Huyết Áp Cao

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

HUYẾT ÁP CAO

Cao huyết áp là tình trạng gia tăng trị số huyết áp cơ thể được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ≥ 130mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ≥ 80mm Hg hoặc cả hai.
Cách duy nhất để biết là kiểm tra huyết áp.
Tìm hiểu chung cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường, thường ≥ 130/80 mmHg.
Không được kiểm soát, có thể gây hại cho tim, mạch máu, và các cơ quan khác.
Huyết áp cơ thể được ghi lại bằng 2 con số.
Huyết áp tâm thu (chỉ số lớn hơn) là lực mà tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Huyết áp tâm trương (chỉ số thấp hơn) là kháng lực của thành mạch máu với dòng chảy của máu trong cơ thể.
Trị số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm.
Phương pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả chủ yếu là thay đổi lối sống và điều trị dùng thuốc.
Triệu chứng cao huyết áp
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm.
Một số người bị cao huyết áp có thể có triệu chứng như:
Đau đầu,
Khó thở;
Chảy máu cam,
Nhịp tim không đều,
Nhìn mờ,
Ù tai...
Nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi cao huyết áp đã đến giai đoạn nặng hoặc đe dọa tính mạng.
Cao huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn/nôn, lú lẫn, đau ngực và run cơ.
Biến chứng có thể gặp khi bị cao huyết áp
Tim mạch là hệ cơ quan chịu tổn thương nhiều và nghiêm trọng do tình trạng cao huyết áp.
Huyết áp quá cao có thể làm xơ cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu/oxy đến tim và có thể gây ra:
Đau ngực hay còn gọi là đau thắt ngực.
Nhồi máu cơ tim: 
Xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn hoàn toàn và các tế bào cơ tim chết vì thiếu oxy.
Dòng máu bị tắc nghẽn càng lâu, tổn thương cơ tim càng lớn.
Suy tim: 
Xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể.
Rối loạn nhịp tim:
Có thể dẫn đến đột tử.
Đột quỵ:
Cao huyết áp cũng có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu và oxy cho não gây rađột quỵ.
Suy thận: 
Cao huyết áp có thể gây tổn thương thận.
Nguyên nhân cao huyết áp
Nguyên nhân dẫn đến hai loại cao huyết áp:
Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): 
Đối với hầu hết người lớn, không có nguyên nhân xác định nào gây ra cao huyết áp cao.
Đây là loại cao huyết áp thường gặp nhất (chiếm đến 85%), có xu hướng tiến triển dần dần trong nhiều năm.
Cao huyết áp thứ phát: 
Huyết áp cao do một nguyên nhân nào đó gây ra, có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với cao huyết áp nguyên phát.
Các tình trạng và thuốc khác nhau có thể dẫn đến cao huyết áp thứ phát, bao gồm:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh lý tại thận, u tuyến thượng thận, bệnh lý tuyến giáp, bất thường mạch máu bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc (thuốc ngừa thai, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc giảm đau...), chất kích thích (cocaine, amphetamine).
Nguy cơ cao huyết áp
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, bao gồm:
Tuổi: 
Nguy cơ cao huyết áp gia tăng khi tuổi càng cao.
Chủng tộc: 
Cao huyết áp đặc biệt phổ biến ở người gốc Phi, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng.
Các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận, cũng phổ biến hơn ở những người gốc Phi.
Gen di truyền có người bị cao huyết áp.
Thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động.
Hút thuốc lá.
Ăn mặn (nhiều Natri) và ăn ít Kali, uống rượu bia.
Stress, căng thẳng.
Một số bệnh lý mãn tính mắc phải kèm theo như đái tháo đường, bệnh thận, hội chứng ngưng thở.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị cao huyết áp
Vì huyết áp thường dao động theo thời gian trong ngày nên việc đo huyết áp có thể cần phải đo ở nhiều lần khám khác nhau.
Đo huyết áp tại nhà nếu cần trong những trường hợp khó chẩn đoán (cao huyết áp ẩn giấu hoặc cao huyết áp áo choàng trắng - thường gặp khi bệnh nhân cảm thấy hồi hộp và tăng huyết áp khi gặp nhân viên y tế) trước khi xác nhận bạn có tình trạng cao huyết áp.
Nếu bị cao huyết áp, có thể đề nghị thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán và kiểm tra các yếu tố nguy cơ hoặc bệnh lý bên trong gây cao huyết áp.
Một số xét nghiệm bao gồm: công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, lipid máu, ECG (điện tâm đồ), siêu âm tim.
Phương pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả
Thay đổi lối sống và điều trị với các thuốc điều trị cao huyết áp giúp kiểm soát và giữ ổn định huyết áp cơ thể.
Các thuốc kê đơn điều trị cao huyết áp phụ thuộc vào số đo huyết áp và các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân.
Hãy hỏi bác sĩ về mục tiêu điều trị huyết áp vì huyết áp lý tưởng có thể thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe, đặc biệt trên 65 tuổi.
Các loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp bao gồm:
Thuốc lợi tiểu;
Thuốc ức chế men chuyển (ACEI);
Thuốc ức chế thụ thể (ARB);
Thuốc chẹn kênh calci (CCB).
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa cao huyết áp
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Thường xuyên vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống có lợi cho tim, giảm muối.
Hạn chế uống rượu bia.
Phương pháp phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả
Giảm lượng muối ăn vào hằng ngày (<5g mỗi ngày);
Ăn nhiều trái cây và rau quả;
Hoạt động thể chất thường xuyên;
Tránh sử dụng thuốc lá;
Giảm uống rượu, bia;
Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa.

