Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
VIÊM ĐIỂM BÁM GÂN LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là một dạng tổn thương cơ bản thường gặp.
Tình trạng này đa phần có xu hướng phục hồi sau một thời gian nghỉ dưỡng và điều trị phù hợp.
Nếu viêm mãn tính xuất hiện, khả năng tái phát cao hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cấu tạo của khuỷu tay
Khuỷu tay là một khớp bản lề được tạo thành từ xương cánh tay, xương trụ và xương quay, với phần đầu xương được bao bọc bởi sụn.
Sụn đảm nhận nhiệm vụ cho phép các khớp dễ dàng trượt vào nhau cũng như hấp thụ chấn động.
Tại đây, các xương được liên kết với nhau bằng dây chằng, bao bọc bên ngoài bởi màng hoạt dịch tạo thành bao khớp.
Dây chằng bên quay
Dây chằng bên trụ
Dây chằng vòng
Những dây chằng này sẽ giữ vai trò củng cố liên kết giữa xương cánh tay và xương trụ, tạo thành sự ổn định cho khuỷu tay.
Cấu tạo còn gồm các gân (gân cơ nhị đầu, gân cơ tam đầu), liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm gân thường gặp.
Khuỷu tay cũng là khu vực hội tụ của nhiều dây thần kinh.
Ba dây chính là dây thần kinh quay, giữa và trụ.
Nhiệm vụ chính là truyền tín hiệu cho các cơ hoạt động và chuyển tiếp cảm giác (chạm, đau, nhiệt độ,…).
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là gì?
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hay viêm gân khuỷu tay là tình trạng đau nhức xảy ra do các gân khuỷu tay bị quá tải.
Nguyên nhân chủ yếu thường do chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.
Điều này làm cho các gân của cơ cẳng tay cọ sát vào mỏm xương bên ngoài khuỷu.
Đây là tình trạng thường gặp ở người chơi quần vợt nên còn có tên gọi khác là Hội chứng khuỷu tay tennis.
Tỷ lệ gặp vấn đề đau gân khuỷu tay chỉ chiếm khoảng 3 – 5% dân số, dễ dàng gặp phải khi thực hiện bất kỳ chuyển động lặp đi lặp lại nào như vẽ tranh, tô màu, thái thực phẩm,…
Đa phần các trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh buộc phải can thiệp phẫu thuật.
Triệu chứng viêm gân khuỷu tay
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là đau nhức bên ngoài khuỷu tay.
Theo thời gian, khoảng từ vài tuần đến vài tháng, cơn đau có xu hướng sẽ trở nên liên tục hơn, lan dần đến cẳng và cổ tay người bệnh.
Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện khi bị chạm vào hoặc thực hiện các động tác cụ thể, đặc biệt là cử động quá mạnh dẫn đến kéo gân cổ tay.
Tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên, gây khó khăn cho người bệnh khi:
Bắt tay hoặc nắm chặt vật thể.
Xoay nắm cửa.
Cầm tách cà phê.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lập tức liên hệ với bác sĩ để có hướng kiểm soát kịp thời.
Một số dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý gồm:
Rất khó để thực hiện các cử động cánh tay.
Xuất hiện khối u trong vị trí đau.
Khu vực xung quanh khuỷu tay bị đỏ hoặc sưng lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm gân khuỷu tay thường xảy ra chủ yếu ở các đối tượng trong giai đoạn từ 30 – 50 tuổi.
Bất kỳ chuyển động mạnh, lặp đi lặp lại nào tác động lên gân và cơ xung quanh khuỷu tay đều có thể gây ra tình trạng này.
Trong bộ môn quần vợt, việc đánh trái tay sẽ tạo áp lực cho phần cơ bắp tay trước, cụ thể là bị siết lại, gây đau.
Nếu người chơi dùng sai kỹ thuật hoặc cầm vợt quá chặt cũng khiến các gân bị căng thẳng, thậm chí dẫn đến rách.
Triệu chứng này cũng xuất hiện phổ biến khi thực hiện các công việc hoặc hoạt động liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay.
Một số điển hình phải kể đến như:
Vẽ tranh.
Chặt cây.
Chơi nhạc cụ.
Sửa ống nước.
Làm việc trên dây chuyền lắp ráp
Thái thực phẩm.
Khuỷu tay bị va chạm mạnh.
Trường hợp phải đối mặt với tình trạng viêm gân khuỷu tay nằm trong nhóm nguy cơ:
Tuổi tác:
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là giai đoạn từ 30 – 50 tuổi.
Nghề nghiệp:
Người làm công việc thường xuyên phải thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay (họa sĩ, thợ sửa ống nước, đầu bếp,…) sẽ có nguy cơ bị viêm cao hơn.
Thói quen chơi thể thao:
Những người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao dùng vợt sẽ có nguy cơ cao bị viêm gân khuỷu tay, đặc biệt là nếu sử dụng sai kỹ thuật.
Phương pháp chẩn đoán
Đặt một số câu hỏi để thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh trước đó.
