Sảng không do rượu (thần kinh)
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
SẢNG KHÔNG DO RƯỢU VÀ CÁC CHẤT TÁC ĐỘNG TÂM THẦN KHÁC
1. ĐỊNH NGHĨA
Sảng là một thuật ngữ được gọi bằng nhiều tên khác nhau:
Trạng thái lú lẫn cấp, hội chứng não cấp, bệnh não do chuyển hóa, loạn thần do nhiễm độc…và đã được thống nhất gọi chung là sảng.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) và thống kê rối loạn tâm thần và hành vi của Hoa kỳ lần 4 (DSM-4) đây là một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn sự ý thức tức là giảm sự tỉnh táo và nhận biết về môi trường xung quanh, giảm độ tập trung và duy trì hoặc thay đổi chú ý.
2. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân gây mê sảng, ngoài nguyên nhân do rượu và các chất tác động tâm thần khác thì nguyên nhân gây mê sảng có nhiều nguyên nhân khác:
- Chấn thương sọ não, khối u não, xuất huyết ngoài màng cứng, áp xe, xuất huyết nội sọ, xuất huyết não, đột quỵ không xuất huyết, thiếu máu tạm thời…
- Rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải…
- Đái tháo đường, hạ đường huyết, tăng đường huyết, hoặc kháng insulin
- Nhiễm trùng (như nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, virut, bệnh dịch hạch, giang mai, áp xe…)
- Các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, chống ung thư… có thể gây mê sảng khi sử dụng.
- Hội chứng an thần kinh ác tính, hội chứng serotonin…
- Các bệnh cơ thể nặng: viêm gan, suy thận, suy tim…
- Thiếu dinh dưỡng…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Tính chất sảng xảy ra
Xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, phổ biến ở lứa tuổi trên 60.
Hội chứng đặc trưng bởi rối loạn đồng thời ý thức, chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ, tâm thần vận động, cảm xúc và chu kỳ thức ngủ.
Phần lớn các trường hợp hồi phục trong vòng 4 tuần hoặc ít hơn.
Để chẩn đoán xác định, các triệu chứng, nhẹ hoặc nặng, phải có ở mỗi một lĩnh vực trong các lĩnh vực sau:
Tật chứng về ý thức và sự chú ý:
Đi từ mù mờ đến hôn mê;
Giảm khả năng định hướng tập trung, duy trì và sự thay đổi chú ý)
Rối loạn toàn bộ nhận thức (lệch lạc tri giác, ảo tưởng và ảo giác - phần lớn là thị giác;
Suy giảm tư duy trừu tượng và thông hiểu;
Có hoặc không kèm theo hoang tưởng nhất thời;
Nhưng điển hình là tư duy không liên quan;
Suy giảm trí nhớ tái hiện gần và tức thời nhưng trí nhớ xa vẫn tương đối còn duy trì;
Rối loạn định hướng về thời gian,về không gian và bản thân trong những trường hợp trầm trọng hơn.
Rối loạn tâm thần vận động (giảm hoặc tăng hoạt động; thời gian phản ứng tăng;
Tăng hoặc giảm dòng ngôn ngữ; phản ứng giật mình tăng lên).
Rối loạn chu kỳ thức - ngủ (ngủ kém hoặc trong những trường hợp trầm trọng, mất ngủ hoàn toàn hoặc chu kỳ thức ngủ đảo ngược, ngủ nhiều ban ngày; triệu chứng xấu hơn về ban đêm, có thể có ác mộng)
Rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, lo sợ, cáu kỉnh, khoái cảm, vô cảm hoặc bàng hoàng ngơ ngác…
Khởi phát thường nhanh, tiến triển dao động trong ngày và toàn bộ thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng.
Bệnh cảnh lâm sàng trên đặc trưng đến mức có thể làm chẩn đoán về sảng khá tin cậy mặc dù nguyên nhân bên dưới chưa được làm rõ.
Thêm vào một bệnh sử của bệnh não hoặc bệnh cơ thể nằm bên dưới, bằng chứng về rối loạn chức năng não cần phải có nếu chẩn đoán còn nghi ngờ (ví dụ, điện não đồ không bình thường, thường xuất hiện sóng chậm nhưng không phải lúc nào cũng vậy).
3.2. Cận lâm sàng:
Chỉ định một trong số các xét nghiệm sau tùy từng trường hợp
- Xét nghiệm máu:
Bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sinh hóa máu (điện giải đồ, chức năng thận và gan, chức năng tuyến giáp, glucose, D-dimer, test kích thích ACTH,…)
- Khí máu động mạch:
Đánh giá giảm oxy máu, tăng CO2, lactate máu.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Thăm dò chức năng:
Điện tâm đồ, điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm doppler xuyên sọ…
- Chẩn đoán hình ảnh:
CT-Scanner, MRI sọ não, siêu âm ổ bụng, chụp Xquang ổ bụng, ngực…
- Xét nghiệm độc chất trong máu:
Digoxin, lithium, quinidin, rượu, ma túy…
- Dịch não tủy (CSF) để phát hiện viêm não, màng não
- Xét nghiệm giang mai, xét nghiệm kháng thể suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
- Các xét nghiệm bổ sung khác trong những trường hợp cần thiết được chỉ định
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10
A. Có ý thức u ám, giảm độ tỉnh táo về nhận biết môi trường xung quanh
B. Rối loạn nhận thức được biểu hiện bằng cả 2 triệu chứng sau
1) Tổn thương trí nhớ gần và trí nhớ tức thì, trí nhớ xa không bị ảnh hưởng
2) Rối loạn định hướng về không gian, thời gian hoặc người xung quanh
C. Ít nhất một trong các rối loạn tâm thần vận động sau xuất hiện
1) Sự dao động nhanh và không thể đoán trước về tăng và giảm hoạt động
2) Tăng thời gian phản ứng
3) Tăng hoặc giảm thời gian phản ứng
4) Tăng phản ứng giật mình
D. Rối loạn chu kỳ thức - ngủ biểu hiện bằng ít nhất một trong các triệu chứng sau:
1) (Ngủ kém hoặc trong những trường hợp trầm trọng mất toàn bộ giấc ngủ hoặc chu kỳ thức ngủ đảo ngược, ngủ nhiều ban ngày;
2) Triệu chứng xấu hơn về ban đêm,
3) Các giấc mơ hoặc ác mộng
E. Các triệu chứng khởi phát nhanh và dao động trong ngày
F. Thêm vào một bệnh sử của bệnh não hoặc bệnh cơ thể nằm bên dưới:
Bằng chứng về rối loạn chức năng não cần phải có nếu chẩn đoán còn nghi ngờ (ví dụ, điện não đồ không bình thường, thường cho thấy hoạt động sóng cơ bản bị chậm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy)
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Sa sút trí tuệ:
Các triệu chứng lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán phân biệt.
Trong mê sảng các triệu chứng khởi phát cấp diễn, đột ngột, còn trong sa sút trí tuệ triệu chứng thường khởi phát từ từ, kín đáo.
Các thay đổi về nhận thức trong sa sút trí tuệ thì ổn định, không dao động theo thời gian trong ngày.
Trong sa sút trí tuệ bệnh nhân vẫn tỉnh táo, còn một bệnh nhân mê sảng thường có những giai đoạn ý thức bị suy giảm, rối loạn.
Cần lưu ý các trường hợp mê sảng chồng lấp trên bệnh nhân sa sút trí tuệ.
- Tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm, hưng cảm:
Nhìn chung các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là bền vững hơn và có tính chất hệ thống.
Trong tâm thần phân liệt không có rối loạn ý thức và rối loạn định hướng.
Một số bệnh nhân mê sảng với giảm hoạt động cần phân biệt với trầm cảm dựa vào lâm sàng và điện não đồ.
Tuy nhiên các bệnh này cũng dẫn tới sảng hoặc do tự bỏ bê hoặc kiệt sức hoặc do thuốc hướng thần mạnh để điều trị.
- Các bệnh lý cơ thể:
Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng cấp, tăng/hạ đường huyết, hạ oxy máu, tăng CO2 máu, tắc nghẽn đường tiết niệu cấp tính, rối loạn do chất/thuốc, hội chứng não gan, suy thận, tăng/hạ Na máu, hạ Canci máu, viêm não-màng não, u não, trạng thái sau đột quỵ não, táo bón, sau chấn thương não, bệnh Addison, nhiễm độc giáp, hôn mê do suy giáp, áp-xe não, giang mai não, bệnh não Wernick.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Điều trị nguyên nhân gây mê sảng, việc phát hiện nguyên nhân gây mê sảng và xử trí nguyên nhân là điều cốt lõi.
- Kiểm soát hành vi:
Giải quyết nguyên nhân bên dưới nếu có thể.
Tạo môi trường thân thuộc, tương tác bình tĩnh, không đối đầu.
- Hóa dược:
Điều trị hóa dược xử lý các triệu chứng rối loạn.
Liều lượng đối với mê sảng thường thấp hơn chỉ định thông thường, liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng mê sảng
- Chăm sóc quản lý bệnh nhân
4.3. Điều trị cụ thể
4.3.1. Liệu pháp hóa dược:
a. An thần kinh:
Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
Haloperidol: 5mg - 20 mg/ngày
Risperidon: 0,5mg - 10mg/ngày
Clozapin: 25mg - 300mg/ngày
Olanzapin: 5mg - 30mg/ngày
Quetiapin: 50mg - 800mg/ngày
Aripiprazol: 10 - 30mg/ngày
Đối với bệnh nhân bị bệnh Parkinson hoặc SSTT thể Lewy và mê sảng lựa chọn thuốc chống loạn thần ít nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson (clozapin hoặc quetiapin), không nên sử dụng haloperidol.
Mất ngủ được điều trị tốt với các thuốc nhóm benzodiazepin có thời gian bán thải ngắn hoặc trung bình (ví dụ lorazepam, zopiclon).
Thuốc có thời gian bán thải dài và barbiturate nên tránh
Chăm sóc, hỗ trợ là cần thiết với bệnh nhân.
Nguyên nhân gây mê sảng rất nhiều kèm theo các rối loạn nằm bên dưới cần được chăm sóc giảm thiểu các nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng bệnh.
Các bệnh nhân có sảng thường cao tuổi nên chăm sóc là góp phần giảm các biết chứng gây ra: tiểu không tự chủ, bất động, ngã, loét do tì đè, mất nước, suy dinh dưỡng….
Các thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:
Donepezil: 5mg - 23mg/ngày
Rivastigmin: 1,5mg - 12mg/ngày (đường uống hoặc miếng dán)
Galantamin: 8mg - 24mg/ ngày…
Các thuốc nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh:
Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
Cerebrolysin 10ml - 20ml/ngày
Ginkgo biloba 80mg - 120mg/ngày
Piracetam 400mg - 1200mg/ngày
Citicholin 100mg - 1000mg/ngày
Cholin alfoscerate 200mg - 800mg/ngày
Vinpocetin 5mg - 100mg/ngày
Nicergolin 10mg - 30mg/ngày
Thuốc chống oxy hóa: vitamin E, selegiline.
Thuốc hỗ trợ chức năng gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác …
Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
4.3.2. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp:
Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân…
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp:
+ Đảm bảo môi trường an toàn với bệnh nhân và mọi người xung quanh
+ Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh
+ Vệ sinh giấc ngủ
+ Giáo dục gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân…
4.3.3. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu
4.3.4. Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo hoặc là nguyên nhân bên dưới
- Do thuốc
- Nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa
- Tình trạng gây suy giảm oxy não (thiếu máu, suy tim, COPD…)…
4.3.5. Phục hồi chức năng
Đánh giá mức độ khả năng hoạt động cơ bản hàng ngày một cách thường xuyên
Tạo môi trường gần gũi với những thói quen và nhắc nhở thường xuyên về ngày, giờ, địa điểm
Gia đình cần tham gia trong quá trình này để chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân
Gia đình cần được tư vấn để cảnh giác với các dấu hiệu sớm tái phát của bệnh
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
Các triệu chứng thường tồn tại đến khi căn nguyên được giải quyết, mê sảng thường tồn tại dưới một tuần
Bệnh nhân càng già tiên lượng càng nặng nề hơn
5.2. Biến chứng
Các biến chứng liên quan đến bệnh lý nền
Biến chứng nhiễm khuẩn, chấn thương cần được theo dõi, kiểm soát
6. PHÒNG BỆNH
Chăm sóc tốt các bệnh cơ thể nặng tránh biến chứng gây sảng (điều kiện môi trường, tạo không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng, an toàn cho bệnh nhân)
Hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc, các thuốc có thể gây mê sản
TIP
Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên não bộ.
Rối loạn tâm thần này cũng phát triển cùng các tổn thương cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp khó điều trị.
Rối loạn tâm thần do rượu xảy ra như thế nào?
Các chất trong rượu có thể gây ra rối loạn tâm thần ở các mức độ khác nhau, có thể là ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
Các rối loạn tâm thần do rượu thường gặp gồm:
1.1. Lệ thuộc và lạm dụng rượu
Đây là ảnh hưởng rối loạn tâm thần đầu tiên và nhẹ nhất do rượu gây ra nhưng ít người biết đến.
Người uống có xu hướng lạm dụng rượu trong nhiều tình huống, sử dụng liên tục với tần suất tăng dần, sau đó sẽ tiến đến lệ thuộc rượu.
Lệ thuộc rượu khi người bệnh uống quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Các dạng lệ thuộc rượu thường gặp như:
Liên tục dùng lượng rượu nhiều.
Chỉ dùng nhiều rượu vào cuối tuần hoặc gặp trục trặc công việc, tình cảm.
Dùng nhiều rượu dài ngày xen kẽ trong các giai đoạn không uống rượu.
Dạng rối loạn tâm thần do rượu này là nhẹ nhất, điều trị cũng khá đơn giản với mục tiêu kéo dài thời gian ngưng rượu, giảm tần suất và lượng uống rượu.
Có thể điều trị bằng nhận thức, tâm lý xã hội hoặc hóa dược trị liệu.
Người bệnh cần được giải thích về những tác hại nghiêm trọng của lạm dụng rượu với sức khỏe thể chất và tinh thần để tập dần thói quen giảm sử dụng rượu.
Ở người lệ thuộc rượu, có thể cần sự hỗ trợ của thuốc để cai rượu dễ dàng hơn.
1.2. Nhiễm độc rượu
Nhiễm độc rượu hay còn được gọi là say rượu, xảy ra khi một người uống lượng rượu đủ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, làm thay đổi suy nghĩ và hành vi.
Say rượu được chia thành các dạng gồm:
Say rượu thông thường
Người bệnh gặp phải các rối loạn tâm thần như:
Lo âu, cáu giận, cảm xúc không ổn định, rối loạn hành vi,... đi kèm với triệu chứng thể chất của ngộ độc rượu.
Say rượu thông thường không kéo dài, chỉ tổn tại trong thời gian rượu còn tác dụng dược lý, tùy theo lượng uống và loại rượu mà có thể là vài giờ hoặc nhiều hơn.
Say rượu bệnh lý
Say rượu bệnh lý là dạng rối loạn tâm thần cấp tính nặng hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng loạn thần cấp.
Khi đó, người bệnh có thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, mất ý thức kiểm soát hành vi như:
Chửi mắng, đánh đập, tự sát,...
Tình trạng loạn thần cũng sẽ hết sau cơn say rượu bệnh lý.
Nhiễm độc rượu cùng các rối loạn tâm thần là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Chấn thương, hoạt động phạm tội, tự sát, giết người, tai nạn xe cộ,...
1.3. Rối loạn loạn thần do rượu
Rối loạn loạn thần do rượu đặc trưng bởi triệu chứng ảo giác kéo dài, ảo thanh, không có mê sảng xuất hiện khoảng 2 ngày khi người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.
Người bệnh có xu hướng tìm đến rượu để giải tỏa khi bị rối loạn loạn thần nhưng càng khiến bệnh cảnh nghiêm trọng hơn, có thể mạn tính giống tâm thần phân liệt.
Tình trạng rối loạn tâm thần này khá ít gặp, tỉ lệ cao hơn ở nam giới và chủ yếu ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.
1.4. Hội chứng cai rượu
Hội chứng cai rượu là một loạt các triệu chứng xảy ra khi một người nghiện rượu mạn tính bị thiếu hoặc ngưng uống rượu trong thời gian dài.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Khó chịu, bồn chồn, bứt rứt trong người, lo âu, buồn bã, mất ngủ, sợ hãi, gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim,...
Khi người bệnh được uống một lượng rượu nhỏ, các triệu chứng của hội chứng cai rượu sẽ nhanh chóng biến mất, tuy nhiên đây không phải là cách điều trị lâu dài.
Người bệnh cần được cai rượu tại nhà hoặc nhập viện, cùng với đó là sử dụng thuốc giảm triệu chứng như:
Thuốc an thần, truyền dịch tĩnh mạch, bổ sung vitamin thiết yếu,...
1.5. Rối loạn trí nhớ
Rối loạn trí nhớ thường gặp ở người uống nhiều rượu trong thời gian dài làm tổn thương tế bào não gây ra bệnh não.
Các bệnh thường gặp gồm:
Bệnh não Wernicke:
Xảy ra khi người bệnh nghiện rượu mạn tính thiếu Vitamin, có triệu chứng như lay giật nhãn cầu, lú lẫn toàn bộ, bịa chuyện, sảng nhẹ, mất ngủ, sợ bóng đêm,...
Hội chứng Korsakoff:
Xảy ra ở người nghiện rượu mạn tính bị thiếu thiamin, có biểu hiện quên thuận chiều và ngược nhiều, viêm đa dây thần kinh, rối loạn định hướng lực,...
2. Tác động của rượu với cơ thể
Các rối loạn tâm thần do rượu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh kéo dài, kết hợp với những tổn thương của các cơ quan nội tạng, chức năng do độc tố của rượu gây ra.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của Ethanol có trong rượu với cơ thể gồm:
2.1. Ảnh hưởng đến não
Rượu có ảnh hưởng gây ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo.
Nồng độ rượu có trong máu đạt khoảng 0.05% sẽ gây ảnh hưởng tới suy nghĩ và phán đoán, nặng hơn ảnh hưởng tới các cử động.
Ngộ độc rượu sẽ xảy ra khi nồng độ rượu trong máu đạt tới 0.1 - 0.15%.
Khi nồng độ này ở mức 0.4 - 0.5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê do tế bào não bị tổn thương nặng.
2.2. Ảnh hưởng đến nhiều cơ quan
Lạm dụng rượu lâu dài hoặc dùng rượu lượng lớn gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan như:
Viêm gan, xơ gan, bệnh cơ tim, loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm tụy, bệnh thần kinh ngoại biên, thoái hóa tiểu não, động kinh, teo não,...
Người nghiện rượu mạn tính thường bị thiếu hụt Vitamin B12, thiamin, folate, acid nicotinic,... gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
CUỒNG SẢNG RƯỢU CẤP
Cuồng sảng rượu cấp, còn gọi là cơn động kinh do cai rượu, là một tình trạng cấp cứu tâm thần khẩn cấp do khởi phát nhanh và đột ngột sau khi người bệnh ngưng uống rượu từ 6-12 giờ.
Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu thường trở nên rõ rệt trong vòng 1-2 ngày và có thể kéo dài trong vài ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, cuồng sảng rượu cấp có thể đe dọa tính mạng, với tỷ lệ tử vong lên đến 33%.
Cuồng sảng rượu cấp thường gặp ở những người nghiện rượu nặng hoặc đang thực hiện quá trình cai rượu.
Để xác định chính xác tình trạng cuồng sảng rượu cấp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của các xét nghiệm sau đây:
Kiểm tra nồng độ magie và phosphat trong máu.
Bảng chuyển hóa toàn diện.
Điện tâm đồ.
Điện não đồ.
Xét nghiệm thăm dò độc chất.
Triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp
Giai đoạn khởi phát
Các triệu chứng của sảng rượu cấp thường bắt đầu xuất hiện sau 1-2 ngày ngừng uống rượu, bao gồm mất ngủ, cảm giác choáng váng, tay chân run rẩy, và rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện như da đỏ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi, và đổ mồ hôi nhiều.
Mặc dù cơn động kinh do cai rượu thường xuất hiện sau 1-2 ngày ngừng uống rượu, có trường hợp bệnh nhân chỉ biểu hiện các triệu chứng sau 3-4 ngày.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng giống cơn động kinh trong thời gian cai rượu, cần cảnh giác với khả năng mắc chứng cuồng sảng rượu.
Người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn mà các biểu hiện của cuồng sảng rượu cấp trở nên rõ ràng và phong phú nhất, thường xuất hiện sau 3-4 ngày ngừng uống rượu.
Các triệu chứng chính của giai đoạn này bao gồm:
Mất ngủ hoàn toàn:
Bệnh nhân không thể ngủ, thường bị mất ngủ nghiêm trọng trong vòng 24 giờ.
Rối loạn ý thức:
Bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng về nhận thức, không phân biệt được thời gian và không gian, đôi khi không nhận ra chính bản thân mình.
Hoang tưởng và ảo giác:
Bệnh nhân có ảo giác về âm thanh và thị giác, những hoang tưởng và ảo giác này có thể chi phối hành động của họ.
Khi không kiểm soát được hành động, bệnh nhân dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc cho bản thân và người xung quanh, do đó cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.
Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu thường xảy ra vào chiều tối và có xu hướng giảm vào buổi sáng.
Bệnh nhân có thể phải trải qua các cơn co giật và co cứng, có thể không đi kèm với các triệu chứng khác.
Làm thế nào để điều trị các cơn động kinh do cai rượu?
Bệnh nhân bị cuồng sảng rượu cấp cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Quá trình điều trị thường được tiến hành tại phòng cấp cứu hoặc khoa tâm thần, nơi có sẵn các thiết bị hỗ trợ đầy đủ.
Quy trình điều trị tại bệnh viện
Ổn định bệnh nhân:
Người bệnh sẽ được cố định tại giường nếu cần thiết để tránh tự gây thương tích.
Việc cho ngửi bông tẩm cồn hoặc uống rượu vang không phải là phương pháp điều trị chuẩn và không được khuyến cáo trong thực hành y khoa hiện đại.
Kiểm tra y tế:
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm huyết học, chức năng gan và thận, cũng như kiểm tra đường huyết để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Điều trị bằng phương pháp khác:
Bệnh nhân sẽ được truyền dịch tĩnh mạch kèm theo các vitamin, điện giải và thuốc giảm đau để kiểm soát các triệu chứng.
Một số loại thuốc cũng được sử dụng trong điều trị cuồng sảng rượu bao gồm:
Diazepam:
Để giảm kích thích và ngăn ngừa co giật,
Vitamin B1
Để phòng ngừa và điều trị bệnh não Wernicke,
Dung dịch điện giải và dịch truyền:
Để điều chỉnh rối loạn điện giải và ngăn ngừa mất nước,
Thuốc chống co giật:
Trong một số trường hợp có co giật kéo dài.
Sau khi thuyên giảm triệu chứng
Khi các triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp đã thuyên giảm và tình trạng bệnh nhân ổn định, họ có thể được về nhà.
Để phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần thực hiện điều trị tại nhà lâu dài.
Các biện pháp bao gồm:
Cai rượu hoàn toàn.
Duy trì lối sống lành mạnh.
Thay đổi lối sống, đặc biệt là tránh các tình huống dễ dẫn đến uống rượu như tụ tập bạn bè.
Tham gia chương trình hỗ trợ cai nghiện rượu.
Các bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là:
Nghiện rượu, loạn thần do rượu, rối loạn nhân cách do rượu.
Nghiện rượu chiếm 2-3% dân số trưởng thành, khoảng 10% người nghiện rượu sẽ có rối loạn tâm thần trong cuộc đời.
Bệnh rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não.
Các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là:
Nghiện rượu, loạn thần do rượu (sảng, hoang tưởng do rượu, ảo giác do rượu), rối loạn nhân cách do rượu...
Để chẩn đoán xác định các bệnh lý tâm thần do rượu phải xác định chắc chắn người bệnh có nghiện rượu.
Chẩn đoán nghiện rượu
Các triệu chứng lâm sàng nghiện rượu
Nghiện rượu là một bệnh lý nghiện chất và có đủ các triệu chứng cơ bản đặc trưng cho nhóm bệnh này.
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ ba biểu hiện trở lên trong các biểu hiện sau đây:
- Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.
- Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.
- Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu.
- Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như:
Cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra.
- Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.
- Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Hội chứng cai:
Là biểu hiện chủ yếu của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ:
- Khí sắc trầm, bồn chồn, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên.
- Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ.
- Rối loạn giấc ngủ như: giấc ngủ nông, ác mộng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.
- Run.
- Rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, tim đập nhanh…).
- Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh cũng như các ảo giác về thị giác hay thính giác, đặc bịệt về chiều tối và ban đêm.
Các triệu chứng xét nghiệm
- Thang AUDIT giúp nhận dạng các rối loạn do sử dụng rượu.
- Tăng men Gamma-GT (có thể gấp 50-60 lần giới hạn bình thường).
Chẩn đoán loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác…
Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
Sảng rượu (sảng run)
Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…).
Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.
Dấu hiệu lâm sàng
Giai đoạn khởi phát:
- Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ.
Trong giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, rối loạn thần kinh thực vật.
- Thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng hoảng hốt, lo âu.
Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…
Giai đoạn toàn phát:
- Tam chứng cổ điển bao gồm:
Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn;
Các ảo tưởng và ảo giác sinh động và triệu chứng run nặng.
Ngoài ra cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và hoạt động thần kinh tự trị gia tăng.
- Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc, định hướng bản thân còn giữ được.
Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, mất khả năng phê phán.
Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.
- Các ảo giác như:
Ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác chiếm vị trí chủ yếu, thường xuất hiện vào buổi chiều tối với các nội dung làm cho người bệnh ghê sợ, hốt hoảng.
Thấy rắn rết, sau bọ bò trên da, trong nhà.
Hành vi, tính cách người bệnh phù hợp với nội dung của ảo giác.
- Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ, nội dung có liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.
- Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…
- Song song với các rối loạn tâm thần còn có các rối loạn toàn thân rõ rệt như:
Run chân tay (run rẩy ở cuối chi, nhỏ, nhanh và tăng lên khi hoạt động;
Run lưỡi (làm cho bệnh nhân nói khó);
Ra nhiều mồ hôi, sốt nhẹ…
- Bệnh kéo dài thường không quá 1 tuần.
Ảo giác do rượu
Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu.
Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính sau 10 năm.
Lâm sàng:
Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác, thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhân, bao gồm:
Ảo thính, ảo thị, ảo giác xúc giác…
- Ảo thính:
Thường là ảo thính thật, nghe thấy nhiều tiếng nói bàn bạc thảo luận, doạ nạt, chửi rủa, nhạo báng người bệnh.
Có thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang đến với người bệnh.
Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của người bệnh.
Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh và những người xung quanh.
Họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người…
Khi ảo thính hết hẳn thì người bệnh có thể phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.
- Ảo thị:
Ít gặp hơn ảo thanh, nội dung thường phù hợp với ảo thanh và hoang tưởng đi kèm.
Thường gặp nhất là ảo thị thô sơ.
- Ảo giác xúc giác:
Ít gặp hơn ảo thính và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị.
Người bệnh cảm thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu.
Đôi khi người bệnh cảm thấy như có mạng nhện bám trên da nên họ có hành động lấy tay phủi đi hoặc cảm giác những vật lạ trong miệng và họng.
Hoang tưởng do rượu
Hoang tưởng do rượu là một hội chứng hay một thể bệnh của loạn thần do rượu.
Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu.
Lâm sàng:
Hoang tưởng ghen tuông
- Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý.
Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ.
Người bệnh theo dõi vợ mình, chú ý từ những điều nhỏ nhặt, đánh đập vợ…
- Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
Hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông.
Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường họ có hành vi mang tính chất xung động.
Ngoài ra, ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh… nhưng với tỷ lệ thấp.
Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảch lâm sàng của loạn thần do rượu.
Trầm cảm do rượu
Trầm cảm ở người nghiện rượu và loạn thần do rượu (trầm cảm thứ phát) rất thường gặp.
Tuy nhiên bệnh cảnh thường không điển hình, triệu chứng giảm khí sắc ít gặp mà thường biểu hiện bằng khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích.
Trầm cảm do rượu cũng thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú và giảm hoạt động.
Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh trầm cảm do rượu.
Bệnh loạn thần Korsakov
- Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.
Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.
Mất nhớ hoàn toàn hoặc một phần, người bệnh không thể ghi nhận được các thông tin mới. Khi trả lời câu hỏi người bệnh bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết hổng trí nhớ.
- Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh nghiện rượu.
Điều trị các bệnh tâm thần do nghiện rượu
Điều trị nghiện rượu
Nguyên tắc điều trị
- Sử dụng dược lý kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp môi trường.
- Các liệu pháp dược lý:
+ Các phương pháp giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc.
+ Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc.
+ Quan tâm điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo.
Điều trị cụ thể
- Người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.
- Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thản benzodiazepine (seduxen 10-20mg/ngày) và thuốc chống loạn thần (haloperidol 5-10mg/ngày) nếu có biến chứng mê sảng, bổ sung vitamin nhóm B.
- Sau khi hết hội chứng cai (thường là 5-7 ngày) tiến hành liệu pháp gây phản ứng sợ rượu bằng disulfiram (Antabuse, Esperal…)
Liều điều trị 250 – 500 mg/ ngày, nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ.
Thường dùng liều trên trong 1-2 tuần đầu, trong giai đoạn này tiến hành 1-2 lần gây phản ứng “rượu-Disulfiram”.
Sau 2 giờ uống Disulfiram, cho người bệnh uống 30 ml rượu, ít phút sau sẽ xuất hiện các triệu chứng không dung nạp rượu:
Khó chịu, mệt, tăng tiết mồ hôi, xung huyết dưới da, chóng mặt, khó thở….
- Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú Disulfiram với liều 125-250 mg/ ngày trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm, cho đến lúc chắc chắn người nghiện đã bỏ được rượu.
- Ngừng disulfiram khi có biến chứng.
- Không sử dụng disulfiram trong các trường hợp:
Viêm nhiều dây thần kinh, tăng huyết áp vừa và nặng, các bệnh mạch máu nặng, lao tiến triển, người trên 60 tuổi, di chứng sau đột quỵ.
- Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo, bồi phụ nước và điện giải.
- Bổ sung vitamin B 1 liều cao.
Điều trị loạn thần do rượu
Điều trị sảng rượu
- Điều trị sảng rượu cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn cơ thể nặng.
Nguyên tắc chung là giải độc, sử dụng vitamin liều cao (nhất là vitamin nhóm B) và thuốc hướng thần.
- Sử dụng các thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái kích động, hoang tưởng, ảo giác. - Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là haloperidol 5-10mg/ngày.
Có thể sử dụng risperdal 2-4mg/ngày
- Điều trị các cơn co giật do rượu:
Tốt nhất là seduxen tiêm bắp 10-20mg/ngày hoặc dùng phenobarbital tiêp bắp100-200mg/ngày.
- Vitamin B1 liều cao 1-2g/ngày, truyền các dung dịch ringer lactat, glucose .
Điều trị loạn thần do rượu
- Phương thức điều trị tương tự như điều trị sảng rượu:
Haloperidol tiêm bắp 5-10mg/ngày hoặc risperdal 2-4mg/ngày.
Phối hợp seduxen 10-20mg/ngày.
- Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện .
Sử dụng các thuốc chống trầm cảm khi cần:
Amitriptylin 25-50mg/ngày, zolofl 50-100mg/ngày.
Dự phòng bệnh tâm thần do rượu
Dự phòng nghiện rượu
- Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng về những tác hại của rượu đối với cơ thể, tâm thần và xã hội.
- Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
Hướng thanh thiếu niên vào cuộc sống lành mạnh.
- Hướng dẫn sử dụng rượu an toàn (Một ngày không quá 30g rượu đối với nam, 20g đối với nữ; một tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng đồ uống có cồn).
1. ĐỊNH NGHĨA
Sảng là một thuật ngữ được gọi bằng nhiều tên khác nhau:
Trạng thái lú lẫn cấp, hội chứng não cấp, bệnh não do chuyển hóa, loạn thần do nhiễm độc…và đã được thống nhất gọi chung là sảng.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) và thống kê rối loạn tâm thần và hành vi của Hoa kỳ lần 4 (DSM-4) đây là một hội chứng đặc trưng bởi rối loạn sự ý thức tức là giảm sự tỉnh táo và nhận biết về môi trường xung quanh, giảm độ tập trung và duy trì hoặc thay đổi chú ý.
2. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân gây mê sảng, ngoài nguyên nhân do rượu và các chất tác động tâm thần khác thì nguyên nhân gây mê sảng có nhiều nguyên nhân khác:
- Chấn thương sọ não, khối u não, xuất huyết ngoài màng cứng, áp xe, xuất huyết nội sọ, xuất huyết não, đột quỵ không xuất huyết, thiếu máu tạm thời…
- Rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải…
- Đái tháo đường, hạ đường huyết, tăng đường huyết, hoặc kháng insulin
- Nhiễm trùng (như nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, virut, bệnh dịch hạch, giang mai, áp xe…)
- Các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, chống ung thư… có thể gây mê sảng khi sử dụng.
- Hội chứng an thần kinh ác tính, hội chứng serotonin…
- Các bệnh cơ thể nặng: viêm gan, suy thận, suy tim…
- Thiếu dinh dưỡng…
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Tính chất sảng xảy ra
Xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, phổ biến ở lứa tuổi trên 60.
Hội chứng đặc trưng bởi rối loạn đồng thời ý thức, chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ, tâm thần vận động, cảm xúc và chu kỳ thức ngủ.
Phần lớn các trường hợp hồi phục trong vòng 4 tuần hoặc ít hơn.
Để chẩn đoán xác định, các triệu chứng, nhẹ hoặc nặng, phải có ở mỗi một lĩnh vực trong các lĩnh vực sau:
Tật chứng về ý thức và sự chú ý:
Đi từ mù mờ đến hôn mê;
Giảm khả năng định hướng tập trung, duy trì và sự thay đổi chú ý)
Rối loạn toàn bộ nhận thức (lệch lạc tri giác, ảo tưởng và ảo giác - phần lớn là thị giác;
Suy giảm tư duy trừu tượng và thông hiểu;
Có hoặc không kèm theo hoang tưởng nhất thời;
Nhưng điển hình là tư duy không liên quan;
Suy giảm trí nhớ tái hiện gần và tức thời nhưng trí nhớ xa vẫn tương đối còn duy trì;
Rối loạn định hướng về thời gian,về không gian và bản thân trong những trường hợp trầm trọng hơn.
Rối loạn tâm thần vận động (giảm hoặc tăng hoạt động; thời gian phản ứng tăng;
Tăng hoặc giảm dòng ngôn ngữ; phản ứng giật mình tăng lên).
Rối loạn chu kỳ thức - ngủ (ngủ kém hoặc trong những trường hợp trầm trọng, mất ngủ hoàn toàn hoặc chu kỳ thức ngủ đảo ngược, ngủ nhiều ban ngày; triệu chứng xấu hơn về ban đêm, có thể có ác mộng)
Rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, lo sợ, cáu kỉnh, khoái cảm, vô cảm hoặc bàng hoàng ngơ ngác…
Khởi phát thường nhanh, tiến triển dao động trong ngày và toàn bộ thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng.
Bệnh cảnh lâm sàng trên đặc trưng đến mức có thể làm chẩn đoán về sảng khá tin cậy mặc dù nguyên nhân bên dưới chưa được làm rõ.
Thêm vào một bệnh sử của bệnh não hoặc bệnh cơ thể nằm bên dưới, bằng chứng về rối loạn chức năng não cần phải có nếu chẩn đoán còn nghi ngờ (ví dụ, điện não đồ không bình thường, thường xuất hiện sóng chậm nhưng không phải lúc nào cũng vậy).
3.2. Cận lâm sàng:
Chỉ định một trong số các xét nghiệm sau tùy từng trường hợp
- Xét nghiệm máu:
Bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sinh hóa máu (điện giải đồ, chức năng thận và gan, chức năng tuyến giáp, glucose, D-dimer, test kích thích ACTH,…)
- Khí máu động mạch:
Đánh giá giảm oxy máu, tăng CO2, lactate máu.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Thăm dò chức năng:
Điện tâm đồ, điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm doppler xuyên sọ…
- Chẩn đoán hình ảnh:
CT-Scanner, MRI sọ não, siêu âm ổ bụng, chụp Xquang ổ bụng, ngực…
- Xét nghiệm độc chất trong máu:
Digoxin, lithium, quinidin, rượu, ma túy…
- Dịch não tủy (CSF) để phát hiện viêm não, màng não
- Xét nghiệm giang mai, xét nghiệm kháng thể suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
- Các xét nghiệm bổ sung khác trong những trường hợp cần thiết được chỉ định
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10
A. Có ý thức u ám, giảm độ tỉnh táo về nhận biết môi trường xung quanh
B. Rối loạn nhận thức được biểu hiện bằng cả 2 triệu chứng sau
1) Tổn thương trí nhớ gần và trí nhớ tức thì, trí nhớ xa không bị ảnh hưởng
2) Rối loạn định hướng về không gian, thời gian hoặc người xung quanh
C. Ít nhất một trong các rối loạn tâm thần vận động sau xuất hiện
1) Sự dao động nhanh và không thể đoán trước về tăng và giảm hoạt động
2) Tăng thời gian phản ứng
3) Tăng hoặc giảm thời gian phản ứng
4) Tăng phản ứng giật mình
D. Rối loạn chu kỳ thức - ngủ biểu hiện bằng ít nhất một trong các triệu chứng sau:
1) (Ngủ kém hoặc trong những trường hợp trầm trọng mất toàn bộ giấc ngủ hoặc chu kỳ thức ngủ đảo ngược, ngủ nhiều ban ngày;
2) Triệu chứng xấu hơn về ban đêm,
3) Các giấc mơ hoặc ác mộng
E. Các triệu chứng khởi phát nhanh và dao động trong ngày
F. Thêm vào một bệnh sử của bệnh não hoặc bệnh cơ thể nằm bên dưới:
Bằng chứng về rối loạn chức năng não cần phải có nếu chẩn đoán còn nghi ngờ (ví dụ, điện não đồ không bình thường, thường cho thấy hoạt động sóng cơ bản bị chậm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy)
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Sa sút trí tuệ:
Các triệu chứng lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán phân biệt.
Trong mê sảng các triệu chứng khởi phát cấp diễn, đột ngột, còn trong sa sút trí tuệ triệu chứng thường khởi phát từ từ, kín đáo.
Các thay đổi về nhận thức trong sa sút trí tuệ thì ổn định, không dao động theo thời gian trong ngày.
Trong sa sút trí tuệ bệnh nhân vẫn tỉnh táo, còn một bệnh nhân mê sảng thường có những giai đoạn ý thức bị suy giảm, rối loạn.
Cần lưu ý các trường hợp mê sảng chồng lấp trên bệnh nhân sa sút trí tuệ.
- Tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm, hưng cảm:
Nhìn chung các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là bền vững hơn và có tính chất hệ thống.
Trong tâm thần phân liệt không có rối loạn ý thức và rối loạn định hướng.
Một số bệnh nhân mê sảng với giảm hoạt động cần phân biệt với trầm cảm dựa vào lâm sàng và điện não đồ.
Tuy nhiên các bệnh này cũng dẫn tới sảng hoặc do tự bỏ bê hoặc kiệt sức hoặc do thuốc hướng thần mạnh để điều trị.
- Các bệnh lý cơ thể:
Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng cấp, tăng/hạ đường huyết, hạ oxy máu, tăng CO2 máu, tắc nghẽn đường tiết niệu cấp tính, rối loạn do chất/thuốc, hội chứng não gan, suy thận, tăng/hạ Na máu, hạ Canci máu, viêm não-màng não, u não, trạng thái sau đột quỵ não, táo bón, sau chấn thương não, bệnh Addison, nhiễm độc giáp, hôn mê do suy giáp, áp-xe não, giang mai não, bệnh não Wernick.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
- Điều trị nguyên nhân gây mê sảng, việc phát hiện nguyên nhân gây mê sảng và xử trí nguyên nhân là điều cốt lõi.
- Kiểm soát hành vi:
Giải quyết nguyên nhân bên dưới nếu có thể.
Tạo môi trường thân thuộc, tương tác bình tĩnh, không đối đầu.
- Hóa dược:
Điều trị hóa dược xử lý các triệu chứng rối loạn.
Liều lượng đối với mê sảng thường thấp hơn chỉ định thông thường, liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng mê sảng
- Chăm sóc quản lý bệnh nhân
4.3. Điều trị cụ thể
4.3.1. Liệu pháp hóa dược:
a. An thần kinh:
Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
Haloperidol: 5mg - 20 mg/ngày
Risperidon: 0,5mg - 10mg/ngày
Clozapin: 25mg - 300mg/ngày
Olanzapin: 5mg - 30mg/ngày
Quetiapin: 50mg - 800mg/ngày
Aripiprazol: 10 - 30mg/ngày
Đối với bệnh nhân bị bệnh Parkinson hoặc SSTT thể Lewy và mê sảng lựa chọn thuốc chống loạn thần ít nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson (clozapin hoặc quetiapin), không nên sử dụng haloperidol.
Mất ngủ được điều trị tốt với các thuốc nhóm benzodiazepin có thời gian bán thải ngắn hoặc trung bình (ví dụ lorazepam, zopiclon).
Thuốc có thời gian bán thải dài và barbiturate nên tránh
Chăm sóc, hỗ trợ là cần thiết với bệnh nhân.
Nguyên nhân gây mê sảng rất nhiều kèm theo các rối loạn nằm bên dưới cần được chăm sóc giảm thiểu các nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng bệnh.
Các bệnh nhân có sảng thường cao tuổi nên chăm sóc là góp phần giảm các biết chứng gây ra: tiểu không tự chủ, bất động, ngã, loét do tì đè, mất nước, suy dinh dưỡng….
Các thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:
Donepezil: 5mg - 23mg/ngày
Rivastigmin: 1,5mg - 12mg/ngày (đường uống hoặc miếng dán)
Galantamin: 8mg - 24mg/ ngày…
Các thuốc nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh:
Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
Cerebrolysin 10ml - 20ml/ngày
Ginkgo biloba 80mg - 120mg/ngày
Piracetam 400mg - 1200mg/ngày
Citicholin 100mg - 1000mg/ngày
Cholin alfoscerate 200mg - 800mg/ngày
Vinpocetin 5mg - 100mg/ngày
Nicergolin 10mg - 30mg/ngày
Thuốc chống oxy hóa: vitamin E, selegiline.
Thuốc hỗ trợ chức năng gan:
Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác …
Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
4.3.2. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp:
Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân…
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp:
+ Đảm bảo môi trường an toàn với bệnh nhân và mọi người xung quanh
+ Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh
+ Vệ sinh giấc ngủ
+ Giáo dục gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân…
4.3.3. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu
4.3.4. Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo hoặc là nguyên nhân bên dưới
- Do thuốc
- Nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa
- Tình trạng gây suy giảm oxy não (thiếu máu, suy tim, COPD…)…
4.3.5. Phục hồi chức năng
Đánh giá mức độ khả năng hoạt động cơ bản hàng ngày một cách thường xuyên
Tạo môi trường gần gũi với những thói quen và nhắc nhở thường xuyên về ngày, giờ, địa điểm
Gia đình cần tham gia trong quá trình này để chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân
Gia đình cần được tư vấn để cảnh giác với các dấu hiệu sớm tái phát của bệnh
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
Các triệu chứng thường tồn tại đến khi căn nguyên được giải quyết, mê sảng thường tồn tại dưới một tuần
Bệnh nhân càng già tiên lượng càng nặng nề hơn
5.2. Biến chứng
Các biến chứng liên quan đến bệnh lý nền
Biến chứng nhiễm khuẩn, chấn thương cần được theo dõi, kiểm soát
6. PHÒNG BỆNH
Chăm sóc tốt các bệnh cơ thể nặng tránh biến chứng gây sảng (điều kiện môi trường, tạo không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng, an toàn cho bệnh nhân)
Hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc, các thuốc có thể gây mê sản
TIP
Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên não bộ.
Rối loạn tâm thần này cũng phát triển cùng các tổn thương cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp khó điều trị.
Rối loạn tâm thần do rượu xảy ra như thế nào?
Các chất trong rượu có thể gây ra rối loạn tâm thần ở các mức độ khác nhau, có thể là ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
Các rối loạn tâm thần do rượu thường gặp gồm:
1.1. Lệ thuộc và lạm dụng rượu
Đây là ảnh hưởng rối loạn tâm thần đầu tiên và nhẹ nhất do rượu gây ra nhưng ít người biết đến.
Người uống có xu hướng lạm dụng rượu trong nhiều tình huống, sử dụng liên tục với tần suất tăng dần, sau đó sẽ tiến đến lệ thuộc rượu.
Lệ thuộc rượu khi người bệnh uống quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Các dạng lệ thuộc rượu thường gặp như:
Liên tục dùng lượng rượu nhiều.
Chỉ dùng nhiều rượu vào cuối tuần hoặc gặp trục trặc công việc, tình cảm.
Dùng nhiều rượu dài ngày xen kẽ trong các giai đoạn không uống rượu.
Dạng rối loạn tâm thần do rượu này là nhẹ nhất, điều trị cũng khá đơn giản với mục tiêu kéo dài thời gian ngưng rượu, giảm tần suất và lượng uống rượu.
Có thể điều trị bằng nhận thức, tâm lý xã hội hoặc hóa dược trị liệu.
Người bệnh cần được giải thích về những tác hại nghiêm trọng của lạm dụng rượu với sức khỏe thể chất và tinh thần để tập dần thói quen giảm sử dụng rượu.
Ở người lệ thuộc rượu, có thể cần sự hỗ trợ của thuốc để cai rượu dễ dàng hơn.
1.2. Nhiễm độc rượu
Nhiễm độc rượu hay còn được gọi là say rượu, xảy ra khi một người uống lượng rượu đủ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, làm thay đổi suy nghĩ và hành vi.
Say rượu được chia thành các dạng gồm:
Say rượu thông thường
Người bệnh gặp phải các rối loạn tâm thần như:
Lo âu, cáu giận, cảm xúc không ổn định, rối loạn hành vi,... đi kèm với triệu chứng thể chất của ngộ độc rượu.
Say rượu thông thường không kéo dài, chỉ tổn tại trong thời gian rượu còn tác dụng dược lý, tùy theo lượng uống và loại rượu mà có thể là vài giờ hoặc nhiều hơn.
Say rượu bệnh lý
Say rượu bệnh lý là dạng rối loạn tâm thần cấp tính nặng hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng loạn thần cấp.
Khi đó, người bệnh có thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, mất ý thức kiểm soát hành vi như:
Chửi mắng, đánh đập, tự sát,...
Tình trạng loạn thần cũng sẽ hết sau cơn say rượu bệnh lý.
Nhiễm độc rượu cùng các rối loạn tâm thần là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Chấn thương, hoạt động phạm tội, tự sát, giết người, tai nạn xe cộ,...
1.3. Rối loạn loạn thần do rượu
Rối loạn loạn thần do rượu đặc trưng bởi triệu chứng ảo giác kéo dài, ảo thanh, không có mê sảng xuất hiện khoảng 2 ngày khi người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.
Người bệnh có xu hướng tìm đến rượu để giải tỏa khi bị rối loạn loạn thần nhưng càng khiến bệnh cảnh nghiêm trọng hơn, có thể mạn tính giống tâm thần phân liệt.
Tình trạng rối loạn tâm thần này khá ít gặp, tỉ lệ cao hơn ở nam giới và chủ yếu ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.
1.4. Hội chứng cai rượu
Hội chứng cai rượu là một loạt các triệu chứng xảy ra khi một người nghiện rượu mạn tính bị thiếu hoặc ngưng uống rượu trong thời gian dài.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Khó chịu, bồn chồn, bứt rứt trong người, lo âu, buồn bã, mất ngủ, sợ hãi, gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim,...
Khi người bệnh được uống một lượng rượu nhỏ, các triệu chứng của hội chứng cai rượu sẽ nhanh chóng biến mất, tuy nhiên đây không phải là cách điều trị lâu dài.
Người bệnh cần được cai rượu tại nhà hoặc nhập viện, cùng với đó là sử dụng thuốc giảm triệu chứng như:
Thuốc an thần, truyền dịch tĩnh mạch, bổ sung vitamin thiết yếu,...
1.5. Rối loạn trí nhớ
Rối loạn trí nhớ thường gặp ở người uống nhiều rượu trong thời gian dài làm tổn thương tế bào não gây ra bệnh não.
Các bệnh thường gặp gồm:
Bệnh não Wernicke:
Xảy ra khi người bệnh nghiện rượu mạn tính thiếu Vitamin, có triệu chứng như lay giật nhãn cầu, lú lẫn toàn bộ, bịa chuyện, sảng nhẹ, mất ngủ, sợ bóng đêm,...
Hội chứng Korsakoff:
Xảy ra ở người nghiện rượu mạn tính bị thiếu thiamin, có biểu hiện quên thuận chiều và ngược nhiều, viêm đa dây thần kinh, rối loạn định hướng lực,...
2. Tác động của rượu với cơ thể
Các rối loạn tâm thần do rượu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh kéo dài, kết hợp với những tổn thương của các cơ quan nội tạng, chức năng do độc tố của rượu gây ra.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của Ethanol có trong rượu với cơ thể gồm:
2.1. Ảnh hưởng đến não
Rượu có ảnh hưởng gây ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo.
Nồng độ rượu có trong máu đạt khoảng 0.05% sẽ gây ảnh hưởng tới suy nghĩ và phán đoán, nặng hơn ảnh hưởng tới các cử động.
Ngộ độc rượu sẽ xảy ra khi nồng độ rượu trong máu đạt tới 0.1 - 0.15%.
Khi nồng độ này ở mức 0.4 - 0.5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê do tế bào não bị tổn thương nặng.
2.2. Ảnh hưởng đến nhiều cơ quan
Lạm dụng rượu lâu dài hoặc dùng rượu lượng lớn gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan như:
Viêm gan, xơ gan, bệnh cơ tim, loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm tụy, bệnh thần kinh ngoại biên, thoái hóa tiểu não, động kinh, teo não,...
Người nghiện rượu mạn tính thường bị thiếu hụt Vitamin B12, thiamin, folate, acid nicotinic,... gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
CUỒNG SẢNG RƯỢU CẤP
Cuồng sảng rượu cấp, còn gọi là cơn động kinh do cai rượu, là một tình trạng cấp cứu tâm thần khẩn cấp do khởi phát nhanh và đột ngột sau khi người bệnh ngưng uống rượu từ 6-12 giờ.
Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu thường trở nên rõ rệt trong vòng 1-2 ngày và có thể kéo dài trong vài ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, cuồng sảng rượu cấp có thể đe dọa tính mạng, với tỷ lệ tử vong lên đến 33%.
Cuồng sảng rượu cấp thường gặp ở những người nghiện rượu nặng hoặc đang thực hiện quá trình cai rượu.
Để xác định chính xác tình trạng cuồng sảng rượu cấp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của các xét nghiệm sau đây:
Kiểm tra nồng độ magie và phosphat trong máu.
Bảng chuyển hóa toàn diện.
Điện tâm đồ.
Điện não đồ.
Xét nghiệm thăm dò độc chất.
Triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp
Giai đoạn khởi phát
Các triệu chứng của sảng rượu cấp thường bắt đầu xuất hiện sau 1-2 ngày ngừng uống rượu, bao gồm mất ngủ, cảm giác choáng váng, tay chân run rẩy, và rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện như da đỏ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi, và đổ mồ hôi nhiều.
Mặc dù cơn động kinh do cai rượu thường xuất hiện sau 1-2 ngày ngừng uống rượu, có trường hợp bệnh nhân chỉ biểu hiện các triệu chứng sau 3-4 ngày.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng giống cơn động kinh trong thời gian cai rượu, cần cảnh giác với khả năng mắc chứng cuồng sảng rượu.
Người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn mà các biểu hiện của cuồng sảng rượu cấp trở nên rõ ràng và phong phú nhất, thường xuất hiện sau 3-4 ngày ngừng uống rượu.
Các triệu chứng chính của giai đoạn này bao gồm:
Mất ngủ hoàn toàn:
Bệnh nhân không thể ngủ, thường bị mất ngủ nghiêm trọng trong vòng 24 giờ.
Rối loạn ý thức:
Bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng về nhận thức, không phân biệt được thời gian và không gian, đôi khi không nhận ra chính bản thân mình.
Hoang tưởng và ảo giác:
Bệnh nhân có ảo giác về âm thanh và thị giác, những hoang tưởng và ảo giác này có thể chi phối hành động của họ.
Khi không kiểm soát được hành động, bệnh nhân dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc cho bản thân và người xung quanh, do đó cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.
Các triệu chứng của cơn động kinh do cai rượu thường xảy ra vào chiều tối và có xu hướng giảm vào buổi sáng.
Bệnh nhân có thể phải trải qua các cơn co giật và co cứng, có thể không đi kèm với các triệu chứng khác.
Làm thế nào để điều trị các cơn động kinh do cai rượu?
Bệnh nhân bị cuồng sảng rượu cấp cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Quá trình điều trị thường được tiến hành tại phòng cấp cứu hoặc khoa tâm thần, nơi có sẵn các thiết bị hỗ trợ đầy đủ.
Quy trình điều trị tại bệnh viện
Ổn định bệnh nhân:
Người bệnh sẽ được cố định tại giường nếu cần thiết để tránh tự gây thương tích.
Việc cho ngửi bông tẩm cồn hoặc uống rượu vang không phải là phương pháp điều trị chuẩn và không được khuyến cáo trong thực hành y khoa hiện đại.
Kiểm tra y tế:
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm huyết học, chức năng gan và thận, cũng như kiểm tra đường huyết để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Điều trị bằng phương pháp khác:
Bệnh nhân sẽ được truyền dịch tĩnh mạch kèm theo các vitamin, điện giải và thuốc giảm đau để kiểm soát các triệu chứng.
Một số loại thuốc cũng được sử dụng trong điều trị cuồng sảng rượu bao gồm:
Diazepam:
Để giảm kích thích và ngăn ngừa co giật,
Vitamin B1
Để phòng ngừa và điều trị bệnh não Wernicke,
Dung dịch điện giải và dịch truyền:
Để điều chỉnh rối loạn điện giải và ngăn ngừa mất nước,
Thuốc chống co giật:
Trong một số trường hợp có co giật kéo dài.
Sau khi thuyên giảm triệu chứng
Khi các triệu chứng của cuồng sảng rượu cấp đã thuyên giảm và tình trạng bệnh nhân ổn định, họ có thể được về nhà.
Để phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần thực hiện điều trị tại nhà lâu dài.
Các biện pháp bao gồm:
Cai rượu hoàn toàn.
Duy trì lối sống lành mạnh.
Thay đổi lối sống, đặc biệt là tránh các tình huống dễ dẫn đến uống rượu như tụ tập bạn bè.
Tham gia chương trình hỗ trợ cai nghiện rượu.
Các bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là:
Nghiện rượu, loạn thần do rượu, rối loạn nhân cách do rượu.
Nghiện rượu chiếm 2-3% dân số trưởng thành, khoảng 10% người nghiện rượu sẽ có rối loạn tâm thần trong cuộc đời.
Bệnh rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não.
Các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu thường gặp là:
Nghiện rượu, loạn thần do rượu (sảng, hoang tưởng do rượu, ảo giác do rượu), rối loạn nhân cách do rượu...
Để chẩn đoán xác định các bệnh lý tâm thần do rượu phải xác định chắc chắn người bệnh có nghiện rượu.
Chẩn đoán nghiện rượu
Các triệu chứng lâm sàng nghiện rượu
Nghiện rượu là một bệnh lý nghiện chất và có đủ các triệu chứng cơ bản đặc trưng cho nhóm bệnh này.
Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ ba biểu hiện trở lên trong các biểu hiện sau đây:
- Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.
- Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.
- Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu.
- Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như:
Cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra.
- Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.
- Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Hội chứng cai:
Là biểu hiện chủ yếu của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ:
- Khí sắc trầm, bồn chồn, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên.
- Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ.
- Rối loạn giấc ngủ như: giấc ngủ nông, ác mộng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.
- Run.
- Rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, tim đập nhanh…).
- Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh cũng như các ảo giác về thị giác hay thính giác, đặc bịệt về chiều tối và ban đêm.
Các triệu chứng xét nghiệm
- Thang AUDIT giúp nhận dạng các rối loạn do sử dụng rượu.
- Tăng men Gamma-GT (có thể gấp 50-60 lần giới hạn bình thường).
Chẩn đoán loạn thần do rượu
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác…
Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
Sảng rượu (sảng run)
Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…).
Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.
Dấu hiệu lâm sàng
Giai đoạn khởi phát:
- Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ.
Trong giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, rối loạn thần kinh thực vật.
- Thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng hoảng hốt, lo âu.
Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…
Giai đoạn toàn phát:
- Tam chứng cổ điển bao gồm:
Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn;
Các ảo tưởng và ảo giác sinh động và triệu chứng run nặng.
Ngoài ra cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và hoạt động thần kinh tự trị gia tăng.
- Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc, định hướng bản thân còn giữ được.
Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, mất khả năng phê phán.
Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.
- Các ảo giác như:
Ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác chiếm vị trí chủ yếu, thường xuất hiện vào buổi chiều tối với các nội dung làm cho người bệnh ghê sợ, hốt hoảng.
Thấy rắn rết, sau bọ bò trên da, trong nhà.
Hành vi, tính cách người bệnh phù hợp với nội dung của ảo giác.
- Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ, nội dung có liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.
- Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ…
- Song song với các rối loạn tâm thần còn có các rối loạn toàn thân rõ rệt như:
Run chân tay (run rẩy ở cuối chi, nhỏ, nhanh và tăng lên khi hoạt động;
Run lưỡi (làm cho bệnh nhân nói khó);
Ra nhiều mồ hôi, sốt nhẹ…
- Bệnh kéo dài thường không quá 1 tuần.
Ảo giác do rượu
Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu.
Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính sau 10 năm.
Lâm sàng:
Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác, thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhân, bao gồm:
Ảo thính, ảo thị, ảo giác xúc giác…
- Ảo thính:
Thường là ảo thính thật, nghe thấy nhiều tiếng nói bàn bạc thảo luận, doạ nạt, chửi rủa, nhạo báng người bệnh.
Có thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang đến với người bệnh.
Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của người bệnh.
Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh và những người xung quanh.
Họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người…
Khi ảo thính hết hẳn thì người bệnh có thể phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.
- Ảo thị:
Ít gặp hơn ảo thanh, nội dung thường phù hợp với ảo thanh và hoang tưởng đi kèm.
Thường gặp nhất là ảo thị thô sơ.
- Ảo giác xúc giác:
Ít gặp hơn ảo thính và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị.
Người bệnh cảm thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu.
Đôi khi người bệnh cảm thấy như có mạng nhện bám trên da nên họ có hành động lấy tay phủi đi hoặc cảm giác những vật lạ trong miệng và họng.
Hoang tưởng do rượu
Hoang tưởng do rượu là một hội chứng hay một thể bệnh của loạn thần do rượu.
Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu.
Lâm sàng:
Hoang tưởng ghen tuông
- Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý.
Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ.
Người bệnh theo dõi vợ mình, chú ý từ những điều nhỏ nhặt, đánh đập vợ…
- Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
Hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông.
Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường họ có hành vi mang tính chất xung động.
Ngoài ra, ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh… nhưng với tỷ lệ thấp.
Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảch lâm sàng của loạn thần do rượu.
Trầm cảm do rượu
Trầm cảm ở người nghiện rượu và loạn thần do rượu (trầm cảm thứ phát) rất thường gặp.
Tuy nhiên bệnh cảnh thường không điển hình, triệu chứng giảm khí sắc ít gặp mà thường biểu hiện bằng khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích.
Trầm cảm do rượu cũng thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú và giảm hoạt động.
Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh trầm cảm do rượu.
Bệnh loạn thần Korsakov
- Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.
Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.
Mất nhớ hoàn toàn hoặc một phần, người bệnh không thể ghi nhận được các thông tin mới. Khi trả lời câu hỏi người bệnh bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết hổng trí nhớ.
- Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh nghiện rượu.
Điều trị các bệnh tâm thần do nghiện rượu
Điều trị nghiện rượu
Nguyên tắc điều trị
- Sử dụng dược lý kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp môi trường.
- Các liệu pháp dược lý:
+ Các phương pháp giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc.
+ Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc.
+ Quan tâm điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo.
Điều trị cụ thể
- Người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.
- Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thản benzodiazepine (seduxen 10-20mg/ngày) và thuốc chống loạn thần (haloperidol 5-10mg/ngày) nếu có biến chứng mê sảng, bổ sung vitamin nhóm B.
- Sau khi hết hội chứng cai (thường là 5-7 ngày) tiến hành liệu pháp gây phản ứng sợ rượu bằng disulfiram (Antabuse, Esperal…)
Liều điều trị 250 – 500 mg/ ngày, nên dùng buổi tối trước khi đi ngủ.
Thường dùng liều trên trong 1-2 tuần đầu, trong giai đoạn này tiến hành 1-2 lần gây phản ứng “rượu-Disulfiram”.
Sau 2 giờ uống Disulfiram, cho người bệnh uống 30 ml rượu, ít phút sau sẽ xuất hiện các triệu chứng không dung nạp rượu:
Khó chịu, mệt, tăng tiết mồ hôi, xung huyết dưới da, chóng mặt, khó thở….
- Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú Disulfiram với liều 125-250 mg/ ngày trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm, cho đến lúc chắc chắn người nghiện đã bỏ được rượu.
- Ngừng disulfiram khi có biến chứng.
- Không sử dụng disulfiram trong các trường hợp:
Viêm nhiều dây thần kinh, tăng huyết áp vừa và nặng, các bệnh mạch máu nặng, lao tiến triển, người trên 60 tuổi, di chứng sau đột quỵ.
- Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo, bồi phụ nước và điện giải.
- Bổ sung vitamin B 1 liều cao.
Điều trị loạn thần do rượu
Điều trị sảng rượu
- Điều trị sảng rượu cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn cơ thể nặng.
Nguyên tắc chung là giải độc, sử dụng vitamin liều cao (nhất là vitamin nhóm B) và thuốc hướng thần.
- Sử dụng các thuốc chống loạn thần để điều trị trạng thái kích động, hoang tưởng, ảo giác. - Loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là haloperidol 5-10mg/ngày.
Có thể sử dụng risperdal 2-4mg/ngày
- Điều trị các cơn co giật do rượu:
Tốt nhất là seduxen tiêm bắp 10-20mg/ngày hoặc dùng phenobarbital tiêp bắp100-200mg/ngày.
- Vitamin B1 liều cao 1-2g/ngày, truyền các dung dịch ringer lactat, glucose .
Điều trị loạn thần do rượu
- Phương thức điều trị tương tự như điều trị sảng rượu:
Haloperidol tiêm bắp 5-10mg/ngày hoặc risperdal 2-4mg/ngày.
Phối hợp seduxen 10-20mg/ngày.
- Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện .
Sử dụng các thuốc chống trầm cảm khi cần:
Amitriptylin 25-50mg/ngày, zolofl 50-100mg/ngày.
Dự phòng bệnh tâm thần do rượu
Dự phòng nghiện rượu
- Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng về những tác hại của rượu đối với cơ thể, tâm thần và xã hội.
- Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
Hướng thanh thiếu niên vào cuộc sống lành mạnh.
- Hướng dẫn sử dụng rượu an toàn (Một ngày không quá 30g rượu đối với nam, 20g đối với nữ; một tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng đồ uống có cồn).
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Sảng không do rượu (thần kinh)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.