GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
1. ĐỊNH NGHĨA
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.
Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.
Các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng...
2. NGUYÊN NHÂN
Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có 3 nguyên nhân chính:
Trầm cảm nội sinh; Trầm cảm tâm sinh; Trầm cảm thực tổn.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
Theo ICD-10
3.1.1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm:
Ba triệu chứng chính:
1) Khí sắc trầm:
Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.
2) Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.
3) Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
1) Giảm sự tập trung chú ý;
2) Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định;
3) Ý tưởng bị tội và không xứng đáng;
4) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;
5) Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát;
6) Rối loạn giấc ngủ;
7) Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.
Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:
1) Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú;
2) Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;
3) Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;
4) Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng;
5) Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại);
6) Giảm những cảm giác ngon miệng;
7) Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước);
8) Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.
Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có hoặc không xuất hiện.
Chẩn đoán xác định
- Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, phổ biến và sinh học của trầm cảm.
- Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm (F30) ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.
- Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10 – F19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (trong nhóm F00 – F09).
Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
Bệnh nhân có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến.
Chữ số thứ 5 có thể được sử dụng để biệt định sự có mặt của hội chứng cơ thể.
- Không có các triệu chứng cơ thể (F32.00):
Có ít hoặc không có triệu chứng cơ thể.
- Có các triệu chứng cơ thể (F32.01):
Có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể. (Nếu chỉ có 2 hoặc 3 triệu chứng cơ thể, nhưng chúng nặng một cách bất thường, thì dùng mục này có thể được chấp nhận).
Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1)
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng, thêm ít nhất 3 (và tốt hơn 4) những triệu chứng phổ biến.
Bệnh nhân với giai đoạn trầm cảm vừa thường có nhiều khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình.
Chữ số thứ 5 có thể được sử dụng để biệt định sự có mặt của triệu chứng cơ thể.
- Không có các triệu chứng cơ thể (F32.10):
Có ít triệu chứng cơ thể.
- Có các triệu chứng cơ thể (F32.11):
Có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể.
Giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần (F32.2)
Có 3 trong số những triệu chứng điển hình cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng khác, và một số phải đặc biệt nặng.
Nếu những triệu chứng quan trọng như kích động hoặc chậm chạp rõ nét bệnh nhân có thể không muốn hoặc không thể mô tả nhiều triệu chứng một cách chi tiết.
Trong những trường hợp như vậy, việc phân loại toàn bộ một giai đoạn trầm trọng có thể vẫn còn được chấp nhận.
Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3)
Một giai đoạn trầm cảm nặng thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu ra trong mục F32.2 ở trên và trong đó có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
Các hoang tưởng thường bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc những tai họa sắp xảy ra, trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu.
Những ảo thanh hoặc ảo khứu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục hoặc thịt thối rữa.
Sự chậm chạp tâm thần vận động nặng có thể dẫn đến sững sờ.
Nếu cần, hoang tưởng hoặc ảo giác có thể được phân rõ là phù hợp hoặc không phù hợp với rối loạn khí sắc (xem mục F32.2).
Các giai đoạn trầm cảm khác (F32.8)
Chỉ gộp vào đây những giai đoạn không phù hợp với sự mô tả dành cho giai đoạn trầm cảm từ mục F32.0 – F32.3, nhưng một ấn tượng chẩn đoán chung đã chỉ ra chúng là trầm cảm thực thụ.
Bao gồm:
Trầm cảm không điển hình, các giai đoạn đơn độc của trầm cảm không biệt định khác.
3.1.2. Cận lâm sàng
3.1.3. Các xét nghiệm thường quy
- Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hóa
- Xét nghiệm hocmon tuyến giáp
- Xét nghiệm vi sinh: viêm gan B, C; HIV….
3.1.4. Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
- XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm doppler xuyên sọ, siêu âm tuyến giáp
- Điện não đồ, điện tim đồ, lưu huyết não, đo đa ký giấc ngủ, CT scanner sọ não, MRI sọ não…..
3.1.5. Các trắc nghiệm tâm lý
- Thang đánh giá trầm cảm Beck, Hamiltion, trầm cảm người già (GDS), trầm cảm ở trẻ em, thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9)…
- Thang đánh giá nhân cách (MMPI), bảng kiểm kê nhân cách hướng nội hướng ngoại (EPI)
- Thang đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Thang đánh giá lo âu Zung, Hamilton
- Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)
3.1.6. Các xét nghiệm theo dõi điều trị
- Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa do thuốc: glucose máu, mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol) 3 tháng/lần
- Theo dõi tác dụng hạ bạch cầu: công thức máu 1 tháng/lần
- Theo dõi chức năng gan, thận, điện tim đồ 3 tháng/lần.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lý nội khoa: Suy giáp:
Bệnh nhân mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém.
Cần làm xét nghiệm hormon tuyến giáp để khẳng định.
- Các bệnh lý tâm thần:
Rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm, rối loạn cơ thể hóa, rối loạn hỗ hợp lo âu và trầm cảm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Mục tiêu:
+ Điều trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
+ Làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng.
+ Phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm.
- Tiến trình điều trị:
Cần phải chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát;
Chọn thuốc chống trầm cảm thích hợp;
Cho thuốc đủ liều;
Kiểm tra độ dung nạp của thuốc và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân;
Tiếp tục duy trì điều trị sau khi đã thanh toán hết các triệu chứng.
- Điều trị tấn công giai đoạn cấp để thanh toán các triệu chứng từ 2 – 4 tháng.
Điều trị duy trì để phòng ngừa tái phát trầm cảm từ 4 – 6 tháng.
Điều trị phòng ngừa tái diễn trầm cảm dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào trạng thái bệnh và mỗi bệnh nhân thường không dưới một năm.
- Trong khi điều trị trầm cảm, đôi khi phải phối hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc điều chỉnh khí sắc, liệu pháp sốc điện, liệu pháp nhận thức … nếu cần thiết.
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
4.2.1. Liệu pháp hóa dược
Các thuốc chống trầm cảm điều chỉnh số lượng và hoạt tính các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, Noradrenalin…) đang bị rối loạn để điều trị trầm cảm.
Thời gian để thuốc chống trầm cảm có tác dụng là 7 – 10 ngày sau khi đạt liều điều trị.
Trầm cảm có thể không đáp ứng với thuốc này vẫn có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm khác.
- Các thuốc chống trầm cảm truyền thống:
Thuốc chống trầm cảm loại MAOI hiện nay ít dùng vì có nhiều tương tác thuốc.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có nhiều tác dụng kháng Cholin, có thể dùng ở cơ sở nội trú có theo dõi chặt chẽ.
- Các thuốc chống trầm cảm mới:
Ít tác dụng không mong muốn, khởi đầu tác dụng sớm, ít tương tác khi phối hợp với các thuốc khác, an toàn hơn khi dùng quá liều.
+ Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI)
+ Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Norepinephirin (SNRIs)
+ Thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSA)
+ Tianeptin (Stablon) tăng hấp thu Serotonin (quan niệm trầm cảm là do thừa Serotonin ở khe Synapse).
- Các thuốc điều trị phối hợp khác:
+ Trong trường hợp trầm cảm có rối loạn lo âu từng giai đoạn, phối hợp thuốc bình thần Benzodiazepin nhưng không nên dùng kéo dài có thể bị lạm dụng thuốc.
+ Trầm cảm có loạn thần (hoang tưởng, ảo giác…) thường phối hợp các thuốc chống trầm cảm với các thuốc chống loạn thần (Haloperidon, Risperdal, Olanzapin…)
+ Có thể sử dụng các thuốc điều chỉnh khí sắc để đề phòng tái phát, tái diễn trầm cảm (Carbamazepin, Valproat…).
4.2.2. Liệu pháp sốc điện
Được chỉ định ưu tiên trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, trầm cảm kháng thuốc, các liệu pháp điều trị trầm cảm khác không có kết quả.
Cần tuân thủ chống chỉ định để phòng ngừa tai biến xảy ra trong khi sốc điện.
4.2.3. Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ
Được chỉ định ưu tiên cho các trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa.
Cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và chống chỉ định để hạn chế tai biến khi tiến hành can thiệp.
4.2.4. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp gia đình,
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp thư giãn luyện tập…
Mỗi trường hợp có thể kết hợp can thiệp nhiều liệu pháp để đạt hiệu quả tối ưu.
4.3. Điều trị cụ thể (Lựa chọn thuốc và liều điều trị tùy thuộc từng cá thể)
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs)
+ Amitriptylin: 25 – 200mg/ngày
+ Clomipramin: 50 – 100 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
+ Sertralin: 50 – 300 mg/ngày
+ Fluoxetin: 20 – 60 mg/ngày
+ Fluvoxamin: 50 – 100mg/ngày
+ Citalopram: 20 – 60mg/ngày
+ Escitalopram: 10 – 20mg/ngày
+ Paroxetin: 20 - 80 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrin (SNRIs)
+ Venlafaxin: 37,5 – 225 mg/ngày
+ Duloxetin: 40 – 120mg/ngày
Thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSA)
+ Mirtazapin: 15 – 60 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu dopamin – norepinephrin
+ Bupropion: 75 - 450mg/ngày
Các loại khác:
- Tianeptin (Stablon):
Thuốc tăng tái hấp thu serotonin, có hiệu quả trong một số trường hợp
- Chọn lựa thuốc chống loạn thần, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể, nhiều nghiên cứu chứng minh thuốc chống loạn thần thế hệ mới có hiệu quả điều trị trầm cảm khi đơn trị liệu hoặc phối hợp với thuốc chống trầm cảm.
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
+ Haloperidol: 5 - 30 mg/ngày
+ Chlorpromazin: 25 - 500mg/ngày
+ Levopromazin: 25 - 500mg/ngày
+ Sulpirid: 25 – 200mg/ngày
+ Risperidon: 1 - 10 mg/ngày
+ Olanzapin: 5 - 30mg/ngày
+ Quetiapin: 50 - 800mg/ngày
+ Clozapin: 25 - 900mg/ngày
+ Aripiprazol: 5 - 30mg/ngày
- Chọn lựa các thuốc nhóm benzodiazepin, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể.
Có thể lựa chọn một trong số các thuốc sau:
+ Diazepam 5 - 30mg/ngày
+ Lorazepam: 1 - 4mg/ngày
+ Clonzepam: 1 - 8mg/ngày
+ Bromazepam: 3 - 6mg/ngày
- Các nhóm thuốc giải lo âu, gây ngủ khác:
Etifoxin (stresam…), grandaxin, sedanxio, zopiclon (phamzopic, drexler…), eszopiclon, melatonin, các thuốc kháng histamin (hydroxyzin…), beta blocker….
- Các nhóm thuốc khác:
Thuốc tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào thần kinh (piracetam, citicholin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…), vitamin và yếu tố vi lượng…
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát.
Bệnh nhân có thể suy kiệt do từ chối ăn uống
6. PHÒNG BỆNH
Chưa có biện pháp phòng tuyệt đối vì nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, phối hợp lẫn nhau.
Chỉ có phòng bệnh tương đối:
Giáo dục trẻ em từ bé, rèn luyện nhân cách vững mạnh để thích nghi với cuộc sống.
Theo dõi những người có yếu tố gia đình phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo dõi và điều trị duy trì đầy đủ tránh tái phát, tái diễn.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân trầm cảm để hòa nhập vào cộng đồng và gia đình.
TIP
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017.
Đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước.
Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới.
Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như:
Phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn…
Hoặc cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày:
Thăng chức, thay đổi môi trường sống, đổi công việc, kết hôn…
Những sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.
Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?
Rối loạn trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên lứa tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này.
Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống (tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu …).
Nghiên cứu y khoa thống kê còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm, họ thuộc các nhóm sau:
Nhóm người bị sang chấn tâm lý:
Họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như:
Phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
Nhóm phụ nữ vừa sinh con:
Đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
Nhóm học sinh, sinh viên:
Áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô, sự đánh giá kết quả học tập.
Nhóm người bị tổn thương cơ thể:
Người bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, chấn thương sọ não, ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nhóm đối tượng lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.
Nhóm đối tượng thiếu nguồn lực trong cuộc sống:
Thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu giao tiếp, thiếu cách ứng phó với stress, hoặc những khó khăn khác: kinh tế, công việc.
Các mức độ trầm cảm
Trầm cảm được chia bởi 3 mức độ: nhẹ- vừa- nặng
Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày:
Có khí sắc trầm nhược/hoặc mất hứng thú cộng với ít nhất 4 trong các triệu chứng:
Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
Mệt mỏi hoặc mất sức.
Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
Giảm khả năng tập trung, do dự.
Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Tự đánh giá thấp bản thân
Có những hành vi gây hấn, kích động
Rối loạn giấc ngủ
Có các khó chịu, than phiền về cơ thể
Mất năng lượng
Chán học hoặc học tập sa sút
Hay một số trẻ trở nên ngoan quá mức, tách biệt, lãnh đạm
Dựa vào những triệu chứng trên và mức độ mà Bác sĩ tâm thần kinh hoặc Tâm lý gia sẽ phân loại trầm cảm nhẹ, vừa, nặng.
Đôi khi họ sẽ mời bệnh nhân làm một số bài test trầm cảm để hỗ trợ chẩn đoán thêm chính xác.
Một dạng trầm cảm khác cũng được quan tâm nhiều là rối loạn trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh:
Trầm cảm sau sinh thường gặp ở các bà mẹ lần đầu sinh con, hoặc những bà mẹ sinh quá nhiều con nhưng thiếu sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội.
Người mẹ rơi vào tâm trạng lo lắng, thiếu ngủ, cáu gắt, hoặc khóc lóc, có thể khó kiểm soát hành vi, làm đau em bé, hoảng sợ khi con khóc…
Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm ?
Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Các nguy cơ trầm cảm có thể bao gồm:
Do bệnh lý hoặc chấn thương:
Người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
Sử dụng chất kích thích:
Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá..
Trầm cảm do căng thẳng kéo dài:
Công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh):
Nguyên nhân trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…
Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.
Những dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh trầm cảm
Theo hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu những triệu chứng này hiện diện trên 2 tuần:
1. Đau nhức không rõ nguyên nhân
Trầm cảm đôi khi có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience, 69% những người đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm đã có những cơn đau nhức về mặt cơ thể (dù có kết quả bình thường về mặt sức khỏe cơ thể).
Rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như:
Đầy hơi, đau lưng, đau khớp.
2. Mất tập trung
Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc quên tên ai đó hay nhiệm vụ cần làm.
Trầm cảm liên quan đến việc thường xuyên mất khả năng tập trung và làm giảm hiệu quả công việc.
Có thể mắc nhiều sai lầm hơn hoặc gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.
3. Thay đổi về giấc ngủ
Một trong những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm là rối loạn giấc ngủ.
Một số người sẽ ngủ quá nhiều và một số quá ít.
4. Thay đổi cảm giác ăn uống
Một số người trở nên ăn nhiều hơn khi họ mắc trầm cảm.
Những người khác nhìn chằm chằm vào một món ăn trông thật ngon mà hoàn toàn không thèm ăn hay hứng thú gì.
Dù bằng cách nào, sự thay đổi đáng kể về cảm giác thèm ăn và cân nặng (hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng) có thể là dấu hiệu trầm cảm.
5. Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ
Một dấu hiệu khác của sự trầm cảm là sự cáu kỉnh, kích động và ủ rũ tăng cao.
Những điều nhỏ nhặt cũng khiến khó chịu – chẳng hạn như tiếng ồn ào, hoặc chờ đợi lâu (dù trước đây không cảm thấy như vậy trong tình huống tương tự).
Đôi khi đi kèm sự tức giận là suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc mong muốn làm hại người khác.
Nếu đang trải qua một số cảm giác đó, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Những tác động của rối loạn trầm cảm
Trầm cảm được xem là căn bệnh âm thầm nhưng có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Đôi khi, không dễ để người trầm cảm nhận ra rối loạn họ đang gặp.
Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, cuộc sống của cá nhân và xã hội.
1. Ảnh hưởng tinh thần và cuộc sống
Mất tập trung và giảm hiệu quả học tập, công việc
Ảnh hưởng giao tiếp và mối quan hệ xã hội:
Người bị trầm cảm thường khó quản lý cảm xúc, hoặc thu mình, giới hạn mối quan hệ giao tiếp
Đôi khi tự làm đau bản thân, hay suy nghĩ tự tử:
Họ dễ đánh giá thấp bản thân, cảm thấy có lỗi hoặc vô giá trị.
Cộng với việc thiếu các kỹ năng ứng phó hoặc thiếu nguồn lực vào thời điểm đó, họ có thể có những hành động tự gây hại khi cảm xúc quá mạnh.
2. Ảnh hưởng sức khỏe và thể chất
Ảnh hưởng lớn nhất sức khỏe khi mắc trầm cảm, đó là giấc ngủ của họ.
Việc thiếu ngủ thường xuyên, lâu dài cũng tác động ngược đến tinh thần và cảm giác mỏi mệt.
Người trầm cảm có thể giảm ham muốn tình dục.
Trầm cảm kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của các bộ phận khác trong cơ thể (tim, huyết áp, dạ dày…).
Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?
Trầm cảm được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V.
2. Xét nghiệm cận lâm sàng
Bác sĩ sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác.
Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:
Trắc nghiệm tâm lý
Trò chuyện lâm sàng
3. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần.
Do đó, bác sĩ cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.
Cách điều trị trầm cảm
1. Điều trị hóa dược
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng.
Chúng thường không được khuyên dùng cho trường hợp trầm cảm nhẹ, vì trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Các loại thuốc và liều lượng, thời gian điều trị sẽ do bác sĩ chỉ định.
Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như:
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
2. Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại.
Các tâm lý gia được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân.
Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp bệnh nhân hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.
Các liệu pháp tâm lý phổ biến hiện nay
Nhận thức & trị liệu hành vi
Trị liệu nghệ thuật
Trị liệu gia đình
Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà Tâm lý gia lựa chọn liệu pháp phù hợp.
3. Kích thích từ trường xuyên sọ
Đây là phương pháp kích thích não hiện đại, sử dụng xung điện từ dạng sóng ngắn tác động lên một vùng não cụ thể từ bên ngoài hộp sọ.
Xung điện từ xuyên qua da, tiếp cận vùng não mục tiêu, có khả năng “thiết lập cân bằng” cho não bộ mà không cần xâm lấn.
TMS được áp dụng trong điều trị bệnh lý tâm thần kinh, trong đó có trầm cảm, Parkinson, Alzheimer, động kinh…
Hiệu quả của phương pháp sẽ phụ thuộc vào thể trạng người bệnh và cách chăm sóc.
Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm
1. Chế độ sinh hoạt ngừa trầm cảm
Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm:
Người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
Tập thể dục đều đặn
Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội
Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh
1. ĐỊNH NGHĨA
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.
Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.
Các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng...
2. NGUYÊN NHÂN
Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có 3 nguyên nhân chính:
Trầm cảm nội sinh; Trầm cảm tâm sinh; Trầm cảm thực tổn.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
Theo ICD-10
3.1.1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm:
Ba triệu chứng chính:
1) Khí sắc trầm:
Khí sắc thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác và thường không tương xứng với hoàn cảnh, được duy trì trong ít nhất hai tuần.
2) Mất mọi quan tâm thích thú trong các hoạt động.
3) Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
1) Giảm sự tập trung chú ý;
2) Giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định;
3) Ý tưởng bị tội và không xứng đáng;
4) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;
5) Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát;
6) Rối loạn giấc ngủ;
7) Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.
Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:
1) Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú;
2) Mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích;
3) Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày;
4) Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng;
5) Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại);
6) Giảm những cảm giác ngon miệng;
7) Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước);
8) Mất hoặc giảm hưng phấn tình dục rõ rệt.
Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác trong giai đoạn trầm cảm có thể có hoặc không xuất hiện.
Chẩn đoán xác định
- Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, phổ biến và sinh học của trầm cảm.
- Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm (F30) ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.
- Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10 – F19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (trong nhóm F00 – F09).
Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
Bệnh nhân có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến.
Chữ số thứ 5 có thể được sử dụng để biệt định sự có mặt của hội chứng cơ thể.
- Không có các triệu chứng cơ thể (F32.00):
Có ít hoặc không có triệu chứng cơ thể.
- Có các triệu chứng cơ thể (F32.01):
Có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể. (Nếu chỉ có 2 hoặc 3 triệu chứng cơ thể, nhưng chúng nặng một cách bất thường, thì dùng mục này có thể được chấp nhận).
Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1)
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng đặc trưng, thêm ít nhất 3 (và tốt hơn 4) những triệu chứng phổ biến.
Bệnh nhân với giai đoạn trầm cảm vừa thường có nhiều khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình.
Chữ số thứ 5 có thể được sử dụng để biệt định sự có mặt của triệu chứng cơ thể.
- Không có các triệu chứng cơ thể (F32.10):
Có ít triệu chứng cơ thể.
- Có các triệu chứng cơ thể (F32.11):
Có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể.
Giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần (F32.2)
Có 3 trong số những triệu chứng điển hình cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng khác, và một số phải đặc biệt nặng.
Nếu những triệu chứng quan trọng như kích động hoặc chậm chạp rõ nét bệnh nhân có thể không muốn hoặc không thể mô tả nhiều triệu chứng một cách chi tiết.
Trong những trường hợp như vậy, việc phân loại toàn bộ một giai đoạn trầm trọng có thể vẫn còn được chấp nhận.
Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3)
Một giai đoạn trầm cảm nặng thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu ra trong mục F32.2 ở trên và trong đó có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
Các hoang tưởng thường bao gồm những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn, hoặc những tai họa sắp xảy ra, trách nhiệm bệnh nhân phải gánh chịu.
Những ảo thanh hoặc ảo khứu thường là giọng kết tội hoặc phỉ báng hoặc mùi rác mục hoặc thịt thối rữa.
Sự chậm chạp tâm thần vận động nặng có thể dẫn đến sững sờ.
Nếu cần, hoang tưởng hoặc ảo giác có thể được phân rõ là phù hợp hoặc không phù hợp với rối loạn khí sắc (xem mục F32.2).
Các giai đoạn trầm cảm khác (F32.8)
Chỉ gộp vào đây những giai đoạn không phù hợp với sự mô tả dành cho giai đoạn trầm cảm từ mục F32.0 – F32.3, nhưng một ấn tượng chẩn đoán chung đã chỉ ra chúng là trầm cảm thực thụ.
Bao gồm:
Trầm cảm không điển hình, các giai đoạn đơn độc của trầm cảm không biệt định khác.
3.1.2. Cận lâm sàng
3.1.3. Các xét nghiệm thường quy
- Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hóa
- Xét nghiệm hocmon tuyến giáp
- Xét nghiệm vi sinh: viêm gan B, C; HIV….
3.1.4. Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
- XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm doppler xuyên sọ, siêu âm tuyến giáp
- Điện não đồ, điện tim đồ, lưu huyết não, đo đa ký giấc ngủ, CT scanner sọ não, MRI sọ não…..
3.1.5. Các trắc nghiệm tâm lý
- Thang đánh giá trầm cảm Beck, Hamiltion, trầm cảm người già (GDS), trầm cảm ở trẻ em, thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9)…
- Thang đánh giá nhân cách (MMPI), bảng kiểm kê nhân cách hướng nội hướng ngoại (EPI)
- Thang đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Thang đánh giá lo âu Zung, Hamilton
- Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)
3.1.6. Các xét nghiệm theo dõi điều trị
- Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa do thuốc: glucose máu, mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol) 3 tháng/lần
- Theo dõi tác dụng hạ bạch cầu: công thức máu 1 tháng/lần
- Theo dõi chức năng gan, thận, điện tim đồ 3 tháng/lần.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lý nội khoa: Suy giáp:
Bệnh nhân mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém.
Cần làm xét nghiệm hormon tuyến giáp để khẳng định.
- Các bệnh lý tâm thần:
Rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm, rối loạn cơ thể hóa, rối loạn hỗ hợp lo âu và trầm cảm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Mục tiêu:
+ Điều trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
+ Làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng.
+ Phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm.
- Tiến trình điều trị:
Cần phải chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát;
Chọn thuốc chống trầm cảm thích hợp;
Cho thuốc đủ liều;
Kiểm tra độ dung nạp của thuốc và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân;
Tiếp tục duy trì điều trị sau khi đã thanh toán hết các triệu chứng.
- Điều trị tấn công giai đoạn cấp để thanh toán các triệu chứng từ 2 – 4 tháng.
Điều trị duy trì để phòng ngừa tái phát trầm cảm từ 4 – 6 tháng.
Điều trị phòng ngừa tái diễn trầm cảm dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào trạng thái bệnh và mỗi bệnh nhân thường không dưới một năm.
- Trong khi điều trị trầm cảm, đôi khi phải phối hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần, thuốc điều chỉnh khí sắc, liệu pháp sốc điện, liệu pháp nhận thức … nếu cần thiết.
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
4.2.1. Liệu pháp hóa dược
Các thuốc chống trầm cảm điều chỉnh số lượng và hoạt tính các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, Noradrenalin…) đang bị rối loạn để điều trị trầm cảm.
Thời gian để thuốc chống trầm cảm có tác dụng là 7 – 10 ngày sau khi đạt liều điều trị.
Trầm cảm có thể không đáp ứng với thuốc này vẫn có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm khác.
- Các thuốc chống trầm cảm truyền thống:
Thuốc chống trầm cảm loại MAOI hiện nay ít dùng vì có nhiều tương tác thuốc.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có nhiều tác dụng kháng Cholin, có thể dùng ở cơ sở nội trú có theo dõi chặt chẽ.
- Các thuốc chống trầm cảm mới:
Ít tác dụng không mong muốn, khởi đầu tác dụng sớm, ít tương tác khi phối hợp với các thuốc khác, an toàn hơn khi dùng quá liều.
+ Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI)
+ Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Norepinephirin (SNRIs)
+ Thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSA)
+ Tianeptin (Stablon) tăng hấp thu Serotonin (quan niệm trầm cảm là do thừa Serotonin ở khe Synapse).
- Các thuốc điều trị phối hợp khác:
+ Trong trường hợp trầm cảm có rối loạn lo âu từng giai đoạn, phối hợp thuốc bình thần Benzodiazepin nhưng không nên dùng kéo dài có thể bị lạm dụng thuốc.
+ Trầm cảm có loạn thần (hoang tưởng, ảo giác…) thường phối hợp các thuốc chống trầm cảm với các thuốc chống loạn thần (Haloperidon, Risperdal, Olanzapin…)
+ Có thể sử dụng các thuốc điều chỉnh khí sắc để đề phòng tái phát, tái diễn trầm cảm (Carbamazepin, Valproat…).
4.2.2. Liệu pháp sốc điện
Được chỉ định ưu tiên trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, trầm cảm kháng thuốc, các liệu pháp điều trị trầm cảm khác không có kết quả.
Cần tuân thủ chống chỉ định để phòng ngừa tai biến xảy ra trong khi sốc điện.
4.2.3. Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ
Được chỉ định ưu tiên cho các trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa.
Cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và chống chỉ định để hạn chế tai biến khi tiến hành can thiệp.
4.2.4. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp nhận thức hành vi, Liệu pháp gia đình,
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp thư giãn luyện tập…
Mỗi trường hợp có thể kết hợp can thiệp nhiều liệu pháp để đạt hiệu quả tối ưu.
4.3. Điều trị cụ thể (Lựa chọn thuốc và liều điều trị tùy thuộc từng cá thể)
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs)
+ Amitriptylin: 25 – 200mg/ngày
+ Clomipramin: 50 – 100 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
+ Sertralin: 50 – 300 mg/ngày
+ Fluoxetin: 20 – 60 mg/ngày
+ Fluvoxamin: 50 – 100mg/ngày
+ Citalopram: 20 – 60mg/ngày
+ Escitalopram: 10 – 20mg/ngày
+ Paroxetin: 20 - 80 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrin (SNRIs)
+ Venlafaxin: 37,5 – 225 mg/ngày
+ Duloxetin: 40 – 120mg/ngày
Thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSA)
+ Mirtazapin: 15 – 60 mg/ngày
Thuốc ức chế tái hấp thu dopamin – norepinephrin
+ Bupropion: 75 - 450mg/ngày
Các loại khác:
- Tianeptin (Stablon):
Thuốc tăng tái hấp thu serotonin, có hiệu quả trong một số trường hợp
- Chọn lựa thuốc chống loạn thần, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể, nhiều nghiên cứu chứng minh thuốc chống loạn thần thế hệ mới có hiệu quả điều trị trầm cảm khi đơn trị liệu hoặc phối hợp với thuốc chống trầm cảm.
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
+ Haloperidol: 5 - 30 mg/ngày
+ Chlorpromazin: 25 - 500mg/ngày
+ Levopromazin: 25 - 500mg/ngày
+ Sulpirid: 25 – 200mg/ngày
+ Risperidon: 1 - 10 mg/ngày
+ Olanzapin: 5 - 30mg/ngày
+ Quetiapin: 50 - 800mg/ngày
+ Clozapin: 25 - 900mg/ngày
+ Aripiprazol: 5 - 30mg/ngày
- Chọn lựa các thuốc nhóm benzodiazepin, liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể.
Có thể lựa chọn một trong số các thuốc sau:
+ Diazepam 5 - 30mg/ngày
+ Lorazepam: 1 - 4mg/ngày
+ Clonzepam: 1 - 8mg/ngày
+ Bromazepam: 3 - 6mg/ngày
- Các nhóm thuốc giải lo âu, gây ngủ khác:
Etifoxin (stresam…), grandaxin, sedanxio, zopiclon (phamzopic, drexler…), eszopiclon, melatonin, các thuốc kháng histamin (hydroxyzin…), beta blocker….
- Các nhóm thuốc khác:
Thuốc tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào thần kinh (piracetam, citicholin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…), vitamin và yếu tố vi lượng…
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát.
Bệnh nhân có thể suy kiệt do từ chối ăn uống
6. PHÒNG BỆNH
Chưa có biện pháp phòng tuyệt đối vì nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, phối hợp lẫn nhau.
Chỉ có phòng bệnh tương đối:
Giáo dục trẻ em từ bé, rèn luyện nhân cách vững mạnh để thích nghi với cuộc sống.
Theo dõi những người có yếu tố gia đình phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo dõi và điều trị duy trì đầy đủ tránh tái phát, tái diễn.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân trầm cảm để hòa nhập vào cộng đồng và gia đình.
TIP
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017.
Đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước.
Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới.
Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như:
Phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn…
Hoặc cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày:
Thăng chức, thay đổi môi trường sống, đổi công việc, kết hôn…
Những sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.
Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?
Rối loạn trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên lứa tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này.
Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống (tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu …).
Nghiên cứu y khoa thống kê còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm, họ thuộc các nhóm sau:
Nhóm người bị sang chấn tâm lý:
Họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như:
Phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
Nhóm phụ nữ vừa sinh con:
Đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
Nhóm học sinh, sinh viên:
Áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô, sự đánh giá kết quả học tập.
Nhóm người bị tổn thương cơ thể:
Người bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, chấn thương sọ não, ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nhóm đối tượng lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.
Nhóm đối tượng thiếu nguồn lực trong cuộc sống:
Thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu giao tiếp, thiếu cách ứng phó với stress, hoặc những khó khăn khác: kinh tế, công việc.
Các mức độ trầm cảm
Trầm cảm được chia bởi 3 mức độ: nhẹ- vừa- nặng
Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày:
Có khí sắc trầm nhược/hoặc mất hứng thú cộng với ít nhất 4 trong các triệu chứng:
Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
Mệt mỏi hoặc mất sức.
Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
Giảm khả năng tập trung, do dự.
Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Tự đánh giá thấp bản thân
Có những hành vi gây hấn, kích động
Rối loạn giấc ngủ
Có các khó chịu, than phiền về cơ thể
Mất năng lượng
Chán học hoặc học tập sa sút
Hay một số trẻ trở nên ngoan quá mức, tách biệt, lãnh đạm
Dựa vào những triệu chứng trên và mức độ mà Bác sĩ tâm thần kinh hoặc Tâm lý gia sẽ phân loại trầm cảm nhẹ, vừa, nặng.
Đôi khi họ sẽ mời bệnh nhân làm một số bài test trầm cảm để hỗ trợ chẩn đoán thêm chính xác.
Một dạng trầm cảm khác cũng được quan tâm nhiều là rối loạn trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh:
Trầm cảm sau sinh thường gặp ở các bà mẹ lần đầu sinh con, hoặc những bà mẹ sinh quá nhiều con nhưng thiếu sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội.
Người mẹ rơi vào tâm trạng lo lắng, thiếu ngủ, cáu gắt, hoặc khóc lóc, có thể khó kiểm soát hành vi, làm đau em bé, hoảng sợ khi con khóc…
Nguyên nhân nào gây bệnh trầm cảm ?
Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Các nguy cơ trầm cảm có thể bao gồm:
Do bệnh lý hoặc chấn thương:
Người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
Sử dụng chất kích thích:
Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá..
Trầm cảm do căng thẳng kéo dài:
Công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh):
Nguyên nhân trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…
Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.
Những dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh trầm cảm
Theo hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu những triệu chứng này hiện diện trên 2 tuần:
1. Đau nhức không rõ nguyên nhân
Trầm cảm đôi khi có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience, 69% những người đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm đã có những cơn đau nhức về mặt cơ thể (dù có kết quả bình thường về mặt sức khỏe cơ thể).
Rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như:
Đầy hơi, đau lưng, đau khớp.
2. Mất tập trung
Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc quên tên ai đó hay nhiệm vụ cần làm.
Trầm cảm liên quan đến việc thường xuyên mất khả năng tập trung và làm giảm hiệu quả công việc.
Có thể mắc nhiều sai lầm hơn hoặc gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.
3. Thay đổi về giấc ngủ
Một trong những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm là rối loạn giấc ngủ.
Một số người sẽ ngủ quá nhiều và một số quá ít.
4. Thay đổi cảm giác ăn uống
Một số người trở nên ăn nhiều hơn khi họ mắc trầm cảm.
Những người khác nhìn chằm chằm vào một món ăn trông thật ngon mà hoàn toàn không thèm ăn hay hứng thú gì.
Dù bằng cách nào, sự thay đổi đáng kể về cảm giác thèm ăn và cân nặng (hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng) có thể là dấu hiệu trầm cảm.
5. Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ
Một dấu hiệu khác của sự trầm cảm là sự cáu kỉnh, kích động và ủ rũ tăng cao.
Những điều nhỏ nhặt cũng khiến khó chịu – chẳng hạn như tiếng ồn ào, hoặc chờ đợi lâu (dù trước đây không cảm thấy như vậy trong tình huống tương tự).
Đôi khi đi kèm sự tức giận là suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc mong muốn làm hại người khác.
Nếu đang trải qua một số cảm giác đó, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Những tác động của rối loạn trầm cảm
Trầm cảm được xem là căn bệnh âm thầm nhưng có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Đôi khi, không dễ để người trầm cảm nhận ra rối loạn họ đang gặp.
Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, cuộc sống của cá nhân và xã hội.
1. Ảnh hưởng tinh thần và cuộc sống
Mất tập trung và giảm hiệu quả học tập, công việc
Ảnh hưởng giao tiếp và mối quan hệ xã hội:
Người bị trầm cảm thường khó quản lý cảm xúc, hoặc thu mình, giới hạn mối quan hệ giao tiếp
Đôi khi tự làm đau bản thân, hay suy nghĩ tự tử:
Họ dễ đánh giá thấp bản thân, cảm thấy có lỗi hoặc vô giá trị.
Cộng với việc thiếu các kỹ năng ứng phó hoặc thiếu nguồn lực vào thời điểm đó, họ có thể có những hành động tự gây hại khi cảm xúc quá mạnh.
2. Ảnh hưởng sức khỏe và thể chất
Ảnh hưởng lớn nhất sức khỏe khi mắc trầm cảm, đó là giấc ngủ của họ.
Việc thiếu ngủ thường xuyên, lâu dài cũng tác động ngược đến tinh thần và cảm giác mỏi mệt.
Người trầm cảm có thể giảm ham muốn tình dục.
Trầm cảm kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của các bộ phận khác trong cơ thể (tim, huyết áp, dạ dày…).
Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?
Trầm cảm được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V.
2. Xét nghiệm cận lâm sàng
Bác sĩ sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác.
Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:
Trắc nghiệm tâm lý
Trò chuyện lâm sàng
3. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần.
Do đó, bác sĩ cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.
Cách điều trị trầm cảm
1. Điều trị hóa dược
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng.
Chúng thường không được khuyên dùng cho trường hợp trầm cảm nhẹ, vì trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Các loại thuốc và liều lượng, thời gian điều trị sẽ do bác sĩ chỉ định.
Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như:
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
2. Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại.
Các tâm lý gia được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân.
Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp bệnh nhân hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.
Các liệu pháp tâm lý phổ biến hiện nay
Nhận thức & trị liệu hành vi
Trị liệu nghệ thuật
Trị liệu gia đình
Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà Tâm lý gia lựa chọn liệu pháp phù hợp.
3. Kích thích từ trường xuyên sọ
Đây là phương pháp kích thích não hiện đại, sử dụng xung điện từ dạng sóng ngắn tác động lên một vùng não cụ thể từ bên ngoài hộp sọ.
Xung điện từ xuyên qua da, tiếp cận vùng não mục tiêu, có khả năng “thiết lập cân bằng” cho não bộ mà không cần xâm lấn.
TMS được áp dụng trong điều trị bệnh lý tâm thần kinh, trong đó có trầm cảm, Parkinson, Alzheimer, động kinh…
Hiệu quả của phương pháp sẽ phụ thuộc vào thể trạng người bệnh và cách chăm sóc.
Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm
1. Chế độ sinh hoạt ngừa trầm cảm
Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm:
Người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
Tập thể dục đều đặn
Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội
Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Bệnh trầm cảm (thần kinh)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.