Người bệnh có thể cần thực hiện một số chuyển động đơn giản để kiểm tra cơn đau như co cổ tay, dang cánh tay,…
Bác sĩ sẽ đưa ra một vài phương pháp xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác:
Điện cơ:
Phương pháp điện cơ được thực hiện với mục đích kiểm tra các vấn đề xảy ra đối với dây thần kinh khuỷu tay, tốc độ và hiệu quả truyền tín hiệu.
Đây cũng là cách để đo chính xác hoạt động điện trong cơ khi ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc hoạt động.
Siêu âm:
Biện pháp đầu tay và hữu hiệu để chẩn đoán viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Chụp cộng hưởng từ:
Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện chứng viêm khớp ở cổ, lưng chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm từ đó xác định nguyên nhân chính xác gây đau khuỷu tay.
Tia X:
Phương pháp chẩn đoán này được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm khớp khuỷu tay.
Biến chứng
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm việc và hoạt động thể chất.
Tình trạng này đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cầm nắm vật dụng.
Đa phần các trường hợp bị viêm gân khuỷu tay đều không gây ra vấn đề nghiêm trọng, sẽ biến mất khi kết hợp nghỉ ngơi và điều trị đúng cách.
Một số ít người bệnh gặp phải tình trạng mãn tính sẽ rất dễ tái phát, về lâu dài có nguy cơ dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi, thậm chí là đứt gân tự phát… ảnh hưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị sớm.
Điều trị viêm điểm bám gân cầu lồi ngoài xương cánh tay
Khi bị viêm gân khuỷu tay, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng chơi thể thao và một số công việc nhất định để đảm bảo cánh tay có thời gian nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó là kết hợp các liệu pháp vật lý hoặc sử dụng thuốc như Ibuprofen, Naproxen,…
Người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số cách điều trị khác như:
Tiêm thuốc Corticosteroid:
Giúp giảm sưng đau.
Đeo một thanh nẹp lên cánh tay:
Giúp cơ và gân được trở về trạng thái nghỉ ngơi.
Siêu âm sóng xung kích:
Phương pháp điều trị này có tác dụng phá vỡ mô sẹo, làm tăng lưu lượng máu và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Phẫu thuật:
Dành cho tình trạng cơ đau kéo dài từ 6 – 12 tháng, nhằm loại bỏ mô tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hoàn toàn có thể được chủ động ngăn ngừa từ sớm thông qua việc thay đổi thói quen hàng ngày.
Tăng cường sức mạnh và khả năng linh hoạt của cánh tay, cổ tay bằng cách duy trì thói quen tập tạ nhẹ.
Luôn luôn khởi động và căng cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện lặp đi lặp lại những chuyển động giống nhau.
Hạn chế tối đa việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
Sử dụng dụng cụ thể thao có thích thước phù hợp và vừa vặn với tay cầm, đặc biệt là các loại vợt.
Chăm sóc và phục hồi
Khi bị viêm gân khuỷu tay, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và hồi phục nhanh chóng.
Chăm sóc tại nhà cũng vô cùng quan trọng, sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả đồng thời đẩy nhanh thời gian chữa lành.
Để khuỷu tay nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Ngưng chơi bộ môn thể thao khiến tình trạng viêm nặng hơn, thay vào đó hãy thử một loại hình phù hợp khác.
Tập chuyển động cơ vai và bắp tay nhẹ nhàng để giảm căng thẳng ở khuỷu tay nhưng cố gắng không duỗi thẳng hoặc uốn cong cánh tay.
Giảm đau bằng thuốc không kê đơn theo tư vấn từ bác sĩ.
Chườm vết thương bằng đá lạnh để giảm sưng đau, tốt nhất là 15 phút/lần và lặp lại vài lần trong ngày.
Sử dụng nẹp theo tư vấn của bác sĩ.
Thực hiện vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.
TIP
Điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Dùng thuốc
Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, aspirin
Thuốc chống viêm không sreroid: diclofenac, meloxicam, etoricoxib, celecoxib.
Corticosteroid:
Thường dùng đường tiêm tại chỗ, chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều, đau kéo dài, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường hay nhóm thuốc kháng viêm không steroid.
Methylprednisolone acetat, bethamethasone là các thuốc thường được sử dụng.
Khi tiêm, bệnh nhân chỉ nên tiêm một liều duy nhất, nếu muốn lặp lại cần dùng cách liều trước đó ít nhất 3 tháng.
Việc tiêm trực tiếp thuốc vào nơi tổn thương có các tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da tại vùng tiêm, tổn thương chỗ bám của gân vùng khuỷu.
Vật lý trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh ở vùng tổn thương để giảm đau.
Chườm lạnh trong vòng khoảng 10-15 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày có hiệu quả trong việc giảm đau.
Sử dụng laser lạnh, loại sóng ngắn, siêu âm, sóng xung kích hay điện phân để giảm đau.
Mang các băng hỗ trợ cẳng tay trong lao động để làm giảm sự căng kéo các cơ duỗi ở khớp khuỷu.
