Bệnh Rota Virus ở trẻ nhỏ (tiêu hóa)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

BỆNH TIÊU CHẢY DO VI RÚT RÔ - TA
(Diarrhea Rotavirus)  ICD-10 A08.0: Rotaviral enteritis



Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô - ta (Rota) thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Đặc điểm của bệnh: 
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh cấp tính do vi rút gây nên;
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng:

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:
+ Nôn ói và tiêu chảy.

Nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày.
Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy.
+ Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn.

Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3-9 ngày.
+ Sốt vừa phải
+ Đau bụng
+ Có thể ho và chảy nước mũi

Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm vi rút Rota rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp.

Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
Các biểu hiện của mất nước bao gồm:
Khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.
- Ca bệnh xác định:

Là những ca bệnh có xét nghiệm dương tính với vi rút Rota.
1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: như tả, thương hàn, E.Coli và một số bệnh tiêu chảy khác.
- Phân lỏng, nhớt nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn.
1.3. Xét nghiệm: 

Có 3 nhóm chính:
1.3.1. Phương pháp chẩn đoán nhanh phát hiện vi rút hoặc kháng nguyên
- Loại mẫu bệnh phẩm:

Lấy bệnh phẩm phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng hoặc lấy huyết thanh bệnh nhân.
- Phương pháp xét nghiệm:

Dùng kỹ thuật kính hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, miễn dịch phóng xạ, ngưng kết hồng cầu thụ động, ngưng kết hạt latex, điện di, ELISA.
1.3.2. Phương pháp chẩn đoán phát hiện ARN của vi rút :
- Loại mẫu bệnh phẩm:

Lấy bệnh phẩm phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng hoặc lấy huyết thanh bệnh nhân.
- Phương phát xét nghiệm:

Dùng kỹ thuật PCR
1.3.3. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học :
- Loại mẫu bệnh phẩm:

Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân và chắt lấy huyết thanh.
- Phương pháp xét nghiệm:

Chỉ sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu vì tỷ lệ nhiễm vi rút ở quần thể dân cư khá cao nên chẩn đoán huyết thanh xác định kháng thể kháng vi rút Rota ít có ý nghĩa chẩn đoán.
Dùng các kỹ thuật khuếch tán miễn dịch trên thạch, trung hòa trên tế bào thận khỉ bào thai, ức chế ngưng kết hồng cầu thụ động, miễn dịch phóng xạ, phát hiện IgM xuất hiện sớm đặc hiệu, miễn dịch phóng xạ hoặc phản ứng kết hợp bổ thể để tìm kháng thể trong máu bệnh nhân.
Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota là bệnh cấp tính, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do mất nước và điện giải.

Vì vậy, chỉ có phương pháp chẩn đoán nhanh phát hiện vi rút từ bệnh phẩm là có giá trị nhất đối với bệnh nhân.
2. Tác nhân gây bệnh :
- Tên tác nhân: 

Rotavirus. Năm 1972, Kapikian và cộng sự lần đầu tiên phát hiện ra  một vi rút có liên quan đến bệnh ỉa chảy và đặt tên là Norwalk.
Đến năm 1973, Bishop quan sát dưới kính hiển vi điện tử vi rút giống như Reovirut và đặt tên là vi rút Rota.
Các nghiên cứu sau này đã xác định vi rút Rota thuộc họ Reoviridae.
Baoming (1995) chia vi rút Rota thành 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người.
Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Trên thế giới, ghi nhận chủ yếu là 4 chủng G1P8, G3P8, G4P8, G2P4;
Ở Việt Nam, chủng G1P8 chiếm đa số.
- Hình thái :

Vi rút dạng hình khối cầu 20 mặt, đường kính trung bình 65-70 nm.
Acid nucleic là ARN hai sợi, nằm ở trung tâm hạt vi rút, đường kính 38 nm và được bao bọc bởi hai sợi capsid.
Capsid gồm 3 lớp:
Lớp ngoài, lớp trong và lớp lõi.
60 cái gai dài 120 A0 trên bề mặt nhẵn nhụi của lớp ngoài.
Các capsome của lớp ngoài tạo nên hình vòng.
Do vậy, các vi rút này mới có tên Rota (Rota = bánh xe)
- Khả năng tồn tại trong môi trường:

