RỐI LOẠN LIPID MÁU
Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường lượng lipid có ở trong máu, mô tả nhiều dạng rối loạn phổ biến như mức cholesterol LDL, chất béo trung tính cao hoặc mức cholesterol HDL thấp.
Lipid là chất béo dạng sáp có ở trong máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào và cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.
Cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) là hai loại lipid nhiều nhất gây ra các tình trạng bệnh tật.
Cholesterol LDL:
Được coi là “cholest erol xấu” vì góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu.
Cholesterol HDL:
Được coi là “cholesterol tốt” vì giúp loại bỏ LDL ra khỏi máu.
Chất béo trung tính:
Được hình thành và phát triển khi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Cholesterol hiện diện trong các tế bào của cơ thể.
Chất béo trung tính cũng có trong tế bào và trong chất béo ăn kiêng (chẳng hạn như chất béo trắng trong thịt, dầu và các sản phẩm từ sữa).
Gan cũng sản xuất cholesterol và chất béo trung tính.
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là định nghĩa đề cập đến mức cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của các chất béo có trong máu, như là:
Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có mức độ cao
Lipoprotein mật độ cao (HDL) có mức độ thấp
Chất béo trung tính có mức độ cao
Mức LDL và chất béo trung tính cao (Cholesterol cao)
Người có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL rất thấp có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn.
Sự tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch, theo thời gian tiến triển hẹp nặng gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Phân loại
Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại: Nguyên phát và thứ phát.
Nguyên phát
Nếu như rối loạn lipid máu nguyên phát là do di truyền, thì rối loạn lipid thứ phát là một tình trạng mắc phải (phát triển từ các nguyên nhân khác như béo phì, đái tháo đường,…).
Có nhiều dạng rối loạn lipid trong máu nguyên phát, như là:
Tăng lipid máu hay mỡ máu cao có tính chất gia đình:
Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất ở cả cholesterol LDL cao và chất béo trung tính cao.
Nếu bị tăng lipid máu có tính gia đình, người bệnh có thể phát triển những vấn đề này ở tuổi thiếu niên hoặc tầm 20 tuổi thường với tiền sử có cha hoặc mẹ có tình trạng rối loạn lipid cao.
Tăng cholesterol máu gia đình và tăng cholesterol máu đa gen:
Cả hai đều được đặc trưng bởi cholesterol toàn phần cao.
Tăng apobetalipoprotein huyết gia đình:
Tình trạng này đồng nghĩa hàm lượng apolipoprotein B cao (một loại protein và là một phần của cholesterol LDL).
Nguyên nhân thứ phát:
Lối sống tĩnh tại, ăn thừa quá nhiều calo.
Bệnh lý nội khoa:
Đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng thận hư, xơ gan, ứ mật,…
Do một số thuốc như:
Testosterone, estrogen, lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế beta và một số nhóm thuốc ức chế miễn dịch.
Tăng lipid máu có thể có nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát.
Nếu mắc phải tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc chất béo trung tính.
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Nhiều người bị rối loạn lipid máu nhưng không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện bệnh trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ.
Rối loạn lipid máu cũng có thể gây ra một số bệnh tim mạch và có triệu chứng.
Các dấu hiệu thường để phát hiện rối loạn lipid máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận:
Tức ngực, áp lực ở ngực hoặc đau ngực;
Hít thở khó khăn;
Đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai, lưng;
Tim đập nhanh;
Ngất xỉu.
Rối loạn lipid máu biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, khi có sự lắng đọng lipid là:
Cung giác mạc quanh mống mắt:
Có hình vòng tròn hoặc không tròn hoàn toàn, màu trắng nhạt;
Ban vàng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới:
Có thể nằm rải rác hoặc khu trú một khu vực nhất định ở vùng mí mắt;
Ban vàng ở lòng bàn tay:
Xuất hiện ở trong lòng bàn tay và các nếp gấp trong các ngón tay;
U vàng gân:
Xuất hiện ở gân gót chân, gân duỗi các ngón hoặc khớp đốt bàn ngón tay;
U vàng dưới màng xương:
Có thể nhận thấy u vàng ở vùng củ chày trước, đầu xương mỏm khủy;
Các triệu chứng rối loạn lipid máu biểu hiện ở nội tạng:
Gan nhiễm mỡ:
Khi các chất béo có trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến gan.
Lượng mỡ trong gan chiếm phần lớn, làm tổn thương gan, tăng nguy cơ viêm gan.
Lâu dần có thể khiến chức năng gan bị suy giảm, gây viêm cấp tính;
Viêm tụy cấp:
Bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt khi lượng triglycerid tăng cao;
Xơ vữa mạch máu:
Tình trạng rối loạn lipid máu làm chất béo lắng đọng trong các mô, dần hình thành các mảng xơ vữa, gây xơ vữa mạch máu, có biến chứng viêm loét và vỡ mảng xơ vữa, tạo thành cục máu đông, gây tắc các động mạch.
Làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây đau tim với các triệu chứng như đau ngực, khó thở.
Một số người có mức cholesterol và chất béo trung tính rất cao, có thể phát triển xanthomas (sự tích tụ cholesterol xuất hiện ở xung quanh mắt, mắt cá chân hoặc khuỷu tay).
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu
Béo phì, ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên và trẻ em.
Di truyền cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất được gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH).
Trẻ em nên được kiểm tra FH khi có người thân bị cholesterol cao hoặc bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu là nam và 65 tuổi nếu là nữ.
Nguyên nhân ở các yếu tố nguy cơ khác gây rối loạn lipid máu
Tăng huyết áp
Hút thuốc lá
Bệnh tiểu đường (type 1 và type 2)
Bệnh thận
Suy giáp
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng Cushing
Bệnh viêm ruột (IBS)
Phương pháp chẩn đoán
Để kiểm tra mức độ cao, thấp hay trong phạm vi lành mạnh của LDL, HDL, chất béo trung tính, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu.
Rối loạn lipid máu là tiền căn gây nên các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, nhồi máu thận.
Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL thấp khiến người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ tim cao hơn.
Phương pháp điều trị
Mục tiêu điều trị thường dựa vào đích LDL, đích LDL.
Cholesterol LDL cao thường được điều trị bằng statin, với cơ chế gây cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
Nếu statin không cải thiện được tình trạng giảm mức chất béo trung tính và LDL, bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc như:
Ezetimib, niacin, fibrate, chất cô lập axit mật, evolocumab và alirocumab, lomitapide và mipomersen.
Cách phòng tránh rối loạn lipid máu
Duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống khoa học cho tim;
Tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá cũng là những cách phòng tránh rối loạn lipid máu hiệu quả.
Cách chăm sóc người bị rối loạn lipid máu
Mặc dù rối loạn lipid máu khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, nhưng vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách sống một lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc nếu cần.
Bỏ thuốc lá
Ngủ đủ giấc
Giảm stress
Ăn thực phẩm lành mạnh hơn
Hạn chế uống rượu
Giữ cân nặng khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên
Hạn chế dầu mỡ, phủ tạng động vật, tăng cường ăn rau xanh.
Tuân thủ thời gian, liều lượng thuốc sử dụng như bác sĩ kê đơn, đảm bảo tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, khám lại định kỳ theo hẹn.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
Lipid hay còn gọi là mỡ máu, là chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể.
Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng có 2 loại lipid nhiều nhất và có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe là:
Cholesterol:
Gồm hai loại là Cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu và Cholesterol HDL (còn gọi là cholesterol tốt) có khả năng loại bỏ LDL-C ra khỏi máu.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính:
Được tạo thành từ axit béo và glycerol.
Khi nạp vào quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển đổi calo thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Cơ thể sẽ giải phóng chất béo trung tình này khi cần năng lượng.
Rối loạn lipid máu là tình trạng xảy ra khi các thành phần lipid máu bị mất cân bằng, bị tăng cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường như:
Cholesterol LDL tăng cao, cholesterol HDL giảm, chất béo trung tính ở mức độ cao.
Phân loại
Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại là:
Rối loạn lipid máu nguyên phát:
Do yếu tố di truyền, gây ra bởi đột biến gen đơn hoặc nhiều gen, dẫn đến sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt trong việc thanh lọc chất béo trung tính và cholesterol.
Rối loạn lipid máu thứ phát:
Do các yếu tố đến từ lối sống thiếu lành mạnh, các bệnh lý đang mắc phải.
Tình trạng này chiếm 30-40% tổng số trường hợp rối loạn lipid máu.
Các triệu chứng thường gặp
Rối loạn lipid máu là một bệnh lý sinh học, xảy ra trong một thời gian dài, diễn tiến từ từ và thường khó nhận biết được.
Phần lớn chỉ phát hiện ra bị rối loạn lipid máu khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu.
Bệnh chuyển sang mức độ nặng, nồng độ lipid máu tăng cao và kéo dài, gây ra các biến chứng thì các dấu hiệu mới rõ rệt như:
Đau tức ở ngực; thở khó khăn; tim đập nhanh; bị căng đau ở phần cổ, vai, hàm, lưng; ngất xỉu,…
Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của rối loạn lipid máu bao gồm:
U vàng trên da vùng trên mí mắt, u vàng gân, u vàng dưới màng xương, xuất hiện ban vàng ở lòng bàn tay.
Nguyên nhân
Lối sống thiếu khoa học trong chế độ ăn uống, tập luyện là nguyên nhân thường gặp nhất gây rối loạn lipid máu hiện nay.
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân cần được chú ý.
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn lipid máu gồm:
Bệnh nhân bị tăng huyết áp, người hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, suy giáp, bị hội chứng buồng trứng đa nang, viêm ruột, bệnh Cushing…
Rối loạn lipid máu là bệnh lý khá nguy hiểm.
Khi lượng cholesterol LDL tăng lên quá nhiều, sẽ dần lắng đọng, bám vào thành các mạch máu, dần hình thành mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch.
Hầu hết các trường hợp không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Xơ vữa động mạch, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận, nguy cơ đột quỵ tim cao,…
Biến chứng rối loạn lipid máu thường gặp
1. Hệ tim mạch
Xơ vữa mạch máu
Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm do rối loạn lipid máu.
Nồng độ cholesterol LDL trong máu cao quá mức sẽ bắt đầu lắng đọng lại trong thành mạch.
Cùng với một số chất khác, sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến cho thành mạch dày lên, trở nên xơ cứng, giảm lưu thông máu hoặc gây tắc nghẽn hoàn toàn trong lòng mạch.
Khi bị xơ vữa động mạch, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, tắc mạch máu chi,…
Nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Khi động mạch tại tim bị tổn thương, mảng xơ vữa quá lớn và bị vỡ ra làm tắc nghẽn sự lưu thông máu nuôi cơ tim, hậu quả là gây chết cơ tim một cách ồ ạt cấp tính hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.
Người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như:
Đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, tụt hoặc tăng huyết áp, tay chân lạnh, ngất, đột tử.
Đột quỵ tim
Trong trường hợp rối loạn lipid máu gây hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ, hoại tử mô cơ tim, suy tim cấp.
Hậu quả có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Hệ nội tiết
Bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu lâu ngày có thể kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, gây ra bệnh đái tháo đường.
Khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng sẽ bị giảm đi nếu mức cholesterol LDL tăng quá cao.
Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, thường có xu hướng tăng LDL và giảm HDL.
Viêm tụy
Triglyceride tích tụ lại quá nhiều là nguyên nhân hay gặp thứ ba dẫn đến viêm tụy.
Khi nồng độ triglyceride vượt trên mức 20 mmol/lít trong huyết thanh sẽ gây viêm tụy cấp.
Viêm tụy cấp có thể dẫn đến suy cơ quan, viêm tụy hoại tử nhiễm trùng, tử vong.
Viêm tụy mạn tính có thể gây ung thư tuyến tụy, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy chức năng tụy ngoại tiết.
Nồng độ hormone trong máu
Tình trạng này phổ biến hơn hết ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
Khi đó, nồng độ estrogen có sự sụt giảm rõ rệt, lượng lipid trong máu không được sử dụng cũng tăng lên đáng kể.
Là nguyên nhân phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
3. Hệ thần kinh
Nhồi máu não
Não luôn cần có đủ lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường.
Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, có sự hình thành mảng xơ vữa tại động mạch não, nguy cơ rất cao dẫn đến nhồi máu não.
Các mảng xơ vữa này sẽ tích tụ lại ngày càng nhiều, làm giảm sự lưu thông máu đến não, hoặc bị vỡ ra gây tắc hoàn toàn.
Não không nhận đủ lượng máu cần thiết kéo dài sẽ dần bị hoại tử, gây nhồi máu não.
Suy giảm trí nhớ
Biến chứng nhồi máu não do rối loạn lipid máu gây ra có ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của người bệnh.
Khi nồng độ cholesterol bị rối loạn, tăng cao quá mức có thể làm đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng beta-amyloid, gây tổn thương não ở những bệnh nhân Alzheimer.
4. Hệ tiêu hóa
Gan nhiễm mỡ
Nồng độ cholesterol trong máu cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Khi có quá nhiều chất béo trong gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nhưng vẫn không thể xử lý được hết gây tổn thương gan, các chất béo tích tụ lại quá nhiều dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Viêm gan, xơ gan, ung thư gan là những hậu quả của tình trạng gan nhiễm mỡ không được điều trị sớm.
Sỏi mật
Cholesterol là nguyên liệu chính để gan có thể sản xuất ra dịch mật, giúp cơ thể phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu.
Rối loạn lipid máu khiến cho mức cholesterol tăng cao quá mức trong dịch mật, lâu ngày bị dư thừa và hình thành nên sỏi mật.
Các cơn đau quặn, sốt cao, vàng da, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn lipid máu có chữa khỏi không
Việc điều trị cần kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống của người bệnh.
Cần tuân thủ trong lối sống, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt.
Điều trị bằng thuốc được áp dụng nếu bệnh nhân đã có sự điều chỉnh trong sinh hoạt hằng ngày sau 2-3 tháng nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Một số nhóm thuốc giúp hạ lipid máu có thể được chỉ định dùng cho bệnh nhân như:
Nhóm statin, nhóm fibrate, nhóm acid Nicotinic, nhóm Resin, Ezetimibe, Omega 3.
Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn lipid máu?
1. Chế độ ăn cho người bị rối loạn lipid máu
Không nên ăn quá nhiều mỡ lợn, da gà, bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt,…;
Cắt giảm bớt lượng muối khi chế biến thức ăn, nhất là đối với bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo;
Kiêng đường, mứt, các loại bánh kẹo ngọt;
Hạn chế sử dụng những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp;
Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, giúp đào thải cholesterol;
Chế độ ăn nhiều cá, ít thịt sẽ tốt hơn nếu bị rối loạn lipid máu.
2. Tập luyện điều độ giúp cải thiện rối loạn lipid máu
Nên có thói quen vận động, tập luyện điều độ mỗi tuần với các bài tập phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
Tập thể dục cũng hỗ trợ hiệu quả, giúp giảm cân, duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.
3. Tránh các chất kích thích
Lạm dụng rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Hạn chế uống rượu, bia, cà phê hoặc các loại nước ngọt có ga;
Ngưng hút thuốc là và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá.
Nguyên tắc trong chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tăng lượng chất béo có lợi cho tim (axit béo omega 3) có trong cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, bơ…
Đặt mục tiêu ăn 20 – 30g chất xơ mỗi ngày.
Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là một số nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
Hạn chế lượng chất béo bão hòa ăn vào (<14g/ngày):
Món ăn chiên rán, bơ, các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao (sữa nguyên chất, phô mai), thịt xông khói, xúc xích, thịt đỏ… là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật, thực phẩm chiên, đóng gói, thực phẩm có dầu hydro hóa trong thành phần.
Hạn chế chất béo ở mức 25-35% tổng lượng calo ăn vào.
Hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống:
Thực phẩm giàu cholesterol bao gồm lòng đỏ trứng (một lòng đỏ trứng có khoảng 212 mg cholesterol), thịt mỡ, sữa nguyên chất, phô mai, tôm, cua…
Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút.
Rối loạn lipid máu nên ăn
1. Rau củ và trái cây tươi
Rau củ là thực phẩm mà bệnh nhân bị rối loạn lipid máu không nên bỏ qua.
Những loại rau củ có màu xanh đậm không chỉ giàu chất xơ, mà còn chứa các chất chống oxy hóa, ít calo.
Khi bạn ưu tiên sử dụng rau củ tươi trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
Một số loại rau củ có chứa nhiều pectin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol hiệu quả có thể kể đến như: Cà tim, khoai tây, đậu bắp, cà rốt,…
Trái cây tươi cũng là một nguồn bổ sung cho chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm mức cholesterol hiệu quả.
Một loại chất xơ hòa tan được gọi là pectin làm giảm cholesterol tới 10%; được tìm thấy trong các loại trái cây như táo, nho, cam quýt, dâu tây.
2. Sữa tách béo
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống làm tăng cholesterol LDL “xấu’’, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Các bác sĩ đều khuyên dùng loại sữa tách béo.
Một cốc sữa tách béo có khoảng 83 calo, không có chất béo bão hòa và chỉ có 5 mg cholesterol.
3. Tỏi là thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu
Người rối loạn lipid máu nên ăn tỏi, vì đây là một loại gia vị chế biến món ăn và làm thuốc;
Các nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol LDL toàn phần.
Sử dụng 3-6g tỏi (nửa tép hoặc 1 tép tỏi) mỗi ngày có thể giúp giảm mức cholesterol.
