VIÊM BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ - THUỐC ĐIỀU TRỊ
Viêm bộ phận sinh dục nữ là nhóm bệnh lý mà hầu hết nữ giới sẽ mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Bệnh gây triệu chứng phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Viêm bộ phận sinh dục nữ hay viêm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở các cơ quan sinh dục, bao gồm âm đạo, âm hộ, buồng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng do các tác nhân gây bệnh tấn công và gây hại.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa, phổ biến nhất là viêm sinh dục.
Số ca bệnh gia tăng mỗi năm từ 15-27% và có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở phụ nữ đã lập gia đình hay trải qua sinh nở, mà ngay cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Khoảng 11% trường hợp tái nhiễm nhiều lần.
Đáng lo ngại nhất, khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm sinh dục nữ nhưng do tâm lý e ngại không thăm khám, cố gắng chịu đựng hoặc tự tìm hiểu các phương pháp để điều trị tại nhà, đến khi bệnh tiến triển nặng hơn mới chịu đến bệnh viện.
“Lúc này các triệu chứng bệnh đã chuyển nặng, việc điều trị gặp khó khăn, tốn kém tiền bạc và mất nhiều thời gian. Thậm chí, nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ”.
Nguyên nhân gây viêm đường sinh dục nữ
Vi khuẩn lây qua đường quan hệ tình dục như Chlamydia trachomatis, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhoeae…;
Các loại virus như Human papilloma virus (HPV), Herpes simplex virus (HSV)…;
Các loại nấm và ký sinh trùng như Trichomonas vaginalis, Candida albicans…
Yếu tố nguy cơ:
Tổn thương sau sinh nở hoặc thực hiện thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo an toàn.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, giao hợp với người mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách, nhất là trước, sau quan hệ tình dục hoặc trong thời gian hành kinh.
Tính chất công việc tiếp xúc với môi trường dơ bẩn.
Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
“Khi điều trị viêm sinh dục nữ, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới can thiệp điều trị đúng cách và kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái viêm”.
Các loại viêm sinh dục nữ thường gặp
Có rất nhiều viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan sinh dục nữ giới.
1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ ít gặp, thường là phối hợp với tình trạng viêm âm đạo do khí hư tiết nhiều chảy xuống dính vào âm hộ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khi gãi sẽ gây trầy xước làm bội nhiễm, sưng tấy đỏ, lở loét…
Nguyên nhân gây viêm âm hộ thường do Trichomonas vaginalis, nấm Candida albicans, tạp khuẩn không đặc hiệu như Streptococci, Escherichia coli, Staphylococci, Diphtheroid…
Viêm âm hộ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi thường đi đôi với viêm âm đạo do sự sụt giảm nồng độ Estrogen khiến âm hộ và âm đạo bị teo khô.
2. Viêm âm đạo
Là bệnh lý phổ biến nhất, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và đối tượng nào.
Không chỉ xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, viêm âm đạo còn xuất hiện ở thiếu nữ chưa từng quan hệ bởi việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách.
Các tác nhân gây bệnh có thể kể đến như do nấm Candidan, trùng roi Trichomonas vaginalis, vi khuẩn Gram âm, Gram dương, khuẩn Chlamydia…
Viêm âm đạo chính là tiền đề cho những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hơn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…
Đây là bệnh viêm sinh dục dễ mắc nhất, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nên có thể cản trở quá trình thụ thai ở người phụ nữ, dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn.
Khi mang thai, nếu bị viêm âm đạo mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thai nhi như sảy thai, sinh non hoặc thai nhi mắc các bệnh lý về mắt, da, não bộ, hô hấp…
3. Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, tiếp nối với âm đạo và có chiều dài khoảng 3 – 4cm.
Tương tự như âm đạo, cổ tử cung cũng rất dễ gặp tình trạng viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus từ lối sống.
Viêm cổ tử cung được chia thành, viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mạn tính.
Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, viêm cổ tử cung sẽ lan sang các cơ quan, bộ phận lân cận như tử cung, vòi trứng, vùng chậu…
Bệnh sẽ đe dọa khả năng sinh sản và tăng nguy cơ tiến triển sang ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
4. Viêm niêm mạc tử cung
Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp nội mạc tử cung do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây hại.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phụ nữ sau sinh nở, tiền sử sảy thai hoặc có can thiệp thủ thuật nạo hút thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh thường ít gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như vô sinh hiếm muộn, viêm phúc mạc vùng chậu, tạo mủ hoặc ổ áp xe trong tử cung hoặc xương chậu, nhiễm trùng huyết cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh.
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ chỉ hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ của phụ nữ, gồm có vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng.
Bệnh thường khởi phát từ vòi trứng, sau đó lan ra xung quanh và thường là tình trạng thứ phát sau các bệnh viêm sinh dục khác như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung hay viêm niêm mạc tử cung.
Viêm phần phụ được chia thành viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mạn tính.
Ở giai đoạn cấp tính, nếu bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng nặng nề, việc can thiệp điều trị khó khăn, khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ tái phát trở lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như chất lượng sống suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh hiếm muộn, thậm chí là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Viêm bộ phận sinh dục nữ
1. Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Luôn trong trạng thái lo lắng, thiếu tự tin, ngại ngùng trong các hoạt động và công việc.
Vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi hôi bất thường.
2. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Vùng kín ngứa ngáy, chảy máu bất thường hoặc đau đớn khi giao hợp…
Tâm lý sợ quan hệ.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ khi bị viêm nhiễm còn tăng nguy cơ lây bệnh.
Tự ti hoặc tránh né cuộc yêu, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng
3. Bệnh tiến triển nhanh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây nguy hiểm.
Không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ biến chứng sang tình trạng nặng như viêm tắc vòi trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
4. Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, bị viêm sinh dục sẽ tăng nguy cơ gặp các tai biến sản khoa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, sinh non…; thai nhi dễ gặp các bệnh lý bẩm sinh ở da, mắt, phổi, não bộ…
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm sinh dục, cần thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phác đồ điều trị hiệu quả.
DẤU HIỆU VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC Ở NỮ GIỚI
Ngứa vùng kín:
Là triệu chứng phổ biến nhất, thường do các tác nhân gây bệnh tấn công hoặc do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, mặc quần lót quá chật…
Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường:
Khi bị viêm sinh dục sẽ thấy vùng kín tiết nhiều dịch âm đạo, dịch tiết có thể có tính chất, màu sắc và mùi khó chịu khác lạ so với bình thường.
Đau bụng dưới, đau quanh phần thắt lưng:
Nếu không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, tình trạng đau bụng dưới và quanh phần thắt lưng có thể là triệu chứng của viêm đường sinh dục nữ.
Chảy máu vùng kín bất thường:
Chảy máu âm đạo bất thường không liên quan đến kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa, trong đó có viêm sinh dục.
Đau buốt khi tiểu tiện:
Khi mắc bệnh viêm sinh dục sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau rát khi tiểu tiện.
Phương pháp chẩn đoán
Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh.
Xét nghiệm phân tích nước tiểu để đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Siêu âm đánh giá các vấn đề liên quan đến tử cung, vòi trứng và buồng trứng.
Điều trị viêm sinh dục nữ
Bệnh viêm đường sinh dục nữ mức độ nhẹ sẽ được điều trị nội khoa, chỉ khi bệnh tiến triển nặng mới can thiệp ngoại khoa.
1. Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh viêm sinh dục nữ tiến triển nặng, dễ tái phát hoặc tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, sẽ chỉ định can thiệp điều trị ngoại khoa nhằm giải quyết nhanh chóng tác nhân gây bệnh, làm lành vị trí bị thương tổn và viêm nhiễm.
Phòng ngừa viêm đường sinh dục nữ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:
Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là sau hoạt động tiểu tiện hoặc đại tiện, trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời gian hành kinh.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp.
Rửa nhẹ nhàng bên ngoài, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sử dụng nguồn nước sạch để tránh những tác nhân có hại xâm nhập gây bệnh.
Lối sống lành mạnh:
Ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài.
Quan hệ tình dục chung thủy và an toàn:
Quan hệ chung thủy một bạn tình để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
Có thể sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ như bao cao su để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
TỔNG QUAN CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
Khí hư là gì?
