tra nồng độ axit uric hoặc canxi trong máu.
Kết quả xét nghiệm máu giúp theo dõi tình trạng thận và có thể giúp bác sĩ kiểm tra các bệnh khác.
Xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm này có thể cho thấy đang bài tiết quá ít chất chống sỏi hoặc quá nhiều khoáng chất tạo sỏi.
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ giúp phát hiện sỏi thận.
Siêu âm là một thủ tục không xâm lấn là một lựa chọn chẩn đoán hình ảnh phổ biến được sử dụng để chẩn đoán sỏi thận, trong khi chụp CT có thể phát hiện sỏi thận có kích thước rất nhỏ.
Đánh giá sỏi đã đào thải.
Có thể được yêu cầu đi tiểu qua lưới lọc xét nghiệm để giữ lại sỏi đã thải ra.
Sỏi sẽ được kiểm tra trong phòng xét nghiệm để xác định thành phần sỏi thận.
Thông tin này hữu ích trong việc tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và lập kế hoạch ngăn ngừa hình thành nhiều sỏi thận hơn.
Điều trị sỏi thận
Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ:
Không cần điều trị.
Sỏi thận có thể tự thải dần qua nước tiểu nếu bệnh nhân uống nhiều nước.
Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng đau trong quá trình thải sỏi ra.
Nếu sỏi thận quá lớn để tự thải ra:
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung.
Đây là thủ thuật không xâm lấn, trong đó sóng xung được đưa vào cơ thể để phá vỡ sỏi thận thành các mảnh nhỏ hơn và rồi những mảnh vỡ này sẽ theo nước tiểu thải ra ngoài trong vài ngày sau đó.
Dùng thuốc.
Cho dùng thuốc để giúp thải hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của một số loại sỏi.
Loại thuốc cụ thể được chỉ định tùy thuộc vào loại sỏi thận.
Nội soi tán sỏi thận qua da.
Đây là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện bằng cách rạch một vết nhỏ ở lưng để đưa một dụng cụ đặc biệt vào xác định vị trí của sỏi và lấy ra.
Nội soi niệu quản - thận.
Đây là một thủ thuật ngoại khoa trong đó ống nội soi (ống mảnh, mềm gắn camera ở đầu) được luồn qua niệu đạo vào trong bàng quang và thận đến vị trí có sỏi.
Sau đó, sỏi sẽ được phá vỡ và loại bỏ.
Lưu ý:
Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ sỏi.
Khoảng 10-14% người Việt có sỏi trong thận.
Tại Mỹ, khảo sát cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi thận một lần trong đời mà không hề biết.
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.
Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên.
Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi.
Nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nên sỏi thường khó tự đào thải như ở nữ giới.
Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu.
Có thể gây đau, buồn nôn và nôn, tiểu máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát.
Đa phần bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận.
Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài.
Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.
Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn.
Chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.
Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:
Sỏi thận là sỏi tiết niệu nằm ở thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.
Sỏi niệu quản:
Do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
Sỏi bàng quang:
80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo
Sỏi niệu đạo:
Khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây.
Các loại sỏi thận
Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học (:
Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat.
Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.
Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus..
Sỏi có màu vàng và hơi bở.
Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể.
Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận.
Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam.
Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Triệu chứng của bệnh sỏi thận hoàn toàn là do biến chứng của viên sỏi gây ra với hệ tiết niệu, chứ không phải do hòn sỏi gây ra.
1.Cơn đau quặn thận
Khi thận có sỏi là gây đau dữ dội, đến mức gọi đó là “cơn đau bão thận” hoặc “cơn đau quặn thận”.
Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới.
Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức.
Sau đó cường độ đau mạnh hơn.
Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được.
Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần phải đến ngay cơ quan y tế, bệnh viện để các bác sĩ thực hiện các biện pháp giảm đau do sỏi thận, tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà.
Có thể phân biệt hai trường hợp của cơn đau sỏi thận
Cơn đau do sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận:
Cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
Cơn đau sỏi niệu quản:
Xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi.
Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột.
Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp.
Khi bác sĩ khám, có thể thấy điểm sườn lưng đau.
