ĐAU ĐẦU – MẤT NGỦ
Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ thần kinh không được nghỉ ngơi đầy đủ, mắc các bệnh lý tiềm ẩn liên quan hoặc cơ thể thiếu dưỡng chất,…
Đau đầu mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người trung niên, cao tuổi chiếm đa số.
Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng và có thể kéo dài từ 15 phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ sau đó khiến người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn.
Khi đó, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu từng cơn đều có thể xuất hiện.
Đau đầu mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể không đáng lo ngại.
Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh,…
Bệnh có thể còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.
Mối liên hệ giữa đau đầu và mất ngủ
Đau đầu và các vấn đề về giấc ngủ có liên quan với nhau theo nhiều cách, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.
Mất ngủ sẽ gây đau đầu do thần kinh bị căng thẳng, không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Đau đầu sẽ khiến khó ngủ hơn và sau đó lại tiếp tục dẫn đến tình trạng đau đầu.
Khi ngủ không ngon, cơn đau đầu càng dễ trở nên trầm trọng hơn, nhất là các cơn đau nửa đầu.
Nguyên nhân khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều protein hơn làm giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể và gây ra nhiều cơn đau mạn tính.
Một nghiên cứu từ Đại học Missouri (Hoa Kỳ) vào 2011 cho thấy việc thiếu giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi ngủ) có liên quan tới tình trạng đau đầu khó ngủ.
Trong giấc ngủ REM, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp đều tăng lên gần mức tương tự như khi thức.
Hoạt động não bộ cũng trở nên tích cực, các giấc mơ cũng thường xuất hiện lúc này.
Giấc ngủ REM là thời điểm tái tạo năng lượng lại cho cơ thể, do đó thiếu giấc ngủ REM không chỉ khiến dễ đau đầu mà còn có khả năng gặp phải những cơn đau khác.
Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ phổ biến
Do căng thẳng, stress
Đau đầu do căng thẳng là một trong những kiểu rối loạn đau đầu phổ biến hàng đầu – bên cạnh chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa đau đầu do căng thẳng với việc thiếu ngủ.
Đây là mối quan hệ 2 chiều:
Đau đầu có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, ngược lại rối loạn giấc ngủ cũng gây kích hoạt các cơn đau đầu.
Tất cả đều có liên quan tới các yếu tố tiềm ẩn về cảm xúc, căng thẳng hoặc trầm cảm.
Do tuổi tác
Càng lớn tuổi, thời lượng giấc ngủ càng bị rút ngắn.
Nguyên nhân là do hormone Melatonin – có công dụng giúp duy trì nhịp thức ngủ sinh học, hỗ trợ dễ đi vào giấc ngủ tối và thức dậy vào buổi sáng – sẽ giảm dần theo tuổi tác.
Là lý do người già thường khó ngủ.
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết như mưa bão, nắng nóng, thay đổi độ ẩm,… cũng là lý do thường gặp có thể khiến bạn đau đầu và đi kèm ngủ không ngon giấc.
Theo Tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ (National Headache Foundation) cứ 4 người thì có 3 người cho biết bị đau đầu khi có những biến đổi về thời tiết.
Sự thay đổi về áp suất khi thay đổi thời tiết được xem là nguyên nhân tác động tới hoạt chất và điện não.
Điều này kích thích tới dây thần kinh và dẫn tới đau đầu và có thể đi kèm mất ngủ.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Thiếu máu hay mất cân bằng dinh dưỡng khiến cản trở quá trình tuần hoàn máu đến não cũng là một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng nhức đầu mất ngủ ở nhiều người.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những người thường xuyên thức khuya, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, hay sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng có nguy cơ bị đau đầu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có tác động không tốt đến dinh dưỡng, thần kinh, nhịp sinh học khiến cơ thể không có được một lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.
Ô nhiễm tiếng ồn
Sinh hoạt, chung sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn sẽ tác động tới hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ bị đau đầu mất ngủ.
Chứng đau đầu mất ngủ càng dễ xảy ra hơn khi không gian ngủ không yên tĩnh và không tạo được cảm giác thoải mái.
Sử dụng thuốc
Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng,…
Gặp phải đau đầu mất ngủ, nên kiểm tra lại các loại thuốc mình đang sử dụng nếu có.
Do bệnh lý
Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó thường thấy nhất là các bệnh mãn tính như thiếu máu não, suy nhược thần kinh, tiểu đường hay lupus ban đỏ, rối loạn tiền đình,…
Bệnh viêm xoang cũng có nguy cơ cao là nguyên nhân tiềm ẩn phía sau khi có tới gần 90% người mắc viêm xoang gặp phải chứng đau nửa đầu.
Đau đầu mất ngủ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Tác động của một số bệnh mãn tính
Tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ,… và nhiều bệnh mãn tính khác có biểu hiện ban đầu là nhức đầu.
Nhiều người xem nhẹ và bỏ qua triệu chứng đau đầu hoặc tự cho rằng nhức đầu là do thời tiết hoặc các yếu tố khách quan khác.
Ảnh hưởng của bệnh viêm xoang
Một trong số triệu chứng của viêm xoang là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu).
Việc này có khả năng kéo theo tình trạng mất ngủ.
Nếu kiểm soát được viêm xoang thì vấn đề nhức đầu, khó ngủ cũng sẽ dần biến mất.
