Huyết áp thấp

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

HẠ HUYẾT ÁP (HUYẾT ÁP THẤP)
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, MỨC ĐỘ NGUY HIỂM

Hạ huyết áp (huyết áp thấp) là tình trạng giảm huyết áp toàn thân xuống giá trị thấp hơn 90/60 mmHg, xảy ra sau khi ăn, khi đứng lên, do sốc, căng thẳng hoặc một số tình trạng sức khỏe khác.
Hạ huyết áp thường không cần điều trị nếu không gây ra triệu chứng.
Nhưng hạ huyết áp có triệu chứng cần được điều trị vì nguy hiểm không kém so với tăng huyết áp.
Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
Hạ huyết áp hay huyết áp thấp (hypotension) là tình trạng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch thấp hơn bình thường. 
Mỗi khi tim đập, máu sẽ được bơm vào động mạch để cung cấp cho cơ thể.
Đây là lúc huyết áp cao nhất, gọi là huyết áp tâm thu.
Khoảng thời gian nghỉ giữa các nhịp tim, huyết áp sẽ giảm xuống, được gọi là huyết áp tâm trương.
Khi đo huyết áp, màn hình sẽ thể hiện huyết áp tâm thu liệt kê trước huyết áp tâm trương, tính bằng milimet thủy ngân (mmHg).
Ở hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp bình thường dưới 120/80 mmHg.
Huyết áp thấp là khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg.
Ví dụ: 90/60 mmHg hay 100/60 mmHg đều được xem là huyết áp thấp.
Một số người luôn có huyết áp thấp hơn bình thường nhưng không gây ra triệu chứng nào, do đó không cần điều trị.
Ở những người khác, huyết áp có thể giảm do tình trạng bệnh lý hoặc một số loại thuốc.
Huyết áp thấp nguy hiểm nếu nó gây ra triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, và trong trường hợp nghiêm trọng là sốc. 
Ở người bị hạ huyết áp, nếu tim, não, gan, phổi hay thận… không nhận đủ lưu lượng máu chứa oxy cần thiết có thể gây tổn thương các cơ quan này.
Trong trường hợp này nó cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. 
 
