Viêm tĩnh mạch - thuốc điều trị
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH – THUỐC ĐIỀU TRỊ
Suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến ở người trưởng thành.
Bệnh thường gây đau nhức, sưng và khó chịu và làm mất thẩm mỹ vùng tĩnh mạch bị giãn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu bị giãn, xoắn, phình ra ngay dưới bề mặt da.
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, bàn chân và mắt cá chân.
Một số vị trí khác có thể bị giãn tĩnh mạch như vùng xương chậu, đùi, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi thành tĩnh mạch bị yếu đi, áp lực trong tĩnh mạch tăng lên khiến cho tĩnh mạch giãn ra.
Khi đó, các van giữ cho máu di chuyển theo một hướng trong tĩnh mạch không thể hoạt động như bình thường.
Máu chảy chậm, bị ứ đọng lại trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn ra và đi ngoằn ngoèo.
Hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm, chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, kèm với đó là cảm giác ngứa ran, nhức chân…, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn như hình thành cục máu đông, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng khá phổ biến, có đến khoảng 1/3 người trưởng thành mắc phải, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới.
Phần lớn các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch đều gặp phải các triệu chứng như đau nhức, sưng ở chân, cảm giác khó chịu, ngứa ran, chuột rút… làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.
Nếu suy giãn tĩnh mạch tiến triển nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch.
Trường hợp là huyết khối tĩnh mạch nông có thể không quá nguy hiểm, nhưng nếu bị nhiễm trùng ở các tổ chức xung quanh hoặc dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh có nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân là do cục máu đông có thể bị vỡ ra, trôi theo dòng máu và đi đến phổi, nguy cơ gây thuyên tắc phổi, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, suy giãn tĩnh mạch thường tự khỏi trong vòng 2-3 tuần sau khi sinh.
Tốt hơn hết mẹ bầu vẫn nên thăm khám để được hướng dẫn cách khắc phục, giảm triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Nếu mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch, bị rối loạn đông máu, ít vận động thì khả năng hình thành cục máu đông cao hơn.
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị, có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm:
Cảm giác nặng nề ở chân;
Dễ bị mỏi chân;
Cảm giác ngứa râm ran như kiến bò;
Sưng, đau ở chân;
Gây ra vết loét, chảy máu, có thể dẫn đến nhiễm trùng;
Làm thay đổi màu da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày;
Chuột rút vào ban đêm.
Suy giãn tĩnh mạch nếu ở mức độ nhẹ và sớm có biện pháp điều trị thích hợp, có thể cải thiện tốt và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nếu chủ quan để bệnh kéo dài không điều trị, suy giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn huyết động học, viêm tắc tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn máu…
Suy giãn tĩnh mạch trở nên nguy hiểm khi người bệnh bị biến chứng.
Người bệnh nên thăm khám sớm để được điều trị đúng cách, hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh.
Mức độ nguy hiểm có tiến triển theo giai đoạn suy giãn tĩnh mạch
Chứng suy giãn tĩnh mạch thường diễn ra theo từng giai đoạn, càng về sau, mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao:
1. Giai đoạn 1: Sưng tĩnh mạch
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở vùng bị suy giãn tĩnh mạch.
Các triệu chứng như đau nhức, chuột rút, nóng rát, sưng tấy, ngứa chân và mắt cá chân có thể tăng dần theo thời gian.
2. Giai đoạn 2: Tĩnh mạch mạng nhện
Tĩnh mạch mạng nhện biểu hiện bằng các tĩnh mạch nhỏ li ti, có màu đỏ hoặc xanh.
Đây là một loại giãn tĩnh mạch nhẹ hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên thăm khám kỹ khi nhận thấy các triệu chứng bao gồm:
Thay đổi màu sắc trên da, loét chân, cảm giác nặng nề, bỏng rát hoặc đau nhức.
3. Giai đoạn 3: Tĩnh mạch sưng to
Khi các tĩnh mạch sưng lên sẽ gây đổi màu da, ngứa, đau, nặng nề.
