Viêm phế quản

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

VIÊM PHẾ QUẢN


Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường.
1. Thông tin bệnh lý
Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản, khiến các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại.
Viêm phế quản khiến ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. 
Bệnh lý chia làm hai 2 loại, gồm có:
Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính hay còn gọi là viêm khí phế mạc cấp là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Lúc này, bệnh lý gây ra các tác động làm đường hô hấp bị sưng và xuất hiện nhiều dịch nhầy.
Viêm phế quản mãn tính
Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Quá trình viêm ống dẫn khí diễn ra liên tục nhưng vô cùng âm thầm, khi chịu tác động của các tác nhân kích ứng dễ khiến bùng phát thành những cơn cấp tính.
Viêm phế quản mạn tính là nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản mạn tính lại được chia thành ba dạng bệnh cơ bản là:
Viêm phế quản mạn tính đơn thuần:
Triệu chứng bệnh là các cơn ho dai dẳng. Bệnh tái phát liên tục.
Viêm phế quản dạng hen hay viêm phế quản co thắt:
Các cơn ho đi kèm cảm giác khó - ngạt thở, cơ thể mệt mỏi. 
Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn:
Người bệnh thường xuyên cảm thấy tắc nghẽn đường thở với mức độ cao, tần suất dày đặc. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi cao, người hút thuốc lá.

2. Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản triệu chứng hay gặp là: ho, sốt, chảy dịch mũi, tiết đờm, khò khè,... số ít bị khó thở.
Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn dễ xảy ra những biến chứng tiêu cực, gây hại tới sức khỏe của người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản có thể kể đến như sau:
Viêm phổi
Quá trình viêm nhiễm kéo dài, kèm theo các cơn ho có đờm có thể lây lan và gây viêm tới phổi. Đồng thời, hệ nhiễm dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi hơn khiến các tác nhân như vi khuẩn, virus, virus dễ dàng xâm nhập.
Khi cơ thể bị suy hô hấp hay tràn khí màng phổi có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.
Bệnh hen phế quản
Viêm phế quản khi không được điều trị kịp thời khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành hen mạn tính.
Hen phế quản khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp, rít và rất khó để điều trị.
Đối với đối tượng người bệnh là trẻ con hoặc người cao tuổi có thể nguy hại đến tính mạng.
Áp xe phổi
Một trong những biến chứng tiêu cực của viêm phế quản là áp xe phổi, khiến phổi bị tổn thương toàn bộ khi kéo dài dai dẳng, không được điều trị.
Người bệnh thường có biểu hiện khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường, xuất hiện các bệnh liên quan tới tim mạch,…
COPD
COPD là tình trạng phổi của người bệnh bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,…

Dịch nhầy được phế quản tiết ra là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Các bệnh về tim mạch
Viêm phế quản không được điều trị, liên tục tái diễn chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và dần lây lan tới các cơ quan khác của cơ thể.
Lâu dài gây viêm nhiễm, suy giảm hệ tim mạch và phát triển thành các bệnh liên quan tới tim mạch.
3. Cách chăm sóc người bị viêm phế quản
Với người mắc bệnh lý, cần lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến biến chứng như:
Người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ.
Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc điều trị.
Thực hiện thăm khám - chẩn đoán định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh lý.
Có thể kết hợp điều trị bằng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian nhằm hạn chế các triệu chứng bệnh lý.
Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, ga, các chất kích thích.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…
Không hút thuốc lá.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.
Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.


