Tai biến mạch máu não

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
(Nhồi máu não, Xuất huyết não, Giờ vàng cấp cứu, điều tri…)

1. Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ (stroke) là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não.
Bộ não là cơ quan cực kỳ phức tạp kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể.
Não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng lại cần 15-20% tổng cung lượng tim để cung cấp oxy cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
Nếu xảy ra tai biến mạch máu não, tế bào não chết đi sẽ gây ra nhiều biến chứng về thần kinh và vận động.
Tai biến mạch máu não là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.
2. Các loại tai biến mạch máu não
Có hai loại tai biến mạch máu não là:
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não):
Hơn 80% các trường hợp tai biến mạch máu não do thiếu máu, xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông.
- Đột quỵ xuất huyết não:
Xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu ra xung quanh, gây tổn thương nhu mô não.
Có hai loại là: Xuất huyết nội sọ (trong não) và xuất huyết khoang dưới nhện.
Một tình trạng khác khá giống tai biến mạch máu não là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó biến mất.
Nguyên nhân thường là do tạm thời mất lưu thông máu do cục máu đông. 
TIA được xem là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai.
Hơn 1/3 số người bị TIA nếu không được điều trị sẽ bị đột quỵ trong vòng 1 năm sau đó, và khoảng 10-15% số người sẽ bị một cơn đột quỵ nghiêm trọng trong 03 tháng sau khi bị TIA.
 
3. Nguyên nhân của tai biến mạch máu não là gì?

a. Nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu cục bộ
Nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là huyết khối hình thành tại động mạch bị vữa xơ, thường là động mạch cảnh, động mạch sống nền và động mạch não.
Xơ vữa động mạch là tình trạng chất béo tích tụ trong trong lòng mạch thành các mảng xơ và cứng, gây hẹp động mạch.
Khi mảng xơ vữa vỡ ra tạo điều kiện hình thành cục máu đông lấp kín lòng mạch. 
Nguyên nhân khác là thuyên tắc mạch, khi cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong hệ tuần hoàn, thường là từ tim, sau đó di chuyển theo dòng máu lên não gây thuyên tắc mạch máu não.
Nguyên nhân chính của thuyên tắc thường là do bệnh lý từ tim, viêm nhiễm, ung thư.
Bệnh lý mạch máu não - thường là những động mạch nằm sâu trong não, cũng có thể dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ. 
b. Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não
Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do xuất huyết não là:
- Tăng huyết áp.
- Bệnh amyloidosis não.
- Các bệnh rối loạn đông máu.
- Điều trị thuốc chống đông máu.
- Liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não).
- Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).
- Viêm mạch.
- Khối tân sinh trong sọ.
 Tai biến mạch máu não do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ 

4. Ai có nguy cơ bị tai biến mạch máu não?
Nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng lên theo tuổi tác,
Người từ 55 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn người trẻ.
Hiện nay có nhiều trường hợp người trẻ dưới 30 tuổi cũng bị đột quỵ.
Đàn ông có nguy cơ cao hơn phụ nữ.
Ở phụ nữ, phần lớn các trường hợp tai biến mạch máu não xảy ra ở độ tuổi lớn hơn nam giới, nguy cơ tử vong cũng cao hơn nam giới.
Các yếu tố nguy cơ khác của tai biến mạch máu não là:
- Tăng huyết áp (nguy cơ quan trọng nhất)
- Đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết
- Rối loạn lipid máu
- Bệnh tim: Suy tim, cơ tim giãn nỡ, bệnh van tim, rung nhĩ, bệnh tim bẩm sinh.
- Bệnh lý mạch máu: xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua
- Ngưng thở khi ngủ
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Béo phì
- Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
- Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ
- Lối sống: nghiện rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất, sử dụng ma túy (cocaine, methamphetamine)
 
Bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch có nguy cơ đột quỵ


5. Dấu hiệu nhận biết người bị tai biến mạch máu não?
Nhận biết các triệu chứng của tai biến mạch máu não bằng B.E.F.A.S.T:
- Balance – Cân bằng: Đột nhiên gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc phối hợp cơ thể.
- Eye – Mắt: Mờ hoặc mất thị lực ở một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Face – Khuôn mặt: Khuôn mặt méo xệ một bên, hoặc miệng méo sụp xuống. 
- Arm – Cánh tay: Tê hoặc yếu cánh tay, không giơ tay lên được, một bên yếu hơn bên còn lại.
- Speech - Ngôn ngữ:  Đột nhiên nói chuyện không lưu loát, bị ngọng hoặc không nói được.
- Time – Thời gian: Đưa bệnh nhân đến cơ y tế có khả năng điều trị tai biến mạch máu não nhanh nhất có thể.
6. Làm gì khi bị tai biến mạch máu não?
Các triệu chứng bắt đầu của TIA và tai biến mạch máu não là như nhau.
Không có cách nào để biết liệu đó chỉ là cơn thiếu máu não thoáng qua hay tai biến mạch máu não.

CÓ CÁC DẤU HIỆU TRÊN THÌ CẦN GỌI CẤP CỨU NGAY LẬP TỨC.
NÊN làm khi bị tai biến mạch máu não:
- Gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Đỡ người bệnh nằm xuống để tránh ngã hoặc chấn thương, nằm nghiêng một bên với đầu hơi nâng cao để thúc đẩy lưu lượng máu. 
- Nếu người bệnh chảy dãi hoặc nôn, cần làm sạch để dễ thở.
- Nới lỏng quần áo để dễ thở hơn.
- Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, cần liên tục theo dõi, kiểm tra nhịp tim và nhịp thở.
Nếu ngừng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo. 
 
Người bị tai biến mạch máu não cần được cấp cứu ngay lập tức

Tuyệt đối KHÔNG NÊN làm khi bị tai biến mạch máu não:
- Để người bệnh tự lái xe hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện bằng xe máy, điều này có thể gây thêm chấn thương. 
- Chủ quan, mang tâm lý chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên.
Tai biến mạch máu não kéo dài càng lâu càng nguy hiểm. 
- Cạo gió, bôi dầu hay sử dụng các biện pháp dân gian, truyền miệng để điều trị.
Vì các biện pháp này không chỉ có thể gây nguy hiểm mà còn làm chậm trễ thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện.
- Cho bệnh nhân ăn uống.
- Sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhất là sử dụng aspirin vì nếu là đột quỵ xuất huyết não sẽ khiến tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

7. Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?
Thời gian là vàng để cấp cứu cho người đột quỵ.
Bởi vì cứ mỗi phút não bị thiếu oxy sẽ có gần 2 triệu tế bào não chết đi.
Cấp cứu không thể đảo ngược quá trình này mà chỉ có thể ngăn chặn.
Đưa người bị tai biến mạch máu não đến bệnh viện càng sớm thì khả năng điều trị sẽ càng cao.
Nếu là TIA, bác sĩ sẽ thăm khám và tìm kiếm nguyên nhân cũng như có biện pháp để điều trị phòng ngừa tai biến mạch máu não trong tương lai.
Nếu là tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu ngay sau đó để tái tưới máu cho não nhằm hạn chế tổn thương thêm, đồng thời điều trị nguyên nhân, dự phòng đột quỵ trong tương lai.
Thời gian vàng để cấp cứu điều trị tai biến mạch máu não do thiếu máu là trong 3-4,5 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Trong thời gian này, có thể điều trị tái tưới máu cho não bằng phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA).
Qua 4,5 giờ sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ trong lòng mạch.
Thời gian vàng để cấp cứu điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết não là càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ chảy máu. 
Cần đặc biệt chú ý đến thời gian bắt đầu các triệu chứng của tai biến mạch máu não để thông báo cho bác sĩ.
 
Điều trị đột quỵ sớm để ngăn ngừa các biến chứng vận động

8. Biến chứng của tai biến mạch máu não 
Tai biến mạch máu não gây ra các biến chứng về thần kinh và vận động, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Biến chứng phụ thuộc vào thời gian não bị thiếu oxy và vị trí não bị đột quỵ.
Các biến chứng có thể gặp khi bị tai biến mạch máu não là:
- Liệt và các vấn đề vận động:
Thường xảy ra ở một bên cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương.
Liệt ảnh hưởng mặt, tay, chân hoặc toàn bộ một bên cơ thể.
Liệt gây mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng vận động.
- Tổn thương phần não kiểm soát cơ nuốt:
Gây khó nói, khó nuốt.
- Tổn thương tiểu não:
Ảnh hưởng khả năng giữ thăng bằng và tư thế của cơ thể.
- Rối loạn cảm giác:
Mất khả năng cảm giác sờ, đau, nhiệt độ hoặc vị trí; đau, tê hoặc ngứa râm ran (dị cảm).
- Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc rối loạn tiểu tiện.
- Vấn đề về ngôn ngữ và chữ viết:
Rối loạn khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ; nặng hơn có thể mất khả năng nói, nghe hiểu, đọc, viết.
- Vấn đề về tư duy và trí nhớ:
Mất trí nhớ hoặc gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, học hỏi và nhận thức.
- Rối loạn cảm xúc:
Sang chấn tâm lý do đột quỵ, phổ biến nhất là trầm cảm.
 Kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng ngừa đột quỵ

9. Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não 
Có thể phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng các cách sau:
- Theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
- Kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tăng cường vận động.
- Có chế độ ăn lành mạnh.
- Giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.
- Không hút thuốc.
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Khám sức khỏe để tầm soát đột quỵ định kỳ nếu có yếu tố nguy cơ, nhất là đã bị một cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc từng bị đột quỵ trước đó.
Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe, các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến đột quỵ.

CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA (TIA):
DẤU HIỆU CẢNH BÁO ĐỘT QUỴ

Cơn thiếu máu não thoáng qua gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ
Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, chỉ kéo dài vài phút, thường được xem là một dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ trong tương lai. 
 
1. Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là tình trạng mạch máu đến não bị tắc nghẽn tạm thời gây ra triệu chứng khá giống với đột quỵ nhưng không gây ra nhồi máu cấp tính hoặc tổn thương vĩnh viễn.
Các triệu chứng này chỉ kéo dài từ vài phút, vài giờ và không bao giờ quá 24 giờ.
Vì vậy TIA còn được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ (ministroke), nó thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai.
Nguyên nhân cơ bản gây ra TIA thường là do tình trạng xơ vữa trong động mạch hoặc một nhánh cung cấp máu cho não, dẫn đến giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc tạo điều kiện hình thành cục máu đông.
Cục máu đông hình thành từ một vị trí khác trong cơ thể (ví dụ như tim) rồi di chuyển đến mạch máu cung cấp máu cho não cũng có thể gây ra TIA.
2. Tại sao cần cẩn thận với cơn thiếu máu não thoáng qua?
Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng có thể khiến người bệnh chủ quan, không đi khám.
Nhưng có đến 1/3 số người đã thực sự bị đột quỵ trong vòng một năm sau khi bị TIA.
Đây được xem là một yếu tố cảnh báo đột quỵ cần lưu ý với 3-4% nguy cơ hàng năm, 11% nguy cơ trong 7 ngày sau TIA và 24-29% nguy cơ trong 5 năm tiếp theo.
Trong số những bệnh nhân được cấp cứu đột quỵ thiếu máu cục bộ, có 7-40% trường hợp báo cáo đã bị TIA trước đó. 
Nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn bằng cách lưu ý các dấu hiệu của TIA và điều trị các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Nếu trước đây đã từng bị đột quỵ, hãy chú ý cẩn thận đến các dấu hiệu của TIA, vì chúng có thể báo hiệu một cơn đột quỵ thứ hai có thể xảy ra trong tương lai.
3. Triệu chứng nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua 
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra đột ngột và hầu hết biến mất trong vòng một giờ, hiếm khi các triệu chứng kéo dài đến 24 giờ.
Các triệu chứng giống với các dấu hiệu sớm trong một cơn đột quỵ:
- Yếu, tê hoặc liệt ở một bên cơ thể.
- Lú lẫn, khó nói hoặc khó hiểu người khác đang nói gì.
- Nhìn mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
- Mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp cơ thể
- Một người có thể bị cơn thiếu máu não thoáng qua nhiều lần với các triệu chứng giống hoặc khác nhau.
 Các triệu chứng của TIA tương tự như cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ

4.Cần làm gì khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua?
Nếu bạn vừa bị cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó nhưng chưa được đánh giá y tế thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân gây ra TIA, để từ đó có biện pháp ngăn ngừa các biến cố sức khỏe trong tương lai.
5. Chẩn đoán và điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng:
Đột quỵ, bóc tách động mạch cảnh, viêm màng não, viêm màng não mô cầu, đa xơ cứng, xuất huyết dưới nhện, ngất.
Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau như: xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm mạch máu, chụp CT mạch máu, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định nguyên nhân gây ra TIA.  
Tùy vào nguyên nhân gây ra TIA sẽ đưa ra phương pháp điều trị.
Điều trị nội khoa, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ; can thiệp xâm lấn hoặc phẫu thuật, như cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hay đặt stent động mạch.
Đối với các vấn đề sức khỏe là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh động mạch cảnh, bệnh tim… cần tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt.
Thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bao gồm không hút thuốc, hạn chế rượu bia, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
 Sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán TIA
6. Ai có nguy cơ gặp cơn thiếu máu não thoáng qua?
Yếu tố nguy cơ của TIA và đột quỵ là giống nhau, bao gồm các yếu tố có thể thay đổi được và không thể thay đổi được.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:
- Tiền sử gia đình
- Tuổi tác
- Giới tính
Các yếu tố nguy cơ do bệnh lý có thể thay đổi:
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid máu
- Đái tháo đường
- Béo phì và hội chứng chuyển hóa
- Rung nhĩ
- Ngưng thở khi ngủ 
- Các bệnh tim khác: nhồi máu cơ tim, cơ tim giãn nở, bệnh van tim, dị tật tim bẩm sinh…
- Hẹp động mạch cảnh
- Bệnh động mạch ngoại vi
- Bệnh hồng cầu hình liềm
Các yếu tố nguy cơ do lối sống có thể thay đổi:
- Hút thuốc lá
- Ít vận động
- Chế độ ăn không lành mạnh
- Lạm dụng rượu bia 
- Lạm dụng các chất ma túy
 Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa đột quỵ
7. Cách phòng ngừa nguy cơ cơn thiếu máu não thoáng qua
Kiểm soát, điều chỉnh và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để ngăn ngừa TIA cũng như đột quỵ. Bao gồm:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, xì gà, thuốc lá điện tử…
- Hạn chế: thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối.
- Tăng cường: rau xanh, củ quả, trái cây.
- Uống rượu bia điều độ.
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền bằng cách tuân thủ điều trị, tái khám đúng lịch và thay đổi lối sống.
Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo và cũng là dấu hiệu để thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa đột quỵ.
Một khi đã được chẩn đoán TIA, người bệnh cần được chuyển đến chuyên khoa phù hợp. Đồng thời, người bệnh cần hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh đồng mắc, đặc biệt tăng huyết áp, ngừng hút thuốc và có lối sống lành mạnh đối với sức khỏe.

BỆNH NHỒI MÁU NÃO
Nhồi máu não là tình trạng bệnh lý xảy ra khi động mạch não bị hẹp, tắc nghẽn hoặc do hạ huyết áp, dẫn đến thiếu cung cấp máu lên não.
Khiến một phần não bị suy giảm chức năng, rối loạn hoạt động.
Nếu kéo dài và không được khắc phục kịp thời có thể gây ra tình trạng hoại tử não do thiếu oxy và glucose.
Thời gian cấp cứu bệnh nhồi máu não càng chậm trễ thì nguy cơ dẫn đến hoại tử càng cao.
Phần não bị hoại tử do nhồi máu não rất khó để hồi phục, thậm chí là không thể.
Tùy vào vùng não bị tổn thương mà người bệnh có thể tàn phế hoặc tử vong.
Theo thống kê, bệnh lý nhồi máu não chiếm khoảng 85% các trường hợp đột quỵ.
Nguyên nhân nhồi máu não
77% là nhồi máu não loại không phải lỗ khuyết, 23% là nhồi máu não loại lỗ khuyết.
Nhồi máu não lỗ khuyết là nhồi máu não với kích thước của ổ nhồi máu nhỏ hơn 15 mm.
Trong các nguyên nhân nhồi máu não không phải lỗ khuyết thì:
35% nguyên nhân từ tim,
17% nguyên nhân từ xơ vữa các mạch máu lớn,
3% là do các nguyên nhân hiếm gặp khác
45% vẫn không xác định được nguyên nhân cụ thể của nhồi máu não.
Triệu chứng nhồi máu não
Triệu chứng của nhồi máu não đa dạng và tùy thuộc vùng mạch máu não bị tắc nghẽn.
Các triệu chứng thường gặp và nên được nhận biết sớm để gọi cấp cứu hay đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất mà có khả năng điều trị đặc hiệu nhồi máu não như:
Dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch
Các triệu chứng này là:
Liệt mặt:
Bệnh nhân sẽ bị liệt một nửa dưới của một bên mặt, biểu hiện là miệng méo sang một bên, nhân trung bị lệch sang một bên, khi ăn uống thì thức ăn, đồ uống có thể chảy sang bên liệt do miệng không khép chặt.
Giọng nói có thể hơi khó nghe do môi không mím chặt.
Liệt mặt có thể gặp là liệt hoàn toàn một nửa mặt, bao gồm thêm liệt nửa trên của một bên mặt với mắt nhắm không kín.
Thường nguyên nhân liệt hoàn toàn một bên mặt với biểu hiện mắt nhắm không kín là liệt Bell, một tình trạng viêm thần kinh sọ số 7 (không phải là đột quỵ).
Yếu hay liệt một tay hay nửa người bao gồm yếu hay liệt tay và chân.
Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện yếu với tay không giữ được lâu khi đưa thẳng ra trước hay có thể liệt hoàn toàn với biểu hiện không thể cử động.
Nói khó:
Biểu hiện nhiều dạng, có thể là dạng bệnh nhân hiểu được y lệnh của bác sĩ nhưng không nói thành câu đầy đủ hay không diễn tả được (rối loạn ngôn ngữ diễn tả) hoặc bệnh nhân không hiểu y lệnh của bác sĩ (rối loạn ngôn ngữ cảm nhận) hoặc bệnh nhân hiểu và nói được nhưng giọng nói khó nghe, nói giọng mũi (rối loạn phát âm).
3 Triệu chứng trên là các triệu chứng thường gặp nhất trong nhồi máu não.
Bệnh nhân có thể có các biểu hiện khác như:
Giảm hay mất cảm giác nửa người
Nuốt khó
Chóng mặt, buồn nôn, nôn
Thất điều, đi lại khó khăn
Mù một mắt.
Mù vỏ não
Bán manh
Đau đầu
Co giật
Hôn mê…
Các triệu chứng nhồi máu não xảy ra đột ngột lúc người bệnh đang ngủ, điển hình là đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người, rối loạn ý thức…

Chẩn đoán nhồi máu não
Việc chẩn đoán nhồi máu não cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cả các xét nghiệm hỗ trợ.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Với khởi phát đột ngột các triệu chứng trên, đặc biệt là liệt mặt, nói khó, liệt tay nhất là đối với người có tiền sử bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, lớn tuổi cần ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế gần nhất mà có khả năng điều trị đặc hiệu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời (cũng lưu ý là tránh đưa đến các cơ sở không có khả năng điều trị đặc hiệu vì sẽ làm giảm thời gian vàng trong điều trị).
Việc điều trị nhồi máu não và khả năng nhồi máu não có phục hồi được không phụ thuộc vào việc người bệnh được cấp cứu càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ hoại tử não.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Thường CT scan não sẽ được chỉ định đầu tiên để loại trừ xuất huyết não hay các nguyên nhân khác, đồng thời trong một số trường hợp có thể thấy được hình ảnh nhồi máu não sớm.
Chụp mạch máu bằng CT scan (CTA) thường được chỉ định để xem có hình ảnh tắc các mạch máu lớn hay không nhằm quyết định điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.
Chụp cộng hưởng từ não (MRI) thường cần nếu muốn chẩn đoán rõ hơn và thường được làm sau khi chụp Ct scan não vì chụp MRI thường mất thời gian và có thể làm chậm thời gian vàng điều trị.
Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ nhồi máu não, đặc biệt đối với người có tiền sử bệnh nền tim mạch, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não thường là những người có tiền sử bệnh nền cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch máu não, rối loạn đông máu…
Đây là những yếu tố làm gia tăng khả năng hình thành huyết khối bất thường, hoặc làm tổn thương lớp lót trong của động mạch não dẫn tới nhồi máu não.
Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng bia rượu quá nhiều; người bị béo phì, ít vận động, hàm lượng cholesterol cao; người thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng là những đối tượng dễ dẫn tới nhồi máu não kể cả với người trẻ.
Di chứng nhồi máu não (biến chứng)
1. Liệt vận động
Hạn chế vận động như: liệt nửa người, liệt chân, tay,… dẫn tới việc không tự chủ được chuyện vệ sinh cá nhân, sinh hoạt hằng ngày, phải cần sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình.
Việc nằm lâu một chỗ còn gây ra các nguy cơ về viêm nhiễm đường tiết niệu, loét da và ảnh hưởng đến suy đường hô hấp.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, thực hành các bài tập vận động nhẹ nhàng… để bệnh nhân mau chóng hồi phục.
2. Rối loạn ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ của người trải qua cơn nhồi máu não cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đây là một di chứng nhồi máu não thường gặp.
Người bệnh thường nói ngọng nghịu, chỉ nói được rất ít từ, nghiêm trọng hơn là không nói được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ đã bị tổn thương nghiêm trọng mà không được can thiệp điều trị kịp thời.
3. Suy giảm nhận thức
Nguy cơ suy giảm nhận thức hoặc thậm chí là mất trí nhớ.
Phải mất nhiều thời gian mới có thể phục hồi.
Người bệnh khó có thể hoàn toàn quay trở lại làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn, với độ phức tạp cao như trước đây.
4. Mắt nhìn mờ – di chứng nhồi máu não thường gặp
Khi xảy ra nhồi máu não, nhiều người có dấu hiệu bị mờ một bên hoặc cả hai bên mắt.
Hiện tượng rối loạn thị giác sau tai biến.
5. Rối loạn tiểu tiện
Tình trạng đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
Không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, rất có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Điều trị nhồi máu não
1. Sử dụng thuốc aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
Aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu được bác sĩ chỉ định cho hầu như tất cả các trường hợp đột quỵ nhồi máu não, ngoại trừ người bệnh bị dị ứng hoặc không dung nạp aspirin;
Heparin và các loại thuốc chống đông chỉ được sử dụng khi người bệnh bị nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim.
Thuốc còn có chức năng ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
2. Thuốc hạ huyết áp
Một trong những nguyên nhân chính gây ra nhồi máu não là tăng huyết áp.
Điều trị hạ huyết áp là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân tăng huyết áp chưa xảy ra đột quỵ và bệnh nhân đã bị nhồi máu não.
3. Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ
Bệnh nhân nhồi máu não có bệnh nền đái tháo đường nên được điều trị song song để duy trì mức đường huyết ở trạng thái bình thường và HbA1c dưới 7%.
4. Điều trị tiêu huyết khối
Điều trị tiêu huyết khối là phương pháp điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp cần điều trị nhồi máu não.
Để áp dụng được phương pháp này, người bệnh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian (không quá 4,5 giờ kể từ khi bệnh khởi phát).
Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não
Sau khi trải qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân nhồi máu não cần rất nhiều thời gian để có thể hồi phục.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
Người bệnh nhồi máu não có nguy cơ bị liệt cao, không tự chủ được việc đại tiện lẫn tiểu tiện nên dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
Chuyện vệ sinh cá nhân của người bệnh gần như phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
Việc giúp người bệnh vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, lau người, thay quần áo…), thì sau khi bệnh nhân đi tiêu đi tiểu xong, người nhà nên lau khô cẩn thận để tránh viêm nhiễm.
Phòng ngừa lở loét da do nằm lâu:
Tình trạng viêm, loét da rất thường xảy ra ở những vị trí tỳ đè nhiều như vùng lưng, mông, gót chân, bả vai… do bệnh nhân nằm một chỗ quá lâu.
Cho bệnh nhân nằm đệm hơi, đệm nước; thường xuyên nghiêng trở người bệnh (mỗi 2 giờ) kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè quá lâu.
Giúp máu huyết lưu thông, đồng thời hạn chế tình trạng loét da do nằm quá lâu.

Phòng ngừa biến chứng về hô hấp:
Nằm lâu và ít vận động còn khiến người bệnh nhồi máu não gặp phải những vấn đề về đường hô hấp như viêm phổi, đường thở bị tắc nghẽn do ứ đọng đờm dãi…
Cần lưu ý cho bệnh nhân ngồi dậy mỗi ngày, đồng thời xoa và vỗ nhẹ vùng lưng nhằm giúp người bệnh dễ khạc đờm hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhồi máu não
Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý những loại thực phẩm nên hoặc không nên ăn; hàm lượng calo cần thiết trong một ngày (từ 1000 – 1500); chia nhỏ bữa ăn nhằm tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa…
Vitamin C, kali có trong các loại trái cây như bưởi, cam, quýt, chuối… có tác dụng giúp phòng ngừa sự hình thành huyết khối, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát bệnh nhồi máu não.
Nên ăn các loại trái cây tốt chứa nhiều vitamin C, kali như bưởi, cam, quýt, chuối… sẽ giúp phòng ngừa sự hình thành huyết khối, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Bổ sung nhiều loại rau, củ có màu xanh đậm, chứa nhiều chất xơ như: bông cải, cải bó xôi… sẽ giúp giảm lượng cholesterol, có lợi cho hệ tuần hoàn.
Bổ sung chất béo có nguồn gốc từ dầu thực vật, dầu cá thu, dầu vừng và đậu nành rất tốt cho việc tránh xảy ra hiện tượng đông máu.
Hạn chế tối đa lượng muối trong bữa ăn hàng ngày, vì đây được xem là nguyên nhân làm tăng huyết áp và gây ra đột quỵ.
Kiêng tối đa muối và các thực phẩm có hàm lượng muối cao như: thịt nguội, thịt hun khói, dưa cải, cà muối…
Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều protein động vật như: thịt màu đỏ, nội tạng động vật…
Không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào; chất béo từ động vật và các món ăn cay nóng.
Không nên ăn quá nhiều một lúc để tránh sự quá tải cho cơ quan tiêu hóa.
Nên chia nhỏ thành nhiều bữa và ưu tiên những loại thức ăn ở dạng lỏng như súp, cháo… để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
Phòng ngừa bệnh nhồi máu não
Hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực, nói không với thuốc lá, chất kích thích, rượu bia.
Tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ có lợi từ rau quả, tránh ăn mặn và thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng nhằm giảm thiểu nguy cơ béo phì.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kịp thời phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý nền như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, béo phì…
Lưu ý những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của nhồi máu não, nhằm sớm phát hiện và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng có khả năng giảm thiểu nguy cơ bị nhồi máu não.

Câu hỏi thắc mắc về bệnh nhồi máu não
1. Nhồi máu não có hồi phục được không?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian cấp cứu mà người bệnh nhồi máu não có khả năng hồi phục khác nhau.
Với những bệnh nhân trẻ tuổi, tình trạng bệnh nhẹ, chỉ liệt một nửa cơ thể thường có cơ hội phục hồi cao hơn so với bệnh nhân đã liệt toàn thân.
Đối với người cao tuổi, người bệnh bị vỡ mạch máu não… thì tỉ lệ hồi phục là rất thấp.
Mặc dù khả năng phục hồi 100% đối với bệnh nhân nhồi máu não là rất khó, tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, kết hợp dinh dưỡng và phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh có thể phục hồi 90% – 95%.
Để gia tăng tỷ lệ sống sót và cơ hội phục hồi về sau, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời trong khoảng “thời gian vàng” với các biện pháp thích hợp.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não do tăng huyết áp sẽ được kiểm soát huyết áp kết hợp hồi sức tích cực, trường hợp đột quỵ do bất thường mạch máu sẽ được can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.
2. Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không?
Nhồi máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn ý thức, mất khả năng nói, hôn mê… thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
3. Nhồi máu não có khác xuất huyết não không?
Giống nhau:
Về cơ bản, bệnh lý nhồi máu não và xuất huyết não đều là tai biến mạch máu não, nên cả hai thường xuất hiện những triệu chứng tương đối giống nhau như đau nhức đầu, rối loạn ý thức, liệt nửa người, nói khó…

TÌM HIỂU CHUNG NHỒI MÁU NÃO
Nhồi máu não là một loại đột quỵ xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, dẫn đến việc giảm hoặc ngừng lưu thông máu đến một khu vực của não.
Gây ra thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, khiến tế bào não chết và gây mất chức năng thần kinh liên quan đến khu vực não bị ảnh hưởng.
Có ba thể chính của nhồi máu não:
Nhồi máu não động mạch lớn:
Đây là hình thức phổ biến nhất, xảy ra khi các động mạch lớn (như động mạch cảnh) bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa gây ra bởi cholesterol cao, hút thuốc, hoặc tình trạng viêm.
Nhồi máu não động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết):
Loại này xảy ra trong các động mạch nhỏ của não, thường là kết quả của các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường và huyết áp cao làm cho thành mạch trở nên dày lên và hẹp lại.
Nhồi máu não do cục tắc (emboli) di chuyển từ tim:
Cục máu đông có thể hình thành trong tim do rung nhĩ hoặc các vấn đề về van tim, sau đó di chuyển đến não và gây tắc một động mạch.

Triệu chứng nhồi máu não
Bắt đầu đột ngột:
Thường xuất hiện một cách đột ngột, phổ biến trong lúc ngủ hoặc thức dậy.
Sự tiến triển của triệu chứng diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vài giờ đến vài ngày.
Triệu chứng thần kinh khu trú:
Tùy thuộc vào vị trí của mạch máu bị tắc trong não, triệu chứng thần kinh có thể khác nhau.
Dù có sự bù trừ của mạch máu thông qua các động mạch lân cận, những triệu chứng này vẫn có thể không rõ ràng.
Tổn thương đại não: 
Chiếm khoảng 50% các trường hợp, gây ra liệt đối bên (bắt đầu từ liệt mềm đến liệt cứng), giảm cảm giác đối bên, suy giảm thị lực cùng bên, và khó khăn trong giao tiếp.
Tổn thương thân não: 
Chiếm khoảng 25% các trường hợp, triệu chứng có thể bao gồm liệt tứ chi, rối loạn thị giác, và hội chứng khóa trong, nơi bệnh nhân tỉnh táo nhưng không thể di chuyển hoặc nói.
Tổn thương khiếm khuyết: 
Cũng chiếm khoảng 25%, triệu chứng có thể liên quan đến vận động, cảm giác, hoặc cả hai, nhưng người bệnh vẫn duy trì được ý thức.
Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng điển hình bao gồm đau đầu dữ dội, nôn mửa, buồn nôn và liệt nửa người.
Các biểu hiện nhẹ có thể xuất hiện trước đó như tê hoặc yếu tay chân, và có thể diễn tiến nhanh chóng đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như liệt nửa người hoặc thậm chí hôn mê.
Tác động của bệnh nhồi máu não đối với sức khỏe
Một số nơ-ron thần kinh chết khi tưới máu là < 5% so với bình thường trong thời gian > 5 phút;
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào mức độ thiếu máu não.
Ở mức nhẹ, tổn thương sẽ tiến triển chậm; khi lượng máu tưới là 40% so với bình thường nhưng nếu để từ 3 đến 6 giờ vẫn có thể khiến mô não bị hoại tử hoàn toàn.
Thiếu máu não cục bộ mức độ nặng kéo dài khoảng 15 - 30 phút, tất cả các mô bị ảnh hưởng sẽ chết (nhồi máu).
Việc tăng thân nhiệt sẽ làm tổn thương tiến triển nhanh.
Có thể làm giảm hoặc phục hồi tổn thương ở những mô bị thiếu máu cục bộ nhẹ, chưa đến mức không thể phục hồi bằng cách nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu.
Việc khôi phục lượng máu kịp thời có thể cứu các vùng thiếu máu trung bình (vùng tranh tối tranh sáng) thường bao quanh các vùng thiếu máu nặng.
Cơ chế thương tổn do thiếu máu não:
Phù;
Huyết khối vi mạch;
Chết tế bào theo chương trình (apoptosis);
Hoại tử tế bào;
Các chất trung gian gây viêm (ví dụ, IL-1B, yếu tố hoại tử khối u TNF-alpha) góp phần gây phù mạch và huyết khối vi mạch.
Phù nặng hoặc lan rộng có thể làm tăng áp lực nội sọ;
Nhiều yếu tố có thể góp phần gây chết tế bào; chúng bao gồm mất dự trữ ATP, mất cân bằng ion (bao gồm sự tích tụ calci nội bào), tổn thương màng tế bào vì oxy hóa lipid bởi các gốc tự do, các chất kích thích thần kinh (như glutamate) và nhiễm toan nội bào do tích tụ lactate.
Nhồi máu não đe dọa đến tính mạng
Bệnh nhồi máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến đột quỵ:
Liệt vận động: Liệt nửa người hoặc các chi, dẫn đến viêm loét da và các bệnh nhiễm khuẩn do ít vận động.
Rối loạn ngôn ngữ: Giảm khả năng nói, nói ngọng, hoặc mất khả năng ngôn ngữ.
Suy giảm nhận thức: Mất trí nhớ và giảm sút khả năng nhận thức.
Rối loạn thị giác: Mờ mắt ở một hoặc cả hai bên.
Rối loạn tiểu tiện: Tiểu không tự chủ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Những biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đòi hỏi can thiệp y tế kịp thời.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân nhồi máu não
Xơ vữa mạch máu lớn:
Tình trạng này xảy ra khi các mảng xơ vữa hình thành trong các động mạch lớn, cản trở lưu lượng máu đến não.
Các động mạch có thể bị ảnh hưởng bao gồm cả động mạch lớn ngoài sọ và trong sọ.
Nguyên nhân từ tim:
Các vấn đề tim mạch như hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim và suy tim có thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong tim, sau đó có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn.
Tắc các mạch máu nhỏ trong não:
Các động mạch nhỏ trong não có thể bị tắc nghẽn do các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường, làm hẹp và cứng các mạch máu.
Bệnh động mạch không xơ vữa:
Các bệnh khác ảnh hưởng đến động mạch như viêm động mạch có thể cũng là nguyên nhân gây nhồi máu não, mặc dù ít phổ biến hơn.
Bệnh về máu:
Các rối loạn về máu như bệnh lý đông máu, các bệnh về tế bào máu, hoặc bất thường bẩm sinh của mạch máu cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu não cao hơn.
Bệnh về máu: Bao gồm các bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, và bất thường bẩm sinh của mạch máu, cũng chiếm dưới 5%.
Nguy cơ nhồi máu não
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên nguy cơ này cao hơn ở những người trên 65 tuổi, đồng mắc các bệnh như tăng huyết áp, béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường và/ hoặc hút thuốc lá thường xuyên.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhồi máu não
Các yếu tố không thay đổi:
Tuổi.
Chủng tộc.
Giới tính.
Tiền sử đau nửa đầu migrain.
Loạn sản xơ cơ.
Di truyền.
Các yếu tố có thể thay đổi:
Tăng huyết áp (quan trọng nhất).
Đái tháo đường.
Bệnh tim:
Suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải (ví dụ lỗ bầu dục thông), bệnh van tim, giãn tâm nhĩ và tâm thất, rung nhĩ.
Rối loạn lipid máu.
Thiếu máu não thoáng qua (TIAs).
Hẹp động mạch cảnh.
Tăng homocystine máu.
Các vấn đề về lối sống:
Hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực.
Béo phì.
Dùng hormone hoặc thuốc tránh thai sau mãn kinh.
Bệnh hồng cầu hình liềm.
Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu não

Phương pháp chẩn đoán & điều trị nhồi máu não
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhồi máu não
Chẩn đoán hình ảnh thần kinh và xét nghiệm đường máu tại giường.
Đánh giá xác định nguyên nhân.
Chẩn đoán đột quỵ do thiếu máu cục bộ được gợi ý bởi những dấu hiệu thần kinh thiếu hụt máu lên não đột ngột có thể liên quan đến một vùng động mạch cụ thể.
Phải phân biệt đột quỵ do thiếu máu cục bộ  với các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự (đôi khi được gọi là giả đột quỵ), chẳng hạn như:
Hạ đường huyết.
Liệt Todd sau cơn co giật (là tình trạng thiếu hụt thần kinh thoáng qua, thường là yếu, của chi đối bên với tổn thương gây cơn co giật).
Đột quỵ xuất huyết não.
Hiếm gặp là đau nửa đầu migraine.
Nhức đầu, hôn mê hoặc tê liệt và nôn mửa có nhiều khả năng bị đột quỵ xuất huyết não.
Đánh giá đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần đánh giá nhu mô não, hệ thống mạch máu (bao gồm tim và các động mạch lớn), và máu.
Phân biệt giữa các thể đột quỵ bằng lâm sàng là không chính xác; tuy nhiên, một số gợi ý dựa trên kiểu thiếu sót thần kinh, sự tiến triển của triệu chứng và thời gian khởi phát có thể giúp ích.
Chẩn đoán là lâm sàng, kiểm tra thần kinh và kiểm tra glucose tại giường là bắt buộc.
Việc phân biệt giữa đột quỵ do tắc mạch và huyết khối dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám và hình ảnh thần kinh không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, vì vậy các xét nghiệm để xác định các nguyên nhân thường gặp hoặc điều trị được và các yếu tố nguy cơ của tất cả các thể đột quỵ này cần được làm thường xuyên.
Bệnh nhân nên được đánh giá về các nhóm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:
Tim mạch (ví dụ, rung tâm nhĩ, các bệnh lý cấu trúc tiềm tàng khả năng tạo cục máu đông gây tắc mạch).
Mạch máu (ví dụ, hẹp động mạch nặng).
Máu (ví dụ, tăng đông máu).
Có một số trường hợp đột quỵ không xác định được nguyên nhân gọi là đột quỵ vô căn.
Đánh giá não bộ
Hình ảnh thần kinh bằng CT hoặc MRI được thực hiện trước tiên để loại trừ xuất huyết trong não, tụ máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng và khối u phát triển nhanh, đang chảy máu hoặc đột ngột có triệu chứng.
Trong vài giờ đầu tiên, có thể khó phát hiện đột quỵ do thiếu máu cục bộ tuần hoàn trước lớn bằng hình ảnh CT;
Những thay đổi có thể bao gồm mờ rãnh tiểu não hoặc dải vỏ não, mất đường tiếp giáp màu trắng xám giữa vỏ não và chất trắng, và dấu hiệu động mạch não giữa dày đặc.
Trong vòng 6 - 12 giờ từ khi xảy ra thiếu máu cục bộ, bắt đầu có thể nhìn thấy được các ổ nhồi máu có kích thước trung bình đến lớn với mật độ thưa thớt; các ổ nhồi máu nhỏ (ví dụ, nhồi máu lỗ khuyết) chỉ có thể phát hiện khi chụp MRI.
Có thể chụp MRI khuếch tán (có độ nhạy cao đối với thiếu máu cục bộ sớm) ngay sau khi chụp CT thần kinh.
Phương pháp điều trị nhồi máu não
Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn của bệnh nhân
Đánh giá đường thở, hô hấp và tuần hoàn theo các bước ABC (A: Airway, B: Breathing, C: Circulation).
Ổn định tình trạng người bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng càng nhanh càng tốt (thường không quá 60 phút) sau khi tiếp nhận bệnh nhân và hoàn thành đánh giá ban đầu.
Bổ sung oxy
Chỉ định thở oxy qua sonde mũi với cung lượng thấp khoảng 2 l/phút khi bệnh nhân khó thở, da niêm mạc xanh tái, tím hoặc độ bão hòa oxy SaO2 < 95.
Kiểm soát đường máu
Thực hiện ngay việc xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường khi tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu.
Có thể tiêm truyền tĩnh mạch 50ml glucose ưu trương nếu nghi ngờ bệnh nhân hạ đường huyết (khi chưa có kết quả xét nghiệm).
Kiểm soát huyết áp
Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp sau 72 giờ kể từ khi phát hiện đột quỵ
Nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết:
Huyết áp tâm thu < 185 mmHg và huyết áp tâm trương < 110 mmHg trước khi dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Duy trì huyết áp dưới 180/105 mmHg trong 24 giờ đầu tiên sau khi điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Nếu bệnh nhân không được chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết:
Nếu huyết áp ≤ 220/110 mmHg: Bắt đầu hoặc tái điều trị trong 48 - 72 giờ hoặc sau khi triệu chứng trên thần kinh đã ổn định.
Nếu huyết áp > 220/110 mmHg: cố gắng giảm 15% giá trị huyết áp trong 24giờ đầu tiên.
Nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc thấp hơn 30 mmHg so với huyết áp nền)
Nếu bệnh nhân mất nước, thiếu dịch cần truyền dung dịch đẳng trương theo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
Khi đã đủ khối lượng tuần hoàn nhưng huyết áp vẫn chưa tăng thì dùng các thuốc vận mạch như dobutamin và/hoặc noradrenalin.
Tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết và/hoặc tái tưới máu bằng dụng cụ trong lòng mạch
Tái tưới máu bẳng thuốc tiêu sợi huyết
Thuốc tiêu sợi huyết duy nhất đã được chứng minh là có lợi cho những bệnh nhân nhồi máu não cấp là alteplase (rt-PA).
Alteplase giúp phục hồi lưu lượng máu não, có thể cải thiện hoặc giải quyết các khiếm khuyết thần kinh.
Thuốc cũng có thể gây xuất huyết nội sọ, xuất huyết ngoại sọ và phù mạch hoặc dị ứng.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Để được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, bệnh nhân phải đáp ứng các tiêu chí sau (theo AHA/ASA):
Chẩn đoán xác định nguyên nhân các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh khu trú là do nhồi máu não.
Khởi phát triệu chứng từ 4,5 giờ trở xuống trước khi bắt đầu điều trị; nếu xác định được chính xác thì đó là thời gian bình thường cuối cùng của bệnh nhân tính đến thời điểm bắt đầu điều trị.
Dấu hiệu thần kinh rõ ràng.
Dấu hiệu thần kinh không kín đáo và riêng rẽ.
Các dấu hiệu, triệu chứng không gợi ý xuất huyết dưới màng nhện.
Trong 3 tháng gần nhất không có đột quỵ hoặc chấn thương đầu.
Trong 3 tháng gần nhất không bị nhồi máu cơ tim.
Trong 21 ngày gần nhất không xuất huyết tiêu hóa và sinh dục.
Trong 7 ngày gần nhất không có tổn thương động mạch tại vị trí không ép cầm máu được.
Trong 14 ngày gần nhất không trải qua đại phẫu.
Không có tiền sử xuất huyết nội sọ.
HATT < 185 mmHg, HATTr < 110 mmHg.
Không có bằng chứng chảy máu cấp tính hoặc chấn thương cấp tính.
Không dùng thuốc chống đông đường uống, nhưng nếu uống thì INR phải < 1,7.
Thời gian hoạt hóa prothrombin (aPT) phải bình thường nếu dùng heparin trong vòng 48 giờ.
Số lượng tiểu cầu > 100.000 / L.
Đường huyết trên 2,7 mmol/L (> 50 mg/dL).
CT scan không nhận thấy dấu hiệu nhồi máu não diện rộng (giảm tỷ trọng trên 1/3 bán cầu) hoặc chảy máu nội sọ.
Bệnh nhân và gia đình đồng ý điều trị sau khi bác sĩ giải thích về lợi ích và những rủi ro tiềm tàng của thuốc.
Thận trọng khi chỉ định thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu do tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ.
Siêu âm xuyên sọ có thể hỗ trợ tiêu sợi huyết rt-PA trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp tính.
Loại bỏ huyết khối bằng dụng cụ
Kỹ thuật lấy huyết khối cơ học là phương pháp điều trị cơ bản kết hợp với thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch (với cửa sổ 4,5 giờ và không có chống chỉ định rt-PA) hoặc đơn trị liệu khi bệnh nhân tới cơ sở y tế ngoài cửa sổ 4,5 giờ sau khi nhồi máu não do tắc mạch lớn.
Về lý thuyết, kỹ thuật lấy huyết khối cơ học ít gây ra các nguy cơ chảy máu hơn trong và sau khi tái tưới máu so với dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. 
Những bệnh nhân sau cơn đột quỵ từ 6 đến 16 giờ, có cục máu đông lớn ở một trong những mạch lớn ở nền não và đáp ứng các tiêu chí của Hội tim mạch và đột quỵ Hoa Kỳ năm 2018, 2019 có thể được thực hiện phẫu thật loại bỏ huyết khối:
Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) từ 0 - 1;
Tắc động mạch cảnh trong hay động mạch não giữa (đoạn M1);
Tuổi trên 18 tuổi;
Điểm đột quỵ NIHSS ≥ 6.
Thang CT sớm của chương trình đột quỵ Alberta ≥ 6.
Điều trị kết hợp với thuốc kháng kết tập tiểu cầu
AHA/ASA khuyến cáo uống aspirin 81 - 325 mg trong vòng 24 - 48h kể từ khi bắt đầu nhồi máu não để giảm nhồi máu não tái phát.
Kiểm soát thân nhiệt
Nếu sốt > 38°C thì dùng paracetamol (đường uống hoặc viên đặt hậu môn).
Nếu bệnh nhân không uống được hoặc không có paracetamol đặt trực tràng thì dùng paracetamol truyền tĩnh mạch.
Chống phù não
Hiếm khi có phù não đáng kể sau nhồi máu não (10 - 20%) và thường xảy ra vào khoảng 72 - 96 giờ sau khi khởi phát nhồi máu não.
Các phương pháp làm giảm phù não:
Truyền dung dịch manitol ngắt quãng
Ở bệnh nhân bị nhồi máu lớn có phù não đe dọa tính mạng phải phẫu thuật mở sợ giảm áp.
Chống động kinh
Có 2 – 23% bệnh nhân bị động kinh trong những ngày đầu tiên sau nhồi máu não, thường là động kinh cục bộ, nhưng cũng có thể là những cơn toàn thể.
Mặc dù không có chỉ định điều trị dự phòng tiên phát cơn động kinh sau đột quỵ, nhưng nên nên dùng thuốc chống động kinh để ngăn ngừa các cơn động kinh tiếp theo.
Một phần nhỏ bệnh nhân bị động kinh mạn tính sau khi nhồi máu não.
Động kinh thứ phát sau nhồi máu não được điều trị tương tự như do tổn thương thần kinh.
Thuốc chống đông máu và dự phòng huyết khối
Nếu bệnh nhân bị nhồi máu não do thuyên tắc (ví dụ rung nhĩ) có thể được điều trị thuốc chống đông máu nhưng cần cân nhắc trước nguy cơ xuất huyết chuyển dạng.
Trường hợp bệnh nhân có chức năng thận bình thường, dùng enoxaparin với liều điều trị 1 mg/kg/12h. Liều enoxaparin dự phòng huyết khối tĩnh mạch chi dưới là 40 mg/24h.
Trong 3 ngày đầu nằm viện nên xoa bóp chi dưới để giảm được nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nằm lâu do nhồi máu não cấp tính.
Bảo vệ tế bào thần kinh
Sau cơn đột quỵ, các tế bào thần kinh ở vùng não thiếu máu tăng phóng thích các chất dẫn truyền dẫn đến càng nhiều tế bào bị hoại tử, thuốc bảo vệ thần kinh ức chế tình trạng này, tăng cường khả năng sống sót của tế bào.
Hiện tại chưa có nghiên cứu có độ tin cậy cao chứng minh tác dụng này.
Việc hạ thân nhiệt rất cần thiết khi điều trị bệnh nhân sống sót sau ngừng tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất.
Chưa có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh vai trò của hạ thân nhiệt trong điều trị sớm nhồi máu não.
Theo dõi
Chú ý trong quá trình theo dõi và điều trị, tình trạng bệnh nhân có thể nặng lên với những biểu hiện suy giảm nhanh chóng chức năng thần kinh hoặc giảm đột ngột hô hấp, tuần hoàn.
Cần đánh giá bệnh nhân từng bước theo quy tắc ABC và hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn.
Nên chỉ định chụp cắt lớp hoặc chụp MRI để đánh giá tiến triển của ổ nhồi máu cũng như phù não có thể xảy ra, nếu có thể.
Khả Năng Hồi Phục Sau Nhồi Máu Não
Việc hồi phục hoàn toàn sau nhồi máu não là khó khăn, với tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là rất thấp.
Can thiệp y tế kịp thời và quản lý bệnh hiệu quả, bao gồm chăm sóc y tế thích hợp, vật lý trị liệu, và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể đạt được mức độ phục hồi từ 90% đến 95%.
Sự phục hồi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương não ban đầu, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, cũng như tốc độ và tính hiệu quả của việc điều trị.
Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng nhiều người có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống thông qua các phương pháp điều trị và hỗ trợ tích cực.
Kiểm soát cân nặng để hạn chế các yếu tố nguy cơ