DINH DƯỠNG - CHẾ ĐỘ ĂN

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Chế độ ăn ít muối
Muối chứa natri và việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt đồ hộp.
Sử dụng các loại gia vị tươi, các loại hương vị khác như tỏi, hành, ớt để tăng hương vị cho các món ăn.
Chế độ ăn giàu kali
Kali là một khoáng chất quan trọng và chế độ ăn giàu kali rất có lợi cho người bị cao huyết áp.
Các nguồn giàu kali bao gồm các loại rau quả như chuối, cam, lê, dưa hấu, cà chua, khoai lang, bắp cải, đậu hạt và hạt chia. 
Tiêu thụ khoảng 4 - 5g chất kali mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp.
Ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu chất xơ
Rau quả và thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Giúp giảm cholesterol trong máu, kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng.
Ưu tiên tiêu thụ các loại rau quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và các loại đậu phụ.
Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và cholesterol
Chất béo bão hòa và cholesterol có thể gây tắc nghẽn động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, mỡ động vật, kem và sản phẩm từ sữa béo.
Chọn các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, cá hồi, hạt chia và quả óc chó.
Giảm tiêu thụ đường
Đường và thức uống có đường có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Hạn chế tiêu thụ đường bằng cách tránh các đồ uống ngọt, nước giải khát có đường và thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều đường.
Sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, hoa quả tươi và thêm đường tự nhiên như mật ong để làm ngọt, tăng hương vị cho món ăn.
Hạn chế đồ uống có cồn
Tiêu thụ quá mức đồ uống có cồn có thể gây tăng huyết áp và gây xơ gan.
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn bằng cách giới hạn số lượng và tần suất uống, thay thế bằng nước hoặc các đồ uống không cồn khác như trà xanh, nước ép trái cây tự nhiên hoặc nước lọc.
Một số thực phẩm có lợi cho người cao huyết áp
Yến mạch:
 Yến mạch là một nguồn giàu chất xơ và có khả năng giúp kiểm soát huyết áp theo thời gian.
Chất xơ trong yến mạch có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol và hỗ trợ sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
Ăn yến mạch dưới dạng bột yến mạch, bánh mì yến mạch hoặc bổ sung vào các món ăn khác.
Chuối: 
Chuối chứa nhiều kali và chất xơ, đây là hai yếu tố quan trọng cho người cao huyết áp.
Kali giúp điều chỉnh cân bằng nước và natri trong cơ thể giúp hạ huyết áp.
Chất xơ trong chuối cũng có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hơn nữa, chuối là một nguồn vitamin C và chất chống oxy hóa.
Rau bina: 
Rau bina (hoặc còn được gọi là cải bó xôi) cũng có lợi cho người cao huyết áp.
Rau bina chứa kali và magie có khả năng giảm việc co bóp của mạch máu và làm giảm huyết áp.
Rau bina còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ.
Các loại đậu: 
Các loại đậu như đậu đen, đậu tương, đậu xanh và đậu nành là các nguồn protein thực vật tuyệt vời và giàu chất xơ.
Giúp cung cấp các acid amin cần thiết và không chứa cholesterol.
Đậu cũng chứa kali, magie và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Dưa hấu: 
Dưa hấu là một loại trái cây giàu nước và chất xơ.
Cung cấp kali và magie, hai khoáng chất quan trọng cho việc kiểm soát huyết áp.
Dưa hấu cũng chứa lycopene, một chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ bị các vấn đề tim mạch.

PHÒNG NGỪA CAO HUYẾT ÁP
Chế độ ăn uống khoa học: 
Ăn một chế độ ăn giàu rau quả và thực phẩm giàu chất xơ.
Hạn chế tiêu thụ muối và chất béo bão hòa.
Ưu tiên các loại thực phẩm giàu kali, canxi và magie.
Duy trì cân nặng: 
Duy trì một cân nặng lành mạnh theo chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp.
Thừa cân hoặc béo phì, hãy tập trung vào việc giảm cân thông qua chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể chất.
Hạn chế đồ uống có cồn: 
Uống quá nhiều cồn có thể làm tăng huyết áp.
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và thay bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe như nước ép trái cây hoặc nước lọc.
Không hút thuốc lá:
 Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá có thể tăng nguy cơ cao huyết áp.
Tìm các phương pháp hỗ trợ để bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác.
Ngủ đủ giấc: 
Thiếu ngủ có thể góp phần tăng nguy cơ cao huyết áp.
Đảm bảo ngủ đủ giấc hàng đêm và tạo ra môi trường thích hợp để nghỉ ngơi.
Tập thể dục thường xuyên: 
Tập thể dục có thể giúp kiểm soát huyết áp.
Tập thể dục thường xuyên ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày.
Lựa chọn các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: 
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa và theo dõi các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả cao huyết áp.


THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mmHg), hoặc cả hai.
Thuốc điều trị tăng huyết áp giúp điều hòa huyết áp, giữ huyết áp ổn định trong khoảng giá trị tối ưu được khuyến cáo tùy theo tình trạng của người bệnh.
Giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như đau tim, đột quỵ.
Thuốc điều trị tăng huyết áp được chỉ định cho người bệnh khi bác sĩ điều trị nhận thấy việc sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp là cần thiết và có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Trong điều trị tăng huyết áp ban đầu, tất cả bệnh nhân đều được tư vấn và hướng dẫn thực hiện các biện pháp không dùng thuốc như:
Chế ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối tiêu thụ, kiểm soát cân nặng, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, vận động thể dục đều đặn…
Người bệnh tăng huyết áp giai đoạn 1:
Mục tiêu là đưa chỉ số huyết áp về dưới 130/80mmHg, giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Người bệnh tăng huyết áp giai đoạn 2:
Nên bắt đầu điều trị bằng thuốc để hạ huyết áp xuống mục tiêu thấp hơn 130/80 mmHg.
Ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, huyết áp mục tiêu là 130/80mmHg.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, nếu huyết áp trên 130/80mmHg, sẽ có chỉ định cho dùng thuốc để hạ huyết áp xuống mục tiêu thấp hơn 130/80mmHg.
Sau khi người bệnh đã có điều chỉnh lối sống, nhưng chỉ số huyết áp không tự cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định bắt đầu điều trị bằng một loại thuốc.
Nếu không đạt được hiệu quả tốt, sẽ cho sử dụng liệu pháp phối hợp.
Chống chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp trong những trường hợp?
Thuốc lợi tiểu loại thiazide: 
Chống chỉ định ở bệnh nhân bị vô niệu, bệnh nhân bị dị ứng với sulfonamid.
Thuốc chẹn kênh calci: 
Chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc.
Chống chỉ định non-dihydropyridine bao gồm bệnh nhân suy tim, giảm phân suất tống máu, hội chứng suy nút xoang, nghẽn dẫn truyền nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3.
Tránh dùng dihydropyridine ở bệnh nhân sốc tim, hẹp động mạch chủ nặng và đau thắt ngực không ổn định.
Thuốc ức chế men chuyển (ACEi): 
Chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn trước đó với thuốc ức chế ACE, có tiền sử phù mạch liên quan đến thuốc ức chế ACE, mang thai hoặc sử dụng aliskiren.
Chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân bị suy giảm thể tích, chức năng thận bất thường và hẹp van động mạch chủ.
Thuốc chẹn beta: 
Chống chỉ định ở bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là thuốc chẹn beta không chọn lọc.
Thuốc lợi tiểu quai: 
Chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn cảm với sulfonamid, bệnh nhân vô niệu và người bị bệnh não gan.
Thuốc lợi tiểu giữ kali chống chỉ định ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính hoặc tăng kali máu;
Cần thận trọng khi kết hợp với thuốc ức chế ACE, thuốc ức chế thụ thể angiotensin và aliskiren.
Kế hoạch điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
Tăng huyết áp độ 1 đều được khuyến nghị thay đổi lối sống khoa học, điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh, kiểm soát cân nặng phù hợp… để sớm ổn định huyết áp. 
Trước tiên, dùng liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại thuốc.
Nếu không hiệu quả, mới kết hợp hai loại thuốc.
Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và có nhiều tác dụng phụ thì sẽ đổi nhóm thuốc khác, không cần tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc thứ hai.
Nên dùng loại thuốc cho tác dụng kéo dài, uống một lần trong ngày.
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp bằng đơn trị liệu nhưng không đạt hiệu quả, sẽ xem xét đến liệu pháp kết hợp.
Kết hợp hai loại thuốc hạ huyết áp thường được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2.
Nghiên cứu cho thấy, khi phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc hai nhóm khác nhau, mức giảm huyết áp giảm khoảng 5 lần so với khi tăng gấp đôi liều lượng của một loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Liều dùng thuốc điều trị tăng huyết áp như thế nào phù hợp?
Trong điều trị tăng huyết áp, mỗi loại thuốc có những khoảng liều điều trị khác nhau, mỗi bệnh nhân sẽ được lựa chọn liều phù hợp.
Thông thường, sẽ chỉ định người bệnh bắt đầu sử dụng thuốc với liều lượng thấp, kiểm tra lại huyết áp người bệnh sau một thời gian dùng thuốc.
Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả đủ tốt, hoặc người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác.
Một số trường hợp cần dùng kết hợp các loại thuốc với nhau để kiểm soát huyết áp, hoặc phải dùng thuốc suốt đời.
Trong trường hợp người bệnh ổn định chỉ số huyết áp sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân nếu bị béo phì – thừa cân…, có thể giảm dần liều thuốc điều trị tăng huyết áp.
khẩn cấp bằng thuốc để đưa huyết áp về mức bình Người có chỉ số huyết áp rất cao, gây đau đầu, hoặc mắc bệnh tim, tiểu đường…, có thể chỉ định điều trị thường.

