Hẹp van tim - Hẹp van động mạch chủ

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ - HẸP VAN TIM

HẸP VAN TIM
Hẹp van tim là một bệnh van tim có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, loạn nhịp tim…
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hoàn toàn có thể phòng tránh được những rủi ro từ bệnh.
Trong trái tim có một hệ thống các van tim là van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.
Các van này có nhiệm vụ đóng mở để máu chỉ lưu thông theo một chiều nhất định trong các buồng tim.
Hẹp van tim là tình trạng các van tim không thể mở ra hoàn toàn.
Làm cản trở lưu thông máu qua van gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Phân loại bệnh hẹp van tim
Tùy theo loại van tim bị hẹp mà có các dạng hẹp van tim tương ứng đó là:
Hẹp van 2 lá: 
Van 2 lá bị hẹp làm giảm lưu lượng máu từ buồng tim phía trên, bên trái (tâm nhĩ trái) xuống buồng tim phía dưới, bên trái (tâm thất trái).
Hẹp van 3 lá: 
Van 3 lá bị hẹp làm giảm lưu lượng máu từ buồng tim phía trên, bên phải (tâm nhĩ phải) xuống buồng tim phía dưới, bên phải (tâm thất phải).
Hẹp van động mạch chủ: 
Van động mạch chủ hẹp làm cản trở máu lưu thông từ tâm thất trái ra động mạch chủ đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, đây là dạng hẹp van nguy hiểm nhất.
Hẹp van động mạch phổi: 
Van động mạch phổi hẹp làm cản trở máu lưu thông từ tâm thất phải ra động mạch phổi để trao đổi oxy.
Nguyên nhân gây hẹp van tim
Nguyên nhân khiến các van tim không thể mở ra hoàn toàn là do cấu trúc của các lá van bị biến đổi, chúng có thể dày lên, xơ cứng hoặc hợp nhất lại với nhau.
Thấp khớp, thấp tim do nhiễm liên cầu nhóm A: 
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hẹp van tim.
Lão hóa: 
Quá trình lão hóa làm lắng đọng canxi tại các lá van khiến chúng trở nên xơ cứng và khó mở ra hoàn toàn.
Dị tật tim bẩm sinh: 
Bất thường của van tim đã xuất hiện từ thời kỳ phôi thai.
Một số bệnh lý khác: 
Hội chứng Carcinoid ác tính, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Fabry…
Triệu chứng hẹp van tim
Đau ngực
Ho
Khó thở: đặc biệt là khi gắng sức
Mệt mỏi: tăng lên khi bạn làm việc nặng
Tim đập nhanh, đánh trống ngực
Choáng váng, ngất xỉu.
Sưng mắt cá chân, bàn chân: gặp ở giai đoạn nặng
Hẹp van tim có nguy hiểm không?
Hẹp van tim lâu ngày sẽ làm gia tăng áp lực lên trái tim và làm giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, dẫn tới một số biến chứng sau:
Suy tim: 
Tim phải gắng sức để bơm máu qua van bị hẹp, lâu dần cơ tim sẽ trở nên suy yếu và dẫn tới suy tim
Rối loạn nhịp tim: 
Hẹp van tim có thể gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu…
Biến chứng từ cục máu đông: 
Máu ứ đọng tại buồng tim hình thành nên các cục máu đông.
Những cục máu đông này có thể di chuyển đến các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn, gây ra nhồi máu cơ tim (tắc mạch vành tim), đột quỵ (tắc mạch não), thuyên tắc phổi (mạch ở phổi)…
Cách chữa bệnh hẹp van tim
Thuốc điều trị hẹp van tim
Thuốc không thể sửa chữa những khiếm khuyết của van tim nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị hẹp van tim là:
Thuốc lợi tiểu: 
Để ngăn sự tích tụ dịch trong phổi hoặc các cơ quan khác nếu người bệnh có hiện tượng phù.
Thuốc chống đông máu: 
Nhằm ngăn ngừa biến chứng từ cục máu đông.
Thuốc kháng sinh: 
Để điều trị và dự phòng nhiễm liên cầu nhóm A.
Thuốc hạ áp: 
Thuốc chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi là 2 nhóm thường được chỉ định nhiều nhất ở người bệnh có tăng huyết áp.
Thuốc chống loạn nhịp tim: 
Nhằm ổn định nhịp tim trong trường hợp người bệnh bị loạn nhịp.

Hẹp van tim là tình trạng van bị hẹp và không mở đúng cách.
Các lá van có thể dày lên, cứng lại hoặc dính với nhau, dẫn đến kết quả là van không thể mở hoàn toàn.
Hẹp van tim (tiếng Anh là Heart Valve Stenosis) là bệnh lý xảy ra khi các van tim không mở hoàn toàn do các lá van bị cứng hoặc dính vào nhau.
Khe hở bị thu hẹp khiến lượng máu chảy qua tim bị giảm hoặc bị ngăn chặn.
Trong những trường hợp hẹp van tim nặng, cơ thể có thể không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết gây tổn thương nhiều cơ quan.
Hep van tim có các loại: Hẹp van hai lá, hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch phổi và hẹp van động mạch chủ.
Phân loại tình trạng hẹp van tim
Hẹp van 2 lá:
Van tim hai lá không thể mở ra hoàn toàn được, khiến cho lượng máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái bị giảm.
Khiến người bệnh mệt mỏi và khó thở vì lượng máu mang oxy từ phổi bị giảm.
Áp lực từ máu đọng lại trong tâm nhĩ trái khiến tâm nhĩ to ra và ứ máu trong phổi, dẫn đến sung huyết phổi khiến người bệnh khó thở, ho ra đờm có máu hay bọt hồng.
Hẹp van ba lá: 
Nếu van ba lá bị hẹp, máu không thể di chuyển hoàn toàn từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
Khiến máu ứ đọng trong nhĩ phải, rồi đến tĩnh mạch chủ, gây triệu chứng ứ máu ở ngoại biên như tĩnh mạch cổ phồng to ra, gan to, phù mắt cá chân.
Hẹp van động mạch phổi: 
Nếu van động mạch phổi bị hẹp, dòng máu nghèo oxy từ tâm thất phải qua động mạch phổi đi đến phổi bị hạn chế.
Ảnh hưởng đến khả năng lấy oxy của máu và cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể.
Tâm thất phải buộc phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu qua van động mạch phổi bị hẹp và áp lực trong tim phải thường tăng lên.
Hẹp van động mạch chủ: 
Van không thể mở hoàn toàn sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu từ tim đi nuôi cơ thể.
Tâm thất trái phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu qua van động mạch chủ.
Khiến tâm thất trái dày lên (phì đại thất trái), dẫn đến tim hoạt động kém hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây ra hẹp van tim
Hẹp van hai lá: 
Thông thường, hẹp van hai lá xuất phát từ nguyên nhân sốt thấp khớp.
Các nguyên nhân khác như: bệnh lupus, tích tụ canxi, viêm khớp dạng thấp, vôi hóa vòng van hai lá, hội chứng carcinoid ác tính, hẹp van hai lá bẩm sinh.
Hẹp van ba lá: Sốt thấp khớp là nguyên nhân chính gây hẹp van ba lá.
Tình trạng này cũng có thể do nguyên nhân bẩm sinh.
Hẹp van động mạch phổi: Thường gặp là hẹp van động mạch phổi bẩm sinh.
Hẹp van động mạch chủ: Tình trạng này thường gặp là do bệnh thấp khớp, hoặc thoái hóa van do lớn tuổi, tích tụ canxi trên các lá van và vòng van.
Một số bệnh tim bẩm sinh như bệnh van động mạch chủ hai mảnh cũng gây hẹp van động mạch chủ ở trẻ em.
Triệu chứng hẹp van tim thường gặp
Đau ngực, khó thở, hụt hơi;
Tim đập loạn nhịp;
Chóng mặt, ngất xỉu;
Khó đi bộ quãng đường ngắn;
Sưng ở chân, mắt cá chân;
Khó thở khi nằm đầu thấp, phải ngủ ngồi.
Hẹp van tim có nguy hiểm không?
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tình trạng hẹp van tim tiến triển có thể dẫn đến suy tim, đau thắt ngực hoặc nhịp tim không đều, thậm chí gây tử vong.
Trường hợp hẹp van nhẹ và không có triệu chứng, người bệnh có thể chỉ cần thay đổi lối sống và tái khám theo dõi định kỳ để phát hiện sớm bất thường và can thiệp kịp thời.
Hẹp van nặng có hoặc chưa có triệu chứng cần theo dõi chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để quyết định thời điểm can thiệp hoặc phẫu thuật phù hợp, phòng bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng hẹp van tim
Siêu âm tim là kỹ thuật chẩn đoán đơn giản và gần như chính xác nhất bệnh van tim.