Các điểm niệu quản bị ấn cũng có cảm giác đau, và có thể thấy thận lớn.
Không có sự liên quan giữa kích thước hay số lượng viên sỏi với việc xuất hiện và cường độ đau của cơn đau quặn thận.
Một số trường hợp như Sỏi thể yên lặng, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau, hoặc đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên…
2. Tiểu ra máu
Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu.
Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này.
Do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.
3. Bế, tắc đường tiểu
Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn, bế tắc.
Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to.
Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu.
Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
Uống không đủ nước:
Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc.
Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
Chế độ ăn nhiều muối:
Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn.
Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày…
Trong các món dưa cà, món ăn truyền thống…
Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận…
Sỏi Calcium dễ hình thành.
Chế độ ăn nhiều đạm:
Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách:
Bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng.
Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat.
Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++,…
Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat.
Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,… giảm lượng nước tiểu;
Nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
Yếu tố di truyền:
Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến….
Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được.
Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
Béo phì:
Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.
Khi sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn chống đối
Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu vướng sỏi sẽ gia tăng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài.
Niệu quản và bể thận phía trên đều chưa bị giãn nở.
Có sự tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau quặn thận.
Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau bão thận điển hình.
2. Giai đoạn giãn nở
Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối.
Sau khoảng 3 tháng mà không đẩy được sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và đài thận ở trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở.
Nhu động niệu quản bị giảm
3. Giai đoạn biến chứng
Viên sỏi lâu không di chuyển do bị bám dính vào niêm mạc.
Niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại.
Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm dần.
Thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm trùng sẽ còn có tình trạng ứ mủ.
Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu, là một yếu tố thuận lợi cho việc tái nhiễm trùng.
Để lâu ngày, sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.
Xét nghiệm – Chẩn đoán sỏi thận
1. Siêu âm
Khi nghi ngờ có thận có sỏi, phương pháp chẩn đoán đầu tiên được chỉ định là siêu âm, vì nó khá hiệu quả, đơn giản và ít tốt kém.
Khi siêu âm bác sĩ có thể phát hiện sỏi, đồng thời có thể tiên lượng được độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày mỏng của chủ mô thận.
Một số trường hợp bị sỏi nhưng không có biến chứng hoặc triệu chứng rõ ràng, đã được phát hiện ra khi tình cờ khám siêu âm vì một lý do nào đó khác hoặc trong các cuộc thăm khám tổng quát định kỳ.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Đây là xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán sỏi thận.
Từ kết quả của xét nghiệm này có thể kết luận được nhiều về tình trạng bệnh – các giai đoạn và biến chứng, đặc biệt là Nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Soi cặn lắng
Các tinh thể Oxalat, phosphat, Calci…
Đây chính là các thành phần của sỏi thận.
Có thể kết luận được loại sỏi đang tồn tại và hình thành trong hệ tiết niệu.
4. pH nước tiểu
Vi trùng sẽ phân hủy Urê thành Amoniac nên khi nồng độ pH>6,5 có thể kết luận là nhiễm trùng đường niệu.
5. Protein niệu
Nếu Protein niệu nhiều, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán thêm các bệnh bệnh lý cầu thận vì nếu chỉ nhiễm trùng niệu không thôi, thì trong nước tiểu có rất ít Protein niệu.
6. Tìm tế bào và vi trùng
Xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu.
Nếu nghi ngờ sỏi thận có biến chứng nhiễm trùng, khi quay ly tâm, soi và nhuộm Gram có thể thấy vi trùng trong nước tiểu.
7. ASP – Chụp Xquang bụng không chuẩn bị
Đa phần sỏi hệ tiết niệu ở Việt Nam là sỏi cản quang nên chỉ định chụp Xquang rất có giá trị trong chẩn đoán.
Biện pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí sỏi cản quang, cho biết kích thước số lượng và hình dáng của sỏi.
8. UIV – Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch
Chụp UIV cho biết hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản; vị trí của sỏi trong đường tiết niệu;
Mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản.
Thông qua đó có thể xác định được chức năng bài tiết chất cản quang của thận từng bên.
9. Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng
Đây là biện pháp để phát hiện sỏi không cản quang, nó có giá trị trong trường hợp thận câm trên phim UIV.