TIP1

Viêm phế quản xuất hiện với triệu chứng điển hình là ho có đờm.
Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân, tình trạng cấp tính có thể dễ kiểm soát và hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc.
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm và sưng lên, biểu hiện thường gặp là ho có đờm.
Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp hoặc mạn tính.
Nguyên nhân thường gặp là do tiếp xúc môi trường, nhiệt độ lạnh không phù hợp, hít phải khói hoặc các chất gây kích thích phế quản.
Ở bệnh cấp tính, viêm do virus cũng là nguyên nhân thường gặp.
Các loại viêm phế quản thường gặp
Bệnh được chia thành 2 dạng như sau:
1. Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus, có thể tự khỏi sau vài tuần và không gây ra biến chứng đáng lo ngại.
Nếu viêm tái phát, bệnh có thể diễn tiến thành bệnh mạn tính.
2. Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính có thể là một phần trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nghiêm trọng hơn tình trạng cấp tính.
Bệnh có xu hướng tái phát liên tục, làm kích ứng niêm mạc ống phế quản và gây ho kéo dài.
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản
Bệnh có thể do hình thành do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau:
1. Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường khởi phát sau đợt viêm đường hô hấp do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, virus hợp bào hô hấp RSV hoặc virus COVID-19.
Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng này.
2. Viêm phế quản mạn tính
Thường xảy ra đồng thời với khí phế thũng và hen suyễn ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Một số tác nhân thường gặp gồm:
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá (khói thuốc lá từ người khác).
Tuổi cao.
Tiếp xúc với khói bụi.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, xơ nang hoặc ứ trệ phế quản.
Đang mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh mạn tính có thể không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi mắc COVID-19.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Tắc nghẽn vùng ngực.
Ho có thể khạc ra đờm trong suốt, đờm trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
Hụt hơi.
Tiếng thở khò khè hoặc phát ra tiếng như huýt sáo khi thở.
Các triệu chứng đặc trưng của của bệnh cấp tính bao gồm:
Đau nhức cơ thể và ớn lạnh.
Mệt mỏi.
Sốt nhẹ.
Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Đau họng.
Ngay cả sau khi các triệu chứng khác của bệnh cấp tính đã biến mất, ho có thể kéo dài thêm vài tuần.
Ở giai đoạn này, ống phế quản đã bắt đầu phục hồi và cải thiện rõ rệt triệu chứng sưng tấy.
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra với tất cả mọi người nhưng nhóm đối tượng có nguy cơ cao phải kể đến gồm:
Người hút thuốc lá/ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc cả viêm phế quản cấp và mạn tính.
Người có sức đề kháng thấp do bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh lý mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, người già, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ…
Người thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng phổi như bụi mịn, hàng dệt may, khói hóa chất.
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày, dẫn đến kích ứng cổ họng và dễ bị bệnh này.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, đánh giá triệu chứng, kiểm tra âm thanh tiếng thở.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện để chẩn đoán chính xác bệnh viêm phế quản, bao gồm:
Xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đo lượng carbon dioxide và oxy trong máu.
Chụp X-quang ngực để phân biệt bệnh này với bệnh viêm phổi hoặc các bệnh lý gây ho khác.
Nội soi phế quản.
Kiểm tra nồng độ oxy trong máu bằng cảm biến gắn trên ngón chân hoặc ngón tay.
Xét nghiệm chức năng phổi để kiểm tra bệnh khí phế thũng và bệnh hen suyễn.
Kiểm tra dịch nhầy để loại trừ các bệnh do vi khuẩn gây ra như ho gà, cúm, COVID-19.


Cách điều trị bệnh viêm phế quản
1. Điều trị viêm phế quản cấp tính
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cấp tính có xu hướng tự khỏi sau vài tuần.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm triệu chứng, nếu cần.
Đối với bệnh do vi khuẩn (ít gặp hơn), bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
Nếu bệnh nhân bị hen suyễn, dị ứng, hoặc có dấu hiệu thở khò khè, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc xịt để mở đường thở, hỗ trợ hô hấp dễ dàng hơn.
Một số phương pháp khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh cấp tính bao gồm:
Uống nhiều nước (khoảng 8-12 cốc nước mỗi ngày) để làm loãng đờm.
Nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc khói bụi, nhiệt độ lạnh…
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước ấm để hỗ trợ làm loãng đờm.
Dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho… không kê đơn theo tư vấn của bác sĩ.

2. Điều trị viêm phế quản mạn tính
Các phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Có thể bao gồm:
Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản để mở đường thở, thuốc tiêu nhầy… theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy giúp dễ dàng tống khứ đờm ra ngoài khi ho.
Liệu pháp oxy giúp cải thiện quá trình thở.
Tập phục hồi chức năng phổi.