Bệnh u não
Nếu đau đầu kéo dài từ 1 tháng trở lên, đi kèm ngủ không ngon giấc, thường xuyên khó chịu thì không nên chủ quan tự điều trị tại nhà.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não cần kiểm tra sớm để loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Đau đầu mất ngủ cũng cho thấy nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
Cần xem lại chế độ ăn uống của mình.
Nên đi kiểm tra dinh dưỡng để xem có đang thiếu dưỡng chất nào hay không.
Khi cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể dần khắc phục tình trạng nhức đầu, ngủ không ngon giấc.
Đau nửa đầu
Phụ nữ là đối tượng dễ gặp đau nửa đầu, có tỷ lệ gấp 3 lần so với nam giới.
Bệnh thường xảy ra ở người dưới 45 tuổi, trẻ em hay người lớn tuổi thường hiếm gặp hơn.
Đau nửa đầu rất hay đi kèm chứng mất ngủ, khó ngủ.
Hướng điều trị chứng đau đầu mất ngủ
Lựa chọn bệnh để chữa trị trước
Cần xác định đâu là nguyên nhân chính.
Nếu bệnh bắt nguồn từ đau đầu thì cần tập trung chữa đau đầu trước, từ đó vấn đề mất ngủ cũng sẽ được cải thiện theo.
Nếu mất ngủ gây ra đau đầu thì cần khắc phục mất ngủ trước để ngăn ngừa các cơn đau.
Theo CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, một số thói quen sau sẽ giúp cải thiện giấc ngủ bao gồm:
Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng khi đi ngủ
Ngủ và thức dậy cố định một khung giờ mỗi ngày
Giữ không gian phòng ngủ tối, mát mẻ, yên tĩnh
Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử gần trước giờ ngủ
Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
Vận động thể chất, thể dục thể thao điều độ và đều đặn vào ban ngày
Thêm những thực phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu mất ngủ vào thực đơn hàng ngày
Thực phẩm cung cấp nguồn canxi, vitamin B6, melatonin, magie,… dồi dào có lợi cho giấc ngủ và não bộ mà nên tăng cường dùng bao gồm:
Các loại cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, chuối, bơ, trứng, yến mạch, trà hoa cúc, các sản phẩm từ sữa,…
Kết hợp nghỉ ngơi – rèn luyện phù hợp
Vận động 15-30 phút mỗi ngày cũng đủ khiến cơ thể thải độc qua mồ hôi, giảm căng thẳng từ đó giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Vận động còn giúp giải phóng nhiều endorphins – loại hormone có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, từ đó giúp giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau đầu.
Ngủ bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Cần ngủ từ 7 tới 9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Ngủ ít hơn 7 tiếng được xem là ngủ ít.
Nếu ngủ quá nhiều lại khiến khó ngủ đúng giấc sau đó hoặc khó ngủ lại khi tỉnh giấc.
Xét về độ tuổi, thời gian ngủ của một người sẽ thay đổi theo độ tuổi của họ.
Trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn người lớn.
Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ thần kinh không được nghỉ ngơi đầy đủ, mắc các bệnh lý tiềm ẩn liên quan hoặc cơ thể thiếu dưỡng chất,…
Đau đầu mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người trung niên, cao tuổi chiếm đa số.
Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng và có thể kéo dài từ 15 phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ sau đó khiến người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn.
Khi đó, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu từng cơn đều có thể xuất hiện.
Đau đầu mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể không đáng lo ngại.
Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh,…
Bệnh có thể còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.
Mối liên hệ giữa đau đầu và mất ngủ
Đau đầu và các vấn đề về giấc ngủ có liên quan với nhau theo nhiều cách, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.
Mất ngủ sẽ gây đau đầu do thần kinh bị căng thẳng, không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Đau đầu sẽ khiến khó ngủ hơn và sau đó lại tiếp tục dẫn đến tình trạng đau đầu.
Khi ngủ không ngon, cơn đau đầu càng dễ trở nên trầm trọng hơn, nhất là các cơn đau nửa đầu.
Nguyên nhân khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều protein hơn làm giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể và gây ra nhiều cơn đau mạn tính.
Một nghiên cứu từ Đại học Missouri (Hoa Kỳ) vào 2011 cho thấy việc thiếu giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi ngủ) có liên quan tới tình trạng đau đầu khó ngủ.
Trong giấc ngủ REM, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp đều tăng lên gần mức tương tự như khi thức.
Hoạt động não bộ cũng trở nên tích cực, các giấc mơ cũng thường xuất hiện lúc này.
Giấc ngủ REM là thời điểm tái tạo năng lượng lại cho cơ thể, do đó thiếu giấc ngủ REM không chỉ khiến dễ đau đầu mà còn có khả năng gặp phải những cơn đau khác.
Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ phổ biến
Do căng thẳng, stress
Đau đầu do căng thẳng là một trong những kiểu rối loạn đau đầu phổ biến hàng đầu – bên cạnh chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa đau đầu do căng thẳng với việc thiếu ngủ.
Đây là mối quan hệ 2 chiều:
Đau đầu có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, ngược lại rối loạn giấc ngủ cũng gây kích hoạt các cơn đau đầu.
Tất cả đều có liên quan tới các yếu tố tiềm ẩn về cảm xúc, căng thẳng hoặc trầm cảm.
Do tuổi tác
Càng lớn tuổi, thời lượng giấc ngủ càng bị rút ngắn.
Nguyên nhân là do hormone Melatonin – có công dụng giúp duy trì nhịp thức ngủ sinh học, hỗ trợ dễ đi vào giấc ngủ tối và thức dậy vào buổi sáng – sẽ giảm dần theo tuổi tác.
Là lý do người già thường khó ngủ.
Thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết như mưa bão, nắng nóng, thay đổi độ ẩm,… cũng là lý do thường gặp có thể khiến bạn đau đầu và đi kèm ngủ không ngon giấc.
Theo Tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ (National Headache Foundation) cứ 4 người thì có 3 người cho biết bị đau đầu khi có những biến đổi về thời tiết.
Sự thay đổi về áp suất khi thay đổi thời tiết được xem là nguyên nhân tác động tới hoạt chất và điện não.
Điều này kích thích tới dây thần kinh và dẫn tới đau đầu và có thể đi kèm mất ngủ.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Thiếu máu hay mất cân bằng dinh dưỡng khiến cản trở quá trình tuần hoàn máu đến não cũng là một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng nhức đầu mất ngủ ở nhiều người.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những người thường xuyên thức khuya, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, hay sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng có nguy cơ bị đau đầu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có tác động không tốt đến dinh dưỡng, thần kinh, nhịp sinh học khiến cơ thể không có được một lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.
Ô nhiễm tiếng ồn
Sinh hoạt, chung sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn sẽ tác động tới hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ bị đau đầu mất ngủ.
Chứng đau đầu mất ngủ càng dễ xảy ra hơn khi không gian ngủ không yên tĩnh và không tạo được cảm giác thoải mái.
Sử dụng thuốc
Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng,…
Gặp phải đau đầu mất ngủ, nên kiểm tra lại các loại thuốc mình đang sử dụng nếu có.
Do bệnh lý
Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó thường thấy nhất là các bệnh mãn tính như thiếu máu não, suy nhược thần kinh, tiểu đường hay lupus ban đỏ, rối loạn tiền đình,…
Bệnh viêm xoang cũng có nguy cơ cao là nguyên nhân tiềm ẩn phía sau khi có tới gần 90% người mắc viêm xoang gặp phải chứng đau nửa đầu.
Đau đầu mất ngủ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Tác động của một số bệnh mãn tính
Tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ,… và nhiều bệnh mãn tính khác có biểu hiện ban đầu là nhức đầu.
Nhiều người xem nhẹ và bỏ qua triệu chứng đau đầu hoặc tự cho rằng nhức đầu là do thời tiết hoặc các yếu tố khách quan khác.
Ảnh hưởng của bệnh viêm xoang
Một trong số triệu chứng của viêm xoang là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu).
Việc này có khả năng kéo theo tình trạng mất ngủ.
Nếu kiểm soát được viêm xoang thì vấn đề nhức đầu, khó ngủ cũng sẽ dần biến mất.
Bệnh u não
Nếu đau đầu kéo dài từ 1 tháng trở lên, đi kèm ngủ không ngon giấc, thường xuyên khó chịu thì không nên chủ quan tự điều trị tại nhà.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não cần kiểm tra sớm để loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Đau đầu mất ngủ cũng cho thấy nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
Cần xem lại chế độ ăn uống của mình.
Nên đi kiểm tra dinh dưỡng để xem có đang thiếu dưỡng chất nào hay không.
Khi cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể dần khắc phục tình trạng nhức đầu, ngủ không ngon giấc.
Đau nửa đầu
Phụ nữ là đối tượng dễ gặp đau nửa đầu, có tỷ lệ gấp 3 lần so với nam giới.
Bệnh thường xảy ra ở người dưới 45 tuổi, trẻ em hay người lớn tuổi thường hiếm gặp hơn.
Đau nửa đầu rất hay đi kèm chứng mất ngủ, khó ngủ.
Hướng điều trị chứng đau đầu mất ngủ
Lựa chọn bệnh để chữa trị trước
Cần xác định đâu là nguyên nhân chính.
Nếu bệnh bắt nguồn từ đau đầu thì cần tập trung chữa đau đầu trước, từ đó vấn đề mất ngủ cũng sẽ được cải thiện theo.
Nếu mất ngủ gây ra đau đầu thì cần khắc phục mất ngủ trước để ngăn ngừa các cơn đau.
Theo CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, một số thói quen sau sẽ giúp cải thiện giấc ngủ bao gồm:
Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng khi đi ngủ
Ngủ và thức dậy cố định một khung giờ mỗi ngày
Giữ không gian phòng ngủ tối, mát mẻ, yên tĩnh
Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử gần trước giờ ngủ
Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
Vận động thể chất, thể dục thể thao điều độ và đều đặn vào ban ngày
Thêm những thực phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu mất ngủ vào thực đơn hàng ngày
Thực phẩm cung cấp nguồn canxi, vitamin B6, melatonin, magie,… dồi dào có lợi cho giấc ngủ và não bộ mà nên tăng cường dùng bao gồm:
Các loại cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, chuối, bơ, trứng, yến mạch, trà hoa cúc, các sản phẩm từ sữa,…
Kết hợp nghỉ ngơi – rèn luyện phù hợp
Vận động 15-30 phút mỗi ngày cũng đủ khiến cơ thể thải độc qua mồ hôi, giảm căng thẳng từ đó giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Vận động còn giúp giải phóng nhiều endorphins – loại hormone có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, từ đó giúp giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau đầu.
Ngủ bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Cần ngủ từ 7 tới 9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Ngủ ít hơn 7 tiếng được xem là ngủ ít.
Nếu ngủ quá nhiều lại khiến khó ngủ đúng giấc sau đó hoặc khó ngủ lại khi tỉnh giấc.
Xét về độ tuổi, thời gian ngủ của một người sẽ thay đổi theo độ tuổi của họ.
Trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn người lớn.
Độ tuổi | Số giờ ngủ cần có trong ngày |
Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi | Từ 14 – 17 tiếng |
Trẻ 4 – 11 tháng tuổi | Từ 12 – 15 tiếng |
Trẻ 1- 2 tuổi | Từ 11 – 14 tiếng |
Trẻ 3 – 5 tuổi | Từ 10 – 13 tiếng |
Trẻ 6 – 13 tuổi | Từ 9 – 11 tiếng |
Trẻ 14 – 17 tuổi | Từ 8 – 10 tiếng |
Người từ 18 – 64 tuổi | Từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm |
Người trên 65 tuổi | Từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm |
Cách để có giấc ngủ tốt giúp ngăn ngừa đau đầu
Các cơn đau đầu mất ngủ có thể giảm bớt nếu có lịch trình ngủ nghỉ lành mạnh, khoa học.
Tập thể dục thường xuyên:
Việc tiêu hao năng lượng trong ngày thông qua vận động thể thao là một cách giúp giấc ngủ ngon hơn.
Đừng nên vận động mạnh lúc sát giờ ngủ vì có thể khiến tinh thần quá hưng phấn dẫn đến khó ngủ.
Nên tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi lên giường.
Ăn nhẹ vào bữa tối:
Ăn quá no hoặc quá nhiều đồ ăn dầu mỡ dễ gây khó tiêu hoặc thừa thãi năng lượng mà bạn không kịp tiêu thụ.
Khiến hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc hơn.
Giờ giấc ngủ nghỉ ổn định:
Đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ mỗi ngày giúp cơ thể ngủ đủ giấc để cảm thấy thoải mái hơn.
Nên duy trì thói quen này ngay cả những lúc có nhiều thời gian rảnh rỗi như ngày cuối tuần.
Hạn chế chất kích thích:
Không nên dùng bia rượu, các thứ chứa nicotin hay cafein trong khoảng từ 4-6 tiếng trước giờ ngủ.
Những chất kích thích này có thể gây khó ngủ – ở một số người là mất ngủ cả đêm.
Loại bỏ yếu tố gây ảnh hưởng tới giấc ngủ:
Bao gồm các thiết bị điện tử, điện thoại, những vật liên quan tới công việc,…
Phòng ngủ chỉ nên là môi trường dành riêng cho chuyện nghỉ ngơi.
Tạo thói quen tốt trước ngủ:
Thay vì lướt điện thoại, dùng laptop,… nên thử thay thế bằng đọc sách, thiền hoặc tắm nước ấm trước khi ngủ.
Những thói quen lành mạnh giúp thư giãn tinh thần để có giấc ngủ chất lượng hơn.
Không ép bản thân phải ngủ:
Đừng cố ngủ khi chưa thật sự buồn ngủ
Có thể thức thêm 30 phút tới 1 tiếng.
Việc cố ngủ chỉ dễ khiến tinh thần dễ cảm thấy bực bội, khó chịu và càng khó ngủ hơn.
Mối liên hệ giữa hai hiện tượng đau đầu và mất ngủ
Đau đầu và mất ngủ là hai triệu chứng thường đi cùng nhau trong một loạt các vấn đề về sức khỏe.
Cả hai hiện tượng này đều có sự liên hệ mật thiết với chu kỳ giấc ngủ và hệ thần kinh.
Đau đầu có thể trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không chất lượng;
Mất ngủ lại có thể được kích thích hoặc chịu kích thích từ cơn đau đầu gây nên cảm giác ngày càng khó chịu.
Yếu tố môi trường
Môi trường xung quanh, bao gồm ánh sáng màn hình, tiếng ồn,... có thể tác động lớn đến cảm giác đau đầu mất ngủ.
Sự không thoải mái từ môi trường có thể làm tăng căng thẳng và gây khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
Vấn đề bệnh lý
Đau đầu và mất ngủ không chỉ là các triệu chứng đơn thuần mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý sức khỏe khác nhau:
- Bệnh tim mạch và huyết áp
Những người thường xuyên gặp cảm giác đau đầu và khó ngủ có thể đang đối mặt với nguy cơ cao về bệnh tim và huyết áp cao.
Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm của vấn đề tim mạch.
- Bệnh tiểu đường
Mất ngủ và đau đầu có thể xuất phát từ việc không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, đặc biệt là trong trường hợp tiểu đường.
Sự không ổn định trong đường huyết có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Bệnh thận
Đau đầu mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề thận như viêm thận, sỏi thận hay tổn thương thận.
Biện pháp khắc phục đau đầu mất ngủ
Việc nhận biết nguyên nhân chính xác của đau đầu mất ngủ là chìa khóa quan trọng để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Giảm bớt áp lực, duy trì cân bằng hormone, cải thiện môi trường ngủ, điều trị các vấn đề về mắt và tai,... có thể giảm đau đầu và cải thiện giấc ngủ.
Giảm thiểu các tác động bên ngoài và xây dựng thói quen sống khoa học
- Tập các bài yoga, thiền định để thư giãn, giảm stress.
Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm stress, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cảm giác đau đầu.
- Xác định và giải quyết nguồn gốc của áp lực công việc hoặc cá nhân.
- Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, bao gồm việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày.
- Hạn chế việc sử dụng chất kích thích và ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Tạo môi trường ngủ tốt: tắt ánh sáng, giữ không gian mát mẻ và yên tĩnh, dùng đèn nhỏ và ấm áp trước khi đi ngủ để tạo tâm lý dễ chịu trong khi ngủ.
Can thiệp y tế
Kéo dài tình trạng đau đầu mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, đời sống tâm lý mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Cần tìm ra đúng nguyên nhân gây ra để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Sự chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ phương diện thể chất đến tâm lý, là chìa khóa để cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe hệ thần kinh.
Việc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia y tế là cách tốt nhất để đảm bảo điều trị đúng đắn và an toàn cho sức khỏe.
Căng thẳng, đau đầu, mất ngủ là tình trạng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 40% người lao động Việt đối mặt với căng thẳng; gần 40% người trẻ Việt gặp khó ngủ, mất ngủ; gần 80% người từng bị đau đầu và bất kỳ ai cũng có thể đau đầu nhiều lần trong đời.
Căng thẳng, đau đầu, mất ngủ thường có quan hệ dây chuyền với nhau.
Căng thẳng làm tăng nguy cơ đau đầu, mất ngủ.
Đau đầu có thể khiến bệnh nhân mất ngủ, căng thẳng.
Khi bị mất ngủ, người bệnh càng dễ đau đầu, căng thẳng tinh thần.
Tình trạng căng thẳng, đau đầu, mất ngủ có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phần lớn xảy ra trong một thời gian nhất định và không quá nguy hiểm.
Căng thẳng, đau đầu, mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang tiềm ẩn bên trong cơ thể như thiếu máu não, viêm màng não, viêm não, tổn thương dây thần kinh, dị dạng, phình mạch máu não, thậm chí đột quỵ, u não…
Tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần hoặc thuốc ngủ… trong thời gian dài khi chưa có chỉ định của bác sĩ, khiến bệnh tăng nặng, gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị căng thẳng, đau đầu, mất ngủ.
Đối với chứng mất ngủ, khó ngủ, kỹ thuật đo đa ký giấc ngủ giúp khảo sát đầy đủ các thông số về điện não, chuyển động mắt, trương lực cơ, nhịp tim, chuyển động chân, luồng khí thở, cử động thở, độ bão hòa oxy… của người bệnh trong suốt quá trình ngủ, có đủ hình ảnh và âm thanh kèm theo.
Bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ trung ương, ngủ rũ, hội chứng chân không yên, chuyển động chi có chu kì, mộng du…
Các chỉ định cận lâm sàng như chụp CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla, chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA…
Có thể giúp phát hiện các bất thường ở não, từ đó xác định nguyên nhân gây đau đầu, choáng váng, mờ mắt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác.
Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ tạo ra các sóng điện từ có thể đi xuyên qua xương sọ của người bệnh, tác động vào các tế bào thần kinh ở vỏ não, tăng cường hoạt động điện sinh lý của tế bào thần kinh.
Làm thay đổi chức năng điện thần kinh ở vùng não tương ứng, giúp tái tạo đường liên hệ giữa các vùng chức năng bên trong não.
Kích thích từ trường xuyên sọ không xâm lấn, không gây đau cho người bệnh.
Kỹ thuật có thể mang lại hiệu quả điều trị nhanh, giúp người bệnh hạn chế lệ thuộc vào các loại thuốc, đảm bảo an toàn.
MỐI LIÊN QUAN GIỮA THIẾU NGỦ VÀ ĐAU ĐẦU
Đau đầu do thiếu ngủ
Mối quan hệ giữa thiếu ngủ và đau đầu đã được xác định từ lâu, bao gồm chứng đau nửa đầu, đau đầu, đau đầu do căng thẳng, đau đầu cụm hoặc đau đầu giảm trương lực.
Những cơn đau đầu do thiếu ngủ thường là chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu ngủ và đau đầu có liên quan với nhau vì chúng có cùng nguồn gốc từ não.
Một ví dụ điển hình là vùng dưới đồi, là phần não chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ và cũng là vùng não chứa các tế bào thần kinh điều chỉnh cơn đau.
Nơi này chứa một nhóm gọi là nhân trên chéo (SCN), giúp nhận tín hiệu từ mắt và điều chỉnh hành vi giấc ngủ thông qua chu kỳ sáng tối bên ngoài.
Hư hỏng SCN có thể dẫn đến những giấc ngủ ban ngày bất thường hoặc chu kỳ ngủ, thức bị gián đoạn.
Một mối liên hệ khác giữa giấc ngủ và chứng đau đầu là tuyến tùng
Nơi sản sinh ra melatonin, một loại hormone giúp nhận biết những thay đổi trong ngày và đêm và gây buồn ngủ.
Mức độ hormone này thấp có liên quan đến chứng đau nửa đầu, đau đầu cụm và đau đầu khi bạn thức dậy.
Đau đầu cũng có thể gây mất ngủ
Đau đầu là do thiếu ngủ và ngược lại chứng rối loạn đau đầu cũng có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Chứng đau nửa đầu có thể khiến kiệt sức, buồn ngủ quá mức và làm gián đoạn giấc ngủ.
Triệu chứng đau đầu do thiếu ngủ
Đau đầu do thiếu ngủ thường là chứng đau nửa đầu, đặc trưng bởi đau ở một bên đầu kèm theo đau giật theo nhịp mạch đập, cảm giác nặng đầu.
Đau đầu có thể biểu hiện dưới dạng đau đầu do căng thẳng, đau đầu cụm hoặc đau đầu giảm trương lực.
Tác hại của chứng đau đầu do thiếu ngủ
Mất ngủ mãn tính.
Suy nhược thần kinh.
Suy nhược cơ thể.
Trầm cảm.
Thiếu máu não.
Tai biến mạch máu não.
Tăng huyết áp.
Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết tố…
Ngủ bao lâu là đủ?
Người từ 65 tuổi trở lên ngủ 7 đến 8 tiếng.
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi 18 đến 64, ngủ 7 đến 9 tiếng là đủ.
14 đến 17 tuổi ngủ 8 đến 10 tiếng.
6 đến 13 tuổi, thời gian ngủ 9 đến 11 tiếng.
3 đến 5 tuổi ngủ 10 đến 13 tiếng.
1 đến 2 tuổi ngủ 11 đến 14 tiếng.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi được ngủ đủ giấc từ 14 đến 17 giờ.
Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên.
Ngủ quá nhiều cũng không tốt và dễ dẫn đến đau đầu.
Điều trị chứng đau đầu do thiếu ngủ
Nếu phát hiện sớm cơn đau đầu do thiếu ngủ và điều trị thích hợp như ngủ đủ giấc, thực hiện các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ chất lượng thì cơn đau đầu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Để giảm đau đầu, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol (hapacol) theo hướng dẫn và liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không bao giờ được lạm dụng thuốc giảm đau.
Nếu ngủ đủ giấc vẫn không làm giảm triệu chứng đau đầu, cần đến gặp bác sĩ khoa thần kinh để được khám, chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị.
Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Thực hiện một số biện pháp giúp giảm đau đầu do thiếu ngủ:
Châm cứu hoặc xoa bóp.
Chườm lạnh trong 5 đến 10 phút để giảm đau đầu.
Tập thể dục thường xuyên, nên tập yoga, thiền, đi bộ, chạy bộ, bơi lội…
Nghỉ ngơi hợp lý, không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn.
Tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, caffeine…
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác 2 giờ trước khi đi ngủ.
Đừng ăn quá nhiều vào ban đêm.
Không nên tập thể dục quá nhiều hoặc nghe nhạc quá to trước khi đi ngủ.
Không nên làm mất nhiệt độ trước khi đi ngủ.
Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, vì việc phải thức dậy đi vệ sinh có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
SÁU NHÓM THUỐC TRỊ MẤT NGỦ PHỔ BIẾN
1. Thuốc bình thần
Gồm có Clonazepam, Rotunda, Diazepam, Bromazepam…
Những loại thuốc mất ngủ này có tác dụng giúp người bệnh tiến vào giấc ngủ nhanh.
Thường được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh chưa nghiêm trọng và chỉ bị mất ngủ ngắn.
Sử dụng thuốc bình thần lâu ngày có thể gây ra tình trạng quen thuốc.
Ngay cả khi có tăng liều thì người bệnh vẫn bị mất ngủ.
Không nên tự ý dùng thuốc bình thần quá 3 ngày để tránh gặp tác dụng phụ, trong đó có thể gây suy giảm trí nhớ.
2. Thuốc ngủ
Gồm có Zolpidem, Phenobarbital…
Đây là nhóm thuốc mang đến tác dụng mạnh nhưng dễ gây ra tình trạng quen thuốc.
Loại thuốc chữa mất ngủ này cũng thường được bác sĩ khuyên dùng trong hợp bị mất ngủ ngắn và chưa nghiêm trọng.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng nhóm thuốc này quá 3 ngày.
Thuốc có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt.
3. Thuốc kháng histamin
Gồm có Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine…
Đây là nhóm thuốc histamin thế hệ cũ, có tác dụng chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh.
Thuốc được chỉ định cho người bị mất ngủ do ngứa, gãi nhiều vì mắc bệnh tổ đỉa, eczema, hắc lào…
Thuốc gây ra một vài tác dụng phụ như mệt mỏi, khô mũi, khô miệng, ảnh hưởng đến trí não…
Lưu ý, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng.
4. Thuốc an thần kinh mới
Gồm có Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine…
Đây là các thuốc trị mất ngủ hay thuốc chữa mất ngủ có khả năng gây ngủ mạnh.
Dùng lâu dài có thể khiến người bệnh bị béo phì vì cảm thấy ăn uống ngon miệng.
Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này với các trường hợp gặp chứng mất ngủ khi bị lo âu lan tỏa, trầm cảm, chán ăn tâm lý.
Lưu ý, để tránh bị tăng cân khi sử dụng nhóm thuốc an thần kinh mới, người bệnh nên kiêng dung nạp chất béo, chất ngọt, chất bột đường… đồng thời phải tăng cường vận động và tập thể dục.
5. Thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc chống trầm cảm đa vòng, 3 vòng điển hình gồm có Mirtazapine, Clomipramine…
Điều trị mất ngủ kéo dài do vấn đề tâm lý, căng thẳng… thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về nhóm thuốc chống trầm cảm này.
Loại thuốc này có tác động đúng vào cơ chế của giấc ngủ, cụ thể là hệ serotonin bên trong não, không gây ra tình trạng quen thuốc.
Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng ngay lập tức.
Thông thường, phải mất 3 – 4 tuần chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, giấc ngủ mới được cải thiện rõ rệt.
Nhóm thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến một số phản ứng phụ như táo bón, đắng miệng, khô miệng, bí tiểu ở người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến.
Loại thuốc mất ngủ này thường được chỉ định cho người bị mất ngủ do lo âu, trầm cảm, mất ngủ tiên phát, mất ngủ vì cảm thấy đau (khi mắc bệnh ung thư, đau dây thần kinh, gặp chấn thương).
6. Các loại thuốc điều trị bệnh lý
Tình trạng mất ngủ vào ban đêm có thể đến từ một số bệnh lý như bệnh tim mạch, dạ dày, viêm khớp, dị ứng…
Tác dụng phụ của thuốc mất ngủ
Choáng váng hoặc chóng mặt, có thể gây té ngã.
Buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Đau đầu.
Tình trạng buồn ngủ kéo dài.
Gặp phản ứng dị ứng nặng.
Có những hành vi không tốt liên quan đến giấc ngủ như ăn uống hoặc lái xe khi vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo.
Hành vi và suy nghĩ thay đổi, ví dụ như khó nhớ, kích động, ảo giác, làm hành động kỳ quái, có ý định tự tử.
Gặp vấn đề về hiệu suất và bộ nhớ ban ngày.
Thuốc trầm cảm có công dụng an thần được sử dụng để chữa chứng mất ngủ có thể gây ra những tác dụng phụ dưới đây:
Lâng lâng và chóng mặt.
Tình trạng buồn ngủ kéo dài.
Buồn nôn.
Khô miệng.
Đau đầu.
Cân nặng thay đổi.
Nhịp tim không đều.
Tiêu chảy hoặc táo bón.
Gặp vấn đề về hiệu suất và bộ nhớ ban ngày.
Có ý nghĩ tự tử.
Lưu ý khi dùng thuốc trị mất ngủ
Thuốc ngủ kê đơn (và một vài loại thuốc ngủ không kê đơn) cũng như một số loại thuốc chống trầm cảm có thể không an toàn với mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc người lớn tuổi.
Dùng thuốc ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ bị té ngã vào ban đêm và gặp chấn thương ở người lớn tuổi.
Một số tình trạng sức khỏe như huyết áp thấp, bệnh thận, tim mạch, tiền sử co giật… có thể giới hạn lựa chọn sử dụng thuốc điều trị mất ngủ.
Có thể tương tác với những loại thuốc khác.
Tình trạng phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc.
Chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và đọc hướng dẫn dùng thuốc:
Đọc hướng dẫn sử dụng giúp biết rõ thời điểm và cách dùng thuốc trị mất ngủ cũng như những tác dụng phụ tiềm ẩn.
Nếu có thắc mắc nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Chỉ uống thuốc ngủ khi sẵn sàng để ngủ:
Thuốc ngủ có thể khiến người dùng không ý thức được những gì bản thân đang thực hiện, làm gia tăng nguy cơ gặp những tình huống bất lợi, nguy hiểm.
Chỉ nên dùng thuốc ngủ khi đã hoàn thành tất cả những việc cần làm và sẵn sàng để đi ngủ.
Uống thuốc ngủ khi biết có thể ngủ đủ giấc:
Chỉ nên dùng thuốc ngủ khi biết bản thân có thể ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng.
Một vài loại thuốc điều trị mất ngủ có tác dụng ngắn được sử dụng cho trường hợp cần thức giấc giữa đêm.
Có thể dùng chúng khi có thể ngủ tối thiểu 4 tiếng.
Theo dõi tác dụng phụ:
Tránh uống rượu:
Không nên để thuốc trị mất ngủ và rượu trộn lẫn với nhau (uống cùng lúc hoặc uống gần nhau).
Vì rượu làm tác dụng an thần của thuốc gia tăng.
Ngay cả một lượng nhỏ rượu kết hợp với thuốc ngủ cũng có thể khiến người bệnh bị lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Kết hợp rượu với một vài loại thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng thở chậm hoặc không phản ứng vô cùng nguy hiểm.
Mặt khác, rượu còn có thể gây mất ngủ.
Tránh uống thuốc ngủ với opioid:
Opioid là nhóm thuốc giảm đau đa dạng, bao gồm những loại thuốc theo toa, ví dụ như methadone, morphine, hydrocodone, oxycodone và opioid fentanyl tổng hợp.
Kết hợp thuốc ngủ và thuốc opioid có thể gây nguy hiểm.
Sự kết hợp này có thể làm tác dụng an thần của thuốc ngủ gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng thở chậm hoặc không phản ứng, thậm chí dẫn đến ngừng thở.
Uống thuốc chữa mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ:
Để đảm bảo an toàn, cần nhận tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
Không nên dùng liều cao hơn quy định.
Nếu liều ban đầu chưa mang đến công dụng như mong muốn cũng không được tự ý dùng thêm thuốc.
Hãy bỏ thuốc cẩn thận:
Ngưng sử dụng thuốc thì hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một vài loại thuốc phải dừng sử dụng từ từ.
Lưu ý, có thể bị mất ngủ tái phát trong vài ngày sau khi ngưng sử dụng thuốc trị mất ngủ.
Cách trị mất ngủ không dùng thuốc
Duy trì thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày.
Thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách để giải tỏa căng thẳng, góp phần loại bỏ các yếu tố gây mất ngủ.
Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng khoa học với những thực phẩm hữu ích.
Bổ sung các hoạt chất thiên nhiên từ Ginkgo Biloba (bạch quả) và Blueberry (việt quất) có thể cải thiện tình trạng thiếu máu não, hỗ trợ giảm mất ngủ, khó ngủ, đau đầu hiệu quả.
Vào buổi tối, không nên sử dụng các chất kích thích hoặc ăn quá no.
Thường xuyên rèn luyện thể chất, vận động để có tinh thần thoải mái, sức khỏe dẻo dài, giúp máu lưu thông tốt, dễ ngủ hơn.
Chọn nơi ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoải mái, có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
Dùng nến thơm hay tinh dầu để giúp đầu óc thư giãn, dễ ngủ hơn.
Bạn có thể sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý để cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm.
Liệu pháp trao đổi, trò chuyện trực tiếp, chuyên gia tâm lý có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân sâu xa gây mất ngủ, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỊ MẤT NGỦ THẢO DƯỢC
Thuốc trị mất ngủ: Boni Sleep
Là sản phẩm thuốc an thần được nghiên cứu và phát triển bởi thương hiệu Botania của công ty đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Canada.
Sử dụng Boni Sleep để điều trị chứng mất ngủ, sản phẩm thành phần từ thảo dược thiên nhiên an toàn và đặc biệt hiệu quả đối với những trường hợp mới mắc chứng mất ngủ, mất ngủ do căng thẳng, áp lực.
Boni Sleep kết hợp các loại thảo mộc, vitamin và nguyên tố vi lượng, chất dẫn truyền thần kinh và thành phần đặc biệt là Lactium - hoạt chất nuôi dưỡng não bộ, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên và tinh thần thoải mái cho người tiếp theo ngày.
Thuốc trị mất ngủ: BoniHappy
BoniHappy phù hợp hơn đối với những trường hợp mất ngủ mãn tính, mất ngủ do tuổi tác.
BoniHappy là sản phẩm hiếm hoi tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính, mất ngủ do tuổi tác do thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH.
Bonihappy kích thích cơ thể tăng tiết hormone HGH, có tác dụng đảo ngược quá trình lão hóa sinh học ở người trưởng thành, tạo ra giấc ngủ sâu hơn, chất lượng hơn.
BoniHappy còn giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện cholesterol trong máu, cân bằng và ổn định huyết áp, lượng đường trong máu, cải thiện chức năng sinh lý, giảm mỡ thừa và ngăn ngừa lão hóa.
Trasleepy dưỡng tâm an thần
Sản phẩm đến từ công ty Cổ phần TRAPHACO Việt Nam.
Trasleepy là thuốc ngủ an thần có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, nuôi dưỡng tinh thần và giảm căng thẳng.
Trasleepy mang lại giấc ngủ tự nhiên và hiệu quả, không làm tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt an toàn cho trẻ em và người già.
Lưu ý trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai không được sử dụng.
Định Tâm An Giấc
Sản phẩm 100% từ thiên nhiên của Học Viện Quân Y.
Định Tâm An Giác giúp ngủ ngon tự nhiên bằng các loại thảo dược quen thuộc như cây nữ lang, bình vôi, hắc táo nhân, lá vông, viễn chi, phục thần, đương quy, long nhãn, cam thảo,... hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ một cách tối ưu mà không gây hại cho cơ thể như thuốc ngủ tức thời.
Định Tâm An Giác đã được thử nghiệm nhiều lần trên nhiều bệnh nhân trong nhiều năm.
Kết quả cho thấy sản phẩm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ kém và giúp ngủ ngon.
Không chỉ giúp điều trị chứng mất ngủ, giúp ngủ sâu mà còn ngăn ngừa các biến chứng do tình trạng này gây ra.
Người sử dụng có cảm giác thoải mái, thư giãn và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
Thuốc trị mất ngủ Go Sleep
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Biopro.
Go Sleep là sản phẩm cải thiện và ổn định giấc ngủ, giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn với thành phần thảo mộc thiên nhiên quý giá.
Go Sleep, nhờ ứng dụng công nghệ micro-nano, các hoạt chất của viên uống được thẩm thấu và hấp thu hiệu quả gấp 85 lần so với các công nghệ thông thường.
Sử dụng Go Sleep không cần phải kiêng cử khắt khe.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Mất ngủ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.