MỘT SỐ NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1. Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc ức chế men chuyển (AECi) được xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành…
Thuốc có tác dụng giúp các mạch máu giãn ra, giảm kháng lực mạch, và hạ huyết áp.
Trong quá trình điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn mỗi ngày.
Người bệnh cần báo cho bác sĩ biết để tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh thuốc thích hợp nếu gặp một số tác dụng phụ như:
Chóng mặt.
Ho khan, ho mãn tính.
Ngất xỉu.
Tăng kali máu.
Huyết áp thấp.
Rối loạn chức năng thận.
Thuốc Captopril thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển có tác dụng điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa
2. Thuốc ức chế men chuyển dạng phối hợp
Một số loại thuốc ức chế men chuyển có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp như:
Moexipril, Perindopril và Enalapril thường được dùng chung với thuốc lợi tiểu thiazide; cilazapril dùng chung với thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide.
3. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II làm giảm huyết áp theo cơ chế tương tự như cơ chế của thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Thuốc trực tiếp ngăn chặn hoạt động của angiotensin II, khiến các tiểu động mạch co lại và giúp giảm huyết áp.
Các loại thuốc chẹn thụ thể angiotensin thường được kê toa bao gồm:
Candesartan (Atacand), Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan).
Do tác động trực tiếp nên thuốc chẹn thụ thể angiotensin có thể ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: tổn thương thận, hạ kali máu, huyết áp thấp…
4. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin dạng phối hợp
Khi cần kết hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc chẹn thụ thể angiotensin hoặc thuốc kết hợp dựa trên chất ức chế men chuyển cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
Sự kết hợp hai thuốc chẹn kênh canxi và chẹn thụ thể angiotensin II giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn, kéo dài thời gian tác dụng chống tăng huyết áp.
Tác dụng hạ huyết áp tốt hơn khi phối hợp thuốc chẹn thụ thể angiotensin với thuốc lợi tiểu thiazid.
5. Thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic
Cơ chế của thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp trong trường hợp có dấu hiệu của suy tim và nhồi máu cơ tim.
Thuốc có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi.
Thuốc sẽ giảm tác dụng đối với bệnh nhân trên 65 tuổi và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic là:
Mất ngủ.
Táo bón.
Mệt mỏi hoặc trầm cảm.
Chóng mặt.
Nhịp tim chậm.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn.
6. Thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic dạng phối hợp
Khi phối hợp thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm, cần thận trọng vì nó có thể gây ra các tương tác thuốc.
7. Thuốc chẹn kênh calci
Thuốc chẹn kênh calci có tác dụng ngăn chặn canxi đi vào tế bào của tim và động mạch, cho phép các động mạch thư giãn và mở ra, giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn, nhờ đó giúp ổn định huyết áp.
Thuốc chẹn kênh calci cũng được chỉ định cho bệnh nhân đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, đau nửa đầu, bệnh nhân cao tuổi…
Không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.
Thuốc chẹn kênh calci có thể có tác dụng ngắn hoặc tác dụng kéo dài.
Thuốc chẹn kênh calci tác dụng ngắn không được sử dụng để điều trị huyết áp cao vì có thể tăng nguy cơ tử vong do đau tim.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc chẹn kênh calci trong điều trị tăng huyết áp như:
Sưng ở cẳng chân hoặc bàn tay.
Táo bón.
Đau đầu.
Chóng mặt.
Nhịp tim chậm.
8. Thuốc lợi tiểu và dạng phối hợp
Thuốc lợi tiểu có tác dụng loại bỏ nước và natri khỏi cơ thể.
Giúp giảm thể tích dịch lên thành động mạch và làm giảm huyết áp.
Các loại thuốc lợi tiểu bao gồm:
Hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren…
Thuốc lợi tiểu thiazide thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh tăng huyết áp bằng cách dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác ở mọi lứa tuổi.
Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng với các loại thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp.
Thuốc lợi tiểu thiazide kết hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali có hiệu quả như đơn trị liệu ức chế canxi trong quản lý tăng huyết áp.
Tỷ lệ hạ kali máu ít hơn so với đơn trị liệu bằng hydrochlorothiazide.
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gặp một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Đi tiểu thường xuyên.
Hạ natri máu.
Hạ kali máu.
Chóng mặt.
Nhức đầu.
Mất nước.
Chuột rút cơ bắp.
Bệnh gút.
9. Một số thuốc khác
Thuốc chẹn alpha giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp.
Thuốc tác động lên trung tâm sẽ báo hiệu cho não và hệ thần kinh để thư giãn mạch máu.
Thuốc giãn mạch báo hiệu các cơ trong thành mạch máu thư giãn.
Thuốc ức chế renin hoạt động bằng cách giảm lượng tiền chất angiotensin, do đó làm thư giãn mạch máu và hạ huyết áp.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp có thể xảy ra
Một số tác dụng phụ nhẹ, có thể tự giảm dần khi người bệnh quen với thuốc hoặc người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà.
Nếu các tác dụng phụ xuất hiện với tần suất cao, mức độ tăng dần và kéo dài, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh thuốc hoặc thay đổi thuốc nếu cần.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp như:
Chóng mặt.
Cảm giác lo lắng.
Đau đầu.
Đau ngực.
Ho.
Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Buồn ngủ.
Buồn nôn hoặc nôn.
Rối loạn nhịp tim.
Hạ kali máu.
Hạ natri máu.
Huyết áp thấp.
Bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngất xỉu.
Phát ban da.
Giảm cân hoặc tăng cần không rõ nguyên nhân…
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tăng huyết áp, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan, các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường…
Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng thuốc cho từng trường hợp người bệnh.
Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc trị tăng huyết áp khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Thuốc điều trị tăng huyết áp là một nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Điều trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Lựa chọn nhóm thuốc trị tăng huyết áp chính xác, phù hợp với từng trường hợp bệnh là rất quan trọng, giúp kiểm soát tốt huyết áp và hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc ngưng thuốc đột ngột.
Thông báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn có tính chất nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng muối, hoạt động thể chất, cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc lá, không uống rượu bia… để giúp hỗ trợ ổn định huyết áp.
Các câu hỏi thường gặp về thuốc hạ tăng huyết áp
1. Thuốc điều trị tăng huyết áp có phải uống suốt đời không?
Một số trường hợp người bệnh phải uống thuốc điều trị tăng huyết áp suốt đời.
Nếu người bệnh có lối sống khoa học, giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống giúp làm giảm huyết áp về mức ổn định, bác sĩ có thể giảm liều thuốc.
2. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp mà không hiệu quả phải làm sao?
Trường hợp người bệnh dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ, có điều chỉnh lối sống khoa học nhưng huyết áp vẫn không giảm, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác như:
Phẫu thuật hoặc thủ thuật hủy thần kinh giao cảm động mạch thận, đặt stent động mạch thận trong một số trường hợp đặc biệt.
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm không chỉ ở người cao tuổi, mà bệnh còn gặp nhiều ở người trẻ hiện nay.
Khi có các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu tăng huyết áp, nên đến bệnh viện để khám và điều trị.
Người bệnh không tự ý mua thuốc trị tăng huyết áp về uống nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già
Thuốc lợi tiểu: 
Có khả năng giảm nguy cơ biến chứng trên cơ quan đích.
Giúp tăng đào thải nước và ion natri, giảm gánh nặng cho tim và hạ huyết áp.
Thuốc chẹn kênh canxi: 
Dùng khi người cao tuổi có chức năng thận suy giảm.
Thuốc giúp giảm kali máu và ức chế dòng canxi vào tế bào cơ, làm giảm sức co bóp của cơ tim và mạch máu, từ đó giảm huyết áp.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE): 
Được lựa chọn cho người già có bệnh thận hay tiểu đường.
Thuốc này ức chế hoạt động của men chuyển hóa angiotensin, giảm sản xuất angiotensin II, làm mạch máu tránh sự co thắt, dẫn đến giảm huyết áp.
Thuốc nhóm đối kháng thụ thể Angiotensin II: 
Tương tự nhóm ức chế men chuyển, được ưu tiên cho người mắc bệnh thận và tiểu đường.
Thuốc này ngăn chặn Angiotensin II gắn vào thụ thể của nó, làm giảm tác động gây tăng huyết áp.