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa nhồi máu não
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của nhồi máu não
Chế độ sinh hoạt:
Vận động thể lực: 
Luyện tập đều đặn hàng ngày, đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ ngàng mỗi ngày khoảng 30 phút.
Tập dưỡng sinh như thái cực trường sinh đạo, thái cực quyền hay yoga.
Không tập các bài tập nặng và gắng sức như tập tạ, tập thể hình, tennis.
Dùng acid folid (Axit folic, còn được gọi là vitamin B9) ít nhất 300 mcg/ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quy.
Bỏ hút thuốc lá.
Rượu: 
Uống vừa phải 20 – 30 ml/ngày với loại có nồng độ cồn < 12%.
Nên uống rượu vang vì chứa nhiều resveratrol có tác dụng bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan và chống ung thư (da, ruột già, máu).
Giảm stress: Lạc quan, tránh nóng giận đột ngột.
Giảm cân: ăn bữa sáng đầy đủ chất, trưa ăn vừa phải, và tối ăn ít đi.
Không để quá đói hoặc quá no.
Tránh uống nước ngọt và bánh kẹo.
BMI khoảng 18 – 23 là lý tưởng.
Vòng bụng < 90 cm ở nam và < 80 cm ở nữ.
Chế độ dinh dưỡng:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nên có chế độ ăn uống có ít nhất ba phần tinh bột mỗi ngày và sáu phần rau xanh và hai phần trái cây mỗi tuần, khuyến khích sử dụng thường xuyên các loại rau, cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt khác, hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, phô mai, bơ.

Phương pháp phòng ngừa nhồi máu não hiệu quả
Bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ nên kiểm tra hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh đái tháo đường và béo phì.
Theo dõi lâu dài để xác định cơn rung nhĩ ở bệnh nhân bị đột quỵ không rõ nguyên nhân.
Với bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K thì nên thay thế bằng các thuốc chống đông đường uống mới như dabigatran, apixaban, rivaroxaban nếu có đủ điều kiện.
Điều trị kháng tiểu cầu kép (aspirin và clopidogrel) an toàn và hiệu quả trong việc giảm tái phát đột quỵ và các biến cố mạch máu khác (nhồi máu cơ tim, TIA, hội chứng mạch vành cấp) ở những bệnh nhân bị nhồi mái não cấp hoặc TIA và không làm tăng biến cố chảy máu nặng.

XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não, thường xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ.
Điều này gây tổn thương não bởi sự tích tụ máu, làm tăng áp lực trong sọ và có thể gây tử vong hoặc tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân thường là tăng huyết áp.
Các triệu chứng điển hình bao gồm suy giảm chức năng thần kinh khu trú, thường khởi phát đột ngột đau đầu, buồn nôn và suy giảm ý thức.
Xuất huyết não là chảy máu khu trú từ mạch máu trong nhu mô não.
Hầu hết xuất huyết trong não xảy ra ở hạch nền, thùy não, tiểu não hoặc hố chậu.
Xuất huyết trong não cũng có thể xảy ra ở các phần khác của thân não hoặc ở não giữa.
Xuất huyết não được chia làm hai loại là xuất huyết não nguyên phát và xuất huyết não thứ phát.
Triệu chứng xuất huyết não
Các triệu chứng của xuất huyết não thường bắt đầu với đau đầu đột ngột, thường xảy ra trong khi hoạt động.
Đau đầu có thể nhẹ hoặc không có ở người lớn tuổi.
Tình trạng mất ý thức là phổ biến, thường xảy ra trong vài giây hoặc vài phút.
Buồn nôn, nôn mửa, mê sảng và co giật toàn thân hoặc khu trú cũng rất phổ biến.
Suy giảm thần kinh thường đột ngột và tiến triển.
Xuất huyết lớn, khi nằm ở các bán cầu, gây liệt nửa người;
Khi nằm ở hố sau, chúng gây ra thâm hụt tiểu não hoặc thân não (ví dụ, lệch mắt liên hợp hoặc đau mắt, thở gấp, đồng tử nhão, hôn mê).
Xuất huyết lớn gây tử vong trong vòng vài ngày ở khoảng một nửa số bệnh nhân.
Ở những người sống sót, ý thức trở lại và tình trạng thiếu hụt thần kinh giảm dần ở các mức độ khác nhau khi máu thoát ra ngoài được hấp thụ trở lại.
Một số bệnh nhân có ít suy giảm thần kinh đáng ngạc nhiên vì xuất huyết ít phá hủy mô não hơn nhồi máu.
Xuất huyết nhỏ có thể gây ra thiếu khu trú mà không làm suy giảm ý thức và ít hoặc không có đau đầu và buồn nôn.
Các nốt xuất huyết nhỏ có thể giống đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xuất huyết não
Liệt nửa người;
Rối loạn ngôn ngữ;
Không tự chủ tiểu tiện;
Phù não;
Viêm phổi;
Các vấn đề về nuốt và tiêu hóa thức ăn;
Trầm cảm.
Nguyên nhân xuất huyết não
Tăng huyết áp.
Bệnh amyloidosis não.
Các bệnh rối loạn đông máu.
Điều trị thuốc chống đông máu.
Liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não).
Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).
Viêm mạch.
Khối tân sinh trong sọ.
Nguy cơ xuất huyết não
Người tuổi cao.
Tiền sử đột quỵ
Nghiện rượu.
Nghiện ma túy (cocaine, heroine).
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xuất huyết não
Tuổi cao.
Tiền sử đột quỵ.
Nghiện rượu.
Nghiện ma túy (cocaine, heroine).
Phương pháp chẩn đoán & điều trị xuất huyết não
Lâm sàng
Cần khai thác được tiền sử bệnh đầy đủ bao gồm thời gian khởi phát và tiến triển của các triệu chứng, cũng như đánh giá các yếu tố nguy cơ và các nguyên nhân có thể.
Chú ý tiền sử chấn thương của người bệnh ngay cả khi còn nhỏ.
Khám lâm sàng
Khám toàn thân: 
Thăm khám bệnh nhân Xuất huyết não phải chú ý đánh giá các dấu hiệu sinh tồn.
Khám toàn thân và tập trung vào đầu, tim, phổi, bụng, tứ chi và khám thần kinh kỹ lưỡng nhưng nhanh chóng.
Tăng huyết áp (đặc biệt HA tâm thu lớn > 220 mmHg) thường gặp đột quỵ xuất huyết.
Huyết áp cao nhiều kèm theo sốt thường là biểu hiện tổn thương thần kinh nặng, tiên lượng xấu.
Phát hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú:
Dấu hiệu thần kinh khu trú phụ thuộc vào khu vực não bị tổn thương.
Nếu tổn thương bán cầu chiếm ưu thế (thường là bên trái), thăm khám lâm sàng có thể thấy những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Liệt nửa người phải.
Mất cảm giác nửa người phải.
Nhìn sang trái.
Mất thị trường phải.
Thaất ngôn.
Quên nửa thân bên liệt (không điển hình).
Cận lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng thì không đặc hiệu để chẩn đoán phân biệt xuất huyết não với nhồi máu não hay với các bệnh lý khác có biểu hiện giống đột quỵ bởi vậy chẩn đoán xác định xuất huyết não phải dựa vào hình ảnh học thần kinh (chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não).
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu được tiến hành lấy mẫu ngay khi bệnh nhân nhập viện và qua khám lâm sàng, nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não, bao gồm:
Công thức máu, sinh hóa máu: Điện giải đồ, urê máu, creatinine và glucose.
Đông máu cơ bản: Thời gian prothrombin, INR, APTT cho tất cả bệnh nhân.
Troponin tim.
Sàng lọc độc tính để phát hiện cocaine và các loại thuốc kích thích giao cảm khác.
Tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu.
Thử thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Phương pháp điều trị xuất huyết não hiệu quả
Điều trị nội khoa
Điều trị bệnh nhân xuất huyết não phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ xuất huyết.
Kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn, chảy máu, co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.
Các thuốc sử dụng trong điều trị đột quỵ cấp bao gồm:
Thuốc chống động kinh: Dự phòng co giật.
Thuốc hạ áp: Kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
Lợi tiểu thẩm thấu: Giảm áp lực nội sọ trong khoang dưới nhện.
Xử trí bắt đầu bằng ổn định các dấu hiệu sinh tồn:
Đặt ống nội khí quản kiểm soát đường thở nếu bệnh nhân suy giảm ý thức, có nguy cơ suy hô hấp, thở máy kiểu tăng thông khí kết hợp truyền manitol tĩnh mạch nếu có tăng áp lực nội sọ, đồng thời chụp CT sọ não cấp cứu.
Theo dõi đường máu và dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng.
Kiểm soát cơn co giật
Triệu chứng co giật sớm xảy ra ở 4 - 28% bệnh nhân xuất huyết não, thường không phải là cơn động kinh.
Các thuốc thường dùng là nhóm benzodiazepin như lorazepam hoặc diazepam.
Có thể dùng thêm liều nạp phenytoin hoặc fosphenytoin để kiểm soát lâu dài.
Dự phòng động kinh
Chỉ định:
Bệnh nhân xuất huyết thùy não để giảm nguy cơ co giật.
Bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch.
Không khuyến cáo dùng kéo dài thuốc dự phòng động kinh nhưng có thể cân nhắc ở các bệnh nhân có tiền sử co giật, tụ máu trong não, tăng huyết áp khó kiểm soát, nhồi máu hoặc phình động mạch não giữa.
Kiểm soát huyết áp
Nếu huyết áp tâm thu >200 mmHg hoặc huyết áp trung bình > 150 mmHg: Hạ áp bằng thuốc truyền tĩnh mạch, theo dõi huyết áp cứ mỗi 5 phút/lần.
Nếu huyết áp tâm thu >180 mmHg hoặc huyết áp trung bình > 130 mmHg kèm theo tăng áp lực nội sọ: Theo dõi áp lực nội sọ và hạ áp bằng thuốc truyền tĩnh mạch, duy trì áp lực tưới máu não ≥ 60 mmHg.
Nếu huyết áp tâm thu >180 mmHg hoặc huyết áp trung bình > 130 mmHg và không có triệu chứng tăng áp lực nội sọ: Hạ huyết áp tối thiểu (đích huyết áp 160/90 mmHg hoặc huyết áp trung bình 110 mmHg) bằng thuốc truyền tĩnh mạch, theo dõi tình trạng lâm sàng, huyết áp mỗi 15 phút.
Với các bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch, AHA/ASA 2012 khuyến cáo hạ huyết áp xuống dưới 160 mmHg để giảm nguy cơ chảy máu tái phát.
Theo ACP (American College of Physicians) và AAFP (American Academy of Family Physicians) 2017:
Có thể xem xét bắt đầu điều trị cho các bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≥ 150 mmHg đưa về đích huyết áp < 150 mmHg để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, các biến cố tim và tử vong.
Kiểm soát áp lực nội sọ
Nâng đầu cao 30 độ, không nằm nghiêng giúp cải thiện dòng trở về tĩnh mạch trung tâm, làm giảm áp lực nội sọ.
Có thể cho an thần, gây mê nếu cần thiết.
Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày dự phòng loét dạ dày ở bệnh nhân XHN.
Các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
Truyền mannitol hoặc muối ưu trương, gây mê bằng barbiturat, dùng thuốc ức chế thần kinh cơ, theo dõi liên tục áp lực nội sọ và huyết áp để đảm bảo áp lực tưới máu não ≥ 70 mmHg.
Điều trị xuất huyết não liên quan tới thuốc chống đông
Bệnh nhân dùng thuốc chống đông warfarin bị XHN nhiều hơn và hơn 50% bệnh nhân tử vong trong vòng 30 ngày.
Cần bình ổn tỷ lệ Prothrombin để ngăn chặn XHN tiến triển bằng:
Tiêm tĩnh mạch thuốc vitamin K.
Truyền huyết tương tươi đông lạnh (FFP).
Truyền phức hợp prothombin cô đặc (PCC).
Truyền tĩnh mạch rFVIIa.
Dùng vitamin K cần thời gian ít nhất 6 giờ để đưa INR về bình thường, do đó nên kết hợp thêm với FFP hoặc PCC. 
Các bệnh nhân đang dùng heparin (trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn) bị xuất huyết não cần được tiêm protamin trung hòa.
Liều protamin phụ thuộc vào liều heparin và thời điểm cuối dùng heparin trước đó.
Các bệnh nhân thiếu hụt nặng yếu tố đông máu có thể bị xuất huyết não tự phát nên được truyền bổ sung các yếu tố thay thế.
Điều trị xuất huyết não liên quan đến thuốc kháng kết tập tiểu cầu
Khuyến cáo AHA/ASA 2010 về xử trí xuất huyết não tự phát khuyến cáo chỉ truyền tiểu cầu khi xuất huyết não kèm giảm tiểu cầu nặng.
Phối hợp thuốc Statin:
Nhiều nghiên cứu chứng minh bệnh nhân xuất huyết não được dùng statin có kết quả tốt hơn về kết cục lâm sàng sau xuất huyết não. Trên lâm sàng hay chỉ định:
Atorvastatin 10 - 40 mg/ngày.
Rosuvastatin 10 - 20 mg/ngày.
Điều trị phẫu thuật
Vai trò của phẫu thuật đối với xuất huyết nội sọ vùng trên lều vẫn còn đang tranh luận.
Một phân tích gộp về phẫu thuật trong xuất huyết não cho thấy có bằng chứng cải thiện lâm sàng ở những bệnh nhân:
Phẫu thuật trong thời gian 8h sau khởi phát.
Thể tích khối máu tụ 20 - 50 ml.
Điểm Glasgow 9 - 12 điểm.
Bệnh nhân 50 - 69 tuổi.
Bệnh nhân tụ máu trong nhu mô mà không có chảy máu não thất có thể can thiệp an toàn.
Phẫu thuật có hiệu quả ở các bệnh nhân xuất huyết nhu mô não nếu đường kính khối máu tụ > 3cm, nhằm dự phòng tụt kẹt thân não.
Điều trị can thiệp mạch 
Điều trị can thiệp mạch được đặt ra đối với xuất huyết não có nguyên nhân thứ phát do bất thường mạch máu bao gồm phình động mạch não, dị dạng thông động-tĩnh mạch não, rò động tĩnh mạch màng cứng não.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa xuất huyết não
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân cần lạc quan.
Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng:
Đột quỵ thiếu máu cục bộ có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch não.
Những người sống sót sau đột quỵ có tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ gần gấp đôi so với dân số nói chung.
Theo một nghiên cứu năm 2018, bệnh nhân có thể được giúp đỡ bằng cách tuân theo chế độ ăn địa trung hải (DASH).
Chế độ ăn uống cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân đột quỵ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nên có chế độ ăn uống có ít nhất ba phần tinh bột mỗi ngày và sáu phần rau xanh và hai phần trái cây mỗi tuần,
Khuyến khích sử dụng thường xuyên các loại rau, cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt khác, hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, phô mai, bơ.
Phương pháp phòng ngừa xuất huyết não hiệu quả
Điều trị tăng huyết áp là bước quan trọng nhất để giảm nguy cơ xuất huyết não và xuất huyết não tái phát.
Ngừng hút thuốc, chế độ ăn ít chất béo, giảm cân, hạn chế ăn muối, tăng cường chế độ ăn giàu kali để giảm huyết áp có tác dụng dự phòng. 
Ngừng uống rượu, bia do làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
Tập thể dục là các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích rất mạnh mẽ.
Người bình thường nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, biện pháp này đã được AHA/ASA nhấn mạnh từ năm 2011.

GIỜ VÀNG CẤP CỨU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị tai biến mạch máu não.
Trong đó, 70% bệnh nhân không được sơ cứu kịp thời, 50% trong số đó tử vong, số còn lại phải sống chung với di chứng thần kinh và vận động...
Giờ vàng tai biến mạch máu não nghĩa là gì?
Thời gian vàng để điều trị cấp cứu đột quỵ là từ 3 đến 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như khó nói, méo miệng, nói ngọng, chân tay yếu, nhức đầu, trật khớp một bên mặt.
Một trong những yếu tố quan trọng để cứu sống bệnh nhân TBMMN là được điều trị cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian này.
Trong một số trường hợp đặc biệt, giờ vàng tai biến mạch máu não có thể lên tới 6 hoặc 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Người nhà nên vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khi xảy ra đột quỵ, việc can thiệp khẩn cấp là vô cùng quan trọng.
Mỗi phút đều cần được tận dụng sớm và hiệu quả.
Thực tế, có khoảng 70% bệnh nhân không được điều trị cấp cứu kịp thời trong thời gian đầu.
Tỷ lệ tử vong chiếm 50%, số còn lại để lại di chứng nặng nề.
Tầm quan trọng của việc được chăm sóc cấp cứu kịp thời
Sơ cứu vào giờ vàng tai biến mạch máu não có thể giúp tăng cơ hội sống sót
Việc điều trị cấp cứu kịp thời trong giai đoạn này sẽ giúp người bệnh có cơ hội sống sót cao hơn, giảm di chứng nặng và tử vong.
Trong thời gian này, cứ mỗi phút trôi qua, 2 triệu tế bào não dần dần chết đi.
Sau 3 giờ, vùng não bị ảnh hưởng do tai biến mạch máu não và mô não lân cận vị trí bị đột quỵ sẽ bị tổn thương nặng nề và khó hồi phục.
Các biện pháp điều trị cũng cần phải phù hợp trong giai đoạn vàng này.
Ví dụ, trong 3 đến 4,5 giờ đầu tiên, thường chỉ dùng thuốc tiêu sợi huyết bằng tiêm tĩnh mạch để giúp làm tan cục máu đông.
Việc sơ cứu trong thời gian đầu cũng cần phải khẩn trương.
Người nhà cần tranh thủ từng giây phút để cứu sống bệnh nhân, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, xẹp phổi, mất ngôn ngữ...
Khi phát hiện có dấu hiệu đột quỵ, việc đầu tiên cần làm là liên hệ ngay với cơ sở y tế (gọi cấp cứu 115) để được cấp cứu kịp thời.
Không dùng kim đâm vào đầu ngón tay của bệnh nhân.
Không nên sử dụng bấm huyệt, châm cứu hoặc bất kỳ phương pháp nào khác nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tại sao không kịp cấp cứu trong giờ vàng tai biến mạch máu não?
Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu trên quãng đường dài.
Các phương pháp sơ cứu chưa được thực hiện đúng cách.
Bệnh nhân hoặc người nhà chủ quan không nhận biết dấu hiệu đột quỵ mà cho rằng người bệnh bị cảm nên thường tự ý đánh gió hoặc tự ý uống thuốc tại nhà.
Một số bệnh viện thiếu trang thiết bị và hệ thống chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não.
Việc chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Triệu chứng tai biến mạch máu não cần biết
Bệnh nhân tai biến mạch máu não không có nhiều triệu chứng điển hình do bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng thường bao gồm:
Đột nhiên một hoặc cả hai mắt bị mờ và không thể nhìn rõ.
Đau đầu ngày càng nặng mà không rõ nguyên nhân.
Tê bì chân tay, yếu hoặc liệt nửa người.
Khó nói, nói líu lưỡi, phát âm không rõ ràng, phát âm ngọng.
Chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, mất thăng bằng đột ngột.
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
Hiện nay, tỷ lệ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng.
Thời gian và chi phí điều trị giai đoạn cấp là rất lớn.
Tỷ lệ tái phát bệnh khoảng 30% trong năm đầu tiên và 25 đến 30% sau 5 năm.
Để phòng ngừa tai biến mạch máu não, cần chú ý những điểm sau:
Kiểm soát tốt bệnh lý:
Đây là cách giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả nhất.
Đối với người cao tuổi, cần khám định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao.
Xây dựng lối sống lành mạnh:
Bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
Hạn chế sử dụng mỡ động vật và các chất kích thích như rượu, cà phê, trà đặc.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày và ăn nhiều trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin.
Duy trì cân nặng hợp lý và không để cơ thể trở nên thừa cân, béo phì.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
Để tránh bệnh tái phát, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nên:
Dùng thuốc phòng ngừa:
Người bệnh nên dùng thuốc để phòng ngừa đột quỵ.
Kiểm soát các yếu tố tái phát của bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu và các bệnh khác…
Luyện tập theo khả năng của mình.
Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần tuân thủ nghiêm ngặt thuốc bác sĩ kê trong ít nhất 3 tháng đầu sau khi nhập viện.