Hạ huyết áp có thể gây ra các vấn đề về thần kinh

Các loại hạ huyết áp
Có một số loại hạ huyết áp thường gặp phân loại theo thời điểm xảy ra và nguyên nhân gây ra:
- Hạ huyết áp tư thế đứng:
Là tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi chuyển tư thế từ ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng.
Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, lâng lâng.
Đây là một dạng hạ huyết áp phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hạ huyết áp tư thế đứng như mất nước, nằm lâu trên giường, mang thai, bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson…
- Hạ huyết áp sau ăn:
Là tình trạng tụt huyết áp xảy ra trong 1-2 giờ sau khi ăn.
Dạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhất là người bị bệnh tăng huyết áp và người bị rối loạn chức năng tự chủ (như bệnh Parkinson).
- Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh:
Là tình trạng tụt huyết áp xảy ra sau khi đứng trong thời gian dài hoặc khi có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ (vd: sốc, sợ hãi).
Dạng này thường ảnh hưởng đến thanh niên và trẻ em.
Được cho là do có bất thường trong phản xạ giữa tim và não. 
Một số loại hạ huyết áp khác có thể xảy ra trong quá trình sốc, hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng đến tim, dây thần kinh, gan hoặc nội tiết.
Một người đang dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp có thể bị hạ huyết áp nếu sử dụng thuốc sai cách.
 Hạ huyết áp tư thế đứng là dạng phổ biến
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp.
Một số người luôn có huyết áp thấp hơn bình thường, kể cả khi nghỉ ngơi nhưng nó không gây ra triệu chứng.
Trong những trường hợp này, nguyên nhân của huyết áp thấp thường không rõ ràng.
Các trường hợp thường gây hạ huyết áp đột ngột là:
- Đứng lên một cách nhanh chóng khi đang ngồi hay nằm.
- Sau bữa ăn.
- Cảm xúc căng thẳng, sợ hãi, bất an hoặc đau đớn.
Một số tình trạng có thể gây hạ huyết áp là:
- Bệnh thần kinh: Parkinson.
- Lượng máu thấp: Mất máu nặng do chấn thương, tai nạn, chảy máu trong, hiến máu, tình trạng rong kinh.
- Mất nước (vd: do sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy).
- Mang thai: Thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.
- Các tình trạng đe dọa tính mạng:
Rối loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi, đau tim, sốc phản vệ, nhiễm trùng máu…
- Bệnh lý tim phổi: Tim đập nhanh, tim đập chậm, suy giảm chức năng phổi, suy tim.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh:
Tăng huyết áp, suy tim, rối loạn cương dương, trầm cảm, thần kinh, v.v.
- Rượu hoặc một số thuốc, thực phẩm chức năng, hóa chất khác.
Người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc các triệu chứng huyết áp thấp cao hơn, chẳng hạn như ngã, ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng dậy hoặc sau bữa ăn.
Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị huyết áp thấp do tác dụng phụ của thuốc dùng để kiểm soát huyết áp cao.
 Căng thẳng về mặt cảm xúc có thể gây hạ huyết áp
Nguy hiểm khi Hạ huyết áp
Hầu hết các trường hợp hạ huyết áp không gây ra ảnh hưởng gì, không có triệu chứng thì không nguy hiểm, được xem là tương đối lành tính.
 Nhưng hạ huyết áp gây ra triệu chứng có thể nguy hiểm vì các biến chứng:
- Ngã và chấn thương do ngã:
Xảy ra do hạ huyết áp gây chóng mặt và ngất xỉu.
Ngã có thể gây gãy xương, chấn thương nội tạng cho đến đe dọa tính mạng.
- Sốc:
Tụt huyết áp làm các cơ quan thiếu lượng máu cần thiết để hoạt động, gây tổn thương nội tạng hoặc sốc.
- Các vấn đề tim mạch hoặc đột quỵ:
Tụt huyết áp khiến tim cố gắng hoạt động để bù đắp lượng máu cho cơ thể.
Theo thời gian có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim và suy tim.
Hạ huyết áp cũng có thể gây ra các vấn đề như huyết khối tĩnh mạch sâu và đột quỵ.
Triệu chứng của hạ huyết áp
- Cảm giác choáng váng, lâng lâng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Lú lẫn.
- Hoa mắt.
- Đau đầu.
- Ngất xỉu hoặc suýt ngất.
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu sức, chân tay bủn rủn.
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Tay chân lạnh, nhức mỏi tê bì.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
- Buồn nôn, nôn mửa.
 Hạ huyết áp có thể gây ngất xỉu
Khi bị tụt huyết áp, nên ngồi xuống để làm giảm triệu chứng, đồng thời uống nước (nước trà, nước lọc…) để tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên.
Nếu huyết áp quá thấp có thể dẫn đến sốc với các triệu chứng:
Da lạnh, da tím tái, đổ mồ hôi, thở nhanh, mạch yếu và nhanh.
Tình trạng này cần gọi cấp cứu.