Bài tập phục hồi chức năng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Bài tập 1: Kéo giãn nhóm cơ duỗi cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bệnh, cẳng tay sấp, cổ tay gấp 90 độ, dùng tay còn lại nắm mặt mu bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 2: Kéo giãn nhóm cơ gấp cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bị đau, cẳng sấp, cổ tay duỗi 90 độ, dùng tay còn lại nắm mặt lòng bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 3: Bài tập co cơ ly tâm các cơ mỏm trên lồi cầu ngoài
Tựa cẳng tay lên bàn, tư thế sấp.
Bàn tay cầm tạ 1-2kg, dùng tay khỏe hỗ trợ tay bệnh duỗi cổ tay đến cuối tầm.
Sau đó tay khỏe ngừng hỗ trợ, tay bệnh từ từ hạ thấp tạ về tư thế gấp, càng chậm càng tốt.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 4: Tập với Flex Bar
Bước 1: Tay bệnh nắm đầu dưới FlexBar trong tư thế duỗi tối đa ( trong hình tay bệnh là tay phải)
Bước 2: Tay lành nắm đầu trên FlexBar, lòng bàn tay hướng về phía trước
Bước 3: Dùng tay lành xoắn FlexBar sao cho cổ tay bên lành về vị trí gấp tối đa, trong khi cố định đầu dưới bằng tay bệnh như ở vị trí ban đầu.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế cổ tay hai bên, từ từ duỗi thẳng khuỷu hai bên, giơ hai tay về phía trước
Bước 5: Từ từ thả lỏng cổ tay bên bệnh, cố định bên lành.
Lực xoắn của FlexBar sẽ làm cổ tay bệnh từ vị trí duỗi tối đa thành gấp tối đa.
Giữ vị trí này 10-15 giây.
Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 5: Tập Grip Strength
Sử dụng bóng cao su nắm trong lòng bàn tay phía tay bệnh.
Bóp banh cao su, giữ 1 giây, sau đó từ từ thả lỏng.
Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Cần tránh những cử động duỗi cổ tay quá mức, ngửa cẳng tay lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày.
Khi chơi thể thao, sử dụng Counterforce Brace.
Cách chọn vợt tennis:
Sử dụng vợt với lưới có độ căng vừa phải:
Lưới cỏ thể làm bằng ruột động vật hoặc sợi tổng hợp chất lượng cao, sợi lưới nhỏ
Tăng size của đầu vợt
Không sử dụng vợt quá nhẹ, có thể dùng tape chì quấn ở tay cầm và đầu vợt
Tăng kích thước tay cầm sao cho phù hợp, không quá nhỏ:
Đường kính tay cầm phù hợp bằng khoảng cách giữa đầu ngón nhẫn đến giữa lòng bàn tay.
Kỹ thuật chơi thể thao đúng:
Tránh duỗi cổ tay, ngửa cẳng tay quá mức khi thực hiện các động tác backhand, hit topspin forehand.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY
(Lateral epicondylitis) – phác đồ điều trị
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis) còn được gọi bằng một số tên khác như khuỷu tay của người chơi tennis (tennis elbow), khuỷu tay của người chèo thuyền.
Tổn thương cơ bản là viêm chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, đặc trưng bởi triệu chứng đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay.
Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 1-3% dân số với tuổi thường mắc từ 40-50.
Hầu hết các trường hợp đều hồi phục thậm chí một số trường hợp không cần điều trị, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi;
Một số tái phát sau 6 tháng.
Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc hàng năm, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Nguyên nhân gây bệnh thường do vận động quá mức của các cơ duỗi cổ tay và ngón tay, chủ yếu là cơ duỗi cổ tay quay ngắn hoặc do tình trạng căng giãn gây ra do các động tác đối kháng ở tư thế ngửa của cổ tay.
Các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày trong một thời gian dài như chơi đàn, đan lát, thái thịt, xoay đấm cửa, vặn tua vit, chơi tennis, cầu lông... là nguyên nhân gây bệnh.
Ngược lại, một người không quen công việc đột nhiên thực hiện một động tác mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra các chấn thương cho gân cơ (chẳng hạn một người không bao giờ hoặc rất ít khi sử dụng búa, khi có việc cần sử dụng búa sẽ dễ bị chấn thương).
Các nghiên cứu trên đại thể và vi thể thấy có các vết rách giữa gân cơ duỗi chung và màng xương ở khu vực lồi cầu ngoài.
Các vi chấn thương này có thể là hậu quả của một quá trình vận động quá mức của các cơ này.
Tại vị trí bám của gân chứa tổ chức hạt xâm lấn vào mạc gân, tăng sinh mạch và phù nề và khi cắt bỏ tổ chức này thì hết triệu chứng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống cẳng tay và mặt mu của cổ tay.
Đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi làm một số động tác như duỗi cổ tay, lắc, nâng một vật, mở cửa...
Giảm khả năng duỗi cổ bàn tay và khả năng cầm nắm.
Đau có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng.
- Ấn tại lồi cầu hoặc cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay có điểm đau chói.
Đôi khi có thể thấy sưng nhẹ tại chỗ.
- Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi thực hiện các động tác đối kháng ở tư thể duỗi cổ tay và ngửa bàn tay hoặc nâng vật nặng.
- Các động tác vận động khớp khuỷu trong giới hạn bình thường.
3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm về viêm và Xquang khớp khuỷu tay bình thường.
Siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao (7,5-20MHz) hình ảnh tổn thương có thể thấy kích thước gân to hơn, giảm đậm độ siêu âm.
Ngoài ra còn phát hiện đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn, lắng đọng calci trong gân, vỏ xương tại vị trí bám của gân không đều và có hình ảnh tân sinh mạch máu trên siêu âm Doppler năng lượng.
3.3. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
Bệnh nhân đau vùng khuỷu và có điểm đau chói khi ấn tại vị trí bám tận của gân (lồi cầu ngoài xương cánh tay).
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Thoái hóa khớp khuỷu
- Viêm túi thanh dịch ở khuỷu tay
- Bệnh lý rễ ở cột sống cổ (C6-C7)
- Hội chứng đường hầm cổ tay.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Tránh những động tác gây có thể gây nặng bệnh (xem ở phần nguyên nhân gây bệnh).
- Điều trị bảo tồn là chính.
- Có thể cân nhắc phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại.
4.2. Điều trị cụ thể
- Giáo dục bệnh nhân:
Nhằm giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh, hạn chế và tránh các động tác có thể gây bệnh hoặc làm nặng bệnh.
Khuyên bệnh nhân giảm các hoạt động duỗi mạnh và ngửa cổ tay.
- Điều trị vật lý:
Xoa bóp, điện phân, sóng ngắn, laser lạnh, băng chun hỗ trợ ở cẳng tay trong lao động, băng cẳng tay dưới khuỷu tay 2,5 -5cm để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu.
- Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
Dùng dạng gel bôi tại chỗ (diclofenac, profenid) hoặc đường uống (diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib…).
Cần chú ý đến cơ địa người bệnh và các bệnh mạn tính sẵn có để lựa chọn thuốc cho phù hợp.
+ Có thể phối hợp thêm với thuốc giảm đau thông thường nếu có đau nhiều.
+ Tiêm corticosteroid tại chỗ:
Khi có đau nặng hoặc đau dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc nêu trên.
Có thể dùng Methylprednisolone acetat (Depo-medrol) hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml tiêm tại chỗ.
Chỉ nên tiêm một lần và nếu phải tiêm nhắc lại thì cách ít nhất 3 tháng.
Phương pháp này có hiệu quả tốt tuy nhiên không bền vững.
Tiêm nhiều lần có thể gây tổn thương chỗ bám của gân và có thể gây các biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, bạch biến…
Luôn khuyến khích bệnh nhân hạn chế vận động để bảo tồn kết quả.
- Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa thất bại.
Một số kỹ thuật được áp dụng như:
+ Cắt bỏ tổ chức mủn nát ở gốc của gân duỗi, giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm lồi cầu.
+ Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z để ngăn hoạt động của các cơ duỗi.
- Một số phương pháp điều trị mới:
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, tiêm hyaluronic acid, tiêm botulium to-xin A vào cơ duỗi ngón 3,4 làm liệt cơ duỗi nhằm hạn chế quá tải cho gân duỗi; băng glyceryl trinitrate...
Tuy nhiên các phương pháp này vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Bệnh lành tính, có một số trường hợp tự hồi phục không cần điều trị.
Tuy nhiên đa số các trường hợp tiến triển kéo dài nhiều tuần có thể nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tình trạng viêm mạn tính hoặc có thể khỏi rồi lại tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt.
6. PHÒNG BỆNH
Tránh các vận động quá tải, vận động đột ngột của gân cơ duỗi trong các hoạt động như chơi quần vợt, cầu lông, bóng bàn, chơi đàn, sử dụng tuốc nô vit, kìm búa, thái thịt, xoay của cổ tay, mang xách nặng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adrian E. Flatt, MD, FRCS “Tennis Elbow”. Proc (Bayl Univ Med Cent). 2008 October; 21(4): 400–402. Clinical Review
2. Harison,s principles of internalmedicin 18th - 2012. Volum 1; part 15. “Disorders of joint and adjacent Tisues”; chapter 337 Periaticular Disorders of the Extremities
3. Isenberg, David A.; Maddison, Peter J.; Woo, Patricia; Glass, David; Breedveld, Ferdinand C.”Oxford Textbook of Rheumatology, 3rd Edition”. Copyright ©2004 Oxford University Press - Soft-tissue rheumatism .p1 075
4. John Orchard; Alex kountouris. “The management of tennis elbow”. Clinical review. BMJ 2011 342: d2687doi;101136/bmj.d2687.
5. Obradov M, Anderson PG.”Ultra sonographic findings for chronic lateral epicondylitis”. JBR-BTR. 2012 Mar-Apr;95(2):66-70.
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là một dạng tổn thương cơ bản thường gặp.
Tình trạng này đa phần có xu hướng phục hồi sau một thời gian nghỉ dưỡng và điều trị phù hợp.
Nếu viêm mãn tính xuất hiện, khả năng tái phát cao hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cấu tạo của khuỷu tay
Khuỷu tay là một khớp bản lề được tạo thành từ xương cánh tay, xương trụ và xương quay, với phần đầu xương được bao bọc bởi sụn.
Sụn đảm nhận nhiệm vụ cho phép các khớp dễ dàng trượt vào nhau cũng như hấp thụ chấn động.
Tại đây, các xương được liên kết với nhau bằng dây chằng, bao bọc bên ngoài bởi màng hoạt dịch tạo thành bao khớp.
Dây chằng bên quay
Dây chằng bên trụ
Dây chằng vòng
Những dây chằng này sẽ giữ vai trò củng cố liên kết giữa xương cánh tay và xương trụ, tạo thành sự ổn định cho khuỷu tay.
Cấu tạo còn gồm các gân (gân cơ nhị đầu, gân cơ tam đầu), liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm gân thường gặp.
Khuỷu tay cũng là khu vực hội tụ của nhiều dây thần kinh.
Ba dây chính là dây thần kinh quay, giữa và trụ.
Nhiệm vụ chính là truyền tín hiệu cho các cơ hoạt động và chuyển tiếp cảm giác (chạm, đau, nhiệt độ,…).
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là gì?
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hay viêm gân khuỷu tay là tình trạng đau nhức xảy ra do các gân khuỷu tay bị quá tải.
Nguyên nhân chủ yếu thường do chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.
Điều này làm cho các gân của cơ cẳng tay cọ sát vào mỏm xương bên ngoài khuỷu.
Đây là tình trạng thường gặp ở người chơi quần vợt nên còn có tên gọi khác là Hội chứng khuỷu tay tennis.
Tỷ lệ gặp vấn đề đau gân khuỷu tay chỉ chiếm khoảng 3 – 5% dân số, dễ dàng gặp phải khi thực hiện bất kỳ chuyển động lặp đi lặp lại nào như vẽ tranh, tô màu, thái thực phẩm,…
Đa phần các trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh buộc phải can thiệp phẫu thuật.
Triệu chứng viêm gân khuỷu tay
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là đau nhức bên ngoài khuỷu tay.
Theo thời gian, khoảng từ vài tuần đến vài tháng, cơn đau có xu hướng sẽ trở nên liên tục hơn, lan dần đến cẳng và cổ tay người bệnh.
Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện khi bị chạm vào hoặc thực hiện các động tác cụ thể, đặc biệt là cử động quá mạnh dẫn đến kéo gân cổ tay.
Tình trạng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên, gây khó khăn cho người bệnh khi:
Bắt tay hoặc nắm chặt vật thể.
Xoay nắm cửa.
Cầm tách cà phê.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lập tức liên hệ với bác sĩ để có hướng kiểm soát kịp thời.
Một số dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý gồm:
Rất khó để thực hiện các cử động cánh tay.
Xuất hiện khối u trong vị trí đau.
Khu vực xung quanh khuỷu tay bị đỏ hoặc sưng lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm gân khuỷu tay thường xảy ra chủ yếu ở các đối tượng trong giai đoạn từ 30 – 50 tuổi.
Bất kỳ chuyển động mạnh, lặp đi lặp lại nào tác động lên gân và cơ xung quanh khuỷu tay đều có thể gây ra tình trạng này.
Trong bộ môn quần vợt, việc đánh trái tay sẽ tạo áp lực cho phần cơ bắp tay trước, cụ thể là bị siết lại, gây đau.
Nếu người chơi dùng sai kỹ thuật hoặc cầm vợt quá chặt cũng khiến các gân bị căng thẳng, thậm chí dẫn đến rách.
Triệu chứng này cũng xuất hiện phổ biến khi thực hiện các công việc hoặc hoạt động liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay.
Một số điển hình phải kể đến như:
Vẽ tranh.
Chặt cây.
Chơi nhạc cụ.
Sửa ống nước.
Làm việc trên dây chuyền lắp ráp
Thái thực phẩm.
Khuỷu tay bị va chạm mạnh.
Trường hợp phải đối mặt với tình trạng viêm gân khuỷu tay nằm trong nhóm nguy cơ:
Tuổi tác:
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là giai đoạn từ 30 – 50 tuổi.
Nghề nghiệp:
Người làm công việc thường xuyên phải thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay (họa sĩ, thợ sửa ống nước, đầu bếp,…) sẽ có nguy cơ bị viêm cao hơn.
Thói quen chơi thể thao:
Những người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao dùng vợt sẽ có nguy cơ cao bị viêm gân khuỷu tay, đặc biệt là nếu sử dụng sai kỹ thuật.
Phương pháp chẩn đoán
Đặt một số câu hỏi để thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh trước đó.
Người bệnh có thể cần thực hiện một số chuyển động đơn giản để kiểm tra cơn đau như co cổ tay, dang cánh tay,…
Bác sĩ sẽ đưa ra một vài phương pháp xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác:
Điện cơ:
Phương pháp điện cơ được thực hiện với mục đích kiểm tra các vấn đề xảy ra đối với dây thần kinh khuỷu tay, tốc độ và hiệu quả truyền tín hiệu.
Đây cũng là cách để đo chính xác hoạt động điện trong cơ khi ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc hoạt động.
Siêu âm:
Biện pháp đầu tay và hữu hiệu để chẩn đoán viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Chụp cộng hưởng từ:
Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện chứng viêm khớp ở cổ, lưng chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm từ đó xác định nguyên nhân chính xác gây đau khuỷu tay.
Tia X:
Phương pháp chẩn đoán này được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm khớp khuỷu tay.
Biến chứng
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm việc và hoạt động thể chất.
Tình trạng này đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cầm nắm vật dụng.
Đa phần các trường hợp bị viêm gân khuỷu tay đều không gây ra vấn đề nghiêm trọng, sẽ biến mất khi kết hợp nghỉ ngơi và điều trị đúng cách.
Một số ít người bệnh gặp phải tình trạng mãn tính sẽ rất dễ tái phát, về lâu dài có nguy cơ dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi, thậm chí là đứt gân tự phát… ảnh hưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị sớm.
Điều trị viêm điểm bám gân cầu lồi ngoài xương cánh tay
Khi bị viêm gân khuỷu tay, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng chơi thể thao và một số công việc nhất định để đảm bảo cánh tay có thời gian nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó là kết hợp các liệu pháp vật lý hoặc sử dụng thuốc như Ibuprofen, Naproxen,…
Người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số cách điều trị khác như:
Tiêm thuốc Corticosteroid:
Giúp giảm sưng đau.
Đeo một thanh nẹp lên cánh tay:
Giúp cơ và gân được trở về trạng thái nghỉ ngơi.
Siêu âm sóng xung kích:
Phương pháp điều trị này có tác dụng phá vỡ mô sẹo, làm tăng lưu lượng máu và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Phẫu thuật:
Dành cho tình trạng cơ đau kéo dài từ 6 – 12 tháng, nhằm loại bỏ mô tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hoàn toàn có thể được chủ động ngăn ngừa từ sớm thông qua việc thay đổi thói quen hàng ngày.
Tăng cường sức mạnh và khả năng linh hoạt của cánh tay, cổ tay bằng cách duy trì thói quen tập tạ nhẹ.
Luôn luôn khởi động và căng cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện lặp đi lặp lại những chuyển động giống nhau.
Hạn chế tối đa việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
Sử dụng dụng cụ thể thao có thích thước phù hợp và vừa vặn với tay cầm, đặc biệt là các loại vợt.
Chăm sóc và phục hồi
Khi bị viêm gân khuỷu tay, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và hồi phục nhanh chóng.
Chăm sóc tại nhà cũng vô cùng quan trọng, sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả đồng thời đẩy nhanh thời gian chữa lành.
Để khuỷu tay nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Ngưng chơi bộ môn thể thao khiến tình trạng viêm nặng hơn, thay vào đó hãy thử một loại hình phù hợp khác.
Tập chuyển động cơ vai và bắp tay nhẹ nhàng để giảm căng thẳng ở khuỷu tay nhưng cố gắng không duỗi thẳng hoặc uốn cong cánh tay.
Giảm đau bằng thuốc không kê đơn theo tư vấn từ bác sĩ.
Chườm vết thương bằng đá lạnh để giảm sưng đau, tốt nhất là 15 phút/lần và lặp lại vài lần trong ngày.
Sử dụng nẹp theo tư vấn của bác sĩ.
Thực hiện vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.
TIP
Điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Dùng thuốc
Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, aspirin
Thuốc chống viêm không sreroid: diclofenac, meloxicam, etoricoxib, celecoxib.
Corticosteroid:
Thường dùng đường tiêm tại chỗ, chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều, đau kéo dài, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường hay nhóm thuốc kháng viêm không steroid.
Methylprednisolone acetat, bethamethasone là các thuốc thường được sử dụng.
Khi tiêm, bệnh nhân chỉ nên tiêm một liều duy nhất, nếu muốn lặp lại cần dùng cách liều trước đó ít nhất 3 tháng.
Việc tiêm trực tiếp thuốc vào nơi tổn thương có các tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da tại vùng tiêm, tổn thương chỗ bám của gân vùng khuỷu.
Vật lý trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh ở vùng tổn thương để giảm đau.
Chườm lạnh trong vòng khoảng 10-15 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày có hiệu quả trong việc giảm đau.
Sử dụng laser lạnh, loại sóng ngắn, siêu âm, sóng xung kích hay điện phân để giảm đau.
Mang các băng hỗ trợ cẳng tay trong lao động để làm giảm sự căng kéo các cơ duỗi ở khớp khuỷu.
