Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn (tiêu hóa)
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
1. ĐẠI CƯƠNG
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là:
Sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn.
Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.
2. CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP
- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.
- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng: biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.
- Nôn và buồn nôn.
- Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:
+ Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn:
Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
+ Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập:
Phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
- Biểu hiện toàn thân:
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
+ Tình trạng nhiễm độc: mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.
+ Tình trạng mất nước.
Các mức độ mất nước:
1. ĐẠI CƯƠNG
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là:
Sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.
Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn.
Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.
2. CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP
- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.
- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng: biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh.
- Nôn và buồn nôn.
- Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh:
+ Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn:
Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân.
+ Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập:
Phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
- Biểu hiện toàn thân:
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
+ Tình trạng nhiễm độc: mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp.
+ Tình trạng mất nước.
Các mức độ mất nước:
Các dấu hiệu | Mất nước độ 1 | Mất nước độ 2 |
Mất nước độ 3 |
Khát nước | Ít | Vừa | Nhiều |
Tình trạng da | Bình thường | Khô | Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng |
Mạch | < 100 lần/phút | Nhanh nhỏ (100- 120 lần/phút) | Rất nhanh, khó bắt (> 120 lần/phút) |
Huyết áp | Bình thường | < 90 mmHg | Rất thấp, có khi không đo được |
Nước tiểu | Ít | Thiểu niệu | Vô niệu |
Tay chân lạnh | Bình thường | Tay chân lạnh | Lạnh toàn thân |
Lượng nước mất | 5-6% trọng lượng cơ thể | 7-9% trọng lượng cơ thể | Từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên |
3.2. Lâm sàng một số tiêu chảy thường gặp
- Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn:
Hội chứng lỵ:
Sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhày máu.
- Tiêu chảy do tả:
Khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo.
Không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.
- Tiêu chảy do độc tố tụ cầu:
Thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
- Tiêu chảy do E.coli.
+ Tiêu chảy do E.coli sinh đôc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhày máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi.
+ Tiêu chảy do E.coli (EIEC, EPEC, EHEC):
Sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhày máu (giống hội chứng lỵ).
- Tiêu chảy do Salmonella:
Tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.
3.3. Xét nghiệm
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy thuộc từng loại căn nguyên.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: có thể có rối loạn điện giải, suy thận kèm theo.
- Xét nghiệm phân:
+ Soi phân: tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng...
+ Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
3.4. Chẩn đoán xác định
- Dịch tễ: nguồn lây (thức ăn, nước uống).
- Lâm sàng: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sốt.
- Xét nghiệm: cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
- Ngộ độc hóa chất.
- Tiêu chảy do virus, do ký sinh trùng.
- Bệnh lý đại tràng khác: viêm đại tràng mạn, ung thư đại tràng..
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải.
- Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên.
Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay.
Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân.
- Điều trị triệu chứng.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm:
Trong trường hợp chưa có kết quả vi sinh, cần cân nhắc dùng kháng sinh trong những trường hợp sau:
- Cơ địa: suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.
- Toàn trạng: người bệnh có sốt, tình trạng nhiễm trùng.
- Phân: nhày máu, mũi.
- Xét nghiệm:
+ Công thức máu có bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính tăng.
+ Soi phân trực tiếp có hồng cầu, bạch cầu hoặc nghi ngờ có phẩy khuẩn tả.
4.2.2. Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp
Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập.
Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.
Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn.
Đối với trẻ em, tham khảo thêm “ Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” . Bộ Y tế 2009.
- Tiêu chảy do E.coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio sp.
Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
- Quinolon khác: Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày (lưu ý không lạm dụng).
Thuốc thay thế: ceftriaxon ™50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
Hoặc: azithromycin 0,5 g/ngày x5 ngày.
Hoặc: doxycyclin 100 mg x2/ngày x 5 ngày.
b. Tiêu chảy do Clostridium difficile
Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6h x7-10 ngày.
Hoặc:
Vancomycin 250mg (uống) mỗi 6h x 7-10 ngày.
c. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)
Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày.
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
- Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày.
Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
Hoặc azithromycin 0,5 g/ngày x 3 ngày.
d. Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, S. paratyphi)
Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày.
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
Thuốc thay thế: ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 10-14 ngày.
e. Tiêu chảy do vi khuẩn tả (Vibrio cholera)
Hiện nay, vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là:
- Nhóm Quinolon (uống ) x 3 ngày.
Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
Norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.
- Azithromycin 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.
(Dùng cho trẻ em < 12 tuổi và phụ nữ có thai).
Thuốc thay thế:
- Erythromycin 1 g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày; hoặc
- Doxycyclin 200 mg/ngày x 3 ngày (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).
4.2.3. Điều trị triệu chứng
a. Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước
Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.
- Người bệnh mất nước độ I, uống được:
Bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL.
- Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được:
Bù dịch bằng đường tĩnh mạch.
Dung dịch được lựa chọn:
Ringer lactat.
Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.
b. Điều trị hỗ trợ
Giảm co thắt: spasmaverin.
Làm săn niêm mạc ruột: smecta.
Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Bệnh cải thiện nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không có thể gây các biến chứng sau:
+ Sốc giảm thể tích.
+ Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu.
+ Suy thận cấp, hoại tử ống thận.
+ Xuất huyết tiêu hóa.
+ Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
+ Nhiễm khuẩn huyết.
6. DỰ PHÒNG
Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Ăn chín - uống nước đã đun sôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cunha, B.A (2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]-1289.
2. Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison's infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York.
3. Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier.
4. Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York.
TIP
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ 24 giờ có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân.
Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có:
Escheriachia Coli (E.coli)
Trực khuẩn lỵ Shigella
Campylobacter Jejuni
Salmonella enterocolitica
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae
Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản xuất ra các độc tố ruột hoặc phá hủy trực tiếp các tế bào niêm mạc ruột gây rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, đại tràng kém hấp thu lượng nước trở lại gây tiêu chảy.
Triệu chứng của tiêu chảy do vi khuẩn
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn thường khá đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh, có thể kể đến như:
Sốt
Mệt mỏi, nhức đầu
Buồn nôn, nôn
Đi cầu phân lỏng nhiều lần, phân nhầy nhiều nước, đôi khi có máu
Biểu hiện mất nước
Mức độ mất nước của bệnh nhân sẽ được phân loại như sau:
Mất nước mức độ nhẹ:
Bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng, tri giác hoàn toàn tỉnh táo, mắt không trũng, không khát nước, da môi khô, tái nhẹ; mạch nhanh, nước tiểu bình thường.
Mất nước mức độ vừa:
Toàn trạng kích thích, vật vã;
Bệnh nhân khát nước, mắt trũng nhẹ;
Môi khô, da khô lạnh, mạch rất nhanh, thiểu niệu, chân tay lạnh.
Mất nước mức độ nặng:
Bệnh nhân li bì, hôn mê;
Biểu hiện rất khát nước, mất đàn hồi da, mắt rất trũng, da khô xanh tái lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, vô niệu và lạnh toàn thân,
Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà lâm sàng bệnh nhân sẽ có những điểm khác biệt:
Tiêu chảy do lỵ:
Thường sốt cao, đau bụng từng cơn kèm mót rặn, đi ngoài phân lỏng nhầy máu.
Tiêu chảy do tả:
Thường khởi phát nhanh trong 24 giờ, tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước như vo gạo nhưng không sốt, không mót rặn và không đau quặn bụng.
Tiêu chảy do độc tố tụ cầu:
Bệnh ủ trong 1-6 giờ, bệnh nhân thường buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
Tiêu chảy do Salmonella thường sốt cao, nôn và đau bụng.
Điều trị tiêu chảy do vi khuẩn như thế nào?
Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải
Điều trị kháng sinh theo căn nguyên
Điều trị triệu chứng
Khuyến cáo của Bộ y tế về điều trị kháng sinh theo tác nhân gây bệnh như sau:
Tiêu chảy do E.coli:
Ưu tiên kháng sinh nhóm Quinolon, uống hoặc truyền trong 5 ngày.
Tiêu chảy do Clostridium difficile:
Metronidazol hoặc Vancomycin.
Tiêu chảy do Shigella hoặc Salmonella:
Ưu tiên Quinolon.
Tiêu chảy do vi khuẩn tả:
Nhóm Quinolon, Ciprofloxacin hoặc Azithromycin.
Điều trị mất nước theo mức độ mất nước của người bệnh, thông thường ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được bù dịch bằng dung dịch Oresol đường uống trong khi từ độ vừa trở lên (hoặc bệnh nhân không uống được) thì cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactat.
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
- Quinolon khác: Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày (lưu ý không lạm dụng).
Thuốc thay thế: ceftriaxon ™50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
Hoặc: azithromycin 0,5 g/ngày x5 ngày.
Hoặc: doxycyclin 100 mg x2/ngày x 5 ngày.
b. Tiêu chảy do Clostridium difficile
Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6h x7-10 ngày.
Hoặc:
Vancomycin 250mg (uống) mỗi 6h x 7-10 ngày.
c. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)
Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày.
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
- Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày.
Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.
Hoặc azithromycin 0,5 g/ngày x 3 ngày.
d. Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, S. paratyphi)
Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày.
- Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
Thuốc thay thế: ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 10-14 ngày.
e. Tiêu chảy do vi khuẩn tả (Vibrio cholera)
Hiện nay, vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là:
- Nhóm Quinolon (uống ) x 3 ngày.
Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
Norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.
- Azithromycin 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.
(Dùng cho trẻ em < 12 tuổi và phụ nữ có thai).
Thuốc thay thế:
- Erythromycin 1 g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày; hoặc
- Doxycyclin 200 mg/ngày x 3 ngày (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).
4.2.3. Điều trị triệu chứng
a. Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước
Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.
- Người bệnh mất nước độ I, uống được:
Bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL.
- Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được:
Bù dịch bằng đường tĩnh mạch.
Dung dịch được lựa chọn:
Ringer lactat.
Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.
b. Điều trị hỗ trợ
Giảm co thắt: spasmaverin.
Làm săn niêm mạc ruột: smecta.
Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Bệnh cải thiện nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không có thể gây các biến chứng sau:
+ Sốc giảm thể tích.
+ Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu.
+ Suy thận cấp, hoại tử ống thận.
+ Xuất huyết tiêu hóa.
+ Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
+ Nhiễm khuẩn huyết.
6. DỰ PHÒNG
Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Ăn chín - uống nước đã đun sôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cunha, B.A (2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]-1289.
2. Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison's infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York.
3. Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier.
4. Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York.
TIP
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn là tình trạng đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ 24 giờ có thể dẫn đến tình trạng mất nước nặng và nhiễm trùng toàn thân.
Các loại vi khuẩn thường gặp gây ra tiêu chảy gồm có:
Escheriachia Coli (E.coli)
Trực khuẩn lỵ Shigella
Campylobacter Jejuni
Salmonella enterocolitica
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae
Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản xuất ra các độc tố ruột hoặc phá hủy trực tiếp các tế bào niêm mạc ruột gây rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, đại tràng kém hấp thu lượng nước trở lại gây tiêu chảy.
Triệu chứng của tiêu chảy do vi khuẩn
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn thường khá đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh, có thể kể đến như:
Sốt
Mệt mỏi, nhức đầu
Buồn nôn, nôn
Đi cầu phân lỏng nhiều lần, phân nhầy nhiều nước, đôi khi có máu
Biểu hiện mất nước
Mức độ mất nước của bệnh nhân sẽ được phân loại như sau:
Mất nước mức độ nhẹ:
Bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng, tri giác hoàn toàn tỉnh táo, mắt không trũng, không khát nước, da môi khô, tái nhẹ; mạch nhanh, nước tiểu bình thường.
Mất nước mức độ vừa:
Toàn trạng kích thích, vật vã;
Bệnh nhân khát nước, mắt trũng nhẹ;
Môi khô, da khô lạnh, mạch rất nhanh, thiểu niệu, chân tay lạnh.
Mất nước mức độ nặng:
Bệnh nhân li bì, hôn mê;
Biểu hiện rất khát nước, mất đàn hồi da, mắt rất trũng, da khô xanh tái lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, vô niệu và lạnh toàn thân,
Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà lâm sàng bệnh nhân sẽ có những điểm khác biệt:
Tiêu chảy do lỵ:
Thường sốt cao, đau bụng từng cơn kèm mót rặn, đi ngoài phân lỏng nhầy máu.
Tiêu chảy do tả:
Thường khởi phát nhanh trong 24 giờ, tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước như vo gạo nhưng không sốt, không mót rặn và không đau quặn bụng.
Tiêu chảy do độc tố tụ cầu:
Bệnh ủ trong 1-6 giờ, bệnh nhân thường buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
Tiêu chảy do Salmonella thường sốt cao, nôn và đau bụng.
Điều trị tiêu chảy do vi khuẩn như thế nào?
Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải
Điều trị kháng sinh theo căn nguyên
Điều trị triệu chứng
Khuyến cáo của Bộ y tế về điều trị kháng sinh theo tác nhân gây bệnh như sau:
Tiêu chảy do E.coli:
Ưu tiên kháng sinh nhóm Quinolon, uống hoặc truyền trong 5 ngày.
Tiêu chảy do Clostridium difficile:
Metronidazol hoặc Vancomycin.
Tiêu chảy do Shigella hoặc Salmonella:
Ưu tiên Quinolon.
Tiêu chảy do vi khuẩn tả:
Nhóm Quinolon, Ciprofloxacin hoặc Azithromycin.
Điều trị mất nước theo mức độ mất nước của người bệnh, thông thường ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được bù dịch bằng dung dịch Oresol đường uống trong khi từ độ vừa trở lên (hoặc bệnh nhân không uống được) thì cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactat.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh hô hấp-Tiêu hóa-Da liễu
Từ khóa:
Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn (tiêu hóa)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.