Chẩn đoán
Tiến hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.
Để biết nguyên nhân gây hạ huyết áp thì cần làm các xét nghiệm khác nhau để tìm ra nguyên nhân.
Các xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây hạ huyết áp là:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Điện tâm đồ.
- Siêu âm tim.
- Chụp X-quang ngực.
Cách điều trị hạ huyết áp
Hạ huyết áp không có triệu chứng thường không cần điều trị.
Hạ huyết áp có triệu chứng thì cần điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.
Nếu hạ huyết áp do mất máu thì cần hồi sức bằng dịch truyền và điều trị nguyên nhân gây chảy máu làm ngừng chảy máu.
Nếu nghi ngờ một loại thuốc nào đó là nguồn gốc gây hạ huyết áp thì bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng thuốc hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.
Lưu ý không nên tự ý ngưng sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào mà bác sĩ đã chỉ định, ví dụ các thuốc để điều trị bệnh tim mạch, đái tháo đường hay trầm cảm. 
Thay đổi lối sống như cách đứng dậy, lưu ý khi ăn, khi vận động… để hạn chế hạ huyết áp.
Cần đi khám bác sĩ nếu bị hạ huyết áp
Lưu ý cho người bị hạ huyết áp
Một số điều người bị huyết áp thấp cần lưu ý để phòng ngừa bệnh:
- Uống nhiều nước.
- Thêm muối trong bữa ăn hàng ngày, lượng muối thêm vào cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Bổ sung thực phẩm chứa đạm, vitamin nhóm B.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.
Đo huyết áp thường xuyên để tầm soát tình trạng huyết áp thấp

Những dấu hiệu huyết áp thấp?
Các triệu chứng tụt huyết áp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm.
Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Ngất (xỉu)
Thiếu tập trung
Mờ mắt
Buồn nôn
Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Nhịp thở nhanh, nông
Mệt mỏi
Trầm cảm
Cảm giác khát
Huyết áp thấp mãn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng.
Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp.
Việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não.
Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.
Bệnh nhân có triệu chứng hạ huyết áp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.
Hầu hết các trường hợp, bệnh huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Nhiều người mắc huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe.
Đôi khi, có thể cảm thấy dấu huyệt tụt huyết áp như hoa mắt và chóng mặt, nhưng không có vấn đề gì nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Đi khám nếu  có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)
Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)
Mờ mắt
Buồn nôn
Nóng
Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)
Mê sảng.
Nguyên nhân huyết áp thấp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân tụt huyết áp như:
Không đủ thể tích máu trong lòng mạch.
Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết.
Có thể bị mất nước nếu:
Không uống đủ nước
Bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều
Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục)
Tim co bóp yếu
Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường
Mang thai
Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp),
Tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt
Một số loại thuốc không cần kê toa
Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc Parkinson.
Ở một số bệnh nhân, bệnh huyết áp thấp có thể có liên quan đến một vấn đề khác như:
Tiểu đường
Parkinson
Suy tim
Loạn nhịp tim (nhịp tim đập bất thường)
Phì đại hoặc giãn nở các mạch máu
Bệnh gan.
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ.
Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột.
Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:
Mất máu do xuất huyết
Nhiệt độ cơ thể thấp
Nhiệt độ cơ thể cao
Bệnh cơ tim gây suy tim
Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng
Mất nước nghiêm trọng do nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt
Phản ứng với thuốc hoặc rượu
Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.
Nguy cơ mắc phải
Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất cứ ai.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp?
Nguy cơ mắc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều tăng lên theo tuổi.
Lượng máu về cơ tim và lên não sẽ suy giảm theo độ tuổi, thường là do sự tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu.
Khoảng từ 10–20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp.
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp như thuốc lợi tiểu, nitrat và giãn mạch.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Tiền căn nguy cơ mất dịch cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt)
Tiền căn bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, nghiện rượu
Bằng chứng xét nghiệm thần kinh về bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).
Cách điều trị huyết áp thấp hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh huyết áp thấp
Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, sau đó đo ở tư thế đứng. Các xét nghiệm khác có thể thực hiện là:
Xét nghiệm máu để xem có thiếu máu hay không.
Được chẩn đoán là thiếu máu khi có quá ít hồng cầu.
Các xét nghiệm máu để kiểm tra sự cân bằng của cách thành phần hóa học trong máu cũng như nồng độ các chất dịch nằm trong ngưỡng bình thường không.
Các xét nghiệm để chắc chắn tim co bóp phù hợp không.
Điều trị huyết áp thấp
Bác sĩ sẽ xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng gây ra hay không.
Nếu có thì bác sĩ chỉ cần đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp.
Nếu có nhiều triệu chứng, bác sĩ thường cố gắng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng này.
Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và kiểu huyết áp thấp, bệnh nhân có thể thực hiện những phương pháp sau:
Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.
Uống nhiều nước hơn. Tăng thể tích máu và chống mất nước.
Mang vớ ép.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Đứng dậy chậm và để cho cơ thể có thời gian thích ứng.
Đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc.
Sau đó, xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa.
Khi đứng lên, phải chắc chắn rằng có một điểm tựa nào đó để bám vào trong trường hợp bắt đầu cảm thấy chóng mặt.
Tránh chạy, leo núi hoặc làm bất cứ hoạt động nào tiêu tốn quá nhiều năng lượng, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Những hoạt động này có thể làm giảm huyết áp ở tư thế đứng.
Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Đặt một chiếc gối dưới đầu sao cho đầu cao hơn tim một chút.
Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.
Tránh uống nhiều rượu.
Chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp rất dễ.
Khó khăn nhất là điều trị nguyên nhân chính gây nên huyết áp thấp, vì hạ áp chỉ là triệu chứng bên ngoài.
Việc hiểu rõ yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng này chặt chẽ hơn.
Mỗi bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều nên có một chiếc máy đo huyết áp tự động để theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nhất là những lúc thay đổi huyết áp đột ngột hoặc thay đổi nghiêm trọng.