Lúc này, chứng giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như mặc quần áo, vận động mạnh, khuân vác…
Khi tình trạng tiến triển, chứng giãn tĩnh mạch có thể vỡ ra, chảy máu hoặc hình thành các vết loét và những vết loét này thường lâu lành.
Ở giai đoạn 3, cảm giác nặng nề, đau đớn sẽ trở nên nặng hơn vào cuối ngày.
4. Giai đoạn 4: Phù nề và mỏi chân
Suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể hình thành cục máu đông bên trong bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, thường là ở chân.
Các triệu chứng thường gặp là:
Sưng đau ở mắt cá chân hoặc chân, cảm giác nặng nề ở chân vào buổi tối hoặc sau thời gian đứng lâu.
Người bệnh bị sưng phù, cảm giác nặng nề ở chân hoặc mắt cá chân
5. Giai đoạn 5: Ảnh hưởng đến mắt cá chân
Các tĩnh mạch nhỏ bắt đầu nổi lên, có thể sờ được hoặc có hình mạng nhện trên mắt cá chân, khiến vị trí này sưng lên, đau, ngứa hoặc bỏng.
Những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng lâu hoặc thực hiện một số hoạt động nặng.
6. Giai đoạn 6: Thay đổi làn da
Khi suy giãn tĩnh mạch tiến triển, da trở nên sẫm màu, cứng hơn và nhạy cảm hơn với các cơn đau.
7. Giai đoạn 7: Loét ở chân hoặc mắt cá chân
Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các vết thương hoặc vết loét ở chân gây đau đớn cho người bệnh.
Một số vết loét có thể lành, nhưng có những vết loét lâu lành, thậm chí không lành.
Nguy cơ cao phát triển cục máu đông đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Một số biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch
Mặc dù hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như:
Gây loét, chảy máu:
Nếu suy giãn tĩnh mạch không được điều trị có thể gây ra các vết loét, chảy máu hoặc làm thay đổi màu da.
Giãn tĩnh mạch nặng có thể đưa đến suy tĩnh mạch mạn tính, làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đến tim của tĩnh mạch.
Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt:
Các cục máu đông có thể hình thành ở người bị suy giãn tĩnh mạch, gây huyết khối tĩnh mạch bề mặt hay còn gọi là viêm tắc tĩnh mạch bề mặt.
Người bệnh cảm thấy đau đớn, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể điều trị được.
Huyết khối tĩnh mạch sâu:
Những tĩnh mạch nông bị suy giãn có nguy cơ hình thành huyết khối tại chỗ và di chuyển vào tĩnh mạch sâu tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là gây thuyên tắc phổi, loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối, đau chân, phù nề chân kéo dài.
Thuyên tắc phổi:
Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, cần được cấp cứu nhanh chóng.
Nguyên nhân gây thuyên tắc phổi là do cục máu đông hình thành từ huyết khối tĩnh mạch sâu bị vỡ ra, di chuyển theo dòng máu, đi đến và bị mắc kẹt trong phổi, gây thuyên tắc phổi.
Làm gì để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch
Để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị sớm.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như:
Điều trị nội khoa, phẫu thuật, hoặc laser, hay sóng cao tần nội mạch… nhằm loại bỏ tĩnh mạch nông bị bệnh…
Giúp người bệnh giảm đau, giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh nên kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả chứng suy giãn tĩnh mạch:
Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu:
Nên đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút ngồi/đứng làm việc để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên:
Rèn thói quen vận động đều đặn, ưu tiên những bài tập giúp tăng cường sức khỏe các cơ ở chân, giúp ngăn ngừa sự hình thành các búi giãn tĩnh mạch mới như bài tập nâng cẳng chân, nhón chân, đi tại chỗ, xoay cổ chân…
Giảm cân khoa học nếu bị thừa cân:
Thừa cân – béo phì sẽ gây áp lực lớn lên chân.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch mới hình thành.