10. Nội soi bàng quang
Biện pháp này ít dùng để chẩn đoán mà chỉ dùng trong phẫu thuật nội soi lấy sỏi là chính.
ĐIỀU TRỊ CĂN BỆNH SỎI THẬN
1. Điều trị nội khoa để giảm các cơn đau quặn thận do sỏi
Giảm lượng nước uống vào khi đang có cơn đau quặn thận
Giảm đau:
Thường sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong các trường hợp này, tiêm tĩnh mạch Diclofenac (Voltarene ống 75mg).
Một số trường hợp không có hiệu quả, sẽ cân nhắc việc sử dụng Morphin.
Thuốc giãn cơ trơn:
Tiêm tĩnh mạch Buscopan, Drotaverin,…
Kháng sinh:
Có dấu hiệu nhiễm trùng, thường được sử dụng nhiều là kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone và các Aminoside.
Nếu bệnh nhân bị suy thận thì tùy theo mức độ suy thận để thay đổi liều lượng, tránh dùng Aminoside
Xử lý nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước).
Khi điều trị nội khoa không hiệu quả với các cơn đau quặn thận, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn.
Tùy cơ địa bệnh nhân, số lượng và kích thước sỏi; tình trạng chức năng thận từng bên…
Bác sĩ sẽ quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da, hoặc mổ cấp cứu.
* Lưu ý điều trị sỏi bằng nội khoa
Đối với sỏi nhỏ và trơn láng:
Có thể tăng dòng nước tiểu bằng thuốc lợi tiểu và uống nhiều nước,…
Viên sỏi có thể được tống ra ngoài tự nhiên nhờ nhu động niệu quản.
Dùng thêm thuốc chống viêm không steroid, làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề, tránh cản trở đường di chuyển của sỏi.
Đối với sỏi acid uric – sỏi không cản quang:
Thường gặp ở các nước phát triển.
Sỏi này kết tinh trong nước tiểu pH < 6 và có thể tan khi kiềm hóa.
Có thể điều trị bằng cách:
Cho bệnh nhân uống nhiều nước trên 2 lít nước mỗi ngày, kiêng rượu bia và chất kích thích.
Chế độ ăn cần giảm lượng đạm.
Làm kiềm hóa nước tiểu bằng các loại thuốc Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ ngày.
Ức chế purine bằng Allopurinol 100- 300mg/ngày.
Lưu ý có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi mẩn ở da, suy chức năng gan.
Nên uống thuốc sau khi ăn.
2. Điều trị nội khoa hậu phẫu mổ lấy sỏi
Bệnh nhân cần lưu ý điều trị sỏi thận không có nghĩa là sẽ dứt điểm không tái phát. Bởi lẽ, rất có thể sẽ tiếp tục có nguy cơ sau:
Phẫu thuật vẫn còn sót sỏi.
Đường tiết niệu vẫn có những vị trí hẹp, nên hệ tiết niệu vẫn tiếp tục lắng cặn và kết tinh hình thành sỏi.
Đường tiết niệu vẫn còn bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, nên cần phải điều trị dứt điểm nhiễm trùng niệu.
Nên điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo kháng sinh đồ để đạt hiệu quả triệt để.
3. Điều trị ngoại khoa
Không phải bệnh nhân hay bác sĩ là có thể quyết định hoàn toàn phương pháp điều trị sỏi thận, mà do chính viên sỏi, vị trí của nó và giai đoạn bệnh sẽ quyết định áp dụng phương pháp mổ sỏi thận phù hợp để cho kết quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí.
Khi sỏi đã rơi xuống niệu quản gần bàng quang, có thể dùng ống nội soi bán cứng và tia laser phá rồi để lôi ra.
Khi hòn sỏi ở trên cao, có thể dùng phương pháp nội soi ống mềm.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm để đưa lên qua đường niệu đạo để tiếp cận sỏi.
Khi sỏi ở trung thận thì dùng máy tán sỏi qua da, đâm một lỗ trên thận nhỏ để phá sỏi.
Trong phương pháp lấy sỏi qua da, trực tiếp lấy hòn sỏi ra.
Nếu hòn sỏi chỉ 1cm thì bác sĩ có thể tán sỏi ngoài cơ thể, ít xâm lấn, không phải nằm viện, rẻ hơn.
4. Điều trị dự phòng
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động, nhảy dây là một lựa chọn rất tốt.
Vì sỏi thận thường dính vào trong niêm mạc thận, khi vận động (nhất là nhảy dây) có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi đài dưới.
Với bệnh nhân sỏi thận, phải uống nước nhiều để đảm bảo lượng nước tiểu nhiều hơn 2 lít mỗi ngày. Nếu làm trong môi trường nóng nực, chơi thể thao nhiều phải bù đủ lượng nước đã mất.
Để biết uống cụ thể bao nhiêu nước là đủ, có thể dựa theo công thức:
Cân nặng x 40 = Số nước (cc) cần uống trong ngày
(Ví dụ người 50kg, lượng nước cần uống là: 50 x 40 = 2.000 cc, tức 2 lít nước; Tương tự, người 60kg sẽ cần uống là 2.400 cc)
Quan trọng là, phải đi tiểu đủ, nước tiểu phải trong.
Nếu thấy nước tiểu vàng phải xem lại đã uống đủ nước chưa.
Mỗi ngày phải tự kiểm tra, khi nào nước tiểu trắng trong là đủ.
Nếu tăng hàm lượng Calci vô căn:
Duy trì chế độ ăn có lượng muối bình thường (6 – 9 g NaCl/ngày) lượng Protein bình thường (1,2 g/kg/ngày). Đặc biệt là hạn chế nạp calci ở mức 800 – 1000 mg/ngày.
Sỏi Uric:
Chế độ ăn giảm cung cấp các chất có chứa nhiều nhân purine).
Kiềm hóa nước tiểu để 6,5< pH niệu <7 để tránh lắng đọng tinh thể Calci, phospho.
Sỏi do nhiễm trùng:
Sau khi phẫu thuật lấy sỏi, tiếp tục dùng kháng sinh kéo dài khoảng 2 – 3 tháng.
Chọn kháng sinh tập trung tốt lên nhu mô thận như Cotrimoxazole, Quinolone…
Sỏi Cystin:
Uống nước nhiều, 3 lít/ngày.
Duy trì pH niệu từ 7,5- 8 bằng cách uống Natri Bicarbonate mỗi ngày
CHỮA SỎI THẬN BẰNG ĐÔNG Y
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến.
Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.
Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu.
Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính.
Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.
Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông;
Hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi.
Nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.
Chữa sỏi thận bằng Đông y
Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.
Thể thấp nhiệt:
Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.
Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài thuốc thường dùng là:
Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.
Cách dùng:
Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng như trên.
Thể thận hư:
Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ...
Phương thuốc thường dùng là:
Bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.
Cách dùng như trên.
Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.
Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày tùy theo cân nặng), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời./.
BÀI THUỐC ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
Bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận của dân tộc Dao
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, ngư tất, hương nhu trắng, bồ công anh, tỳ giải, liên kiều, và một số dược liệu khác…
Công dụng:
Bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận, cặn ở thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo.
Chữa tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.
Tác dụng bào mòn và bài tiết sỏi ra ngoài cơ thể, giúp lợi tiểu, chống viêm đường tiết niệu, ngăn sự hình thành sỏi.
Tác dụng bổ thận, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể.
Ưu điểm của bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận
Có thể điều trị triệt để bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo.
Trị tận gốc nguyên căn của bệnh.
Không phải mổ nên không bị di chứng sau mổ.
Chi phí điều trị thấp.
Bệnh nhân không bị đau đớn trong quá trình điều trị.
Thành phần thuốc điều trị là các thảo dược thiên nhiên nên có tính mát và tốt cho cơ thể.