CHÍN  BIỂU HIỆN CHỨNG TỎ ĐÃ MẮC HUYẾT ÁP THẤP
1. Biểu hiện mệt mỏi: 
Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống.
2. Có biểu hiện đau đầu: 
Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
3. Biểu hiện choáng, ngất: 
Những người bị huyết áp thấp ở mức độ nghiêm trọng có thể có triệu chứng của ngất (tình trạng mất ý thức đột ngột).
Mỗi người mắc huyết áp thấp có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
4. Biểu hiện nhìn mọi vật mờ đi (thị lực giảm): 
Thị lực bị giảm làm mờ mắt.
Cách tốt nhất là nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
5. Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt: 
Thường xuất hiện vào những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.
6. Có biểu hiện mất tập trung: 
Khi cơ thể hạ huyết áp máu sẽ không đủ cung cấp đến não như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường.
7. Có biểu hiện da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt: 
Khi huyết áp thấp, chân tay thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể.
Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.
8. Xuất hiện tim đập nhanh: 
Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.
9. Xuất hiện suy nhược cơ thể: 
Người bệnh trải qua rất nhiều những biểu hiện khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

TIP
Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.
Người huyết áp thấp có biều hiện đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp, cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp… thậm chí còn mất ý thức tạm thời.
Bệnh tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu.
Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu lên não, các tế bào thần kinh không đủ oxy, dưỡng chất lâu dần thoái hóa dẫn tới suy giảm trí nhớ. 
Huyết áp thấp khiến dòng máu nuôi dưỡng tim và não giảm, máu ứ trệ trong lòng mạch làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc mạch.
Theo thống kê, có khoảng 10-15% số người bị tai biến mạch máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây ra, điều này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

HUYẾT ÁP THẤP - MỘT NGUYÊN NHÂN GÂY TAI BIẾN MẠCH NÃO
Nhiều người tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.
Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là khi huyết áp giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến chóng mặt, đầu óc lâng lâng.
Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, huyết áp thay đổi, đây là một loại huyết áp thấp thường được biết đến là hạ huyết áp tư thế.
Hay huyết áp thấp do trung gian, đó là khi một người phải đứng quá lâu dẫn đến hạ huyết áp.
Theo ước tính, có khoảng 10-20% những người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh huyết áp tư thế.
Do sự hư hại của hệ tim mạch, hệ thần kinh chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột.
Huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh.
Biểu hiện càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột.
Ai dễ bị huyết áp thấp
Phụ nữ mang thai.
Người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường.
Do thuốc, một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
Do rối loạn nhịp tim.
Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp.
Người mắc bệnh gan.
Hậu quả do huyết áp thấp
Nguy hiểm nhất trong bệnh  huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch thì lại ít người biết đến như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực...
Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương.
Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe... sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%.
Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.
Phòng ngừa
Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp.
Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc với bánh quy hay 1-2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát cũng rất có lợi cho việc nâng huyết áp và sức khỏe.
Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp.
Ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng..., hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.


THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Mục đích điều trị bệnh huyết áp thấp là phải nhanh chóng đưa huyết áptrở về trạng thái bình thường, sau đó duy trì để tránh tái phát.
Vềphương pháp điều trị, hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với căn bệnh này.
Thuốc dùng để điều trị hạ huyết áp hiện nay chỉ điều trị triệu chứng.
Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như:
EPHEDRIN:
Là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp vàgián tiếp lên các thụ thể adrenergic.
Thuốc có tác dụng co mạch, tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi.
Khi dung thuốc cần thận trọng vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ.
Không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục, không nên dùng ephedrin cho trẻ dưới 3 tuổi.
Người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người caotuổi lại càng phải thận trọng hơn khi cần sử dụng ephedrin để tăng huyếtáp.
Dùng ephedrin kéo dài có thể gây quen thuốc và phụ thuộc vào thuốc,nghiện thuốc.
Khi dùng có tác dụng co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịptim nên không dùng với các thuốc chống tăng huyết áp.
Không nên dùngtrong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đánh trống ngực là tác dụng phụ thườnggặp khi dùng ephedrin.
Ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp, ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùngđồng thời với cafein.
Ephedrin có thể làm tăng đái khó ở người bệnh cóphì đại tuyến tiền liệt.

HEPTAMYL:
Là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợpdo dùng thuốc hướng tâm thần.
Thuốc không được dùng cho các trường hợp cường giáp, tăng huyết áp mạn tính.
Với các vận động viên, cần hạn chế dùng heptamyl do thuốc có chứa hoạt chất gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.

PANTOCRIN:
Cồn nước chế từ nhung hươu do Liên Xô trước đây và ngày nay là Nga sản xuất, tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch, ốngtiêm 1ml tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
Hiện nay đã có dung dịch pantocrindạng uống.

BIOTON:
Chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực...

Lưu ý:
Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân thường được tư vấn chế độ ănmặn hơn bình thường và bổ sung thêm các đồ uống có chất kích thích nhưchè, cafein…
Để hạn chế hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân không nên thay đổitư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao.
Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏevà độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảmchứng huyết áp thấp.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật...

TỔNG HỢP 7 LOẠI THUỐC HUYẾT ÁP THẤP THƯỜNG DÙNG

Thuốc huyết áp thấp giúp loại bỏ tình trạng thường xuyên tụt huyết áp ở nhiều người.
Đây là dạng thuốc phổ biến ở nhiều hiệu thuốc, mang lại tác dụng tốt cho những bệnh nhân bị huyết áp thấp và tăng cường sức khỏe cho con người hiệu quả.
7 loại thuốc huyết áp thấp hiệu quả thường dùng
Thuốc trị huyết áp thấp Midodrine
Midodrine.
Đây là loại thuốc sử dụng bằng cách uống, giúp điều trị huyết áp thấp ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Thuốc có thể làm co mạch, tăng huyết áp và ổn định huyết áp.
Midodrine có thể dùng với liều từ 2.5 – 10mg x 2 – 3 lần/ngày, liều tối đa không quá 40 mg/ngày.
Tác dụng phụ của Midodrine phải kể đến là làm tăng huyết áp khi ngủ, ngứa, ớn lạnh, bí tiểu, nổi da gà, rối loạn tiêu hóa…
Không dùng thuốc dạng này cho bệnh nhân bị tim nặng, suy thận, tăng huyết áp, cường giáp, khó tiểu…

Thuốc cho người huyết áp thấp Fludrocortison
Fludrocortison.
Fludrocortison là dạng mineralocorticoid tổng hợp, có tác dụng không nhỏ trong việc tăng tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tăng thể tích tuần hoàn và tăng huyết áp. 
Thuốc Fludrocortison còn có tác dụng phụ cơ bản như hạ kali máu, phù, tăng huyết áp khi nằm ngửa và suy tim.
Nên dùng thuốc Fludrocortison kết hợp với thực phẩm giàu kali hoặc có thể uống bổ sung kali để ngăn hạ kali máu.