Tránh mặc quần bó sát:
Vì quần bó sát có thể tăng thêm áp lực lên chân, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Nên lựa chọn trong phục rộng rãi, thoải mái.
Nâng cao chân khi ngủ:
Giúp máu chảy ngược về tim tốt hơn.
Mang vớ nén:
Giúp cải thiện dòng máu lưu thông đến tim, giảm đau, sưng và giảm bớt triệu chứng khó chịu ở chân.
Bổ sung thực phẩm giàu Flavonoid giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp máu lưu thông tốt và ít bị ứ trệ trong tĩnh mạch.
Một số thực phẩm giàu Flavonoid như :
Ớt chuông, hành tây, bông cải xanh, cam, quýt, táo, việt quất, gừng…
Xoa bóp:
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp máu lưu thông qua các tĩnh mạch tốt hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây suy tĩnh mạch chân:
Có thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu làm cản dòng máu trở về tim.
Viêm tĩnh mạch và hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch sâu và nông
Bẩm sinh khiếm khuyết van.
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch chân như:
Là phụ nữ sinh nhiều lần, thừa cân nặng, táo bón kinh niên, dùng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc ẩm và nóng, lười thể dục, hút thuốc lá, trên 50 tuổi, ngồi lâu,...
TRIỆU CHỨNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thường nặng lên lúc chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc đứng lâu.
Thường giảm bớt vào buổi sáng hoặc khi nghỉ ngơi, kê chân cao.
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm:
Giãn các tĩnh mạch trong da có thể nhìn thấy, phù chân, đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút, các biến đổi da, loét.
Đối với giãn tĩnh mạch nông, thường có các triệu chứng như đau phía dưới chỗ bị giãn, chân sưng phù, ngứa, có khi viêm da, nổi gân xanh ngoằn ngoèo.
Người bệnh có cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, đôi khi thấy tê, kiến bò vùng bàn chân.
Ban đêm thường bị chuột rút ở bắp chân và sưng phù xung quanh hai mắt cá.
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Điều trị nội khoa:
Khi điều trị theo phương pháp này, người bệnh cần hạn chế ngồi hoặc đứng lâu; tập luyện thể thao thường xuyên; đi tất thun; kiểm soát cân nặng của mình một cách hợp lý; kê cao chân khi nghỉ ngơi; chế độ ăn uống hợp lý.
Khi điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kết hợp với một số loại thuốc chữa giãn tĩnh mạch chi dưới.
Chích xơ:
Phương pháp chích xơ thường được áp dụng trong các trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú để chữa suy giãn tĩnh mạch chân.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chân nặng hoặc đã có biến chứng mà điều trị nội khoa không có tác dụng.
Khi phẫu thuật, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
Sóng cao tần hay tia laser:
Phương pháp này dùng cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới độ 2 trở lên hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả.
Khi sử dụng phương pháp này, sẽ dùng nhiệt phá hủy mô thông qua sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều.
CÁC LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Các loại thuốc dùng để ddeieuf trị là các loại thuốc làm vững bền thành mạch, hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.
Điều trị nội khoa với các thuốc giãn tĩnh mạch chân như:
Daflon, rutin C, veinamitol...
Để làm bền thành mạch, nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân, mọi người cần:
Duy trì cân nặng hợp lý; tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập cơ.
Không hút thuốc lá; không uống rượu bia.
Nếu đã bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh không được ngâm chân nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch bị giãn nhiều hơn, gây đau nhức...
Cải thiện điều kiện lao động, tránh đứng lâu một tư thế khi làm, bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Định kỳ khám sức khỏe 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch..
CÁC LOẠI THUỐC SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông, thuốc làm tan các cục huyết đông, thuốc làm bền thành mạch...
Một số trường hợp có thể phải tiêm gây xơ tại chỗ bằng các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.
Các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Viên uống trị suy giãn tĩnh mạch chân Green Living Vein Care
Healthy Life Green Living Vein Care là một trong các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay được sản xuất để hỗ trợ giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch và trĩ.