Công dụng của các thành phần trong bài thuốc Đông Y điều trị sỏi thận
Kim tiền thảo:
Còn gọi là đồng tiền lông tác dụng lợi mật, thông tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu khó, phù thũng, đái buốt, đái dắt và u nhọt,…
Ngư tất:
Tác dụng làm co bóp của khúc tá tràng, làm lợi tiểu, pháp huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, và đặc biệt chữa tiểu tiện ra máu…
Hương nhu trắng:
Có công dụng là giải cảm nhiệt, làm lợi tiểu, và giảm đau tại chỗ, sát trùng, mình mẩy nóng và sợ lạnh, không da mồ hôi…
Bồ công anh:
Thanh nhiệt giải độc và tán sưng tiêu ung đặc biệt trị sưng đau, tấy, amidal viêm cấp tính, suy nhược cơ thể, tắc mật biến chứng thành u hoặc sỏi thận…
Tỳ giải:
Công dụng chữa đái nhiều lần, nước tiểu đục có chất nhờn.
Trong dân gian tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu, uống vào có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt…
Liên kiều:
Có tác dụng làm thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, làm thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ, tiểu bí, tiểu buốt…
Phương pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận
Nếu từng mổ sỏi thận, nên giữ lại một vài viên để bác sĩ xét nghiệm xem xét cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh.
Uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là nước lọc.
Uống đủ nước (khoảng trên 2,5 lít mỗi ngày) sẽ giúp cho việc bài tiết nước tiểu, tránh để xảy ra tình trạng cô đặc.
Thực hiện chế độ ăn ít canxi.
Vì lượng canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Nếu nước tiểu có axit, nên ăn ít thịt, cá và thịt các loại gia cầm và thuỷ cầm.
Tất cả các loại thức ăn này đều làm tăng lượng axit trong nước tiểu.
Chế độ ăn uống dành cho người sỏi thận
Uống nhiều chất lỏng:
Người bệnh nên thường xuyên uống nhiều nước, có thể bao gồm nước canh, nước trái cây và nước lọc.
Nước giúp giữ cho nước tiểu loãng, làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành đá trong nước tiểu.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn:
Giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi.
Chế độ ăn uống chứa đầy đủ canxi:
Chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày giúp làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi.
Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu.
Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật.
THAM KHẢO CHI PHÍ TÁN SỎI THẬN
Chi phí điều trị sỏi thận sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, cơ sở y tế khám chữa bệnh, phương pháp điều trị, các chi phí khác (thuốc men, đi lại,…).
Với các bệnh viện trực thuộc tuyến nhà nước thì chi phí tán sỏi thận có bảo hiểm y tế không quá cao. Nhưng với các bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân thì có thể chi phí sẽ khác.
Gợi ý chi phí của các phương pháp điều trị tán sỏi thận.
Lưu ý các khoản chi phí này chỉ là ước tính và chỉ có giá trị tham khảo.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: Khoảng 2 – 4 triệu đồng
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Khoảng 8 – 10 triệu đồng
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Khoảng 20 – 30 triệu đồng
Tán sỏi thận bằng ống soi mềm: Khoảng 20 – 40 – 50 triệu đồng
Phương pháp mổ mở: Khoảng 3 – 5 triệu đồng
Phương pháp điều trị như thế nào sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng sỏi và sức khỏe của bệnh nhân.
Các chuyên gia sẽ phương hướng can thiệp phù hợp để loại bỏ sỏi thận và hạn chế những tổn thương cho người bệnh.
Các phương pháp mổ nội soi trên đều được chỉ định trong hầu hết các trường hợp chưa có biến chứng nguy hiểm và bệnh đang trong giai đoạn nhẹ.
Bệnh nhân mổ nội soi xong thường ít có cảm giác đau đớn, không có để lại sẹo và thời gian hồi phục khá nhanh..
Các biến chứng hậu phẫu, bao gồm việc nhiễm trùng là đến từ việc vệ sinh và điều kiện vô trùng của phòng thực hiện thủ thuật chưa được tốt.
Lựa chọn địa chỉ điều trị tán sỏi thận cần đảm bảo các yếu tố về đội ngũ chuyên gia và vật chất, trang thiết bị y tế.
Một số địa chỉ có thể tham khảo dưới đây:
Hà Nội: Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức,….
Tp. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược Tp. HCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân…
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Bệnh Sỏi thận
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.