Bài tập phục hồi chức năng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Bài tập 1: Kéo giãn nhóm cơ duỗi cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bệnh, cẳng tay sấp, cổ tay gấp 90 độ, dùng tay còn lại nắm mặt mu bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 2: Kéo giãn nhóm cơ gấp cổ tay
Duỗi thẳng khuỷu tay bị đau, cẳng sấp, cổ tay duỗi 90 độ, dùng tay còn lại nắm mặt lòng bàn tay của tay bệnh, tác động một lực nhẹ tăng dần về phía sau sao cho cảm thấy căng các cơ duỗi ở cẳng tay, giữ 15-20 giây.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 3: Bài tập co cơ ly tâm các cơ mỏm trên lồi cầu ngoài
Tựa cẳng tay lên bàn, tư thế sấp.
Bàn tay cầm tạ 1-2kg, dùng tay khỏe hỗ trợ tay bệnh duỗi cổ tay đến cuối tầm.
Sau đó tay khỏe ngừng hỗ trợ, tay bệnh từ từ hạ thấp tạ về tư thế gấp, càng chậm càng tốt.
Thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 4: Tập với Flex Bar
Bước 1: Tay bệnh nắm đầu dưới FlexBar trong tư thế duỗi tối đa ( trong hình tay bệnh là tay phải)
Bước 2: Tay lành nắm đầu trên FlexBar, lòng bàn tay hướng về phía trước
Bước 3: Dùng tay lành xoắn FlexBar sao cho cổ tay bên lành về vị trí gấp tối đa, trong khi cố định đầu dưới bằng tay bệnh như ở vị trí ban đầu.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế cổ tay hai bên, từ từ duỗi thẳng khuỷu hai bên, giơ hai tay về phía trước
Bước 5: Từ từ thả lỏng cổ tay bên bệnh, cố định bên lành.
Lực xoắn của FlexBar sẽ làm cổ tay bệnh từ vị trí duỗi tối đa thành gấp tối đa.
Giữ vị trí này 10-15 giây.
Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Bài tập 5: Tập Grip Strength
Sử dụng bóng cao su nắm trong lòng bàn tay phía tay bệnh.
Bóp banh cao su, giữ 1 giây, sau đó từ từ thả lỏng.
Với bài tập này, bệnh nhân cần thực hiện 10-15 lần, 2 lần/ ngày.
Cần tránh những cử động duỗi cổ tay quá mức, ngửa cẳng tay lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày.
Khi chơi thể thao, sử dụng Counterforce Brace.
Cách chọn vợt tennis:
Sử dụng vợt với lưới có độ căng vừa phải:
Lưới cỏ thể làm bằng ruột động vật hoặc sợi tổng hợp chất lượng cao, sợi lưới nhỏ
Tăng size của đầu vợt
Không sử dụng vợt quá nhẹ, có thể dùng tape chì quấn ở tay cầm và đầu vợt
Tăng kích thước tay cầm sao cho phù hợp, không quá nhỏ:
Đường kính tay cầm phù hợp bằng khoảng cách giữa đầu ngón nhẫn đến giữa lòng bàn tay.
Kỹ thuật chơi thể thao đúng:
Tránh duỗi cổ tay, ngửa cẳng tay quá mức khi thực hiện các động tác backhand, hit topspin forehand.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY
(Lateral epicondylitis) – phác đồ điều trị
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis) còn được gọi bằng một số tên khác như khuỷu tay của người chơi tennis (tennis elbow), khuỷu tay của người chèo thuyền.
Tổn thương cơ bản là viêm chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, đặc trưng bởi triệu chứng đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay.
Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 1-3% dân số với tuổi thường mắc từ 40-50.
Hầu hết các trường hợp đều hồi phục thậm chí một số trường hợp không cần điều trị, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi;
Một số tái phát sau 6 tháng.
Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc hàng năm, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Nguyên nhân gây bệnh thường do vận động quá mức của các cơ duỗi cổ tay và ngón tay, chủ yếu là cơ duỗi cổ tay quay ngắn hoặc do tình trạng căng giãn gây ra do các động tác đối kháng ở tư thế ngửa của cổ tay.
Các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày trong một thời gian dài như chơi đàn, đan lát, thái thịt, xoay đấm cửa, vặn tua vit, chơi tennis, cầu lông... là nguyên nhân gây bệnh.
Ngược lại, một người không quen công việc đột nhiên thực hiện một động tác mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra các chấn thương cho gân cơ (chẳng hạn một người không bao giờ hoặc rất ít khi sử dụng búa, khi có việc cần sử dụng búa sẽ dễ bị chấn thương).
Các nghiên cứu trên đại thể và vi thể thấy có các vết rách giữa gân cơ duỗi chung và màng xương ở khu vực lồi cầu ngoài.
Các vi chấn thương này có thể là hậu quả của một quá trình vận động quá mức của các cơ này.
Tại vị trí bám của gân chứa tổ chức hạt xâm lấn vào mạc gân, tăng sinh mạch và phù nề và khi cắt bỏ tổ chức này thì hết triệu chứng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Triệu chứng lâm sàng
- Đau ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống cẳng tay và mặt mu của cổ tay.
Đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi làm một số động tác như duỗi cổ tay, lắc, nâng một vật, mở cửa...
Giảm khả năng duỗi cổ bàn tay và khả năng cầm nắm.
Đau có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng.
- Ấn tại lồi cầu hoặc cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay có điểm đau chói.
Đôi khi có thể thấy sưng nhẹ tại chỗ.
- Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi thực hiện các động tác đối kháng ở tư thể duỗi cổ tay và ngửa bàn tay hoặc nâng vật nặng.
- Các động tác vận động khớp khuỷu trong giới hạn bình thường.
3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm về viêm và Xquang khớp khuỷu tay bình thường.
Siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao (7,5-20MHz) hình ảnh tổn thương có thể thấy kích thước gân to hơn, giảm đậm độ siêu âm.
Ngoài ra còn phát hiện đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn, lắng đọng calci trong gân, vỏ xương tại vị trí bám của gân không đều và có hình ảnh tân sinh mạch máu trên siêu âm Doppler năng lượng.
3.3. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
Bệnh nhân đau vùng khuỷu và có điểm đau chói khi ấn tại vị trí bám tận của gân (lồi cầu ngoài xương cánh tay).
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Thoái hóa khớp khuỷu
- Viêm túi thanh dịch ở khuỷu tay
- Bệnh lý rễ ở cột sống cổ (C6-C7)
- Hội chứng đường hầm cổ tay.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Tránh những động tác gây có thể gây nặng bệnh (xem ở phần nguyên nhân gây bệnh).
- Điều trị bảo tồn là chính.
- Có thể cân nhắc phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại.
4.2. Điều trị cụ thể
- Giáo dục bệnh nhân:
Nhằm giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh, hạn chế và tránh các động tác có thể gây bệnh hoặc làm nặng bệnh.
Khuyên bệnh nhân giảm các hoạt động duỗi mạnh và ngửa cổ tay.
- Điều trị vật lý:
Xoa bóp, điện phân, sóng ngắn, laser lạnh, băng chun hỗ trợ ở cẳng tay trong lao động, băng cẳng tay dưới khuỷu tay 2,5 -5cm để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu.
- Điều trị bằng thuốc:
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
Dùng dạng gel bôi tại chỗ (diclofenac, profenid) hoặc đường uống (diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib…).
Cần chú ý đến cơ địa người bệnh và các bệnh mạn tính sẵn có để lựa chọn thuốc cho phù hợp.
+ Có thể phối hợp thêm với thuốc giảm đau thông thường nếu có đau nhiều.
+ Tiêm corticosteroid tại chỗ:
Khi có đau nặng hoặc đau dai dẳng, không đáp ứng với các thuốc nêu trên.
Có thể dùng Methylprednisolone acetat (Depo-medrol) hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml tiêm tại chỗ.
Chỉ nên tiêm một lần và nếu phải tiêm nhắc lại thì cách ít nhất 3 tháng.
Phương pháp này có hiệu quả tốt tuy nhiên không bền vững.
Tiêm nhiều lần có thể gây tổn thương chỗ bám của gân và có thể gây các biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, bạch biến…
Luôn khuyến khích bệnh nhân hạn chế vận động để bảo tồn kết quả.
- Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa thất bại.
Một số kỹ thuật được áp dụng như:
+ Cắt bỏ tổ chức mủn nát ở gốc của gân duỗi, giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm lồi cầu.
+ Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z để ngăn hoạt động của các cơ duỗi.
- Một số phương pháp điều trị mới:
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, tiêm hyaluronic acid, tiêm botulium to-xin A vào cơ duỗi ngón 3,4 làm liệt cơ duỗi nhằm hạn chế quá tải cho gân duỗi; băng glyceryl trinitrate...
Tuy nhiên các phương pháp này vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Bệnh lành tính, có một số trường hợp tự hồi phục không cần điều trị.
Tuy nhiên đa số các trường hợp tiến triển kéo dài nhiều tuần có thể nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tình trạng viêm mạn tính hoặc có thể khỏi rồi lại tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt.
6. PHÒNG BỆNH
Tránh các vận động quá tải, vận động đột ngột của gân cơ duỗi trong các hoạt động như chơi quần vợt, cầu lông, bóng bàn, chơi đàn, sử dụng tuốc nô vit, kìm búa, thái thịt, xoay của cổ tay, mang xách nặng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adrian E. Flatt, MD, FRCS “Tennis Elbow”. Proc (Bayl Univ Med Cent). 2008 October; 21(4): 400–402. Clinical Review
2. Harison,s principles of internalmedicin 18th - 2012. Volum 1; part 15. “Disorders of joint and adjacent Tisues”; chapter 337 Periaticular Disorders of the Extremities
3. Isenberg, David A.; Maddison, Peter J.; Woo, Patricia; Glass, David; Breedveld, Ferdinand C.”Oxford Textbook of Rheumatology, 3rd Edition”. Copyright ©2004 Oxford University Press - Soft-tissue rheumatism .p1 075
4. John Orchard; Alex kountouris. “The management of tennis elbow”. Clinical review. BMJ 2011 342: d2687doi;101136/bmj.d2687.
5. Obradov M, Anderson PG.”Ultra sonographic findings for chronic lateral epicondylitis”. JBR-BTR. 2012 Mar-Apr;95(2):66-70.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.