Các loại thuốc thường dùng trong mỗi nhóm bao gồm:
Thuốc lợi tiểu thiazid:
Hypothiazid.
Thuốc chẹn kênh canxi:
Amlodipin, Nicardipin, Nimodipine.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE):
Enalapril, Perindopril (Coversyl), Captopril, Lisinopril, Trandolapril.
Thuốc nhóm đối kháng thụ thể Angiotensin II:
Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis), Valsartan (Diovan), Irbesartan (Avapro), Eprosartan (Teveten), Candesartan (Atacand), Azilsartan (Edarbi)...


Một số lưu ý khi điều trị tăng huyết áp người già
Phối hợp thuốc: 
Thông thường, việc điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi yêu cầu sự kết hợp giữa hai loại thuốc.
Cần cân nhắc việc sử dụng thuốc phối hợp phù hợp và tránh việc kết hợp các nhóm thuốc như ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin.
Mức huyết áp an toàn: 
Huyết áp ở người già không có bệnh nền là dưới 150/90mmHg theo tiêu chuẩn mới.
Đối với người già có bệnh lý tim mạch, tổn thương thận, hoặc tiểu đường, mục tiêu huyết áp là dưới 140/90mmHg.
Quản lý liều lượng thuốc: 
Sử dụng liều thấp nhất có thể, tăng dần theo thời gian dựa trên phản ứng của cơ thể.
Đo huyết áp khi đứng để đánh giá tác động của thuốc và chọn liều phù hợp.
Thời gian sử dụng thuốc: 
Dùng liều thuốc đầu tiên vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ hạ huyết áp tư thế và tránh tác dụng phụ.
Thay đổi tư thế cẩn thận: 
Tránh thay đổi tư thế đột ngột để giảm nguy cơ hạ huyết áp tư thế, điều này có thể gây ngất hoặc choáng người.
Thay đổi lối sống:
Kiểm soát cân nặng để duy trì chỉ số BMI dưới 23, vòng bụng dưới 80cm với nữ và dưới 90cm với nam.
Thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, chạy ngắn, yoga, tập dưỡng sinh.
Ăn uống lành mạnh với rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, thức ăn chế biến sẵn.
Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu.
Quản lý giấc ngủ:
Chăm sóc giấc ngủ đầy đủ để giảm stress và duy trì tâm trạng khỏe mạnh.
Điều trị tăng huyết áp cho người già thường đòi hỏi điều chỉnh và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ, đặc biệt là với những người có nhiều vấn đề sức khỏe.
Do nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, người cao tuổi khi dùng nhiều loại thuốc có thể tương tác với nhau.
Việc hỏi ý kiến bác sĩ về sự phối hợp giữa các loại thuốc là cần thiết.
Đối với người già mắc bệnh cao huyết áp và nguy cơ biến chứng, hầu hết sẽ cần sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. 

TIP
MICARDIS
(Thuốc bán theo đơn của bác sỹ)
Nhóm thuốc:  Thuốc tim mạch
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần:
Telmisartan
Hàm lượng:
80mg
SĐK:VN-8916-04
  Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co., KG - ĐỨC  
  Nhà đăng ký: Boehringer Ingelheim International GmbH  
  Nhà phân phối:    
Chỉ định:
Tăng HA vô căn.
Liều lượng - Cách dùng
Người lớn: 40 mg x 1 lần/ngày, có thể tăng liều lên 80 mg x 1 lần/ngày.
Dùng đơn liệu pháp hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
Không cần chỉnh liều ở người lớn tuổi hoặc khi suy thận.
Suy gan nhẹ & vừa: tối đa 40 mg/ngày.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa & 3 tháng cuối & khi cho con bú.
Tắc mật.
Suy gan nặng.
Tương tác thuốc:
Theo dõi nồng độ digoxin khi dùng chung.
Tác dụng phụ:
Tần xuất tác dụng phụ được báo cáo với telmisartan (41.4%) cũng tương đương với giả dược (43.9%) trong thử nghiệm có đối chứng với giả dược.
Không có mối quan hệ giữa tác dụng không mong muốn với liều lượng, giới, tuổi hoặc chủng tộc của các bệnh nhân.

Các tác dụng phụ được nêu ra dưới đây được tích luỹ từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng bao gồm 5788 bệnh nhân cao huyết áp được điều trị với telmisartan.

Sự nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Rối loạn tâm thần:
Lo lắng, bồn chồn.
Rối loạn mắt:
Rối loạn thị lực.
Rối loạn mê đạo tai và tai:
Chóng mặt.
Rối loạn dạ dày ruột non:
Ðau bụng, ỉa chảy, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá dạ dày.
Rối loạn da và mô dưới da:
Chàm, tăng tiết mồ hôi.
Rối loạn xương, mô liên kết, hệ cơ xương:
Ðau khớp, đau lưng, chuột rút chân, đau chân, đau cơ, những triệu chứng giống viêm gân.
Rối loạn chung và những tình trạng tại đường dùng:
Ðau ngực, những triệu chứng giống cúm.



Ngoài ra, từ khi telmisartan được giới thiệu trên thị trường những trường hợp như ban đỏ, ngứa, ngất, mất ngủ, trầm cảm, nôn, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, khó thở, chứng tăng bạch cầu ưa kiềm, giảm tiểu cầu, yếu và kém hiệu suất được báo cáo rất hiếm xảy ra.

Cũng như các thuốc kháng thụ thể angiotensin II khác, một số trường hợp cá biệt phù, mề đay và những triệu chứng liên quan khác cũng đã được báo cáo.

Kết quả xét nghiệm:
Hiếm gặp, sự giảm huyết cầu tố hoặc tăng axit uric gặp nhiều hơn khi điều trị với telmisartan so với với giả dược.

Tăng creatinin và men gan trong cũng được nhận thấy khi điều trị với telmisartan, nhưng những thay đổi sinh hoá này tương đương hoặc thấp hơn so với dùng giả dược.
Chú ý đề phòng:
Tăng HA do động mạch thận, tổn thương thận, ghép thận, bệnh lý kèm theo sự tăng kích thích hệ RAA, tăng aldosteron nguyên phát, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, tăng kali máu, suy gan.