Phương pháp này giúp xác định mức độ của bệnh, ảnh hưởng của tình trạng hẹp van tim lên toàn bộ tim như suy chức năng tim, dày/giãn buồng tim, tăng áp lực động mạch phổi và huyết khối trong buồng tim.

Siêu âm tim còn giúp theo dõi diễn tiến bệnh, biến chứng và chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
Một số trường hợp đặc biệt có thể thực hiện thêm trắc nghiệm gắng sức để đánh giá triệu chứng suy tim, áp lực động mạch phổi khi gắng sức nhằm xem xét chỉ định can thiệp.
Với tình trạng hẹp van động mạch chủ vôi hóa, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT để đánh giá mức độ vôi hóa van khi cần thêm thông tin về chỉ định phẫu thuật thay van.
Chụp MRI cũng có thể giúp đánh giá chức năng của tim nếu cần củng cố thêm chẩn đoán bên cạnh siêu âm tim.
Hẹp van tim có chữa được không?
Tùy theo loại van tim bị hẹp, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh,… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: nội khoa bằng thuốc (như thuốc điều trị tăng huyết áp), phẫu thuậtsửa van tim hoặc thay van tim.
Biện pháp phòng ngừa hẹp van tim
Phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ bệnh thấp khớp nếu nguyên nhân hẹp van là do bệnh van hậu thấp.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bằng cách khám và điều trị bệnh răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng.
Dùng kháng sinh phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng khi cần trám, nhổ răng hoặc thủ thuật/phẫu thuật gây chảy máu.
Điều trị tích cực các bệnh làm tăng xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tự miễn, viêm mạn tính…




HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Hẹp van động mạch chủ làm cản trở lưu thông máu chứa oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể.
Đây là bệnh van tim thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van không thể mở ra hoàn toàn.
Tình trạng này sẽ làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu từ tim (thất trái) đi nuôi cơ thể.
Ban đầu, tim sẽ làm việc nhiều hơn để có thể bù đắp lại lượng máu thiếu hụt, đưa đến các cơ quan trong cơ thể.
Đến một thời điểm nào đó, tim sẽ bị quá sức, dẫn đến phì đại cơ tim thất trái hoặc suy tim.
Hẹp van động mạch chủ được chia thành ba mức độ: hẹp nhẹ, vừa và khít.
Mức độ hẹp van động mạch chủ càng tăng thì rủi ro suy tim càng lớn.
Triệu chứng nhận biết hẹp van động mạch chủ
Khi hẹp van động mạch chủ nhẹ, người bệnh thường không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào.
Thỉnh thoảng các triệu chứng chỉ xuất hiện mờ  nhạt  khi hoạt động gắng sức như chơi thể thao hoặc khi sinh nở…
Khi van động mạch chủ bị hẹp nặng, một số dấu hiệu điển hình xảy ra khi gắng sức, bao gồm:
Đau ngực
Khó thở
Mệt, xây xẩm hoặc ngất
Có thể có rối loạn nhịp:  hồi hộp
Khi có triệu chứng cơ năng, diễn tiến đến tử vong nhanh:
Khi có đau ngực, sống còn trung bình là 5 năm, ngất là 3 năm và suy tim chỉ còn 2 năm
Nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ
Thoái hóa vôi người lớn tuổi (phổ biến ở độ tuổi 70-80 tuổi):
Tuổi tác càng cao, nguy cơ vôi hóa của các van động mạch chủ càng lớn, các mảng cholesterol đóng ở van tim dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch, trong đó có hẹp van động mạch chủ.
Dị tật tim bẩm sinh: 
Bình thường van ĐMC có 3 mảnh.
Ở trẻ bị hẹp van ĐMC bẩm sinh, từ khi sinh ra van chỉ có 2 mảnh, van 1 mảnh, thậm chí có van 4 mảnh nhưng hiếm…
Theo thời gian, van ĐMC ở trẻ dị tật bẩm sinh thường thoái hóa và và vôi hóa sớm hơn những người bình thường.
Hậu thấp (một biến chứng của viêm họng, gây tổn thương van tim):
Đây là căn bệnh tự miễn gây ra bởi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A.
Bệnh thường khởi phát với tình trạng viêm họng, kéo dài trong khoảng 2 tuần, tùy vào tình trạng sức khỏe ở mỗi người bệnh.
Trong khoảng thời gian này, cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn.
Do cấu tạo cơ và van tim tương tự như tế bào vi khuẩn, khiến hàng rào miễn dịch của cơ thể nhận sai và tấn công, gây tổn thương van tim.
Yếu tố nguy cơ gây hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ có thể xảy ra ở bất cứ ai.
Vẫn có một số đối tượng có nguy cơ hẹp van động mạch chủ cao có thể kể đến như:
Tuổi cao;
Một số bệnh tim có sẵn khi sinh (bệnh tim bẩm sinh) chẳng hạn như van động mạch chủ hai mảnh;
Có tiền sử nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim;
Có các yếu tố nguy cơ tim mạch: đái tháo đường, cholesterol cao và huyết áp cao;
Bệnh thận mạn tính;
Tiền sử xạ trị vùng ngực.
Biến chứng nguy hiểm của hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ là một trong những căn bệnh van tim nguy hiểm hàng đầu. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Suy tim.
Viêm nội tâm mạc
Loạn nhịp tim 
Đột quỵ
Cục máu đông
Tử vong
Biện pháp phòng ngừa hẹp van động mạch chủ 
Để phòng ngừa hẹp van động mạch chủ, cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện hẹp van động mạch chủ, hoặc các bệnh tim khác trong giai đoạn đầu hoặc trước khi bệnh tiến triển.
Lưu ý, một số tình trạng có thể gây hẹp van động mạch chủ như:
Sốt thấp khớp:
Hãy đi khám nếu trẻ đau họng.
Bệnh viêm họng có thể dẫn đến sốt thấp khớp nếu không được điều trị. 
Viêm họng do liên cầu khuẩn trị được nếu dùng kháng sinh đúng cách.
Giải quyết các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành:
Bao gồm tiểu đường, huyết áp cao, béo phì và cholesterol cao.
Những yếu tố này có thể liên quan đến hẹp van động mạch chủ, vì vậy nên kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết và mức cholesterol nếu bị hẹp van động mạch chủ.
Chăm sóc răng và nướu của bạn.
Nướu bị nhiễm trùng (viêm nướu) và mô tim bị nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc) có mối quan hệ mật thiết với nhau. 
Phương pháp chẩn đoán hẹp van động mạch chủ
Để chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng, bệnh sử và tiền sử gia đình, tiến hành thăm khám, nghe tim và kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hẹp van động mạch chủ.
Cận lâm sàng
Siêu âm tim:
Giúp khảo sát van và động mạch chủ, có thể xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh, cũng như phát hiện các bệnh van tim khác.
Siêu âm tim qua thực quản giúp khảo sát van động mạch chủ kỹ hơn.
Điện tâm đồ:
Có thể phát hiện dày, giãn các buồng tim, loạn nhịp tim …
X-quang ngực:
Kiểm tra tim hoặc động mạch chủ có giãn không và tình trạng của phổi.
Trắc nghiệm gắng sức:
Để xem triệu chứng của bệnh van động mạch chủ có xuất hiện khi hoạt động thể chất không và giúp xác định tình trạng bệnh.
Nếu bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng có triệu chứng  thì tuyệt đối không được làm trắc nghiệm gắng sức
Cộng hưởng từ (MRI), CT scan tim:
Cho hình ảnh chi tiết về tim, gồm cả van và động mạch chủ.
Thông tim:
Có thể áp dụng nếu các cận lâm sàng khác không thể chẩn đoán hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. 
Điều trị hẹp van động mạch chủ
Phương pháp điều trị hẹp van động mạch chủ còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh.
Nếu triệu chứng không có hoặc nhẹ, cần theo dõi thường xuyên.
Thay đổi lối sống, phòng ngừa nhiễm trùng ở tim và dùng thuốc để điều trị các triệu chứng hoặc giảm nguy cơ biến chứng.
Khi bệnh nặng thì cần được phẫu thuật thay van động mạch chủ theo đúng khuyến cáo.
Trong một số trường hợp, sẽ thay van động mạch chủ qua da.
Phẫu thuật
Thay van động mạch chủ:
Là phương pháp điều trị chính đối với hẹp van động mạch chủ nặng.
Thay van bệnh bằng van cơ học hoặc van sinh học ( làm từ mô tim của bò, lợn hoặc người hoặc sử dụng van động mạch phổi của chính bệnh nhân)
Van sinh học sẽ bị thoái hóa theo thời gian và có thể cần được thay lại.
Người có van cơ học phải dùng thuốc làm loãng máu suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông.
Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về lợi ích và rủi ro của từng loại van và lựa chọn loại van phù hợp.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay van qua ống thông mà không phẫu thuật.
Thay đổi lối sống và chế độ tự chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để được theo dõi.
Thay đổi lối sống không ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh, nhưng lối sống lành mạnh rất có lợi cho tim:
Chế độ ăn có lợi cho tim mạch:
Ăn nhiều loại trái cây rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo, thịt gia cầm, cá và ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế ăn nhiều muối và đường.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Hoạt động thể chất thường xuyên.
Kiểm soát căng thẳng(stress):
Tránh thuốc lá.
Kiểm soát huyết áp.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ có hẹp van tim:
Phải thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi mang thai, về loại thuốc có thể dùng an toàn, có cần điều trị gì trước khi mang thai không…
Bệnh nhân cần được bác sĩ Tim mạch và bác sĩ Sản khoa phối hợp theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai và sinh con.
Nếu bị hẹp van quá nặng, bác sĩ có thể khuyến cáo không mang thai để tránh nguy cơ biến chứng.



HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ - NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG

Hẹp van động mạch chủ là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến và thuộc vào nhóm bệnh van tim phổ biến nhất, trong đó có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc.
1. Các dạng hẹp van tim thường gặp​
Hẹp van tim hai lá:
Heẹp van hai lá không thể hoàn toàn mở ra, dẫn đến giảm lượng máu từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái. Kết quả là người bệnh trải qua cảm giác mệt mỏi và khó thở do lượng máu giàu oxy từ phổi bị giảm.
Áp lực máu tích tụ trong tâm nhĩ trái làm tâm nhĩ trái bị to lên và gây ra sự ứ máu trong phổi, dẫn đến xung huyết phổi, làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc thở, có thể thấy máu hoặc bọt hồng trong đờm.
Để đánh giá mức độ nặng của hẹp van tim 2 lá, thường sử dụng tiêu chí dựa trên các thông số siêu âm tim, bao gồm mức độ chênh áp trung bình qua van hai lá, diện tích lỗ van và áp lực động mạch phổi.
Các mức độ hẹp van 2 lá cụ thể thường được phân thành ba loại: nhẹ, trung bình và nặng.
Hẹp van tim ba lá:
Khi van ba lá bị hẹp, máu không thể di chuyển tự do từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
Dẫn đến máu tích tụ trong tâm nhĩ phải và sau đó trong tĩnh mạch chủ, gây ra các triệu chứng ứ máu ở các vùng ngoại biên như sưng to của tĩnh mạch cổ, phù gan, và phù mắt cá chân.
Hẹp van động mạch phổi:
Khi van động mạch phổi bị hẹp, dòng máu nghèo oxy từ tâm thất phải không thể lưu thông đúng cách qua động mạch phổi.
Ảnh hưởng đến khả năng máu hấp thụ oxy và cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể.
Tâm thất phải phải làm việc nặng hơn để đẩy máu qua van động mạch phổi bị hẹp, gây tăng áp lực trong tim phải.
Hẹp van động mạch chủ:
Khi van động mạch chủ không thể hoàn toàn mở ra, lưu lượng máu từ tim đến cơ thể bị giảm hoặc ngăn chặn.
Buộc tâm thất trái phải làm việc mạnh hơn để đẩy máu qua van động mạch chủ, gây phì đại của tâm thất trái và làm cho tim hoạt động không hiệu quả hơn.
Hẹp van động mạch chủ(HC) là nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn dòng máu ra động mạch chủ của tâm thất trái.
Các yếu tố khác có thể gây tắc nghẽn bao gồm hẹp dưới van động mạch chủ do sự hình thành màng xơ, hẹp dưới van động mạch chủ do tăng kích thước của cơ tim và hẹp trên van động mạch chủ.
Bệnh hẹp van động mạch chủ là căn bệnh phổ biến nhất trong các vấn đề liên quan đến van ĐMC, chiếm tỷ lệ 1/4 số ca mắc về vấn đề van tim, với 80% trong số những người bị hẹp van động mạch chủ là nam giới.
Động mạch chủ (ĐMC) là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ cung cấp máu từ tim đến toàn bộ cơ thể.
Nó nằm trong lồng ngực, chạy dọc theo phía trước của cột sống, và phân phối máu tới các bộ phận quan trọng như tim, não, đầu cổ và cột sống.
Kích thước bình thường của động mạch chủ ngực tăng dần theo tuổi của người bệnh, thường dao động trong khoảng từ 2 đến 3,5 cm.
Van tim ĐMC là một chiếc van màng ngăn cách giữa ĐMC và tâm thất trái.
Nhiệm vụ chính là đóng trong giai đoạn tâm trương để ngăn máu từ ĐMC không trôi ngược về tâm thất trái, và mở trong giai đoạn tâm thu để cho phép máu từ tâm thất trái bơm vào động mạch chủ để lưu thông trong cơ thể.
Trong trường hợp van bị tổn thương do bất kỳ lý do nào, nó có thể gây ra tình trạng đóng không hoàn toàn trong giai đoạn tâm trương, dẫn đến sự hở van ĐMC, hoặc không mở hết trong giai đoạn tâm thu, dẫn đến sự hẹp van động mạch chủ.
Hẹp van động mạch chủ có thể gây ra sự trở ngại cho sự lưu thông của máu chứa oxy và dưỡng chất tới các phần khác trong cơ thể.
Nguyên nhân hẹp van động mạch chủ
Có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh hẹp van động mạch chủ:
Hẹp van động mạch chủ bẩm sinh:
Xuất phát từ sự cấu tạo bất thường của van tim từ khi mới sinh ra, như việc có van tim chỉ có 2 lá (một tình trạng phức tạp chiếm 1 - 2% trong dân số), và chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới.
Những người mắc phải cơ cấu van tim không bình thường, chẳng hạn như van 2 lá, có khả năng phát triển vấn đề về hẹp van động mạch chủ theo thời gian do sự thoái hóa và vôi hóa sớm hơn so với người bình thường.
Hẹp van động mạch chủ do thoái hóa và vôi hóa (thường xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 70 - 80).
Tăng tuổi thọ có thể gây ra vôi hóa của van động mạch chủ, tích tụ mảng mỡ cholesterol trên bề mặt van tim, và dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch, trong đó có bệnh hẹp van động mạch chủ.
Liên quan đếnbệnh thấp tim: 
Sự hiện diện của bệnh thấp tim, đặc biệt khi kết hợp với các vấn đề khác như cơ cấu van tim không bình thường (ví dụ như van 2 lá), có thể gây ra sự xơ hóa, vôi hóa, hoặc bám dính các lá van và lớp mép van của động mạch chủ, làm cho chúng trở nên dày hơn và khó làm việc.
Các triệu chứng của hẹp van tim - hẹp van động mạch chủ
Triệu chứng hẹp van tim cơ năng
Các triệu chứng này thường xuất hiện khi mức độ hẹp van động mạch chủ nghiêm trọng:
Đau ngực do tăng tiêu thụ ôxy cơ tim trong khi cung cấp ôxy cho cơ tim bị giảm hoặc do xơ vữa mạch vành.
Choáng váng, ngất:
Do tắc nghẽn cố định đường tống máu thất trái và giảm khả năng tăng cung lượng tim, bệnh nhân HC có thể tụt huyết áp nặng trong các tình huống giảm sức cản ngoại vi dẫn đến choáng váng hoặc ngất.
Biểu hiện của suy tim:
Do rối loạn chức năng tâm thu hoặc chức năng tâm trương.
Theo tiến triển của bệnh, xơ hóa cơ tim sẽ dẫn tới giảm co bóp.
Các cơ chế bù trừ nhằm làm tăng thể tích trong lòng mạch sẽ làm tăng áp lực thất trái cuối tâm trương, tăng áp lực mao mạch phổi bít gây ứ huyết phổi.
Các tình trạng gây rối loạn đổ đầy thất trái như rung nhĩ hoặc tim nhanh đơn thuần có thể gây biểu hiện suy tim.
Triệu chứng hẹp van động mạch chủ thực thể
Bắt mạch: triệu chứng nổi bật của HC là mạch cảnh nẩy yếu và đến chậm
Có thể sờ thấy rung miu tâm thu ở khoang liên sườn II bên phải ở bệnh nhân HC.
Sờ thấy mỏm tim đập rộng, lan tỏa nếu thất trái phì đại.
Nghe tim: các tiếng bệnh lý chính bao gồm:
Thổi tâm thu tống máu ở phía trên bên phải xương ức, lan lên cổ, đạt cường độ cao nhất vào đầu-giữa tâm thu.
Mức độ HC càng nặng, tiếng thổi càng dài hơn, mạnh hơn và đạt cực đại chậm hơn (cuối kỳ tâm thu).
Tuy nhiên cường độ tiếng thổi không liên quan chặt với mức độ hẹp do cường độ tiếng thổi có thể giảm nhẹ đi nếu cung lượng tim giảm nhiều hoặc chức năng thất trái giảm nặng.
Tiếng T1 và T2 nói chung không thay đổi khi HC
Tiếng T3 là dấu hiệu chức năng tâm thu thất trái kém.
Tiếng T4 xuất hiện do nhĩ trái co bóp tống máu vào buồng thất trái có độ dãn kém khi hẹp van ĐMC khít.
Ngoài ra, có thể gặp các tiếng thổi của hở van ĐMC do hẹp thường đi kèm hở van.
Nhịp tim nhanh lúc nghỉ ở bệnh nhân HC nặng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng cung lượng tim giảm thấp.

Biến chứng nguy hiểm của hẹp van động mạch chủ
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Rối loạn nhịp thất, bao gồm nhịp nhanh thất, và rung thất.
Rối loạn nhịp nhĩ, bao gồm rung nhĩ, có thể gây ra suy tim cấp do mất cơ chế bóp bù của nhĩ trái, giảm lưu lượng của nhĩ trái đến tâm trái và giảm cung cấp máu.
Đột tử.
​​ Tắc mạch do các mảng vôi hóa, xơ vữa, hoặc sự hình thành sùi.​
Hội chứng mạch vành cấp.
Bệnh thường phát triển một cách âm thầm trong nhiều năm trước khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt.
Nguy cơ tử vong cao đối với những triệu chứng sau:
Đau tức ngực: Tỷ lệ sống sót chỉ còn 50% sau 5 năm.
Ngất hoặc choáng váng: Tỷ lệ sống sót chỉ còn 50% sau 3 năm.
Suy tim: Thời gian sống thường dưới 2 năm.
Hẹp van động mạch chủ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để ngăn ngừa bệnh hẹp van động mạch chủ, việc thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, duy trì một lối sống lành mạnh, và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín là rất quan trọng.
Hẹp van động mạch chủ có chữa được không?
Tùy thuộc vào giải phẫu van động mạch chủ, tuổi tác, và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc (như thuốc để kiểm soát huyết áp), hoặc phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim, hoặc gần đây nổi lên là kỹ thuật thay van động mạch chủ qua ống thông TAVI.
Dù đã phẫu thuật hay đang trong quá trình điều trị nội khoa, việc tái khám định kỳ theo lịch hẹn là cần thiết để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng hẹp van tim và can thiệp kịp thời nếu có bất kỳ sự tiến triển hoặc biến chứng nào xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa hẹp van động mạch chủ
Để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây hẹp van động mạch chủ, mọi người cần tuân theo các biện pháp sau:
Đề phòng và kiểm soát nghiêm túc các tình trạng thấp khớp nếu hẹp van là kết quả của bệnh van hậu thấp.
Điều trị tích cực các bệnh tình trạng làm tăng xơ vữa động mạch, như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tự miễn, viêm mạn tính, và các bệnh khác.
Chi phí mổ hẹp van động mạch chủ
Chi phí mổ hẹp van tim hay phẫu thuật thay van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Loại van tim được sử dụng:
Van động mạch chủ có giá cao nhất, tiếp theo là van hai lá và van ba lá.
​​Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật hở tim có chi phí cao hơn phẫu thuật nội soi.​
​​Bệnh viện:
Bệnh viện công lập có chi phí thấp hơn bệnh viện tư nhân.​
Bảo hiểm y tế:
Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được giảm chi phí.
Tại Việt Nam, chi phí phẫu thuật thay van tim dao động từ 80 đến 140 triệu đồng cho mỗi ca, tùy thuộc vào các yếu tố trên.
Trong trường hợp có bảo hiểm y tế, chi phí có thể giảm xuống từ 50 đến 80 triệu đồng.
Trong trường hợp bệnh nhân đủ điều kiện để thực hiện thay van động mạch chủ qua ống thông TAVI, chi phí dự kiến từ 950 - 1 tỷ đồng cho mỗi ca.