4. Hành tây
Nghiên cứu chỉ ra rằng, hành tây có thể giúp cải thiện mức cholesterol.
Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giúp giảm chất béo trung tính và giảm mức cholesterol.
Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Flavonoid trong hành tây làm giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol “xấu” ở những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mức lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol “tốt” không bị ảnh hưởng.
5. Đậu nành
Đậu nành là một loại cây họ đậu có lợi cho sức khỏe tim mạch, có chứa protein, chất xơ, chất béo không bão hòa, nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Đây là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và có thể giúp giảm cholesterol.
Các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, đậu nành miếng… có thể được dùng thay thế cho thịt béo hoặc thịt đã qua chế biến.
Tương tự, sữa đậu nành và sữa chua có thể được sử dụng thay thế sữa bò.
6. Rong biển
Rong biển và những sản phẩm chiết xuất từ rong biển giúp làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.
Sử dụng rong biển góp phần giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.
7. Ớt
Ớt là gia vị được sử dụng hằng ngày để tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn;
Đặc biệt có lợi cho tim khi giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Ớt xanh còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
8. Súp lơ
Một nghiên cứu cho thấy, ăn súp lơ (bông cải) hấp thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
Súp lơ trắng có thể làm giảm chất béo trung tính bởi chứa nhiều chất xơ.
9. Mướp đắng
Kali, magie và canxi trong mướp đắng làm giảm mức cholesterol “xấu” LDL trong máu;
Duy trì mức cholesterol tốt. Cholesterol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh tim mạch, vì vậy mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
10. Giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm có chứa ít calo, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim tổng thể bằng cách cân bằng lượng cholesterol.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giá đỗ giúp giảm cholesterol LDL và làm tăng mức cholesterol HDL, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong máu. Giá đỗ cũng có thể hỗ trợ giúp giảm chất béo trung tính.
11. Các loại hạt
Các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào, óc chó) giàu axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Một phân tích tổng hợp cho thấy, cứ mỗi khẩu phần 28g hạt hàng ngày, cholesterol toàn phần và LDL có thể giảm khoảng 5%.
12. Thịt trắng
Ăn thịt trắng có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
Ăn thịt trắng bỏ da (ví dụ như thịt gà) cùng với cá giúp giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần.
Ngoài ra, chế độ ăn thịt trắng với sự cân bằng giữa ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ và carbs phức hợp có thể giúp giảm cholesterol LDL từ 5-9%.
13. Axit béo có lợi cho sức khỏe
Axit béo omega-3 có tác dụng tăng mức mặc cholesterol HDL, giúp giảm huyết áp, giảm viêm nhiễm và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Một số loại cá béo dồi dào nguồn axit béo omega-3 nên tăng cường bổ sung vào thực đơn như cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá ngừ,…
Lưu ý là nên ưu tiên chế biến bằng cách hấp hoặc hầm, hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Có thể tìm thấy loại axit béo tốt này ở trong quả óc chó, hạt lanh xay hoặc hạt chia.
14. Cà rốt
Cà rốt cung cấp các khoáng chất, vitamin, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, sự hiện diện của Vitamin A và Beta Carotene – một chất chống oxy hóa trong cà rốt, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch mạn tính.
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Nutrients States, cà rốt chứa nhiều chất xơ không hòa tan và hòa tan, có thể giúp giảm mức cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường trong máu.
15. Các loại nấm
Nấm có thể thay thế cho thịt đỏ trong việc giảm thiểu lượng calo, chất béo và cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy, nấm đông cô giúp giữ mức cholesterol LDL thấp.
Chứa các hợp chất ức chế sản xuất cholesterol, ngăn chặn cholesterol hấp thụ và giảm tổng lượng cholesterol trong máu.
Người bị rối loạn lipid máu kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng rối loạn lipid máu, người bệnh nên kiêng ăn, bao gồm:
1. Thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao
Sữa nguyên chất, sữa chua nguyên kem, bơ và pho mát có nhiều chất béo bão hòa.
Hạn chế ăn phô mai (khoảng 85g mỗi tuần) và chọn phô mai ít béo hoặc phô mai mozzarella khi nấu ăn.
Uống sữa tách béo (không béo) 1% hoặc 2% để bổ sung canxi.
Sử dụng dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu bơ thay vì dùng bơ.
Thịt bò nướng, sườn lợn, thịt bò xay,… thường có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao.
Nên tập trung vào các nguồn protein động vật ít chất béo như thịt gia cầm bỏ da.
Hạn chế thịt chế biến sẵn nói chung vì chúng được chế biến bằng cách ướp muối, xông khói hoặc thêm chất bảo quản hóa học.
Loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao và dinh dưỡng thấp như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông…
Thường được làm từ những miếng thịt bò hoặc thịt lợn nhiều mỡ.
Lượng muối trong thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, cân nặng và nguy cơ mắc bệnh tim – ba nguyên nhân phổ biến của bệnh tim mạch.
Khoai tây chiên, gà rán có da và các thực phẩm khác được nấu trong nồi chiên ngập dầu luôn có lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao.
Một lựa chọn tốt hơn là ăn gà nướng hoặc gà tây bỏ da, khoai tây nướng với một ít dầu ô liu.
Sử dụng nồi chiên không dầu để có thực phẩm “chiên” ít chất béo hơn.
2. Chất béo bão hòa
Chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu nên kiêng thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
Vì cholesterol được tạo ra và phân hủy trong gan.
Ăn thực phẩm có quá nhiều chất béo bão hòa và quá ít chất béo không bão hòa sẽ làm thay đổi cách gan xử lý cholesterol.
Các tế bào gan có các thụ thể LDL.
Khi cholesterol LDL đi qua trong máu, các thụ thể này sẽ lấy cholesterol ra khỏi máu và đưa vào gan để phân hủy.
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ ngăn các thụ thể hoạt động tốt và khiến cholesterol tích tụ trong máu.
3. Đồ uống có cồn
Uống quá nhiều rượu có thể khiến tình trạng rối loạn mỡ máu thêm trầm trọng, chủ yếu là tăng chất béo trung tính; làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp và đột quỵ.
Uống rượu quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh cơ tim, nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
4. Đường
Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy và kẹo nhiều đường góp phần làm tăng mức cholesterol LDL cao.
Giảm lượng đường ăn vào sẽ làm giảm mức cholesterol trong máu.
Dextrose, fructose, xi-rô ngô, sucrose, maltose và glucose đều là các loại đường bổ sung.
5. Thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng mức LDL và chất béo trung tính, gây ra mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch; đồng thời làm giảm HDL, hay cholesterol có lợi cho cơ thể.
Cần lưu ý trong sinh hoạt
Vận động thể chất nhiều hơn.
Tăng hoạt động thể chất từ ít nhất 10 phút mỗi ngày lên 30-45 phút mỗi ngày, thực hiện từ 3 – 5 ngày trong một tuần sẽ giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Từ bỏ hoàn toàn thuốc lá.
Tránh xa những nói có khói thuốc lá.
Hạn chế rượu, bia
TIP1
BÀI GIẢNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…).
RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa.
Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý.
Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
I. ĐẠI CƯƠNG
Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước.
Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào.
Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung cấp cho tế bào khắp cơ thể.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal.
Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ.
Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc.
Nhu cầu về lượng chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng ngày, nên dùng lượng lipid với 2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3 mỡ động vật (acid béo bão hòa) với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày.
- Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…).
RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa.
RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.
Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý.
Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu.
Điều trị RLLPM góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.
Các loại lipid máu theo kích thước:
- Chilomicron vi dưỡng chấp chứa triglycerid
- VLDL (very low dencity lipoprotein)
- LDL (low dencity lipoprotein)
- HDL (high dencity lipoprotein)
II. NGUYÊN NHÂN
1. Rối loạn lipid máu tiên phát
RLLPM tiên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglicerid (TG), LDL-c hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-c hoặc giảm tổng hợp HDL-c hoặc tăng thanh thải HDL-L. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau:
- Tăng triglycerid tiên phát:
Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.
- Tăng lipid máu hỗn hợp:
Là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh.
Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường típ 2, tăng acid uric máu.
2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia-rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa.
Các nguyên nhân thứ phát khác của RLLPM như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm.
Tăng triglycerid thứ phát:
+ Đái tháo đường: thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm.
Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần.
Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường
+ Cường cortisol (Hội chứng Cushing):
Có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase.
Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
+ Sử dụng estrogen:
Ở phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng hợp VLDL.
Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần và sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
+ Nghiện rượu:
Làm rối loạn lipid máu, chủ yếu tăng triglycerid.
Đặc biệt, rượu làm tăng đáng kể nồng độ triglycerid máu ở những người tăng sản TG nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân khác.
Hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxyd hóa acid béo ở gan nên acid béo tham gia sản xuất TG gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, chức năng gan giảm dẫn đến giảm hoạt tính enzyme LCAT (Lecithin cholesterol acyltransferase: enzyme ester hóa cholesterol) nên cholesterol ứ đọng trong hồng cầu làm vỡ hồng cầu gây thiếu máu tán huyết.
+ Bệnh thận:
Trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.
TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm, acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này bị giảm.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sang
Rối loạn lipid máu là bệnh lý sinh học, xảy ra sau một thời gian dài mà không thể nhận biết được, vì RLLPM không có triệu chứng đặc trưng.
Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, RLLPM có thể gây viêm tụy cấp.
RLLPM thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của nhóm bệnh tim mạch - nội tiết - chuyển hóa.
1.1. Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu
- Cung giác mạc (arc cornea):
Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, chỉ điểm tăng TC (typ 2a hoặc 2b), thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
- Ban vàng (xanthelasma):
Định vị ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa, gặp ở typ 2a hoặc 2b.
- U vàng gân (tendon xanthomas):
Định vị ở gân duỗi của các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay, đặc hiệu của typ 2a.
- U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas):
Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.
- U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas):
Định vị ở khuỷu và đầu gối.
- Dạng ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas):
Định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
1.2. Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu
- Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis):
Soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis) trong trường hợp Triglycerides máu cao.
- Gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis):
Từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng TG máu.
- Viêm tụy cấp:
Thường gặp khi TG trên 10 gam/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nề, amylase máu không hoặc tăng vừa phải.
- Xơ vữa động mạch:
Là biến chứng lâu dài của tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể phối hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường.
Tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành và tai biến mạch máu não thường liên quan nhiều hơn so với viêm tắc động mạch hai chi dưới (ưu tiên đến thuốc lá).
2. Cận lâm sàng
- Định lượng bilan lipid:
Các thông số lipid tăng lên sau ăn, nên để chẩn đoán chính xác RLLPM, cần phải lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn (khi đói). Các thông số thường được khảo sát:
Cholesterol (TC) máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c).
- Chẩn đoán RLLPM được gợi ý khi có một số dấu chứng của RLLPM trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như TBMMN, bệnh mạch vành…
Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau:
+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)
+ Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
+ LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
+ HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung
Điều trị RLLPM phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, và điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Để chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay người ta thường dựa trên báo cáo lần ba của Chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol tại Mỹ (NCEP-National Cholesterol Education program) và của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành (ATPIII-Adult Treatment Panel III).
Hướng dẫn của NCEP dựa trên điểm cắt lâm sàng tại đó có sự gia tăng nguy cơ tương đối của bệnh lý mạch vành.
Bảng . Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001)
Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường lượng lipid có ở trong máu, mô tả nhiều dạng rối loạn phổ biến như mức cholesterol LDL, chất béo trung tính cao hoặc mức cholesterol HDL thấp.
Lipid là chất béo dạng sáp có ở trong máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào và cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.
Cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) là hai loại lipid nhiều nhất gây ra các tình trạng bệnh tật.
Cholesterol LDL:
Được coi là “cholest erol xấu” vì góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu.
Cholesterol HDL:
Được coi là “cholesterol tốt” vì giúp loại bỏ LDL ra khỏi máu.
Chất béo trung tính:
Được hình thành và phát triển khi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức, lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Cholesterol hiện diện trong các tế bào của cơ thể.
Chất béo trung tính cũng có trong tế bào và trong chất béo ăn kiêng (chẳng hạn như chất béo trắng trong thịt, dầu và các sản phẩm từ sữa).
Gan cũng sản xuất cholesterol và chất béo trung tính.
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là định nghĩa đề cập đến mức cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của các chất béo có trong máu, như là:
Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có mức độ cao
Lipoprotein mật độ cao (HDL) có mức độ thấp
Chất béo trung tính có mức độ cao
Mức LDL và chất béo trung tính cao (Cholesterol cao)
Người có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL rất thấp có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn.
Sự tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch, theo thời gian tiến triển hẹp nặng gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Phân loại
Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại: Nguyên phát và thứ phát.
Nguyên phát
Nếu như rối loạn lipid máu nguyên phát là do di truyền, thì rối loạn lipid thứ phát là một tình trạng mắc phải (phát triển từ các nguyên nhân khác như béo phì, đái tháo đường,…).
Có nhiều dạng rối loạn lipid trong máu nguyên phát, như là:
Tăng lipid máu hay mỡ máu cao có tính chất gia đình:
Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất ở cả cholesterol LDL cao và chất béo trung tính cao.
Nếu bị tăng lipid máu có tính gia đình, người bệnh có thể phát triển những vấn đề này ở tuổi thiếu niên hoặc tầm 20 tuổi thường với tiền sử có cha hoặc mẹ có tình trạng rối loạn lipid cao.
Tăng cholesterol máu gia đình và tăng cholesterol máu đa gen:
Cả hai đều được đặc trưng bởi cholesterol toàn phần cao.
Tăng apobetalipoprotein huyết gia đình:
Tình trạng này đồng nghĩa hàm lượng apolipoprotein B cao (một loại protein và là một phần của cholesterol LDL).
Nguyên nhân thứ phát:
Lối sống tĩnh tại, ăn thừa quá nhiều calo.
Bệnh lý nội khoa:
Đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng thận hư, xơ gan, ứ mật,…
Do một số thuốc như:
Testosterone, estrogen, lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế beta và một số nhóm thuốc ức chế miễn dịch.
Tăng lipid máu có thể có nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát.
Nếu mắc phải tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc chất béo trung tính.
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Nhiều người bị rối loạn lipid máu nhưng không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện bệnh trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ.
Rối loạn lipid máu cũng có thể gây ra một số bệnh tim mạch và có triệu chứng.
Các dấu hiệu thường để phát hiện rối loạn lipid máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, thận:
Tức ngực, áp lực ở ngực hoặc đau ngực;
Hít thở khó khăn;
Đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai, lưng;
Tim đập nhanh;
Ngất xỉu.
Rối loạn lipid máu biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, khi có sự lắng đọng lipid là:
Cung giác mạc quanh mống mắt:
Có hình vòng tròn hoặc không tròn hoàn toàn, màu trắng nhạt;
Ban vàng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới:
Có thể nằm rải rác hoặc khu trú một khu vực nhất định ở vùng mí mắt;
Ban vàng ở lòng bàn tay:
Xuất hiện ở trong lòng bàn tay và các nếp gấp trong các ngón tay;
U vàng gân:
Xuất hiện ở gân gót chân, gân duỗi các ngón hoặc khớp đốt bàn ngón tay;
U vàng dưới màng xương:
Có thể nhận thấy u vàng ở vùng củ chày trước, đầu xương mỏm khủy;
Các triệu chứng rối loạn lipid máu biểu hiện ở nội tạng:
Gan nhiễm mỡ:
Khi các chất béo có trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường sẽ ảnh hưởng đến gan.
Lượng mỡ trong gan chiếm phần lớn, làm tổn thương gan, tăng nguy cơ viêm gan.
Lâu dần có thể khiến chức năng gan bị suy giảm, gây viêm cấp tính;
Viêm tụy cấp:
Bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt khi lượng triglycerid tăng cao;
Xơ vữa mạch máu:
Tình trạng rối loạn lipid máu làm chất béo lắng đọng trong các mô, dần hình thành các mảng xơ vữa, gây xơ vữa mạch máu, có biến chứng viêm loét và vỡ mảng xơ vữa, tạo thành cục máu đông, gây tắc các động mạch.
Làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây đau tim với các triệu chứng như đau ngực, khó thở.
Một số người có mức cholesterol và chất béo trung tính rất cao, có thể phát triển xanthomas (sự tích tụ cholesterol xuất hiện ở xung quanh mắt, mắt cá chân hoặc khuỷu tay).
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu
Béo phì, ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên và trẻ em.
Di truyền cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Dạng tăng cholesterol máu di truyền phổ biến nhất được gọi là tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (FH).
Trẻ em nên được kiểm tra FH khi có người thân bị cholesterol cao hoặc bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu là nam và 65 tuổi nếu là nữ.
Nguyên nhân ở các yếu tố nguy cơ khác gây rối loạn lipid máu
Tăng huyết áp
Hút thuốc lá
Bệnh tiểu đường (type 1 và type 2)
Bệnh thận
Suy giáp
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng Cushing
Bệnh viêm ruột (IBS)
Phương pháp chẩn đoán
Để kiểm tra mức độ cao, thấp hay trong phạm vi lành mạnh của LDL, HDL, chất béo trung tính, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu.
Rối loạn lipid máu là tiền căn gây nên các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, nhồi máu thận.
Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính cao hoặc mức HDL thấp khiến người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ tim cao hơn.
Phương pháp điều trị
Mục tiêu điều trị thường dựa vào đích LDL, đích LDL.
Cholesterol LDL cao thường được điều trị bằng statin, với cơ chế gây cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
Nếu statin không cải thiện được tình trạng giảm mức chất béo trung tính và LDL, bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc như:
Ezetimib, niacin, fibrate, chất cô lập axit mật, evolocumab và alirocumab, lomitapide và mipomersen.
Cách phòng tránh rối loạn lipid máu
Duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống khoa học cho tim;
Tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá cũng là những cách phòng tránh rối loạn lipid máu hiệu quả.
Cách chăm sóc người bị rối loạn lipid máu
Mặc dù rối loạn lipid máu khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, nhưng vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách sống một lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc nếu cần.
Bỏ thuốc lá
Ngủ đủ giấc
Giảm stress
Ăn thực phẩm lành mạnh hơn
Hạn chế uống rượu
Giữ cân nặng khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên
Hạn chế dầu mỡ, phủ tạng động vật, tăng cường ăn rau xanh.
Tuân thủ thời gian, liều lượng thuốc sử dụng như bác sĩ kê đơn, đảm bảo tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, khám lại định kỳ theo hẹn.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
Lipid hay còn gọi là mỡ máu, là chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể.
Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng có 2 loại lipid nhiều nhất và có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe là:
Cholesterol:
Gồm hai loại là Cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) góp phần hình thành các mảng bám trong mạch máu và Cholesterol HDL (còn gọi là cholesterol tốt) có khả năng loại bỏ LDL-C ra khỏi máu.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính:
Được tạo thành từ axit béo và glycerol.
Khi nạp vào quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển đổi calo thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Cơ thể sẽ giải phóng chất béo trung tình này khi cần năng lượng.
Rối loạn lipid máu là tình trạng xảy ra khi các thành phần lipid máu bị mất cân bằng, bị tăng cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường như:
Cholesterol LDL tăng cao, cholesterol HDL giảm, chất béo trung tính ở mức độ cao.
Phân loại
Rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại là:
Rối loạn lipid máu nguyên phát:
Do yếu tố di truyền, gây ra bởi đột biến gen đơn hoặc nhiều gen, dẫn đến sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt trong việc thanh lọc chất béo trung tính và cholesterol.
Rối loạn lipid máu thứ phát:
Do các yếu tố đến từ lối sống thiếu lành mạnh, các bệnh lý đang mắc phải.
Tình trạng này chiếm 30-40% tổng số trường hợp rối loạn lipid máu.
Các triệu chứng thường gặp
Rối loạn lipid máu là một bệnh lý sinh học, xảy ra trong một thời gian dài, diễn tiến từ từ và thường khó nhận biết được.
Phần lớn chỉ phát hiện ra bị rối loạn lipid máu khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu.
Bệnh chuyển sang mức độ nặng, nồng độ lipid máu tăng cao và kéo dài, gây ra các biến chứng thì các dấu hiệu mới rõ rệt như:
Đau tức ở ngực; thở khó khăn; tim đập nhanh; bị căng đau ở phần cổ, vai, hàm, lưng; ngất xỉu,…
Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của rối loạn lipid máu bao gồm:
U vàng trên da vùng trên mí mắt, u vàng gân, u vàng dưới màng xương, xuất hiện ban vàng ở lòng bàn tay.
Nguyên nhân
Lối sống thiếu khoa học trong chế độ ăn uống, tập luyện là nguyên nhân thường gặp nhất gây rối loạn lipid máu hiện nay.
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân cần được chú ý.
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn lipid máu gồm:
Bệnh nhân bị tăng huyết áp, người hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, suy giáp, bị hội chứng buồng trứng đa nang, viêm ruột, bệnh Cushing…
Rối loạn lipid máu là bệnh lý khá nguy hiểm.
Khi lượng cholesterol LDL tăng lên quá nhiều, sẽ dần lắng đọng, bám vào thành các mạch máu, dần hình thành mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch.
Hầu hết các trường hợp không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Xơ vữa động mạch, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận, nguy cơ đột quỵ tim cao,…
Biến chứng rối loạn lipid máu thường gặp
1. Hệ tim mạch
Xơ vữa mạch máu
Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm do rối loạn lipid máu.
Nồng độ cholesterol LDL trong máu cao quá mức sẽ bắt đầu lắng đọng lại trong thành mạch.
Cùng với một số chất khác, sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến cho thành mạch dày lên, trở nên xơ cứng, giảm lưu thông máu hoặc gây tắc nghẽn hoàn toàn trong lòng mạch.
Khi bị xơ vữa động mạch, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, tắc mạch máu chi,…
Nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Khi động mạch tại tim bị tổn thương, mảng xơ vữa quá lớn và bị vỡ ra làm tắc nghẽn sự lưu thông máu nuôi cơ tim, hậu quả là gây chết cơ tim một cách ồ ạt cấp tính hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.
Người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như:
Đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, tụt hoặc tăng huyết áp, tay chân lạnh, ngất, đột tử.
Đột quỵ tim
Trong trường hợp rối loạn lipid máu gây hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ, hoại tử mô cơ tim, suy tim cấp.
Hậu quả có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Hệ nội tiết
Bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu lâu ngày có thể kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, gây ra bệnh đái tháo đường.
Khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng sẽ bị giảm đi nếu mức cholesterol LDL tăng quá cao.
Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, thường có xu hướng tăng LDL và giảm HDL.
Viêm tụy
Triglyceride tích tụ lại quá nhiều là nguyên nhân hay gặp thứ ba dẫn đến viêm tụy.
Khi nồng độ triglyceride vượt trên mức 20 mmol/lít trong huyết thanh sẽ gây viêm tụy cấp.
Viêm tụy cấp có thể dẫn đến suy cơ quan, viêm tụy hoại tử nhiễm trùng, tử vong.
Viêm tụy mạn tính có thể gây ung thư tuyến tụy, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy chức năng tụy ngoại tiết.
Nồng độ hormone trong máu
Tình trạng này phổ biến hơn hết ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
Khi đó, nồng độ estrogen có sự sụt giảm rõ rệt, lượng lipid trong máu không được sử dụng cũng tăng lên đáng kể.
Là nguyên nhân phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
3. Hệ thần kinh
Nhồi máu não
Não luôn cần có đủ lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường.
Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, có sự hình thành mảng xơ vữa tại động mạch não, nguy cơ rất cao dẫn đến nhồi máu não.
Các mảng xơ vữa này sẽ tích tụ lại ngày càng nhiều, làm giảm sự lưu thông máu đến não, hoặc bị vỡ ra gây tắc hoàn toàn.
Não không nhận đủ lượng máu cần thiết kéo dài sẽ dần bị hoại tử, gây nhồi máu não.
Suy giảm trí nhớ
Biến chứng nhồi máu não do rối loạn lipid máu gây ra có ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của người bệnh.
Khi nồng độ cholesterol bị rối loạn, tăng cao quá mức có thể làm đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng beta-amyloid, gây tổn thương não ở những bệnh nhân Alzheimer.
4. Hệ tiêu hóa
Gan nhiễm mỡ
Nồng độ cholesterol trong máu cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Khi có quá nhiều chất béo trong gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nhưng vẫn không thể xử lý được hết gây tổn thương gan, các chất béo tích tụ lại quá nhiều dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Viêm gan, xơ gan, ung thư gan là những hậu quả của tình trạng gan nhiễm mỡ không được điều trị sớm.
Sỏi mật
Cholesterol là nguyên liệu chính để gan có thể sản xuất ra dịch mật, giúp cơ thể phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu.
Rối loạn lipid máu khiến cho mức cholesterol tăng cao quá mức trong dịch mật, lâu ngày bị dư thừa và hình thành nên sỏi mật.
Các cơn đau quặn, sốt cao, vàng da, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn lipid máu có chữa khỏi không
Việc điều trị cần kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống của người bệnh.
Cần tuân thủ trong lối sống, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt.
Điều trị bằng thuốc được áp dụng nếu bệnh nhân đã có sự điều chỉnh trong sinh hoạt hằng ngày sau 2-3 tháng nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Một số nhóm thuốc giúp hạ lipid máu có thể được chỉ định dùng cho bệnh nhân như:
Nhóm statin, nhóm fibrate, nhóm acid Nicotinic, nhóm Resin, Ezetimibe, Omega 3.
Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn lipid máu?
1. Chế độ ăn cho người bị rối loạn lipid máu
Không nên ăn quá nhiều mỡ lợn, da gà, bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt,…;
Cắt giảm bớt lượng muối khi chế biến thức ăn, nhất là đối với bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo;
Kiêng đường, mứt, các loại bánh kẹo ngọt;
Hạn chế sử dụng những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp;
Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, giúp đào thải cholesterol;
Chế độ ăn nhiều cá, ít thịt sẽ tốt hơn nếu bị rối loạn lipid máu.
2. Tập luyện điều độ giúp cải thiện rối loạn lipid máu
Nên có thói quen vận động, tập luyện điều độ mỗi tuần với các bài tập phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
Tập thể dục cũng hỗ trợ hiệu quả, giúp giảm cân, duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.
3. Tránh các chất kích thích
Lạm dụng rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Hạn chế uống rượu, bia, cà phê hoặc các loại nước ngọt có ga;
Ngưng hút thuốc là và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá.
Nguyên tắc trong chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tăng lượng chất béo có lợi cho tim (axit béo omega 3) có trong cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, bơ…
Đặt mục tiêu ăn 20 – 30g chất xơ mỗi ngày.
Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là một số nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
Hạn chế lượng chất béo bão hòa ăn vào (<14g/ngày):
Món ăn chiên rán, bơ, các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao (sữa nguyên chất, phô mai), thịt xông khói, xúc xích, thịt đỏ… là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật, thực phẩm chiên, đóng gói, thực phẩm có dầu hydro hóa trong thành phần.
Hạn chế chất béo ở mức 25-35% tổng lượng calo ăn vào.
Hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống:
Thực phẩm giàu cholesterol bao gồm lòng đỏ trứng (một lòng đỏ trứng có khoảng 212 mg cholesterol), thịt mỡ, sữa nguyên chất, phô mai, tôm, cua…
Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút.
Rối loạn lipid máu nên ăn
1. Rau củ và trái cây tươi
Rau củ là thực phẩm mà bệnh nhân bị rối loạn lipid máu không nên bỏ qua.
Những loại rau củ có màu xanh đậm không chỉ giàu chất xơ, mà còn chứa các chất chống oxy hóa, ít calo.
Khi bạn ưu tiên sử dụng rau củ tươi trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
Một số loại rau củ có chứa nhiều pectin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol hiệu quả có thể kể đến như: Cà tim, khoai tây, đậu bắp, cà rốt,…
Trái cây tươi cũng là một nguồn bổ sung cho chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm mức cholesterol hiệu quả.
Một loại chất xơ hòa tan được gọi là pectin làm giảm cholesterol tới 10%; được tìm thấy trong các loại trái cây như táo, nho, cam quýt, dâu tây.
2. Sữa tách béo
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống làm tăng cholesterol LDL “xấu’’, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Các bác sĩ đều khuyên dùng loại sữa tách béo.
Một cốc sữa tách béo có khoảng 83 calo, không có chất béo bão hòa và chỉ có 5 mg cholesterol.
3. Tỏi là thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu
Người rối loạn lipid máu nên ăn tỏi, vì đây là một loại gia vị chế biến món ăn và làm thuốc;
Các nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol LDL toàn phần.
Sử dụng 3-6g tỏi (nửa tép hoặc 1 tép tỏi) mỗi ngày có thể giúp giảm mức cholesterol.
4. Hành tây
Nghiên cứu chỉ ra rằng, hành tây có thể giúp cải thiện mức cholesterol.
Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giúp giảm chất béo trung tính và giảm mức cholesterol.
Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Flavonoid trong hành tây làm giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol “xấu” ở những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mức lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol “tốt” không bị ảnh hưởng.
5. Đậu nành
Đậu nành là một loại cây họ đậu có lợi cho sức khỏe tim mạch, có chứa protein, chất xơ, chất béo không bão hòa, nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Đây là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và có thể giúp giảm cholesterol.
Các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, đậu nành miếng… có thể được dùng thay thế cho thịt béo hoặc thịt đã qua chế biến.
Tương tự, sữa đậu nành và sữa chua có thể được sử dụng thay thế sữa bò.
6. Rong biển
Rong biển và những sản phẩm chiết xuất từ rong biển giúp làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.
Sử dụng rong biển góp phần giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.
7. Ớt
Ớt là gia vị được sử dụng hằng ngày để tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn;
Đặc biệt có lợi cho tim khi giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bằng cách giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Ớt xanh còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
8. Súp lơ
Một nghiên cứu cho thấy, ăn súp lơ (bông cải) hấp thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
Súp lơ trắng có thể làm giảm chất béo trung tính bởi chứa nhiều chất xơ.
9. Mướp đắng
Kali, magie và canxi trong mướp đắng làm giảm mức cholesterol “xấu” LDL trong máu;
Duy trì mức cholesterol tốt. Cholesterol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh tim mạch, vì vậy mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
10. Giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm có chứa ít calo, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim tổng thể bằng cách cân bằng lượng cholesterol.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giá đỗ giúp giảm cholesterol LDL và làm tăng mức cholesterol HDL, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong máu. Giá đỗ cũng có thể hỗ trợ giúp giảm chất béo trung tính.
11. Các loại hạt
Các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào, óc chó) giàu axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Một phân tích tổng hợp cho thấy, cứ mỗi khẩu phần 28g hạt hàng ngày, cholesterol toàn phần và LDL có thể giảm khoảng 5%.
12. Thịt trắng
Ăn thịt trắng có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
Ăn thịt trắng bỏ da (ví dụ như thịt gà) cùng với cá giúp giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần.
Ngoài ra, chế độ ăn thịt trắng với sự cân bằng giữa ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ và carbs phức hợp có thể giúp giảm cholesterol LDL từ 5-9%.
13. Axit béo có lợi cho sức khỏe
Axit béo omega-3 có tác dụng tăng mức mặc cholesterol HDL, giúp giảm huyết áp, giảm viêm nhiễm và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Một số loại cá béo dồi dào nguồn axit béo omega-3 nên tăng cường bổ sung vào thực đơn như cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá ngừ,…
Lưu ý là nên ưu tiên chế biến bằng cách hấp hoặc hầm, hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Có thể tìm thấy loại axit béo tốt này ở trong quả óc chó, hạt lanh xay hoặc hạt chia.
14. Cà rốt
Cà rốt cung cấp các khoáng chất, vitamin, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, sự hiện diện của Vitamin A và Beta Carotene – một chất chống oxy hóa trong cà rốt, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch mạn tính.
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Nutrients States, cà rốt chứa nhiều chất xơ không hòa tan và hòa tan, có thể giúp giảm mức cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường trong máu.
15. Các loại nấm
Nấm có thể thay thế cho thịt đỏ trong việc giảm thiểu lượng calo, chất béo và cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy, nấm đông cô giúp giữ mức cholesterol LDL thấp.
Chứa các hợp chất ức chế sản xuất cholesterol, ngăn chặn cholesterol hấp thụ và giảm tổng lượng cholesterol trong máu.
Người bị rối loạn lipid máu kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng rối loạn lipid máu, người bệnh nên kiêng ăn, bao gồm:
1. Thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao
Sữa nguyên chất, sữa chua nguyên kem, bơ và pho mát có nhiều chất béo bão hòa.
Hạn chế ăn phô mai (khoảng 85g mỗi tuần) và chọn phô mai ít béo hoặc phô mai mozzarella khi nấu ăn.
Uống sữa tách béo (không béo) 1% hoặc 2% để bổ sung canxi.
Sử dụng dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu bơ thay vì dùng bơ.
Thịt bò nướng, sườn lợn, thịt bò xay,… thường có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao.
Nên tập trung vào các nguồn protein động vật ít chất béo như thịt gia cầm bỏ da.
Hạn chế thịt chế biến sẵn nói chung vì chúng được chế biến bằng cách ướp muối, xông khói hoặc thêm chất bảo quản hóa học.
Loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao và dinh dưỡng thấp như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông…
Thường được làm từ những miếng thịt bò hoặc thịt lợn nhiều mỡ.
Lượng muối trong thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, cân nặng và nguy cơ mắc bệnh tim – ba nguyên nhân phổ biến của bệnh tim mạch.
Khoai tây chiên, gà rán có da và các thực phẩm khác được nấu trong nồi chiên ngập dầu luôn có lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao.
Một lựa chọn tốt hơn là ăn gà nướng hoặc gà tây bỏ da, khoai tây nướng với một ít dầu ô liu.
Sử dụng nồi chiên không dầu để có thực phẩm “chiên” ít chất béo hơn.
2. Chất béo bão hòa
Chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn lipid máu nên kiêng thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
Vì cholesterol được tạo ra và phân hủy trong gan.
Ăn thực phẩm có quá nhiều chất béo bão hòa và quá ít chất béo không bão hòa sẽ làm thay đổi cách gan xử lý cholesterol.
Các tế bào gan có các thụ thể LDL.
Khi cholesterol LDL đi qua trong máu, các thụ thể này sẽ lấy cholesterol ra khỏi máu và đưa vào gan để phân hủy.
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ ngăn các thụ thể hoạt động tốt và khiến cholesterol tích tụ trong máu.
3. Đồ uống có cồn
Uống quá nhiều rượu có thể khiến tình trạng rối loạn mỡ máu thêm trầm trọng, chủ yếu là tăng chất béo trung tính; làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp và đột quỵ.
Uống rượu quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh cơ tim, nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
4. Đường
Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy và kẹo nhiều đường góp phần làm tăng mức cholesterol LDL cao.
Giảm lượng đường ăn vào sẽ làm giảm mức cholesterol trong máu.
Dextrose, fructose, xi-rô ngô, sucrose, maltose và glucose đều là các loại đường bổ sung.
5. Thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng mức LDL và chất béo trung tính, gây ra mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch; đồng thời làm giảm HDL, hay cholesterol có lợi cho cơ thể.
Cần lưu ý trong sinh hoạt
Vận động thể chất nhiều hơn.
Tăng hoạt động thể chất từ ít nhất 10 phút mỗi ngày lên 30-45 phút mỗi ngày, thực hiện từ 3 – 5 ngày trong một tuần sẽ giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Từ bỏ hoàn toàn thuốc lá.
Tránh xa những nói có khói thuốc lá.
Hạn chế rượu, bia
TIP1
BÀI GIẢNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…).
RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa.
Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý.
Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
I. ĐẠI CƯƠNG
Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước.
Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào.
Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung cấp cho tế bào khắp cơ thể.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal.
Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ.
Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc.
Nhu cầu về lượng chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng ngày, nên dùng lượng lipid với 2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3 mỡ động vật (acid béo bão hòa) với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày.
- Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…).
RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa.
RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.
Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý.
Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu.
Điều trị RLLPM góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.
Các loại lipid máu theo kích thước:
- Chilomicron vi dưỡng chấp chứa triglycerid
- VLDL (very low dencity lipoprotein)
- LDL (low dencity lipoprotein)
- HDL (high dencity lipoprotein)
II. NGUYÊN NHÂN
1. Rối loạn lipid máu tiên phát
RLLPM tiên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglicerid (TG), LDL-c hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-c hoặc giảm tổng hợp HDL-c hoặc tăng thanh thải HDL-L. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau:
- Tăng triglycerid tiên phát:
Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.
- Tăng lipid máu hỗn hợp:
Là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh.
Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường típ 2, tăng acid uric máu.
2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia-rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa.
Các nguyên nhân thứ phát khác của RLLPM như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm.
Tăng triglycerid thứ phát:
+ Đái tháo đường: thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm.
Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần.
Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường
+ Cường cortisol (Hội chứng Cushing):
Có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase.
Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
+ Sử dụng estrogen:
Ở phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng hợp VLDL.
Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần và sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
+ Nghiện rượu:
Làm rối loạn lipid máu, chủ yếu tăng triglycerid.
Đặc biệt, rượu làm tăng đáng kể nồng độ triglycerid máu ở những người tăng sản TG nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân khác.
Hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxyd hóa acid béo ở gan nên acid béo tham gia sản xuất TG gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, chức năng gan giảm dẫn đến giảm hoạt tính enzyme LCAT (Lecithin cholesterol acyltransferase: enzyme ester hóa cholesterol) nên cholesterol ứ đọng trong hồng cầu làm vỡ hồng cầu gây thiếu máu tán huyết.
+ Bệnh thận:
Trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.
TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm, acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này bị giảm.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sang
Rối loạn lipid máu là bệnh lý sinh học, xảy ra sau một thời gian dài mà không thể nhận biết được, vì RLLPM không có triệu chứng đặc trưng.
Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, RLLPM có thể gây viêm tụy cấp.
RLLPM thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của nhóm bệnh tim mạch - nội tiết - chuyển hóa.
1.1. Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu
- Cung giác mạc (arc cornea):
Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, chỉ điểm tăng TC (typ 2a hoặc 2b), thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
- Ban vàng (xanthelasma):
Định vị ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa, gặp ở typ 2a hoặc 2b.
- U vàng gân (tendon xanthomas):
Định vị ở gân duỗi của các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay, đặc hiệu của typ 2a.
- U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas):
Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.
- U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas):
Định vị ở khuỷu và đầu gối.
- Dạng ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas):
Định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
1.2. Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu
- Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis):
Soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis) trong trường hợp Triglycerides máu cao.
- Gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis):
Từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng TG máu.
- Viêm tụy cấp:
Thường gặp khi TG trên 10 gam/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nề, amylase máu không hoặc tăng vừa phải.
- Xơ vữa động mạch:
Là biến chứng lâu dài của tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể phối hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường.
Tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành và tai biến mạch máu não thường liên quan nhiều hơn so với viêm tắc động mạch hai chi dưới (ưu tiên đến thuốc lá).
2. Cận lâm sàng
- Định lượng bilan lipid:
Các thông số lipid tăng lên sau ăn, nên để chẩn đoán chính xác RLLPM, cần phải lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn (khi đói). Các thông số thường được khảo sát:
Cholesterol (TC) máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c).
- Chẩn đoán RLLPM được gợi ý khi có một số dấu chứng của RLLPM trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như TBMMN, bệnh mạch vành…
Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như sau:
+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)
+ Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
+ LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
+ HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung
Điều trị RLLPM phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, và điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
Để chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay người ta thường dựa trên báo cáo lần ba của Chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol tại Mỹ (NCEP-National Cholesterol Education program) và của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành (ATPIII-Adult Treatment Panel III).
Hướng dẫn của NCEP dựa trên điểm cắt lâm sàng tại đó có sự gia tăng nguy cơ tương đối của bệnh lý mạch vành.
Bảng . Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001)
Thông số lipid | Nồng độ | Đánh giá nguy cơ |
CT (mg/dL) | < 200 200-239 ≥ 240 |
Bình thường Cao giới hạn Cao |
TG (mg/dL) | < 150 150-199 200-499 ≥ 500 |
Bình thường Cao giới hạn Cao Rất cao |
LDL-c (mg/dL) | < 100 100-129 130-159 160-189 ≥ 190 |
Tối ưu Gần tối ưu Cao giới hạn Cao Rất cao |
HDL-c (mg/dL) | < 40 ≥ 60 |
Thấp Cao |
2. Tập luyện - vận động thể lực
- Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
- Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c
- Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp
Thời gian tập luyện - vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…
3. Chế độ tiết thực
- Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.
- Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu…, giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…
Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, trong mỡ cá…
- Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid.
Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%).
- Hạn chế bia - rượu.
- Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.
4. Thuốc giảm lipid máu
Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu:
4.1. Nhóm statin (HMG-CoA reductase inhibitors)
- Tác dụng:
Ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase là một enzym tổng hợp TC, làm giảm TC nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-c nên tăng thu giữ LDL-c tại gan.
Kết quả sẽ giảm LDL-c, VLDL, TC, TG và tăng HDL-c.
Nhóm statin còn giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái triển mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide (ON) của tế bào nội mạc.
- Liều lượng và tên thuốc:
+ Atorvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
+ Rosuvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày.
+ Simvastatin: 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
+ Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
+ Fluvastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
+ Pravastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Tác dụng không mong muốn có thể gặp:
Tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc đang dùng nhiều loại thuốc như kháng sinh nhóm macrolide.
- Thận trọng đối với người bệnh có bệnh lý gan.
- Chỉ định: tăng LDL-c, tăng TC.
4.2. Nhóm fibrate
- Tác dụng:
Làm giảm TG do kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa acid béo, tăng tổng hợp enzym LPL, làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu TG, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL.
Các fibrat cũng làm tăng HDL do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.
- Liều lượng và tên thuốc:
+ Gemfibrozil: liều thường áp dụng trên lâm sàng: 600 mg/ngày.
+ Clofibrat: 1000 mg/ngày.
+ Fenofibrat: 145 mg/ngày.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban.
Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc có bệnh lý thận, gan trước.
+ Làm tăng tác dụng thuốc chống đông, nhất là nhóm kháng vitamin K.
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bệnh suy gan, suy thận.
- Chỉ định điều trị: tăng TG.
4.3. Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP).
- Thuốc có tác dụng giảm TG do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apo B, giảm VLDL, giảm LDL, và tăng HDL (do giảm thanh thải apoA-I).
- Liều lượng và các biệt dược (Niacor, Niaspan, Slo-niacin):
+ Loại phóng thích nhanh: 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày.
+ Loại phóng thích nhanh: 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày.
+ Loại phóng thích nhanh: 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày.
- Tác dụng không mong muốn:
Đỏ phừng mặt, ngứa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban, tăng đề kháng insulin.
Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa tuổi người già, hoặc có bệnh lý thận, gan trước.
- Chỉ định: tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng TG.
4.4. Nhóm Resin (Bile acid sequestrants)
- Resin trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL-c, tăng thải LDL-c.
- Liều lượng và tên thuốc:
+ Cholestyramin: 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày.
+ Colestipol liều: 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày.
+ Colesevelam: 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày.
- Chỉ định trong trường hợp tăng LDL-c.
- Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón.
4.5. Ezetimibe
- Thuốc ức chế hấp thụ TC tại ruột, làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.
- Tác dụng phụ: thuốc rất ít tác dụng phụ, có thể gặp tăng men gan.
- Liều lượng: 10mg/ngày.
- Chỉ định: tăng LDL-c.
4.6. Omega 3 (Fish Oils)
- Cơ chế tăng dị hóa TG ở gan.
- Liều thường áp dụng trên lâm sàng: 3g/ngày, liều tối đa 6g/ngày.
- Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy.
- Chỉ định trong trường hợp tăng TG.
* Chú ý:
Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan.
Trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Rối loạn lipid máu không được điều trị có thể gây ra biến chứng ở các cơ quan:
- Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu:
Cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương.
- Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu:
Nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis), gan nhiễm mỡ, có thể gây viêm tụy cấp.
- Xơ vữa động mạch:
Tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây tai biến mạch não, tổn thương động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.
VI. DỰ PHÒNG
- Chế độ tiết thực hợp lý.
- Tăng cường vận động-tập luyện thể lực.
- Xét nghiệm lipid máu định kỳ, nhất là đối với người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì…
- Khi đã phát hiện có rối loạn lipid máu nên điều trị sớm.
PHÁC ĐỒ THUỐC ĐIỀU TRỊ
Các mức độ tăng cholesterol và triglyceride được xác định như sau:
Tăng cholesterol trong huyết tương:
Bình thường: Dưới 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl).
Tăng giới hạn: Từ 5,2 - 6,2 mmol/l (200 – 239mg/dl).
Tăng: Trên 6,2 mmol/l (>240 mg/dl).
Tăng Triglyceride trong huyết tương:
Bình thường: Dưới 1,7 mmol/l (<150 mg/dl).
Tăng giới hạn: Từ 1,7-2,25 mmol/l (150-199 mg/dl).
Tăng: Từ 2,26 – 5,64mmol/l (200 - 499mg/dl).
Rất tăng: Trên 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl).
Giảm HDL-C (Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch):
Bình thường: Trên 0,9 mmol/l.
Giảm: Dưới 0,9 mmol/l (<35mg/dl).
Tăng LDL–C (Lipoprotein làm tăng quá trình xơ vữa):
Bình thường: Dưới 3,4 mmol/l (<130 mg/dl).
Tăng giới hạn: Từ 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl).
Tăng nhiều: Trên 4,1 mmol/l (>160 mg/dl).
Rối loạn lipid máu hỗn hợp:
Được xác định khi cholesterol cao hơn 6,2 mmol/l và triglyceride trong khoảng 2,26 – 4,5mmol/l.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nguyên tắc điều trị tăng lipid máu
Điều trị rối loạn lipid máu thường kết hợp cả thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.
Thay đổi lối sống được ưu tiên áp dụng đầu tiên, bao gồm việc tăng cường hoạt động thể chất, đặc biệt là đối với những người làm việc văn phòng, và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và cần thiết của cơ thể.
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Nhóm Statin (HMG - CoA reductase inhibitors)
Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase, một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp Cholesterol.
Kết quả là giảm LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, Triglycerid và tăng HDL-C.
Nhóm thuốc statin cũng giảm viêm nội mạc mạch máu và hỗ trợ trong việc làm giảm mảng xơ vữa.
Nhóm fibrate
Thuốc này làm giảm Triglycerid và cũng tăng HDL-C.
Các hoạt chất phổ biến trong nhóm này bao gồm Gemfibrozil và Clofibrate.
Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP)
Nhóm này giúp giảm Triglycerid bằng cách ức chế sự phân hủy của mỡ từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp Triglycerid ở gan.
Các thuốc này cũng giảm LDL-C và tăng HDL-C.
Một số hoạt chất thông dụng là Niacin và vitamin PP.
Nhóm Resin
Resin làm giảm cholesterol bằng cách tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol và kích thích thải LDL-C.
Các hoạt chất phổ biến trong nhóm này bao gồm Cholestyramin, Colestipol, và Colesevelam.
Thuốc Ezetimibe
Thuốc này ức chế hấp thụ cholesterol tại ruột, dẫn đến giảm LDL-C và tăng HDL-C.
Omega 3 (dầu cá)
Dầu cá tăng dị hóa Triglycerid ở gan và thường được sử dụng trong trường hợp tăng Triglycerid.
TIP2
NHÓM THUỐC STATIN
Điều trị rối loạn mỡ máu bao gồm sự thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc giảm Lipid hay dùng là các Statin.
Statin ức chế Hydroxymethylglutaryl CoA reductase- một Enzym chủ yếu trong tổng hợp Cholesterol, dẫn đến sự điều hòa các Receptor LDL và làm tăng độ thanh thải LDL.
Các nhóm này làm giảm LDL-C tới 60% và làm tăng HDL-C không đáng kể và làm giảm nhẹ TG.
Statin cũng làm giảm tình trạng viêm lớp trong động mạch, viêm hệ thống hoặc cả hai bằng cách kích thích sản xuất oxit nitric nội mạc và có thể có những tác dụng có lợi khác. Liệu pháp điều trị rối loạn mỡ máu bằng Statin được phân loại là cường độ cao, trung bình hoặc thấp và được đưa ra dựa trên nhóm điều trị và độ tuổi.
Việc lựa chọn thuốc Statin nào phụ thuộc vào bệnh đồng mắc của bệnh nhân, các loại thuốc khác, các yếu tố nguy cơ đối với các biến cố bất lợi, không dung nạp Statin, chi phí và tính sẵn có cũng như sở thích của bệnh nhân.
Nhóm thuốc Statin bao gồm các loại thuốc hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của các Enzyme gan (HMG-CoA), có nhiệm vụ sản xuất ra Cholesterol, giúp điều trị rối loạn mỡ máu và giảm các nguy cơ liên quan.
Nhóm thuốc này còn có tên gọi là thuốc ức chế men khử HMG-CoA.
Hiện nay, trên thị trường, các thuốc Statins được chấp thuận sử dụng cho điều trị bao gồm:
LovaStatin (Mevacor hoặc Altocor), PravaStatin (Pravachol), FluvaStatin (Lescol), AtorvaStatin (Lipitor), SimvaStatin (Zocor), RosuvaStatin (Crestor).
Các tác dụng của thuốc nhóm Statin là làm tăng HDL (tức là Cholesterol tốt), làm giảm LDL (Cholesterol xấu) và Cholesterol toàn phần.
Nhóm thuốc này cũng làm giảm chỉ số Triglycerid trong máu, ổn định và làm chậm phát triển các mảng xơ vữa động mạch, giúp đề phòng nguy cơ đột quỵ.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các Statin bao gồm các vấn đề tiêu hóa như:
Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn…
Thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thần kinh bao gồm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, buồn ngủ, mệt mỏi…
Tác dụng phụ gây hậu quả nghiêm trọng như đau cơ cần được theo dõi chặt chẽ như:
Đau nhức chân tay, viêm gân gót chân, chuột rút (vọp bẻ).
Một số người dùng thuốc có thể bị phát ban (nổi mẩn đỏ).
Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị các tổn thương cơ do thuốc nhóm Statin gây ra.
Người dùng thuốc nếu thấy các triệu chứng nói trên, cần ngưng dùng thuốc ngay và báo cho thầy thuốc để xử trí kịp thời.
Những người được chỉ định dùng thuốc nhóm Statin cần phải thực hiện xét nghiệm nồng độ men cơ trước khi dùng thuốc và kiểm tra lại khi có biểu hiện đau nhức cơ để phát hiện sớm những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điều trị rối loạn mỡ máu do đái tháo đường cần phải luôn bao gồm thay đổi lối sống và dùng Statin để làm giảm LDL-C.
Nồng độ Lipid được theo dõi định kỳ sau khi bắt đầu điều trị bằng cách xét nghiệm định lượng nồng độ Lipid từ 2 đến 3 tháng sau khi bắt đầu hoặc thay đổi phương pháp điều trị và 1-2 lần mỗi năm sau khi mức Lipid ổn định là thực hành chung.
Việc dùng thuốc chỉ là một trong 3 vấn đề của điều trị.
Để gia tăng tác dụng của thuốc Statins, cần phải duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý, cân đối và ưu tiên thực phẩm khỏe mạnh cho tim.
Không ăn thịt đỏ, mỡ, tôm, nội tạng động vật…
Đồng thời, duy trì hoạt động thể lực, thể thao đều đặn; không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
Nhìn chung, lợi ích khi sử dụng các nhóm thuốc Statin vẫn vượt trội so với nguy cơ và tác dụng phụ.
Để phòng ngừa và giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không tự ý dùng thuốc Statins để điều trị và cũng không tự ý ngưng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Trao đổi với thầy thuốc ngay nếu có dấu hiệu đau gân cơ hoặc mệt mỏi khi dùng thuốc Statins.
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các chỉ số mỡ máu và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Nam-Nữ-Nội tiết
Từ khóa:
Rối loạn Lipid máu
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.