Vi rút Rota sống bền vững trong môi trường, có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn.
Loại vi rút này vẫn ổn định và có khả năng gây bệnh khi sống trong phân một tuần.
Vi rút bị bất hoạt nhanh chóng khi bị xử lý bằng EDTA (ethylendiamintetracetic acid), ở nhiệt độ cao trên 450C.
Chúng bị bất hoạt ở pH < 3 hoặc pH > 10, nhưng có sức đề kháng tốt đối với Clo và Ete.
3. Đặc điểm dịch tễ học
- Phân bố:

Ở các nước có khí hậu ôn đới, bệnh tiêu chảy do vi rút Rota xảy ra tập trung theo mùa, nhiều nhất là mùa đông.
Ở các nước nhiệt đới, bệnh xảy ra rải rác quanh năm.
- Tại Việt Nam, mãi đến năm 1980 mới nghiên cứu và xác định vi rút Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Đó là một bệnh rất phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt).
Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín.
Tại Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota.
Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân.
- Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do vi rút Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ nhiễm bệnh, thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặt biệt là dưới 12 tháng.
4. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa:

Người là ổ chứa vi rút Rota duy nhất.
Các loại vi rút Rota ở động vật như chó, mèo, ngựa... không gây bệnh ở người.
- Yếu tố truyền bệnh:

Là phân của bệnh nhân hoặc người lành mang vi rút Rota.
Phân sẽ làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Ngoài ra, có thể gây ô nhiễm thực phẩm và các vật dụng khác
- Thời gian ủ bệnh:

Từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày kể từ khi vi rút xâm nhập vào cơ thể
- Thời kỳ lây truyền:

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi rút Rota được bắt đầu rất đột ngột.
Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài tới 3 tuần, tuy nhiên thường khoảng 7-8 ngày kể từ lúc bệnh bắt đầu.
5. Phương thức lây truyền: 

Vi rút Rota lây truyền qua đường phân - miệng, ngoài ra có thể lây theo đường hô hấp.
Trẻ em có thể nhiễm cả trước và sau khi bị ốm kèm theo tiêu chảy.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít bị bệnh vì có sẵn kháng thể do mẹ truyền cho, kháng thể trong huyết thanh cao ở thời kỳ sơ sinh, trẻ từ 3-6 tháng kháng thể giảm rồi tăng dần sau đó đạt cao điểm lúc 2 tuổi và duy trì trong nhiều năm.
- Tính miễn dịch đối với vi rút Rota xuất hiện phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh nhưng không bền vững nên bệnh vẫn có thể bị mắc lại.

7. Các biện pháp phòng chống dịch
7.1. Biện pháp dự phòng:

- Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ (vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân):

Vệ sinh nguồn nước, ăn uống theo các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm  như không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín, rửa sạch rau quả trước khi ăn sống, giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn.
Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú.
- Vệ sinh phòng dịch:

Sát khuẩn, tẩy uế những chất thải và đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân.
Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí hai ngăn), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.
+ Phòng bệnh chủ động:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nên uống dự phòng vắc xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Tháng 1/2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã phê chuẩn cho sử dụng 2 loại vắc xin Rota (RotaTeq của hãng Meck và Rotarix của hãng Glaxo Smith Kline)
+ RotaTeq là vắc xin sống giảm độc lực sử dụng 3 liều.

Nó là vắc xin phối hợp giữa chủng Rota của người và bò chứa 5 kháng nguyên G1, G2, G3, G4 và P1.
+ Rotarix là vắc xin sống giảm độc lực sử dụng 2 liều.

Có nguồn gốc từ 1 chủng vi rút Rota người G1P8.
7.2. Biện pháp chống dịch
7.2.1.Tổ chức hệ thống giám sát dịch tễ và báo cáo:

- Giám sát trọng điểm:

Tại những điểm có nguy cơ như Nhà trẻ, Trường mẫu giáo, Trạm Y tế, Bệnh viện.
- Giám sát người bệnh và người lành mang mầm bệnh:

Ở các trường hợp có chẩn đoán xác định về lâm sàng, lấy mẫu bệnh phẩm theo đúng quy định để làm xét nghiệm báo cáo.
- Xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên định kỳ theo tuyến từ cơ sở đến Quốc gia, từ Quốc gia đến khu vực và Tổ chức Y tế Thế giới
7.2.2. Chuyên môn:
- Thu dung cách ly, điều trị bệnh nhân: bệnh nhân được cách ly trong vòng 10-15 ngày để tránh lây lan.

Trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà nhưng phải đảm bảo việc điều trị và chăm sóc cách ly theo đúng quy định
- Xử lý môi trường:

Khử trùng, tẩy uế môi trường và tiệt trùng vật dụng của người bệnh thường xuyên
7.3. Nguyên tắc điều trị: 

Với tiêu chảy cấp do vi rút Rota điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả.
Ở thể nhẹ không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3-4 ngày.
Việc điều trị chủ yếu là phòng biến chứng:
Bù nước và chất điện giải khi trẻ bị mất nước.
Đối với trẻ bị bệnh nhẹ, sau khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế, có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Chú ý các điểm sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.

Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không gas), hoặc cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ hơn.
- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài (chứ không có tác dụng diệt vi rút, nguyên nhân gây nên tiêu chảy).

7.4. Kiểm dịch biên giới: 

Không có những biện pháp đặc biệt đối với các trường hợp tiêu chảy do vi rút Rota.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ROTAVIRUS
Thông tin về phác đồ điều trị Rotavirus dưới đây có tham khảo "Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em" được ban hành kèm theo Quyết định số: 4121/QĐ-BYT của Bộ Y tế vào ngày 28/10/2009.
Sau khi hoàn thành việc thăm khám, việc quyết định chọn phác đồ điều trị được căn cứ vào mức độ mất nước của trẻ nhỏ như sau:
Nếu trẻ không mất nước, sẽ lựa chọn phác đồ A.
Nếu trẻ có mất nước, sẽ lựa chọn phác đồ B.
Trong trường hợp trẻ mất nước nặng, sẽ lựa chọn phác đồ C.
Nếu phát hiện phân có máu (lỵ), cần điều trị bằng kháng sinh.
Nếu trẻ bị sốt, hướng dẫn bà mẹ cách giảm sốt bằng cách dùng khăn ướt hoặc quạt để làm mát cho trẻ.
Sau đó, mới xem xét và điều trị các nguyên nhân khác của sốt (ví dụ như sốt rét).
Tất cả ba phác đồ điều trị đều nhằm vào việc phục hồi lượng nước và muối bị mất do tiêu chảy cấp.
Phương pháp tốt nhất để bù nước và ngăn chặn tình trạng mất nước cho trẻ nhỏ là sử dụng dung dịch ORS (dung dịch nước và muối đường uống).
Chỉ cần sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch cho những trường hợp mất nước nặng hoặc khi việc sử dụng đường uống theo phác đồ B không thành công. 

BA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ROTAVIRUS THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ:
Phác đồ A: Cách điều trị tiêu chảy ngay tại nhà
Phác đồ điều trị Rotavirus tiêu chảy tại nhà đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Uống thêm dịch bù nước, nước bù khoáng và muối:
Khuyến khích bà mẹ cho trẻ uống thêm dịch nhiều nhất có thể, đặc biệt sau mỗi lần đi ngoài và giữa các lần đi ngoài.
Dùng dung dịch ORS là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt sau khi trẻ đã hoàn tất điều trị theo phác đồ B hoặc C, hoặc khi không thể đưa trẻ trở lại cơ sở y tế nếu tiêu chảy nặng hơn.
Tiếp tục cho trẻ ăn:
Khuyến khích tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường.
Bổ sung kẽm:
Bà mẹ được hướng dẫn cách cho trẻ uống bổ sung kẽm trong vòng 14 ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và dạng bổ sung (viên hoặc dạng hỗn dịch).
Việc bổ sung kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêu chảy.
Khám trở lại hoặc khám lại ngay:
Hướng dẫn bà mẹ về thời điểm cần đưa trẻ đến tái khám hoặc khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường hoặc tiêu chảy không được cải thiện.
Thông tin chi tiết về cách bảo quản và sử dụng ORS, liều lượng kẽm bổ sung, cũng như hướng dẫn cho trẻ uống các loại thuốc cần thiết cũng được cung cấp.

Phác đồ B: Cung cấp ORS để khắc phục tình trạng mất nước
Áp dụng phác đồ uống ORS trong 4 giờ tại cơ sở y tế cho trẻ.
Để xác định lượng ORS cần sử dụng trong 4 giờ đầu tiên, bà mẹ cần xem xét tuổi và cân nặng của trẻ như sau:
Trẻ dưới 4 tháng và cân nặng dưới 6kg:
Cần sử dụng 200 - 400ml ORS.
Trẻ từ 4 đến dưới 12 tháng và cân nặng từ 6 đến dưới 10kg:
Cần sử dụng 400 - 700ml ORS.
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 2 tuổi và cân nặng từ 10 đến dưới 12kg:
Cần sử dụng 700 - 900ml ORS.
Trẻ từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi và cân nặng từ 12 đến 19kg:
Cần sử dụng 900 - 1400ml ORS.
Nếu không biết cân nặng của trẻ, có thể sử dụng tuổi của trẻ để tính toán.
Số lượng ORS cần dùng được tính bằng cân nặng của trẻ (kg) nhân với 75.
Sau 4 giờ đầu tiên, bà mẹ cần:
Đánh giá lại tình trạng mất nước của trẻ và phân loại lại.
Lựa chọn phác đồ điều trị tiếp theo dựa trên đánh giá mới nhất.
Bắt đầu cho trẻ ăn tại phòng.
Hướng dẫn cho trẻ uống ORS bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa, chờ 10 phút nếu trẻ nôn, sau đó tiếp tục cho uống chậm hơn.
Tiếp tục cho trẻ bú bất kỳ khi nào trẻ muốn.
Nếu bà mẹ phải về nhà trước khi kết thúc điều trị, cần hướng dẫn cách pha ORS và lượng ORS cần cho uống để hoàn tất 4 giờ điều trị tại nhà.
Bà mẹ cần được cung cấp số gói ORS cần thiết để hoàn tất việc bù nước cho trẻ.
Đồng thời, cũng nên phát thêm ORS như đã khuyến nghị trong phác đồ A.
Bà mẹ cần được giải thích về 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà:
Uống thêm dịch, tiếp tục cho ăn, uống bổ sung kẽm, khi nào đưa trẻ đến khám ngay.

Phác đồ C: Trường hợp trẻ mất nước nặng
Phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ bị mất nước nặng là khẩn cấp bù dịch qua đường tĩnh mạch, tuân theo phác đồ C.
Nếu khả năng cho phép, trẻ nên được nhập viện để đảm bảo có sự giám sát và điều trị chuyên sâu.
Dù trẻ uống dễ dàng hay không, việc cung cấp dung dịch ORS vẫn rất quan trọng cho đến khi có thể thực hiện bù nước qua đường tĩnh mạch.
Trong trường hợp bệnh nhân có khả năng uống, bà mẹ cần cho trẻ uống ORS qua đường miệng cho đến khi việc truyền dịch tĩnh mạch được thiết lập. 
Truyền dung dịch Ringer Lactate 100ml/kg theo lịch trình như sau:
Đối với trẻ dưới 12 tháng:
Ban đầu, truyền 30ml/kg trong vòng 1 giờ.
Sau đó, truyền 70ml/kg trong vòng 5 giờ.
Đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi:
Ban đầu, truyền 30ml/kg trong vòng 30 phút.
Sau đó, truyền 70ml/kg trong vòng 2 giờ 30 phút.
Nếu dung dịch Ringer Lactate không có sẵn, có thể thay thế bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Nếu mạch rất nhỏ hoặc không thể bắt được, cần truyền thêm một lần nữa.
Đánh giá lại tình trạng mất nước mỗi 1 - 2 giờ.
Nếu tình trạng không cải thiện, cần truyền dung dịch nhanh hơn.
Khi trẻ có thể uống được, bà mẹ cần cho trẻ uống ORS (5ml/kg/giờ), thường sau 3 - 4 giờ đối với trẻ dưới 12 tháng hoặc sau 1 - 2 giờ đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi.
Sau 6 giờ đối với trẻ dưới 12 tháng hoặc sau 3 giờ đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, cần đánh giá lại và phân loại lại mức độ mất nước của trẻ.
Sau đó, chọn phác đồ điều trị phù hợp (A, B hoặc C) để tiếp tục điều trị.

TIP1
1. Bệnh tiêu chảy Rota là gì?
Bệnh tiêu chảy Rota hay còn được gọi là bệnh tiêu chảy cấp do Rota Virus gây ra các triệu chứng đi ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đây là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi.
Virus Rota là chủng virus có cấu tạo dạng vòng và được phân loại thành các nhóm A, B, C, D, E, F, G.
Trong nhóm này thì chủng A, B, C là 3 chủng có tỷ lệ gây bệnh cao ở người.
Đặc biệt là virut Rota nhóm A gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em.
Theo nghiên cứu thống kê, hàng năm có khoảng 125 triệu trẻ em mắc bệnh tiêu chảy Rota.
Hầu hết là những trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là tỷ lệ phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi.
Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ chuyển nặng hơn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và sức để kháng yếu.
Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm là cơ hội cho các loại virus phát triển và gây bệnh.
Bệnh tiêu chảy Rota là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em chỉ xếp sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính.
Hàng năm có khoảng 5% - 8% số lượng trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy cấp Rota virus này.
Thông thường đối với khu vực miền Nam của nước ta thì triệu chứng bệnh tiêu chảy do Rota thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 9 do thời tiết nóng và ẩm.
Còn đối với các tỉnh miền Bắc thì các trẻ thường dễ mắc bệnh tiêu chảy Rota vào mùa xuân - hè.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy Rota
Nôn mửa là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy Rota.
Triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng từ 6 - 24 giờ trước khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện.
Tình trạng nôn mửa sẽ giảm dần khi tiêu chảy xuất hiện.
Tiêu chảy:
Trẻ đi phân lỏng nhiều nước thường có màu xanh và chứa nhầy nhớt dễ nhận biết.
Đối với trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân lỏng khoảng 20 lần/ngày và đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi thường đi trên 10 lần trong ngày.
Cơ thể mất nước thường khiến cho trẻ khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô,…
Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bố mẹ cần bổ sung nước ngày cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài.
Nên bổ sung nước khoáng hoặc nước có chứa thành phần muối dành cho trẻ bị tiêu chảy để tránh dẫn đến tình trạng mất nước, mất muối dễ gây tử vong nếu không được bù nước kịp lúc.
Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, mệt lã, ăn uống kém, mệt mỏi,…
Dấu hiệu kèm theo có thể xuất hiện sau tiêu chảy là sốt cao, ho, sổ mũi,…
3. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy Rota
Đối với trẻ sơ sinh bú bình thì nguyên nhân gây tiêu chảy Rota cấp thường do bình sữa không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn từ môi trường.
Vì vậy so với trẻ bú mẹ thì trẻ bú bình thường có nguy cơ mắc tiêu chảy Rota cao hơn.
Thực phẩm không được bảo quản đúng cách sau khi chế biến cũng như tình trạng đun lại thức ăn nhiều lần cũng khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị virus Rota tấn công.
Thức ăn bị ô nhiễm trong quá trình chế biến đặc biệt là đối với các món thịt tươi sống như thịt bò, thịt heo, cá.
Virus Rota có khả năng sinh trưởng mạnh trong môi trường nước nên khi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và nước chưa đun sôi hoặc để lâu khi trẻ uống sẽ dễ mắc bệnh.
Đối với những gia đình sử dụng máy lọc nước trực tiếp từ nguồn nước cũng cần đảm bảo đun sôi trước khi cho con sử dụng.
Virus Rota có thể truyền nhiễm từ dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh trước đó.
Trẻ có thói quen đưa tay vào miệng khi chơi đùa hoặc khi ăn và trong đó có thể chứa virus Rota vì thế cần tập thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cho trẻ.
4. Cách điều trị tiêu chảy do Rotavirus
Trong giai đoạn đầu, người nhà cần cho trẻ bổ sung nhiều nước, chất điện giải bằng cách sử dụng nước đun sôi để nguội và kết hợp với gói điện giải Oresol.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không dầu mỡ, dễ tiêu như cháo lỏng, nước canh súp, nước canh rau,…
Có thể cho trẻ uống nước khoáng nhưng không được uống nước có ga.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc tiêu chảy để theo dõi thêm tình trạng trong 24 giờ.
Khi trẻ có các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng như lòng bàn tay, chân lạnh, mắt trũng sâu, lờ đờ, thở gấp, da xuất hiện đốm đỏ li ti, không phản xạ khi bố mẹ gọi,…
=>Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch hồi phục cũng như thực hiện các xét nghiệm điều trị tiêu chảy Rota kịp thời.
5. Bệnh tiêu chảy Rota có lây nhiễm không?
Đối với virus Rota có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường nước hoặc có độ ẩm cao vì thế chúng tạo nên khả năng lây nhiễm tiềm ẩn cao.
Chúng thường có trong thức ăn, nước uống hoặc bám trên tay chân, vật dụng trong nhà.
Không chỉ có khả năng lây nhiễm cao mà virus Rota còn có tốc độ xâm nhập nhanh đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện ở trẻ em.
6. Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota ở trẻ
6.1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
Ăn chín uống sôi là tiêu chí hàng đầu để phòng bệnh tiêu chảy Rota.
Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn kém vệ sinh.
Nên tiệt trùng bình sữa, dụng cụ ăn uống của trẻ bằng nước sôi hoặc máy tiệt tùng chuyên dụng trước khi ăn uống.
Vệ sinh khu vực sinh hoạt, đồ chơi của trẻ thường xuyên để tránh virus Rota có thể bám trên bề mặt.
Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hoặc các loại men vi sinh để tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
6.2. Sử dụng vaccine để phòng bệnh
Ngoài các biện pháp phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng ngày thì virut Rota vẫn có cơ hội xâm nhập và tạo ra triệu chứng tiêu chảy Rota.
Đặc biệt do hệ miễn dịch còn yếu cũng như hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thì tỷ lệ bệnh nặng cao hơn so với người lớn.
Hiện nay, uống vaccine phòng tiêu chảy do virut Rota đã được Việt Nam triển khai phổ biến thông qua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo thống kê thì loại vaccine này đã giảm hơn 84% số trẻ mắc bệnh chuyển biến nặng và giảm đến 85% tỷ lệ tử vong.
Chính vì thế các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo cho trẻ sử dụng vaccine phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota càng sớm càng tốt.
Nên cho trẻ sử dụng vaccine vào thời điểm 6 tuần tuổi hoặc trước 6 tháng tuổi để đảm bảo phát huy tốt khả năng phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota cho trẻ.

TIP2
Mỗi năm trên thế giới, tiêu chảy cấp do Rotavirus tước đi sinh mạng của hơn 600.000 trẻ em.
Con số này chiếm tỷ lệ đặc biệt cao ở các nước đang phát triển.
Đây là bệnh có thể ngừa được bằng vắc xin nhưng không nhiều trẻ em được chủng ngừa.
Ở các nước nhiệt đới, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường xảy ra quanh năm.
Bệnh thường lây nhiễm qua đường tiêu hóa với khả năng lây nhiễm rất cao trong đó đường truyền phổ biến là phân – miệng.
Trẻ chỉ cần một lượng nhỏ virus là đã mắc bệnh, trong khi đó trẻ nhiễm Rotavirus có thể đào thải theo phân ra ngoài lượng virus lên đến khoảng 10 ngàn tỷ một lần.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus là gì?
Tieêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus Rota là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người.
Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B và C thường gây các vụ dịch lẻ tẻ, hay gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm rất cao.
Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do vi rút Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ càng nhỏ nguy cơ nhiễm bệnh càng cao vì vậy bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặt biệt là dưới 12 tháng. (*)
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã xác định vi rút Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Đó là một bệnh rất phổ biến đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt).
Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.
Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota.
Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân. (*)
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus
Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện.
Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm:
Nôn mửa:
Đây là dấu hiệu đầu tiên, trẻ nôn mửa rất nhiều trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày, triệu chứng này sẽ giảm dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
Tiêu chảy:
Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt nhưng không có máu.
Trẻ có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày.
Mất nước:
Các biểu hiện của mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc.
Đây là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất của tiêu chảy cấp do Rotavirus, có thể dẫn đến khô kiệt do mất nước và mất muối, trụy mạch và tử vong nếu không bù nước kịp thời.
Trẻ sút cân do mất nước, ăn uống kém.
Một số trẻ còn có dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi…
Rotavirus lây truyền như thế nào?
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng.
Virus Rota có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da.
Trẻ dễ bị nhiễm virus Rota khi tiếp xúc với nguồn phân của những người đang bị nhiễm.
Trẻ em cũng thường bị nhiễm virus Rota qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình.
Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.
Trẻ nhiễm virus Rota đào thải một lượng siêu vi rất lớn.
Mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ Rotavirus, trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus, tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhất đối với trẻ dưới 2 tuổi.
Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm bởi loại virus này.
Một số yếu các yếu tố làm tăng nguy mắc Rotavirus ở trẻ nhỏ bao gồm:
Tiếp xúc với nguồn bệnh bao gồm tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng, đồ ăn… có nhiễm virus Rota.
Trẻ bú bình, ăn uống không vệ sinh:
Đồ ăn bị ô nhiễm, bảo quản thức ăn không đảm bảo…
Nguồn nước bị nhiễm virus Rota.
Xử lý không đúng phân và chất thải có chứa virus Rota.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Xử lý phân và chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách cũng gây nguy cơ mắc bệnh.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.
Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus điều trị như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Bù nước qua đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp vẫn là phương pháp điều trị cơ bản.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus thường có triệu chứng nặng, gây nôn mửa nhiều nên việc điều trị sẽ gặp khó khăn.
Trong trường hợp không thể bù dịch bằng đường uống, trẻ cần nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin.
Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được uống vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, đây là loại vắc xin uống ngừa được tiêu chảy cấp gây ra do Rotavirus, trong khi đó bệnh tiêu chảy có rất nhiều tác nhân khác gây ra.
Sau khi cho trẻ uống vắc xin, phụ huynh cũng nên tuân thủ quy tắc vệ sinh như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Lịch uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus
Vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus dành cho trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi.
Vắc xin Rotarix (Bỉ):
Uống 2 liều;
Liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo.
Nên cho trẻ uống vắc xin Rotavirus trước 24 tuần tuổi.
Vắc xin Rotateq (Mỹ):
Uống 3 liều;
Liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.