Thuốc điều trị viêm phế quản
Thuốc kháng virus (để điều trị bệnh do virus).
Thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn.
Thuốc chống viêm (như corticosteroid).
Thuốc giãn phế quản.
Thuốc ức chế ho không kê đơn hoặc kê đơn (như dextromethorphan, benzonatate…).
Thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính/hen suyễn.

Biến chứng của viêm phế quản
Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến thành viêm phổi.
Các đợt tái phát bệnh liên tục còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá.
Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm.
Rửa tay thừa xuyên bằng cồn để để giảm nguy cơ mắc bệnh do nhiễm virus.
Đeo khẩu trang khi làm việc trong môi trường khói bụi, khi tiếp xúc với đám đông, đi du lịch…

Khi nào nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ?
Người bệnh bị viêm phế quản nên đi khám sớm, đặc biệt là khi xảy ra các tình trạng sau:
Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 3 tuần.
Triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Sốt cao hơn 38 độ C.
Chất nhầy có lẫn máu.
Thở khò khè hoặc khó thở.

Câu hỏi thường gặp
1. Viêm phế quản có thể tự khỏi không?
Bệnh viêm phế quản cấp tính thường tự khỏi.
Hầu hết các trường hợp này đều do virus gây ra, không thể tiêu diệt hoàn toàn bằng thuốc. Người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng tại nhà, nghỉ ngơi khoa học để cải thiện tình trạng viêm.
Bệnh cấp tính do các nguyên nhân khác có thể cần can thiệp điều trị.
Đối với bệnh mạn tính, bệnh không thể khỏi hoàn toàn nhưng cần khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

2. Mất bao lâu để khỏi bệnh viêm phế quản?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều khỏi trong khoảng 2 tuần, đôi khi kéo dài từ 3 – 6 tuần. Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà bằng cách dùng thuốc không kê đơn.
Nếu tình trạng không cải thiện sau 3 tuần, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ để có lựa chọn điều trị tối ưu hơn.

3. Bệnh viêm phế quản có lây không?
Có thể lây nhưng còn tùy vào trường hợp.
Các trường hợp bệnh do virus có thể lây nhiễm trong vòng vài ngày đến một tuần, còn do vi khuẩn có xu hướng ngừng lây nhiễm sau 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh.
Các nguyên nhân gây bệnh khác đều không lây nhiễm.

4. Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh cần cảnh giác ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền như hen suyễn, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim vì có thể khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.