Bao gồm các thành phần chủ yếu như chiết xuất hạt dẻ ngựa, Rutin, Bioflavonoid phức hợp và Hesperidin 40%, sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức khỏe tĩnh mạch, giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.
Viên uống trị suy giãn tĩnh mạch Vascovein
Vascovein là viên uống được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như hạt dẻ ngựa, hoa hòe và hạt nho, đặc biệt là những loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa giúp giảm phù nề và sưng đau bằng cách tăng cường sức bền của thành mạch. Rutin từ hoa hòe có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, trong khi chiết xuất hạt nho cải thiện lưu lượng máu và giúp làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Kem bôi điều trị suy giãn tĩnh mạch Oribe VascoVein Cream
Oribe VascoVein Cream là kem bôi giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, được làm từ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn.
Kem chứa chiết xuất hạt dẻ ngựa (90% Aescin) để chống viêm và tăng cường co thắt tĩnh mạch, giúp giảm sưng và đẩy máu trở lại tim.
Dầu hạt nho giúp giảm viêm, đau và củng cố thành mạch bằng Proanthocyanidins, trong khi chiết xuất từ cây phỉ và lô hội giúp làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch và dưỡng ẩm cho da.
Sản phẩm được khuyên dùng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch hoặc có nguy cơ cao như thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu, thừa cân, cao huyết áp, nghiện thuốc lá và ít vận động.
Gel bôi cho người suy giãn tĩnh mạch Crevil Veinco Gel
Crevil Veinco Gel là một trong các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân dạng gel bôi từ thiên nhiên của thương hiệu Crevil, giúp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch như đau nhức, khó chịu và sưng tấy. Gel thẩm thấu nhanh, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu với hương thơm nhẹ.
Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch Caruso's Veins Clear
Caruso’s Veins Clear là viên uống chiết xuất từ hạt nho và thảo dược tự nhiên, được thiết kế để cải thiện suy giãn tĩnh mạch và tình trạng tĩnh mạch mạng nhện.
Sản phẩm giúp tăng cường hoạt động của các mao mạch và mạch máu nhờ vào chiết xuất hạt nho giàu chất chống oxy hóa.
Đặc biệt, hỗ trợ tính đàn hồi của mạch máu, giảm đau và các triệu chứng như mỏi chân, ngứa, sưng và bầm tím.
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe, Caruso’s Veins Clear là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho vấn đề suy giãn tĩnh mạch.
Thuốc Varicofix
Varicofix là sản phẩm kem chữa giãn tĩnh mạch chân được nhiều người dùng đánh giá cao trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe.
Với các thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, Varicofix giúp cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng các van tĩnh mạch và giảm các triệu chứng như viêm và sưng.
Sản phẩm có dạng gel tiện lợi, dễ sử dụng, thoa đều lên vùng da bị ảnh hưởng và kết hợp với lối sống khoa học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong điều trị giãn tĩnh mạch chân mà không cần phẫu thuật hay liệu pháp nội khoa.
Thuốc uống Venpoten
Venpoten Pro-life là sản phẩm thảo dược cao cấp đến từ New Zealand, với các thành phần chính là hạt dẻ ngựa và chiết xuất hoa hòe.
Sản phẩm này giúp củng cố sức bền của thành mạch, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân, giảm các triệu chứng liên quan đến suy giãn tĩnh mạch.
Viên uống Venocap Global Pharm
Venocap là sản phẩm từ Mỹ giúp cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau chân, phù chân, nổi tĩnh mạch ở chân và cải thiện bệnh trĩ.
Sản phẩm bao gồm hai thành phần chính là hạt dẻ ngựa và rutin, hai thành phần này được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch và bảo vệ thành mạch, giúp ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi và những người có mạch máu yếu.
Nhờ vào thành phần tự nhiên và các công nghệ sản xuất tiên tiến, các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân này không chỉ giúp giảm đau, sưng và phù chân mà còn tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ và củng cố sức bền của mạch máu.
Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu,... để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến ở người trưởng thành.
