Điều trị rối loạn tâm thần do ma túy (thần kinh)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN SỬ DỤNG
COCAIN – MA TÚY – CHẤT GÂY ẢO GIÁC


RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN SỬ DỤNG COCAIN

1. ĐỊNH NGHĨA
Cocain là một trong những chất gây nghiện lạm dụng phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu.
Cocain được chiết xuất từ cây coca có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Cocain được sử dụng dưới 2 dạng bột và crack là chủ yếu.
Hiện cocain chưa phổ biến ở Việt Nam.
Các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến cocain còn chưa được quan tâm nhiều.
2. NGUYÊN NHÂN
Đồng diễn các rối loạn tâm thần như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở người lớn.
Yếu tố gia đình và môi trường:
Sử dụng cocain ở bố mẹ, môi trường bạo lực thời thơ ấu, gia đình bất ổn…
Sử dụng các chất ma túy khác
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định.
3.1.1. Nhiễm độc cấp do sử dụng cocain (ICD 10- F14.0):
- Phải có bằng chứng rõ ràng của việc mới sử dụng cocain ở liều đủ cao để gây ngộ độc.
- Phải có các triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc dưới đây:
- Phải có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
Khoái cảm và cảm giác nhiều năng lượng;
Tăng độ cảnh tỉnh;
Hành vi hoặc niềm tin phóng đại;
Lăng mạ hoặc tấn công người khác;
Thích tranh cãi;
Cảm xúc không ổn định;
Hành vi định hình;
Ảo thanh, ảo thị hoặc ảo giác xúc giác;
Ý tưởng paranoid hoặc rối loạn hoạt động chức năng cá nhân.
- Ít nhất phải có hai trong các dấu hiệu sau:
Nhịp tim nhanh (đôi khi nhịp chậm), loạn nhịp tim, tăng huyết áp (đôi khi hạ huyết áp), vã mồ hôi và gai lạnh, buồn nôn hoặc nôn, giảm cân, giãn đồng tử, kích động tâm thần vận động (đôi khi chậm chạp tâm thần vận động), yếu cơ, đau ngực, co giật.

3.1.2. Sử dụng cocain gây hại (F14.1):
- Phải có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng cocain gây ra các tổn hại về tâm thần và cơ thể, bao gồm rối loạn sự xét đoán hoặc rối loạn hành vi chức năng, có thể dẫn tới sự mất khả năng hoặc có những hậu quả có hại đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân.
+ Bản chất của sự tổn hại cần được xác định rõ ràng (và thỏa mãn nhà nghiên cứu)
+ Sử dụng kéo dài trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 12 tháng
+ Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn đối với bất kỳ rối loạn hành vi hoặc rối loạn tâm thần nào khác liên quan đến cocain, trong cùng khoảng thời gian đó (ngoại trừ nhiễm độc cấp cocain).

3.1.3. Hội chứng nghiện cocain (F14.2):
- ≥ 3/6 biểu hiện dưới đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng.
+ Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng cocain.
+ Khó khăn trong việc kiểm tra thói quen sử dụng cocain.
+ Xuất hiện hội chứng cai cocain khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng các chất có cocain đang sử dụng.
+ Khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra.
+ Sao nhãng dần các thú vui, ham thích vốn có.
+ Tiếp tục sử dụng cocain mặc dù đã có bằng chứng rõ ràng về tác hại của cocain đối với bản thân, gia đình và xã hội.

3.1.4. Trạng thái cai cocain (F14.3):
- Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới giảm hoặc ngừng sử dụng cocain sau khi đã sử dụng cocain lặp đi, lặp lại với liều cao và thời gian kéo dài.
+ Có rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái cảm)
+ Hội chứng cai (sinh lý) của cocain gồm (ở người nghiện nặng)
+ Ngủ lịm hoặc mệt mỏi
+ Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động
+ Cảm giác thèm khát đối với cocain
+ Tăng khẩu vị
+ Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
+ Có các giấc mơ kỳ quặc hoặc khó chịu.
- Các dấu hiệu trên không thể quy cho một bệnh nội khoa không liên quan đến việc sử dụng cocain, và không thể quy cho một rối loạn tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.

3.1.5. Rối loạn loạn thần do sử dụng cocain (F14.5):
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Khởi phát của các triệu chứng loạn thần phải xảy ra trong khi hoặc trong vòng 2 tuần có sử dụng cocain
+ Các triệu chứng loạn thần phải tồn tại hơn 48 tiếng
+ Sự kéo dài của rối loạn này phải không vượt quá 6 tháng(nếu dài hơn thì cần cân nhắc chẩn đoán rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn liên quan sử dụng cocain: F14.7).

3.2. Cận lâm sàng
- Sử dụng test nhanh qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng cocain.
- Sử dụng test nhanh 4 hoặc 6 nhóm qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng các chất ma tuý khác.
- Xét nghiệm sinh hóa máu tìm chất gây nghiện ở những trung tâm chống độc ở các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện.
- tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (trước và sau điều trị)
- Sinh hoá máu:Glucose, ure, creatinin, acid uric, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL), CK, GOT, GPT, GGT, điện giải đồ (trước sau điều trị)
- Vi sinh:
HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- Tổng phân tích nước tiểu
- X quang tim phổi
- Nội soi tai mũi họng:
Là thăm dò cần được làm thường quy với người bệnh sử dụng cocain do những tác dụng nghiêm trọng và phổ biến của cocain trên đường hô hấp trên.
- Điện tâm đồ và siêu âm tim:
Cần chỉ định thường quy do tác dụng nghiêm trọng và phổ biến của cocain trên hệ tim mạch.
- Siêu âm ổ bụng
- Trắc nghiệm tâm lý nhằm đánh giá:
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck); mức độ lo âu (HARS, Zung…);
Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI…); mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Các trắc nghiệm tâm lý trên cần thực hiện trước và sau điều trị.
- Ngoài ra có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS), đánh giá mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT) và mức độ cai rượu (CIWA) nếu có sử dụng kèm rượu…
- Điện não đồ, lưu huyết não, CT sọ não, MRI sọ não…

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng, xác định đúng rối loạn tâm thần mắc phải
- Lựa chọn các thuốc hợp lý, đúng thuốc, đúng liều lượng
- Liệu pháp tâm lý

4.2. Sơ đồ/Phác đồ điều trị
- Điều trị hóa dược
- Các thuốc bình thần
- Các an thần kinh
- Các thuốc chống trầm cảm
- Điều trị bệnh lý kết hợp
- Liệu pháp tâm lí:
Cá nhân, gia đình...

4.3. Điều trị cụ thể:
Tuỳ từng cá thể và bệnh cảnh lâm sàng.
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-250mg/24 giờ
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ

Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày

Các thuốc chống trầm cảm:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram liều 10-60mg/ngày

Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày

Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày

Các thuốc chỉnh khí sắc:
Chọn một hoặc hai thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 2 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Muối Valproat, liều 1200-1500mg/ngày, liều tối đa 60mg/kg/ngày
Divalproex, liều 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày
Carbamazepin, liều 400-1200mg/ngày
Oxcarbazepin, liều 1200 – 2400mg/ngày
Lamotrigin, liều 100 – 400 mg/ngày
Topiramat: 50 – 400mg/ngày
Gabapentin: 300 – 1800mg/ngày

Các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau
Diazepam: 5 - 30mg/ngày
Lorazepam: 1 - 4mg/ngày
Clonazepam: 1 - 8mg/ngày
Bromazepam: 3 - 6mg/ngày

Các nhóm thuốc giải lo âu, gây ngủ khác:
Chọn một trong số các thuốc sau etifoxin (stresam…), tofisopam, cao lạc tiên, zopiclon, eszopiclon, melatonin.

Các nhóm thuốc khác:
Thuốc tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào thần kinh (piracetam, citicolin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…), vitamin và yếu tố vi lượng…. các thuốc kháng histamin (hydroxyzin…), beta blocker….
Bổ sung vitamin dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc bổ gan:
Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:…,
Vận động, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu…
Điều trị bệnh lý kết hợp,..
Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tái thích ứng xã hội…
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Lao động liệu pháp

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng:
Các rối loạn thường tiến triển mạn tính, đòi hỏi điều trị lâu dài
5.2. Biến chứng
Hô hấp: Tổn thương phế quản, phổi
Mũi họng: xung huyết, viêm loét niêm mạc mũi
Lây nhiễm virus viêm gan B, C, HIV
Các biến chứng thần kinh:
Loạn trương lực cơ, đau đầu migraine, có thể gây nhồi máu não, các cơn co giật
Tim mạch:
Nhồi máu cơ tim hoặc ngoại tâm thu thất
Tử vong.

6. PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh cấp 1:
Quản lý nhà nước về các chất gây nghiện nói chung và chất ma tuý nói riêng, trong đó có cocain.
Thực hiện tuyên truyền thông tin đại chúng về tác hại của cocain nhằm hạn chế người sử dụng cocain.
Phòng bệnh cấp 2:
Tầm soát các đối tượng đã sử dụng cocain nhằm phát hiện sớm các rối loạn tâm thần.
Phòng bệnh cấp 3:
Quản lý các bệnh nhân sử dụng đã có vấn đề rối loạn tâm thần.
Giúp bệnh nhân phục hồi việc làm, hòa nhập xã hội.


RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC
1. ĐỊNH NGHĨA
Các chất gây ảo giác là chất gây ra trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sự tỉnh táo, tăng hoạt động thể lực, khoái cảm… và gây ra các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hoang tưởng, ảo giác, kích động và hành vi bạo lực… gồm nhiều chất:
Axit lysergic diethylamid (LSD), psilosybin, mescalin, payot, các chất dạng amphetamin (ATS) và kể cả một số dung môi hữu cơ, …
2. NGUYÊN NHÂN
Do sự tổng hợp dễ dàng vật bất hợp pháp các chất gây ảo giác.
Do việc sử dụng bằng nhiều phương thức: hút, hít, uống…
Việc một số nhóm người (đặc biệt là giới trẻ) có những nhận thức sai lệch cho rằng sử dụng các chất gây ảo giác là thời thượng, hiện đại lôi kéo người khác sử dụng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán nghiện chất gây ảo giác
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện ATS khi có từ 3 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng:
Thèm muốn chất ATS buộc phải sử dụng;
Khó kiểm soát được tần suất và liều lượng dùng ATS;
Khi ngừng sử dụng hoặc giảm bớt liều dùng xuất hiện hội chứng cai;
Lượng sử dụng ATS ngày càng tăng;
Xao nhãng hói quen và thú vui trước đây;
Tiếp tục sử dụng ATS biết rằng nó có tác hại

3.2. Chẩn đoán rối loạn tâm thần do chất gây ảo giác
Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho rối loạn loạn thần do sử dụng chất gây ảo giác:
(Theo ICD-10)
Khởi phát của các triệu chứng phải xảy ra trong khi hoặc trong vòng 2 tuần có sử dụng ATS
Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 tiếng
Sự kéo dài của rối loạn này phải không vượt quá 6 tháng (nếu dài hơn thì cần cân nhắc chẩn đoán rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn liên quan sử dụng ATS: F16.7).
Không chẩn đoán khi loạn thần có trước khi lạm dụng ATS
Biểu hiện rối loạn tâm thần do Methamphetamin có thể là rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác, kích động và các hành vi bạo lực.
3.2.1. Rối loạn giấc ngủ
Người bệnh ngủ ít hoặc mất ngủ hoàn toàn, một số trường hợp lại ngủ nhiều
3.2.2. Rối loạn lo âu
Người bệnh sợ sệt, run rẩy, lo lắng về sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.
3.2.3. Rối loạn trầm cảm
Biểu hiện khí sắc trầm, mất sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng, mệt mỏi, giảm hoạt động.
Một số trường hợp cáu kỉnh, hằn học, nhiều trường hợp dẫn đến tự sát.
3.2.4. Ảo giác
Thường gặp các loại ảo giác đa dạng.
Lúc đầu biểu hiện bằng những tri giác sai thực tại như màu sắc trở nên huyền ảo, sặc sỡ có khi hình thức xung quanh rùng rợn hoặc như ma quỷ.
Âm thanh trở nên sống động, náo nhiệt làm cho người bệnh tưởng mình trong thế giới khác lạ sau đó trở thành những ảo giác thực sự thường là ảo thanh, các tiếng nói bình phẩm, khen ngợi hoặc chê bai có khi là lời nói đe dọa buộc tội người bệnh.
3.2.5. Hoang tưởng
Lúc đầu người bệnh có ý tưởng nghi ngờ đôi khi cảm thấy bàng hoàng kèm theo các rối loạn lo âu hoặc sợ hãi sau đó là dẫn đến hoang tưởng thực sự.
Hầu hết những người sử dụng Methamphetamin xuất hiện những hoang tưởng, các biểu hiện hoang tưởng cũng đa dạng như:
Hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra, bị điều khiển, bị truy hại…
3.2.6. Rối loạn hành vi kích động, hành vi bạo lực
Khi sử dụng các chất gây ảo giác ban đầu gây nên sự hưng phấn, tăng năng lượng, tăng hoạt động thể lực, đi lại nhiều, một số tăng hoạt động tình dục sau đó dẫn tới mất kiểm soát, có thể rối loạn sự định hướng kèm theo dẫn tới kích động: la hét, đập phá, tấn công những người xung quanh, không sợ nguy hiểm cho bản thân.
Thường gặp ở người ngộ độc chất gây ảo giác hoặc người bệnh bị hoang tưởng ảo giác chi phối.
Chẩn đoán phân biệt
Kích động trong tâm thần phân liệt, hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Kích động trong bệnh não thực tổn: u não, viêm não, động kinh thái dương,…
Kích động do rượu và nhiễm độc các dạng ma túy khác, các thuốc hướng thần…
3.3. Cận lâm sàng
- Sử dụng test nhanh 4 hoặc 6 nhóm qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng các chất ma tuý.
- Xét nghiệm sinh hóa máu tìm chất ma túy ở trung tâm chống độc có các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi:
Xét nghiệm trước và sau điều trị hoặc hàng ngày trong 1 tuần đầu nhập viện khi có bất thường
- Sinh hoá máu:
Glucose, ure, creatinin, acid uric, CK (xét nghiệm trước và sau điều trị hoặc hàng ngày trong 1 tuần đầu nhập viện khi có bất thường);
Điện giải đồ (xét nghiệm trước và sau điều trị hoặc hàng ngày trong 1 tuần đầu nhập viện khi có bất thường);
GOT, GPT (đánh giá trước điều trị và sau 1 tuần và 2 tuần điều trị);
GGT, protein, Albumin, bilirubin, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL).
- Vi sinh:
HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- Tổng phân tích nước tiểu
- XQ tim phổi
- Siêu âm ổ bụng
- Trắc nghiệm tâm lý nhằm đánh giá:
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck)
- Mức độ lo âu (HARS, Zung)
- Mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT) nếu có sử dụng kèm rượu.
- Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI)
- Mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Các trắc nghiệm tâm lý trên cần thực hiện trước và sau điều trị.
- Ngoài ra có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS)…
- Điện tâm đồ
- Điện não đồ, lưu huyết não, CT sọ não, MRI sọ não….
- Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.
- Nếu có bất thường thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng theo hội chẩn chuyên khoa.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Đảm bảo duy trì các chức năng sinh tồn như các bệnh nội khoa khác nếu đe dọa tính mạng cần phải cấp cứu người bệnh trước.
Nếu kèm theo kích động có thể kết hợp thuốc chống loạn phần bằng đường tiêm.
Khi người bệnh đã qua cơn nguy hiểm tính mạng và nếu xuất hiện các rối loạn tâm thần thì xử trí tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.
4.2. Sơ đồ/ Phác đồ điều trị
Thuốc bình thần, giải lo âu:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
Benzodiazenpin liều từ 5- 30 mg/ ngày, sử dụng trong vòng 1 tuần, tránh kê đơn lâu dài. (Trong những trường hợp cần thiết có thể dùng kéo dài nhiều ngày hơn)
Thuốc giải lo âu non-benzodiazepin: etifoxine 50-200mg/ngày, sedanxio, …
Một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ: zopiclon 3,75-15mg/ngày, melatonin, …
Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, nhược cơ, suy hô hấp, suy gan, suy thận nặng.
Thuốc chống trầm cảm:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau, ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp thuốc tối đa 3 loại để hạn chế tác dụng phụ.
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau, ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp thuốc tối đa 3 loại để hạn chế tác dụng phụ.
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-250mg/24 giờ
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/24 giờ.
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Amisulpride: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày,
Thuốc chỉnh khí sắc:
Điều trị rối loạn hưng cảm, chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau
Muối Valproat 200mg-2500mg/ ngày
Muối Divalproex, liều 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày
Carbamazepin, liều 400-1200mg/ngày
Oxcarbazepin, liều 1200 – 2400mg/ngày
Lamotrigin, liều 100 – 400 mg/ngày
Topiramat: 50 – 400mg/ngày
Gabapentin: 300 – 1800mg/ngày
Thuốc tăng cường và nuôi dưỡng não:
Piracetam, citicolin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…
Bổ sung vitamin, dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
Thuốc bổ gan:
Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:…,
Vận động, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu…
Điều trị bệnh lý kết hợp
Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tái thích ứng xã hội…
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Lao động liệu pháp.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Nếu người bệnh được điều trị kịp thời tiên lượng tốt.
Tuy nhiên một số trường hợp dẫn đến loạn thành mạn tính hoặc sa sút tâm thần.
6. PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh cấp 1:
Quản lý nhà nước về các chất gây nghiện nói chung và chất ma tuý nói riêng trong đó có các chất dạng amphetamin.
Thực hiện tuyên truyền thông tin đại chúng về tác hại của sử dụng chất dạng amphetamin nhằm hạn chế người sử dụng.
Phòng bệnh cấp 2:
Tầm soát các đối tượng sử dụng các chất dạng amphetamin nhằm phát hiện sớm các rối loạn tâm thần.
Phòng bệnh cấp 3:
Điều trị tích cực các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến sử dụng chất dạng amphetamin.
Điều trị cai nghiện và dự phòng tái nghiện….


RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG NHIỀU CHẤT MA TÚY

1. ĐỊNH NGHĨA
Các chất ma túy là các chất tác động lên hệ thần kinh trung ương gây phê sướng, gây lệ thuộc về tâm thần và cơ thể.
Khi người nghiện sử dụng nhiều chất ma túy (từ 2 loại ma túy trở lên) gây ra các rối loạn tâm thần và hành vi.
2. NGUYÊN NHÂN
Do sự tổng hợp dễ dàng và bất hợp pháp các chất ma túy.
Do việc sử dụng bằng nhiều phương thức: hút, hít, uống, tiêm..
Việc một số nhóm người (đặc biệt là giới trẻ) có những nhận thức sai lệch cho rằng sử dụng các chất ma túy là thời thượng, lôi kéo có khi ép buộc người khác cùng sử dụng.
3. CHẨN ĐOÁN
Các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến chất ma túy thường gặp là rối loạn loạn thần, như hoang tưởng, ảo giác, kích động và các hành vi bạo lực, các rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm và hưng cảm.
3.1. Chẩn đoán nghiện các chất ma túy
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện các chất ma túy khi có từ 3 biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng:
Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng các chất ma túy.
Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng các chất ma túy về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.
Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng các chất ma túy.
Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) các chất ma túy như:
Cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu các chất ma túy gây ra.
Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.
Tiếp tục sử dụng các chất ma túy mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Tuy nhiên chẩn đoán nghiện chất ma túy đôi lúc khó khăn vì hội chứng cai thường không điển hình, có khi chỉ biểu hiện bằng mệt mỏi về thể chất và tâm thần.
3.2. Chẩn đoán rối loạn tâm thần do các chất ma túy
Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho rối loạn tâm thần do sử dụng đa chất
Khởi phát của các triệu chứng phải xảy ra trong khi hoặc trong vòng 2 tuần có sử dụng đa chất
Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 tiếng
Sự kéo dài của rối loạn này phải không vượt quá 6 tháng(nếu dài hơn thì cần cân nhắc chẩn đoán rối loạn loạn thần di chứng và khởi phát muộn liên quan sử dụng đa chất: F19.7).
Chẩn đoán thể bệnh: Biểu hiện rối loạn tâm thần do các chất ma túy có thể là rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, kích động và các hành vi bạo lực.
3.2.1. Rối loạn giấc ngủ:
Người bệnh ngủ ít hoặc mất ngủ hoàn toàn, một số trường hợp lại ngủ nhiều
3.2.2. Rối loạn lo âu:
Người bệnh sợ hãi, run rẩy, lo lắng về sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.
3.2.3. Rối loạn trầm cảm
Biểu hiện khí sắc trầm, mất sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng, mệt mỏi, giảm hoạt động. Một số trường hợp cáu kỉnh, hằn học, nhiều trường hợp dẫn đến tự sát.
3.2.4. Ảo giác
Thường gặp các loại ảo giác đa dạng.
Lúc đầu biểu hiện bằng những tri giác sai thực tại như màu sắc trở nên huyền ảo, sặc sỡ có khi hình thức xung quanh rùng rợn hoặc như ma quỷ.
Âm thanh trở nên sống động, náo nhiệt làm cho người bệnh tưởng mình trong thế giới khác lạ sau đó trở thành những ảo giác thực sự thường là ảo thanh, các tiếng nói bình phẩm, khen ngợi hoặc chê bai có khi là lời nói đe dọa buộc tội người bệnh.
3.2.5. Hoang tưởng
Lúc đầu người bệnh có ý tưởng nghi ngờ đôi khi cảm thấy bàng hoàng kèm theo các rối loạn lo âu hoặc sợ hãi sau đó là dẫn đến hoang tưởng thực sự.
Hầu hết những người sử dụng Methamphetamin (ma túy đá) xuất hiện những hoang tưởng, các biểu hiện hoang tưởng cũng đa dạng như: hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra, bị điều khiển, bị truy hại…

3.2.6. Rối loạn hành vi kích động, hành vi bạo lực
Người bệnh sử dụng đa chất trong đó thường có cả các chất gây ảo giác ban đầu gây nên sự hưng phấn, tăng năng lượng, tăng hoạt động thể lực, đi lại nhiều, một số tăng hoạt động tình dục sau đó dẫn tới mất kiểm soát, có thể rối loạn sự định hướng kèm theo dẫn tới kích động:
La hét, đập phá, tấn công những người xung quanh, không sợ nguy hiểm cho bản thân. Thường gặp ở người ngộ độc chất gây ảo giác hoặc người bệnh bị hoang tưởng ảo giác chi phối.
Chẩn đoán phân biệt:
Kích động trong tâm thần phân liệt, cơn hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực,…
Cơn kích động trong bệnh não thực tổn: u não, viêm não, động kinh thái dương.
3.3. Cận lâm sàng
- Sử dụng test nhanh 4 hoặc 6 nhóm qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng các chất ma tuý.
- Xét nghiệm sinh hóa máu tìm chất ma túy ở các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: xét nghiệm hàng ngày trong 1 tuần đầu nhập viện khi có bất thường hoặc trước và sau điều trị.
- Sinh hoá máu:
Glucose, ure, creatinin, acid uric, CK (xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu khi có bất thường hoặc trước và sau điều trị);
Điện giải đồ (xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu điều trị khi có bất thường hoặc trước và sau điều trị);
GOT, GPT (đánh giá trước điều trị và sau 1 tuần và 2 tuần điều trị);
GGT, protein, Albumin, bilirubin, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL).
- Đông máu cơ bản (cách ngày khi có tiền sử hoặc nguy cơ xuất huyết)
- Vi sinh:
HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- Tổng phân tích nước tiểu
- Xquang tim phổi
- Siêu âm ổ bụng
- Nội soi dạ dày
- Trắc nghiệm tâm lý nhằm đánh giá:
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck)
- Mức độ lo âu (HARS, Zung)
- Mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT), mức độ cai rượu (CIWA) nếu có sử dụng kèm rượu.
- Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI)
- Mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Các trắc nghiệm tâm lý trên cần thực hiện trước và sau điều trị.
- Ngoài ra có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS)…
- Điện tâm đồ
- Điện não đồ, lưu huyết não, CT, MRI …
- Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.
- Nếu có bất thường thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng theo hội chẩn chuyên khoa.

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị:
Khi người bệnh được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất ma túy.
Đảm bảo duy trì các chức năng sinh tồn như các bệnh nội khoa khác nếu đe dọa tính mạng cần phải cấp cứu người bệnh trước.
Nếu kèm theo kích động có thể kết hợp thuốc chống loạn phần bằng đường tiêm.
Khi người bệnh đã qua cơn nguy hiểm tính mạng và nếu xuất hiện các rối loạn tâm thần:
Lo âu, hoảng sợ, trầm cảm hoặc loạn thần như hoang tưởng ảo giác tùy tình hình xử trí tiếp theo bằng các thuốc giải lo âu, chống trầm cảm hoặc các thuốc chống loạn thần.
4.2. Sơ đồ/Phác đồ điều trị
- Điều trị hóa dược
- Các thuốc bình thần
- Các thuốc chống loạn thần
- Các thuốc chống trầm cảm
- Liệu pháp tâm lí: cá nhân, gia đình…
4.3. Điều trị cụ thể:
Tùy từng cá thể và bệnh cảnh lâm sàng.
4.3.1. Các thuốc chống loạn thần
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-250mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày
4.3.2. Các thuốc chống trầm cảm
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin: liều từ 12,5 -50mg/ngày
4.3.4. Các thuốc chỉnh khí sắc
Chọn một hoặc hai thuốc trong số các thuốc sau(ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 2 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Muối Valproat 200mg-2500mg/ ngày
Muối Divalproex, liều 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày
Carbamazepin, liều 400-1200mg/ngày
Oxcarbazepin, liều 1200 – 2400mg/ngày
Lamotrigin, liều 100 – 400 mg/ngày
Topiramat: 50 – 400mg/ngày
Gabapentin: 300 – 1800mg/ngày
4.3.4. Các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin: lựa chọn một trong số các thuốc sau
Diazepam: 5 - 30mg/ngày
Lorazepam: 1 - 4mg/ngày
Clonazepam: 1 - 8mg/ngày
Bromazepam: 3 - 6mg/ngày
4.3.5. Các nhóm thuốc giải lo âu, gây ngủ khác:
Chọn một trong số các thuốc sau etifoxin, tofisopam, cao lạc tiên, zopiclon, eszopiclon, melatonin
4.3.6. Các nhóm thuốc khác:
Thuốc tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng tế bào thần kinh (piracetam, citicolin, ginkgo biloba, vinpocetin, cholin alfoscerat, cinnarizin…), vitamin và yếu tố vi lượng…. các thuốc kháng histamin (hydroxyzin…), beta blocker….
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
Thuốc hỗ trợ gan:
Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu:..
4.3.7. Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tái thích ứng xã hội…
Điều trị các bệnh cơ thể kết hợp.
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Lao động liệu pháp
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG:
Nếu người bệnh được điều trị kịp thời tiên lượng tốt.
Tuy nhiên một số trường hợp dẫn đến loạn thần mạn tính, trầm cảm hoặc sa sút tâm thần.
6. PHÒNG BỆNH:
Phòng bệnh cấp 1:
Quản lý nhà nước về các chất gây nghiện nói chung và chất ma tuý nói riêng.
Thực hiện tuyên truyền thông tin đại chúng về tác hại của sử dụng chất ma túy nhằm hạn chế người sử dụng.
Phòng bệnh cấp 2:
Tầm soát các đối tượng sử dụng các chất ma túy nhằm phát hiện sớm các rối loạn tâm thần.
Phòng bệnh cấp 3:
Điều trị tích cực các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến sử dụng ma túy. Điều trị cai nghiện hoặc giảm hại.
Điều trị dự phòng tái nghiện.


TIP

ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN, GIẢI ĐỘC, ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN, ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ KHÁC

1. Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện;
Chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
2. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Thực hiện các biện pháp tâm lý trị liệu nhằm giảm bớt lo âu cho người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
4. Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

4.1 Điều trị cắt cơn cho nghiện nhóm Opiats

a.Thải độc:
- Glucose 5% x 500 ml – truyền tĩnh mạch LX giot/phút.
- Rinerlactat  x  1000 ml – truyền tĩnh mạch LX giọt/ phút

b. Giải độc, bảo vệ gan:
- Boganic x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Eganin x 02 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)

c. Giải độc thần kinh:
- Vitamin 3B x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Piracetam 400mg x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Hoặc Cinarizine 5 x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)

d. An thần, giải lo âu:
- Thuốc nền là Diazepam 5mg x 06 viên uống 3 lần ( 8h, 14h, 20h,).
Điều trị 4 – 5 ngày cắt.
- Sulpirid 50 mg x 03 viên  uống 3 lần( 8h, 14h,– 20h,)
- Amitriptylin 25 mg x 02 viên uồng chia 2 lần (8h, 20h)

e. Điều trị các triệu chứng kèm theo:
- Kích động: Haloperidon 1,5 mg  x  2 – 6 viên /ngày
Hoặc  Levomepromazin 25 mg x 2 – 8 viên/ngày
Trường hợp kích động mạnh dùng Haloperidon 5mg tiêm bắp 1-4 ống/ngày.
-Trầm cảm : Amitriptylin 25 mg x  3-4 viên /ngày
Hoặc:  Sertralin 50 mg x 2 – 4 viên/ngày
Kết hợp : Carbamazepin hoặc Depakin.
- Đau mỏi (cù) : Paracetamol 500mg x 2- 4 viên/ngày
- Đau bụng, đi ngoài : Papaverin 40 mg x 2- 6 viên/ ngày
- Hạ huyết áp : Heptaminol x 2 – 4 viên/ ngày
- Mất ngủ : Alimenazin 5 mg x 2 - 4 viên/ngày.
( Phác đồ trên có thể tăng, giảm tùy thuộc tình trạng cơ thể của người bệnh, thời gian nghiện ma túy, loại ma túy sử dụng)

4.2. Điều trị trầm cảm liên quan sử dụng ATS
a) Sử dụng các thuốc chống trầm cảm: uống mirtazapine 15-30mg/ngày hoặc sertraline 50mg/lần, 1-2 lần/ngày hoặc các thuốc chống trầm cảm khác thuộc nhóm SSRI.
b) Thuốc giải lo âu: uống diazepam 5 mg/lần, 1-2 lần/ngày, không quá 07 ngày.

4.3. Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu tại vườn thuốc nam của Cơ sở đun nồi xông vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 10 giúp cho bệnh nhân giảm đau, an thần, hạ nhiệt, chống co thắt...

Thành phần nồi xông:      
- Lá tre 20 gam
- Lá bưởi 20 gam
- Cây kinh giới 20 gam
- Cây bặc hà 20 gam
- Hoa và lá hương nhu 20 gam
- Cây sả 20 gam
- Cành và lá cây hoắc hương 20 gam

5. Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc Thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm và  chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

6. Các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện:
Y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Vệ tinh, Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng.