Bệnh tiểu đường tuýp 2

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra do các tế bào trong cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin).
Bệnh xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi trung niên đến lớn tuổi nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh.
Bệnh có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống thông qua ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đúng cách.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường type 2) do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường.
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên nhiều người còn được gọi đây là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh, chủ yếu do thừa cân béo phì, lười tập thể dục…
Nguyên nhân tiểu đường type 2
Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 này, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Để tránh lượng đường bị tồn đọng trong máu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào.
Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn được nữa thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ trong máu và gây bệnh.
Những yếu tố thúc đẩy và kết hợp để tạo ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2:
Gien: 
Khoa học đã tìm thấy các đoạn DNA khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể tạo ra insulin.
Thừa cân/béo phì: 
Là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 do tình trạng kháng insulin.
Không phải ai thừa cân cũng mắc bệnh tiểu đường type 2.
Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khoảng 6 lần so với người bình thường.
Hội chứng chuyển hóa: 
Người bị kháng insulin thường đối diện với một nhóm các biểu hiện bao gồm lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao, cholesterol và chất béo trung tính cao.
Gan mất cân bằng “điều phối” glucose. 
Bản thân insulin có vai trò vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng nuôi cơ thể hoặc lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen khi cơ thể dư glucose.
Ở một số trường hợp, gan bị suy giảm chức năng cân bằng chuyển hóa glucose dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose và đái tháo đường.
Các tế bào sử dụng insulin không hiệu quả nên glucose không thể đi nuôi cơ thể.
Có thể gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Tế bào beta suy giảm chức năng dần dần theo thời gian. 
Tế bào beta-tụy không tiết đủ insulin để bù trừ cho tình trạng đề kháng insulin.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể rất nhẹ mà người bệnh không nhận thấy rõ.
Khoảng 8 triệu người mắc bệnh này nhưng thường ít để ý đến các triệu chứng, bao gồm:
Rất khát
Đi tiểu nhiều
Nhìn mờ
Cáu kỉnh
Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
Mệt mỏi/cảm thấy mệt mỏi
Vết thương không lành
Nhiễm trùng nấm men tiếp tục tái phát
Cảm thấy đói
Giảm cân mà không cần cố gắng
Bị nhiễm trùng nhiều hơn
Nếu thấy xuất hiện biểu hiện sẫm màu, da sần sần quanh cổ hoặc nách (bệnh gai đen) có thể xem là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trở nên đề kháng với insulin.
Đối tượng và yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Nếu bị tiểu đường loại 2, cơ thể sẽ khó sử dụng insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến bản thân:
45 tuổi trở lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha/người Mỹ Latinh, người Mỹ da đỏ hoặc người bản địa Alaska (một số người dân Đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn).
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe và tiền sử bệnh bao gồm:
Bị tiền tiểu đường
Bệnh tim và mạch máu
Huyết áp cao, ngay cả khi nó được điều trị và kiểm soát
HDL (cholesterol tốt) quá thấp
Chất béo trung tính cao
Thừa cân hoặc béo phì
Tiểu đường thai kỳ khi mang thai hoặc sinh con nặng hơn 4kg
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Trầm cảm
Những yếu tố liên quan đến thói quen và lối sống như:
Ít/không tập thể dục.
Hoạt động thể chất ít hơn 150 phút/tuần
Hút thuốc
Căng thẳng
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Cách chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 2
A1c: Xét nghiệm đo mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng 2 hoặc 3 tháng.
Glucose huyết tương lúc đói hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm đo lượng đường huyết khi bụng đói.
Được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) trong 8 giờ trước khi thử nghiệm.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.
Phương pháp này kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau 2 giờ uống nước ngọt để xem xét cách cơ thể xử lý đường.
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc.
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp đạt được mức đường huyết mục tiêu:
Giảm thêm 5% – 7% trọng lượng cơ thể hoặc duy trì mức cân nặng hiện tại giúp giảm, ổn định mức đường huyết.
Kiểm soát khẩu phần ăn và các loại thực phẩm lành mạnh cũng cách cải thiện sức khỏe.
Ăn uống lành mạnh.
Ăn ít calo hơn
Cắt giảm lượng carbs tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt
Thêm rau và trái cây vào chế độ ăn uống
Thu nạp nhiều chất xơ hơn
Tập thể dục.
Duy trì hoạt động thể chất 30 – 60 phút mỗi ngày thông qua các hoạt động như:
Đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các động tác giúp nhịp tim tăng lên.
Kết hợp cùng các bài tập rèn luyện sức bền, như yoga hoặc cử tạ.
Lưu ý, nếu dùng thuốc giảm lượng đường trong máu, cần ăn nhẹ trước khi tập.
Theo dõi lượng đường trong máu tại nhà.
2. Kết hợp sử dụng thuốc điều trị
Nếu giải pháp thay đổi lối sống không giúp người bệnh đái tháo đường type 2 đạt được mức đường huyết mục tiêu, người bệnh có thể cần dùng thuốc.
Một số thuốc phổ biến nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:
Metformin có tác dụng làm giảm lượng glucose do gan tạo ra và giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin.
Nhóm thuốc Sulfonylureas (glimepiride, glipizide và glyburide) giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn.
Meglitinides giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn và hoạt động nhanh hơn sulfonylurea.
Thiazolidinediones (rosiglitazone, pioglitazone) giúp phản ứng tốt hơn với insulin nhưng thuốc rosiglitazone làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim nên đã ngưng sản xuất.
Nhóm thuốc này không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị.
Thuốc ức chế DPP-4 (sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin và linagliptin) giúp giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ nhưng không đáng kể so với lợi ích đem lại.
Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (albiglutide, dulaglutide, exenatide, liraglutide…) làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.
Thuốc ức chế SGLT2 (canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin…) hỗ trợ thận lọc ra nhiều glucose hơn. Empagliflozin (Jardiance) cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim.
Insulin.
Nếu liệu pháp kết hợp vẫn không phát huy tác hoặc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thêm loại thuốc noninsulin thứ ba hoặc có thể bắt đầu điều trị bằng insulin cho người bệnh.
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
1. Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết: 
Xảy ra khi mức đường huyết giảm xuống 3,6mmol/l với những biểu hiện đói cồn cào, mệt mỏi, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.
Nếu không điều trị kịp thời có thể rơi vào tình trạng hôn mê, đối diện nguy cơ tử vong.
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết. 
Đây là biến chứng nặng nhất của tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ cao gây tử vong.
Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh cần cấp cứu ngay lập tức.
Nhiễm toan ceton: 
Là hệ quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra.
Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit.
Nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
2. Biến chứng mạn tính
Tim và mạch máu: 
Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp 5 lần.
Thận: 
Nếu thận bị suy, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể phải chạy thận hoặc ghép thận.
Biến chứng mắt: 
Lượng đường trong máu cao có thể làm hư các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt (bệnh võng mạc).
Không điều trị kịp thời, biến chứng mất thị lực có thể xảy ra.
Dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường và các rối loạn tình dục.
Tổn thương da lâu lành.
Máu huyết lưu thông kém sẽ khiến các vết thương lâu lành hơn và có thể bị nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là việc ngủ gà ngủ gật do rối loạn giấc ngủ.
Vấn đề về thính giác. 
Người bệnh có thể gặp vấn đề về thính giác nhưng không rõ nguyên nhân.
Trầm cảm. 
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.
Để phòng tránh những biến chứng:
Uống thuốc điều trị tiểu đường hoặc insulin đúng giờ.
Kiểm tra lượng đường trong máu.
Ăn uống đúng cách và không bỏ bữa.
Khám định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng (nếu có).
Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách ăn uống lành mạnh và vận động mỗi ngày.
Người bệnh đái tháo đường type 2 vẫn cần ăn uống lành mạnh và hoạt động mỗi ngày nếu dùng insulin hoặc các loại thuốc khác.
Mục tiêu quan trọng là giữ cho huyết áp và cholesterol gần với mục tiêu bác sĩ khuyến cáo và làm các xét nghiệm tầm soát cần thiết.
Người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Căng thẳng có thể khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn, bao gồm cả việc quản lý lượng đường trong máu và chăm sóc bệnh tiểu đường hàng ngày.
Hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc và thực hiện các bài tập thư giãn có thể hữu ích.
Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì việc tái khám định kỳ để chắc chắn rằng bản thân đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bốn triệu chứng điển hình của tăng đường huyết là: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều.
Đa phần các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không có các triệu chứng trên mà lại có các triệu chứng muộn của các biến chứng như:
Tê hai bàn tay hay hai bàn chân, nhìn mờ,...
Tác động của bệnh tiểu đường tuýp 2 đối với sức khỏe
Người mắc tiểu đường tuýp 2 tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh lý thần kinh và mạch máu khác.
Người mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ tử vong và có chất lượng cuộc sống giảm.
Biến chứng có thể gặp
Các biến chứng cấp tính như: Hôn mê nhiễm toan ceton, hạ glucose máu, hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan Lactic, các bệnh nhiễm trùng cấp,… các biến chứng này thường liên quan đến việc đường huyết tăng quá cao hoặc quá thấp.
Các biến chứng mạn tính như: Bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh lý thần kinh, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên.
Các bệnh lý trên xuất hiện do tổn thương các mạch máu nhỏ và lớn trong cơ thể.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 chưa được xác minh rõ ràng, nhưng cho rằng có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, sinh hoạt,... góp phần hình thành nguyên nhân bệnh.
Cơ chế sinh bệnh là do suy giảm chức năng tế bào beta dẫn đến giảm tiết insulin và đề kháng insulin ở các mô ngoại vi như mô mỡ, mô cơ, mô gan,...
Nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Nữ;
Lớn tuổi;
Thừa cân hay béo phì.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2
Sau 35 tuổi;
Thừa cân hoặc béo phì;
Lối sống ít vận động;
Tiền sử gia đình có người thân trực hệ mắc đái tháo đường tuýp 2;
Tiền sử tiền đái tháo đường;
Đái tháo đường thai kì hoặc cân nặng trẻ sau sinh hơn 4,1 kg;
Tăng huyết áp;
Rối loạn lipid máu;
Tiền sử bệnh tim mạch;
Hội chứng buồng trứng đa nang;
Chủng tộc hoặc dân tộc Phi, Tây Ban Nha, Mỹ gốc Á hoặc Mỹ da đỏ;
Bệnh gan nhiễm mỡ;
Nhiễm HIV.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Phương pháp xét nghiệm
Có 4 phương pháp xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán  bệnh tiểu đường tuýp 2:
Đường huyết đói: 
Đường huyết đói được hiểu là chỉ số huyết tĩnh mạch đo được khi bệnh nhân không dung nạp năng lượng từ trước đó ít nhất 8 giờ.
Đường huyết sau dung nạp 75g đường: 
Đường huyết sau dung nạp 75g đường được hiểu là chỉ số đường huyết tĩnh mạch đo được sau khi bệnh nhân uống 75g glucose 2 giờ.
Chú ý rằng chỉ số này chỉ có giá trị khi phòng khám thực hiện xét nghiệm này bằng phương pháp NGSP được chuẩn hóa theo nghiên cứu DCCT.
HbA1C: 
HbA1C được hiểu là phần trăm Hemoglobin (Hb) có gắn đường.
Đường huyết bất kỳ: 
Đường huyết bất kỳ được hiểu là chỉ số đường tĩnh mạch đo được ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần quan tâm đến bữa ăn.

Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2:
Đường huyết đói: Lớn hơn hoặc bằng 126mg/dL (hay 7.0 mmol/L).
Đường huyết sau dung nạp 75g đường: Lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL (hay 11.1 mmol/L).
HbA1C: Lớn hơn hoặc bằng 6.5%.
Đường huyết bất kỳ: Lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL (hay 11.1 mmol/L) và triệu chứng tăng đường huyết nghiêm trọng.
Trong đó với 3 xét nghiệm đầu cần được đánh giá lần 2.
Nếu cả 2 lần đều cho kết quả bệnh thì mới chẩn đoán bệnh nhằm tránh việc chẩn đoán quá mức.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
Điều trị không dùng thuốc
Chế độ ăn: 
Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa cacbonhydrat như:
Trái cây sấy khô, sầu riêng, mít, nhãn, vải,...
Tập luyện thể dục: 
Tập thể dục vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần, không ngừng tập trong 2 ngày liên tục.
Duy trì cân nặng hợp lý: 
Duy trì chỉ số BMI dưới 23kg/m2.

Điều trị dùng thuốc
Thuốc uống: 
Metformin, SU, TZD, SGLT2, DPP-4i,...
Thuốc tiêm: 
Insulin, ức chế GLP-1.

Phương pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả
Dự phòng bậc 0: 
Phòng bệnh đái tháo đường cần đề phòng để bản thân không bị bệnh
Dự phòng bậc 1: 
Khi có nguy cơ mắc bệnh, phòng để không tiến triển thành bệnh và loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bằng cách sàng lọc để tìm ra nhóm người có nguy cơ mắc bệnh;
Can thiệp tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ mắc tiểu đường trong cộng đồng
Dự phòng bậc 2, 3: 
Khi đã mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh gọi là. 
Cụ thể như sau:
Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở giới hạn cho phép giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người bị tiền đái tháo đường, đồng thời tăng khả năng dung nạp đường ở những bệnh nhân đang mắc bệnh.
Mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại và nên chia nhỏ thành nhiều giai đoạn với số cân nặng giảm xuống hợp lý, ví dụ giảm 0.5 - 1kg/tuần đến khi chỉ số BMI dưới 23kg/m2 thì cố gắng duy trì.
Tăng cường hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực thường xuyên giúp phòng bệnh và điều trị bệnh thông qua việc giảm cân nặng tăng độ nhạy cảm với insulin với các mô ngoại vi như mô cơ, mô gan, mô mỡ,... từ đó có thể giảm lượng đường trong máu.
Mục tiêu vận động:
Tăng dần các bài tập có mức tiêu thụ năng lượng từ trung bình đến cao như:
Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,... nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Duy trì các bài tập có cường độ mạnh mang tính đối kháng như đá bánh, chạy bộ,… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì một cuộc sống năng động.
 Rút ngắn thời gian của các hoạt động tĩnh tại như xem tivi, lướt web hay ngồi làm việc một chỗ bằng việc hãy đứng dậy, đi lại trò chuyện, uống nước hoặc hoạt động vận động nhẹ nhàng mỗi 30 phút.
Ăn chất béo tốt
Chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa và hạn chế tối đa các chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Các nguồn chất béo không bão hòa thường có trong các loại thực vật và hải sản như:
Dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các sản phẩm từ da gà vịt, heo, mỡ động vật,... và thường tồn tại dạng rắn ở nhiệt độ phòng.
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh và các loại hạt là những thực phẩm chứa ít đường, ít tinh bột và nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất,... giúp ngừa bệnh tiểu đường.
Sử dụng các loại thực phẩm sau cho bữa ăn:
Cà chua, ớt chuông, rau ngót, bông cải, súp lơ, cải thìa, đậu gà và đậu lăng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu trên.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trên 50% so với người không hút thuốc.
Bỏ hút thuốc hoặc không hút lá chủ động và thụ động giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường.
Uống rượu hay bia trong giới hạn cho phép
Lượng cồn vừa phải ở nữ giới là khoảng 1 đơn vị mỗi ngày đối với nữ và tối đa 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam.
Trong đó một đơn vị cồn tương đương 1 lon bia 330ml.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng phương pháp xét nghiệm đường niệu
Thông thường glucose sẽ được tái hấp thu tại ống thận hầu như là hoàn toàn.
Chỉ khoảng 0,5 mmol/24h.
Đối với các xét nghiệm thông thường không phát hiện glucose được thì xem như "Âm tính".
Ngưỡng của thận với glucose thông thường là 1,6-1,8 g/L (160-180 mg/dL) hay 8,9-10 mmol/L.
Nếu lượng đường trong máu cao hơn giá trị trung bình này, thận sẽ không thể hấp thu được hết và glucose sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
Xét nghiệm glucose niệu được thực hiện bằng 2 cách là định tính với thuốc thử Fehling và định lượng bằng máy xét nghiệm nước tiểu.
Hiện nay đa số đều xét nghiệm glucose niệu bằng máy xét nghiệm nước tiểu 10 hoặc 11 thông số.
Nước tiểu sẽ phản ứng với hoá chất trên thanh test thử tạo màu.
Độ đậm nhạt sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ glucose trong nước tiểu.
Xét nghiệm tương đối nhanh, đơn giản.
Định lượng glucose máu ngẫu nhiên
Theo tổ chức y tế thế giới,một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường là xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc ≥ 180 mg/dl (≥ 10,0 mmol/l) với máu toàn phần.
Có thể xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường bất kỳ lúc nào mà không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Cứ thấy đường máu ≥ 11,1 mmol/l thì kết luận là bị đái tháo đường.
Cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết để khẳng định chính xác khi mà kết quả đường máu ở thời điểm bất kỳ mà < 7,8mmol/L.
Định lượng glucose máu lúc đói
Đây là xét nghiệm phổ biến được dùng để chẩn đoán đái tháo đường.
Bình thường glucose huyết tương khi đói là 4,4 - 5,0 mmol/L.
Nếu như chỉ số (sau ăn 8h) ≥ 126 mg/dl (≥ 7,0 mmol/l) ở hai lần xét nghiệm gần nhau thì kết luận là đái tháo đường.
Lưu ý là đường máu trong huyết tương phải cao hơn trong máu toàn phần khoảng 10 đến 15%.
Như vậy:
Nếu xét nghiệm glucose huyết tương < 5,6 mmol/L (<100mg/dL) hoặc <4,4mmol/L (<79mg/dL) trong máu toàn phần thì không bị đái tháo đường.
Nếu xét nghiệm glucose huyết tương 5,6 - 6,4 mmol/L (100-116 mg/dL) hoặc 4,4 - 5,5 mmol/L (79 - 99 mg/dL) trong máu toàn phần thì khả năng bị đái tháo đường khá thấp.
Nếu xét nghiệm glucose huyết tương 6,5 - 7,0 mmol/L (117 - 126 mg/dL) hoặc 5,6 - 6,6 mmol/L (100 - 119 mg/dL) trong máu toàn phần thì nguy cơ bị đái tháo đường cao và cần làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết.
Nếu xét nghiệm glucose huyết tương ≥ 7,0 mmol/L (≥126mg/dL) hoặc ≥6,7mmol/L (≥120mg/dL) trong máu toàn phần thì kết luận bị đái tháo đường.

Xét nghiệm glucose máu sau khi ăn 2 giờ
Xét nghiệm định lượng glucose sau ăn 2h là được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân sau khi họ ăn được 2h.
Bữa ăn của bệnh nhân sẽ có khoảng 100g carbonhydrat và một số dinh dưỡng khác.
Nếu xét nghiệm thấy kết quả nồng độ glucose trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l thì sẽ được coi là đái tháo đường.
Còn nếu nồng độ glucose < 6,7 mmol/L được coi là bình thường.
Tuy nhiên xét nghiệm này ít được sử dụng hiện nay vì:
Khó kiểm soát được thành phần dinh dưỡng bữa ăn của bệnh nhân. Có người ăn nhiều cơm, có người ăn nhiều rau, nhiều thịt…
Khó kiểm soát thời gian của bữa ăn một cách chính xác.
Khó kiểm soát sự hấp thu thức ăn của cơ thể bệnh nhân.

Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống
Nghiệm pháp này thường được dùng nhằm để khẳng định bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương > 6,4 mmol/L nhưng < 7,0 mmol/L có tiểu đường hay không.
Nghiệm pháp được thực hiện như sau:
Lấy máu trước khi uống (lúc đói).
Cho bệnh nhân uống 75g glucose hòa tan trong vòng 5 phút. Trẻ em uống 1,75g/kg cân nặng.
Lấy máu bệnh nhân định lượng lại nồng độ glucose tại các thời điểm sau 30, 60, 90 và 120 phút sau uống.
Nếu kết quả định lượng glucose ở thời điểm 120 phút và một thời điểm nào đó trong các điểm 30’, 60’ và 90’ mà ≥ 11,1 mmol/L thì được xem là đái tháo đường.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất nên lưu ý:
Bệnh nhân đang không sử dụng các loại thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu…
Bệnh nhân vẫn hoạt động hay ăn uống bình thường 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm.
Nghiệm pháp được thực hiện khi bệnh nhân đã nhịn ăn được tối thiểu 8 đến 10 tiếng.
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động trong quá trình xét nghiệm.

Tiêm tĩnh mạch để thực hiện nghiệm pháp tăng glucose máu
Nghiệm pháp này không phổ biến vì dễ làm bệnh nhân sợ.
Nghiệm pháp này chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân hấp thu kém hoặc không có khả năng dung nạp glucose bằng đường uống.
Nghiệm pháp được tiến hành bằng cách tiêm glucose tĩnh mạch với liều lượng 0,5g/kg thể trọng.
Tiến hành lấy máu sau khi tiêm và định lượng lại glucose 10 phút 1 lần, thực hiện trong vòng 60 phút.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất nghiêm trọng, phát triển nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Cụ thể như sau:
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường (glucose) trong máu giảm dưới mức 70 mg/dL. Triệu chứng nhận biết hạ đường huyết ở người tiểu đường mà người bệnh cần chú ý bao gồm:
Mệt mỏi, bồn chồn, đổ mồ hôi, run tay chân, chóng mặt, nhịp tim nhanh, lo lắng.
Hạ đường huyết là một biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 cấp tính, khi mức đường máu giảm quá mức, không cung cấp đủ năng lượng cho não, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, cứng cổ khó nói, mờ mắt, có ảo giác và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây co giật, mất ý thức và dẫn đến tử vong.
Biến chứng gan
Tình trạng tổn thương gan ở bệnh nhân tiểu đường thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
 Triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt khi bệnh đã phát triển nặng.
Một số dấu hiệu mà bệnh nhân có thể gặp bao gồm mệt mỏi, đau ở vùng hạ sườn phải, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, phân nhạt màu, nước tiểu sậm màu và da trở nên vàng.
Các yếu tố như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá và tuổi cao cũng làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 về gan.
Tăng áp lực thẩm thấu
Tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng mức đường huyết cao (trên 600mg/dL hoặc 33mmol/L).
Biến chứng này thường xảy ra ở người tiểu đường type 2 lớn tuổi, với tỷ lệ tử vong cao khoảng 20%.
Dấu hiệu mắc biến chứng bao gồm cảm giác khát nước, tiểu nhiều và thân nhiệt cao mà không ra mồ hôi.
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện với các triệu chứng như mờ mắt, ảo giác và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật, mất ý thức và tử vong.
Biến chứng thận
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở thận thường phát triển âm thầm trong nhiều năm.
Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.
Các dấu hiệu cảnh báo thường bao gồm nước tiểu sủi bọt, mệt mỏi, tiểu nhiều lần, phù toàn thân, ngứa ngáy, tăng cân, buồn nôn.
Ngoài mức độ kiểm soát đường huyết không tốt, các yếu tố như tuổi cao, béo phì, tăng huyết áp, hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều đạm cũng tăng nguy cơ phát triển biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường.
Biến chứng trên da
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên da là một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân mắc tiểu đường.
Các dấu hiệu bao gồm vết thương lâu lành, xơ cứng da, nấm da, viêm nhiễm và loét chân, u vàng phát ban và u hạt vòng lan tỏa.
Tổn thương trên da và việc chăm sóc da thường xuyên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.

Những biến chứng khác của tiểu đường type 2
Bệnh nhân mắc tiểu đường có thể phải đối mặt với một loạt các tổn thương khác:
Suy giảm thính lực:
Cả mạch máu nhỏ ở tai và dây thần kinh thính giác đều bị ảnh hưởng bởi mức độ đường huyết không ổn định.
Tổn thương này có thể dẫn đến mất thính giác dần dần ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngưng thở khi ngủ:
Đường hô hấp trên của bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn trong khi họ đang ngủ, gây ra ngưng thở.
Hiện tượng này làm giảm lượng oxy trong máu và có thể ảnh hưởng đến chức năng não và tim mạch, phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.
Đột quỵ:
Mức đường huyết cao là nguyên nhân chính gây xơ vữa và hình thành huyết khối ở mạch máu não và động mạch vành.
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch ở độ tuổi trẻ hơn, với tỷ lệ đột quỵ cao hơn gấp đôi so với người không mắc bệnh tiểu đường.
Rối loạn chức năng sinh lý:
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
Nam giới có thể gặp rối loạn cương dương và suy giảm ham muốn tình dục,
Phụ nữ có thể gặp vấn đề về ham muốn tình dục và kích thích tình dục.
Vấn đề về răng miệng:
Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Hệ thống miễn dịch suy giảm và lượng máu cung cấp đến nướu răng giảm có thể làm giảm khả năng bảo vệ, tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn.
Suy giảm trí nhớ:
Bệnh nhân tiểu đường type 2 có nguy cơ cao hơn mắc bệnh Alzheimer so với người không mắc bệnh.
Ngoài ra, biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 gây tổn thương mạch máu và lưu lượng máu lên não kém, dẫn đến suy giảm trí tuệ, mất trí nhớ nhẹ.
Biện pháp phòng ngừa tiểu đường type 2
Kiểm soát chặt chẽ đường huyết:
Điều chỉnh đường huyết một cách ổn định là yếu tố then chốt trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.
Người bệnh cần theo dõi mức đường huyết một cách cẩn thận và tuân thủ kế hoạch điều trị được chỉ định bởi bác sĩ.
Tuân thủ điều trị:
Sử dụng thuốc đúng liều và đúng thời gian giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và giảm nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.
Giảm lượng thức ăn giàu đường, muối, chất béo:
Các thành phần này có thể gây biến động đường huyết và tăng nguy cơ béo phì.
Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa và các nguồn protein tốt.
Tập thể dục đều đặn:
Luyện tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và tăng cường sức mạnh cơ bắp. 

Chế độ ăn cơ bản cho người tiểu đường tuýp 2
Để kiểm soát lượng đường huyết cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lựa chọn những loại thực phẩm carbohydrate (carbs), chất béo và protein lành mạnh.
 
1. Các mục tiêu dinh dưỡng cho người đái tháo đường tuýp 2:

-Duy trì mức đường huyết ở mức gần bình thường nhất có thể bằng cách cân bằng lượng thức ăn với hoat động thể lực, thuốc hạ đường huyết và insulin
-Cung cấp lượng calo thích hợp để đạt được và duy trì lượng cơ thể mong muốn khỏe mạnh
-Quản lý yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả biến chứng cấp tính( hạ đường huyêt, nhiếm toan ceton…) và biến chứng mạn tính (bệnh tim mạch,  bệnh thận, biến chứng vi mạch…)  
2. Nguyên tắc chung
+ Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
+ Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
+ Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
+ Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
+ Duy trì được cân nặng lý tưởng.
+ Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...
+ Phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân.
 3. Tổng năng lượng hằng ngày:
Phụ thuộc vào từng bệnh nhân béo hay gầy, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân (đường máu và lipid máu), tính chất lao động và thói quen ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.
+ Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.
- Nam giới:  26kcal/kg/ngày.
- Nữ giới:     24kcal/kg/ngày.
+ Đối với những người ĐTĐ có lao động bình thường được thì có thể tính tổng năng lượng theo quy ước:
- Nằm điều trị tại giường:      25kcal/kg/ngày.
- Lao động nhẹ và vừa:       30 - 35kcal/kg/ngày.
- Lao động nặng:            35 - 40kcal/kg/ngày.

4. Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng
Glucid: 50 - 60% năng lượng khẩu phần.
Protein : 15 - 20% năng lượng khẩu phần.
Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường); 
Dưới 30 % (với người béo phì).
Chất xơ:                       20 - 35g/ngày.

5. Phân chia bữa ăn
Đối với bệnh nhân ĐTĐ cần chia thức ăn thành nhiều bữa để chống tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết.
Nên ăn 5 - 6 bữa/ngày và nên ăn các bữa ăn vào cùng một thời điểm ở mỗi ngày.
Ăn sáng     : 20% tổng năng lượng/ngày.
Phụ sáng    : 10% tổng năng lượng/ngày.
Ăn trưa      : 25% tổng năng lượng/ngày.
Phụ chiều  : 10% tổng năng lượng/ngày.
Ăn tối        : 25% tổng năng lượng/ngày.
Phụ tối       : 10% tổng năng lượng/ngày.
6. Chọn thực phẩm
Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( GI<55)
+ Cung cấp glucid:
Nên chọn các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen…giảm gạo, mỳ ngô, khoai, không nên ăn miến dong…
+ Cung cấp protein:
Các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.
+ Cung cấp lipid:
Nên dùng dầu thay mỡ, không nên ăn những sản phẩm nhiều chất béo bão hòa như các loại phủ tạng động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát... 
Cần tránh các loại mỡ trung chuyển, phát sinh khi ăn thức ăn chiên rán, thức ăn  chiên ngập dầu mỡ.
Chọn Các chất béo không bão hòa đơn có trong bơ, hạnh nhân và quả hồ đào hoặc chất béo không bão hòa có trong quả óc chó và dầu hướng dương, có thể giúp giảm cholesterol
 + Cung cấp vitamin và khoáng:
Các loại rau, củ, quả tươi, nên ăn những loại rau có màu xanh lá cây như rau cái, súp lơ, dưa leo, bắp cải…
Hạn chế ăn những quả quá ngọt như:  chuối, mít, na ( GI cao), nên ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như: bưởi, lê, táo, cam…
- Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg Natri mỗi ngày
- Các yếu tỗ vi lượng:
Nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, ví dụ sắt ở người ăn chay trường.
Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12
- Ngưng hút thuốc lá

MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ
(Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng)

CÔNG DỤNG CỦA VIÊN NÉN METFORMIN 500MG
Chỉ định
Điều trị đái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin đặc biệt bệnh nhân béo phì khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ kiểm soát đường huyết thích hợp.
Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylure khi chế độ ăn và metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.
Ở những bệnh nhân đái tháo đường thừa cân (đái tháo đường type II), sau chế độ ăn kiêng thì lựa chọn đầu tiên là dùng metformin để giảm biến chứng do đái tháo đường gây ra.
Dược lực học
Metformin là một biguanide có tác động chống tăng đường huyết, làm hạ glucose huyết tương cơ bản và sau bữa cơm.
Không kích thích bài tiết insulin vì thế không gây giảm đường huyết.
Metformin tác động qua 3 cơ chế:
Giảm sản xuất Glucose ở gan bằng cách ức chế tạo glucose và phân giải Glucogen.
Tăng sự mẫn cảm insulin ở cơ bắp, cải thiện sự hấp thu glucose ngoại biên.
Giảm hấp thu glucose ở ruột. Kích thích tổng hợp glycogen nội bào.
Metformin kích thích tổng hợp glycogen trong tế bào bằng cách tác động vào men tổng hợp glycogen. Metformin làm tăng dung lượng vận chuyển của các kiểu chất vận chuyển glucose qua màng đã biết (GLUT).
Ở người nó có tác động độc lập lên đường huyết.
Metformin tác động có lợi lên chuyển hoá lipid.
Điều này thấy ở các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trung hạn và dài hạn. Metformin làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và nồng độ triglyceride.
Dược động học
Hấp thu:
Sau liều đường uống metformin hydrochloride, nồng độ đỉnh đạt được sau 2,5 giờ.
Sinh khả dụng toàn phần của viên bao phim metformin hydrochloride 500mg hay 850mg là khoảng 50 – 60% ở người khoẻ mạnh.
Sau khi uống phần không hấp thu thấy trong phân 20 – 30%.
Sau khi uống, hấp thu metformin hydrochloride không hoàn toàn và bão hoà.
Người ta cho rằng động học hấp thu của metformin không tuyến tính.
Với các liều và thời gian sử dụng metformin được khuyên, các nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được trong vòng 24 đến 48 giờ.
Nồng độ ổn định nói chung là ít hơn 1 µg/ml.
Trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, nồng độ huyết tương metformin lớn nhất không vượt quá 4 µg/ml, thậm chí ở liều cao nhất.
Thức ăn làm giảm nhẹ độ hấp thu của Metformin.
Phân bố:
Gắn kết protein không đáng kể.
Một phần metformin vào hồng cầu.
Metformin trong máu thấp hơn trong huyết tương và xuất hiện cùng lúc.
Hiện diện trong hồng cầu là phần thứ yếu trong phân bố. T
hể tích phân bố trung bình khoảng giữa 63 và 276L.
Một lượng nhỏ metformin hydrochloride được phân bố vào trong sữa mẹ.
Chuyển hoá:
Metformin bài tiết dạng không đổi trong nước tiểu.
Không thấy chất chuyển hoá ở người.
Đào thải:
Độ thanh thải thận của metformin hơn 400 ml/phút.
Metformin thải trừ bằng lọc ở cầu thận và ống tiết.
Sau khi uống, thời gian bán thải khoảng 2 - 6 giờ.
Khi suy giảm chức năng thận, độ thanh thải thận bị giảm tương xứng với với độ thanh thải creatinine và vì thế thời gian bán thải kéo dài, dẫn đến tăng nồng độ metformin trong huyết tương.
Cách dùng Viên nén Metformin 500mg
Cách dùng
Dùng đường uống, uống cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn.
Liều dùng
Luôn luôn dùng Metformin Stella 500mg theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ. Hãy hỏi Bác sĩ hay Dược sĩ nếu cần.
Liều lượng của thuốc được Bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân dựa trên mức đường huyết khi thăm khám.
Điều chỉnh liều cho bệnh nhân đến liều duy trì.
Nếu không có chỉ định nào khác của Bác sĩ, liều thông thường như sau:
Liều khuyến cáo:
Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500mg x 1 lần/ngày, dùng đường uống.
Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần.
Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp cùa bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày
Người lớn:
Bắt đầu uống 1 viên x 2 lần/ngày (uống vào các bữa ăn sáng và tối).
Tăng liều thêm một viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là 5 viên/ngày.
Những liều tới 4 viên/ngày có thể uống làm 2 lần trong ngày.
Nếu cần dùng liều 5 viên/ngày, chia làm 3 lần trong ngày (uống vào bữa ăn) để dung nạp thuốc tốt hơn.
Chuyển từ những thuốc đái tháo đường khác sang:
Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp trừ khi chuyển từ các sulfonylure sang.
Khi chuyển từ sulfonylure sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.
Điều trị đồng thời metformin và sulfonylure uống:
Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylure uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylure.
Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc mà người bệnh không đáp ứng trong 1 - 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.
Phối hợp với insulin:
Có thể phối hợp metformin với insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Liều khởi đầu thông thường của metformin là 1 viên x 1 lần/ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên việc đo glucose huyết.
Liều cao nhất được đề nghị là 2 g/ngày, được chia làm 2 - 3 liều.
Còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.
Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận:
Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2
Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/ phút/1,73 m2.
Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị.
Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi:
Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Metformin Stella 500mg dựa trên chức năng thận. Vì lý do này, cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.
Dùng ở trẻ em trên 10 tuổi và vị thành niên: Điều trị đơn và phối hợp với insulin
Liều bắt đầu thường dùng là 1 viên uống trong hoặc sau bữa ăn.
Sau 10 đến 15 ngày cần điều chỉnh liều trên cơ sở đo đường trong máu. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện sự dung nạp của dạ dày ruột.
Liều metformin tối đa được khuyến cáo là 2g, ngày chia làm 2-3 lần.
Làm gì khi dùng quá liều?
Hạ đường huyết không thấy ở liều 85g metformin, mặc dù nhiễm acid lactic xảy ra trong trường hợp như vậy.
Quá liều nghiêm trọng hay nguy cơ đi kèm metformin dẫn đến nhiễm  acid lactic.
Nhiễm acid lactic là trường hợp khẩn cần điều trị ở bệnh viện.
Phương pháp hiệu quả nhất để loại lactate và metformin khỏi cơ thể là thẩm tích máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
Nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Metformin Stella 500mg, có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp:
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
Da:
Ban, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng.
Chuyển hóa:
Giảm nồng độ vitamin B12.
Ít gặp:
Huyết học:
Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
Chuyển hoá:
Nhiễm acid lactic.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định:
Thuốc Metformin Stella 500mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với metformin hydrochloride hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin).
Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường và tiền hôn mê do đái tháo đường.
Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/ phút/1,73 m2).
Các bệnh cấp tính có khả năng gây suy chức năng thận, như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
Tiêm tĩnh mạch chất cản quang chứa iod.
Bệnh cấp hay mạn có thể gây thiếu oxy ở mô (giảm oxy huyết mô) chẳng hạn: suy tim hay suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc.
Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng
Nhiễm acid lactic huyết:
Hiếm khi xảy ra nhưng (tỷ lệ chết cao khi thiếu sự điều trị đúng cách), biến chứng chuyển hoá mà có thể gây ra do tích luỹ metformin.
Có những trường hợp được báo cáo nhiễm acid lactic huyết trong các bệnh nhân dùng metformin hydroclorid điều trị bệnh đái tháo đường đã gây ra suy thận nặng.
Tỷ lệ nhiễm acid lactic có thể giảm bằng cách đánh giá yếu tố nguy cơ khác liên quan chẳng hạn tiểu đường khó kiểm soát, nhiễm ceton, ăn kiêng, nghiệm rượu, suy gan và điều kiện giảm oxy huyết.
Yếu tố nguy cơ của nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin bao gồm: Suy thận, sử dụng đồng thời với một số thuốc nhất định (ví dụ các chất ức chế carbonic anhydrase như topiramat), từ 65 tuổi trở lên, có thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào (ví dụ suy tim sung huyết cấp), uống nhiều rượu và suy gan
Chẩn đoán:
Nhiễm acid lactic được đặc trưng bởi khó thở, cùng với khó chịu trong bụng và giảm thân nhiệt, sau đó là hôn mê.
Các kết quả xét nghiệm cho thấy pH máu giảm, nồng độ lactat trong huyết tương trên 5 mmol/I cũng như tăng sự thiếu hụt anion và tăng tỷ lệ lactat/pyruvat.
Nếu nghi nhiễm acid huyết do chuyển hóa phải ngừng sử dụng metformin và đưa bệnh nhân vào bệnh viện ngay. khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnh tình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy
Chức năng thận:
Vì Metformin bài tiết qua thận, nồng độ creatinin huyết tương nên đánh giá trước khi khởi đầu điều trị và đánh giá đều đặn sau đó.
Ít nhất đánh giá mỗi năm một lần ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
 Ít nhất đánh giá 2 – 4 lần/năm với nồng độ creatinin huyết thanh trên giới hạn bình thường và ở người lớn tuổi.
Giảm chức năng thận ở người già là thường xuyên xảy ra và không có triệu chứng.
Cần phải chú ý đặc biệt trong các tình huống chức năng thận có thể bị suy yếu (Ví dụ: Khi bắt đầu điều trị cao huyết áp hoặc điều trị lợi tiểu và khi bắt đầu điều trị với các thuốc kháng viêm không steroid).
Bệnh nhân suy gan có thể tiến triển thành toan lactic liên quan đến metformin do suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu.
Tránh sử dụng metformin trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh gan thông qua bằng chứng xét nghiệm hoặc lâm sàng.
Sử dụng các chất cản quang chứa iod:
Trước khi sử dụng trong mạch các chất cản quang chứa iod trong các cuộc khảo sát X-quang cần phải ngừng dùng metformin hydroclorid vì có thể dẫn đến suy thận.
Điều trị trở lại bằng metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ được bắt đầu sau khi chức năng thận đã được kiểm tra và đánh giá là bình thường.
Phẫu thuật:
Cần phải ngừng sử dụng metformin 48 giờ trước khi phẫu thuật với sự gây mê toàn thân hoặc các quy trình gây mê tủy sống khác.
Tái điều trị với metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi phẫu thuật hoặc sau khi ăn trở lại được qua miệng và chỉ sau khi tái đánh giá chức năng thận và trị số tìm thấy là bình thường.
Cẩn trọng khác:
Bệnh nhân nên tiếp tục chế độ ăn kiêng để đảm bảo phân bố đều carbohydrate dùng trong ngày. Bệnh nhân béo phì nên tiếp tục chế độ ăn kiêng có calo thấp.
Nên thực hiện các test theo dõi tiểu đường đều đặn.
Dùng metformin hydrochloride một mình không bao giờ gây hạ đường huyết, tuy nhiên nên cẩn trọng khi kết hợp với Insulin hay sulphonylure.
Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi:
Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Metformin Stella 500mg dựa trên chức năng thận.
Vì lý do này cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.
Dùng ở trẻ em và trẻ vị thành niên
Đối với trẻ em và vị thành niên, trước khi điều trị bằng Metformin Stella 500mg phải khẳng định mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Trẻ em tuổi giữa 10 và 12:
Trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trong trẻ em và vị thành niên chỉ có 15 trẻ em tuổi từ 10 đến 12.
Mặc dù hiệu quả và độ an toàn của metformin trong trẻ em tuổi dưới 12 không khác hiệu quả và độ an toàn của thuốc trong trẻ em tuổi lớn hơn, vẫn phải đặc biệt thận trọng khi kê đơn metformin cho trẻ em tuổi trong khoảng 10 và 12.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Đơn trị liệu Metformin Stella 500mg không gây hạ đường huyết vì thế không tác động lên khả năng lái xe hay điều khiển máy móc.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên cảnh giác khi dùng kết hợp với tác nhân chống tiểu đường khác (Sulphonylureas, insulin, repaglinide).
Thời kỳ mang thai
Khảo sát sự tồn tại của metformin hydrochloride trên nhau thai chứng tỏ một phần thuốc qua được hàng rào nhau thai.
Khi nồng độ glucose trong máu ở mẹ bất thường trong suốt thời gian mang thai có thể kết hợp gây nguy cơ cao bất thường bẩm sinh.
Khi bệnh nhân có kế hoạch mang thai và trong khi mang thai, khuyến cáo không được điều trị bệnh đái tháo đường với metformin, nên sử dụng insulin để duy trì lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt, để giảm nguy cơ dị tật của thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Metformin có bài tiết qua sữa mẹ. Quyết định nên ngưng cho con bú hay ngưng sử dụng metformin hydrochloride cần phải tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với sức khoẻ của người mẹ.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời
Với cồn:
 Tăng nguy cơ nhiễm acid lactic khi ngộ độc cồn cấp tính; đặc biệt khi kết hợp với: ăn kiêng hay suy dinh dưỡng, suy gan.
Chất cản quang chứa Iod:
Việc dùng nội mạch các chất cản quang chứa iod có thể dẫn đến suy thận, do tích lũy metformin và rủi ro nhiễm acid lactic.
Phải ngừng sử dụng metformin hydroclorid tối thiểu 48 giờ trước khi tiến hành phép thử như vậy.
Phục hồi điều trị không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ bắt đầu dùng lại sau khi có kết quả kiểm tra chức năng thận bình thường .
Cần thận trọng khi kết hợp các thuốc sau vì làm tăng/ giảm tác dụng hay tăng độc tính của metformin:
Giảm tác dụng:
Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết (ví dụ, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, estrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid) có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết.
Tăng tác dụng:
Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận cùa metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
Tăng độc tính:
Những thuốc cationic (ví dụ amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, và vancomycin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận.
Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metfornin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.
Bảo quản
Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 300C. Tránh ánh sáng.


THUỐC DIAMICRON MR
Chỉ định
Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2) ở người lớn, khi chế độ dinh dưỡng, thể dục và giảm cân đơn thuần không đủ để kiểm soát đường huyết.
Dược lực học
Thuốc thuộc nhóm sulfonylurea, dẫn xuất ure.
Mã ATC: A10BB09
Gliclazid là một thuốc thuộc nhóm sulfonylurea dùng đường uống để hạ đường huyết, hoạt chất chống đái tháo đường này khác với các hợp chất có liên quan khác bởi một dị vòng chứa nitơ (N) với một liên kết nội vòng.

Gliclazid làm giảm mức đường huyết do kích thích tiết insulin từ các tế bào bêta của các tiểu đảo langerhans. Sự tăng tiết insulin và C peptid sau bữa ăn vẫn tồn tại sau 2 năm điều trị.
Cùng với các đặc tính chuyển hóa này, gliclazid có tác dụng trên mạch máu.
Tác dụng trên sự giải phóng insulin:
Trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, gliclazid phục hồi đỉnh tiết insulin sớm trong đáp ứng với glucose và giúp tăng tiết insulin trong pha 2.
Sự tăng đáng kể đáp ứng với insulin đã được quan sát thấy sau khi có kích thích gây ra bởi bữa ăn hoặc glucose.
Tính chất huyết mạch:
Gliclazid làm giảm vi huyết khối bằng hai cơ chế có thể có vai trò trong biến chứng của đái tháo đường:
Ức chế một phần sự kết tập và dính của tiểu cầu, cũng như làm giảm các dấu hiệu của sự hoạt hoá tiểu cầu (beta thromboglobulin, thromboxane B2).
Tác dụng trên hoạt tính tiêu fibrin của nội mạc mạch máu, kèm tăng hoạt tính của t - PA.
Dược động học
Hấp thu
Nồng độ thuốc trong huyết tương tăng dần trong 6 giờ đầu tiên, và duy trì ở mức đỉnh từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12 sau khi uống.
Sự khác biệt giữa các cá thể không đáng kể.
Gliclazid được hấp thu hoàn toàn, thức ăn không có ảnh hưởng tới tốc độ hoặc mức độ hấp thu.
Phân bố
Gliclazid gắn khoảng 95% vào protein huyết tương. Thể tích phân bố khoảng 30 lít.
Liều duy nhất hàng ngày của Diamicron Mr duy trì được nồng độ gliclazid hữu hiệu trong huyết tương trong hơn 24 giờ.
Chuyển hóa
Gliclazid chuyển hoá chủ yếu qua gan vào đào thải chủ yếu qua nước tiểu; dưới 1% dạng chưa chuyển hoá được tìm thấy trong nước tiểu. Không tìm thấy các chất chuyển hoá còn hoạt tính trong huyết tương.
Thải trừ
Thời gian bán thải của gliclazid dao động từ 12 đến 20 giờ.
Tuyến tính/Không tuyến tính
Cho tới liều 120mg, thì sự liên quan giữa liều lượng với diện tích dưới đường biểu diễn nồng độ thời gian là tuyến tính (AUC).
Cách dùng Thuốc Diamicron MR
Cách dùng
Liều hàng ngày có thể thay đổi từ 1 đến 4 viên mỗi ngày, ví dụ từ 30 tới 120mg dùng đường uống một lần lúc ăn sáng.
Nên nuốt cả viên thuốc.
Tương tự như ở các thuốc hạ đường huyết khác, liều dùng cần được điều chỉnh theo mức đáp ứng chuyển hoá của từng bệnh nhân cụ thể (mức đường huyết, HbA1c).
Liều dùng
Liều dùng khởi đầu Diamicron:
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 30mg mỗi ngày.
Nếu mức đường huyết được kiểm soát hiệu quả, mức liều này có thể được dùng để điều trị duy trì.
Nếu mức đường huyết không được kiểm soát đầy đủ, cần tăng liều tới 60, 90 hoặc 120mg mỗi ngày ở bước điều trị kế tiếp.
Khoảng thời gian giữa mỗi lần tăng liều tối thiểu là 1 tháng trừ trường hợp bệnh nhân có mức đường huyết không giảm sau hai tuần điều trị.
Trong trường hợp đó, liều dùng có thể tăng lên ở thời điểm cuối của tuần điều trị thứ hai. Liều tối đa khuyến cáo hàng ngày là 120mg.
Chuyển từ dùng viên nén Diamicron 80mg sang dạng viên phóng thích có kiểm soát Diamicron Mr:
1 viên Diamicron 80mg có thể tương đương với 1 viên Diamicron Mr. Do đó việc chuyển đổi sử dụng có thể được tiến hành miễn là kiểm soát thận trọng đường huyết.
Chuyển đổi từ các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống khác sang Diamicron Mr:
Diamicron Mr có thể được dùng để thay thế các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống khác.
Liều và thời gian bán thải của các thuốc chống đái tháo đường dùng trước đó cần được xem xét khi chuyển sang dùng Diamicron Mr.
Nhìn chung, không cần giai đoạn chuyển tiếp khi chuyển thuốc.
Nên khởi đầu dùng với liều 30mg và nên điều chỉnh liều để phù hợp với đáp ứng đường huyết của bệnh nhân, như đã mô tả trên đây.
Khi chuyển từ một thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea với thời gian bán thải kéo dài, giai đoạn không điều trị thuốc trong vài ngày có thể là cần thiết để tránh các tác dụng cộng thêm của hai thuốc, mà có thể gây ra hạ đường huyết.
Quá trình mô tả để khởi đầu điều trị cũng nên được áp dụng khi chuyển sang điều trị với Diamicron Mr, ví dụ liều khởi đầu 30mg/ngày, sau đó là sự tăng dần từng bước liều dùng, tuỳ theo đáp ứng chuyển hoá của bệnh nhân.
Liều dùng phối hợp điều trị với các thuốc chống đái tháo đường khác:
Diamicron Mr có thể được dùng phối hợp với các thuốc biguanide, các thuốc ức chế alpha glucosidase hoặc insulin.
Trên những bệnh nhân không được kiểm soát đầy đủ với Diamicron Mr, liệu pháp dùng phối hợp với insulin có thể được khởi đầu dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ.
Làm gì khi quá liều?
Việc dùng quá liều thuốc nhóm sulfonylurea có thể gây ra hạ đường huyết.
Các triệu chứng nhẹ của hạ đường huyết, không kèm mất ý thức hoặc các dấu hiệu thần kinh, cần được điều chỉnh bằng cách nạp carbohydrate, điều chỉnh liều và/hoặc thay đổi chế độ ăn kiêng.
Kiểm soát chặt chẽ cần được duy trì cho tới khi bác sĩ chắc chắn rằng bệnh nhân đã ra khỏi tình trạng nguy hiểm.
Phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng, kèm hôn mê, co giật hoặc những rối loạn thần kinh khác có thể xảy ra và cần được xử trí như trường hợp cấp cứu, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức.
Nếu tình trạng hôn mê hạ đường huyết được phát hiện hoặc nghi ngờ xảy ra, bệnh nhân cần được tiêm tĩnh mạch nhanh 50ml dung dịch glucose nồng độ cao (20% tới 30%).
Sau đó nên truyền liên tục dung dịch glucose nồng độ loãng hơn (10%) với tốc độ duy trì mức đường huyết trên 1g/l.
Bệnh nhân nên được kiểm soát chặt chẽ và tuỳ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân sau thời điểm này, bác sĩ sẽ quyết định liệu có cần tiếp tục kiểm soát hay không.
Không cần tiến hành thẩm tách cho bệnh nhân do có liên kết mạnh mẽ giữa gliclazid với protein.
Làm gì khi quên liều?
Nếu quên uống một liều, không được tăng liều ở lần uống tiếp sau đó.
Tác dụng phụ
Dựa trên những dữ liệu về gliclazid, những tác dụng không mong muốn sau đã được ghi nhận.
Hạ đường huyết
Tương tự các thuốc nhóm sulfonylure, việc điều trị với Diamicron Mr có thể gây hạ đường huyết, nếu thời gian ăn không điều độ và, đặc biệt, nếu bỏ bữa ăn.
Các triệu chứng của sự hạ đường huyết có thể xảy ra là:
Đau đầu, đói dữ dội, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, hung hăng, kém tập trung, giảm nhận thức và phản ứng chậm, suy nhược, bối rối, rối loạn thị giác và rối loạn khả năng nói, chứng mất ngôn ngữ, run, chứng liệt nhẹ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, cảm giác bất lực, mất khả năng tự điều chỉnh, mê sảng, co giật, thở nông, nhịp tim chậm, buồn ngủ và mất ý thức, có khả năng dẫn đến hôn mê và gây tử vong.
Có thể quan sát thấy các dấu hiệu của điều hoà ngược hệ giao cảm bao gồm:
Đổ mồ hôi, da lạnh, lo lắng, nhịp tim nhanh, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau thắt ngực và loạn nhịp tim.
Thông thường, các triệu chứng sẽ mất đi sau khi nạp carbohydrate (đường).
Các viên ngọt nhân tạo không có tác dụng gì.
Các nghiên cứu với các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylurea cho thấy giảm đường huyết có thể xảy ra ngay cả khi các biện pháp có bằng chứng hiệu quả đã được tiến hành.
Nếu cơn hạ đường huyết nặng hoặc kéo dài, thậm chí đã được kiểm soát tạm thời bằng cách nạp đường, việc điều trị cấp cứu hoặc nhập viện ngay lập tức vẫn được yêu cầu.
Rối loạn tiêu hoá
Bao gồm các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón đã được báo cáo:
Nếu những triệu chứng này xảy ra, chúng có thể được phòng tránh hoặc giảm thiểu ảnh hưởng nếu Gliclazid được dùng lúc ăn sáng.
Những tác dụng không mong muốn sau đây hiếm gặp hơn:
Rối loạn về da và mô dưới da
Xuất hiện triệu chứng như ban da, ngứa, nổi mề đay, phù mạch, ban đỏ, ban sần trên da, phồng rộp (như hội chứng Stevens - Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc).
Rối loạn về máu và hệ bạch huyết
Thay đổi về huyết học hiếm khi xảy ra, có thể bao gồm thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. Những triệu chứng này nhìn chung có thể hồi phục khi ngừng thuốc.
Rối loạn gan - mật
Tăng nồng độ enzym gan (AST, ALT, Alkaline Phosphatase), viêm gan (báo cáo riêng lẻ).
Ngưng thuốc nếu xuất hiện triệu chứng vàng da ứ mật.
Những triệu chứng này thường mất đi khi ngừng điều trị:
Rối loạn về mắt
Rối loạn thị giác thoáng qua có thể xảy ra đặc biệt khi khởi đầu điều trị, do sự thay đổi về nồng độ đường huyết.
Tác dụng không mong muốn thuộc phân nhóm thuốc:
Tương tự các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylure, những biến cố bất lợi sau đây đã được ghi nhận:
Các trường hợp giảm hồng cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, giảm toàn thể huyết cầu, viêm mạch dị ứng, hạ natri máu, tăng men gan và thậm chí suy chức năng gan (ví dụ ứ mật và vàng da) và viêm gan - triệu chứng này có thể thoái lui khi ngừng thuốc sulfonylure hoặc dẫn tới suy gan đe dọa đến tính mạng trong một vài trường hợp cá biệt.
Lưu ý
Chống chỉ định
Diamicron chống chỉ định dùng trong các trường hợp sau đây:
Dị ứng với gliclazid hoặc với bất cứ thành phần tá dược, các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylure, các sulfonamid.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1.
Trạng thái tiền hôn mê hoặc hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Suy thận hoặc suy gan nặng: Trong những trường hợp này đề nghị sử dụng insulin.
Bệnh nhân đang điều trị bằng miconazole.
Phụ nữ cho con bú.
Thận trọng khi dùng thuốc Diamicron để điều trị hạ đường huyết:
Điều trị bằng thuốc này chỉ được kê khi bệnh nhân thật sự có chế độ ăn uống đều đặn (bao gồm bữa sáng).
Việc ăn một lượng carbohydrate đều đặn là rất quan trọng do sự tăng nguy cơ hạ đường huyết khi ăn muộn, nếu lượng thức ăn đưa vào cơ thể không đủ hoặc nếu thức ăn có hàm lượng carbohydrate thấp.
Sự hạ đường huyết hay xảy ra khi chế độ ăn có mức calo thấp, sau khi luyện tập kéo dài hoặc đòi hỏi gắng sức, uống rượu hoặc nếu kết hợp sử dụng các thuốc hạ đường huyết khác.
Sự hạ đường huyết có thể xảy ra sau khi dùng các thuốc nhóm sulfonylure.
Một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài.
 Khi đó cần nhập viện và nạp đường liên tục trong vài ngày.
Cần lựa chọn cẩn thận đối tượng bệnh nhân, liều dùng và hướng dẫn bệnh nhân một cách rõ ràng nhằm giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết:
Bệnh nhân từ chối hoặc (đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi) không có khả năng hợp tác.
Suy dinh dưỡng, thời gian ăn uống thất thường, bỏ bữa, các giai đoạn nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn kiêng.
Sự mất cân bằng giữa chế độ luyện tập thể lực và lượng carbonhydrat nạp vào.
Suy thận.
Suy gan nặng.
Quá liều Diamicron Mr.
Rối loạn nội tiết nào đó: Rối loạn tuyến giáp, suy giảm tuyến yên và suy thượng thận.
Sử dụng đồng thời một số loại thuốc khác.
Suy thận và suy gan: Các tính chất dược động học và/hoặc dược lực học của gliclazid có thể biến đổi ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.
Sự hạ đường huyết ở những bệnh nhân này có thể kéo dài, do đó cần kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ.
Thông tin bệnh nhân:
Nguy cơ hạ đường huyết, cùng với những triệu chứng, việc điều trị, và những điều kiện có thể dẫn đến sự phát triển nguy cơ này cần được giải thích cho bệnh nhân và người nhà được biết.
Bệnh nhân cũng cần được thông báo về tầm quan trọng của việc tuân thủ lời khuyên về chế độ ăn, về việc luyện tập thường xuyên và việc kiểm soát định kỳ mức đường huyết.
Kiểm soát đường huyết kém:
Việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi một trong những yếu tố sau:
Sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc can thiệp phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng insulin.
Hiệu quả giảm đường huyết của bất cứ thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống, bao gồm gliclazid, bị suy giảm đi theo thời gian ở một số bệnh nhân:
Điều này có thể do sự tiến triển mức độ nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, hoặc giảm đáp ứng với điều trị.
Hiện tượng này được biết đến như là thất bại thứ phát, khác với thất bại nguyên phát, khi hoạt chất không có hiệu quả khi mới điều trị.
Việc điều chỉnh liều một cách thích hợp và tuân thủ chế độ ăn cần được xem xét trước khi phân loại bệnh nhân vào nhóm thất bại thứ phát.
Xét nghiệm:
Việc đo mức hemoglobin glycat (hay nồng độ đường trong huyết tương tĩnh mạch lúc đói) được khuyến cáo nhằm đánh giá mức đường huyết. Việc tự đo mức đường huyết cũng có thể hữu hiệu.
Việc điều trị bệnh nhân thiếu G6PD với các thuốc nhóm sulfonylure có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết. Do gliclazid thuộc nhóm hoá dược sulfonylure, cần thận trọng ở bệnh nhân thiếu G6PD và có thể cân nhắc sử dụng thuốc thay thế không thuộc nhóm sulfonylure.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa phát hiện Diamicron Mr có ảnh hưởng nào trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bệnh nhân cần được thông báo trước những triệu chứng hạ đường huyết và cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc, đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Không có bằng chứng nghiên cứu nào về việc sử dụng gliclazid trong quá trình mang thai ở người, mặc dù có một số dữ liệu đối với các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylure.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy gliclazid không gây quái thai.
Điều trị đái tháo đường cần được tiến hành trước thời điểm mang thai nhằm làm giảm nguy cơ gây dị tật bẩm sinh liên quan đến không kiểm soát được bệnh đái tháo đường.
Các thuốc hạ đường huyết dùng đường uống không thích hợp, insulin là lựa chọn hàng đầu cho điều trị đái tháo đường trong quá trình mang thai.
Liệu pháp hạ đường huyết dùng đường uống được khuyến cáo là nên chuyển sang sử dụng insulin trước khi có thai, hoặc ngay khi phát hiện mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Hiện tại chưa biết được liệu gliclazid hoặc các chất chuyển hoá của nó có được bài tiết qua sữa mẹ hay không.
Do nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, chống chỉ định dùng thuốc này trên phụ nữ cho con bú.
Các đối tượng đặc biệt khác
Điều trị Diamicron ở người cao tuổi:
Diamicron Mr nên được kê với liều tương tự liều khuyến cáo cho bệnh nhân dưới 65 tuổi.
Điều trị Diamicron ở bệnh nhân suy thận:
Ở bệnh nhân suy thận mức độ nhẹ tới vừa, có thể dùng liều tương tự như ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, kèm theo chế độ theo dõi chặt chẽ. Những dữ liệu này đã được chứng minh trên lâm sàng.
Điều trị Diamicron ở bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết:.
Dinh dưỡng kém hoặc suy dinh dưỡng.
Rối loạn nội tiết mức độ nặng hoặc kém bù (suy tuyến yên, suy giáp, giảm ACTH).
Dùng liệu pháp corticosteroid kéo dài và/hoặc liều cao.
Bệnh mạch máu nặng (bệnh mạch vành nặng, suy động mạch cảnh nặng, bệnh mạch máu lan toả).
Khuyến cáo liều tối thiểu khởi đầu mỗi ngày là 30mg.
Điều trị Diamicron ở trẻ em:
 Các dữ liệu về an toàn và hiệu quả của Diamicron Mr ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được thiết lập. Không có dữ liệu nào về việc dùng thuốc này trên trẻ em.
Tương tác thuốc
Các thuốc sau có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết:
Phối hợp là chống chỉ định:
Miconazole (dùng đường toàn thân, gel bôi niêm mạc miệng):
Tăng tác dụng hạ đường huyết với khả năng gây ra triệu chứng giảm đường huyết, hoặc thậm chí hôn mê.
Phối hợp không được khuyên dùng:
Phenybutazone (dùng đường toàn thân):
Tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylure (thay thế liên kết với protein huyết tương và/hoặc giảm sự thải trừ của chúng).
Việc lựa chọn một thuốc chống viêm khác sẽ thích hợp hơn, hoặc cảnh báo bệnh nhân và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tự kiểm soát.
Nếu cần thiết, điều chỉnh liều trong và sau quá trình điều trị bằng thuốc chống viêm.
Rượu:
Làm tăng phản ứng giảm đường huyết (do ức chế các phản ứng bù), điều này có thể dẫn tới tình trạng hôn mê giảm đường huyết.
Tránh uống rượu hoặc các thuốc có chứa cồn.
Phối hợp cần thận trọng:
Do nguy cơ làm giảm mức đường huyết và do đó, trong một số trường hợp, hạ đường huyết có thể xảy ra khi một trong số thuốc sau được sử dụng:
Các thuốc chống đái tháo đường khác (insulin, acarbose, metformin, thiazolidinedione, thuốc ức chế dipeptidyl pep - tidase - 4, chất đối kháng thụ thể GLP - 1), thuốc chẹn kênh beta, fluconazole, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (captopril, enalapril), chất đối kháng thụ thể H2, các thuốc IMAO, các thuốc nhóm sulfonamide, clarithromycin và thuốc chống viêm non - steroid.
Các thuốc sau có thể gây tăng mức đường huyết:
Phối hợp không được khuyên dùng:
Danazol:
Tác động gây đái tháo đường của danazol.
Nếu không thể tránh sử dụng hoạt chất này, cần cảnh báo bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát nước tiểu và đường huyết.
 Việc điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường có thể cần thiết trong và sau quá trình điều trị với danazol.
Phối hợp cần thận trọng:
Chlorpromazine (thuốc an thần):
Liều cao (>100mg chlorpromazine mỗi ngày) làm tăng mức đường huyết (giảm giải phóng insulin).
Cần cảnh báo bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết.
Có thể cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường trong và sau khi điều trị bằng thuốc an thần.
Glucocorticoid (dùng đường toàn thân và dùng tại chỗ:
Trong khớp, hấp thu qua da và qua đường trực tràng) và tetracosactrin:
Làm tăng nồng độ đường huyết kèm khả năng bị nhiễm toan ceton (giảm sự dung nạp carbohydrate do các thuốc glucocorticoid).
Cần cảnh báo bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết, đặc biệt ở thời điểm khởi đầu điều trị.
Có thể cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường trong và sau khi dùng thuốc nhóm glucocorticoid.
Ritodrine, salbutamol, terbutaline: (Dùng đường tĩnh mạch).
Làm tăng mức đường huyết do tác động đối kháng beta - 2.
Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát mức đường huyết. Nếu cần, chuyển sang dùng insulin.
Phối hợp cần cân nhắc:
Liệu pháp chống đông (warfarin...):
Các thuốc nhóm sulfonylurea có thể dẫn tới nguy cơ chống đông máu trong quá trình dùng đồng thời. Việc điều chỉnh thuốc chống đông có thể là cần thiết.
Bảo quản
Để xa tầm với và tầm nhìn của trẻ em.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản: Dưới 30°C.
Nhà sản xuất Les Laboratoires Servier Industrie – Pháp.


BÀI 3 ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN



NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG


Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả từ tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ, khoáng chất.
Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và lâu dài sẽ bị gây ra các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.
Trong y văn của Y học cổ truyền không có bệnh danh đái tháo đường.
Với biểu hiện lâm sàng thường gặp là: Ăn nhiều, gầy sút cân nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều thì bệnh này nằm trong phạm vi chứng tiêu khát của Y học cổ truyền.
Trên thực tế có một số bệnh nhân biểu hiện khát nước nhẹ, ăn khỏe, không gầy sút cân, biểu hiện triệu chứng không rầm rộ.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Tiên thiên bất túc
Do bẩm tố cơ thể người bệnh là âm hư, ngũ tạng suy nhược
2. Ăn uống không điều độ
Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt kéo dài làm cho tỳ vị không vận hoá được dẫn đến tỳ vị tích nhiệt đưa tới vị hoả và nhiễu loạn lên trên cũng làm tổn thương phần âm của phế.
3. Tình chí không điều hoà
Tinh thần bị căng thẳng, uất giận kéo dài dẫn tới khí uất hoá hoả làm tổn thương phần âm của phế vị mà sinh tiêu khát.
4. Lao lực quá độ
Phòng lao không chừng độ, lao dục quá độ làm hao tổn âm tinh, âm hư hoả vượng chưng đốt lên phế vị mà thành chứng tiêu khát.
Như vậy, vấn đề then chốt dẫn đến bệnh tiêu khát là phế táo, vị nhiệt, thận hư mà bản chất là phần âm bị suy giảm



III. CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh tiêu khát tuy có phân biệt thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu: phế táo, vị nhiệt, thận hư nhưng trên thực tế ba chứng này thường cùng tồn tại, tuy chỉ có mức độ khác nhau về nặng nhẹ.
1. Thể phế nhiệt thương tân (Thể thượng tiêu)
Triệu chứng: Miệng khát, muốn uống nước nhiều, miệng khô, lưỡi khô, đi tiểu lượng nhiều, đầu lưỡi và rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hồng sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân, chỉ khát.
Phương dược:Tiêu khát

Phương hợp Bạch hổ gia Nhân sâm thang
Hoàng liên 8g Nhân sâm 12g
Thiên hóa phấn 12g Tri mẫu 06g
Sinh địa 12g Thạch cao 10g
Ngưu tất 16g Ngạnh mễ 20g

Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu biểu hiện phế âm hư rõ gia: Thiên môn, Mạch môn để nhuận phế thanh nhiệt.



2. Thể vị nhiệt (Thể trung tiêu)
Triệu chứng: Ăn nhiều, mau đói, hình thể gầy mòn, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt thực có lực.
Pháp điều trị: Thanh vị hoả, dưỡng âm tăng dịch
Phương dược: Ngọc nữ tiễn (Thanh vị tán)
Thạch cao 20g Mạch môn đông 12g
Ngưu tất 16g Sinh địa 16g
Tri mẫu 08g    

Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu bệnh nhân can hỏa vượng mạnh có thể gia thêm: Hoàng cầm, Chi tử để thanh can tả hỏa.



3. Thể thận âm hư (Thể hạ tiêu)
Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu như cao, mỡ hay ngọt, lưỡi khô, miệng khô khát, uống nước nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng đau, lưng gối đau mỏi, mạch trầm tế sác.
Pháp điều trị:Tư bổ thận âm, sinh tân thanh nhiệt.
Phương dược:Tri bá địa hoàng thang gia vị
Sinh địa 16g Đan bì 12g
Hoài sơn 12g Trạch tả 12g
Sơn thù 10g Tri mẫu 08g
Phục linh 12g Hoàng bá 08g
Sa sâm 12g Mạch môn 10g

Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm
Nếu bệnh nhân mệt nhiều, thở ngắn biểu hiện tình trạng khí âm lưỡng hư gia: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật.
Nếu bệnh nhân mắt mờ, ù tai gia: Kỷ tử, Cúc hoa, Thạch xương bồ.
Nếu bệnh nhân hay hồi hộp, mất ngủ gia thêm: Toan táo nhân, Bá tử nhân.
Nếu lượng nước tiểu nhiều cặn đục thì nên ích thận giữ nguồn cần gia thêm: Ích trí nhân, Ngũ vị tử, Hoài sơn, Tang phiêu tiêu, Sơn thù.



4. Thể âm dương đều hư
Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, đục như nước mỡ, thậm chí uống một đi tiểu một, sắc đen sạm, vành tai khô, lưng gối đau mỏi, người lạnh, sợ lạnh, liệt dương, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm vô lực.
Pháp điều trị: Ôn dương, tư thận, cố nhiếp.
Phương dược: Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm
Sinh địa 16g Trạch tả 10g
Hoài sơn 12g Phụ tử chế 04g
Sơn thù 08g Quế chi 04g
Phục linh 12g Khiếm thực 10g
Đan bì 08g Kim anh tử 10g

Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu âm dương khí huyết đều hư thì sử dụng bài Lộc nhung hoàn gia thêm: Phúc bồn tử, Kim anh tử, Tang phiêu tiêu để bổ thận cố nhiếp.


Bài Lộc nhung hoàn
Lộc nhung 06g Nhục dung 08g
Mạch môn 02g Huyền sâm 12g
Hoàng kỳ 12g Địa cốt bì 08g
Ngưu tất 12g Sơn thù 08g
Kê nội kim 10g Bổ cốt chỉ 10g
Ngũ vị tử 08g Nhân sâm 08g
Thục địa 12g Phục linh 12g
 
Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu xuất hiện triệu chứng ứ huyết thì có thể gia: Đan sâm, Hồng hoa, Sơn tra, Đào nhân để hoạt huyết hóa ứ.
Bệnh lâu, khí dinh đều hư, mạch lạc ứ trở, chứa độc thành mủ thì cần ích khí, giải độc hóa mủ, sử dụng bài Hoàng kỳ lục nhất thang (Hoàng kỳ 6 phần, Cam thảo 1 phần) phối hợp với bài Tê hoàng hoàn.
Nhũ hương 08g Xạ hương 04g
Một dược 08g Tê giác 04g