Bệnh thường gây đau nhức, sưng và khó chịu và làm mất thẩm mỹ vùng tĩnh mạch bị giãn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu bị giãn, xoắn, phình ra ngay dưới bề mặt da.
Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, bàn chân và mắt cá chân.
Một số vị trí khác có thể bị giãn tĩnh mạch như vùng xương chậu, đùi, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi thành tĩnh mạch bị yếu đi, áp lực trong tĩnh mạch tăng lên khiến cho tĩnh mạch giãn ra.
Khi đó, các van giữ cho máu di chuyển theo một hướng trong tĩnh mạch không thể hoạt động như bình thường.
Máu chảy chậm, bị ứ đọng lại trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn ra và đi ngoằn ngoèo.
Hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm, chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, kèm với đó là cảm giác ngứa ran, nhức chân…, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh.
Giãn tĩnh mạch nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn như hình thành cục máu đông, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng khá phổ biến, có đến khoảng 1/3 người trưởng thành mắc phải, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới.
Phần lớn các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch đều gặp phải các triệu chứng như đau nhức, sưng ở chân, cảm giác khó chịu, ngứa ran, chuột rút… làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.
Nếu suy giãn tĩnh mạch tiến triển nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch.
Trường hợp là huyết khối tĩnh mạch nông có thể không quá nguy hiểm, nhưng nếu bị nhiễm trùng ở các tổ chức xung quanh hoặc dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh có nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân là do cục máu đông có thể bị vỡ ra, trôi theo dòng máu và đi đến phổi, nguy cơ gây thuyên tắc phổi, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, suy giãn tĩnh mạch thường tự khỏi trong vòng 2-3 tuần sau khi sinh.
Tốt hơn hết mẹ bầu vẫn nên thăm khám để được hướng dẫn cách khắc phục, giảm triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Nếu mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch, bị rối loạn đông máu, ít vận động thì khả năng hình thành cục máu đông cao hơn.
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị, có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm:
Cảm giác nặng nề ở chân;
Dễ bị mỏi chân;
Cảm giác ngứa râm ran như kiến bò;
Sưng, đau ở chân;
Gây ra vết loét, chảy máu, có thể dẫn đến nhiễm trùng;
Làm thay đổi màu da, biểu hiện của loạn dưỡng do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày;
Chuột rút vào ban đêm.
Suy giãn tĩnh mạch nếu ở mức độ nhẹ và sớm có biện pháp điều trị thích hợp, có thể cải thiện tốt và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nếu chủ quan để bệnh kéo dài không điều trị, suy giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn huyết động học, viêm tắc tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn máu…
Suy giãn tĩnh mạch trở nên nguy hiểm khi người bệnh bị biến chứng.
Người bệnh nên thăm khám sớm để được điều trị đúng cách, hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh.
Mức độ nguy hiểm có tiến triển theo giai đoạn suy giãn tĩnh mạch
Chứng suy giãn tĩnh mạch thường diễn ra theo từng giai đoạn, càng về sau, mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao:
1. Giai đoạn 1: Sưng tĩnh mạch
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở vùng bị suy giãn tĩnh mạch.
Các triệu chứng như đau nhức, chuột rút, nóng rát, sưng tấy, ngứa chân và mắt cá chân có thể tăng dần theo thời gian.
2. Giai đoạn 2: Tĩnh mạch mạng nhện
Tĩnh mạch mạng nhện biểu hiện bằng các tĩnh mạch nhỏ li ti, có màu đỏ hoặc xanh.
Đây là một loại giãn tĩnh mạch nhẹ hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên thăm khám kỹ khi nhận thấy các triệu chứng bao gồm:
Thay đổi màu sắc trên da, loét chân, cảm giác nặng nề, bỏng rát hoặc đau nhức.
3. Giai đoạn 3: Tĩnh mạch sưng to
Khi các tĩnh mạch sưng lên sẽ gây đổi màu da, ngứa, đau, nặng nề.