Thông tin thành phần Telmisartan
Dược lực:
Telmisartan là một thuốc dùng đường uống, đối kháng đặc hiệu thụ thể angiotensin II (loại AT1).
Dược động học :
Telmisartan được hấp thu nhanh, mặc dù lượng hấp thu có thay đổi.
Sinh khả dụng tuyệt đối của tel misartan khoảng 50%.
Khi uống cùng với thức ăn, diện tích dưới đường cong nồng độ trong huyết tương theo thời gian (AUC) của telmisartan có thể giảm từ 6% (với liều 40mg) đến khoảng 19% (với liều 160mg).
Nồng độ huyết tương của telmisartan uống lúc đói hay cùng thức ăn sau 3 giờ là tương đương nhau.
AUC giảm ít nên không làm giảm hiệu quả điều trị.

Giới tính gây khác biệt đến nồng độ trong huyết tương, nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) tăng khoảng 3 lần và AUC tăng khoảng 2 lần ở phụ nữ so với nam giới, nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả.
Telmisartan kết hợp hầu hết với protein huyết tương (> 99,5%), chủ yếu với albumin và alpha-1 acid glycoprotein.
Thể tích phân bố trung bình ở trạng thái ổn định khoảng 500L.
Telmisartan chuyển hóa bằng phản ứng liên hợp với glucuronide.

Chất chuyển hoá không có tác dụng dược lý.
Telmisartan bị phá huỷ động học theo phương trình bậc 2, thời gian bán thải cuối cùng trên 20 giờ.

Nồng độ cực đại trong huyết tương và diện tích dưới đường cong nồng độ trong huyết tương theo thời gian (AUC) tăng không tương xứng với liều.
Không có bằng chứng liên quan trên lâm sàng về sự tích luỹ của telmisartan.
Sau khi uống (và tiêm tĩnh mạch), telmisartan thải trừ gần như hoàn toàn qua phân, phần lớn ở dạng không biến đổi.
Tổng lượng tiết qua nước tiểu dưới 2% liều.
Ðộ thanh thải toàn phần trong huyết tương cao (khoảng 900ml/phút) so với lưu lượng máu qua gan (khoảng 1500ml/phút).
Người già:
Dược động học của telmisartan không khác biệt giữa người trẻ và người già.

Bệnh nhân suy thận:
Nồng độ trong huyết tương thấp hơn trên bệnh nhân suy thận đang điều trị lọc máu.

Telmisartan kết hợp với protein huyết tương cao trên bệnh nhân suy thận và không qua được màng lọc trong quá trình thẩm tích máu.
Thời gian bán thải không thay đổi ở bệnh nhân suy thận.
Bệnh nhân suy gan:
Nghiên cứu dược động học trên bệnh nhân suy gan cho thấy có sự tăng sinh khả dụng lên tới gần 100%. Thời gian bán thải không thay đổi trên bệnh nhân suy gan.

Tác dụng :
Telmisartan đối kháng angiotensin II với ái lực mạnh tại vị trí gắn kết vào thụ thể AT1, thụ thể chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động đã được biết của angiotensin II.
Không có bất cứ hoạt động chủ vận nào của telmisartan tại thụ thể AT1.
Sự gắn kết này bền vững và kéo dài.
Telmisartan không cho thấy có ái lực với các thụ thể khác, kể cả AT2 và các thụ thể AT ít đặc trưng khác. Người ta chưa biết vai trò của các thụ thể này cũng như hậu quả của sự kích thích quá độ chúng khi nồng độ angiotensin II tăng lên do telmisartan.

Telmisartan làm giảm lượng aldosterone trong máu.
Telmisartan không ức chế renin huyết tương và không chẹn các kênh ion.

Telmisartan không ức chế men chuyển angiotensin (kinase II), men có tác dụng giáng hóa bradykinin.
Vì vậy không có các tác dụng phụ do bradykinin gây ra.
Trên cơ thể người, liều 80 mg telmisartan có tác dụng ức chế gần như hoàn toàn tác dụng gây tăng huyết áp của angiotensin II.