Bình thường, có một ít chất dịch màu trắng trong như sữa có ở cổ tử cung và âm đạo, chất dịch này không chảy ra ngoài âm hộ nên người phụ nữ không cảm nhận thấy có gì bất thường.
Khi lượng chất dịch tăng tiết ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt ở âm hộ khiến cho người phụ nữ cảm nhận thấy khó chịu, thì đó là khí hư (hay huyết trắng).
Khí hư được chia làm ba loại
Khí hư sinh lý: trong, dính như lòng trắng trứng, hoặc loãng như nước.
Khí hư trắng ngà: hay gặp ở những người phụ nữ bị rối loạn thần kinh thực vật hay lo lắng, hoặc xung huyết ở tử cung
Khí hư đục như mủ hoặc có màu xanh, mùi tanh, hôi,,,,: là triệu chứng thường gặp của viêm sinh dục.
Nguyên nhân viêm sinh dục
Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn
Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…
Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ
Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.
Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn
Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…
Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ
Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.
Viêm sinh dục nữ do nấm, do vi khuẩn
Mầm bệnh gây viêm sinh dục:
Làm biến đổi pH của âm đạo có tính acd nhẹ (3.8-4.4) sang pH kiềm hoặc nhiều acid, làm mất cân bằng các vi khẩn có lợi ở môi trường âm đạo như Lactobacillus, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Các mầm bệnh gây viêm sinh dục bao gồm:
Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương như: tụ cầu vàng, E.coli, Mycoplasma genitalis, Gardnerella vaginalis, chlamydia, Neisseria gonorrhae,…
Các ký sinh trùng như: trùng roi (Trichomonas vaginalis), nấm (candida)
Triệu chứng Các loại viêm đường sinh dục nữ
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo do tác nhân là vi khuẩn nấm:
Nấm phát triển chủ yếu ở niêm mạc âm đạo và gây bệnh tại đó, loại nấm gây bệnh chủ yếu là nhóm Candida Albicans.
- Triệu chứng:
Ngứa, ở âm đạo, âm hộ, cảm giác bỏng rát rất khó chịu.
Khí hư trắng hoặc xanh như bột hoặc như bã đậu, kèm theo viêm đỏ ở âm hộ và âm đạo.
- Điều trị: sử dụng kháng sinh chống nấm đường uống
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Nystatin vào buổi tối
+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.
2. Viêm âm đạo do tác nhân là trùng roi (Trichomonas vaginalis).
Trùng roi gây viêm âm đạo đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân do nấm.
Bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu,
Còn có thể do nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng roi.
- Triệu chứng:
Cảm giác ở âm đạo, âm hộ rát ngứa, rát, đôi khi còn ngứa cả ở hậu môn.
Khí hư loãng có bọt đục và có mùi tanh.
- Điều trị:
Kháng sinh đường uống dòng Metronidazol trong vòng 10 ngày.
Nghỉ thuốc 10 ngày, có thể điều trị tiếp đợt 2.
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Metronidazol vào buổi tối từ 10-20 ngày
+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.
3. Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường:
Tình trạng viêm âm đạo này thường gặp ở những phụ nữ nhiều tuổi đã hết kinh hoặc đã phẫu thuật cắt hai buồng trứng
- Triệu chứng:
Khí hư vàng, nhiều khi có lẫn ít máu trong khí hư. Âm đạo đau, rát
Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường
- Điều trị:
Thuốc kháng sinh đường đặt âm đạo, kết hợp với đặt âm đạo estrogen (như: thuốc colposeptine) từ 10-20 ngày.
4. Viêm âm đạo do tác nhân là lậu cầu:
Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thường gây viêm cả âm hộ, cổ tử cung.
- Triệu chứng:
Khí hư tiết ra nhiều, có màu xanh đục. Kèm theo tình trạng đái buốt, đái rắt.
- Điều trị:
Kháng sinh họ Beta-lactam, nhóm Cephalosporin đường tiêm và đường uống.
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo.
+ Khuyến cáo bạn tình phải đi khám và điều trị đồng thời.
5. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis. Đây là vi khuẩn loại Gram âm, hình que
- Triệu chứng:
Khí hư tiết nhiều đặc biệt xung quanh thời kỳ phóng noãn, đục, có mùi hôi, đục,... Kèm theo ngứa.
- Điều trị:
Kháng sinh đường uống Ampicilline hoặc Amoxicilline trong 10 ngày
+ Thuốc đặt âm đạo trong 7-10 ngày.
6. Viêm tuyến Bartholin
- Nguyên nhân:
Chủ yếu do tác nhân là song cầu lậu , Chlamydia, hoặc các tác nhân vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu,…gây viêm âm đạo, âm hộ sau đó nhiễm khuẩn đến các tuyến Bartholin làm các ống tuyến bị viêm, tắc, tạo thành thành nang hoặc áp xe tuyến Bartholin
- Có 2 hình thái của Viêm tuyến Bartholin: cấp tính và mạn tính
+ Viêm cấp tính tuyến Bartholin:
Đau ở vùng âm hộ có chứa tuyến bị viêm, đau khi đi lại hoặc khi thay đổi tư thế.
Viêm tuyến Bartholin cấp thường có chứa dịch mủ.
+ Viêm mạn tính tuyến Bartholin:
Nếu đợt viêm cấp tính của tuyến Bartholin không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm mạn tính.
Tại vì trí tuyến bị viêm thấy tuyến to lên, sờ nắn thấy rắn, đau và bóp có thể có ít mủ chảy ra, tăng lên sau mỗi kỳ kinh nguyệt, hoặc sau giao hợp.
+ Nang tuyến Bartholin:
Xảy ra sau viêm cấp hoặc sau viêm mạn hoặc do ống tiết bị tắc.
Dấu hiệu:
Sờ thấy khối cứng, khu trú, có thể nằm ngay dưới da hoặc nằm sâu dưới da.
Nếu nang bị nhiễm khuẩn, có thể trở thành áp xe có chứa dịch mủ.
- Điều trị:
Nội khoa: dùng kháng sinh đường uống trong 7 ngày với viêm cấp
+ Ngoại khoa: Chích áp xe, lấy sạch dịch mủ,phá vỡ các vách ngăn và đặt dẫn lưu mủ từ 2 đến 3 ngày.
+ Với thể mạn tính hoặc nang hoá: bóc tách vỏ.
7. Viêm cổ tử cung
Mầm bệnh cũng giống như viêm âm đạo, do: Trichomonas, nấm, vi khuẩn
- Triệu chứng cũng giống như viêm âm đạo: Ngứa, ra khí hư.
- Hình thái viêm ở cổ tử cung có 2 loại: viêm cổ ngoài và viêm cổ trong của cổ tử cung. Hay gặp viêm cổ ngoài cổ tử cung.
- Viêm cổ tử cung được điều trị theo mầm bệnh gây bệnh.
+ Viêm niêm mạc tử cung
+ Mầm bệnh là do vi khuẩn lậu cầu và Chlamydia. Vi khuẩn từ đường sinh duc dưới xâm nhập vào tử cung gây viêm niêm mạc tử cung.
+ Triệu chứng:
Sau quan hệ tình dục thấy ra nhiều khí hư, như mủ đặc, có mầu xanh, kèm theo đau bụng dưới
+ Điều trị:
Kháng sinh đường uống và đường đặt âm đạo.
8. Viêm phần phụ
- Là loại nhiễm khuẩn phổ biến. Gây viêm nhiễm, tổn thương ở vòi trứng, buồng trứng,
- Mầm bệnh:
Streptococcus, Staphylococcus, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhe (lậu cầu), chlamydia,..
- Triệu chứng:
Giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện :
Đau cả hai bên hố chậu ở hai bên, thường đau nhiều ở bên bị viêm, đau liên tục, âm ỉ hoặc trội lên thành cơn đau dữ dội.
Kèm theo sốt, có thể sốt nhẹ, nhưng cũng có khi sốt cao, gai rét.
Ra khí hư nhiều, tính chất khi hư tuỳ theo mầm bệnh gây viêm nhiễm.
+ Ở giai đoạn mạn tính, biểu hiện đau là triệu chứng phổ biến nhất.
Đau âm ỉ vùng hạ vị, hoặc hai bên hố chậu.
Đau có xu hướng tăng lên khi vận động, nghỉ ngơi thì thấy bớt đau.
Đau gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Có thể thấy khí hư ra nhiều, ngoài ra trước và sau kỳ kinh nguyệt có thể thấy ra máu âm đạo bất thường, hoặc rong kinh.
Không có sốt
Điều trị nội khoa là chính như: nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, tránh đi lại nhiều, quan hệ tình dục.
+ Kháng sinh đường tiêm kết hợp với uống và đặt âm đạo.
Điều trị ngoại khoa rất hãn hữu.
Khi viêm phần phụ có biến chứng đau nhiều, có khối rõ, ảnh hưởng nặng nền đến khả năng lao động, bệnh nhân không còn nhu cầu có con.
Phẫu thuật bao gồm cắt bán phần tử và khối phần phụ bị dính.
Cần phải điều trị tích cực ở giai đoạn cấp tính, để tránh chuyển sang viêm phần phụ mạn tính.
Vì viêm phần phụ mạn tính thường gây biến chứng như: tắc vòi trứng, viêm vòi trứng dính với buồng trứng dẫn đến vô sinh.
Viêm bộ phận sinh dục nữ là nhóm bệnh lý mà hầu hết nữ giới sẽ mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Bệnh gây triệu chứng phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Viêm bộ phận sinh dục nữ hay viêm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở các cơ quan sinh dục, bao gồm âm đạo, âm hộ, buồng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng do các tác nhân gây bệnh tấn công và gây hại.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa, phổ biến nhất là viêm sinh dục.
Số ca bệnh gia tăng mỗi năm từ 15-27% và có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở phụ nữ đã lập gia đình hay trải qua sinh nở, mà ngay cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Khoảng 11% trường hợp tái nhiễm nhiều lần.
Đáng lo ngại nhất, khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm sinh dục nữ nhưng do tâm lý e ngại không thăm khám, cố gắng chịu đựng hoặc tự tìm hiểu các phương pháp để điều trị tại nhà, đến khi bệnh tiến triển nặng hơn mới chịu đến bệnh viện.
“Lúc này các triệu chứng bệnh đã chuyển nặng, việc điều trị gặp khó khăn, tốn kém tiền bạc và mất nhiều thời gian. Thậm chí, nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ”.
Nguyên nhân gây viêm đường sinh dục nữ
Vi khuẩn lây qua đường quan hệ tình dục như Chlamydia trachomatis, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhoeae…;
Các loại virus như Human papilloma virus (HPV), Herpes simplex virus (HSV)…;
Các loại nấm và ký sinh trùng như Trichomonas vaginalis, Candida albicans…
Yếu tố nguy cơ:
Tổn thương sau sinh nở hoặc thực hiện thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo an toàn.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, giao hợp với người mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách, nhất là trước, sau quan hệ tình dục hoặc trong thời gian hành kinh.
Tính chất công việc tiếp xúc với môi trường dơ bẩn.
Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
“Khi điều trị viêm sinh dục nữ, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới can thiệp điều trị đúng cách và kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái viêm”.
Các loại viêm sinh dục nữ thường gặp
Có rất nhiều viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan sinh dục nữ giới.
1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ ít gặp, thường là phối hợp với tình trạng viêm âm đạo do khí hư tiết nhiều chảy xuống dính vào âm hộ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khi gãi sẽ gây trầy xước làm bội nhiễm, sưng tấy đỏ, lở loét…
Nguyên nhân gây viêm âm hộ thường do Trichomonas vaginalis, nấm Candida albicans, tạp khuẩn không đặc hiệu như Streptococci, Escherichia coli, Staphylococci, Diphtheroid…
Viêm âm hộ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi thường đi đôi với viêm âm đạo do sự sụt giảm nồng độ Estrogen khiến âm hộ và âm đạo bị teo khô.
2. Viêm âm đạo
Là bệnh lý phổ biến nhất, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và đối tượng nào.
Không chỉ xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, viêm âm đạo còn xuất hiện ở thiếu nữ chưa từng quan hệ bởi việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách.
Các tác nhân gây bệnh có thể kể đến như do nấm Candidan, trùng roi Trichomonas vaginalis, vi khuẩn Gram âm, Gram dương, khuẩn Chlamydia…
Viêm âm đạo chính là tiền đề cho những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hơn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…
Đây là bệnh viêm sinh dục dễ mắc nhất, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nên có thể cản trở quá trình thụ thai ở người phụ nữ, dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn.
Khi mang thai, nếu bị viêm âm đạo mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thai nhi như sảy thai, sinh non hoặc thai nhi mắc các bệnh lý về mắt, da, não bộ, hô hấp…
3. Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, tiếp nối với âm đạo và có chiều dài khoảng 3 – 4cm.
Tương tự như âm đạo, cổ tử cung cũng rất dễ gặp tình trạng viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus từ lối sống.
Viêm cổ tử cung được chia thành, viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mạn tính.
Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, viêm cổ tử cung sẽ lan sang các cơ quan, bộ phận lân cận như tử cung, vòi trứng, vùng chậu…
Bệnh sẽ đe dọa khả năng sinh sản và tăng nguy cơ tiến triển sang ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
4. Viêm niêm mạc tử cung
Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp nội mạc tử cung do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây hại.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phụ nữ sau sinh nở, tiền sử sảy thai hoặc có can thiệp thủ thuật nạo hút thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh thường ít gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như vô sinh hiếm muộn, viêm phúc mạc vùng chậu, tạo mủ hoặc ổ áp xe trong tử cung hoặc xương chậu, nhiễm trùng huyết cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh.
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ chỉ hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ của phụ nữ, gồm có vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng.
Bệnh thường khởi phát từ vòi trứng, sau đó lan ra xung quanh và thường là tình trạng thứ phát sau các bệnh viêm sinh dục khác như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung hay viêm niêm mạc tử cung.
Viêm phần phụ được chia thành viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mạn tính.
Ở giai đoạn cấp tính, nếu bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng nặng nề, việc can thiệp điều trị khó khăn, khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ tái phát trở lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như chất lượng sống suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, nôn.
Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh hiếm muộn, thậm chí là viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Viêm bộ phận sinh dục nữ
1. Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Luôn trong trạng thái lo lắng, thiếu tự tin, ngại ngùng trong các hoạt động và công việc.
Vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi hôi bất thường.
2. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Vùng kín ngứa ngáy, chảy máu bất thường hoặc đau đớn khi giao hợp…
Tâm lý sợ quan hệ.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ khi bị viêm nhiễm còn tăng nguy cơ lây bệnh.
Tự ti hoặc tránh né cuộc yêu, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng
3. Bệnh tiến triển nhanh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây nguy hiểm.
Không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ biến chứng sang tình trạng nặng như viêm tắc vòi trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… đe dọa sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
4. Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai, bị viêm sinh dục sẽ tăng nguy cơ gặp các tai biến sản khoa ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, sinh non…; thai nhi dễ gặp các bệnh lý bẩm sinh ở da, mắt, phổi, não bộ…
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm sinh dục, cần thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phác đồ điều trị hiệu quả.
DẤU HIỆU VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC Ở NỮ GIỚI
Ngứa vùng kín:
Là triệu chứng phổ biến nhất, thường do các tác nhân gây bệnh tấn công hoặc do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, mặc quần lót quá chật…
Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường:
Khi bị viêm sinh dục sẽ thấy vùng kín tiết nhiều dịch âm đạo, dịch tiết có thể có tính chất, màu sắc và mùi khó chịu khác lạ so với bình thường.
Đau bụng dưới, đau quanh phần thắt lưng:
Nếu không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, tình trạng đau bụng dưới và quanh phần thắt lưng có thể là triệu chứng của viêm đường sinh dục nữ.
Chảy máu vùng kín bất thường:
Chảy máu âm đạo bất thường không liên quan đến kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa, trong đó có viêm sinh dục.
Đau buốt khi tiểu tiện:
Khi mắc bệnh viêm sinh dục sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau rát khi tiểu tiện.
Phương pháp chẩn đoán
Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh.
Xét nghiệm phân tích nước tiểu để đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Siêu âm đánh giá các vấn đề liên quan đến tử cung, vòi trứng và buồng trứng.
Điều trị viêm sinh dục nữ
Bệnh viêm đường sinh dục nữ mức độ nhẹ sẽ được điều trị nội khoa, chỉ khi bệnh tiến triển nặng mới can thiệp ngoại khoa.
1. Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh viêm sinh dục nữ tiến triển nặng, dễ tái phát hoặc tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, sẽ chỉ định can thiệp điều trị ngoại khoa nhằm giải quyết nhanh chóng tác nhân gây bệnh, làm lành vị trí bị thương tổn và viêm nhiễm.
Phòng ngừa viêm đường sinh dục nữ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:
Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là sau hoạt động tiểu tiện hoặc đại tiện, trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời gian hành kinh.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp.
Rửa nhẹ nhàng bên ngoài, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sử dụng nguồn nước sạch để tránh những tác nhân có hại xâm nhập gây bệnh.
Lối sống lành mạnh:
Ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài.
Quan hệ tình dục chung thủy và an toàn:
Quan hệ chung thủy một bạn tình để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
Có thể sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ như bao cao su để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
TỔNG QUAN CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
Khí hư là gì?
Bình thường, có một ít chất dịch màu trắng trong như sữa có ở cổ tử cung và âm đạo, chất dịch này không chảy ra ngoài âm hộ nên người phụ nữ không cảm nhận thấy có gì bất thường.
Khi lượng chất dịch tăng tiết ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt ở âm hộ khiến cho người phụ nữ cảm nhận thấy khó chịu, thì đó là khí hư (hay huyết trắng).
Khí hư được chia làm ba loại
Khí hư sinh lý: trong, dính như lòng trắng trứng, hoặc loãng như nước.
Khí hư trắng ngà: hay gặp ở những người phụ nữ bị rối loạn thần kinh thực vật hay lo lắng, hoặc xung huyết ở tử cung
Khí hư đục như mủ hoặc có màu xanh, mùi tanh, hôi,,,,: là triệu chứng thường gặp của viêm sinh dục.
Nguyên nhân viêm sinh dục
Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn
Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…
Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ
Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.
Do quan hệ tình dục không bảo vệ an toàn
Sau các thủ thuật như: nạo hút thai, đặt dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung, chụp xquang tử cung-vòi trứng,…
Nhiễm khuẩn sau sảy thai, sau đẻ
Vệ sinh không tốt sau khi giao hợp, hoặc trong và sau khi hành kinh.
Viêm sinh dục nữ do nấm, do vi khuẩn
Mầm bệnh gây viêm sinh dục:
Làm biến đổi pH của âm đạo có tính acd nhẹ (3.8-4.4) sang pH kiềm hoặc nhiều acid, làm mất cân bằng các vi khẩn có lợi ở môi trường âm đạo như Lactobacillus, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.
Các mầm bệnh gây viêm sinh dục bao gồm:
Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương như: tụ cầu vàng, E.coli, Mycoplasma genitalis, Gardnerella vaginalis, chlamydia, Neisseria gonorrhae,…
Các ký sinh trùng như: trùng roi (Trichomonas vaginalis), nấm (candida)
Triệu chứng Các loại viêm đường sinh dục nữ
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo do tác nhân là vi khuẩn nấm:
Nấm phát triển chủ yếu ở niêm mạc âm đạo và gây bệnh tại đó, loại nấm gây bệnh chủ yếu là nhóm Candida Albicans.
- Triệu chứng:
Ngứa, ở âm đạo, âm hộ, cảm giác bỏng rát rất khó chịu.
Khí hư trắng hoặc xanh như bột hoặc như bã đậu, kèm theo viêm đỏ ở âm hộ và âm đạo.
- Điều trị: sử dụng kháng sinh chống nấm đường uống
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Nystatin vào buổi tối
+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.
2. Viêm âm đạo do tác nhân là trùng roi (Trichomonas vaginalis).
Trùng roi gây viêm âm đạo đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân do nấm.
Bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu,
Còn có thể do nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng roi.
- Triệu chứng:
Cảm giác ở âm đạo, âm hộ rát ngứa, rát, đôi khi còn ngứa cả ở hậu môn.
Khí hư loãng có bọt đục và có mùi tanh.
- Điều trị:
Kháng sinh đường uống dòng Metronidazol trong vòng 10 ngày.
Nghỉ thuốc 10 ngày, có thể điều trị tiếp đợt 2.
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo có chứa Metronidazol vào buổi tối từ 10-20 ngày
+ Khuyến cáo bạn tình nên đi khám và điều trị đồng thời.
3. Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường:
Tình trạng viêm âm đạo này thường gặp ở những phụ nữ nhiều tuổi đã hết kinh hoặc đã phẫu thuật cắt hai buồng trứng
- Triệu chứng:
Khí hư vàng, nhiều khi có lẫn ít máu trong khí hư. Âm đạo đau, rát
Viêm âm đạo do tác nhân là các vi khuẩn thường
- Điều trị:
Thuốc kháng sinh đường đặt âm đạo, kết hợp với đặt âm đạo estrogen (như: thuốc colposeptine) từ 10-20 ngày.
4. Viêm âm đạo do tác nhân là lậu cầu:
Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thường gây viêm cả âm hộ, cổ tử cung.
- Triệu chứng:
Khí hư tiết ra nhiều, có màu xanh đục. Kèm theo tình trạng đái buốt, đái rắt.
- Điều trị:
Kháng sinh họ Beta-lactam, nhóm Cephalosporin đường tiêm và đường uống.
+ Thuốc kháng sinh đặt âm đạo.
+ Khuyến cáo bạn tình phải đi khám và điều trị đồng thời.
5. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis. Đây là vi khuẩn loại Gram âm, hình que
- Triệu chứng:
Khí hư tiết nhiều đặc biệt xung quanh thời kỳ phóng noãn, đục, có mùi hôi, đục,... Kèm theo ngứa.
- Điều trị:
Kháng sinh đường uống Ampicilline hoặc Amoxicilline trong 10 ngày
+ Thuốc đặt âm đạo trong 7-10 ngày.
6. Viêm tuyến Bartholin
- Nguyên nhân:
Chủ yếu do tác nhân là song cầu lậu , Chlamydia, hoặc các tác nhân vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu,…gây viêm âm đạo, âm hộ sau đó nhiễm khuẩn đến các tuyến Bartholin làm các ống tuyến bị viêm, tắc, tạo thành thành nang hoặc áp xe tuyến Bartholin
- Có 2 hình thái của Viêm tuyến Bartholin: cấp tính và mạn tính
+ Viêm cấp tính tuyến Bartholin:
Đau ở vùng âm hộ có chứa tuyến bị viêm, đau khi đi lại hoặc khi thay đổi tư thế.
Viêm tuyến Bartholin cấp thường có chứa dịch mủ.
+ Viêm mạn tính tuyến Bartholin:
Nếu đợt viêm cấp tính của tuyến Bartholin không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm mạn tính.
Tại vì trí tuyến bị viêm thấy tuyến to lên, sờ nắn thấy rắn, đau và bóp có thể có ít mủ chảy ra, tăng lên sau mỗi kỳ kinh nguyệt, hoặc sau giao hợp.
+ Nang tuyến Bartholin:
Xảy ra sau viêm cấp hoặc sau viêm mạn hoặc do ống tiết bị tắc.
Dấu hiệu:
Sờ thấy khối cứng, khu trú, có thể nằm ngay dưới da hoặc nằm sâu dưới da.
Nếu nang bị nhiễm khuẩn, có thể trở thành áp xe có chứa dịch mủ.
- Điều trị:
Nội khoa: dùng kháng sinh đường uống trong 7 ngày với viêm cấp
+ Ngoại khoa: Chích áp xe, lấy sạch dịch mủ,phá vỡ các vách ngăn và đặt dẫn lưu mủ từ 2 đến 3 ngày.
+ Với thể mạn tính hoặc nang hoá: bóc tách vỏ.
7. Viêm cổ tử cung
Mầm bệnh cũng giống như viêm âm đạo, do: Trichomonas, nấm, vi khuẩn
- Triệu chứng cũng giống như viêm âm đạo: Ngứa, ra khí hư.
- Hình thái viêm ở cổ tử cung có 2 loại: viêm cổ ngoài và viêm cổ trong của cổ tử cung. Hay gặp viêm cổ ngoài cổ tử cung.
- Viêm cổ tử cung được điều trị theo mầm bệnh gây bệnh.
+ Viêm niêm mạc tử cung
+ Mầm bệnh là do vi khuẩn lậu cầu và Chlamydia. Vi khuẩn từ đường sinh duc dưới xâm nhập vào tử cung gây viêm niêm mạc tử cung.
+ Triệu chứng:
Sau quan hệ tình dục thấy ra nhiều khí hư, như mủ đặc, có mầu xanh, kèm theo đau bụng dưới
+ Điều trị:
Kháng sinh đường uống và đường đặt âm đạo.
8. Viêm phần phụ
- Là loại nhiễm khuẩn phổ biến. Gây viêm nhiễm, tổn thương ở vòi trứng, buồng trứng,
- Mầm bệnh:
Streptococcus, Staphylococcus, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhe (lậu cầu), chlamydia,..
- Triệu chứng:
Giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện :
Đau cả hai bên hố chậu ở hai bên, thường đau nhiều ở bên bị viêm, đau liên tục, âm ỉ hoặc trội lên thành cơn đau dữ dội.
Kèm theo sốt, có thể sốt nhẹ, nhưng cũng có khi sốt cao, gai rét.
Ra khí hư nhiều, tính chất khi hư tuỳ theo mầm bệnh gây viêm nhiễm.
+ Ở giai đoạn mạn tính, biểu hiện đau là triệu chứng phổ biến nhất.
Đau âm ỉ vùng hạ vị, hoặc hai bên hố chậu.
Đau có xu hướng tăng lên khi vận động, nghỉ ngơi thì thấy bớt đau.
Đau gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Có thể thấy khí hư ra nhiều, ngoài ra trước và sau kỳ kinh nguyệt có thể thấy ra máu âm đạo bất thường, hoặc rong kinh.
Không có sốt
Điều trị nội khoa là chính như: nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, tránh đi lại nhiều, quan hệ tình dục.
+ Kháng sinh đường tiêm kết hợp với uống và đặt âm đạo.
Điều trị ngoại khoa rất hãn hữu.
Khi viêm phần phụ có biến chứng đau nhiều, có khối rõ, ảnh hưởng nặng nền đến khả năng lao động, bệnh nhân không còn nhu cầu có con.
Phẫu thuật bao gồm cắt bán phần tử và khối phần phụ bị dính.
Cần phải điều trị tích cực ở giai đoạn cấp tính, để tránh chuyển sang viêm phần phụ mạn tính.
Vì viêm phần phụ mạn tính thường gây biến chứng như: tắc vòi trứng, viêm vòi trứng dính với buồng trứng dẫn đến vô sinh.
CÁC BIẾN CHỨNG CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
- Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai:
Khi bị viêm đường sinh dục, khí hư tăng tiết ra nhiều hơn, và bất thường, sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của tinh trùng, từ đó gây khó khăn trong việc thụ thai.
- Dễ bị vô sinh - hiếm muộn:
Viêm đường sinh dục nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm khuẩn ngược lên tử cung,vòi trứng, buồng trứng,.. dễn đến dính tắc ống dẫn trứng,…
Biến chứng bị vô sinh - hiếm muộn
- Tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung:
Theo thống kê những người có viêm cổ tử cung thường có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường khoảng 10 lần.
Nguyên nhân có thể do các tế bào ở cổ tử cung bị viêm tái phát nhiều lần, dần dần biến đổi thành các tế bào ung thư.
- Nguy cơ bị sảy thai, sinh sớm:
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm giảm khả năng co giãn của cổ tử cung, tử cung, dẫn đến dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
- Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng:
Khí hư bất thường, đau khi quan hệ,…khiến người phụ nữ thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà đời sống tình dục của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai:
Khi bị viêm đường sinh dục, khí hư tăng tiết ra nhiều hơn, và bất thường, sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của tinh trùng, từ đó gây khó khăn trong việc thụ thai.
- Dễ bị vô sinh - hiếm muộn:
Viêm đường sinh dục nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm khuẩn ngược lên tử cung,vòi trứng, buồng trứng,.. dễn đến dính tắc ống dẫn trứng,…
Biến chứng bị vô sinh - hiếm muộn
- Tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung:
Theo thống kê những người có viêm cổ tử cung thường có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường khoảng 10 lần.
Nguyên nhân có thể do các tế bào ở cổ tử cung bị viêm tái phát nhiều lần, dần dần biến đổi thành các tế bào ung thư.
- Nguy cơ bị sảy thai, sinh sớm:
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm giảm khả năng co giãn của cổ tử cung, tử cung, dẫn đến dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
- Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng:
Khí hư bất thường, đau khi quan hệ,…khiến người phụ nữ thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà đời sống tình dục của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.
PHÒNG NGỪA CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách:
Sử dụng nước ấm, sạch để vệ sinh bộ phận sinh dục và sử dụng khăn mềm để lau khô, ít nhất 1-2 lần trong ngày.
Đặc biệt trong những ngày hành kinh, sau 3 – 4 giờ cần phải thay băng vệ sinh mới, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, làm nhiễm khuẩn vùng kín, vùng kín trở nên có mùi.
Lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh nên có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dị ứng da.
Không được thụt rửa, thuốc xịt, xà phòng vào trong âm đạo để vệ sinh.
Những sản phẩm này thường chứa các hóa chất độc với môi trường âm đạo, làm mất cân bằng pH của âm đạo và dễ gây viêm nhiễm.
Không nên mặc các loại đồ lót được làm từ các chất liệu như lụa, ren, da, polyester....
Quan hệ tình dục có một bạn tình, sử dụng các biện pháp an toàn để tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua con đường tình dục
Quan sát các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: khí hư, các triệu chứng gây khó chịu,…
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín cần đi khám sớm và được điều trị sớm.
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, uống nhiều nước
Thăm Khám phụ khoa từ 6 tháng/ lần
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
Khám phụ khoa: quan sát tổn thương viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung
Xét nghiệm khí hư: soi tươi dịch âm đạo, chlamydia.
Soi lậu cầu, các vi khuẩn khác có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục
Xét nghiệm khí hư để chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá có nhiễm khuẩn tiết niệu do tác nhân gây viêm ở đường sinh dục gây ra không
Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung: tế bào âm đạo- cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV
Siêu âm tử cung - phần phụ qua ngả âm đạo: đánh giá có viêm ống cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm hai buồng trứng hay không.
BỆNH LÍ ÂM HỘ
Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài, gồm có môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình, có tuyến Bartholin. \
Âm hộ là cơ quan luôn được che đậy kín gây nên tình trạng không thoáng khí và có độ ẩm cao.
Thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân xâm lấn, như quần áo lót bằng các sợi tổng hợp, giặt chưa kĩ còn chất tẩy rửa, băng vệ sinh các loại.
Bệnh lí thường gặp nhất là viêm da do tiếp xúc.
Viêm nhiễm đường sinh dục nữ do nhiều nguyên nhân, chủ yếu nhất là nhiễm tạp khuẩn.
Những vi khuẩn chủ yếu gây bệnh bao gồm:
Lậu cầu khuẩn
Chlamydia trachomatis
Vi khuẩn ái khí như E.Coli
Vi khuẩn kị khí
Nấm Candida
Trùng roi
...
Ngoài ra, tình trạng viêm đường sinh dục còn do tổn thương ở phần da nhạy cảm hoặc tổn thương sâu bên trong âm đạo.
Dấu hiệu viêm bộ phận sinh dục nữ phổ biến
Ngứa, ra khí hư có mùi hôi và đau vùng hạ vị là dấu hiệu thường thấy nhất của các bệnh lý nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục.
Đau vùng bụng dưới: Đau ở 2 bên hố chậu, xuất hiện đột ngột, đau theo từng cơn. Chị em có thể kèm theo rối loạn đại - tiểu tiện,...
Ngứa vùng kín: Cơn ngứa kéo dài, ngày càng gia tăng
Khí hư bất thường: Khí hư có mùi hôi tanh, màu sắc khác lạ (xanh, vàng, xám, sủi bọt,...)
Một số triệu chứng viêm đường sinh dục khác ít gặp hơn: sốt, rối loạn kinh nguyệt và chảy máu vùng kín bất thường.
Đau bụng dưới là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm
Một số bệnh viêm sinh dục nữ thường gặp
Viêm da do tiếp xúc là bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm đường sinh dục nữ.
Các tổn thương chủ yếu xảy ra ở âm hộ, mép âm đạo, tầng sinh môn và môi lớn/ bé.
Đây là những khu vực da có tiếp xúc với chất kích thích làm da bị sẩn đỏ, ngứa…
Các triệu chứng thường hết khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dị ứng.
Eczema
Các cơ quan sinh dục ngoài có thể mắc Eczema do lây nhiễm từ các vùng da khác của cơ thể.
Eczema thường làm ngứa ngáy, đặc biệt ở 2 bên mép âm hộ.
Có thể thấy những bợt trắng hoặc vùng kín có màu nhợt nhạt hơn bình thường.
Viêm âm hộ nhiễm khuẩn
Bệnh thường do các loại vi khuẩn hoặc nấm Candida gây ra.
Biểu hiện lâm sàng là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư ra dạng bột và tăng tiết dịch.
Loạn dưỡng âm hộ (vết trắng)
Giống như eczema, loạn dưỡng âm hộ cũng làm thay đổi và mất sắc tố da.
Vết trắng có thể lan rộng cả 2 bên âm hộ.
Triệu chứng ngứa âm hộ có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Loạn dưỡng âm hộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư âm hộ.
Loét âm hộ
Loét âm hộ có thể do nhiều nguyên nhân:
- Loét do virus Herpes:
Có nhiều ổ loét ở bề mặt da, đau, có thể kèm nổi hạch bẹn, sưng hạch và sốt ảnh hưởng tới thể trạng.
- Loét do bệnh giang mai, hạ cam, các bệnh hoa liễu:
Ổ loét có nhiều dạng khác nhau đơn độc hoặc rất nhiều, đáy vết loét sạch, không đau, có thể nổi hạch ở bẹn.
- Loét do tổn thương mụn bọc:
Thường thì có nhiều vết loét phối hợp, đau, tái đi tái lại nhiều lần.
- Loét do ung thư âm hộ:
Vết loét bờ không đều, tiết dịch nhiều, đau và sưng to khi có bội nhiễm.
Viêm nang lông
Thường gặp ở phụ nữ hay cạo lông và liên quan đến mọc lông ở âm hộ.
Tình trạng viêm nang lông thường làm thấy nóng và ngứa ở vùng có thể mọc lông.
Viêm tuyến Bartholin
- Nang tuyến Bartholin:
Thường do tắc ống tiết của tuyến.
Người bệnh có thể tự sờ thấy một khối chắc ở một bên âm hộ, thường không đau.
Nếu áp-xe hóa sẽ gây đau.
- Viêm tuyến Bartholin:
Bệnh thường do lậu cầu hoặc các loại vi khuẩn có sẵn ở âm hộ gây nên.
Triệu chứng thường gặp:
Môi lớn sưng to làm âm hộ biến dạng, đau nhiều khi đi lại, có thể rỉ mủ ở khối u.
Bệnh tái phát nhiều lần nếu không điều trị triệt để.
U sùi ở âm hộ
- Papilloma âm hộ:
Tác nhân gây bệnh thường do virus Papilloma Humane.
Các tổn thương thường những mụn nhỏ hoặc sùi to thành từng búi.
Tổn thương có thể kết hợp với nhiễm khuẩn và tiết nhiều dịch hôi.
- U sùi do ung thư âm hộ:
Tổn thương sùi như súp lơ hoặc dạng sùi mào gà.
Khối u gây đau, tiết dịch hôi hoặc có thể bị chảy máu.
Phù và tụ máu âm hộ
Thường xuất hiện sau sang chấn, sau sinh đẻ, sau các thủ thuật và phẫu thuật vùng âm hộ.
Viêm cổ tử cung
Cũng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thường do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập quá sâu.
Các triệu chứng viêm cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với viêm âm đạo do tình trạng ngứa và khí hư kéo dài.
Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là loại nhiễm khuẩn chủ yếu gây ra bởi lậu cầu khuẩn, chlamydia, trùng roi,...
Thường thấy đau ở 2 bên hố chậu, đau nhiều hơn ở bên bị viêm.
Tình trạng sốt kèm theo có thể xảy ra, khí hư có thể khác nhau do mầm bệnh.
Nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nữ tương đối phổ biến, có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi thói quen sống. Do chủ quan hoặc lo ngại nên bệnh trở nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Tắc vòi tử cung, dính tua loa vòi gây vô sinh
Dính buồng tử cung làm hiếm muộn
Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
Đau vùng chậu kinh niên
Tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung, ung thư âm hộ
Một vài trường hợp có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư âm hộ và ảnh hưởng đến tính mạng.
ĐIỀU TRỊ VIÊM BỘ PHẬN SINH DỤC
Sử dụng thuốc là phương pháp tối ưu để điều trị viêm sinh dục nữ
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm âm đạo do trực khuẩn:
Đặt thuốc âm đạo, dùng kháng sinh đường uống kết hợp với bô thuốc mỡ kháng khuẩn.
Viêm âm đạo do nấm:
Sử dụng thuốc đặt chống nấm và kháng sinh uống toàn thân.
Chlamydia: Dùng kháng sinh đường uống có tác dụng toàn thân
Bệnh lậu: Dùng kháng sinh
Với những bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu có thể áp dụng một số phương pháp hoặc thuốc để giảm triệu chứng.
Phòng tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su nếu chồng/ người yêu có mắc bệnh
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày
Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn và tăng cường trái cây/ rau xanh trong thực đơn hàng ngày
Bệnh lí âm hộ rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ.
Bệnh có thể phòng tránh được và điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Tự chăm sóc “vùng kín” và đến khám bởi các bác sĩ sản phụ khoa khi có những dấu hiệu bất thường là việc nên làm thường xuyên của người phụ nữ biết chăm sóc bản thân.
6 LOẠI THUỐC KHÁNG SINH CHỮA VIÊM PHỤ KHOA ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG
THUỐC UỐNG METRONIDAZOLE
Thường được dùng để điều trị các bệnh như viêm âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas, viêm cổ tử cung do vi khuẩn Gardnerella, viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn kỵ khí.
Metronidazole có thể uống dưới dạng viên nén sau khi ăn no hoặc dạng dịch treo Metronidazole Benzoat trước khi ăn một giờ.
Metronidazole là loại thuốc kháng sinh mạnh nên cần phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Không tự ý mua hay ngừng thuốc.
Cần lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn, ngứa, khó thở hay nhuộm màu nước tiểu.
Không nên uống rượu trong thời gian điều trị vì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa được nhiều người tin dùng
THUỐC FLUCONAZOLE
Thường được dùng để điều trị viêm nhiễm nấm Candida ở âm đạo, một trong những nguyên nhân gây ra viêm phụ khoa.
Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa, rát, khí hư trắng, đặc, có mùi...
Có thể dùng thuốc theo liều đơn lần hoặc liều kéo dài tuỳ theo mức độ của bệnh.
Fluconazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, nổi mẩn, ngứa, khó thở...
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc chống đường huyết... do có khả năng xảy ra phản ứng tương tác giữa các loại thuốc.
THUỐC ĐẶT ÂM ĐẠO METRONIDAZOLE
Thuốc đặt âm đạo Metronidazole thường được dùng trong vòng 5 ngày, mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối.
Cần phải đặt thuốc sâu vào âm đạo bằng cách dùng ngón tay hoặc ống đặt kèm theo.
Phải rửa sạch tay trước và sau khi đặt thuốc.
Dùng thuốc đúng liều và đủ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc đặt âm đạo Metronidazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô âm đạo, ngứa, rát, đau, chảy máu...
Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc.
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như Warfarin, Phenytoin, Lithium... vì có thể gây ra tương tác thuốc.
Không nên uống rượu trong thời gian điều trị vì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
THUỐC UỐNG DOXYCYCLIN
Là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng như khí hư bất thường, chảy máu, đau, sốt...
Thuốc uống Doxycyclin thường được dùng trong vòng 7 đến 14 ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần sau khi ăn.
Cần phải uống thuốc đúng giờ và đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phải uống nhiều nước khi dùng thuốc và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím vì có thể gây ra bỏng da.
THUỐC UỐNG AZITHROMYCIN
Thuốc uống thường được dùng trong vòng 3 đến 5 ngày, mỗi ngày một lần trước hoặc sau khi ăn.
Thuốc uống Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nổi mẩn, ngứa, khó thở hay tăng men gan.
Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc.
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc chống đường huyết, thuốc chống co giật... do nguy cơ gây ra sự tương tác không mong muốn giữa các thuốc.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CHỮA VIÊM PHỤ KHOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Để sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa an toàn và hiệu quả, phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
Không tự ý mua hay ngừng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần phải đi khám và xét nghiệm để xác định nguyên nhân, loại và mức độ của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc kháng sinh phù hợp nhất.
Uống hoặc đặt thuốc đúng liều, đúng giờ và đủ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên bỏ qua hoặc kéo dài thời gian điều trị vì có thể làm cho bệnh không khỏi hoặc tái phát.
Không nên dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác vì có thể gây ra kháng thuốc hoặc nhiễm trùng chéo.
Uống nhiều nước khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa để giúp thải trừ các chất độc và tăng cường miễn dịch.
Ăn uống đầy đủ và cân bằng, tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, mặn, chua, ngọt, chất kích thích như cà phê, trà, rượu, thuốc lá... vì có thể kích thích hoặc làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím khi dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây ra bỏng da.
Nên mặc quần áo rộng, thoáng, bằng chất liệu cotton, tránh mặc quần lót bằng nilon hoặc quá chật vì có thể gây ra kẹt nhiệt, ẩm ướt, ngứa, viêm nhiễm.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay trước và sau khi đặt thuốc, thay băng vệ sinh thường xuyên, rửa âm đạo bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng, nước hoa, thuốc tẩy hoặc các sản phẩm vệ sinh khác vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh
Thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh phụ khoa, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
Cần phải sử dụng thuốc kháng sinh một cách an toàn và hợp lý, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và kháng thuốc.
Cần phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe phụ khoa như giữ vệ sinh, ăn uống cân bằng, tránh quan hệ tình dục không an toàn, đi khám định kỳ... để ngăn ngừa và điều trị kịp thời bệnh viêm phụ khoa.
Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách:
Sử dụng nước ấm, sạch để vệ sinh bộ phận sinh dục và sử dụng khăn mềm để lau khô, ít nhất 1-2 lần trong ngày.
Đặc biệt trong những ngày hành kinh, sau 3 – 4 giờ cần phải thay băng vệ sinh mới, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, làm nhiễm khuẩn vùng kín, vùng kín trở nên có mùi.
Lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh nên có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dị ứng da.
Không được thụt rửa, thuốc xịt, xà phòng vào trong âm đạo để vệ sinh.
Những sản phẩm này thường chứa các hóa chất độc với môi trường âm đạo, làm mất cân bằng pH của âm đạo và dễ gây viêm nhiễm.
Không nên mặc các loại đồ lót được làm từ các chất liệu như lụa, ren, da, polyester....
Quan hệ tình dục có một bạn tình, sử dụng các biện pháp an toàn để tránh mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua con đường tình dục
Quan sát các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: khí hư, các triệu chứng gây khó chịu,…
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín cần đi khám sớm và được điều trị sớm.
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, uống nhiều nước
Thăm Khám phụ khoa từ 6 tháng/ lần
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC NỮ
Khám phụ khoa: quan sát tổn thương viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung
Xét nghiệm khí hư: soi tươi dịch âm đạo, chlamydia.
Soi lậu cầu, các vi khuẩn khác có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục
Xét nghiệm khí hư để chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá có nhiễm khuẩn tiết niệu do tác nhân gây viêm ở đường sinh dục gây ra không
Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung: tế bào âm đạo- cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV
Siêu âm tử cung - phần phụ qua ngả âm đạo: đánh giá có viêm ống cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm hai buồng trứng hay không.
BỆNH LÍ ÂM HỘ
Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài, gồm có môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình, có tuyến Bartholin. \
Âm hộ là cơ quan luôn được che đậy kín gây nên tình trạng không thoáng khí và có độ ẩm cao.
Thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân xâm lấn, như quần áo lót bằng các sợi tổng hợp, giặt chưa kĩ còn chất tẩy rửa, băng vệ sinh các loại.
Bệnh lí thường gặp nhất là viêm da do tiếp xúc.
Viêm nhiễm đường sinh dục nữ do nhiều nguyên nhân, chủ yếu nhất là nhiễm tạp khuẩn.
Những vi khuẩn chủ yếu gây bệnh bao gồm:
Lậu cầu khuẩn
Chlamydia trachomatis
Vi khuẩn ái khí như E.Coli
Vi khuẩn kị khí
Nấm Candida
Trùng roi
...
Ngoài ra, tình trạng viêm đường sinh dục còn do tổn thương ở phần da nhạy cảm hoặc tổn thương sâu bên trong âm đạo.
Dấu hiệu viêm bộ phận sinh dục nữ phổ biến
Ngứa, ra khí hư có mùi hôi và đau vùng hạ vị là dấu hiệu thường thấy nhất của các bệnh lý nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục.
Đau vùng bụng dưới: Đau ở 2 bên hố chậu, xuất hiện đột ngột, đau theo từng cơn. Chị em có thể kèm theo rối loạn đại - tiểu tiện,...
Ngứa vùng kín: Cơn ngứa kéo dài, ngày càng gia tăng
Khí hư bất thường: Khí hư có mùi hôi tanh, màu sắc khác lạ (xanh, vàng, xám, sủi bọt,...)
Một số triệu chứng viêm đường sinh dục khác ít gặp hơn: sốt, rối loạn kinh nguyệt và chảy máu vùng kín bất thường.
Đau bụng dưới là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm
Một số bệnh viêm sinh dục nữ thường gặp
Viêm da do tiếp xúc là bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm đường sinh dục nữ.
Các tổn thương chủ yếu xảy ra ở âm hộ, mép âm đạo, tầng sinh môn và môi lớn/ bé.
Đây là những khu vực da có tiếp xúc với chất kích thích làm da bị sẩn đỏ, ngứa…
Các triệu chứng thường hết khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dị ứng.
Eczema
Các cơ quan sinh dục ngoài có thể mắc Eczema do lây nhiễm từ các vùng da khác của cơ thể.
Eczema thường làm ngứa ngáy, đặc biệt ở 2 bên mép âm hộ.
Có thể thấy những bợt trắng hoặc vùng kín có màu nhợt nhạt hơn bình thường.
Viêm âm hộ nhiễm khuẩn
Bệnh thường do các loại vi khuẩn hoặc nấm Candida gây ra.
Biểu hiện lâm sàng là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư ra dạng bột và tăng tiết dịch.
Loạn dưỡng âm hộ (vết trắng)
Giống như eczema, loạn dưỡng âm hộ cũng làm thay đổi và mất sắc tố da.
Vết trắng có thể lan rộng cả 2 bên âm hộ.
Triệu chứng ngứa âm hộ có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Loạn dưỡng âm hộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư âm hộ.
Loét âm hộ
Loét âm hộ có thể do nhiều nguyên nhân:
- Loét do virus Herpes:
Có nhiều ổ loét ở bề mặt da, đau, có thể kèm nổi hạch bẹn, sưng hạch và sốt ảnh hưởng tới thể trạng.
- Loét do bệnh giang mai, hạ cam, các bệnh hoa liễu:
Ổ loét có nhiều dạng khác nhau đơn độc hoặc rất nhiều, đáy vết loét sạch, không đau, có thể nổi hạch ở bẹn.
- Loét do tổn thương mụn bọc:
Thường thì có nhiều vết loét phối hợp, đau, tái đi tái lại nhiều lần.
- Loét do ung thư âm hộ:
Vết loét bờ không đều, tiết dịch nhiều, đau và sưng to khi có bội nhiễm.
Viêm nang lông
Thường gặp ở phụ nữ hay cạo lông và liên quan đến mọc lông ở âm hộ.
Tình trạng viêm nang lông thường làm thấy nóng và ngứa ở vùng có thể mọc lông.
Viêm tuyến Bartholin
- Nang tuyến Bartholin:
Thường do tắc ống tiết của tuyến.
Người bệnh có thể tự sờ thấy một khối chắc ở một bên âm hộ, thường không đau.
Nếu áp-xe hóa sẽ gây đau.
- Viêm tuyến Bartholin:
Bệnh thường do lậu cầu hoặc các loại vi khuẩn có sẵn ở âm hộ gây nên.
Triệu chứng thường gặp:
Môi lớn sưng to làm âm hộ biến dạng, đau nhiều khi đi lại, có thể rỉ mủ ở khối u.
Bệnh tái phát nhiều lần nếu không điều trị triệt để.
U sùi ở âm hộ
- Papilloma âm hộ:
Tác nhân gây bệnh thường do virus Papilloma Humane.
Các tổn thương thường những mụn nhỏ hoặc sùi to thành từng búi.
Tổn thương có thể kết hợp với nhiễm khuẩn và tiết nhiều dịch hôi.
- U sùi do ung thư âm hộ:
Tổn thương sùi như súp lơ hoặc dạng sùi mào gà.
Khối u gây đau, tiết dịch hôi hoặc có thể bị chảy máu.
Phù và tụ máu âm hộ
Thường xuất hiện sau sang chấn, sau sinh đẻ, sau các thủ thuật và phẫu thuật vùng âm hộ.
Viêm cổ tử cung
Cũng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thường do các loại virus, vi khuẩn xâm nhập quá sâu.
Các triệu chứng viêm cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với viêm âm đạo do tình trạng ngứa và khí hư kéo dài.
Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là loại nhiễm khuẩn chủ yếu gây ra bởi lậu cầu khuẩn, chlamydia, trùng roi,...
Thường thấy đau ở 2 bên hố chậu, đau nhiều hơn ở bên bị viêm.
Tình trạng sốt kèm theo có thể xảy ra, khí hư có thể khác nhau do mầm bệnh.
Nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nữ tương đối phổ biến, có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi thói quen sống. Do chủ quan hoặc lo ngại nên bệnh trở nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Tắc vòi tử cung, dính tua loa vòi gây vô sinh
Dính buồng tử cung làm hiếm muộn
Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
Đau vùng chậu kinh niên
Tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung, ung thư âm hộ
Một vài trường hợp có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư âm hộ và ảnh hưởng đến tính mạng.
ĐIỀU TRỊ VIÊM BỘ PHẬN SINH DỤC
Sử dụng thuốc là phương pháp tối ưu để điều trị viêm sinh dục nữ
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm âm đạo do trực khuẩn:
Đặt thuốc âm đạo, dùng kháng sinh đường uống kết hợp với bô thuốc mỡ kháng khuẩn.
Viêm âm đạo do nấm:
Sử dụng thuốc đặt chống nấm và kháng sinh uống toàn thân.
Chlamydia: Dùng kháng sinh đường uống có tác dụng toàn thân
Bệnh lậu: Dùng kháng sinh
Với những bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu có thể áp dụng một số phương pháp hoặc thuốc để giảm triệu chứng.
Phòng tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su nếu chồng/ người yêu có mắc bệnh
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày
Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn và tăng cường trái cây/ rau xanh trong thực đơn hàng ngày
Bệnh lí âm hộ rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ.
Bệnh có thể phòng tránh được và điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Tự chăm sóc “vùng kín” và đến khám bởi các bác sĩ sản phụ khoa khi có những dấu hiệu bất thường là việc nên làm thường xuyên của người phụ nữ biết chăm sóc bản thân.
6 LOẠI THUỐC KHÁNG SINH CHỮA VIÊM PHỤ KHOA ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG
THUỐC UỐNG METRONIDAZOLE
Thường được dùng để điều trị các bệnh như viêm âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas, viêm cổ tử cung do vi khuẩn Gardnerella, viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn kỵ khí.
Metronidazole có thể uống dưới dạng viên nén sau khi ăn no hoặc dạng dịch treo Metronidazole Benzoat trước khi ăn một giờ.
Metronidazole là loại thuốc kháng sinh mạnh nên cần phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Không tự ý mua hay ngừng thuốc.
Cần lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn, ngứa, khó thở hay nhuộm màu nước tiểu.
Không nên uống rượu trong thời gian điều trị vì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa được nhiều người tin dùng
THUỐC FLUCONAZOLE
Thường được dùng để điều trị viêm nhiễm nấm Candida ở âm đạo, một trong những nguyên nhân gây ra viêm phụ khoa.
Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa, rát, khí hư trắng, đặc, có mùi...
Có thể dùng thuốc theo liều đơn lần hoặc liều kéo dài tuỳ theo mức độ của bệnh.
Fluconazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, nổi mẩn, ngứa, khó thở...
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc chống đường huyết... do có khả năng xảy ra phản ứng tương tác giữa các loại thuốc.
THUỐC ĐẶT ÂM ĐẠO METRONIDAZOLE
Thuốc đặt âm đạo Metronidazole thường được dùng trong vòng 5 ngày, mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối.
Cần phải đặt thuốc sâu vào âm đạo bằng cách dùng ngón tay hoặc ống đặt kèm theo.
Phải rửa sạch tay trước và sau khi đặt thuốc.
Dùng thuốc đúng liều và đủ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc đặt âm đạo Metronidazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô âm đạo, ngứa, rát, đau, chảy máu...
Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc.
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như Warfarin, Phenytoin, Lithium... vì có thể gây ra tương tác thuốc.
Không nên uống rượu trong thời gian điều trị vì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
THUỐC UỐNG DOXYCYCLIN
Là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng như khí hư bất thường, chảy máu, đau, sốt...
Thuốc uống Doxycyclin thường được dùng trong vòng 7 đến 14 ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần sau khi ăn.
Cần phải uống thuốc đúng giờ và đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phải uống nhiều nước khi dùng thuốc và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím vì có thể gây ra bỏng da.
THUỐC UỐNG AZITHROMYCIN
Thuốc uống thường được dùng trong vòng 3 đến 5 ngày, mỗi ngày một lần trước hoặc sau khi ăn.
Thuốc uống Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nổi mẩn, ngứa, khó thở hay tăng men gan.
Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc.
Cẩn thận khi dùng thuốc cùng với một số loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc chống đường huyết, thuốc chống co giật... do nguy cơ gây ra sự tương tác không mong muốn giữa các thuốc.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CHỮA VIÊM PHỤ KHOA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Để sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa an toàn và hiệu quả, phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
Không tự ý mua hay ngừng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần phải đi khám và xét nghiệm để xác định nguyên nhân, loại và mức độ của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc kháng sinh phù hợp nhất.
Uống hoặc đặt thuốc đúng liều, đúng giờ và đủ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên bỏ qua hoặc kéo dài thời gian điều trị vì có thể làm cho bệnh không khỏi hoặc tái phát.
Không nên dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác vì có thể gây ra kháng thuốc hoặc nhiễm trùng chéo.
Uống nhiều nước khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa để giúp thải trừ các chất độc và tăng cường miễn dịch.
Ăn uống đầy đủ và cân bằng, tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, mặn, chua, ngọt, chất kích thích như cà phê, trà, rượu, thuốc lá... vì có thể kích thích hoặc làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím khi dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây ra bỏng da.
Nên mặc quần áo rộng, thoáng, bằng chất liệu cotton, tránh mặc quần lót bằng nilon hoặc quá chật vì có thể gây ra kẹt nhiệt, ẩm ướt, ngứa, viêm nhiễm.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay trước và sau khi đặt thuốc, thay băng vệ sinh thường xuyên, rửa âm đạo bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng, nước hoa, thuốc tẩy hoặc các sản phẩm vệ sinh khác vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh
Thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh phụ khoa, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.
Cần phải sử dụng thuốc kháng sinh một cách an toàn và hợp lý, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và kháng thuốc.
Cần phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe phụ khoa như giữ vệ sinh, ăn uống cân bằng, tránh quan hệ tình dục không an toàn, đi khám định kỳ... để ngăn ngừa và điều trị kịp thời bệnh viêm phụ khoa.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Viêm phụ khoa
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.