Lúc này, chứng giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh như mặc quần áo, vận động mạnh, khuân vác…
Khi tình trạng tiến triển, chứng giãn tĩnh mạch có thể vỡ ra, chảy máu hoặc hình thành các vết loét và những vết loét này thường lâu lành.
Ở giai đoạn 3, cảm giác nặng nề, đau đớn sẽ trở nên nặng hơn vào cuối ngày.
4. Giai đoạn 4: Phù nề và mỏi chân
Suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể hình thành cục máu đông bên trong bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, thường là ở chân.
Các triệu chứng thường gặp là:
Sưng đau ở mắt cá chân hoặc chân, cảm giác nặng nề ở chân vào buổi tối hoặc sau thời gian đứng lâu.
Người bệnh bị sưng phù, cảm giác nặng nề ở chân hoặc mắt cá chân
5. Giai đoạn 5: Ảnh hưởng đến mắt cá chân
Các tĩnh mạch nhỏ bắt đầu nổi lên, có thể sờ được hoặc có hình mạng nhện trên mắt cá chân, khiến vị trí này sưng lên, đau, ngứa hoặc bỏng.
Những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng lâu hoặc thực hiện một số hoạt động nặng.
6. Giai đoạn 6: Thay đổi làn da
Khi suy giãn tĩnh mạch tiến triển, da trở nên sẫm màu, cứng hơn và nhạy cảm hơn với các cơn đau.
7. Giai đoạn 7: Loét ở chân hoặc mắt cá chân
Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các vết thương hoặc vết loét ở chân gây đau đớn cho người bệnh.
Một số vết loét có thể lành, nhưng có những vết loét lâu lành, thậm chí không lành.
Nguy cơ cao phát triển cục máu đông đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Một số biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch
Mặc dù hầu hết các trường hợp suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như:
Gây loét, chảy máu:
Nếu suy giãn tĩnh mạch không được điều trị có thể gây ra các vết loét, chảy máu hoặc làm thay đổi màu da.
Giãn tĩnh mạch nặng có thể đưa đến suy tĩnh mạch mạn tính, làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đến tim của tĩnh mạch.
Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt:
Các cục máu đông có thể hình thành ở người bị suy giãn tĩnh mạch, gây huyết khối tĩnh mạch bề mặt hay còn gọi là viêm tắc tĩnh mạch bề mặt.
Người bệnh cảm thấy đau đớn, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể điều trị được.
Huyết khối tĩnh mạch sâu:
Những tĩnh mạch nông bị suy giãn có nguy cơ hình thành huyết khối tại chỗ và di chuyển vào tĩnh mạch sâu tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là gây thuyên tắc phổi, loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối, đau chân, phù nề chân kéo dài.
Thuyên tắc phổi:
Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, cần được cấp cứu nhanh chóng.
Nguyên nhân gây thuyên tắc phổi là do cục máu đông hình thành từ huyết khối tĩnh mạch sâu bị vỡ ra, di chuyển theo dòng máu, đi đến và bị mắc kẹt trong phổi, gây thuyên tắc phổi.
Làm gì để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch
Để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị sớm.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như:
Điều trị nội khoa, phẫu thuật, hoặc laser, hay sóng cao tần nội mạch… nhằm loại bỏ tĩnh mạch nông bị bệnh…
Giúp người bệnh giảm đau, giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh nên kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả chứng suy giãn tĩnh mạch:
Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu:
Nên đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút ngồi/đứng làm việc để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên:
Rèn thói quen vận động đều đặn, ưu tiên những bài tập giúp tăng cường sức khỏe các cơ ở chân, giúp ngăn ngừa sự hình thành các búi giãn tĩnh mạch mới như bài tập nâng cẳng chân, nhón chân, đi tại chỗ, xoay cổ chân…
Giảm cân khoa học nếu bị thừa cân:
Thừa cân – béo phì sẽ gây áp lực lớn lên chân.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch mới hình thành.
Tránh mặc quần bó sát:
Vì quần bó sát có thể tăng thêm áp lực lên chân, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Nên lựa chọn trong phục rộng rãi, thoải mái.