Tác dụng ức chế này được duy trì trong 24 giờ và vẫn còn hiệu quả tới giờ thứ 48.
Sau liều đầu tiên của telmisartan, tác dụng hạ huyết áp sẽ dần dần và rõ rệt trong vòng 3 giờ.
 Tác dụng hạ huyết áp đạt tối đa sau 4 tuần điều trị và được duy trì trong suốt quá trình điều trị lâu dài.
Ðo huyết áp liên tục 24 giờ (ABPM) cho thấy tác dụng hạ áp được duy trì ổn định trong suốt 24 giờ sau khi dùng thuốc và kể cả 4 giờ cuối cùng trước liều kế tiếp.
Ðiều này được khẳng định bởi tỉ lệ đáy/ đỉnh hằng định trên 80% với liều 40 và 80 mg telmisartan trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với giả dược.
Có một khuynh hướng rõ rệt về mối liên quan giữa liều dùng và thời gian để huyết áp tâm thu trở về mức ban đầu.
Về phương diện này, các dữ liệu liên quan đến huyết áp tâm trương không hằng định.
Trên bệnh nhân cao huyết áp, telmisartan có tác dụng làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương mà không ảnh hưởng đến nhịp tim.
Tác dụng hạ áp của telmisartan có thể so sánh với các thuốc điều trị cao huyết áp của những nhóm khác (được thấy qua các thử nghiệm lâm sàng so sánh telmisartan với amlodipine, atenolol, enalapril, hydrochlorothiazide, losartan và lisinopril).
Nếu ngừng điều trị bằng telmisartan, huyết áp sẽ dần dần trở lại giá trị ban đầu trước khi điều trị trong vòng vài ngày mà không có hiện tượng tăng huyết áp dội ngược.
Ðiều trị với Telmisartan cũng đã được chứng minh về mặt lâm sàng là làm giảm có ý nghĩa thống kê trọng lượng cơ thất trái và chỉ số cơ thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái.
Hiệu quả của Telmisartan trên giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế do bệnh tim mạch chưa được biết.
Qua các thử nghiệm lâm sàng trực tiếp so sánh hai thuốc điều trị hạ áp cho thấy tỉ lệ ho khan ở những bệnh nhân được điều trị với telmisartan thấp hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Chỉ định :
Ðiều trị cao huyết áp vô căn.
Liều lượng - cách dùng:
- Người lớn:
Liều dùng được khuyến cáo 40mg một lần/ngày.
Một số bệnh nhân dùng liều 20 mg/ngày đã có hiệu quả.
Có thể tăng liều telmisartan tối đa 80 mg một lần/ngày để đạt được huyết áp mục tiêu.
Telmisartan có thể được dùng phối hợp với các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid như hydrochlorothiazide.
Sự phối hợp này cho thấy hydrochlorothiazide có tác dụng hạ áp hiệp đồng với telmisartan.
Khi cần tăng liều nên lưu ý tác dụng hạ áp tối đa nói chung đạt được sau 4-8 tuần điều trị.
Với bệnh nhân tăng huyết áp nặng, telmisartan có thể dùng đến liều 160mg đơn lẻ và phối hợp với hydrochlorothiazide 12,5-25mg/ngày được dung nạp rất tốt và hiệu quả.
Có thể uống Telmisartan cùng hoặc không cùng thức ăn.

Suy thận:
Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân bị suy thận kể cả bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo.

Telmisartan không qua được màng lọc khi lọc máu.

Suy gan:
Không nên dùng quá 40mg/ngày ở bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình.

- Người già:
Không cần chỉnh liều.



- Trẻ em và thiếu niên:
Không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của Telmisartan ở trẻ em và thiếu niên.

Chống chỉ định :
- Nhạy cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
- 3 tháng giữa và cuối của phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tắc mật.
- Suy gan nặng.

Tác dụng phụ
Tần xuất tác dụng phụ được báo cáo với telmisartan (41.4%) cũng tương đương với giả dược (43.9%) trong thử nghiệm có đối chứng với giả dược.
Không có mối quan hệ giữa tác dụng không mong muốn với liều lượng, giới, tuổi hoặc chủng tộc của các bệnh nhân.
Các tác dụng phụ được nêu ra dưới đây được tích luỹ từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng bao gồm 5788 bệnh nhân cao huyết áp được điều trị với telmisartan.

Sự nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Rối loạn tâm thần:
Lo lắng, bồn chồn.
Rối loạn mắt:
Rối loạn thị lực.
Rối loạn mê đạo tai và tai:
Chóng mặt.
Rối loạn dạ dày ruột non:
Ðau bụng, ỉa chảy, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá dạ dày.
Rối loạn da và mô dưới da:
Chàm, tăng tiết mồ hôi.
Rối loạn xương, mô liên kết, hệ cơ xương:
Ðau khớp, đau lưng, chuột rút chân, đau chân, đau cơ, những triệu chứng giống viêm gân.
Rối loạn chung và những tình trạng tại đường dùng:
Ðau ngực, những triệu chứng giống cúm.


Ngoài ra, từ khi telmisartan được giới thiệu trên thị trường những trường hợp như ban đỏ, ngứa, ngất, mất ngủ, trầm cảm, nôn, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, khó thở, chứng tăng bạch cầu ưa kiềm, giảm tiểu cầu, yếu và kém hiệu suất được báo cáo rất hiếm xảy ra.

Cũng như các thuốc kháng thụ thể angiotensin II khác, một số trường hợp cá biệt phù, mề đay và những triệu chứng liên quan khác cũng đã được báo cáo.
Kết quả xét nghiệm:
Hiếm gặp, sự giảm huyết cầu tố hoặc tăng axit uric gặp nhiều hơn khi điều trị với telmisartan so với với giả dược.
Tăng creatinin và men gan trong cũng được nhận thấy khi điều trị với telmisartan, nhưng những thay đổi sinh hoá này tương đương hoặc thấp hơn so với dùng giả dược.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
 

Danh mục: Bệnh tim mạch Từ khóa: