Rối loạn tâm thần do rượu (thần kinh)
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU
1. ĐỊNH NGHĨA
Rượu là chất tác động tâm thần, rối loạn tâm thần do rượu là nhóm các rối loạn phức tạp, đa dạng phát sinh và phát triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu
Rối loạn loạn thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp, kéo dài của rượu lên não.
2. NGUYÊN NHÂN
Một số yếu tố thuận lợi cho nghiện rượu: tuổi; các nhân tố văn hóa xã hội; di truyền
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán nghiện rượu
Nghiện rượu:
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng:
Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu;
Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng;
Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu;
Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như:
Cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra;
Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây;
Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Hội chứng cai:
Là biểu hiện đặc trưng của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ.
Ba trong các dấu hiệu sau phải có mặt:
Run:
Lưỡi, mi mắt và khi duỗi tay;
Vã mồ hôi;
Buồn nôn, hoặc nôn ọe;
Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp;
Kích động tâm thần vận động;
Đau đầu; mất ngủ;
Cảm giác khó ở hoặc mệt mỏi;
Các ảo tưởng ảo giác về thính giác, thị giác hoặc xúc giác nhất thời;
Động kinh cơn lớn.
Hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày tùy mức độ nghiện rượu.
3.2. Chẩn đoán loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác…
Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
3.2.1. Sảng rượu (sảng run)
Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…).
Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.
Lâm sàng:
a. Giai đoạn khởi phát:
Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ.
Trong giai đoạn này chủ yếu mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh thực vật.
Thay đổi cảm xúc:
Hoảng hốt, lo âu.
Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…
b. Giai đoạn toàn phát:
Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn;
Các ảo tưởng và ảo giác sinh động, triệu chứng run nặng.
Thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ…
Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc.
Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.
Các ảo giác như:
Ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác…
Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ.
Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…
Các rối loạn toàn thân rõ rệt:
Run chân tay; run lưỡi; vã mồ hôi, sốt nhẹ…
Các triệu chứng kéo dài thường không quá 1 tuần.
Chẩn đoán phân biệt.
Mê sảng không do rượu;
Sa sút trí tuệ; tâm thần phân liệt
3.2.2. Ảo giác do rượu.
Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do rượu.
Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính.
Lâm sàng:
Khởi phát cấp tính hay từ từ, có thể kèm hoang tưởng.
Ảo thính;
Ảo thị;
Ảo giác xúc giác.
3.2.3. Hoang tưởng do rượu.
Hoang tưởng ghen tuông:
Phát triển trên cơ sở nghiện rượu mạn tính.
Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý.
Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
Hoang tưởng bị hại:
Có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông…
Chẩn đoán xác định loạn thần do rượu với hoang tưởng/ảo giác chiếm ưu thế:
Trạng thái loạn thần xuất hiện trong khi hoặc ngay sau sử dụng rượu (thường trong vòng 48 giờ).
Các ảo giác, hoang tưởng chiếm vị trí hàng đầu.
Không chẩn đoán khi có ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp;
Sử dụng chất gây ảo giác.
Không chẩn đoán khi:
Ảo giác, hoang tưởng có trước khi lạm dụng rượu hoặc những giai đoạn tái diễn không liên quan đến rượu.
Chẩn đoán phân biệt hoang tưởng/ảo giác do rượu:
Tâm thần phân liệt;
Sảng rượu (sảng run)
3.2.4. Trầm cảm do rượu.
Lâm sàng
Bệnh cảnh thường không điển hình, giảm khí sắc ít gặp, khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích, mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú, giảm hoạt động.
Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Khởi phát các triệu chứng trầm cảm xảy ra trong vòng hai tuần có sử dụng rượu.
Các triệu chứng trầm cảm tồn tại hơn 48 tiếng, không vượt quá 6 tháng.
Chẩn đoán phân biệt:
Trầm cảm có trước khi lạm dụng hoặc nghiện rượu.
3.2.5. Hội chứng quên do rượu
Lâm sàng:
Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.
Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn muộn của nghiện rượu.
Chẩn đoán phân biệt:
Hội chứng quên thực tổn không do rượu, hội chứng thực tổn khác dẫn đến suy giảm trí nhớ rõ rệt, rối loạn trầm cảm.
3.2.6. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: trước và sau điều trị.
- Sinh hoá máu:
Glucose, ure, creatinin, acid uric;
CK (trước và sau điều trị, nếu bất thường xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu);
Điện giải đồ (trước và sau điều trị, xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu điều trị nếu có bất thường);
GOT, GPT (đánh giá trước điều trị và sau 1 tuần và 2 tuần điều trị), GGT, protein, albumin, bilirubin TP và TT, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL).
- Đông máu cơ bản, tổng phân tích nước tiểu
- Định lượng nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở.
- Vi sinh: HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- XQ tim phổi; siêu âm ổ bụng; nội soi dạ dày…
- Trắc nghiệm tâm lý: thực hiện trước và sau điều trị.
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck);
Mức độ lo âu (HARS, Zung);
Mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT);
Mức độ cai rượu (CIWA);
Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI);
Mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI);
Có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS)…
- Điện tâm đồ;
Điện não đồ, lưu huyết não, CT, MRI….
- Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị tích cực toàn diện và lâu dài
Điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Điều trị bằng hóa dược:
Hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh)
Loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình
- Liệu pháp nhận thức hành vi
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Liệu pháp tái thích ứng xã hội
Điều trị các bệnh lý cơ thể đi kèm (bệnh lý gan, dạ dày, hô hấp…)
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
Giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc
Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc và/hoặc điều trị chống tái sử dụng rượu
Chống loạn thần đối loạn thần do rượu với hoang tưởng, ảo giác
Chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm do rượu.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic…
Thuốc tăng cường và nuôi dưỡng não:
Piracetam, ginkgo giloba, cholin alfoscerate, vinpocetin…
4.3. Điều trị cụ thể
4.3.1. Hội chứng cai rượu
Người bệnh cần phải nhập viện điều trị nội trú.
Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thần:
Benzodiazepin (10-30mg/ngày) dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bổ sung thuốc chống loạn thần nếu có hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi….
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn).
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Aripiprazol 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày,
Bồi phụ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2-4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch, có thể bù dịch đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc hỗ trợ chức năng gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo. Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…
Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú disulfiram 125-250 mg/ngày, naltrexol 25-50mg/ngày…
4.3.2. Điều trị sảng rượu trong trạng thái cai
Diazepam10-30mg/ngày dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5 mg, viên 5 mg, ống 5 mg, liều 5-30 mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1 mg, 2 mg, liều 1 - 12 mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5 - 60 mg/24 giờ
Clozapin: viên 25 mg, 100 mg, liều 50 - 800 mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50 mg, 200 mg, 300 mg, liều 600 - 800 mg/ngày
Aripiprazol: viên 5 mg, 10 mg, 15 mg, 30 mg, liều 10 - 30 mg/ngày,
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2 - 4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo
Trường hợp sảng nặng cần phải tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực hoặc chuyển khoa điều trị hồi sức tích cực.
Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu …
4.3.3. Điều trị loạn thần do rượu
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-500mg/24 giờ.
Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2 mg, liều 1-12mg/24 giờ
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5-60mg/24 giờ
Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày
Thuốc giải lo âu:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Benzodiazepin 5- 30mg/ngày, lorazepam, bromazepam….
Thuốc giải lo âu non-benzodiazepin:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Etifoxine 50-200mg/ngày, cao lạc tiên.
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin b1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Zopiclon 3,75-15mg/ngày, melatonin…
Liệu pháp tâm lý, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu..
Kết hợp các biện pháp hóa dược, tâm lý và xã hội để không tái sử dụng rượu.
Có thể phối hợp Disulfiram 125-250 mg/ ngày, Naltrexol 25-50mg/ngày
4.3.4. Điều trị rối loạn trầm cảm do rượu:
Các thuốc chống trầm cảm:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Phối hợp với các nhóm thuốc chống loạn thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin hoặc Non-benzodiazepin trong những trường hợp cần thiết.
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi.
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Liệu pháp tái thích ứng xã hội (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tạo công ăn việc làm cho người bệnh…)
Chế độ dinh dưỡng:
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn được thì bù bằng truyền dịch
Bệnh nhân ăn bằng đường miệng:
Thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm
Điều trị bệnh lý kết hợp.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Nghiện rượu là một bệnh lý tiến triển mạn tính, cần điều trị lâu dài và có sự phối hợp của gia đình, nhiều cơ quan, đoàn thể, cộng đồng.
Nghiện rượu thường dẫn đến các biến đổi về tính cách, có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và gây nhiều hậu quả về các bệnh cơ thể.
6. PHÒNG BỆNH
6.1. Phòng bệnh nghiện rượu:
Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng tác hại của rượu với cơ thể, tâm thần và xã hội.
Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
Chú trọng đến các đối tượng: gia đình có người nghiện rượu, khủng hoảng trong cuộc sống, người bệnh tâm thần…
6.2. Phòng bệnh loạn thần do rượu:
Điều trị tích cực cho các đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu; dự phòng tái nghiện.
Điều trị các rối loạn cơ thể, tăng cường vitamin nhóm B.
TIP
1. Tác động của rượu lên cơ thể
Rượu là các đồ uống chứa Etylic (Ethanol), công thức hóa học là CH3-CH2-OH.
Sử dụng rượu gây ra các tác động đối với cơ thể như:
1.1 Hấp thu và chuyển hóa
Có khoảng 10% lượng rượu uống vào được hấp thu ở dạ dày.
Lượng rượu còn lại được hấp thu ở ruột non.
Nồng độ rượu trong máu đạt đỉnh sau 45 - 60 phút tùy tình trạng dạ dày (khi đói hấp thu rượu nhanh hơn khi no).
Khoảng 90% lượng rượu hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa ở gan.
10% còn lại được bài tiết qua thận và phổi.
1.2 Tác động của rượu lên não
Rượu có khả năng ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo.
Với nồng độ rượu 0,05% trong máu, quá trình suy nghĩ và phán đoán sẽ trở nên lỏng lẻo hoặc ngưng trệ.
Ở nồng độ rượu 0,1% trong máu, các cử động tự ý trở nên vụng về.
Ngộ độc rượu khi nồng độ rượu trong máu ở mức 0,1 - 0,15%.
Ở nồng độ 0,2%, chức năng toàn bộ vùng vận động của não bị ức chế.
Ở mức 0,3%, người bệnh bị lú lẫn và hôn mê.
Từ 0,4 – 0,5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê.
1.3 Tác động của rượu lên các cơ quan khác
Rượu gây hại cho nhiều cơ quan.
Sử dụng rượu lâu dài có thể gây teo não, thoái hóa tiểu não, động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh viêm gan, xơ gan, bệnh về cơ, bệnh cơ tim, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy,...
Người bị nghiện rượu mãn tính thường bị thiếu hụt thiamin, vitamin B12, acid nicotinic và folate.
Trong thời gian có thai, nếu người mẹ sử dụng rượu thì sẽ gây độc cho thai nhi, có thể gây dị dạng cho trẻ.
Tác động của rượu gây ra rối loạn tâm thần
Rượu có thể gây rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc do ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu).
Các rối loạn tâm thần do rượu gồm:
Lạm dụng rượu:
Liên tục sử dụng rượu đến mức ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cá nhân, thường sau đó đi tới lệ thuộc rượu;
Lệ thuộc rượu:
Là dùng nhiều rượu đến mức gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể chất và tinh thần.
Có 3 dạng thường gặp là:
Liên tục dùng lượng rượu nhiều;
Chỉ dùng nhiều rượu vào cuối tuần hoặc khi có trục trặc trong công việc;
Dùng nhiều rượu kéo dài vài ngày đến cả tuần, xen kẽ với các giai đoạn không uống rượu.
2.2 Nhiễm độc rượu (say rượu)
Uống một lượng rượu đủ để gây các thay đổi về hành vi.
Say rượu thông thường:
Có thể có những rối loạn tâm thần như:
Cảm xúc không ổn định, cáu giận, lo âu, rối loạn hành vi,... đi kèm các triệu chứng của ngộ độc rượu.
Những rối loạn tâm thần này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi còn tác dụng dược lý của rượu.
Khi hết tác dụng dược lý của rượu, các triệu chứng này sẽ tự hết;
Say rượu bệnh lý:
Là tình trạng rối loạn tâm thần cấp tính xuất hiện khi say rượu.
Sau khi sử dụng rượu với liều thấp, đối tượng xuất hiện tình trạng loạn thần cấp.
Đối tượng có thể có những hành vi nguy hiểm, mất kiểm soát ý thức về hành vi của mình.
Tình trạng loạn thần sẽ hết sau khi hết cơn say rượu.
Có 3 thể say rượu bệnh lý:
Say rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế, say rượu với ảo giác chiếm ưu thế và say rượu với biểu hiện kích động vận động chiếm ưu thế.
Các hậu quả của nhiễm độc rượu có thể là tai nạn xe cộ, chấn thương, gãy xương, hoạt động phạm tội, giết người hoặc tự sát,...
Điều trị
Chú ý dinh dưỡng cho bệnh nhân, đặc biệt là bổ sung thiamine, vitamin B12 và folate;
Theo dõi đề phòng biến chứng như tấn công người khác, hôn mê, chấn thương, té ngã,...
2.3 Rối loạn loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu hay do ngộ độc rượu mạn tính gây ra.
Rối loạn loạn thần gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không có mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.
Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt.
Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị loạn thần rượu là trị liệu theo giai đoạn, giảm triệu chứng, kết hợp điều trị rối loạn tâm thần và điều trị ngộ độc rượu hoặc cai nghiện rượu, theo dõi và chăm sóc toàn diện.
Việc điều trị dựa theo từng giai đoạn:
Giai đoạn cấp:
Gồm điều trị giải độc rượu (điều trị hội chứng cai rượu) và điều trị rối loạn tâm thần.
Phương pháp điều trị giải độc rượu là liệu pháp vitamin nhóm B liều cao, bù nước điện giải theo đường truyền tĩnh mạch và đường uống, giải lo âu, chống rối loạn thần kinh thực vật và điều trị các bệnh nội khoa.
Điều trị rối loạn tâm thần phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể và thể trạng bệnh nhân. Bệnh nhân hoang tưởng, ảo giác, kích động; trầm cảm; hưng cảm; lo âu sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau với liều lượng phù hợp;
Giai đoạn bán cấp và ổn định:
Tiếp tục điều trị thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu và thuốc chỉnh khí sắc,... với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ;
Giai đoạn sau loạn thần:
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội để chống tái nghiện, giúp bệnh nhân tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
2.4 Hội chứng cai rượu
Hội chứng cai rượu là biểu hiện của nghiện rượu mãn tính, xuất hiện khi thiếu hoặc ngưng rượu.
Người bệnh sẽ có triệu chứng bồn chồn, khó chịu, bứt rứt trong người, buồn bã, lo âu, sợ hãi, mất ngủ hoặc gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim (hồi hộp, đánh trống ngực, run tay chân hoặc nặng hơn là co giật toàn thân).
Các triệu chứng trên sẽ dịu hẳn đi hoặc biến mất nhanh chóng khi uống một lượng rượu nhỏ.
Điều trị
Chăm sóc tại nhà:
Người mắc hội chứng cai rượu nhẹ có thể điều trị tại nhà.
Người thân cần có mặt để theo dõi tình trạng của bệnh nhân, kịp thời đưa bệnh nhân tới bệnh viện khi có triệu chứng xấu đi;
Nhập viện:
Khi các triệu chứng của hội chứng cai rượu tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần nhập viện để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Người bệnh có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng;
Dùng thuốc:
Các trường hợp mắc hội chứng cai rượu thường được điều trị bằng thuốc an thần benzodiazepine.
Bệnh nhân còn được bổ sung vitamin để thay thế các vitamin thiết yếu bị mất đi do sử dụng rượu, giúp ngăn chặn các biến chứng và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do nghiện rượu mãn tính.
2.5 Sảng run (mê sảng do cai rượu)
Sảng run là tình trạng thường xuất hiện sau khi ngừng hoặc giảm uống rượu ở những bệnh nhân có tiền sử lệ thuộc rượu, ít gặp hơn so với hội chứng cai rượu và không có biến chứng. Biểu hiện bệnh là:
Sảng:
Là tình trạng lú lẫn, mê sảng, không nhận thức được môi trường xung quanh.
Người bệnh có cảm giác như thấy những cảnh tượng ghê rợn như bị thú dữ tấn công, có cảm giác côn trùng đang bò trên cơ thể hoặc nghe thấy những tiếng nói không có thực.
Hậu quả là người bệnh sảng rượu có những hành vi cực kỳ nguy hiểm như tấn công người vô cớ, đốt nhà, giết người,...
Run:
Người bệnh bị run tay chân, run toàn thân, thậm chí run cả lưỡi, có thể kèm theo triệu chứng đi đứng loạng choạng, đổ mồ hôi đầm đìa,... bệnh thường nặng về đêm.
Điều trị
Ghi nhận sinh hiệu mỗi 6 giờ 1 lần, quan sát bệnh nhân đều đặn;
Giảm các yếu tố gây kích thích thần kinh, điều chỉnh điện giải và điều trị các bệnh đi kèm như nhiễm trùng, chấn thương sọ não,...
Nếu bệnh nhân bị mất nước thì bù nước;
Sử dụng các thuốc như Chlordiazepoxide (Librium), Thiamine, Acid Folic, Multivitamin,... với liều dùng, thời gian dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ;
Sử dụng thuốc ngủ để bệnh nhân ngủ yên;
Điều trị suy dinh dưỡng nếu có;
Tránh thuốc chống loạn thần vì có thể làm xuất hiện cơn động kinh.
2.6 Rối loạn trí nhớ
Rối loạn trí nhớ thường gặp ở người uống nhiều rượu trong thời gian dài.
Tình trạng rối loạn tâm thần do rượu này còn được gọi là bệnh não Wernicke (các triệu chứng thần kinh cấp tính) và hội chứng Korxakoff (tình trạng mãn tính).
Bệnh não Wernicke:
Là tình trạng cấp tính do thiếu thiamin (vì nghiện rượu mãn tính).
Người bệnh có triệu chứng lay giật nhãn cầu, liệt vận nhãn, lú lẫn toàn bộ, bịa chuyện, ngủ gà, mất khả năng phân biệt, sảng nhẹ, mất ngủ do lo âu, sợ bóng đêm,...
Sau khi được điều trị, bệnh não Wernicke có thể biến mất sau vài ngày, vài tuần hoặc có thể tiến triển thành hội chứng Korsakoff;
Hội chứng Korsakoff:
Thường liên quan đến nghiện rượu mãn tính, xuất hiện do thiếu thiamin.
Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân thường quên thuận chiều và ngược chiều, bịa chuyện, rối loạn định hướng lực, viêm đa dây thần kinh.
Điều trị
Bệnh não Wernicke:
Chỉ định trị liệu với thiamin cho tới khi hết liệt vận nhãn, có thể cần sử dụng thêm magnesium.
Với phương pháp trị liệu này, hầu hết các triệu chứng sẽ bị đẩy lùi;
Hội chứng Korsakoff:
Điều trị bằng cách thêm thiamin, có thể sử dụng clonidine và propranolol, bù dịch phù hợp.
Rối loạn tâm thần do rượu có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường đối với bản thân bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội.
Cần chú ý hạn chế sử dụng rượu bia.
Khi có biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu, bệnh nhân và gia đình nên phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
1. ĐỊNH NGHĨA
Rượu là chất tác động tâm thần, rối loạn tâm thần do rượu là nhóm các rối loạn phức tạp, đa dạng phát sinh và phát triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu
Rối loạn loạn thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp, kéo dài của rượu lên não.
2. NGUYÊN NHÂN
Một số yếu tố thuận lợi cho nghiện rượu: tuổi; các nhân tố văn hóa xã hội; di truyền
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán nghiện rượu
Nghiện rượu:
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng:
Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu;
Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng;
Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu;
Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như:
Cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra;
Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây;
Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Hội chứng cai:
Là biểu hiện đặc trưng của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ.
Ba trong các dấu hiệu sau phải có mặt:
Run:
Lưỡi, mi mắt và khi duỗi tay;
Vã mồ hôi;
Buồn nôn, hoặc nôn ọe;
Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp;
Kích động tâm thần vận động;
Đau đầu; mất ngủ;
Cảm giác khó ở hoặc mệt mỏi;
Các ảo tưởng ảo giác về thính giác, thị giác hoặc xúc giác nhất thời;
Động kinh cơn lớn.
Hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày tùy mức độ nghiện rượu.
3.2. Chẩn đoán loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác…
Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
3.2.1. Sảng rượu (sảng run)
Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…).
Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.
Lâm sàng:
a. Giai đoạn khởi phát:
Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ.
Trong giai đoạn này chủ yếu mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh thực vật.
Thay đổi cảm xúc:
Hoảng hốt, lo âu.
Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…
b. Giai đoạn toàn phát:
Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn;
Các ảo tưởng và ảo giác sinh động, triệu chứng run nặng.
Thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ…
Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc.
Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.
Các ảo giác như:
Ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác…
Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ.
Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…
Các rối loạn toàn thân rõ rệt:
Run chân tay; run lưỡi; vã mồ hôi, sốt nhẹ…
Các triệu chứng kéo dài thường không quá 1 tuần.
Chẩn đoán phân biệt.
Mê sảng không do rượu;
Sa sút trí tuệ; tâm thần phân liệt
3.2.2. Ảo giác do rượu.
Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do rượu.
Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính.
Lâm sàng:
Khởi phát cấp tính hay từ từ, có thể kèm hoang tưởng.
Ảo thính;
Ảo thị;
Ảo giác xúc giác.
3.2.3. Hoang tưởng do rượu.
Hoang tưởng ghen tuông:
Phát triển trên cơ sở nghiện rượu mạn tính.
Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý.
Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
Hoang tưởng bị hại:
Có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông…
Chẩn đoán xác định loạn thần do rượu với hoang tưởng/ảo giác chiếm ưu thế:
Trạng thái loạn thần xuất hiện trong khi hoặc ngay sau sử dụng rượu (thường trong vòng 48 giờ).
Các ảo giác, hoang tưởng chiếm vị trí hàng đầu.
Không chẩn đoán khi có ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp;
Sử dụng chất gây ảo giác.
Không chẩn đoán khi:
Ảo giác, hoang tưởng có trước khi lạm dụng rượu hoặc những giai đoạn tái diễn không liên quan đến rượu.
Chẩn đoán phân biệt hoang tưởng/ảo giác do rượu:
Tâm thần phân liệt;
Sảng rượu (sảng run)
3.2.4. Trầm cảm do rượu.
Lâm sàng
Bệnh cảnh thường không điển hình, giảm khí sắc ít gặp, khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích, mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú, giảm hoạt động.
Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Khởi phát các triệu chứng trầm cảm xảy ra trong vòng hai tuần có sử dụng rượu.
Các triệu chứng trầm cảm tồn tại hơn 48 tiếng, không vượt quá 6 tháng.
Chẩn đoán phân biệt:
Trầm cảm có trước khi lạm dụng hoặc nghiện rượu.
3.2.5. Hội chứng quên do rượu
Lâm sàng:
Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.
Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn muộn của nghiện rượu.
Chẩn đoán phân biệt:
Hội chứng quên thực tổn không do rượu, hội chứng thực tổn khác dẫn đến suy giảm trí nhớ rõ rệt, rối loạn trầm cảm.
3.2.6. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: trước và sau điều trị.
- Sinh hoá máu:
Glucose, ure, creatinin, acid uric;
CK (trước và sau điều trị, nếu bất thường xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu);
Điện giải đồ (trước và sau điều trị, xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu điều trị nếu có bất thường);
GOT, GPT (đánh giá trước điều trị và sau 1 tuần và 2 tuần điều trị), GGT, protein, albumin, bilirubin TP và TT, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL).
- Đông máu cơ bản, tổng phân tích nước tiểu
- Định lượng nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở.
- Vi sinh: HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- XQ tim phổi; siêu âm ổ bụng; nội soi dạ dày…
- Trắc nghiệm tâm lý: thực hiện trước và sau điều trị.
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck);
Mức độ lo âu (HARS, Zung);
Mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT);
Mức độ cai rượu (CIWA);
Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI);
Mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI);
Có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS)…
- Điện tâm đồ;
Điện não đồ, lưu huyết não, CT, MRI….
- Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị tích cực toàn diện và lâu dài
Điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Điều trị bằng hóa dược:
Hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh)
Loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
Liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình
- Liệu pháp nhận thức hành vi
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Liệu pháp tái thích ứng xã hội
Điều trị các bệnh lý cơ thể đi kèm (bệnh lý gan, dạ dày, hô hấp…)
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
Giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc
Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc và/hoặc điều trị chống tái sử dụng rượu
Chống loạn thần đối loạn thần do rượu với hoang tưởng, ảo giác
Chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm do rượu.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic…
Thuốc tăng cường và nuôi dưỡng não:
Piracetam, ginkgo giloba, cholin alfoscerate, vinpocetin…
4.3. Điều trị cụ thể
4.3.1. Hội chứng cai rượu
Người bệnh cần phải nhập viện điều trị nội trú.
Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thần:
Benzodiazepin (10-30mg/ngày) dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bổ sung thuốc chống loạn thần nếu có hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi….
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn).
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
Quetiapin 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Aripiprazol 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày,
Bồi phụ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2-4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch, có thể bù dịch đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc hỗ trợ chức năng gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo. Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…
Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú disulfiram 125-250 mg/ngày, naltrexol 25-50mg/ngày…
4.3.2. Điều trị sảng rượu trong trạng thái cai
Diazepam10-30mg/ngày dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5 mg, viên 5 mg, ống 5 mg, liều 5-30 mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1 mg, 2 mg, liều 1 - 12 mg/24 giờ.
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5 - 60 mg/24 giờ
Clozapin: viên 25 mg, 100 mg, liều 50 - 800 mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50 mg, 200 mg, 300 mg, liều 600 - 800 mg/ngày
Aripiprazol: viên 5 mg, 10 mg, 15 mg, 30 mg, liều 10 - 30 mg/ngày,
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2 - 4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo
Trường hợp sảng nặng cần phải tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực hoặc chuyển khoa điều trị hồi sức tích cực.
Liệu pháp tâm lý
Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu …
4.3.3. Điều trị loạn thần do rượu
Các thuốc chống loạn thần:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-500mg/24 giờ.
Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
Risperidon: viên 1mg, 2 mg, liều 1-12mg/24 giờ
Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5-60mg/24 giờ
Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày
Thuốc giải lo âu:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Benzodiazepin 5- 30mg/ngày, lorazepam, bromazepam….
Thuốc giải lo âu non-benzodiazepin:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Etifoxine 50-200mg/ngày, cao lạc tiên.
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin b1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ:
Lựa chọn một trong số các thuốc sau:
Zopiclon 3,75-15mg/ngày, melatonin…
Liệu pháp tâm lý, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu..
Kết hợp các biện pháp hóa dược, tâm lý và xã hội để không tái sử dụng rượu.
Có thể phối hợp Disulfiram 125-250 mg/ ngày, Naltrexol 25-50mg/ngày
4.3.4. Điều trị rối loạn trầm cảm do rượu:
Các thuốc chống trầm cảm:
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Phối hợp với các nhóm thuốc chống loạn thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin hoặc Non-benzodiazepin trong những trường hợp cần thiết.
Bù đủ nước và điện giải:
Dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Liệu pháp tâm lý:
Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi.
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Liệu pháp tái thích ứng xã hội (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tạo công ăn việc làm cho người bệnh…)
Chế độ dinh dưỡng:
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn được thì bù bằng truyền dịch
Bệnh nhân ăn bằng đường miệng:
Thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm
Điều trị bệnh lý kết hợp.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Nghiện rượu là một bệnh lý tiến triển mạn tính, cần điều trị lâu dài và có sự phối hợp của gia đình, nhiều cơ quan, đoàn thể, cộng đồng.
Nghiện rượu thường dẫn đến các biến đổi về tính cách, có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và gây nhiều hậu quả về các bệnh cơ thể.
6. PHÒNG BỆNH
6.1. Phòng bệnh nghiện rượu:
Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng tác hại của rượu với cơ thể, tâm thần và xã hội.
Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
Chú trọng đến các đối tượng: gia đình có người nghiện rượu, khủng hoảng trong cuộc sống, người bệnh tâm thần…
6.2. Phòng bệnh loạn thần do rượu:
Điều trị tích cực cho các đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu; dự phòng tái nghiện.
Điều trị các rối loạn cơ thể, tăng cường vitamin nhóm B.
TIP
1. Tác động của rượu lên cơ thể
Rượu là các đồ uống chứa Etylic (Ethanol), công thức hóa học là CH3-CH2-OH.
Sử dụng rượu gây ra các tác động đối với cơ thể như:
1.1 Hấp thu và chuyển hóa
Có khoảng 10% lượng rượu uống vào được hấp thu ở dạ dày.
Lượng rượu còn lại được hấp thu ở ruột non.
Nồng độ rượu trong máu đạt đỉnh sau 45 - 60 phút tùy tình trạng dạ dày (khi đói hấp thu rượu nhanh hơn khi no).
Khoảng 90% lượng rượu hấp thu vào cơ thể được chuyển hóa ở gan.
10% còn lại được bài tiết qua thận và phổi.
1.2 Tác động của rượu lên não
Rượu có khả năng ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo.
Với nồng độ rượu 0,05% trong máu, quá trình suy nghĩ và phán đoán sẽ trở nên lỏng lẻo hoặc ngưng trệ.
Ở nồng độ rượu 0,1% trong máu, các cử động tự ý trở nên vụng về.
Ngộ độc rượu khi nồng độ rượu trong máu ở mức 0,1 - 0,15%.
Ở nồng độ 0,2%, chức năng toàn bộ vùng vận động của não bị ức chế.
Ở mức 0,3%, người bệnh bị lú lẫn và hôn mê.
Từ 0,4 – 0,5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê.
1.3 Tác động của rượu lên các cơ quan khác
Rượu gây hại cho nhiều cơ quan.
Sử dụng rượu lâu dài có thể gây teo não, thoái hóa tiểu não, động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh viêm gan, xơ gan, bệnh về cơ, bệnh cơ tim, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy,...
Người bị nghiện rượu mãn tính thường bị thiếu hụt thiamin, vitamin B12, acid nicotinic và folate.
Trong thời gian có thai, nếu người mẹ sử dụng rượu thì sẽ gây độc cho thai nhi, có thể gây dị dạng cho trẻ.
Tác động của rượu gây ra rối loạn tâm thần
Rượu có thể gây rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc do ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu).
Các rối loạn tâm thần do rượu gồm:
Lạm dụng rượu:
Liên tục sử dụng rượu đến mức ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cá nhân, thường sau đó đi tới lệ thuộc rượu;
Lệ thuộc rượu:
Là dùng nhiều rượu đến mức gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể chất và tinh thần.
Có 3 dạng thường gặp là:
Liên tục dùng lượng rượu nhiều;
Chỉ dùng nhiều rượu vào cuối tuần hoặc khi có trục trặc trong công việc;
Dùng nhiều rượu kéo dài vài ngày đến cả tuần, xen kẽ với các giai đoạn không uống rượu.
2.2 Nhiễm độc rượu (say rượu)
Uống một lượng rượu đủ để gây các thay đổi về hành vi.
Say rượu thông thường:
Có thể có những rối loạn tâm thần như:
Cảm xúc không ổn định, cáu giận, lo âu, rối loạn hành vi,... đi kèm các triệu chứng của ngộ độc rượu.
Những rối loạn tâm thần này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi còn tác dụng dược lý của rượu.
Khi hết tác dụng dược lý của rượu, các triệu chứng này sẽ tự hết;
Say rượu bệnh lý:
Là tình trạng rối loạn tâm thần cấp tính xuất hiện khi say rượu.
Sau khi sử dụng rượu với liều thấp, đối tượng xuất hiện tình trạng loạn thần cấp.
Đối tượng có thể có những hành vi nguy hiểm, mất kiểm soát ý thức về hành vi của mình.
Tình trạng loạn thần sẽ hết sau khi hết cơn say rượu.
Có 3 thể say rượu bệnh lý:
Say rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế, say rượu với ảo giác chiếm ưu thế và say rượu với biểu hiện kích động vận động chiếm ưu thế.
Các hậu quả của nhiễm độc rượu có thể là tai nạn xe cộ, chấn thương, gãy xương, hoạt động phạm tội, giết người hoặc tự sát,...
Điều trị
Chú ý dinh dưỡng cho bệnh nhân, đặc biệt là bổ sung thiamine, vitamin B12 và folate;
Theo dõi đề phòng biến chứng như tấn công người khác, hôn mê, chấn thương, té ngã,...
2.3 Rối loạn loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu hay do ngộ độc rượu mạn tính gây ra.
Rối loạn loạn thần gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không có mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.
Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt.
Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị loạn thần rượu là trị liệu theo giai đoạn, giảm triệu chứng, kết hợp điều trị rối loạn tâm thần và điều trị ngộ độc rượu hoặc cai nghiện rượu, theo dõi và chăm sóc toàn diện.
Việc điều trị dựa theo từng giai đoạn:
Giai đoạn cấp:
Gồm điều trị giải độc rượu (điều trị hội chứng cai rượu) và điều trị rối loạn tâm thần.
Phương pháp điều trị giải độc rượu là liệu pháp vitamin nhóm B liều cao, bù nước điện giải theo đường truyền tĩnh mạch và đường uống, giải lo âu, chống rối loạn thần kinh thực vật và điều trị các bệnh nội khoa.
Điều trị rối loạn tâm thần phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể và thể trạng bệnh nhân. Bệnh nhân hoang tưởng, ảo giác, kích động; trầm cảm; hưng cảm; lo âu sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau với liều lượng phù hợp;
Giai đoạn bán cấp và ổn định:
Tiếp tục điều trị thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu và thuốc chỉnh khí sắc,... với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ;
Giai đoạn sau loạn thần:
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội để chống tái nghiện, giúp bệnh nhân tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
2.4 Hội chứng cai rượu
Hội chứng cai rượu là biểu hiện của nghiện rượu mãn tính, xuất hiện khi thiếu hoặc ngưng rượu.
Người bệnh sẽ có triệu chứng bồn chồn, khó chịu, bứt rứt trong người, buồn bã, lo âu, sợ hãi, mất ngủ hoặc gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim (hồi hộp, đánh trống ngực, run tay chân hoặc nặng hơn là co giật toàn thân).
Các triệu chứng trên sẽ dịu hẳn đi hoặc biến mất nhanh chóng khi uống một lượng rượu nhỏ.
Điều trị
Chăm sóc tại nhà:
Người mắc hội chứng cai rượu nhẹ có thể điều trị tại nhà.
Người thân cần có mặt để theo dõi tình trạng của bệnh nhân, kịp thời đưa bệnh nhân tới bệnh viện khi có triệu chứng xấu đi;
Nhập viện:
Khi các triệu chứng của hội chứng cai rượu tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần nhập viện để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Người bệnh có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng;
Dùng thuốc:
Các trường hợp mắc hội chứng cai rượu thường được điều trị bằng thuốc an thần benzodiazepine.
Bệnh nhân còn được bổ sung vitamin để thay thế các vitamin thiết yếu bị mất đi do sử dụng rượu, giúp ngăn chặn các biến chứng và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do nghiện rượu mãn tính.
2.5 Sảng run (mê sảng do cai rượu)
Sảng run là tình trạng thường xuất hiện sau khi ngừng hoặc giảm uống rượu ở những bệnh nhân có tiền sử lệ thuộc rượu, ít gặp hơn so với hội chứng cai rượu và không có biến chứng. Biểu hiện bệnh là:
Sảng:
Là tình trạng lú lẫn, mê sảng, không nhận thức được môi trường xung quanh.
Người bệnh có cảm giác như thấy những cảnh tượng ghê rợn như bị thú dữ tấn công, có cảm giác côn trùng đang bò trên cơ thể hoặc nghe thấy những tiếng nói không có thực.
Hậu quả là người bệnh sảng rượu có những hành vi cực kỳ nguy hiểm như tấn công người vô cớ, đốt nhà, giết người,...
Run:
Người bệnh bị run tay chân, run toàn thân, thậm chí run cả lưỡi, có thể kèm theo triệu chứng đi đứng loạng choạng, đổ mồ hôi đầm đìa,... bệnh thường nặng về đêm.
Điều trị
Ghi nhận sinh hiệu mỗi 6 giờ 1 lần, quan sát bệnh nhân đều đặn;
Giảm các yếu tố gây kích thích thần kinh, điều chỉnh điện giải và điều trị các bệnh đi kèm như nhiễm trùng, chấn thương sọ não,...
Nếu bệnh nhân bị mất nước thì bù nước;
Sử dụng các thuốc như Chlordiazepoxide (Librium), Thiamine, Acid Folic, Multivitamin,... với liều dùng, thời gian dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ;
Sử dụng thuốc ngủ để bệnh nhân ngủ yên;
Điều trị suy dinh dưỡng nếu có;
Tránh thuốc chống loạn thần vì có thể làm xuất hiện cơn động kinh.
2.6 Rối loạn trí nhớ
Rối loạn trí nhớ thường gặp ở người uống nhiều rượu trong thời gian dài.
Tình trạng rối loạn tâm thần do rượu này còn được gọi là bệnh não Wernicke (các triệu chứng thần kinh cấp tính) và hội chứng Korxakoff (tình trạng mãn tính).
Bệnh não Wernicke:
Là tình trạng cấp tính do thiếu thiamin (vì nghiện rượu mãn tính).
Người bệnh có triệu chứng lay giật nhãn cầu, liệt vận nhãn, lú lẫn toàn bộ, bịa chuyện, ngủ gà, mất khả năng phân biệt, sảng nhẹ, mất ngủ do lo âu, sợ bóng đêm,...
Sau khi được điều trị, bệnh não Wernicke có thể biến mất sau vài ngày, vài tuần hoặc có thể tiến triển thành hội chứng Korsakoff;
Hội chứng Korsakoff:
Thường liên quan đến nghiện rượu mãn tính, xuất hiện do thiếu thiamin.
Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân thường quên thuận chiều và ngược chiều, bịa chuyện, rối loạn định hướng lực, viêm đa dây thần kinh.
Điều trị
Bệnh não Wernicke:
Chỉ định trị liệu với thiamin cho tới khi hết liệt vận nhãn, có thể cần sử dụng thêm magnesium.
Với phương pháp trị liệu này, hầu hết các triệu chứng sẽ bị đẩy lùi;
Hội chứng Korsakoff:
Điều trị bằng cách thêm thiamin, có thể sử dụng clonidine và propranolol, bù dịch phù hợp.
Rối loạn tâm thần do rượu có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường đối với bản thân bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội.
Cần chú ý hạn chế sử dụng rượu bia.
Khi có biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu, bệnh nhân và gia đình nên phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Rối loạn tâm thần do rượu (thần kinh)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.