TIP 2

Tìm hiểu chung viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng phế quản (ống khí lớn và trung bình) trong phổi. Nhiễm trùng gây ra viêm, sưng và tăng sản xuất chất nhầy trong phế quản,
Cơ thể cố gắng chuyển lượng chất nhầy thừa này thông qua việc ho.
Viêm phế quản thường do cùng một loại virus gây ra cảm lạnh hoặc cúm, đôi khi có thể do vi khuẩn hoặc tác nhân lý hóa.
Viêm phế quản có thể được mô tả 2 dạng là viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mạn tính:
Viêm phế quản cấp tính
Là tình trạng viêm đường thở tạm thời gây ra ho và có chất nhầy.
Nó kéo dài đến 3 tuần và thường tiến triển lành tính.
Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này phổ biến hơn vào mùa đông và thường xuất hiện sau cảm lạnh thông thường, đau họng hoặc cúm.
Viêm phế quản mạn tính:
 Là tình trạng ho có đờm hàng ngày, kéo dài >= 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liên tiếp.
Đó là một trong số các bệnh lý về phổi,
Nếu không được điều trị sớm, viêm phế quản mạn tính có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng viêm phế quản
Triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu, ho thường có đờm.
Ở 50% số người, cơn ho kéo dài dưới ba tuần, nhưng ở 25% người bệnh có thể kéo dài hơn 1 tháng.
Màu sắc của đờm có thể trong, vàng hoặc xanh lá cây; tuy nhiên, điều này không dự đoán được liệu nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn.
Đôi khi đờm có thể có lẫn máu.
Viêm phế quản cấp tính thường phát triển trong vòng một tuần sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Thở khò khè;
Tức ngực;
Hụt hơi;
Viêm họng hoặc rát bỏng sau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho;
Ho khan, ho từng cơn, dai dẳng. Có thể khàn tiếng;
Nghẹt mũi;
Đau đầu, đau mỏi lưng, đau ngực;
Sốt nhẹ (không phổ biến);
Cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn.
Nếu ho kèm theo sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng hơn có thể là viêm phổi hoặc nhiễm virus như cúm.
Bệnh nhân lớn tuổi có thể sốt nhẹ nhưng vẫn bị viêm phổi.
Viêm phế quản cấp tính là tạm thời và thường không gây khó thở vĩnh viễn.
Trung bình, người lớn bị viêm phế quản cấp tính thường phải nghỉ làm từ hai đến ba ngày.
Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng lâu dài.
Để được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, phải ho có đờm vào hầu hết các ngày trong ít nhất 3 tháng và trong 2 năm liên tiếp.
Bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần, rồi trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng có thể dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính.
Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính có thể xuất hiện các đợt cấp của viêm phế quản cấp tính.
Tác động của viêm phế quản đối với sức khỏe
Viêm phế quản gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc…
Hầu hết các cơn Viêm phế quản không phải là kết quả của một bệnh nghiêm trọng, nhưng một số có thể nguy hiểm cần được chăm sóc khẩn cấp.
Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm phế quản
Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản.
Nó xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng hơn vào phổi, khiến các túi khí nhỏ bên trong phổi chứa đầy chất lỏng.
Khoảng 1 trong 20 trường hợp viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi bao gồm:
Người cao tuổi;
Người hút thuốc;
Người có tình trạng sức khỏe yếu mắc bệnh tim, gan hoặc thận;
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Viêm phổi nhẹ thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà.
Những trường hợp nặng hơn có thể phải nhập viện.
Viêm phế quản mạn tính rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp.
Nghiêm trọng hơn, còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh.
Nguyên nhân viêm phế quản
Viêm phế cấp quản thường do virus gây ra, đôi khi do vi khuẩn gây ra:
85% đến 95% các trường hợp là do virus, chẳng hạn như rhinovirus, adenovirus, cúm A và B, và virus parainfluenza.
Vi khuẩn có thể gây viêm phế quản ở những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc làm biến chứng một trường hợp nhiễm vi rút đã có từ trước. 
Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, và Bordetella pertussis thường liên quan nhất.
Hít thở chất kích thích:
Viêm phế quản cũng có thể được kích hoạt do hít thở phải các chất gây kích thích, chẳng hạn như khói bụi, hóa chất trong các sản phẩm gia dụng hoặc khói thuốc lá.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính.
Nó có thể ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc thụ động, cũng như những người tự hút thuốc.
Những người bị viêm phế quản mạn tính thường phát triển một bệnh phổi khác liên quan đến hút thuốc gọi là khí phế thũng, nơi các túi khí bên trong phổi bị tổn thương, gây ra tình trạng khó thở.
Nếu hút thuốc, hãy cố gắng ngừng ngay lập tức vì hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phế quản và tăng nguy cơ phát triển bệnh khí phế thũng.
Tiếp xúc nghề nghiệp:
Có thể có nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính và các loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác (COPD) nếu thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có thể làm hỏng phổi, chẳng hạn như:
Hạt bụi;
Hàng dệt (sợi vải);
Amoniac;
Axit mạnh;
Clo;
Điều này đôi khi được gọi là viêm phế quản nghề nghiệp.
Thường giảm bớt khi không còn tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Nguy cơ viêm phế quản
Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh Viêm phế quản.
Nhưng viêm phế quản cấp chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sức đề kháng không tốt cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phế quản
Hút thuốc lá;
Thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm;
Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng không tốt.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm phế quản
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm phế quản cấp tính dựa trên tập hợp các triệu chứng và tiền sử bệnh tật kết hợp nghe phổi, khám sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.
Không có dấu hiệu cụ thể hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán.
Điều kiện quan trọng nhất để loại trừ là viêm phổi cấp tính.
Spirometry (xét nghiệm đo chức năng phổi và mức độ có thể hít vào/thở ra không khí) có giá trị chẩn đoán cao, có thể loại trừ những nguyên nhân gây ra các cơn ho kéo dài thường xuất hiện trong bệnh giãn phế quản, viêm phổi.

Phương pháp điều trị viêm phế quản hiệu quả
Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản cấp tính tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị.
Trong thời gian chờ đợi, bạn nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm phế quản có thể kéo dài hơn nhiều.
Nếu các triệu chứng kéo dài >= 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liên tiếp, nó bệnh được gọi là viêm phế quản mạn tính.
Không có cách chữa khỏi bệnh viêm phế quản mạn tính, nhưng một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục vừa phải kèm tránh hút thuốc lá. 

Thuốc giảm triệu chứng:
Thuốc uống và làm thông mũi như phenylephrine, pseudoephedrine và oxymetazoline.
Những chất này làm giảm sưng và viêm trong đường mũi, cho phép chất nhầy thoát ra và lưu thông khí nhiều hơn.
Thuốc long đờm, chẳng hạn như guaifenesin.
Những chất này làm giảm độ đặc hoặc độ nhớt của dịch tiết và tăng lưu lượng chất nhầy, giúp ho ra ngoài dễ dàng hơn.
Thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giúp giảm đau họng hoặc đau đầu.
Thuốc giãn phế quản (theo toa) như ipratropium (Atrovent) để mở đường thở giúp thở dễ dàng hơn.
Thuốc chủ vận beta - 2 dạng hít, chẳng hạn như albuterol , có thể được xem xét nếu cũng mắc bệnh hen suyễn.
Thuốc giảm ho như codein, dextromethorphan, corticoid đường uống (đợt ngắn từ 5 đến 7 ngày).
Nếu ho kéo dài và ho khạc đàm mủ trên 7 ngày, cơ địa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm amidam, viêm VA, viêm tai giữa phối hợp thì nên dùng thêm kháng sinh:
Amoxicillin, Macrolid, Cephalosporin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2.
Người mắc bệnh viêm phế quản mạn thường được chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản có công dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi, giúp người bệnh thở một cách dễ dàng hơn.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, sẽ chỉ định sử dụng theophylline nhằm xoa dịu những lớp cơ ở đường thở.
Trường hợp cả hai loại thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén, giúp mở đường thở.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm phế quản
Hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm độc hại.
Tập thể dục, chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng.

Chế độ dinh dưỡng:
Bỏ hút thuốc lá (Nếu bệnh nhân đang hút thuốc lá).
Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Phương pháp phòng ngừa Viêm phế quản hiệu quả
Bỏ thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm độc hại.
Tập thể dục, chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng.
Tránh tiếp xúc gần người bệnh.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước và sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
Tiêm chủng vắc xin chống virus, vi khuẩn hô hấp ở người có bệnh nền mãn tính (những trường hợp có bệnh hen phế quản, suy tim hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi.

Các loại vắc xin có thể tiêm chủng như vắc xin phế cầu (Prenevar13), cảm cúm (Vaxigrip tetra, Influvac tetra,...), bạch hầu - ho gà - uốn ván (Adacel, Boostrix),...




HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP



1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương.
Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
2.1.1. Lâm sàng
- Khởi phát bằng viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa; sau lan xuống khí - phế quản.
- Người bệnh thường không sốt, một số trường hợp có sốt nhẹ, hoặc sốt cao.
- Ho:
Những ngày đầu thường có ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng.
- Khạc đờm:
Đờm có thể màu trắng trong, hoặc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.
- Khám phổi:
Thường bình thường, một số trường hợp thấy có ran ngáy, hoặc có thể cả ran rít.

2.1.2. Cận lâm sàng
- X-quang phổi bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.
- Xét nghiệm: có thể có số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm phổi:
Khám phổi thấy ran ẩm, nổ khu trú; chụp X-quang phổi thấy hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác với đáy quay ra ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.

- Hen phế quản:
Có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở thành cơn, thường về đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cứ, sau cơn hen thì hết các triệu chứng.
Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.

- Giãn phế quản bội nhiễm:
Tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẫn tái diễn, nghe phổi: ran nổ, ran ẩm 2 bên.
Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng 1 mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định bệnh.

- Dị vật đường thở:
Tiền sử có hội chứng xâm nhập, người bệnh có ho khạc đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật.
Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.

- Lao phổi:
Ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ về chiều.
X- quang phổi thấy tổn thương nghi lao (thâm nhiễm, nốt, hang, xơ).
Soi, cấy đờm có vi khuẩn lao.
- Ung thư phổi, phế quản:
Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.
Lâm sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân.
X-quang và/hoặc cắt lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi.
Nội soi phế quản và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.

- Đợt cấp suy tim sung huyết:
Tiền sử có bệnh tim mạch (cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy.
X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết.
Điện tim có các dấu hiệu chỉ điểm.
Siêu âm tim cho chẩn đoán xác định.

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
2.3.1. Virus
- Viêm phế quản cấp do virus chiếm 50 tới 90% các trường hợp viêm phế quản cấp.
- Các virus thường gặp nhất là các myxovirus (virus cúm và virus á cúm), các rhinovirus, coronavirus, virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng virus herpes (cytomegalovirus, varicellae).
- Lâm sàng thấy các dấu hiệu nhiễm virus không đặc hiệu.
- Chẩn đoán xác định căn nguyên virus dựa vào việc tìm thấy virus ở các bệnh phẩm đường hô hấp qua nuôi cấy tế bào, PCR, miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán nhưng trên thực tế ít làm, trừ trong các vụ dịch lớn.

2.3.2. Vi khuẩn
- ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus.
- Thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình như MycoplasmaChlamydia, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.
- Do phế cầu, Hemophillus influenza:
Ít gặp ở người lớn, hay đi kèm với sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp.
Xét nghiệm vi khuẩn thường âm tính.

2.3.3. Viêm phế quản cấp do hít phải hơi độc
Khí SO2, Clo, Amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh, khói do cháy nhà cũng gây viêm phế quản cấp.

3. ĐIỀU TRỊ
- Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.
- Điều trị triệu chứng:
+ Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
+ Giảm ho, long đờm: ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể cho các thuốc giảm ho như:
• Terpin codein 15- 30 mg/24 giờ hoặc.
• Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ ở người lớn hoặc
• Nếu ho có đờm: thuốc long đờm có acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ.

+ Nếu có co thắt phế quản:
Thuốc giãn phế quản cường β2 đường phun hít (salbutamol, terbutanyl) hoặc khí dung salbutamol 5 mg x 2- 4 nang/24 giờ hoặc uống salbutamol 4 mg x 2-4 viên/24 giờ.

+ Bảo đảm đủ nước uống, dinh dưỡng.
- Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường.

- Chỉ định dùng kháng sinh khi:
+ Ho kéo dài trên 7 ngày.
+ Ho, khạc đờm mủ rõ.
+ Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư.

- Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.
Có thể dùng kháng sinh như sau:
+ Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ, hoặc
+ Amoxicillin + acid clavulanic; ampicillin + sulbactam: liều 3 g/24 giờ, hoặc.
+ Cephalosporin thế hệ 1: cephalexin 2-3 g/24 giờ, hoặc
+ Cefuroxim 1,5 g/24 giờ, hoặc
+ Macrolid:
Erythromycin 1, 5g ngày x 7 ngày, azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO).
- Điều trị bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

4. PHÒNG BỆNH
- Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
- Tiêm vaccin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt khuyến cáo mạnh cho những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.
- Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
- Vệ sinh răng miệng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aagaard E., Gonzales R. (2004), “Management of acute bronchitis in healthy adults”, Infect Dis Clin North Am, 18 (4); pp.919-937.
2. Knutson D., Braun C. (2002), “Diagnosis and management of acute bronchitis”, Am Fam Physician, 65 (10); pp.2039-2044.
3. Marrie T.J. (2008), “Acute bronchitis”, Fishmans Pulmonary Diseases and Disorder 4th ed, McGraw-Hill, 2097-2098.
4. Wark P. (2004), “Bronchitis (acute)”, Clin Evid, pp.1923-1932.