HỘI CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG
Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trì hoãn điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế.
Phần lớn những cơn đau thắt lưng là hậu quả của một chấn thương như bong gân, căng cơ…
Chấn thương thường do chuyển động đột ngột hoặc tư thế sai khi nâng vác vật nặng.
Các cơn đau thắt lưng cấp có thể kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần.
Trong khi, đau lưng mạn tính sẽ dài hơn 3 tháng.
Vùng cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống từ L1 – L5 cùng hệ thống cơ, gân, dây chằng bao quanh.
Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ, tạo đường cong cho cơ thể, ngoài ra còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của não đến chân, giúp dễ dàng thực hiện những động tác di chuyển như bước lùi, bước tiến, bước sang phải, bước sang trái…
Triệu chứng đau vùng thắt lưng
Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đau dưới thắt lưng sẽ có sự khác biệt.
Phần lớn người bị đau lưng sau một chấn thương, té ngã, khi ngồi hay đứng lâu, khi nâng vác vật nặng.
Một số trường hợp cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
Các cơn đau lưng dưới gần mông diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.
Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, gây tê bì, châm chích.
Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động nhiều, khi cúi, khi đứng, ngồi lâu.
Ban ngày đau nhiều hơn đêm.
Nếu tình trạng đau tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và đau nhiều về ban đêm khiến người bệnh thức giấc cần nghĩ đến các bệnh lý viêm khớp cột sống.
Nếu đau lưng dưới kèm yếu liệt hai chân, đi tiêu tiểu không kiểm soát, sốt cao lạnh run hoặc đau sau té ngã/chấn thương nhẹ, người bệnh cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một số tình trạng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây đau mỏi thắt lưng
1. Thoái hóa cột sống lưng
Ở người cao tuổi, hệ thống cơ xương khớp đặc biệt là vùng cột sống chịu lực nhiều như cột sống thắt lưng sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian, đặc biệt là ở sụn khớp và đĩa đệm, gây ra những cơn đau thắt lưng âm ỉ và liên tục.
Mỗi khi cúi xuống, xoay người hoặc nâng vác đồ nặng, cơn đau sẽ gia tăng.
2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Cột sống gồm những đốt sống và đĩa đệm xen kẽ nhau.
Vai trò của đĩa đệm là giảm áp lực lên cột sống, duy trì sự linh hoạt cho cột sống.
Khi bị thoát vị đĩa đệm lưng, phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên rễ dây thần kinh, gây đau.
Tình trạng thoát vị nhiều có thể gây chèn ép tủy sống với các biểu hiện nghiêm trọng như rối loạn đi tiêu tiểu, yếu liệt chân, mất cảm giác…
3. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới mỗi chân.
Bệnh xảy ra thường do tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng.
Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có cảm giảm tê bì và châm chích vùng mông đùi, căng chân.
4. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng không gian trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua.
Nhiều vị trí ống sống có thể bị hẹp, thường gặp ở vùng thắt lưng và cổ.
Khi đó, tủy sống và/hoặc rễ thần kinh sẽ bị chèn ép, gây đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa.
5. Gãy đốt sống do loãng xương
Tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ loãng xương với đặc điểm là xương giòn và dễ gãy.
Khi người bệnh có loãng xương, chỉ cần một chấn thương nhẹ như té ngồi, trượt chân… cũng có thể gây ra tình trạng gãy xương, đặc biệt là gãy xương đốt sống thắt lưng cao.
Người bệnh sẽ có cảm giác đột ngột đau nhức thắt lưng, mức độ nhiều gây giới hạn vận động, đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.
6. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi, thậm chí là cả điểm bám gân.
Triệu chứng sớm và thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng.
Người bệnh thường đau nhiều vào ban đêm gần sáng, có thể bị cứng cột sống vào buổi sáng, đau và cũng vùng cột sống sẽ giảm dần khi cử động.
7. Đau xơ cơ
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đặc trưng bởi sự tác động từ não bộ đến việc xử lý tín hiệu đau.
Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau cơ xương lan tỏa.
Người bệnh thường bị đau hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng.
Người bệnh có thể kèm theo mất ngủ và lo lắng nhiều.
8. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên.
Tình trạng bất thường này có thể gây đau, làm người bệnh có tư thế sai lệch trong sinh hoạt, từ đó tạo lực lên cơ bắp, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau.
9. Bệnh không liên quan đến xương khớp
Các bệnh lý ở thận:
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của một số bất thường ở thận.
Sỏi thận, sỏi niệu quản có khả năng gây đau vùng lưng dưới, vùng hông lưng quặn từng cơn kèm những triệu chứng đường tiểu như tiểu đau, tiểu máu, tiểu lắt nhắt…
Viêm ruột thừa:
Nếu đau thắt lưng kèm đau bụng dưới dữ dội, xảy ra đột ngột kèm sốt, buồn nôn, người bệnh có thể đã bị viêm ruột thừa.
Viêm tụy:
Người bệnh viêm tụy thường bị đau vùng thượng vị kèm nôn nhiều.
Cơn đau có thể lan ra vùng sau lưng và gây đau lưng.
Bệnh lý phụ khoa:
Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo… có thể gây đau vùng thắt lưng kèm theo tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo.
10. Yếu tố nguy cơ
Tuổi tác:
Người trên 30 tuổi thường bị đau lưng nhiều hơn.
Khi các đĩa đệm bị suy yếu và mòn theo tuổi tác có thể gây đau và cứng lưng.
Cân nặng:
Người thừa cân, béo phì thường dễ bị đau lưng hơn.
Trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lớn lên các khớp và đĩa đệm.
Sức khỏe tổng thể:
Cơ bụng suy yếu không thể hỗ trợ tốt cho cột sống, có thể dẫn tới tình trạng căng cơ lưng, bong gân.
Người hút thuốc, lạm dụng rượu bia, lối sống lười vận động có nguy cơ cao bị đau lưng.
Nghề nghiệp:
Những công việc yêu cầu phải nâng vác vật nặng nhiều có thể làm tăng nguy cơ chấn thương lưng.
Bệnh lý:
Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp và một số loại ung thư có nguy cơ bị đau lưng dưới.
Sức khỏe tinh thần:
Đau lưng có thể do trầm cảm và căng thẳng kéo dài.
Biến chứng có thể gặp phải
Nhiều người bệnh thường chủ quan bệnh sẽ tự khỏi nên không điều trị ngay.
Trường hợp đau lưng cấp tính nếu không điều trị dứt điểm có thể chuyển sang mạn tính.
Cơn đau liên tục kéo dài với mức độ tăng dần khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở mức độ nhẹ, bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường như ngồi xuống, đứng lên…
Nếu nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm có thể gây đau thần kinh tọa.
Lâu dần, người bệnh sẽ bị teo cơ đùi, cẳng chân, hạn chế tầm vận động, thậm chí là bại liệt.
Phương pháp chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, những triệu chứng hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau diễn ra.
Với các trường hợp đặc biệt như đau lưng do chấn thương, đau trong thời gian dài…, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như:
Chụp X-quang:
Kết quả cho thấy sự liên kết của xương, giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương.
Chụp MRI, CT:
Những phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, xương…
Điện cơ:
Phương pháp này giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, qua đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống…
Phương pháp điều trị đau thắt lưng
1. Chăm sóc tại nhà
Dừng ngay những hoạt động thể chất, chườm đá vào vùng thắt lưng.
Lưu ý chườm đá càng sớm càng tốt, trong 48 – 71 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng.
Nằm nghiêng và co đầu gối lên, kẹp một chiếc gối giữa hai chân.
Nếu có thể nằm ngửa thoải mái, người bệnh có thể đặt gối hay cuộn khăn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
Chườm nóng hay tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn cơ lưng bị căng cứng.
Thực hiện những bài tập hỗ trợ điều trị đau lưng.
2. Dùng thuốc
Thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hay tiêm corticosteroid thường được chỉ định trong điều trị đau vùng lưng dưới.
Dùng thuốc chỉ có thể giảm đau tạm thời, vẫn có nguy cơ tái phát.
Tự ý uống thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh đối mặt nhiều rủi ro sức khỏe từ tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.
3. Vật lý trị liệu
Để cải thiện tình trạng đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những biện pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện…
Khi cơn đau đã thuyên giảm, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng.
Khi về nhà, người bệnh được khuyến khích duy trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behavioral therapy) cũng có thể được chỉ định trong điều trị đau thắt lưng.
Liệu pháp này giúp kiểm soát chứng đau lưng mạn tính thông qua việc khuyến khích người bệnh có suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
Người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật thư giãn và hướng dẫn cách duy trì thái độ tích cực.
4. Phẫu thuật
Với các trường hợp chấn thương gãy xẹp đốt sống L1 – L5 hay thoát vị đĩa đệm nặng mà những phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng.
Phẫu thuật cột sống rất phức tạp.
Biện pháp phòng ngừa nhức thắt lưng
Khi nâng vác vật nặng cần dang rộng 2 chân;
Ngồi xổm xuống, lưng luôn giữ thẳng (tránh cúi gập) rồi dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
Trong suốt quá trình nâng, lưu ý giữ lưng luôn thẳng, dùng sức đôi chân và cánh tay để nâng vật, tránh dùng sức vùng lưng vì dễ làm tổn thương cột sống.
Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, căng thẳng hay stress liên tục.
Người làm văn phòng nên chọn ghế có chiều cao phù hợp, đảm bảo hai chân thoải mái chạm sàn.
Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện một số động tác xoay người nhẹ nhàng để thư giãn cột sống.
Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao.
Kiểm soát tốt cân nặng; tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, magie, kali trong các bữa ăn hằng ngày.
Cần uống đủ nước để tránh những cơn đau co thắt và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau vận động.
Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.
ĐAU THẮT LƯNG
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Tổng quan đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng cơ xương khớp phổ biến nhất ảnh hưởng đến dân số trưởng thành.
Theo diễn biến thời gian, đau thắt lưng được chia thành 3 nhóm:
Đau thắt lưng cấp tính (đau dưới 1 tháng), bán cấp (1-3 tháng) và mạn tính (từ 3 tháng trở lên).
Đây là phân loại thường gặp nhất, một số nhà nghiên cứu đề nghị định nghĩa đau mãn tính là cơn đau kéo dài ngoài thời gian lành bệnh dự kiến.
Đau thắt lưng là một triệu chứng, do nhiều bệnh gây ra.
Đau thắt lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn thế giới và là một vấn đề kinh tế và phúc lợi chính.
Ước tính khoảng 200 tỷ đô la được chi hàng năm cho việc kiểm soát chứng đau thắt lưng.
Đó là lý do phổ biến nhất khiến người lao động phải bồi thường, mất thời gian và năng suất làm việc.
Có một loạt các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau thắt lưng cho cả người lớn và trẻ em.
Căn nguyên khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân, nhưng phổ biến nhất là cơ học (do sai tư thế, chấn thương) hoặc không đặc hiệu.
Do sự phức tạp này, việc đánh giá chẩn đoán bệnh nhân đau thắt lưng có thể rất khó khăn và đòi hỏi phải ra quyết định lâm sàng phức tạp.
Đau lưng phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt ở người già.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 23% người trưởng thành trên thế giới bị đau thắt lưng mãn tính, và tỷ lệ tái phát đau thắt lưng rấy cao: 24-80%.
Một số ước tính về tỷ lệ hiện mắc cho thấy 84% dân số tuổi trưởng thành có ít nhất 1 lần đau thắt lưng trong đời.
Tỷ lệ đau thắt lưng ít hơn rõ ràng ở trẻ em.
Một nghiên cứu ở Scandinavia đã cho thấy tỷ lệ đau thắt lưng khoảng 1% đối với trẻ 12 tuổi và 5% đối với trẻ 15 tuổi, có khoảng 50% trẻ dưới 18 tuổi có ít nhất một lần đau thắt lưng.
Nguyên nhân Đau thắt lưng
Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng và được chia thành 6 nhóm như sau:
- Nguyên nhân cơ học:
Thường gặp nhất là do chấn thương cột sống, đĩa đệm hoặc các mô mềm, làm việc sai tư thế, bê vác nặng.
Thoát vị đĩa đệm là một dạng đau lưng sau chấn thương phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.
Mang thai cũng là một nguyên nhân cơ học gây ra đau lưng.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng.
- Thoái hóa:
Thoái hóa bao gồm thoái hóa khớp cột sống, thoái hóa khớp cùng chậu, bệnh thoái hóa đĩa đệm.
- Viêm khớp:
Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, Gút, …
- Nhiễm khuẩn cột sống:
Viêm đốt sống đĩa đệm, áp xe phần mềm cạnh sống. lao cột sống…
- Ung thư:
Đa u tủy xương, ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương (thường gặp từ ung thư tuyến giáp, phổi, vú, tiền liệt tuyến…), bệnh máu ác tính khác…
- Nguyên nhân không phải tại cột sống:
Đau quặn mật, sỏi thận, viêm phổi, phình tách động mạch chủ…
Đây không phải là nguyên nhân thường gặp, song có thể nguy hiểm cho người bệnh, nên nếu nghi ngờ bác sĩ cần thăm khám và chỉ định thêm các phương tiện cận lâm sàng để loại trừ.
Cơ chế bệnh sinh
Cảm giác đau được điều khiển bởi các cơ quan thụ cảm.
Các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi chuyên biệt sẽ cảnh báo về các kích thích có khả năng gây hại trên da bằng cách chuyển các kích thích này thành tín hiệu điện đưa về não.
Sẽ có cảm nhận cơn đau tương ứng.
Sau một thời gian, nếu kích thích độc hại vẫn còn, các quá trình nhạy cảm ngoại vi và trung ương có thể xảy ra, chuyển cơn đau từ cấp tính sang mãn tính.
Sự nhạy cảm trung ương được đặc trưng bởi sự gia tăng tính dễ bị kích thích của các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, do đó dù có những tác động nhỏ cũng có thể tạo ra các phản ứng bất thường.
Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trì hoãn điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế.
Phần lớn những cơn đau thắt lưng là hậu quả của một chấn thương như bong gân, căng cơ…
Chấn thương thường do chuyển động đột ngột hoặc tư thế sai khi nâng vác vật nặng.
Các cơn đau thắt lưng cấp có thể kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần.
Trong khi, đau lưng mạn tính sẽ dài hơn 3 tháng.
Vùng cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống từ L1 – L5 cùng hệ thống cơ, gân, dây chằng bao quanh.
Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ, tạo đường cong cho cơ thể, ngoài ra còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của não đến chân, giúp dễ dàng thực hiện những động tác di chuyển như bước lùi, bước tiến, bước sang phải, bước sang trái…
Triệu chứng đau vùng thắt lưng
Tùy thuộc vào yếu tố khởi phát, nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng đau dưới thắt lưng sẽ có sự khác biệt.
Phần lớn người bị đau lưng sau một chấn thương, té ngã, khi ngồi hay đứng lâu, khi nâng vác vật nặng.
Một số trường hợp cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
Các cơn đau lưng dưới gần mông diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.
Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, gây tê bì, châm chích.
Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động nhiều, khi cúi, khi đứng, ngồi lâu.
Ban ngày đau nhiều hơn đêm.
Nếu tình trạng đau tăng khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động và đau nhiều về ban đêm khiến người bệnh thức giấc cần nghĩ đến các bệnh lý viêm khớp cột sống.
Nếu đau lưng dưới kèm yếu liệt hai chân, đi tiêu tiểu không kiểm soát, sốt cao lạnh run hoặc đau sau té ngã/chấn thương nhẹ, người bệnh cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một số tình trạng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây đau mỏi thắt lưng
1. Thoái hóa cột sống lưng
Ở người cao tuổi, hệ thống cơ xương khớp đặc biệt là vùng cột sống chịu lực nhiều như cột sống thắt lưng sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian, đặc biệt là ở sụn khớp và đĩa đệm, gây ra những cơn đau thắt lưng âm ỉ và liên tục.
Mỗi khi cúi xuống, xoay người hoặc nâng vác đồ nặng, cơn đau sẽ gia tăng.
2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Cột sống gồm những đốt sống và đĩa đệm xen kẽ nhau.
Vai trò của đĩa đệm là giảm áp lực lên cột sống, duy trì sự linh hoạt cho cột sống.
Khi bị thoát vị đĩa đệm lưng, phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên rễ dây thần kinh, gây đau.
Tình trạng thoát vị nhiều có thể gây chèn ép tủy sống với các biểu hiện nghiêm trọng như rối loạn đi tiêu tiểu, yếu liệt chân, mất cảm giác…
3. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới mỗi chân.
Bệnh xảy ra thường do tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng.
Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có cảm giảm tê bì và châm chích vùng mông đùi, căng chân.
4. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng không gian trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua.
Nhiều vị trí ống sống có thể bị hẹp, thường gặp ở vùng thắt lưng và cổ.
Khi đó, tủy sống và/hoặc rễ thần kinh sẽ bị chèn ép, gây đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa.
5. Gãy đốt sống do loãng xương
Tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ loãng xương với đặc điểm là xương giòn và dễ gãy.
Khi người bệnh có loãng xương, chỉ cần một chấn thương nhẹ như té ngồi, trượt chân… cũng có thể gây ra tình trạng gãy xương, đặc biệt là gãy xương đốt sống thắt lưng cao.
Người bệnh sẽ có cảm giác đột ngột đau nhức thắt lưng, mức độ nhiều gây giới hạn vận động, đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.
6. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi, thậm chí là cả điểm bám gân.
Triệu chứng sớm và thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng.
Người bệnh thường đau nhiều vào ban đêm gần sáng, có thể bị cứng cột sống vào buổi sáng, đau và cũng vùng cột sống sẽ giảm dần khi cử động.
7. Đau xơ cơ
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đặc trưng bởi sự tác động từ não bộ đến việc xử lý tín hiệu đau.
Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau cơ xương lan tỏa.
Người bệnh thường bị đau hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng.
Người bệnh có thể kèm theo mất ngủ và lo lắng nhiều.
8. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên.
Tình trạng bất thường này có thể gây đau, làm người bệnh có tư thế sai lệch trong sinh hoạt, từ đó tạo lực lên cơ bắp, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau.
9. Bệnh không liên quan đến xương khớp
Các bệnh lý ở thận:
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của một số bất thường ở thận.
Sỏi thận, sỏi niệu quản có khả năng gây đau vùng lưng dưới, vùng hông lưng quặn từng cơn kèm những triệu chứng đường tiểu như tiểu đau, tiểu máu, tiểu lắt nhắt…
Viêm ruột thừa:
Nếu đau thắt lưng kèm đau bụng dưới dữ dội, xảy ra đột ngột kèm sốt, buồn nôn, người bệnh có thể đã bị viêm ruột thừa.
Viêm tụy:
Người bệnh viêm tụy thường bị đau vùng thượng vị kèm nôn nhiều.
Cơn đau có thể lan ra vùng sau lưng và gây đau lưng.
Bệnh lý phụ khoa:
Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo… có thể gây đau vùng thắt lưng kèm theo tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo.
10. Yếu tố nguy cơ
Tuổi tác:
Người trên 30 tuổi thường bị đau lưng nhiều hơn.
Khi các đĩa đệm bị suy yếu và mòn theo tuổi tác có thể gây đau và cứng lưng.
Cân nặng:
Người thừa cân, béo phì thường dễ bị đau lưng hơn.
Trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lớn lên các khớp và đĩa đệm.
Sức khỏe tổng thể:
Cơ bụng suy yếu không thể hỗ trợ tốt cho cột sống, có thể dẫn tới tình trạng căng cơ lưng, bong gân.
Người hút thuốc, lạm dụng rượu bia, lối sống lười vận động có nguy cơ cao bị đau lưng.
Nghề nghiệp:
Những công việc yêu cầu phải nâng vác vật nặng nhiều có thể làm tăng nguy cơ chấn thương lưng.
Bệnh lý:
Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp và một số loại ung thư có nguy cơ bị đau lưng dưới.
Sức khỏe tinh thần:
Đau lưng có thể do trầm cảm và căng thẳng kéo dài.
Biến chứng có thể gặp phải
Nhiều người bệnh thường chủ quan bệnh sẽ tự khỏi nên không điều trị ngay.
Trường hợp đau lưng cấp tính nếu không điều trị dứt điểm có thể chuyển sang mạn tính.
Cơn đau liên tục kéo dài với mức độ tăng dần khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở mức độ nhẹ, bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường như ngồi xuống, đứng lên…
Nếu nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm có thể gây đau thần kinh tọa.
Lâu dần, người bệnh sẽ bị teo cơ đùi, cẳng chân, hạn chế tầm vận động, thậm chí là bại liệt.
Phương pháp chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, những triệu chứng hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau diễn ra.
Với các trường hợp đặc biệt như đau lưng do chấn thương, đau trong thời gian dài…, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như:
Chụp X-quang:
Kết quả cho thấy sự liên kết của xương, giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương.
Chụp MRI, CT:
Những phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, xương…
Điện cơ:
Phương pháp này giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, qua đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống…
Phương pháp điều trị đau thắt lưng
1. Chăm sóc tại nhà
Dừng ngay những hoạt động thể chất, chườm đá vào vùng thắt lưng.
Lưu ý chườm đá càng sớm càng tốt, trong 48 – 71 giờ đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm nóng.
Nằm nghiêng và co đầu gối lên, kẹp một chiếc gối giữa hai chân.
Nếu có thể nằm ngửa thoải mái, người bệnh có thể đặt gối hay cuộn khăn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
Chườm nóng hay tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn cơ lưng bị căng cứng.
Thực hiện những bài tập hỗ trợ điều trị đau lưng.
2. Dùng thuốc
Thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hay tiêm corticosteroid thường được chỉ định trong điều trị đau vùng lưng dưới.
Dùng thuốc chỉ có thể giảm đau tạm thời, vẫn có nguy cơ tái phát.
Tự ý uống thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh đối mặt nhiều rủi ro sức khỏe từ tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.
3. Vật lý trị liệu
Để cải thiện tình trạng đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những biện pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, kích thích điện…
Khi cơn đau đã thuyên giảm, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng.
Khi về nhà, người bệnh được khuyến khích duy trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behavioral therapy) cũng có thể được chỉ định trong điều trị đau thắt lưng.
Liệu pháp này giúp kiểm soát chứng đau lưng mạn tính thông qua việc khuyến khích người bệnh có suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
Người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật thư giãn và hướng dẫn cách duy trì thái độ tích cực.
4. Phẫu thuật
Với các trường hợp chấn thương gãy xẹp đốt sống L1 – L5 hay thoát vị đĩa đệm nặng mà những phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng.
Phẫu thuật cột sống rất phức tạp.
Biện pháp phòng ngừa nhức thắt lưng
Khi nâng vác vật nặng cần dang rộng 2 chân;
Ngồi xổm xuống, lưng luôn giữ thẳng (tránh cúi gập) rồi dùng tay đặt đồ vật sát bụng đồng thời căng cơ bụng, sau đó từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
Trong suốt quá trình nâng, lưu ý giữ lưng luôn thẳng, dùng sức đôi chân và cánh tay để nâng vật, tránh dùng sức vùng lưng vì dễ làm tổn thương cột sống.
Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, căng thẳng hay stress liên tục.
Người làm văn phòng nên chọn ghế có chiều cao phù hợp, đảm bảo hai chân thoải mái chạm sàn.
Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện một số động tác xoay người nhẹ nhàng để thư giãn cột sống.
Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao.
Kiểm soát tốt cân nặng; tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, magie, kali trong các bữa ăn hằng ngày.
Cần uống đủ nước để tránh những cơn đau co thắt và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau vận động.
Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết dấu hiệu bệnh, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời.
ĐAU THẮT LƯNG
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Tổng quan đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng cơ xương khớp phổ biến nhất ảnh hưởng đến dân số trưởng thành.
Theo diễn biến thời gian, đau thắt lưng được chia thành 3 nhóm:
Đau thắt lưng cấp tính (đau dưới 1 tháng), bán cấp (1-3 tháng) và mạn tính (từ 3 tháng trở lên).
Đây là phân loại thường gặp nhất, một số nhà nghiên cứu đề nghị định nghĩa đau mãn tính là cơn đau kéo dài ngoài thời gian lành bệnh dự kiến.
Đau thắt lưng là một triệu chứng, do nhiều bệnh gây ra.
Đau thắt lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn thế giới và là một vấn đề kinh tế và phúc lợi chính.
Ước tính khoảng 200 tỷ đô la được chi hàng năm cho việc kiểm soát chứng đau thắt lưng.
Đó là lý do phổ biến nhất khiến người lao động phải bồi thường, mất thời gian và năng suất làm việc.
Có một loạt các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau thắt lưng cho cả người lớn và trẻ em.
Căn nguyên khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân, nhưng phổ biến nhất là cơ học (do sai tư thế, chấn thương) hoặc không đặc hiệu.
Do sự phức tạp này, việc đánh giá chẩn đoán bệnh nhân đau thắt lưng có thể rất khó khăn và đòi hỏi phải ra quyết định lâm sàng phức tạp.
Đau lưng phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt ở người già.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 23% người trưởng thành trên thế giới bị đau thắt lưng mãn tính, và tỷ lệ tái phát đau thắt lưng rấy cao: 24-80%.
Một số ước tính về tỷ lệ hiện mắc cho thấy 84% dân số tuổi trưởng thành có ít nhất 1 lần đau thắt lưng trong đời.
Tỷ lệ đau thắt lưng ít hơn rõ ràng ở trẻ em.
Một nghiên cứu ở Scandinavia đã cho thấy tỷ lệ đau thắt lưng khoảng 1% đối với trẻ 12 tuổi và 5% đối với trẻ 15 tuổi, có khoảng 50% trẻ dưới 18 tuổi có ít nhất một lần đau thắt lưng.
Nguyên nhân Đau thắt lưng
Nguyên nhân gây đau thắt lưng rất đa dạng và được chia thành 6 nhóm như sau:
- Nguyên nhân cơ học:
Thường gặp nhất là do chấn thương cột sống, đĩa đệm hoặc các mô mềm, làm việc sai tư thế, bê vác nặng.
Thoát vị đĩa đệm là một dạng đau lưng sau chấn thương phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.
Mang thai cũng là một nguyên nhân cơ học gây ra đau lưng.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng.
- Thoái hóa:
Thoái hóa bao gồm thoái hóa khớp cột sống, thoái hóa khớp cùng chậu, bệnh thoái hóa đĩa đệm.
- Viêm khớp:
Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, Gút, …
- Nhiễm khuẩn cột sống:
Viêm đốt sống đĩa đệm, áp xe phần mềm cạnh sống. lao cột sống…
- Ung thư:
Đa u tủy xương, ung thư xương nguyên phát, ung thư di căn xương (thường gặp từ ung thư tuyến giáp, phổi, vú, tiền liệt tuyến…), bệnh máu ác tính khác…
- Nguyên nhân không phải tại cột sống:
Đau quặn mật, sỏi thận, viêm phổi, phình tách động mạch chủ…
Đây không phải là nguyên nhân thường gặp, song có thể nguy hiểm cho người bệnh, nên nếu nghi ngờ bác sĩ cần thăm khám và chỉ định thêm các phương tiện cận lâm sàng để loại trừ.
Cơ chế bệnh sinh
Cảm giác đau được điều khiển bởi các cơ quan thụ cảm.
Các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi chuyên biệt sẽ cảnh báo về các kích thích có khả năng gây hại trên da bằng cách chuyển các kích thích này thành tín hiệu điện đưa về não.
Sẽ có cảm nhận cơn đau tương ứng.
Sau một thời gian, nếu kích thích độc hại vẫn còn, các quá trình nhạy cảm ngoại vi và trung ương có thể xảy ra, chuyển cơn đau từ cấp tính sang mãn tính.
Sự nhạy cảm trung ương được đặc trưng bởi sự gia tăng tính dễ bị kích thích của các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, do đó dù có những tác động nhỏ cũng có thể tạo ra các phản ứng bất thường.
Triệu chứng Đau thắt lưng
Triệu chứng lâm sàng
Đối với người bệnh đau thắt lưng, dù là người lớn hay trẻ em, bác sỹ cần khám kĩ lưỡng để tìm nguyên nhân.
Người bệnh đau thắt lưng có biểu hiện đa dạng.
Đau âm ỉ liên tục hoặc đau thành cơn dữ dội.
Đau có thể lan ra trước bụng, lan xuống mông và chân hoặc chỉ khu trú một vị trí cố định.
Một số trường hợp người bệnh tê bì, yếu hai chân, rối loạn đại tiểu tiện.
Đa phần người bệnh đau thắt lưng không có triệu chứng toàn thân.
Song người bệnh có thể sốt khi có tình trạng nhiễm trùng, gầy sút cân, thiếu máu trong bệnh lý các tính.
Khi khám, bác sĩ cần chú ý các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
Quan sát cột sống có gù vẹo, sưng nóng, lỗ rò ngoài da, ấn các điểm đau tại cột sống và cạnh sống.
Làm các nghiệm pháp đánh giá dấu hiệu chèn ép toàn thân.
Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý khi có đau thắt lưng ở người trưởng thành:
- Tuổi khởi phát <20 hoặc> 55 tuổi
- Đau không cơ học (không liên quan đến thời gian hoặc hoạt động.
Thường người bệnh đau âm ỉ liên tục cả ngày, đôi khi đau tăng về đêm, cứng cột sống buổi sáng)
- Đau ngực
- Tiền sử ung thư, sử dụng steroid, HIV trước đây
- Mệt mỏi, suy kiệt
- Sốt
- Gầy sút cân
- Các triệu chứng thần kinh nặng:
Yếu, liệt, rối loạn cảm giác chân.
Đại tiểu tiện không tự chủ.
Tê bì, rối loạn cảm giác vùng bụng, chướng bụng.
- Biến dạng cấu trúc cột sống
Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ nhiễm trùng cột sống:
- Tiền sử:
Thủ thuật cột sống trong vòng 12 tháng qua (tiêm, phẫu thuật cột sống, châm cứu…).
Sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch, thuốc ức chế miễn dịch, trước phẫu thuật cột sống thắt lưng.
- Khám sức khỏe:
Bệnh nhân có thể sốt, xuất hiện vết thương hoặc lỗ rò ở vùng cột sống, đau khu trú dữ dội, đau tăng về đêm và sáng.
Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ bệnh ác tính:
- Tiền sử:
Tiền sử ung thư, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.
- Khám sức khỏe:
Đau nhiều khi ấn một vị trí nhất định.
Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý ở trẻ em:
- Bệnh ác tính:
Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm.
- Nhiễm khuẩn:
Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm, có tiền sử phơi nhiễm với bệnh lao.
- Viêm khớp:
Đau khớp về đêm và sáng, cứng khớp vào buổi sáng hơn 30 phút, cải thiện khi hoạt động hoặc tắm nước nóng.
- Gãy xương:
Tiền sử chấn thương hoặc trẻ tập các môn như thể dục dụng cụ, đấu vật, bóng đá…
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm
Trong đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, xét nghiệm của bệnh nhân thường không thay đổi.
- Xét nghiệm viêm (Bạch cầu, CRP, máu tăng): tăng trong các trường hợp nhiễm trùng, viêm khớp, có thể tăng trong bệnh ác tính.
- Người bệnh có thể có xét nghiệm thiếu máu trong bệnh ác tính, đa u tủy xương, bệnh viêm khớp mạn tính.
Giảm tiểu cầu và rối loạn bạch cầu gặp trong các bệnh máu ác tính.
- Xét nghiệm khác:
Tùy nguyên nhân đau thắt lưng gợi ý mà BS có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như HLA-B27, protein, albumin,…
Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang
X-quang là phương pháp chụp phổ biến nhất đối với bệnh nhân đau thắt lưng vì chi phí thấp, nhanh chóng và sẵn có.
Chụp X-quang rất hữu ích để đánh giá gãy xương, biến dạng xương bao gồm những thay đổi thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống, cũng như đánh giá mật độ và cấu trúc của xương.
Chụp X-quang là một phần của quá trình kiểm tra ban đầu.
Đa phần các bệnh nhân đau thắt lưng được chỉ định chụp phim X-quang tư thế thẳng nghiêng.
Khi nghi ngờ gãy eo đốt sống, viêm khớp liên mấu bác sĩ có thể chỉ định thêm chụp tư thế chếch ¾.
Một hạn chế của chụp X quang thắt lưng là phơi nhiễm tia X nếu chụp nhiều lần và không xác định được các tổn thương phần mềm như đĩa đệm, thần kinh, cơ, dây chằng…
Xquang ít có ý nghĩa trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm, đánh gái chèn ép thần kinh, hội chứng đuôi ngựa, ung thư, nhiễm khuẩn phần mềm cạnh sống, viêm đốt sống đĩa đệm…
- Cộng hưởng từ (MRI)
Trong các hướng dẫn điều trị mới, cộng hưởng từ là phương pháp nên lựa chọn hàng đầu cho người bệnh đau thắt lưng.
Đặc biệt trên những trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng, chèn ép thần kinh, bệnh ác tính…
Trong những trường hợp này, chẩn đoán muộn có thể làm mất cơ hội phục hồi của bệnh nhân.
Người chụp MRI không phải tiếp xúc với tia X nên an toàn hơn.
MRI giúp đánh giá tốt hình ảnh về mô mềm và ống sống nên được ưu tiên hơn chụp cắt lớp vi tính.
- Cắt lớp vi tính
Cắt lớp vi tính có ưu thế đánh giá tổn thương xương tốt hơn.
Nên ưu tiên trong các trường hợp nghi ngờ gãy đốt sống, u xương hoặc cần đánh giá cột sống trước phẫu thuât.
Do khả năng đánh giá hạn chế hơn MRI và người bệnh bị phơi nhiễm tia X nên chỉ định chụp CLVT hạn hẹp hơn so với MRI.
- Xạ hình xương
Chụp xạ hình xương chủ yếu được dùng để phát hiện gãy xương tiềm ẩn, gãy xương do stress, nhiễm trùng hoặc K di căn xương và để phân biệt với thay đổi do thoái hóa cột sống.
Ngoài ra, xạ hình xương cũng có thể phân biệt giữa gãy xương cấp tính và gãy do nén đã lành vì những vết gãy mới sẽ có vẻ “nóng” hơn.
- Đo mật độ xương
Đo mật độ xương nên được chỉ định ở những trường hợp phụ nữ sau mãn kinh, có tiền sử hoặc hiện tại bị gãy xương, nam giới trên 65 tuổi, Xquang có hình ảnh tăng thấu quang tại xương,,,,
Khi có tình trạng loãng xương kèm theo, cột sống thắt lưng dễ bị lún xẹp các đốt sống, làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng.
- Siêu âm ổ bụng
Tất cả người bệnh đau thắt lưng nên được siêu âm ổ bụng để loại trừ các nguyên nhân gây đau thắt lưng như sỏi thận, khối u trong ổ bụng, sỏi mật…
Triệu chứng lâm sàng
Đối với người bệnh đau thắt lưng, dù là người lớn hay trẻ em, bác sỹ cần khám kĩ lưỡng để tìm nguyên nhân.
Người bệnh đau thắt lưng có biểu hiện đa dạng.
Đau âm ỉ liên tục hoặc đau thành cơn dữ dội.
Đau có thể lan ra trước bụng, lan xuống mông và chân hoặc chỉ khu trú một vị trí cố định.
Một số trường hợp người bệnh tê bì, yếu hai chân, rối loạn đại tiểu tiện.
Đa phần người bệnh đau thắt lưng không có triệu chứng toàn thân.
Song người bệnh có thể sốt khi có tình trạng nhiễm trùng, gầy sút cân, thiếu máu trong bệnh lý các tính.
Khi khám, bác sĩ cần chú ý các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
Quan sát cột sống có gù vẹo, sưng nóng, lỗ rò ngoài da, ấn các điểm đau tại cột sống và cạnh sống.
Làm các nghiệm pháp đánh giá dấu hiệu chèn ép toàn thân.
Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý khi có đau thắt lưng ở người trưởng thành:
- Tuổi khởi phát <20 hoặc> 55 tuổi
- Đau không cơ học (không liên quan đến thời gian hoặc hoạt động.
Thường người bệnh đau âm ỉ liên tục cả ngày, đôi khi đau tăng về đêm, cứng cột sống buổi sáng)
- Đau ngực
- Tiền sử ung thư, sử dụng steroid, HIV trước đây
- Mệt mỏi, suy kiệt
- Sốt
- Gầy sút cân
- Các triệu chứng thần kinh nặng:
Yếu, liệt, rối loạn cảm giác chân.
Đại tiểu tiện không tự chủ.
Tê bì, rối loạn cảm giác vùng bụng, chướng bụng.
- Biến dạng cấu trúc cột sống
Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ nhiễm trùng cột sống:
- Tiền sử:
Thủ thuật cột sống trong vòng 12 tháng qua (tiêm, phẫu thuật cột sống, châm cứu…).
Sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch, thuốc ức chế miễn dịch, trước phẫu thuật cột sống thắt lưng.
- Khám sức khỏe:
Bệnh nhân có thể sốt, xuất hiện vết thương hoặc lỗ rò ở vùng cột sống, đau khu trú dữ dội, đau tăng về đêm và sáng.
Các dấu hiệu gợi ý nguy cơ bệnh ác tính:
- Tiền sử:
Tiền sử ung thư, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.
- Khám sức khỏe:
Đau nhiều khi ấn một vị trí nhất định.
Các dấu hiệu “cờ đỏ” cần lưu ý ở trẻ em:
- Bệnh ác tính:
Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm.
- Nhiễm khuẩn:
Thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, đau về đêm, có tiền sử phơi nhiễm với bệnh lao.
- Viêm khớp:
Đau khớp về đêm và sáng, cứng khớp vào buổi sáng hơn 30 phút, cải thiện khi hoạt động hoặc tắm nước nóng.
- Gãy xương:
Tiền sử chấn thương hoặc trẻ tập các môn như thể dục dụng cụ, đấu vật, bóng đá…
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm
Trong đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, xét nghiệm của bệnh nhân thường không thay đổi.
- Xét nghiệm viêm (Bạch cầu, CRP, máu tăng): tăng trong các trường hợp nhiễm trùng, viêm khớp, có thể tăng trong bệnh ác tính.
- Người bệnh có thể có xét nghiệm thiếu máu trong bệnh ác tính, đa u tủy xương, bệnh viêm khớp mạn tính.
Giảm tiểu cầu và rối loạn bạch cầu gặp trong các bệnh máu ác tính.
- Xét nghiệm khác:
Tùy nguyên nhân đau thắt lưng gợi ý mà BS có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như HLA-B27, protein, albumin,…
Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang
X-quang là phương pháp chụp phổ biến nhất đối với bệnh nhân đau thắt lưng vì chi phí thấp, nhanh chóng và sẵn có.
Chụp X-quang rất hữu ích để đánh giá gãy xương, biến dạng xương bao gồm những thay đổi thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống, cũng như đánh giá mật độ và cấu trúc của xương.
Chụp X-quang là một phần của quá trình kiểm tra ban đầu.
Đa phần các bệnh nhân đau thắt lưng được chỉ định chụp phim X-quang tư thế thẳng nghiêng.
Khi nghi ngờ gãy eo đốt sống, viêm khớp liên mấu bác sĩ có thể chỉ định thêm chụp tư thế chếch ¾.
Một hạn chế của chụp X quang thắt lưng là phơi nhiễm tia X nếu chụp nhiều lần và không xác định được các tổn thương phần mềm như đĩa đệm, thần kinh, cơ, dây chằng…
Xquang ít có ý nghĩa trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm, đánh gái chèn ép thần kinh, hội chứng đuôi ngựa, ung thư, nhiễm khuẩn phần mềm cạnh sống, viêm đốt sống đĩa đệm…
- Cộng hưởng từ (MRI)
Trong các hướng dẫn điều trị mới, cộng hưởng từ là phương pháp nên lựa chọn hàng đầu cho người bệnh đau thắt lưng.
Đặc biệt trên những trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng, chèn ép thần kinh, bệnh ác tính…
Trong những trường hợp này, chẩn đoán muộn có thể làm mất cơ hội phục hồi của bệnh nhân.
Người chụp MRI không phải tiếp xúc với tia X nên an toàn hơn.
MRI giúp đánh giá tốt hình ảnh về mô mềm và ống sống nên được ưu tiên hơn chụp cắt lớp vi tính.
- Cắt lớp vi tính
Cắt lớp vi tính có ưu thế đánh giá tổn thương xương tốt hơn.
Nên ưu tiên trong các trường hợp nghi ngờ gãy đốt sống, u xương hoặc cần đánh giá cột sống trước phẫu thuât.
Do khả năng đánh giá hạn chế hơn MRI và người bệnh bị phơi nhiễm tia X nên chỉ định chụp CLVT hạn hẹp hơn so với MRI.
- Xạ hình xương
Chụp xạ hình xương chủ yếu được dùng để phát hiện gãy xương tiềm ẩn, gãy xương do stress, nhiễm trùng hoặc K di căn xương và để phân biệt với thay đổi do thoái hóa cột sống.
Ngoài ra, xạ hình xương cũng có thể phân biệt giữa gãy xương cấp tính và gãy do nén đã lành vì những vết gãy mới sẽ có vẻ “nóng” hơn.
- Đo mật độ xương
Đo mật độ xương nên được chỉ định ở những trường hợp phụ nữ sau mãn kinh, có tiền sử hoặc hiện tại bị gãy xương, nam giới trên 65 tuổi, Xquang có hình ảnh tăng thấu quang tại xương,,,,
Khi có tình trạng loãng xương kèm theo, cột sống thắt lưng dễ bị lún xẹp các đốt sống, làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng.
- Siêu âm ổ bụng
Tất cả người bệnh đau thắt lưng nên được siêu âm ổ bụng để loại trừ các nguyên nhân gây đau thắt lưng như sỏi thận, khối u trong ổ bụng, sỏi mật…
Các biến chứng Đau thắt lưng
Các biến chứng phần lớn được xác định dựa trên căn nguyên cơ bản;
Chủ yếu có thể chia nhỏ thành các biến chứng về thể chất và xã hội.
Về mặt thể chất, các biến chứng có thể bao gồm:
Hội chứng đuôi ngựa, đau mãn tính, thậm chí có thể gây liệt hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Về mặt xã hội, các biến chứng thường được đo lường bằng tình trạng khuyết tật, tăng gánh nặng kinh tế.
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy đau lưng là nguyên nhân khiến 60,1 triệu người sống chung với tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới.
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật trên toàn cầu.
Các biến chứng phần lớn được xác định dựa trên căn nguyên cơ bản;
Chủ yếu có thể chia nhỏ thành các biến chứng về thể chất và xã hội.
Về mặt thể chất, các biến chứng có thể bao gồm:
Hội chứng đuôi ngựa, đau mãn tính, thậm chí có thể gây liệt hai chân, đại tiểu tiện không tự chủ vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Về mặt xã hội, các biến chứng thường được đo lường bằng tình trạng khuyết tật, tăng gánh nặng kinh tế.
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy đau lưng là nguyên nhân khiến 60,1 triệu người sống chung với tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới.
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật trên toàn cầu.
Phòng ngừa Đau thắt lưng
Tất cả mọi người cần có lối sống lành mạnh:
Duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép, tập thể dục thường xuyên, tránh các hoạt động gắng sức…
Khi có biểu hiện đau thắt lưng, người bệnh cần khám và điều trị sớm, phát hiện các nguyên nhân nguy hiểm, tránh để biến chứng và tiến triển bệnh thành đau thắt lưng mạn tính.
Các biện pháp chẩn đoán Đau thắt lưng
Chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng cần dựa vào tiền sử, yếu tố chấn thương vận động, triệu chứng lâm sàng kết hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân cần được theo dõi sát.
Tất cả mọi người cần có lối sống lành mạnh:
Duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép, tập thể dục thường xuyên, tránh các hoạt động gắng sức…
Khi có biểu hiện đau thắt lưng, người bệnh cần khám và điều trị sớm, phát hiện các nguyên nhân nguy hiểm, tránh để biến chứng và tiến triển bệnh thành đau thắt lưng mạn tính.
Các biện pháp chẩn đoán Đau thắt lưng
Chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng cần dựa vào tiền sử, yếu tố chấn thương vận động, triệu chứng lâm sàng kết hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân cần được theo dõi sát.
Các biện pháp điều trị Đau thắt lưng
Điều trị nội khoa
Đối với đau thắt lưng cấp tính, đa phần người bệnh sẽ phục hồi sau khi điều trị giãn cơ, giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý.
Với đau thắt lưng mạn tính, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều,
Phục hồi chức năng.
Những người bị đau thắt lưng thường xuyên tái phát hoặc dai dẳng có thể phải nghỉ làm trong thời gian dài.
Mục đích của phục hồi chức năng là kiểm soát các triệu chứng của người bệnh đủ tốt để có thể trở lại cuộc sống hàng ngày bình thường.
Phục hồi chức năng thường bao gồm một chương trình điều trị đa mô thức với một đội ngũ chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc.
Nhóm có thể bao gồm các chuyên gia y tế như bác sĩ, nhà vật lý trị liệu và nhà tâm lý học.
Các mô-đun chương trình khác nhau:
Kết hợp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục và liệu pháp hành vi - phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân càng nhiều càng tốt.
Các chương trình phục hồi chức năng thường kéo dài ba tuần.
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs).
Đấy là nhóm thuốc phổ biến, có tác dụng giảm đau tốt với các trường hợp đau cấp tính.
Khi đau mạn tính, thuốc này hiệu quả kém hơn.
Đặc biệt cần chú ý các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Thuốc giảm đau.
Người bệnh cần được giảm đau theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới.
Nếu đau ở mức độ trung bình có thể sử dụng paracetamol, mức độ nặng hơn nên sử dụng paracetamol kết hợp tramadol, opioid.
Thuốc giãn cơ.
Giúp giãn cơ cột sống, giảm đau cho người bệnh.
Giống NSAIDs, thuốc cũng có tác dụng tốt ở giai đoạn cấp,
Thuốc giảm đau thần kinh.
Thường dùng trong các trường hợp có đau do chèn ép thần kinh.
Vitamin B. Bổ sung cho các trường hợp có tổn thương thần kinh.
Tiêm corticoid tại chỗ.
Có tác dụng giảm đau, giảm viêm tại chỗ, giảm chèn ép thần kinh cột sống…
Phương pháp này nên được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín.
Không nên tự tiêm tại nhà, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định phẫu thuật nên được đặt ra khi người bệnh có các dấu hiệu:
- Chèn ép thần kinh nặng: đại tiểu tiện không tự chủ, yếu- teo cơ chi dưới, rối loạn cảm giác chi dưới…
- Gãy xương cột sống
- Mất vững cột sống
- Áp xe phần mềm cạnh sống
- Các trường hợp người bệnh diều trị nội khoa không đáp ứng sau 3-6 tháng.
Tiên lượng
Có nhiều yếu tố gợi ý kết quả tồi tệ cho người bệnh đau thắt lưng bao gồm:
Tiền sử có các đợt đau lưng trước đó, cường độ đau lưng mạnh và sự hiện diện của các triệu chứng ở chân hoặc đau lan nhiều đều có liên quan đến “cơn đau tàn tật mãn tính”.
Các hoạt động lối sống dường như cũng đóng một vai trò nào đó, bao gồm cả những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI > 25) và hút thuốc lá góp phần vào kết quả tồi tệ hơn.
Ngoài ra còn có các yếu tố xã hội tiềm ẩn có ý nghĩa tiên lượng chính xác.
Tất cả các yếu tố này đều có tác động qua lại đáng kể, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, lương thưởng thấp và sự hài lòng trong công việc kém đều tác động tiêu cực đến kết quả điều trị đau thắt lưng.
Điều trị nội khoa
Đối với đau thắt lưng cấp tính, đa phần người bệnh sẽ phục hồi sau khi điều trị giãn cơ, giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý.
Với đau thắt lưng mạn tính, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều,
Phục hồi chức năng.
Những người bị đau thắt lưng thường xuyên tái phát hoặc dai dẳng có thể phải nghỉ làm trong thời gian dài.
Mục đích của phục hồi chức năng là kiểm soát các triệu chứng của người bệnh đủ tốt để có thể trở lại cuộc sống hàng ngày bình thường.
Phục hồi chức năng thường bao gồm một chương trình điều trị đa mô thức với một đội ngũ chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc.
Nhóm có thể bao gồm các chuyên gia y tế như bác sĩ, nhà vật lý trị liệu và nhà tâm lý học.
Các mô-đun chương trình khác nhau:
Kết hợp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, tập thể dục và liệu pháp hành vi - phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân càng nhiều càng tốt.
Các chương trình phục hồi chức năng thường kéo dài ba tuần.
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs).
Đấy là nhóm thuốc phổ biến, có tác dụng giảm đau tốt với các trường hợp đau cấp tính.
Khi đau mạn tính, thuốc này hiệu quả kém hơn.
Đặc biệt cần chú ý các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Thuốc giảm đau.
Người bệnh cần được giảm đau theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới.
Nếu đau ở mức độ trung bình có thể sử dụng paracetamol, mức độ nặng hơn nên sử dụng paracetamol kết hợp tramadol, opioid.
Thuốc giãn cơ.
Giúp giãn cơ cột sống, giảm đau cho người bệnh.
Giống NSAIDs, thuốc cũng có tác dụng tốt ở giai đoạn cấp,
Thuốc giảm đau thần kinh.
Thường dùng trong các trường hợp có đau do chèn ép thần kinh.
Vitamin B. Bổ sung cho các trường hợp có tổn thương thần kinh.
Tiêm corticoid tại chỗ.
Có tác dụng giảm đau, giảm viêm tại chỗ, giảm chèn ép thần kinh cột sống…
Phương pháp này nên được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín.
Không nên tự tiêm tại nhà, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định phẫu thuật nên được đặt ra khi người bệnh có các dấu hiệu:
- Chèn ép thần kinh nặng: đại tiểu tiện không tự chủ, yếu- teo cơ chi dưới, rối loạn cảm giác chi dưới…
- Gãy xương cột sống
- Mất vững cột sống
- Áp xe phần mềm cạnh sống
- Các trường hợp người bệnh diều trị nội khoa không đáp ứng sau 3-6 tháng.
Tiên lượng
Có nhiều yếu tố gợi ý kết quả tồi tệ cho người bệnh đau thắt lưng bao gồm:
Tiền sử có các đợt đau lưng trước đó, cường độ đau lưng mạnh và sự hiện diện của các triệu chứng ở chân hoặc đau lan nhiều đều có liên quan đến “cơn đau tàn tật mãn tính”.
Các hoạt động lối sống dường như cũng đóng một vai trò nào đó, bao gồm cả những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI > 25) và hút thuốc lá góp phần vào kết quả tồi tệ hơn.
Ngoài ra còn có các yếu tố xã hội tiềm ẩn có ý nghĩa tiên lượng chính xác.
Tất cả các yếu tố này đều có tác động qua lại đáng kể, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, lương thưởng thấp và sự hài lòng trong công việc kém đều tác động tiêu cực đến kết quả điều trị đau thắt lưng.
Tài tiệu tham khảo:
1. Freburger JK, Holmes GM, Agans RP, Jackman AM, Darter JD, Wallace AS, Castel LD, Kalsbeek WD, Carey TS. The rising prevalence of chronic low back pain. Arch Intern Med. 2009 Feb 09;169(3):251-8
2. Patrick N, Emanski E, Knaub MA. Acute and chronic low back pain. Med Clin North Am. 2014 Jul;98(4):777-89, xii.
3. Franke H, Franke JD, Fryer G. Osteopathic manipulative treatment for nonspecific low back pain: a systematic review and meta-analysis. BMC Musculoskelet Disord. 2014 Aug 30;15:286.
4. Hendrick P, Milosavljevic S, Hale L, Hurley DA, McDonough S, Ryan B, Baxter GD. The relationship between physical activity and low back pain outcomes: a systematic review of observational studies. Eur Spine J. 2011 Mar;20(3):464-74.
5. Van Tulder MW, Koes BW. Low back pain: chronic. Clinical Evidence. London: BMJ Publishing Group, 2006.
TIP
HỘI CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG
(Low back pain)
1. ĐỊNH NGHĨA
Đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp (Low back pain) là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên), đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng.
Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…), loãng xương nguyên phát...
Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL.
2.2. Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân (Đau cột sống thắt lưng “triệu chứng”)
Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương);
Hoặc tổn thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ);
Do ung thư;
Do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…), tổn thương cột sống do chấn thương...
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sang
- Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
+ Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức:
Đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột.
Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa.
Người bệnh đau lan từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5.
Nếu tổn thương ở S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ
ngoài gan chân tới ngón V.
Đôi khi có rối loạn cảm giác nông:
Cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính.
Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn.
Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.
- Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân:
Trong trường hợp Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như:
Sốt, dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn;
Gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng gợi ý nguyên nhân của bệnh ung thư;
Trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu sốc (shock), da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng…
Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.
Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý:
Dấu hiệu đau thắt lưng xuất hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng.
Tuy nhiên, thầy thuốc cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.
3.2. Cận lâm sang
- Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
+ Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phospho - calci thường ở trong giới hạn bình thường.
+ Xquang thường quy đa số bình thường hoặc có thể gặp một trong các hình ảnh sau:
Hình ảnh thoái hóa cột sống:
Hẹp các khe liên đốt, đặc xương ở mâm đốt sống, các gai xương ở thân đốt sống, đôi khi có trượt thân đốt sống.
Hình ảnh loãng xương:
Đốt sống tăng thấu quang hoặc có lún xẹp.
Có thể có các hình ảnh tổn thương thân đốt sống trong một số trường hợp đau thắt lưng do thuộc nhóm đau cột sống thắt lưng “triệu chứng” (ổ khuyết xương, vỡ thân đốt sống… ).
+ Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng:
Chỉ định khi có triệu chứng đau thần kinh tọa.
- Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân:
Khi có các triệu chứng nghi ngờ đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, tùy theo nguyên nhân được định hướng mà chỉ định thêm các xét nghiệm khác (bilan lao, bilan đa u tủy xương (bệnh Kahler), bilan ung thư... nhằm xác định nguyên nhân.
3.3. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Phải chẩn đoán nguyên nhân đau cột sống thắt lưng, và điều này không phải luôn dễ dàng.
Bằng chứng để chẩn đoán xác định “Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học” như sau:
- Đau tại vùng cột sống thắt lưng, kiểu cơ học (nghỉ ngơi có đỡ).
- Gần đây tình trạng toàn thân không thay đổi, không sốt, không có các rối loạn chức năng thuộc bất cứ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản phụ khoa, phế quản-phổi...) mới xuất hiện;
Không có các biểu hiện đau vùng cột sống khác: lưng, cổ, sườn, khớp khác…
- Các xét nghiệm dấu hiệu viêm và bilan phospho-calci âm tính.
- Xquang cột sống thắt lưng bình thường hoặc có các triệu chứng của thoái hóa.
Trường hợp có một hoặc càng nhiều các triệu chứng nêu trên bất thường, càng nghi ngờ đau cột sống thắt lưng “triệu chứng” và cần phải tìm nguyên nhân.
Tùy theo gợi ý nguyên nhân nào mà chỉ định các xét nghiệm tương ứng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
Điều trị theo nguyên nhân.
Phần dưới đây chỉ nêu điều trị nhóm đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học”.
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.
- Không lạm dụng điều trị ngoại khoa, đặc biệt đối với những trường hợp đau cột sống thắt lưng cấp hoặc bán cấp.
4.2. Điều trị cụ thể
Thường kết hợp các nhóm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
4.2.1. Điều trị nội khoa
- Đau thắt lưng cấp tính:
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
Có thể lựa chọn một trong các thuốc trong nhóm này nhưng lưu ý không sử dụng kết hợp hai loại thuốc NSAID, việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc vào tình trạng đau và cần cân nhắc các nguy cơ trên đường tiêu hóa và trên tim mạch của bệnh nhân cụ thể.
Piroxicam 20mg hoặc meloxicam 15mg tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày, sau đó chuyển sang dạng uống 1 viên piroxicam 20mg hoặc 2 viên meloxicam 7,5mg mỗi ngày.
Celecoxib 200mg: uống 1-2 viên mỗi ngày + Paracetamol:
Paracetamol: 0,5g x 4-6 viên /24h, chia 3 lần uống sau ăn. Tối đa 4000mg/ngày.
Paracetamol kết hợp với codein hoặc paracetamol kết hợp với tramadol (liều lượng cụ thể của các thuốc này tùy thuộc vào liều khuyến cáo của nhà sản xuất).
+ Các thuốc giãn cơ:
Đường tiêm: tolperisone 100-200mg/24h chia 2 lần.
Đường uống: tolperisone 150mg x 2-3 viên/24h hoặc eperisone: 50mg x 2-3 viên/24h.
+ Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau sau:
Gabapentin: viên 300 mg. Liều 600-900 mg/ngày, chia 2-3 lần
Pregabalin: viên 75 mg. Liều: 150-300 mg/ngày chia 2 lần.
+ Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, châm cứu kết hợp dùng thuốc.
Khi đỡ đau lưng có thể tăng dần mức độ hoạt động.
- Đau thắt lưng mạn tính:
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant), chống lo âu:
Amitriptylin: viên 25 mg .
Kéo dãn cột sống, bơi, thể dục nhẹ nhàng.
Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát.
Có thể duy trì các nhóm thuốc trên nhưng chú ý sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc.
4.2.2. Điều trị ngoại khoa
+ Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).
5. PHÒNG BỆNH
+ Tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh và thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng:
Làm việc đúng tư thế, đặc biệt tư thế đúng khi mang vật nặng, tránh xoắn vặn vùng thắt lưng, nên bơi hàng tuần, tập luyện các động tác làm chắc khỏe cơ bụng, cơ lưng…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan; “Đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm”; Bệnh học Nội khoa. NXB Y học, tập 2, 2008; trang 343-354.
2. Chou R, Qaseem A, Snow V et al; "Diagnosis and treatment of low back pain: a joint clinical practice guideline from the American College of Physicians and the American Pain Society"; Ann Intern Med 147 (7), 2007, p478–91.
3. Last A, et al; “Chronic low back pain: Evaluation and management”. American Family Physician; 2009; p79:1067.
4. Malanga GA, Dunn KR; “Low back pain management: approaches to treatment”; J Musculoskel Med.27, 2010; p305-315
5. Pepijn DDM Roelofs, et al ; “Non-steroidal anti-inflammatory drugs for low back pain”; Cochrane Database of Systematic Reviews. Accessed July 15, 2012
6. Van Middelkoop M, Rubinstein SM, Verhagen AP, Ostelo RW, Koes BW, van Tulder MW; "Exercise therapy for chronic nonspecific low-back pain"; Best Pract Res Clin Rheumatol 24 (2), 2010; p193–204.
1. Freburger JK, Holmes GM, Agans RP, Jackman AM, Darter JD, Wallace AS, Castel LD, Kalsbeek WD, Carey TS. The rising prevalence of chronic low back pain. Arch Intern Med. 2009 Feb 09;169(3):251-8
2. Patrick N, Emanski E, Knaub MA. Acute and chronic low back pain. Med Clin North Am. 2014 Jul;98(4):777-89, xii.
3. Franke H, Franke JD, Fryer G. Osteopathic manipulative treatment for nonspecific low back pain: a systematic review and meta-analysis. BMC Musculoskelet Disord. 2014 Aug 30;15:286.
4. Hendrick P, Milosavljevic S, Hale L, Hurley DA, McDonough S, Ryan B, Baxter GD. The relationship between physical activity and low back pain outcomes: a systematic review of observational studies. Eur Spine J. 2011 Mar;20(3):464-74.
5. Van Tulder MW, Koes BW. Low back pain: chronic. Clinical Evidence. London: BMJ Publishing Group, 2006.
TIP
HỘI CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG
(Low back pain)
1. ĐỊNH NGHĨA
Đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp (Low back pain) là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên), đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng.
Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…), loãng xương nguyên phát...
Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL.
2.2. Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân (Đau cột sống thắt lưng “triệu chứng”)
Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương);
Hoặc tổn thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ);
Do ung thư;
Do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…), tổn thương cột sống do chấn thương...
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sang
- Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
+ Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức:
Đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột.
Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa.
Người bệnh đau lan từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5.
Nếu tổn thương ở S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ
ngoài gan chân tới ngón V.
Đôi khi có rối loạn cảm giác nông:
Cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính.
Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn.
Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.
- Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân:
Trong trường hợp Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như:
Sốt, dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn;
Gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng gợi ý nguyên nhân của bệnh ung thư;
Trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu sốc (shock), da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng…
Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.
Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý:
Dấu hiệu đau thắt lưng xuất hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng.
Tuy nhiên, thầy thuốc cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.
3.2. Cận lâm sang
- Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
+ Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phospho - calci thường ở trong giới hạn bình thường.
+ Xquang thường quy đa số bình thường hoặc có thể gặp một trong các hình ảnh sau:
Hình ảnh thoái hóa cột sống:
Hẹp các khe liên đốt, đặc xương ở mâm đốt sống, các gai xương ở thân đốt sống, đôi khi có trượt thân đốt sống.
Hình ảnh loãng xương:
Đốt sống tăng thấu quang hoặc có lún xẹp.
Có thể có các hình ảnh tổn thương thân đốt sống trong một số trường hợp đau thắt lưng do thuộc nhóm đau cột sống thắt lưng “triệu chứng” (ổ khuyết xương, vỡ thân đốt sống… ).
+ Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng:
Chỉ định khi có triệu chứng đau thần kinh tọa.
- Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân:
Khi có các triệu chứng nghi ngờ đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, tùy theo nguyên nhân được định hướng mà chỉ định thêm các xét nghiệm khác (bilan lao, bilan đa u tủy xương (bệnh Kahler), bilan ung thư... nhằm xác định nguyên nhân.
3.3. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Phải chẩn đoán nguyên nhân đau cột sống thắt lưng, và điều này không phải luôn dễ dàng.
Bằng chứng để chẩn đoán xác định “Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học” như sau:
- Đau tại vùng cột sống thắt lưng, kiểu cơ học (nghỉ ngơi có đỡ).
- Gần đây tình trạng toàn thân không thay đổi, không sốt, không có các rối loạn chức năng thuộc bất cứ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản phụ khoa, phế quản-phổi...) mới xuất hiện;
Không có các biểu hiện đau vùng cột sống khác: lưng, cổ, sườn, khớp khác…
- Các xét nghiệm dấu hiệu viêm và bilan phospho-calci âm tính.
- Xquang cột sống thắt lưng bình thường hoặc có các triệu chứng của thoái hóa.
Trường hợp có một hoặc càng nhiều các triệu chứng nêu trên bất thường, càng nghi ngờ đau cột sống thắt lưng “triệu chứng” và cần phải tìm nguyên nhân.
Tùy theo gợi ý nguyên nhân nào mà chỉ định các xét nghiệm tương ứng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
Điều trị theo nguyên nhân.
Phần dưới đây chỉ nêu điều trị nhóm đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học”.
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.
- Không lạm dụng điều trị ngoại khoa, đặc biệt đối với những trường hợp đau cột sống thắt lưng cấp hoặc bán cấp.
4.2. Điều trị cụ thể
Thường kết hợp các nhóm: thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
4.2.1. Điều trị nội khoa
- Đau thắt lưng cấp tính:
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
Có thể lựa chọn một trong các thuốc trong nhóm này nhưng lưu ý không sử dụng kết hợp hai loại thuốc NSAID, việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc vào tình trạng đau và cần cân nhắc các nguy cơ trên đường tiêu hóa và trên tim mạch của bệnh nhân cụ thể.
Piroxicam 20mg hoặc meloxicam 15mg tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày, sau đó chuyển sang dạng uống 1 viên piroxicam 20mg hoặc 2 viên meloxicam 7,5mg mỗi ngày.
Celecoxib 200mg: uống 1-2 viên mỗi ngày + Paracetamol:
Paracetamol: 0,5g x 4-6 viên /24h, chia 3 lần uống sau ăn. Tối đa 4000mg/ngày.
Paracetamol kết hợp với codein hoặc paracetamol kết hợp với tramadol (liều lượng cụ thể của các thuốc này tùy thuộc vào liều khuyến cáo của nhà sản xuất).
+ Các thuốc giãn cơ:
Đường tiêm: tolperisone 100-200mg/24h chia 2 lần.
Đường uống: tolperisone 150mg x 2-3 viên/24h hoặc eperisone: 50mg x 2-3 viên/24h.
+ Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau sau:
Gabapentin: viên 300 mg. Liều 600-900 mg/ngày, chia 2-3 lần
Pregabalin: viên 75 mg. Liều: 150-300 mg/ngày chia 2 lần.
+ Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, châm cứu kết hợp dùng thuốc.
Khi đỡ đau lưng có thể tăng dần mức độ hoạt động.
- Đau thắt lưng mạn tính:
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant), chống lo âu:
Amitriptylin: viên 25 mg .
Kéo dãn cột sống, bơi, thể dục nhẹ nhàng.
Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát.
Có thể duy trì các nhóm thuốc trên nhưng chú ý sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc.
4.2.2. Điều trị ngoại khoa
+ Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).
5. PHÒNG BỆNH
+ Tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh và thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng:
Làm việc đúng tư thế, đặc biệt tư thế đúng khi mang vật nặng, tránh xoắn vặn vùng thắt lưng, nên bơi hàng tuần, tập luyện các động tác làm chắc khỏe cơ bụng, cơ lưng…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan; “Đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm”; Bệnh học Nội khoa. NXB Y học, tập 2, 2008; trang 343-354.
2. Chou R, Qaseem A, Snow V et al; "Diagnosis and treatment of low back pain: a joint clinical practice guideline from the American College of Physicians and the American Pain Society"; Ann Intern Med 147 (7), 2007, p478–91.
3. Last A, et al; “Chronic low back pain: Evaluation and management”. American Family Physician; 2009; p79:1067.
4. Malanga GA, Dunn KR; “Low back pain management: approaches to treatment”; J Musculoskel Med.27, 2010; p305-315
5. Pepijn DDM Roelofs, et al ; “Non-steroidal anti-inflammatory drugs for low back pain”; Cochrane Database of Systematic Reviews. Accessed July 15, 2012
6. Van Middelkoop M, Rubinstein SM, Verhagen AP, Ostelo RW, Koes BW, van Tulder MW; "Exercise therapy for chronic nonspecific low-back pain"; Best Pract Res Clin Rheumatol 24 (2), 2010; p193–204.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Hội chứng đau thắt lưng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.