Thoái hóa khớp gối-YHHD

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

THOÁI HÓA KHỚP GỐI – ĐIỀU TRỊ

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất.
Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Cấu tạo và vai trò của khớp gối
Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất trên cơ thể. 
Đầu gối nối xương đùi với xương ống chân (xương chày).
Xương mác (nằm ngoài cẳng chân, chia sẻ bớt gánh nặng cho xương chày) và xương bánh chè là những xương khác góp phần tạo nên khớp gối.
Gân kết nối xương đầu gối với cơ chân, giúp khớp gối cử động linh hoạt.
Các dây chằng xung quanh xương đầu gối có nhiệm vụ tạo sự ổn định cho đầu gối.
Có 4 loại dây chằng gối:
Dây chằng chéo trước:
Ngăn không cho xương đùi trượt ra sau trên xương chày (hoặc xương chày trượt ra trước trên xương đùi).
Dây chằng chéo sau:
Ngăn không cho xương đùi trượt ra trước trên xương chày (hoặc xương chày trượt ra sau trên xương đùi).
Dây chằng chéo giữa và dây chằng bên:
Ngăn không cho xương đùi trượt từ bên này sang bên kia.
Hai miếng sụn hình chữ C (gọi là sụn chêm giữa và sụn bên) đóng vai trò giảm xóc giữa xương đùi và xương chày.
Bao hoạt dịch – túi chứa đầy chất lỏng – giúp đầu gối cử động trơn tru.
Thoái hóa khớp gối (còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối) là hiện tượng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị mài mòn.
Khi tình trạng này xảy ra, xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn dẫn đến trạng thái đau, sưng, cứng, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa sụn khớp gối là do tuổi tác.
Vì khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều sẽ bị thoái hóa khớp.
Một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn, đó là:
Cân nặng
Khi cơ thể bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.
Nghiên cứu cho thấy mỗi khi tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối.
Di truyền
Yếu tố này bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có nhiều khả năng bị viêm xương khớp ở đầu gối dù tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).
Giới tính
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa ở khớp gối hơn nam giới.
Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại
Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực cho khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (25kg trở lên), có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.
Vận động viên thể thao
Những người chơi bóng đá, quần vợt, điền kinh – các bộ môn đòi hỏi vận động khớp gối nhiều – có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối.
Nguy cơ này sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện. 
Một số bệnh cơ xương khớp khác
Những người bị viêm khớp dạng thấp – loại viêm khớp phổ biến thứ hai – có nhiều khả năng cũng bị thoái hóa khớp.
Các bệnh nhân bị một số rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa
Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.
Giai đoạn 1
Sụn khớp gối bị thoái hóa giai đoạn 1 thường không có biểu hiện rõ ràng.
Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.
Giai đoạn 2
Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh.
Chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và các xương không bị cọ xát với nhau.
Chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.
Đây là thời kỳ mà người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên:
Đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 của thoái hóa khớp được phân loại là “thoái hóa khớp mức độ trung bình”.
Giai đoạn này, sụn giữa các xương có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại.
Người bị thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ.
Có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng.
Hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.
Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là “nghiêm trọng”.
Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp.
Do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động.
Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Quá trình chẩn đoán khớp gối bị thoái hóa sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe tổng quát.
Bác sĩ xem xét bệnh sử, hỏi rõ về các triệu chứng xảy ra gần đây.
Cần nhớ chính xác biểu hiện nào khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn để giúp bác sĩ xác định, liệu viêm xương khớp hay một chứng bệnh khác là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem trong gia đình bạn có ai bị thoái hóa khớp hay không. 
Sau khi thăm khám tổng quát, một số chẩn đoán cận lâm sàng có thể chỉ định:
Chụp X-quang:
Cho thấy mức độ tổn thương xương và sụn cũng như sự hiện diện của các gai xương nếu có.
Quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI):
Phương pháp này được chỉ định khi chụp X-quang không cho ra hình ảnh rõ ràng về tình trạng bệnh. 
Làm gì khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối
Sau khi được chẩn đoán thoái hóa sụn khớp gối, cần tuân thủ hướng chữa trị bệnh mà bác sĩ đưa ra.
Bệnh đang ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Từ bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi thể thao quá sức… xây dựng lối sống và chế độ ăn uống có lợi cho xương khớp.
Các biến chứng của thoái hóa khớp gối
Tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ nặng dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp mạn tính cùng một loạt biến chứng như:
Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối :
Những bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơn đau dữ dội, khả năng vận động và giữ thăng bằng bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích.
Những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn 30%.
Khả năng bị gãy xương cao hơn 20%.
Mất xương:
Trong trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương.
Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.
Mất ổn định khớp:
Do đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp ảnh hưởng.
Dây thần kinh quanh xương/sụn bị chèn ép, khiến cơn đau thêm trầm trọng và gây ngứa ran, tê hoặc yếu.
Kéo theo một số bệnh lý khác: 
Thoái hóa khớp gối có thể đẩy người bệnh đến lối sống ít vận động, lâu dần làm họ tăng cân cũng như tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
Hình thành u nang sau đầu gối:
Những u nang này, thường được gọi là u nang Baker, gây áp lực lên các mạch máu và làm suy giảm lưu lượng máu bình thường, dẫn đến sưng và đau ở chân.
Tăng nguy cơ bị gout:
Bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dễ bị bệnh gout – một dạng khác của viêm khớp.
Cách điều trị thoái hóa sụn khớp gối
Mục tiêu chính là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.
Quá trình điều trị là sự kết hợp của những liệu pháp sau:
Giảm cân
Giảm cân đồng nghĩa với giảm tải trọng cho khớp gối.
Giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu gối do viêm xương khớp.
Tập thể dục đều đặn
Việc thường xuyên thực hiện các bài tập thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau.
Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm
Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri…
Chỉ nên dùng trong tối đa 10 ngày.
Sử dụng chúng lâu hơn sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Nếu sau 10 ngày mà thuốc không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống viêm theo toa.
Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối
Steroid là loại thuốc giảm đau và chống viêm mạnh.
Axit hyaluronic hoạt động như một loại chất lỏng bôi trơn cho khớp.
Các liệu pháp thay thế
Một số liệu pháp thay thế có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
Các liệu pháp gồm kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc chất bổ sung (glucosamine, chondroitin…).
Vật lý trị liệu
Tình trạng thoái hóa khớp khiến gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích.
Chuyên gia sẽ hướng dẫn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp.
Chỉ cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sao cho ít gây đau khớp nhất.
Phẫu thuật
Khi mọi phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối:
Nội soi khớp
Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ, sau đó sử dụng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn bị hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương.
Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi.
Phẫu thuật cắt xương
Đây là thủ thuật nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, từ đó làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn.
Nhược điểm là không điều trị được thoái hóa sụn khớp gối triệt để.
Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này.
Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp
Đây là thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa.
Tùy mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối.
Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. 
Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 20 năm. 
Cách phòng tránh khớp bị thoái hóa
Duy trì cân nặng hợp lý (BMI < 23):
Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, góp phần làm mòn sụn.
Kiểm soát lượng đường trong máu:
Lượng glucose cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, tăng nguy cơ viêm và mất sụn.
Tập thể dục thường xuyên:
Vận động với cường độ vừa phải (30 phút/ngày, 5 ngày/tuần) sẽ giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.
Giảm nguy cơ chấn thương:
Không mang vác vật nặng, chơi thể thao đúng kỹ thuật, mang giày vừa vặn và sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện.
Tránh hoạt động quá sức:
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi.
Cố gắng làm việc hoặc vận động quá sức chỉ khiến xương khớp thêm áp lực và dễ bị thương tổn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp.
Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp ở vùng gối
Chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh thoái hóa khớp gối cải thiện triệu chứng đau, sưng vùng gối.
Chườm đá: giúp giảm đau, giảm sưng tấy cho vùng gối.
Tạo điều kiện cho người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc đi bộ đường dài.
Hỗ trợ trong việc đi lại hoặc hướng dẫn họ sử dụng nạng, khung tập đi…
Loại trừ các nguy cơ té ngã:
Những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn.
Hãy lắp thêm bệ ngồi bồn cầu, tay vịn hành lang… trong nhà, loại bỏ các chướng ngại vật trên lối đi để giảm thiểu tối đa nguy cơ này. 
Kiểm soát cơn đau không dùng thuốc:
Mỗi khi người bệnh bị cơn đau nhức, hãy đánh lạc hướng bằng cách mở nhạc, tivi hoặc là trò chuyện.
Bổ sung thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho phần sụn khớp gối bị thoái hóa như:
Trái cây, rau xanh, các loại cá béo,…
Câu hỏi liên quan
Đầu gối bị thoái hóa có nên đi bộ không?
Đi bộ là môn thể thao tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Nhiều người vì thấy đầu gối đau nên ngại di chuyển mặc dù nếu đi bộ thường xuyên, triệu chứng này sẽ được cải thiện rõ rệt.
Những lợi ích của việc đi bộ mang lại cho bệnh nhân thoái hóa khớp là:
Tăng cường sức mạnh cho khớp
Tăng cường sức mạnh cho đôi chân
Giảm cân hiệu quả
Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga?
Yoga là một liệu pháp tuyệt vời dành cho những người bị thoái hóa sụn khớp gối.
Bộ môn này có tác dụng duy trì độ linh hoạt cho khớp cũng như giảm đau hữu hiệu.
Thoái hóa khớp có nên uống canxi không?
Canxi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh để xây dựng xương chắc khỏe, nhưng không có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp.
Rất quan trọng cho sự hình thành xương, do đó vô cùng cần thiết đối với những người bị (hoặc có nguy cơ bị) loãng xương.
Với những người bị thoái hóa khớp, thay vì tập trung bổ sung canxi, cần hướng đến một chế độ ăn uống cân bằng, trong đó tăng cường các dưỡng chất tốt cho sụn khớp như omega-3, vitamin C, chất chống oxy hóa.


DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Triệu chứng của 3 giai đoạn thoái hóa khớp gối:
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này thoái hóa mới diễn ra, sụn có thể bị tổn thương nhẹ và khoảng cách giữa các xương không có sự thu hẹp rõ ràng.
Người bệnh thường có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi.
Cơn đau thoáng qua và biểu hiện mơ hồ nên người bệnh không để ý.
Giai đoạn giữa
Người bệnh đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên xuống cầu thang, cơn đau giảm lúc nghỉ ngơi.
Có hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong 30 phút hoặc ít hơn.
Hầu như người bệnh không đi khám ngay mà chỉ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
Giai đoạn thương tổn
Đây là giai đoạn bệnh đã trong tình trạng nghiêm trọng, khoảng cách giữa các xương giảm dần khiến sụn bị vỡ thêm, chất dịch tiết ra rất ít và các xương va chạm vào nhau.
Khiến người bệnh đứng lên ngồi xuống cực kỳ khó khăn, không thể lên cầu thang do mức độ khô khớp nặng.
Tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp càng lớn.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối được chia ra làm 2 loại là thoái hóa khớp gối nguyên phát và thoái hóa khớp gối thứ phát.
Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây là loại nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối gồm:
Tuổi tác: 
Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn ngày càng bị suy giảm.
Sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo.
Di truyền: 
Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì khả năng cao là bạn cũng sẽ bị bệnh này.
Nội tiết – Sự chuyển hóa cơ thể: 
Mãn kinh hay đái tháo đường đều có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp, cụ thể là thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối thứ phát
Giới tính: 
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới.
Do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa là thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.
Thừa cân: 
Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
Phụ nữ béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Với những người béo phì, chỉ cần giảm 5kg thì sẽ giảm nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp đến một nửa.
Chấn thương: 
Những tổn thương khi chơi thể thao hoặc lao động có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng.
Người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.
Bệnh lý khác: 
Béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,… đều là những bệnh có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn.
Hệ miễn dịch phá hủy: 
Sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể.
Thay vì bảo vệ, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
Không rèn luyện thể lực: 
Nếu không thường xuyên tập thể dục thì dẫn đến tình trạng các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.
Nếu tăng sức mạnh cơ có thể giảm đến 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối.
Sử dụng sai cách thuốc Corticoid: 
Loại thuốc này được áp dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch.
Nếu lạm dụng Corticoid thì càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.
Vận động quá sức: 
Lao động nặng hoặc tập luyện, chơi thể thao ở cường độ cao dẫn đến khớp thoái hóa nhanh hơn.
Ăn uống thiếu khoa học: 
Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều cũng khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây nên những khó chịu cho người bệnh.
Khi tình trạng bệnh nặng thêm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như:
Đi lại khó khăn, khả năng vận động suy giảm.
Khớp gối biến dạng, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
Cứng khớp, teo cơ.
Chứng vôi hóa sụn khớp.
Tàn phế, bại liệt.
Thoái hóa khớp gối còn khiến người bệnh lo âu hay trầm cảm, gây ảnh hưởng đến đời sống.
Năng suất làm việc giảm: 
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và cản trở khả năng vận động.
Khiến người bệnh không tập trung làm việc được.
Rối loạn giấc ngủ: 
Khớp gối đau nhức, sưng tấy làm người bệnh không thể ngủ ngon và nằm trên giường cũng không thấy thoải mái.
Mất ngủ liên tục khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề.
Tăng cân: 
Khớp gối đau và cứng làm người bệnh không thể di chuyển nhiều hay tập thể dục, dẫn đến tăng cân không lành mạnh.
Tăng cân này sẽ lại gây áp lực lên xương khớp và khiến cho bệnh tình tệ thêm.
Các bệnh lý khác: 
Thoái hóa khớp gối cũng gây nên những bệnh khác như gout, tim mạch, tiểu đường,… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Cách chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Khi bác sĩ thăm khám, ấn khớp gối có cảm giác đau và sưng.
Khớp sưng to là do tràn dịch, mọc chồi xương hoặc có khối u vùng khoeo mặt sau khớp.
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện theo 2 phương pháp: 
Chẩn đoán thông qua triệu chứng
Đau khớp gối: 
Mới đầu chỉ đau âm ỉ và thỉnh thoảng mới bị.
Dần dần cơn đau trở nên nặng hơn và xuất hiện liên tục.
Đặc biệt, cơn đau sẽ nặng thêm khi thời tiết lạnh giá, áp suất không khí giảm.
Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng khiến người bệnh đau khớp gối cả ngày.
Cứng khớp gối: 
Cứng khớp gối thường xảy ra vào buổi sáng trong khoảng 30 phút.
Nếu tình trạng nặng thêm, tình trạng cứng khớp sẽ kéo dài.
Đầu gối bị biến dạng có gai xương, lệch trục khớp hay thoái vị màng hoạt dịch.
Mỗi khi cử động khớp sẽ có tiếng lục khục.
Tràn dịch khớp gối.
Chẩn đoán thông qua hình ảnh
Chụp X-quang: 
Phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân kheo sau.
Siêu âm khớp: 
Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.
Chụp cộng hưởng từ MRI: 
Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
Nội soi khớp: 
Quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.
Xét nghiệm: 
Các xét nghiệm như máu, sinh hóa, dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…
Phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối
Điều trị không dùng thuốc
Giảm cân (nếu bị thừa cân): 
Việc giảm cân giúp giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.
Tập luyện các bài tập chống thoái hóa khớp gối: 
Các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối và bài tập linh hoạt giúp khớp gối chuyển động trơn tru hơn.
Vật lý trị liệu để giảm đau: 
Có 2 loại phương pháp vật lý trị liệu là chủ động và thụ động.
Phương pháp thụ động bác sĩ sẽ là người thực hiện.
Phương pháp chủ động thì người bệnh sẽ tự làm tại nhà.
Sửa tư thế người cho đúng: 
Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.
Điều trị dùng thuốc
Thuốc chống viêm giảm đau:
Acetaminophen (Tydol), loại thuốc này được dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình.
Thuốc chống viêm không steroid: 
Nếu Acetaminophen không làm giảm đau thì người bệnh có thể dùng 2 loại thuốc Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) này.
Thuốc bôi ngoài da: 
Dùng các loại gel như Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2-3 lần/ngày để giảm đau nhanh.
Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: 
Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.
Thuốc tiêm vào khớp: 
Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối.
Đắp thuốc: 
Các nguyên liệu tự nhiên như lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,… băm nhuyễn rồi đắp lên đầu gối, ngày thay thuốc 1 lần.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tuy có giảm đau nhưng để lại nhiều tác dụng phụ như làm tổn thương dạ dày, gan, thận hoặc gây buồn nôn, chóng mặt.
Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc được quảng cáo là gia truyền nhưng thực chất không rõ nguồn gốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phẫu thuật ngoại khoa
Điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp).
Khoan kích thích tạo xương.
Cấy ghép tế bào sụn.
Mổ thay khớp.
Phương pháp phẫu thuật chỉ được dùng khi những cách điều trị khác không có hiệu quả.
Đây là cách không khuyến khích áp dụng vì có nhiều rủi ro như biến dạng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe hay thời gian phục hồi lâu nhưng bệnh vẫn có thể tái diễn.
Bác sĩ còn có thể kết hợp với những phương pháp khác (tùy vào từng tình trạng bệnh) để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn:
Chỉnh hình bàn chân nhằm chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân đã làm mất đi sự cân bằng ở khớp đầu gối.
Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV và song sung kích thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, tái tạo và phục hồi các mô sụn, giảm sưng viêm.
Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin tham gia vào quá trình tổng hợp chuyển hóa nên thành phần sụn.

Chữa bệnh Thoái hóa khớp gối bằng KIM SIÊU VI .
KIM SIÊU VI là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, bác sĩ sẽ sử dụng kim y khoa đường kính 0,8mm tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, kết dính giúp giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu nuôi dưỡng phục hồi hoàn toàn tế bào tổn thương.
Ưu điểm của phương pháp KIM SIÊU VI:
Điều trị đạt hiệu quả cao, lâu dài 
An toàn, không tác dụng phụ
Can thiệp điều trị không vết thương, không đau, không chảy máu
Thời gian điều tri ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 15- 20 phút -
Không nằm viện, Không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối ngay từ sớm
Tập thể dục đều đặn và đúng cách, có thể chơi các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.
Chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.
Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút tránh cơ và khớp bị mỏi.
Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng:
Nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Sử dụng thường xuyên các loại:
Xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...


TIP

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
1. ĐỊNH NGHĨA
Thoái hoá khp gi là hu quca quá trình cơ hc và sinh hc làm mt cân bng gia tng hp và huhoi ca sn và xương dưới sn.

Smt cân bng này có thể được bt đầu bi nhiu yếu t: di truyn, phát trin, chuyn hoá và chn thương, biu hin cui cùng ca thoái hóa khp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tvà cơ sinh hc ca tế bào và cht cơ bn ca sn dn đến nhuyn hoá, nt loét và mt sn khp, xơ hoá xương dưới sn, to gai xương và hc xương dưới sn.
Bnh thường gp ngii, chiếm 80% các trường hp thoái hóa khp gi.
2. NGUYÊN NHÂN
Theo nguyên nhân chia hai loi: thoái hóa khp nguyên phát và thphát.
2.1. Thoái hoá khp nguyên phát
Là nguyên nhân chính, xut hin mun, thường người sau 60 tui, có thể ở mt hoc nhiu khp, tiến trin chm.

Ngoài ra có thcó yếu tdi truyn, yếu tni tiết và chuyn hoá (mãn kinh, đái tháo đường...) có thgia tăng tình trng thoái hóa.
2.2. Thoái hoá khp thphát
Bnh gp mi la tui, nguyên nhân có thdo sau các chn thương khiến trc khp thay đổi (gãy xương khp, can lch...);

Các bt thường trc khp gi bm sinh:
Khp gi quay ra ngoài (genu valgum);

Khp gi quay vào trong (genu varum);
Khp gi quá dui (genu recurvatum...)
Hoc sau các tn thương viêm khác ti khp gi (viêm khp dng thp, viêm ct sng dính khp, lao khp, viêm m, bnh gút, chy máu trong khp - bnh Hemophilie…)
3. CHN ĐOÁN
3.1. Chn đoán xác định
Áp dng tiêu chun chn đoán ca Hi thp khp hc M-ACR (American College of Rheumatology), 1991.
- Có gai xương rìa khp (trên Xquang).
- Dch khp là dch thoái hoá.
- Tui trên 38.
- Cng khp dưới 30 phút.
- Có du hiu lc khc khi cử động khp.
Chn đoán xác định khi có yếu t1,2,3,4 hoc 1,2,5 hoc 1,4,5.

- Các du hiu khác:
+ Tràn dch khp: đôi khi thy khp gi, do phn ng viêm ca màng hot dch.
+ Biến dng: do xut hin các gai xương, do lch trc khp hoc thoát vmàng hot dch.
- Các phương pháp thăm dò hình nh chn đoán.
+ Xquang qui ước:

Tiêu chun chn đoán thoái hoá khp ca Kellgren và Lawrence:
Giai đon 1: Gai xương nhhoc nghi ngcó gai xương.
Giai đon 2: Mc gai xương rõ.
Giai đon 3: Hp khe khp va.
Giai đon 4: Hp khe khp nhiu kèm xơ xương dưới sn.
+ Siêu âm khp:

Đánh giá tình trng hp khe khp, gai xương, tràn dch khp, đo độ dày sn khp, màng hot dch khp, phát hin các mnh sn thoái hóa bong vào trong khp.
+ Chp cng hưởng t(MRI)):

Phương pháp này có thquan sát được hình nh khp mt cách đầy đủ trong không gian ba chiu, phát hin được các tn thương sn khp, dây chng, màng hot dch.
+ Ni soi khp:

Phương pháp ni soi khp quan sát trc tiếp được các tn thương thoái hoá ca sn khp các mc độ khác nhau (theo Outbright chia bn độ), qua ni soi khp kết hp sinh thiết màng hot dch để làm xét nghim tế bào chn đoán phân bit vi các bnh lý khp khác.
- Các xét nghim khác:
+ Xét nghim máu và sinh hoá: Tc độ lng máu bình thường.
+ Dch khp: Đếm tế bào dch khp < 1000 tế bào/1mm3.
3.2. Chn đoán phân bit
Viêm khp dng thp:

Chn đoán phân bit khi chtn thương ti khp gi, đặc bit khi chbiu hin mt khp: tình trng viêm ti khp và các biu hin viêm sinh hc rõ (tc độ máu lng tăng, CRP tăng…) và có thcó yếu tdng thp dương tính.
Thường được chn đoán qua ni soi và sinh thiết màng hot dch.
4. ĐIU TR
4.1. Nguyên tc điu tr
- Gim đau trong các đợt tiến trin.
- Phc hi chc năng vn động ca khp, hn chế và ngăn nga biến dng khp.
- Tránh các tác dng không mong mun ca thuc, lưu ý tương tác thuc và các bnh kết hp người cao tui.

- Nâng cao cht lượng cuc sng cho người bnh.
4.2. Điu trni khoa
4.2.1. Vt lý trliu
Các phương pháp siêu âm, hng ngoi, chườm nóng, liu pháp sui khoáng, bùn có hiu qucao.
4.2.2. Thuc điu trtriu chng tác dng nhanh
Chỉ định khi có đau khp :
- Thuc gim đau: Paracetamol: 1g -2g/ ngày.
Đôi khi cn chỉ định các thuc gim đau bc 2: Paracetamol phi hp vi Tramadol 1g-2g/ngày.
- Thuc chng viêm không steroid (NSAIDs): la chn mt trong các thuc sau:
+ Etoricoxia 30mg -60 mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5-15mg/ngày.
+ Thuc chng viêm không steroid khác: Diclofenac 50-100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày...
- Thuc bôi ngoài da: bôi ti khp đau 2-3 ln/ ngày. Các loi gel như: Voltaren Emugel.. có tác dng gim đau và rt ít tác dng ph.
- Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân.
- Đường tiêm ni khp
+ Hydrocortison acetat: Mi đợt tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 3 mũi tiêm mi đợt. Không tiêm quá 3 đợt trong mt năm.
+ Các chế phm chm: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate tiêm mi mũi cách nhau 6-8 tun.

Không tiêm quá 3 đợt mt năm vì thuc gây tn thương sn khp nếu dùng quá liu.
+ Acid hyaluronic (AH) dưới dng hyaluronate: 1 ng/1 tun x 3-5 tun lin.
4.2.3. Thuc điu trtriu chng tác dng chm (SYSADOA)
Nên chỉ định sm, kéo dài, khi có đợt đau khp, kết hp vi các thuc điu trtriu chng tác dng nhanh nêu trên.
+ Piascledine 300mg (cao toàn phn không xà phòng hóa qubơ đậu nành): 1 viên/ngày.
+ Glucosamine sulfate: 1,5g/ngày.
+ Acid hyaluronic kết hp Chondroitin sulfate: 30ml ung mi ngày.
+ Thuc c chế Interleukin 1: Diacerein 50mg x 2 viên/ngày.

4.2.4. Huyết tương giàu tiu cu tthân (PRP)
+ Huyết tương tthân giàu tiu cu (PRP):

Lấy máu tĩnh mch, chng đông, ly tâm tách huyết tương sau đó bơm vào khp gi 6ml- 8ml PRP.
4.2.5. Cy ghép tế bào gc (Stem cell transplantation)
+ Tế bào gc chiết xut tmô mtthân (Adipose Derived Stemcell-ADSCs).
+ Tế bào gc tngun gc ty xương tthân.
4.3. Điu trngoi khoa
4.3.1. Điu trdưới ni soi khp
+ Ct lc, bào, ra khp.
+ Khoan kích thích to xương (microfrature).
+ Cy ghép tế bào sn.
4.3.2. Phu thut thay khp nhân to
Được chỉ định các thnng tiến trin, có gim nhiu chc năng vn động.
Thường được áp dng nhng bnh nhân trên 60 tui. Thay khp gi mt phn hay toàn bkhp.
5. THEO DÕI VÀ QUN LÝ
- Chng béo phì.
- Có chế độ vn động thdc ththao hp lý, bo vkhp tránh quá ti.
- Phát hin điu trchnh hình sm các dtt khp (lch trc khp, khp gi vo trong, vo ngoài..).