Thuốc chữa huyết áp thấp Heptaminol
Thuốc Heptaminol có tác dụng giúp hạ huyết áp thấp rất tốt.
Dùng đúng cách thì thuốc có thể làm tăng sự co bóp của cơ tim, tăng trương lực tĩnh mạch để đưa máu về tim nên cải thiện được huyết áp.
Bên cạnh tác dụng tốt với tình trạng huyết áp thấp, nhưng bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có khi dùng thuốc Heptaminol này như:
Gây đau dạ dày, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, trống ngực, buồn nôn…
Không dùng thuốc Heptaminol cho bệnh nhân bị phù não, huyết áp cao, cường giáp, động kinh và không dùng chung với thuốc chống trầm cảm Imao.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc trị huyết áp thấp Droxidopa
Droxidopa.
Tác dụng chính của thuốc này là làm co mạch máu, kích thích tim và giúp tăng chỉ số huyết áp.
Tác dụng phụ của Droxidopa là khiến bệnh nhân bị nhức đầu, tăng huyết áp khi nằm, đồng thời có thể gây buồn nôn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo điều trị huyết áp thấp tốt nhất.

Thuốc huyết áp thấp Ephedrin
Ephedrin là thuốc tăng huyết áp rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh này.
Nên dùng thuốc này cho những bệnh nhân bị hạ huyết áp xuất phát từ nguyên nhân do co mạch ngoại vi tăng lưu lượng tim.
Tác dụng phụ không mong muốn như gây mất ngủ, lo lắng, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, trống ngực…
Không nên dùng Ephedrin cho những bệnh nhân bị đau thắt ngực, suy tim, tiểu đường, cường giáp, phì đại tuyến tiền liệt, người cao tuổi

Thuốc chữa huyết áp thấp Pyridostigmine
Rất nhiều bệnh nhân bị huyết áp thấp đánh giá cao Pyridostigmine.
Một trong những loại thuốc giúp ức chế cholinesterase, thuốc làm tăng hoạt động của acetylcholine, tăng dẫn truyền thần kinh cholinergic, do đó làm tăng huyết áp.
Tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng yếu cơ, tiểu không tự chủ, nhịp tim chậm, co thắt phế quản, co đồng tử, tăng huyết áp, tăng tiết dịch, khó ngủ, đau bụng… khi sử dụng Pyridostigmine.
Dùng Pyridostigmine đúng cách nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Khám bệnh kỹ càng trước khi dùng để mang lại hiệu quả điều trị tích cực.

Thuốc điều trị huyết áp thấp Erythropoietin
Erythropoietin là một hormone do thận sản xuất để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu.
Đối với bệnh nhân bị thiếu máu gây nên huyết áp thấp thì nên dùng Erythropoietin.
Tác dụng không mong muốn của Erythropoietin là nhức đầu, ớn lạnh, phù, đau xương, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, tăng kali máu, tăng huyết áp, chuột rút, co giật…
Bệnh nhân có thể dùng Erythropoietin để tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.

HUYẾT ÁP THẤP (Phác đồ điều trị - Bộ y tế 31/01/2021)
Định nghĩa
Hạ huyết áp (HHA) là tình trạng HA thấp hơn bình thường và có những triệu chứng của thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não: hoa mắt, chóng mặt, ngất thỉu… Tuy vậy, cần lưu ý những người có HA thấp.
Nguyên nhân
Cơ chế của HA:
Huyết áp = Cung lượng tim X Sức cản của mạch máu.
Cung lượng tim: phụ thuộc vào lực bóp của tim và thể tích máu được tim đưa vào cơ thể.
Sức cản của mạch máu: phụ thuộc vào độ đàn hồi thành mạch, các tác nhân thần kinh, thể dịch, nội tiết, điện giải…
Như vậy, HA hạ có thể do một hoặc nhiều yếu tố của HA giảm tác dụng về chất hoặc/và lượng: suy tim, mất máu, mất nước, suy giao cảm, cường phó giao cảm (do mất cân bằng giao cảm), mất điện giải do mất nước hoặc rối loạn nội tiết (bệnh Addison), dùng nhiều thuốc hạ HA…
Các nguyên nhân thường gặp của hạ huyết áp:
Hạ HA theo tư thế (orthostatic hypotension): Hoa mắt, chóng mặt, khi từ tư thế nằm chuyến nhanh sang ngồi hoặc từ ngồi chuyển sang đứng. Có thể ngã, thỉu, hoặc ngất. Đo HA: HA tâm thu tụt > 20mmHg; HA tâm trương tụt > 1 OmmHg Thường gặp ở: người cao tuổi, người có vữa xơ động mạch não nhiều.
Dùng thuốc hạ HA mạnh.
Suy tim nặng.
Hạ HA sau ăn: Thường sau ăn 30 -75 phút sau ăn no. Hiện tượng này được giải thích là do máu dồn về vùng tạng nhiều, nơi khác, như não, lại thiếu lưu lượng máu cần thiết.
Hạ HA sau khi đi tiếu, sau đại tiện, sau cơn ho, sau nuốt nghẹn: Được giả thuyết là do kích thích mạnh thần kinh X. Người ta còn nhận thấy có trường hợp hạ HA, ngất, thậm chí tử vong, sau khi thắt cà vạt, hoặc sau khi bị bóp vùng xoang cảnh, do cơ chế nói trên.
Thai nghén: Người có thai, thường vào nửa sau của thai kỳ, khi đứng lâu, nhất là ỏ’ chỗ đông người, có thể bị tụt HA, thỉu. Cơ chế: máu dồn về tử cung nhiều, máu lên não thiếu..
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Mất nước (qua đường tiêu hoá: nôn, tiêu chẩy; qua đường da: mất nhiều mồ hôi…). Chỉ cần mất khoảng 1% trọng lượng cơ thể, đã có thể gây triệu chứng.
Thiếu máu nặng do mất máu.
Bệnh nội tiết: Thiểu năng tuyến giáp.
Một số trường họp hạ huyết áp trên cơ sở tăng HA hoặc có bệnh tim mạch:
Hạ HA ở người đang dùng thuốc chữa bệnh THA: Đặc biệt chú ý ở những người cao tuổi, người có bệnh đái tháo đường, người mới dùng thuốc. Do đó, kiểm tra đều HA, ở tư thế nằm, và ngồi, ở các đối tượng đó là cần thiết.
Hạ HA ở người có THA do u thượng thận: không hiếm gặp tụt HA trên cơ sở HA rất cao ở người có u thượng thận loại pheochromocytoma, khi HA tụt, có khi phải truyền cấp cứu thuốc vận mạch (dopamin, dobutamine); nguyên nhãn có thể là sự tăng giảm bất thường của sản xuất catecholamine thượng thận.
Biến thiên trong ngày của HA: Có trường họp HA thấp hơn ở người binh thường, vì vậy, ngày nay người ta không nói tới HA dao động, vì đó là bản chất của THA, và người ta dùng thuật ngữ tăng HA hơn là cao HA, vì trong ngày có khi HA thấp, không thể dựa vào thời điểm đó để chẩn đoán bệnh được. Cũng trong phạm vi biến thiên của HA trong ngày, đa số chúng ta có HA hạ về đêm (gọi là loại dipper), nhưng có một số người, hay gặp ở người có bệnh THA, HA không hạ về đêm (non-dipper), thậm chí có trường hợp còn tăng cao hơn ban ngày.
Hạ HA do tổn thương cơ tim: Nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim…
Các xét nghiệm cần làm cho chẩn đoấn
Đo HA: Tư thế nằm và ngồi. Trường hợp nghi có hạ HA ở thời điểm ta không có mặt để xác nhận, nên đo HA trong 24 giờ (phương pháp Holter).
Điện tim: Nhằm phát hiện các rối loạn nhịp tim, các bất thường của sóng điện tim, có thể là nguyên nhân của tụt HA.
Siêu âm tim: Đánh giá được cấu trúc và chức năng tim.
Xét nghiệm máu: Thiếu máu, bệnh máu, rối loạn chức năng chuyển hoá đường, rối loạn nội tiết.
Nghiệm pháp Valsalva: Đặc biệt giúp xác định tụt HA, thỉu, do rối loạn thần kinh thực vật.
Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt table test): Giúp chấn đoán nguyên nhân hạ HA và ngất thỉu do mất điều chỉnh thần kinh giao cảm.
Điều trị hạ huyết áp
Nếu hạ huyết áp nhưng không có triệu chứng lâm sàng: không cần điều trị. Chỉ điều trị khi có triệu chứng lâm sàng, hoặc xác định được bệnh gây ra HA hạ (VD: Nhồi máu cơ tim…).
Mục đích của điều trị là: làm giảm các triệu chứng lâm sàng, và bệnh chính đã gây ra hạ HA. Ngoài những trường hợp lâm sàng và các xét nghiệm đã hướng tới chẩn đoán và điều trị nguyên nhân, một số trường hợp hạ HA sau đây có thể phòng và chữa được các triệu chứng:
Hạ HA do đứng.
Nên uống nhiều nước, ăn thêm mặn nếu không có phản chỉ định
Uống ít hoặc không uống rượu.
Đang nằm, ngồi dậy từ từ, đang ngồi đứng dậy từ từ, đang đứng, bắt đầu đi từ từ (ba từ từ).
Không nên bắt chéo chân khi đang ngồi.
Neu có giãn tĩnh mạch chi dưới: Nên đeo bít tất áp lực của người suy tĩnh mạch.
Hạ HA sau ăn:
Nên ăn nhiều bữa nhỏ
Giảm bớt các chất bột, gạo, trong khẩu phần.
Hạ HA do mất điều chỉnh thần kinh giao cảm:
Tránh những tình huống gây ra hHA đã gặp phải.
Ngồi xuống, cúi đầu giữa 2 đầu gối: Động tác này giúp nâng HA lên.
Neu bênh nhân nằm do bị thỉu: Kéo cao 2 chân và 2 tay, gập về phía thân, nhằm đưa máu dồn về tim, nâng được HA lên.
Các thuốc điều trị HA thấp:
Ngoài chế độ ăn thêm muối, uống thêm nước, có thế cho các corticosteroid, các amin co mạch (trong cấp cứu), Hept-amyl, Theophyllin, coramin… đó là những thuốc điều trị triệu chứng, khi các biện pháp điều trị dự phòng không đủ.
Tài liệu tham khảo
Hypotension (From WikipCƠia, the free encyclopCƠia)
Low Blood Pressure (Hypotension) – Deíĩnition. Mayo Clinic.com. Mayo Poundation íor MCƠical CƠucation and Research. 2009-05.23. RetrievCƠ 2010-10-19.
Texbook of MCƠical and Surgical Nursing 8th. CƠ. Phladelphia : Lippincott-Raven Publishers 1996.
Braunwald’s Heart Disease, a texbook of Cardiovascular mwdicine. 8th CƠ. Philadelphia, Pa : Saunders Elsevier : 2007 chap 37.
 

Danh mục: Bệnh tim mạch Từ khóa: