Viêm phổi kẽ

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

VIÊM PHỔI KẼ


Bệnh phổi kẽ, hay còn gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm, viêm xơ hóa vô căn phế nang,… là nhóm bệnh chỉ những tổn thương ở tổ chức kẽ của phổi.
Các tổ chức bị tổn thương bao gồm:
Tổ chức kẽ liên phế nang, vách phế nang, mạch máu,…
Đối tượng dễ mắc bệnh là nữ giới ở độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, nếu không điều trị tốt bệnh dễ tiến triển thành mạn tính, gây xơ phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của cơ thể.
Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh là tình trạng khó thở, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng theo mức độ tổn thương của các tổ chức kẽ trong phổi.
Triệu chứng bệnh khác thường xuất hiện muộn và không điển hình như:
Ho ra máu.
Khó thở khi gắng sức
Các triệu chứng ngoài phổi như khó nuốt, viêm khớp.
Rối loạn thông khí hạn chế lúc nghỉ và khi gắng sức,...
Ngoài triệu chứng lồng ngực, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
Sưng đau khớp, sụt cân, hạch ngoại vi,…
Cần cẩn thận với viêm phổi kẽ cấp tính, triệu chứng bệnh nặng lên nhanh chóng, tiến triển chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày có thể gây suy hô hấp cấp nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ trên, nên sớm tới cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.
Điều trị sớm sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, hạn chế tổn thương nặng và lan tỏa.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi kẽ
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh phổi kẽ là do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn.
Thông thường, với tổn thương phổi, cơ quan này sẽ tự sản xuất lượng mô lành đủ để bù đắp vào tổn thương.
Trong bệnh phổi kẽ, các mô tổn thương không được phục hồi bằng mô mới mà có xu hướng sẹo hóa, dày lên.
Gây cản trở cho quá trình trao đổi oxy và đưa oxy vào máu.
Các yếu tố kích hoạt bệnh phổi kẽ rất đa dạng, cần tìm ra các yếu tố này để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Yếu tố môi trường và đặc thù nghề nghiệp
Những người sống là làm việc lâu dài trong môi trường không đảm bảo an toàn, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, bụi bẩn có thể gây hại cho phổi đều có thể dẫn tới bệnh phổi kẽ như:
Sợi amiang.
Bụi hạt.
Bụi than.
Lông vật nuôi.
Bụi silica.
Khuôn từ bồn tắm nước nóng hoặc phòng tắm.

Thuốc điều trị và bức xạ
Nhiều thuốc điều trị được chức minh gây tác dụng phụ không tốt cho phổi cũng có thể dẫn tới bệnh phổi kẽ như:
Thuốc điều trị tim như: Amiodarone, Propranolol.
Thuốc hóa trị hoặc thuốc miễn dịch như: Cyclophosphamide, methotrexate,…
Thuốc kháng sinh.
Tia bức xạ năng lượng cao được dùng trong điều trị ung thư phổi, ung thư vú hoặc chiếu qua vùng ngực đều có thể gây ra tổn thương mô phổi với mức độ khác nhau.
Bệnh phổi kẽ có thể khởi phát sau nhiều năm tiếp xúc với tia bức xạ này, mức độ bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Lượng tia bức xạ tiếp xúc, bệnh lý phổi và bệnh lý nền khác, tình trạng sức khỏe,…

Bệnh lý khác
Tổn thương phổi có thể liên quan đến các bệnh tự miễn dịch, đây là những bệnh khó điều trị bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp.
Viêm da cơ hoặc viêm sợi cơ.
Viêm mạch phổi
Viêm mô liên kết hỗn hợp.
Xơ cứng bì.
Bệnh u hạt.
Lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh mô liên kết không phân biệt.
Trong bệnh lý tự miễn này, hệ miễn dịch nhầm tưởng tế bào mô phổi kẽ là tác nhân lạ và tấn công chúng gây tổn thương.

Đối tượng dễ mắc bệnh phổi kẽ
Người có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh phổi kẽ càng cao bao gồm:
Yếu tố tuổi tác
Người trưởng thành và lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao hơn so với trẻ nhỏ, song đôi khi vẫn có những bệnh nhân nhi.
Yếu tố nghề nghiệp
Người làm việc trong môi trường xây dựng, khai thác mỏ, nông nghiệp,… dễ tiếp xúc với hóa chất và bụi khí trong môi trường nên có nguy cơ cao mắc bệnh lý phổi nói chung và bệnh phổi kẽ nói riêng cao hơn.
Bệnh sử
Bệnh phổi kẽ có liên quan đến yếu tố di truyền, do đó người trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Hút thuốc
Bệnh phổi kẽ xuất hiện nhiều hơn ở các bệnh nhân hút thuốc lá hoặc có tiền sử hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
Bệnh nhân nếu tiếp tục duy trì yếu tố nguy cơ này thì bệnh cũng tiến triển nặng hơn.
Điều trị bệnh phổi kẽ
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh phổi kẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm, thuốc chống xơ hoặc thuốc làm chậm quá trình sẹo hóa để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Lưu ý nhỏ là bệnh nhân không tự ý dùng thuốc điều trị bệnh vì có thể gây phản ứng ngược lại, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Điều trị bằng oxy
Bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ thường bị khó thở, gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.
Lúc này, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng liệu pháp oxy để cải thiện các triệu chứng do khó thở gây ra.

Phẫu thuật
Với các tổn thương nghiêm trọng và không hồi phục, bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ có thể phải cấy ghép phổi để kéo dài sự sống cũng như nâng cao chất lượng sống.
Do nguồn ghép phổi còn hạn chế nên bác sĩ thường thử điều trị bằng các phương pháp khác trước khi quyết định ghép phổi.
Bệnh phổi kẽ có thể gây ra những tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp và sức khỏe của người bệnh.
Do đó khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.



TIP
Bệnh phổi mô kẽ/bệnh viêm phổi kẽ là gì?
Bệnh phổi mô kẽ hay bệnh viêm phổi kẽ (interstitial lung disease – ILD) còn gọi là bệnh nhu mô phổi.
Đây là một bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm và xơ ở các khoảng kẽ của phổi, tức các mô liên kết quanh phế nang, các vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi, biểu mô mao mạch phổi…
Khi mắc bệnh phổi mô kẽ, những bộ phận của phổi giúp oxy đi vào máu và đi ra các mô bị tổn thương.
Tình trạng xơ trong phổi khiến người bệnh khó thở và có thể bị ho mạn tính.
Tình trạng thiếu oxy có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.
Khi tổn thương phổi tiếp tục diễn tiến mà không được can thiệp điều trị thì ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh phổi mô kẽ có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như nhiễm trùng phổi, suy hô hấp (không đủ oxy hoặc quá nhiều carbon dioxide trong cơ thể).

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ
Nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ có thể là những nguyên nhân có thể xác định được hoặc những nguyên nhân không rõ.
Trong đó, những nguyên nhân phổ biến bao gồm chất độc trong không khí ở nơi làm việc, thuốc và một số loại phương pháp điều trị bệnh lý.

Yếu tố nghề nghiệp và môi trường
Tiếp xúc lâu dài với một số chất độc và chất ô nhiễm trong môi trường có thể làm tổn thương phổi. Các chất này bao gồm bụi silic, sợi amiăng, bụi mịn, phân chim…

Thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho phổi của bạn và là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, chẳng hạn như:
Thuốc hóa trị: 
Các loại thuốc có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng hạn như methotrexate (Otrexup, Trexall…) và cyclophosphamide cũng có thể làm hỏng mô phổi.
Thuốc trợ tim: 
Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như amiodarone (Nexterone, Pacerone) hoặc propranolol (Inderal, Innopran) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi mô kẽ.
Thuốc kháng sinh: 
Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin…) và ethambutol (Myambutol) có thể làm tổn thương phổi, gây ra bệnh viêm phổi kẽ.
Thuốc chống viêm: 
Một số loại thuốc chống viêm như rituximab (Rituxan) hoặc sulfasalazine (Azulfidine) cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh phổi mô kẽ.

Vấn đề sức khỏe
Ngoài yếu tố môi trường hay những loại thuốc đang sử dụng thì các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh miễn dịch cũng là “thủ phạm” gây ra chứng bệnh phổi mô kẽ, ví dụ như:
Viêm khớp dạng thấp.
Xơ cứng bì.
Viêm da cơ và viêm đa cơ.
Bệnh mô liên kết hỗn hợp…
Mặc dù một số chất hóa học hay các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ.
Có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Khiến các bác sĩ khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì không thể đưa ra kết luận chính xác.
Các rối loạn không rõ nguyên nhân được nhóm lại với nhau và được gọi là bệnh phổi mô kẽ vô căn, trong đó phổ biến và nguy hiểm hơn cả là xơ phổi vô căn (IPF).

Các yếu tố nguy viêm phổi kẽ cơ khác
Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể kể trên, còn một số yếu tố tuy không trực tiếp dẫn đến bệnh phổi mô kẽ nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Tuổi tác: 
Bệnh viêm phổi kẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến người lớn hơn, mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi cũng mắc phải căn bệnh hô hấp nguy hiểm này.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm: 
Nếu làm việc trong lĩnh vực khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng hoặc vì bất kỳ lý do gì phải thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể gây tổn hại phổi, nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ sẽ tăng lên.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 
Những người bị trào ngược axit dạ dày hoặc khó tiêu nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ bị bệnh phổi mô kẽ hơn.
Hút thuốc: 
Một số dạng bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tiền sử hút thuốc.
Các trường hợp đang mắc bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm phổi kẽ nói riêng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi có kèm theo bệnh khí thũng.
Xạ trị: 
Xạ trị là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ mắc bệnh phổi mô kẽ hơn.

Triệu chứng viêm phổi kẽ
Một người bị bệnh phổi mô kẽ thường có các triệu chứng như:
Ho khan.
Hụt hơi.
Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức, vận động mạnh.
Mệt mỏi.
Một dấu hiệu khác kém phổ biến hơn ở những người mắc bệnh phổi mô kẽ chính là ngón tay dùi trống – tình trạng móng tay to, cong hơn bình thường do các vấn đề sức khỏe.

Chẩn đoán bệnh phổi kẽ
1. Khám lâm sàng và tiền sử bệnh
Bác sĩ có thể hỏi xem người bệnh đang có những dấu hiệu gì, tiền sử bệnh và việc dùng thuốc trong thời gian gần đây ra sao, môi trường sinh hoạt, làm việc thế nào,… để cân nhắc về nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì.

2. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT: 
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến và thường được áp dụng hơn cả trong việc chẩn đoán bệnh viêm phổi chính là chụp cắt lớp vi tính (chụp CT).
Kỹ thuật này có thể đặc biệt hữu ích trong việc xác định mức độ tổn thương phổi do bệnh phổi mô kẽ.
Siêu âm tim: 
Siêu âm tim cho phép bác sĩ đánh giá tổng quan về tình trạng tim của người bệnh đang hoạt động như thế nào, từ đó có thể đánh giá mức độ áp lực xảy ra ở phía bên phải của tim.

3. Xét nghiệm máu
Một số phương pháp xét nghiệm máu cũng được áp dụng trong chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
Vai trò của việc xét nghiệm là có thể giúp phát hiện protein, kháng thể và các dấu hiệu khác của bệnh tự miễn hoặc phản ứng viêm khi tiếp xúc với môi trường.
Từ đó bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ là gì.

4. Xét nghiệm chức năng phổi
Phế dung kế: 
Đây là xét nghiệm giúp đánh giá lượng không khí phổi có thể giữ được và tốc độ không khí có thể di chuyển ra khỏi phổi.
Phế dung kế cũng có chức năng đo mức độ oxy từ phổi vào máu.
Đo SpO2: 
Phương pháp đo SpO2 dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu, theo dõi diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi mô kẽ..

Điều trị viêm kẽ phổi
Bệnh phổi mô kẽ gây ra sẹo phổi không thể hồi phục được.
Thông thường, việc điều trị viêm phổi kẽ tập trung vào hai nhóm mục tiêu là làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đó là dùng thuốc, liệu pháp oxy và các bài tập phục hồi chức năng phổi.

1. Thuốc điều trị viêm phổi kẽ
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc corticosteroid, pirfenidone (Esbriet) và nintedanib (Ofev)… hoặc các loại thuốc khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ là gì và tình trạng sức khỏe của người bệnh hiện tại đang như thế nào.

2. Liệu pháp oxy
Liệu pháp oxy cũng được áp dụng trong liệu trình điều trị bệnh phổi mô kẽ.
Qua đó, người bệnh có thể cảm thấy đỡ khó thở hơn, ngủ ngon hơn, không còn cảm giác hụt hơi khi vận động.

3. Bài tập phục hồi chức năng phổi
Bài tập phục hồi chức năng phổi bao gồm các bài tập thở và các bài tập vận động nhẹ nhàng. Thực hiện những bài tập phục hồi chức năng phổi thường xuyên không chỉ giúp người bệnh dễ chịu hơn mà còn là cách làm thư giãn tinh thần.

Cách phòng ngừa bệnh phổi mô kẽ
Không hút thuốc lá.
Hạn chế hít phải các chất độc hại.
Đeo khẩu trang trong trường hợp phải sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi mịn và chất hóa học độc hại.
Nếu đang mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ, người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm để tránh gặp biến chứng bệnh.

Câu hỏi thường gặp

1. Bệnh phổi mô kẽ chữa được không?
Các xơ sẹo phổi gây ra bệnh phổi mô kẽ không thể điều trị được.
Tuy nhiên, bác sỹ sẽ tập trung vào việc giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, người bệnh vẫn nên sớm thăm khám và điều trị để đảm bảo sức khỏe luôn được duy trì ở mức tối ưu.

2. Bệnh phổi mô kẽ có lây không?
Bệnh phổi kẽ là một bệnh không lây nhiễm như một số bệnh lý hô hấp khác.
Do đó, khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh phổi mô kẽ, không nên quá lo lắng.

3. Bệnh viêm phổi kẽ có nguy hiểm không?
Bệnh phổi mô kẽ là một bệnh nghiêm trọng có thể gây viêm và xơ để lại sẹo cho phổi.
Những trường hợp nặng không được điều trị có thể phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng bao gồm huyết áp cao, suy tim hoặc suy hô hấp.

4. Bệnh bệnh phổi mô kẽ có tái phát không?
Người bị bệnh phổi mô kẽ được điều trị kịp thời và đúng lúc có thể hồi phục theo thời gian.
Bệnh vẫn có thể tái phát và diễn tiến nghiêm trọng trong tương lai.
Người bệnh không nên chủ quan, cần chăm sóc sức khỏe và áp dụng các phương pháp phòng ngừa đúng cách để hạn chế nguy cơ tái phát.

5. Bệnh phổi mô kẽ sống được mấy năm?
Hơn 50% số người bị ảnh hưởng bởi bệnh phổi mô kẽ tử vong trong vòng 6 tháng, thường là do suy hô hấp.
Với các trường hợp nhẹ, được điều trị kịp thời và đúng cách thì tuổi thọ của người bệnh có thể kéo dài hơn, trung bình từ 3 – 5 năm.





HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI KẼ

1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm phổi kẽ là thuật ngữ chỉ những bệnh phổi có tổn thương ở khoảng kẽ ở phổi, bệnh thường lan tỏa, tổn thương không đồng nhất, tuy nhiên, được xếp chung vào một nhóm do có biểu hiện lâm sàng, X-quang phổi, tổn thương mô bệnh học gần tương tự nhau.

2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các triệu chứng của viêm phổi kẽ không đặc hiệu.
Việc khai thác kỹ tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng giúp khẳng định chẩn đoán.
Cần khai thác chi tiết về khoảng thời gian, mức độ nặng và tiến triển của triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh
- Khó thở:
Thường bắt đầu từ từ, khó thở gắng sức, tăng dần.
Một số ít trường hợp có khởi phát cấp tính.
- Ho:
Thường là ho khan.
Có thể gặp ho máu trong hội chứng chảy máu lan tỏa phế nang, bệnh van hai lá.
- Các triệu chứng hiếm gặp khác như:
Thở rít, đau ngực
- Các triệu chứng ngoài phổi:
Là biểu hiện quan trọng giúp gợi ý chẩn đoán bệnh tổ chức liên kết:
Đau cơ, xương, mệt mỏi, sốt, đau khớp, phù, da nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt, khô miệng.
Tuy nhiên, khi không có các triệu chứng này cũng không loại trừ được các bệnh tổ chức liên kết.
- Khai thác kỹ các yếu tố như:
Tiền sử nghề nghiệp, bệnh hệ thống, dùng thuốc, xạ trị, hút thuốc...
- Khám bệnh:
+ Các dấu hiệu tại phổi:
Ran nổ, ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi hai bên.

+ Các dấu hiệu ngoài phổi:
Là các dấu hiệu của căn nguyên gây bệnh như: phù chân, các dấu hiệu bệnh lý tim mạch, các biểu hiện cơ, xương, khớp, da.
Có thể thấy các dấu hiệu khác gợi ý suy hô hấp như: tím môi, đầu chi.. hoặc ngón dùi trống.

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Tùy theo từng bệnh cảnh lâm sàng để chỉ định xét nghiệm cho phù hợp, các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu:
CK, AST, ALT, creatinin, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, HIV.
- Các xét nghiệm tìm các bệnh tự miễn:
Kháng thể kháng nhân (ANA), yếu tố dạng thấp (RF) kháng thể kháng topoisomerase (anti-Scl70), kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính (ANCA), kháng thể kháng JO-1.
Khi bệnh nhân có ANA dương tính:
Có thể làm thêm: kháng thể kháng DNA, kháng thể kháng nhân tế bào (anti-Sm, anti-ribonucleoprotein).
Với bệnh nhân có chảy máu nhu mô phổi cần làm thêm:
Kháng thể kháng màng đáy, ANCA, ANA, kháng thể kháng phospholipid và các kháng thể kháng streptococcus.

Bảng 31.1: Bất thường xét nghiệm và bệnh phổi kẽ
Bất thường Bệnh liên quan
Giảm bạch cầu Bệnh sacoit, bệnh tổ chức liên kết, u lympho, bệnh phổi do thuốc
Tăng bạch cầu Viêm phổi tăng cảm, u lympho, viêm mạch hệ thống
Tăng bạch cầu ái toan Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh sacoit, viêm mạch hệ thống, bệnh phổi do thuốc (sulfasalazin, methotrexat)
Giảm tiểu cầu Bệnh sacoit, bệnh tổ chức liên kết, bệnh phổi do thuốc, bệnh Gaucher.
Thiếu máu tan huyết Bệnh tổ chức liên kết
Thiếu máu Hội chứng chảy máu phế nang lan tỏa, bệnh tổ chức liên kết, ung thư bạch mạch
Tăng calci máu Bệnh sacoit, ung thư bạch mạch
Giảm gammaglobulin máu Viêm phổi kẽ bạch mạch
Tăng gammaglobulin máu Bệnh tổ chức liên kết, bệnh sacoit, viêm mạch hệ thống, viêm phổi kẽ bạch mạch, u lympho, bụi phổi
Kháng thể kháng màng đáy Hội chứng Goodpasture
Kháng thể kháng tương bào bạch cầu đa nhân trung tính U hạt Wegener, hội chứng Churg-Strauss
Tăng LDH Bệnh tích protein phế nang, xơ phổi tự phát

- X-quang phổi:
Các biểu hiện thấy bao gồm: tổn thương dạng lưới, nốt, kính mờ, hình tổ ong.
- Cắt lớp vi tính ngực (CLVT):
Chụp lớp mỏng, độ phân giải cao (HRCT), các hình ảnh có thể gặp trên CLVT ngực bao gồm:

♦ Đặc điểm chụp CLVT độ phân giải cao trong bệnh phổi kẽ
* Phân bố tổn thương trong phổi
+ Ngoại vi
• Xơ phổi kẽ tự phát
• Bệnh phổi nhiễm amiang
• Bệnh tổ chức liên kết
• Viêm phổi tổ chức hóa tắc nghẽn tiểu phế quản
• Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

+ Trung tâm (tăng đậm mạch máu phế quản)
• Bệnh sacoit
• Ung thư bạch mạch

+ Phía trên của phổi
• Bệnh u hạt phổi: Bệnh sacoit, viêm phổi tăng cảm mạn tính, lao phổi, histoplasmosis.
• Bệnh bụi phổi

+ Phía dưới của phổi
• Xơ phổi kẽ tự phát
• Viêm phổi trong viêm khớp dạng thấp
• Bệnh nhiễm amiang phổi

* Các dạng tổn thương trong phổi.
- Tổn thương mờ phế nang
+ Hình kính mờ
• Viêm phổi tăng cảm
• Viêm phổi kẽ bong vảy
• Viêm phổi do thuốc
• Chảy máu phổi

+ Đông đặc phổi
• Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan cấp hoặc mạn tính
• Viêm phổi tổ chức hóa tắc nghẽn tiểu phế quản
• Viêm phổi hít phải
• Ung thư phế nang
• U lympho
• Bệnh tích protein phế nang

- Tổn thương lưới
• Xơ phổi kẽ tự phát
• Nhiễm amiang phổi
• Bệnh tổ chức liên kết
• Viêm phổi tăng cảm

- Tổn thương nốt
+ Viêm phổi tăng cảm
• Bệnh sacoit
• Bệnh mô bào Langerhan phổi
• Bụi phổi
• Ung thư di căn phổi

- Đánh giá bệnh tim mạch:
Điện tim, siêu âm tim, ProBNP.
- Chức năng hô hấp:
Thường gặp rối loạn thông khí hạn chế, tuy nhiên, cũng có thể gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn trong một số trường hợp như:
Bệnh sacoit, Lymphangioleiomyomatosis, viêm phổi tăng cảm, bệnh mô bào Langerhans phổi, các trường hợp có BPTNMT kèm theo.
- Khí máu động mạch và DLCO:
Có giá trị góp phần tiên lượng bệnh.
- Rửa phế quản phế nang qua nội soi phế quản lấy dịch làm các xét nghiệm:
Tế bào, cấy tìm trực khuẩn lao, vi khuẩn thường, nấm, virus, định lượng protein (trong bệnh tích protein phế nang).
- Sinh thiết phổi:
Các phương pháp sinh thiết phổi thường được chỉ định: sinh thiết phổi qua nội soi phế quản, nội soi lồng ngực hoặc sinh thiết phổi mở.
Nhìn chung, sinh thiết phổi qua nội soi lồng ngực hoặc sinh thiết phổi mở có giá trị hơn trong chẩn đoán.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân viêm phổi kẽ
♦ Bệnh tổ chức liên kết
- Xơ cứng bì.
- Viêm da cơ - viêm đa cơ.
- Luput ban đỏ hệ thống.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp.

♦ Do thuốc
- Thuốc kháng sinh: nitrofurantoin, sulfasalazin.
- Thuốc chống loạn nhịp tim: amiodaron, tocainid, propranolol.
- Thuốc kháng viêm: gold, penicillamin.
- Thuốc chống co giật: dilantin.
- Hóa chất chống ung thư:
Mitomycin C, bleomycin, busulfan, cyclophosphamid, chlorambucil, methotrexat, azathioprin, carmustin, procarbazin.
- Xạ trị.
- Ngộ độc oxy.
- Thuốc an thần.

♦ Các bệnh nguyên phát
- Bệnh sacoit.
- Bệnh mô bào Langerhans phổi.
- Bệnh amyloid.
- Viêm mạch phổi.
- Viêm phổi lipoid.
- Ung thư bạch mạch.
- Ung thư phế quản phế nang.
- Bệnh Gaucher.
- Bệnh Niemann-Pick.
- Hội chứng Hermansky-Pudlak.
- Lymphangioleiomyomatosis.
- Hội chứng trụy hô hấp cấp tính.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.
- Hội chứng xuất huyết phổi lan tỏa.
- Bệnh vi sỏi phế nang.
- Ung thư phổi thứ phát.
- Bệnh phổi môi trường và nghề nghiệp.

♦ Bệnh phổi môi trường và nghề nghiệp
- Bụi vô cơ.
+ Bụi phổi.
+ Nhiễm amiang phổi.
+ Bệnh phổi kim loại nặng.
+ Bụi than phổi.
- Bụi hữu cơ: viêm phổi tăng cảm.

Bệnh phổi xơ hóa tự phát:
Trong đó chủ yếu là xơ phổi tự phát và viêm phổi kẽ không đặc hiệu.
- Viêm phổi kẽ cấp tính: Hội chứng Hamman-Rich.
- Xơ phổi tự phát (viêm phổi kẽ thông thường).
- Xơ phổi gia đình.
- Viêm tiểu phế quản hô hấp (viêm phổi kẽ bong vảy).
- Viêm phổi tổ chức hóa tắc nghẽn tiểu phế quản (BOOP).
- Viêm phổi kẽ không đặc hiệu.
- Viêm phổi kẽ bạch mạch (Hội chứng Sjogren, bệnh tổ chức liên kết, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV, viêm tuyến giáp Hashimoto).
- Xơ phổi tự miễn: bệnh viêm ruột, xơ gan mật nguyên phát, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, thiếu máu tan máu tự miễn.

3. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc chung:
- Loại bỏ các tác nhân như thuốc, hóa chất được xem là căn nguyên gây viêm phổi kẽ.
- Điều trị các bệnh lý căn nguyên của viêm phổi kẽ như:
Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ - viêm đa cơ.
- Thở oxy khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp.

3.1. Viêm phổi kẽ không đặc hiệu
- Corticoid:
Khởi đầu liều 1 mg/kg/ngày trong 1 tháng, sau đó giảm liều còn 30-40 mg/ngày trong 2 tháng.
Với những trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện, có thể dùng liều cao methylprednisolon 1000 mg/ngày x 3 ngày, sau đó dùng liều tương tự như trên.
Với những trường hợp đáp ứng, liều corticoid được giảm dần và duy trì liều 5-10 mg/ngày.
Tổng thời gian điều trị corticoid kéo dài ít nhất 1 năm, liều corticoid giảm dần.
- Có thể dùng một số thuốc ức chế miễn dịch khác như:
Azathioprine (khởi liều 50 mg/ngày, sau đó tăng mỗi 25 mg/ngày trong 7- 14 ngày để đạt liều 1,5-2 mg/kg/ngày); cyclophosphamid (liều 1,5-2 mg/kg/ngày. Liều được điều chỉnh để duy trì số lượng bạch cầu > 4 G/L).

3.2. Xơ phổi tự phát
- Không dùng các thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch do không có bằng chứng cho thấy các thuốc này có hiệu quả.
- Khi có đợt bội nhiễm: kháng sinh phổ rộng, thở oxy, có thể cân nhắc thở máy (khi cần) để duy trì SpO2 > 90%.
- Tiêm vaccin phòng cúm hàng năm và vaccin phòng phế cầu mỗi 4 năm.

3.3. Viêm phổi kẽ tăng bạch cầu ái toan
- Khi không có suy hô hấp: corticoid đường uống, liều 40 - 60 mg/ngày.
- Khi có suy hô hấp: methylprednisolon 60-125 mg mỗi 6 giờ, cho đến khi triệu chứng suy hô hấp được cải thiện (thường 1-3 ngày).
- Liều corticoid 40-60 mg/ngày kéo dài trong 2-4 tuần cho đến khi hết các triệu chứng lâm sàng và X-quang, sau đó giảm liều mỗi 5 mg/tuần cho đến khi hết thuốc.

3.4. Viêm phổi tăng cảm
- Tránh tiếp xúc yếu tố căn nguyên gây bệnh
- Corticoid 40-60 mg/ngày trong 1-2 tuần.
Sau đó giảm dần liều trong 2-4 tuần tiếp theo.
Nếu bệnh tái phát, có thể sử dụng liệu pháp khí dung corticoid.

3.5. Viêm phổi kẽ/Viêm khớp dạng thấp
- Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp.
Nên dùng corticoid ngay từ đầu, liều 0,5 mg/kg/ngày.
Không dùng liều vượt quá 100 mg/ngày.
Hiệu quả thường thấy trong 1-3 tuần.
Sau đó giảm dần liều corticoid.

3.6. Viêm phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể
- Truyền tĩnh mạch cyclophosphamid (750-1000 mg/m2da/lần), khoảng cách 2 lần truyền: 4 tuần; kết hợp liều thấp corticoid (≤ 10 mg/ngày). Thời gian điều trị: 12 tháng.

3.7. Viêm phổi kẽ sau xạ trị
- Dừng xạ trị
- Khi chưa có xơ phổi (hình ảnh kính mờ là tổn thương nổi bật trên X- quang): dùng corticoid liều 1-2 mg/kg/ngày.
- Khi đã có xơ phổi: thở oxy, điều trị các đợt bội nhiễm nếu có.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bradley B., Branley H.M., Egan J.J. et al. (2008), “Interstitial lung disease guideline: the British Thoracic Society in collaboration with the Thoracic Society of Australia and New Zealand and the Irish Thoracic Society”, Thorax, 63 (5);1.
2. King T.E, Flaherty K.R, Hollingsworth H. (2012). “Approach to the adult with interstitial lung disease: Diagnostic testing”. UpToDate 2012.
3. Lynch D.A., Travis W.D., Mller N.L. et al. (2005), “Idiopathic interstitial pneumonias: CT features”, Radiology, 236, 10.
4. Nead M.A., Morris D.G. (2008), “Interstitial lung disease: A Clinical Overview and General Approach”, Fishmans Pulmonary Diseases and Disorder, 4th ed, McGraw-Hill, pp.1137-1155.
5. Selman M., Morrison L.D., Noble P.W. et al. (2010), “Idiopathic Interstitial pneumonias”, Murray and Nadels Textbook of Respiratory Medicine, 5th ed, Saunder, Elsevier, pp.3175-3282.