Nâng cao chân khi ngủ:
Giúp máu chảy ngược về tim tốt hơn.
Mang vớ nén:
Giúp cải thiện dòng máu lưu thông đến tim, giảm đau, sưng và giảm bớt triệu chứng khó chịu ở chân.
Bổ sung thực phẩm giàu Flavonoid giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp máu lưu thông tốt và ít bị ứ trệ trong tĩnh mạch.
Một số thực phẩm giàu Flavonoid như :
Ớt chuông, hành tây, bông cải xanh, cam, quýt, táo, việt quất, gừng…
Xoa bóp:
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp máu lưu thông qua các tĩnh mạch tốt hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây suy tĩnh mạch chân:
Có thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chân.
Huyết khối tĩnh mạch sâu làm cản dòng máu trở về tim.
Viêm tĩnh mạch và hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch sâu và nông
Bẩm sinh khiếm khuyết van.
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch chân như:
Là phụ nữ sinh nhiều lần, thừa cân nặng, táo bón kinh niên, dùng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc ẩm và nóng, lười thể dục, hút thuốc lá, trên 50 tuổi, ngồi lâu,...
TRIỆU CHỨNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thường nặng lên lúc chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc đứng lâu.
Thường giảm bớt vào buổi sáng hoặc khi nghỉ ngơi, kê chân cao.
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm:
Giãn các tĩnh mạch trong da có thể nhìn thấy, phù chân, đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút, các biến đổi da, loét.
Đối với giãn tĩnh mạch nông, thường có các triệu chứng như đau phía dưới chỗ bị giãn, chân sưng phù, ngứa, có khi viêm da, nổi gân xanh ngoằn ngoèo.
Người bệnh có cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, đôi khi thấy tê, kiến bò vùng bàn chân.
Ban đêm thường bị chuột rút ở bắp chân và sưng phù xung quanh hai mắt cá.
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Điều trị nội khoa:
Khi điều trị theo phương pháp này, người bệnh cần hạn chế ngồi hoặc đứng lâu; tập luyện thể thao thường xuyên; đi tất thun; kiểm soát cân nặng của mình một cách hợp lý; kê cao chân khi nghỉ ngơi; chế độ ăn uống hợp lý.
Khi điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kết hợp với một số loại thuốc chữa giãn tĩnh mạch chi dưới.
Chích xơ:
Phương pháp chích xơ thường được áp dụng trong các trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú để chữa suy giãn tĩnh mạch chân.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chân nặng hoặc đã có biến chứng mà điều trị nội khoa không có tác dụng.
Khi phẫu thuật, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
Sóng cao tần hay tia laser:
Phương pháp này dùng cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới độ 2 trở lên hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả.
Khi sử dụng phương pháp này, sẽ dùng nhiệt phá hủy mô thông qua sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều.
CÁC LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
Các loại thuốc dùng để ddeieuf trị là các loại thuốc làm vững bền thành mạch, hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.
Điều trị nội khoa với các thuốc giãn tĩnh mạch chân như:
Daflon, rutin C, veinamitol...
Để làm bền thành mạch, nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân, mọi người cần:
Duy trì cân nặng hợp lý; tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập cơ.
Không hút thuốc lá; không uống rượu bia.
Nếu đã bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh không được ngâm chân nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch bị giãn nhiều hơn, gây đau nhức...
Cải thiện điều kiện lao động, tránh đứng lâu một tư thế khi làm, bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Định kỳ khám sức khỏe 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch..
CÁC LOẠI THUỐC SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông, thuốc làm tan các cục huyết đông, thuốc làm bền thành mạch...
Một số trường hợp có thể phải tiêm gây xơ tại chỗ bằng các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.
Các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Viên uống trị suy giãn tĩnh mạch chân Green Living Vein Care
Healthy Life Green Living Vein Care là một trong các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay được sản xuất để hỗ trợ giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch và trĩ.
Bao gồm các thành phần chủ yếu như chiết xuất hạt dẻ ngựa, Rutin, Bioflavonoid phức hợp và Hesperidin 40%, sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức khỏe tĩnh mạch, giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.
Viên uống trị suy giãn tĩnh mạch Vascovein
Vascovein là viên uống được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như hạt dẻ ngựa, hoa hòe và hạt nho, đặc biệt là những loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa giúp giảm phù nề và sưng đau bằng cách tăng cường sức bền của thành mạch. Rutin từ hoa hòe có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, trong khi chiết xuất hạt nho cải thiện lưu lượng máu và giúp làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Kem bôi điều trị suy giãn tĩnh mạch Oribe VascoVein Cream
Oribe VascoVein Cream là kem bôi giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, được làm từ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn.
Kem chứa chiết xuất hạt dẻ ngựa (90% Aescin) để chống viêm và tăng cường co thắt tĩnh mạch, giúp giảm sưng và đẩy máu trở lại tim.
Dầu hạt nho giúp giảm viêm, đau và củng cố thành mạch bằng Proanthocyanidins, trong khi chiết xuất từ cây phỉ và lô hội giúp làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch và dưỡng ẩm cho da.
Sản phẩm được khuyên dùng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch hoặc có nguy cơ cao như thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu, thừa cân, cao huyết áp, nghiện thuốc lá và ít vận động.
Gel bôi cho người suy giãn tĩnh mạch Crevil Veinco Gel
Crevil Veinco Gel là một trong các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân dạng gel bôi từ thiên nhiên của thương hiệu Crevil, giúp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch như đau nhức, khó chịu và sưng tấy. Gel thẩm thấu nhanh, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu với hương thơm nhẹ.
Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch Caruso's Veins Clear
Caruso’s Veins Clear là viên uống chiết xuất từ hạt nho và thảo dược tự nhiên, được thiết kế để cải thiện suy giãn tĩnh mạch và tình trạng tĩnh mạch mạng nhện.
Sản phẩm giúp tăng cường hoạt động của các mao mạch và mạch máu nhờ vào chiết xuất hạt nho giàu chất chống oxy hóa.
Đặc biệt, hỗ trợ tính đàn hồi của mạch máu, giảm đau và các triệu chứng như mỏi chân, ngứa, sưng và bầm tím.
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe, Caruso’s Veins Clear là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho vấn đề suy giãn tĩnh mạch.
Thuốc Varicofix
Varicofix là sản phẩm kem chữa giãn tĩnh mạch chân được nhiều người dùng đánh giá cao trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe.
Với các thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, Varicofix giúp cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng các van tĩnh mạch và giảm các triệu chứng như viêm và sưng.
Sản phẩm có dạng gel tiện lợi, dễ sử dụng, thoa đều lên vùng da bị ảnh hưởng và kết hợp với lối sống khoa học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong điều trị giãn tĩnh mạch chân mà không cần phẫu thuật hay liệu pháp nội khoa.
Thuốc uống Venpoten
Venpoten Pro-life là sản phẩm thảo dược cao cấp đến từ New Zealand, với các thành phần chính là hạt dẻ ngựa và chiết xuất hoa hòe.
Sản phẩm này giúp củng cố sức bền của thành mạch, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân, giảm các triệu chứng liên quan đến suy giãn tĩnh mạch.
Viên uống Venocap Global Pharm
Venocap là sản phẩm từ Mỹ giúp cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau chân, phù chân, nổi tĩnh mạch ở chân và cải thiện bệnh trĩ.
Sản phẩm bao gồm hai thành phần chính là hạt dẻ ngựa và rutin, hai thành phần này được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch và bảo vệ thành mạch, giúp ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi và những người có mạch máu yếu.
Nhờ vào thành phần tự nhiên và các công nghệ sản xuất tiên tiến, các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân này không chỉ giúp giảm đau, sưng và phù chân mà còn tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ và củng cố sức bền của mạch máu.
Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu,... để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh tim mạch
Từ khóa:
Viêm tĩnh mạch - thuốc điều trị
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.