Rối loạn tiền đình (thần kinh)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Hệ thống tiền đình, nằm ở vị trí sau hai bên ốc tai, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự cân bằng và phối hợp cử động của cơ thể.
Là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, tiền đình hoạt động như một cảm biến tinh vi, liên tục ghi nhận các chuyển động của đầu và thân mình.
Khi cơ thể thực hiện bất kỳ động tác nào, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo, điều chỉnh tư thế và phối hợp nhịp nhàng các cử động của đầu, mắt và thân mình để đảm bảo sự cân bằng.
Rối loạn tiền đình là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng mất cân bằng cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, ù tai và buồn nôn.
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiền đình - bộ phận chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh thăng bằng và phối hợp cử động.
Có hai loại rối loạn tiền đình chính:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: 
Loại này thường do tổn thương hoặc trục trặc ở hệ thống tiền đình trong tai trong, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt quay, mất thăng bằng, hay ngã, buồn nôn, ù tai, nhìn mờ.
Rối loạn tiền đình trung ương: 
Loại này ít phổ biến hơn và thường do tổn thương ở não bộ, bao gồm:
Chóng mặt không quay, đi lại không vững, mất thăng bằng, rối loạn thị giác, khó phối hợp cử động.
Triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì?
Chóng mặt
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiền đình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Chóng mặt có thể cảm thấy như quay cuồng, choáng váng hoặc mất thăng bằng. 
Có nhiều loại chóng mặt khác nhau, và loại chóng gặp phải có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.
Một số loại chóng mặt phổ biến bao gồm:
Chóng mặt quay: 
Loại chóng mặt này cảm thấy như bản thân hoặc môi trường xung quanh đang quay cuồng.
Chóng mặt không quay: 
Loại chóng mặt này cảm thấy mất thăng bằng hoặc choáng váng.
Chóng mặt vị trí: 
Loại chóng mặt này xảy ra khi thay đổi vị trí đầu, chẳng hạn như khi đứng lên hoặc nằm xuống.
Mất thăng bằng
Mất thăng bằng có thể khiến dễ bị ngã.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất thăng bằng.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Tổn thương hệ thống tiền đình: 
Hệ thống tiền đình nằm ở tai trong và chịu trách nhiệm về cân bằng.
Tổn thương hệ thống tiền đình có thể do nhiễm trùng tai trong, chấn thương đầu hoặc lão hóa.
Rối loạn thần kinh: 
Một số rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng, có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình và gây mất thăng bằng.
Thuốc: 
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần, có thể gây mất thăng bằng như một tác dụng phụ.
Mất ý thức đột ngột
Đây là triệu chứng chính của mất ý thức do rối loạn tiền đình.
Các triệu chứng dưới đây càng kéo dài thì càng dễ bị mất ý thức
Mất ngủ: 
Khi thiếu ngủ, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi và điều này có thể dẫn đến giảm lượng máu đến não, gây ra tình trạng mất ý thức.
Ngất xỉu: 
Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức tạm thời do lượng máu đến não giảm.
Nó có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như căng thẳng, mất nước hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Rối loạn chức năng tim: 
Một số rối loạn chức năng tim, chẳng hạn như suy tim hoặc nhịp tim bất thường, có thể làm giảm lượng máu đến não và dẫn đến mất ý thức.
Hạ huyết áp: 
Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp.
Có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như mất máu, mất nước hoặc dùng thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được chính xác nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình, nhưng có một số nguyên nhân được cho là có liên quan bao gồm:
Rối loạn tai trong:
Bệnh Meniere: 
Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến tai trong và có thể gây ra chóng mặt, ù tai, mất thính giác và buồn nôn.
Viêm tai trong:
Đây là tình trạng nhiễm trùng tai trong có thể gây ra chóng mặt, mất thăng bằng và ù tai.
Chấn thương đầu:
Chấn thương đầu có thể làm hỏng hệ thống tiền đình và gây ra rối loạn tiền đình.
U dây thần kinh thính giác:
U dây thần kinh thính giác là một loại u lành tính có thể phát triển trên dây thần kinh thính giác và gây ra ù tai, mất thính giác và chóng mặt.
Rối loạn tuần hoàn não:
Tắc nghẽn mạch máu: 
Tắc nghẽn mạch máu có thể do cục máu đông hoặc mảng bám, có thể làm giảm lượng máu đến não và gây ra rối loạn tiền đình.
Huyết áp cao:
Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu trong não và gây ra rối loạn tiền đình.
Tai biến mạch máu não:
Tai biến mạch máu não, hay đột quỵ, có thể làm tổn thương não và gây ra rối loạn tiền đình.
Thuốc: 
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và thuốc an thần, có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn tiền đình.
Căng thẳng: 
Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Lão hóa: 
Hệ thống tiền đình có thể bị thoái hóa theo tuổi tác, dẫn đến rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân khác: 
Một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson, cũng có thể gây ra rối loạn tiền đình.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh rối loạn tiền đình, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc điều trị triệu chứng với mục đích kiểm soát tình trạng bệnh để không tiến triển nặng hơn và phòng ngừa các biến chứng. 
Lưu ý rằng thông tin bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo.
Phác đồ điều trị và chỉ định dùng thuốc được đưa ra bởi bác sĩ chuyên môn sau quá trình thăm khám và chẩn đoán cho từng bệnh nhân với từng trường hợp cụ thể. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Phác đồ dùng thuốc điều trị cơn chóng mặt cấp như sau:
Thuốc trị chóng mặt:
Betahistin dạng bào chế viên 8mg hoặc 16mg:
Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
Hoặc Cinnarizine dạng viên 25mg:
Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
Hoặc Flunarizine dạng viên 5mg:
Đối với người dưới 65 tuổi dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên; đối với người trên 65 tuổi chỉ dùng 1 viên trong ngày vào buổi tối và 30 phút sau khi ăn no.
Hoặc Acetyl Leucine:
Dạng viên 500mg dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên; đối với dạng ống 500mg dùng 2 - 4 lần/ngày, mỗi lần 1 ống/TB lần.
Thuốc chống nôn:
Dùng Domperidon dạng viên 10mg:
Dùng 1 - 2 viên/lần, dùng 3 lần/ngày.
Hoặc Metoclopramide:
Dùng 2 lần/ngày với dạng viên 10mg, mỗi lần 1 viên; dùng 1 ống TB/lần đối với dạng ống 10mg nếu nôn ói quá mức.
Hoặc Dimenhydrinate dạng viên 25mg:
Dùng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần từ 1 - 2 viên.

Một số nhóm thuốc trị rối loạn tiền đình phổ biến như:
Nhóm thuốc thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
Glucocorticoid:
Điển hình là Methylprednisolon, có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, và cải thiện tuần hoàn máu não.
Tanganil:
Giúp cải thiện lưu thông máu não, giảm co thắt mạch máu, và hỗ trợ chức năng tiền đình.
Ginkgo Biloba:
Tăng cường tuần hoàn máu não, chống oxy hóa, và bảo vệ tế bào thần kinh.
Vipocetin:
Cải thiện chuyển hóa năng lượng tế bào thần kinh, tăng cường lưu thông máu não, và hỗ trợ chức năng tiền đình.
Nhóm thuốc hoạt huyết đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp lưu thông tốt hơn.
Giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, cải thiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, đứng không vững.
Một số loại thuốc tiêu biểu trong nhóm thuốc này bao gồm:
Betahistin (Betaserc):
Giúp tăng cường lưu thông máu não, cải thiện chuyển hóa năng lượng tế bào thần kinh, và hỗ trợ chức năng tiền đình.
Almitrin:
Tăng cường lưu thông máu não, cải thiện cung cấp oxy cho não, và hỗ trợ chức năng tiền đình.
Duxil:
Tăng cường lưu thông máu não, chống oxy hóa, và bảo vệ tế bào thần kinh.
Nhóm thuốc kháng Histamine đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra, đặc biệt là những trường hợp tái đi tái lại nhiều lần.
Nhóm thuốc này hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm stress, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,...
Một số loại thuốc thường dùng trong nhóm này bao gồm:
Tanganil 500mg:
Giúp giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai.
Seduxen 5mg:
Giúp an thần, giảm lo âu, và cải thiện tình trạng mất ngủ do rối loạn tiền đình.
Metoclopramid 10mg:
Giúp giảm buồn nôn và nôn.
Nhóm thuốc an thần điển hình như Diazepam, Lorepam… làm giảm lo âu, căng thẳng cho người bệnh.
Nhóm thuốc ức chế kênh canxi và chọn lọc máu:
Chẳng hạn như Cinnarixin, Flunarizin…
Lưu ý:
Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối về liều dùng theo phác đồ điều trị rối loạn tiền đình của bác sĩ để không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình
Duy trì lối sống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên: 
Tập luyện giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ thống tiền đình.
Nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội,... ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Chế độ ăn uống cân bằng: 
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, C, E, selen,...
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol.
Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít).
Ngủ đủ giấc: 
Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng, góp phần cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Hạn chế căng thẳng: 
Căng thẳng, lo âu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền đình.
Do đó, cần thực hành các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ nhàng,... để giảm stress.
Tránh các yếu tố nguy cơ
Hạn chế sử dụng các chất kích thích: 
Rượu bia, thuốc lá và caffeine có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
Nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ hẳn các chất này.
Tránh các hoạt động đột ngột: 
Tránh xoay đầu, đứng lên hoặc ngồi xuống quá nhanh vì có thể gây ra chóng mặt, hoa mắt.
Bảo vệ đầu khỏi chấn thương: 
Chấn thương đầu có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình, do đó cần cẩn thận khi tham gia giao thông hoặc chơi các môn thể thao nguy hiểm.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý có thể dẫn đến rối loạn tiền đình như cao huyết áp, tiểu đường,... để có biện pháp điều trị kịp thời.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Có một số sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình như Ginkgo biloba, Vitamin B6,...
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.


TIP
RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
1. Đại cương
Rối loạn tiền đình là 1 hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện thường gặp nhất là chóng mặt, mất thăng bằng, ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như :
Ù tai, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi…
Hội chứng tiền đình được chia thành:
Hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên dựa vào vị trí giải phẫu.
Tiền đình ngoại biên khi có tổn thương ở khu vực tai trong, nhân và dây tiền đình.
Tổn thương tiền đình trung ương khi tổn thương các đường dẫn truyền tiền đình đi tới nhân tiền đình tại thân não.
 
2. Chẩn đoán:
Chủ yếu dựa vào lâm sàng.

2.1. Lâm sàng:
- Chóng mặt:
Người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn.
Thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, thường cảm giác quay rất mạnh, đặc biệt khó chịu.
- Mất thăng bằng:
Có thể rất mãnh liệt:
Bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên.
Có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: Dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao..
- Rung giật nhãn cầu:
Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…

2.2. Cận lâm sàng:
 - Các xét nghiệm cơ bản.
 - XQ cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp.
 - Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống:
Xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
 - Chụp CT-Scaner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như :
U góc cầu tiểu não, TBMM não…
 
3. Điều Trị:
3.1. Nguyên tắc điều trị:
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp, xảy ra bất ngờ để phòng tránh tai nạn cho người bệnh.
3.2. Điều trị cụ thể:
- Chống nôn:
Metoclopramid 10mg x 01 ống (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp)
- Bù điện giải nếu bệnh nhân nôn nhiều bằng dung dịch đẳng trương.
- Chống chóng mặt:
Tanganil 500 mg x 02- 04 ống /ngày (Tiêm tĩnh mạch chia 2 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch) x 5-7 ngày
Hoặc Tanganil 500mg x 04 viên/ngàyx 5-7 ngày.
- Cải thiện tuần hoàn não:
Piracetam (Tiêm tĩnh mạch chậm 2g-4g / ngày hoặc pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch nếu phải dùng liều cao hơn).
- An thần kinh:
Seduxen 5mg x 1- 02 viên / ngày(uống)


Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Phần lớn người bệnh đều có sự nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này vì thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những dấu hiệu giống nhau như:
Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhưng thực tế thì 2 căn bệnh này có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động.
Thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố gây nên rối loạn tiền đình
 Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu.
Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, nhiễm trùng não, viêm tai giữa cấp và còn có cả nguyên nhân do thay đổi thời tiết.
Do đó thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

TIP2
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn chức năng tiền đình là tình trạng rối loạn hệ thống cân bằng của cơ thể.
Rối loạn chức năng tiền đình được phân chia thành 2 loại:
Rối loạn tiền đình ngoại biên với các triệu chứng rầm rộ, điển hình là cơn chóng mặt thoáng qua đột ngột.
Nguyên nhân do:
Viêm tai giữa, rối loạn chuyển hóa, chấn thương, sử dụng thuốc, bệnh Meniere...
Rối loạn tiền đình trung ương thường ít gặp hơn, các triệu chứng cũng không rầm rộ mà nguyên nhân thường do xuất hiện tổn thương trong não.
Nguyên nhân do:
Xuất huyết não, nhồi máu não, rối loạn tuần hoàn não,...
Một số nguyên nhân khác như:
Căng thẳng quá mức, rối loạn thần kinh thực vật, mất cân bằng trong trường hợp say tàu xe,...
2 Triệu chứng bệnh tiền đình
Triệu chứng tiền đình ở nữ giới hay nam giới thường biểu hiện tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng điển hình như:
Chóng mặt.
Cơ thể mất cân bằng.
Ù tai.
Rung giật nhãn cầu.
Buồn nôn, nôn.
Giảm khả năng tập trung.
Đau đầu.
Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như vã mồ hôi, tim đập nhanh,....
3 Thuốc điều trị rối loạn tiền đình
Điều trị rối loạn tiền đình cần xác định được nguyên nhân.
Trước tiên, cần phải xử trí cơn chóng mặt cấp của người bệnh nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cũng như giảm nguy hiểm cho người bệnh.
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Dưới đây là các thuốc điều trị rối loạn tiền đình thường gặp:
3.1 Thuốc chống nôn
3.1.1 Domperidone
Cơ chế tác dụng: 
Domperidone là chất đối kháng thụ thể dopamin-2, thuốc có tác dụng chống nôn và làm tăng nhu động ruột thông qua tác động lên vùng kích hoạt thụ thể hóa học và chức năng vận động của dạ dày và ruột non.
Liều dùng - Cách dùng:
Người lớn (Cân nặng ≥ 35 kg) 10mg/kg/lần, tối đa 30mg/ngày, trước khi ăn
Trẻ em (cân nặng < 35 kg) 0,25mg/kg/ngày, tối đa 0,75mg/kg/ngày, trước khi ăn
Trẻ em 12 - 17 tuổi (cân nặng ≥ 35 kg) 10mg/kg/lần, tối đa 30mg/ngày, trước khi ăn

Chế phẩm trên thị trường: Motilium, Domperidon Stella, Dompenic 10mg,....

3.1.2 Metoclopramide
Cơ chế tác dụng:
Metoclopramide là thuốc đối kháng thụ thể dopamin, có tác dụng kích thích nhu động đường tiêu hóa, tăng co bóp dạ dày, tăng nhu động tá tràng.
Metoclopramide có tác dụng chống nôn do ức chế thụ thể serotonin 5-HT khi sử dụng ở liều cao.
Liều dùng - Cách dùng:
Người lớn: 10mg/lần x 2 lần/ngày.
Chế phẩm trên thị trường:
Primperan 10mg, Meclopstad 10mg, Perimirane 10mg,...

3.1.3 Dimenhydrinate
Cơ chế tác dụng
Dimenhydrinate là thuốc kháng histamin H1 thuộc thế hệ thứ nhất.
Dimenhydrinate có tác dụng chống nôn do làm giảm các kích thích trong tiền đình đồng thời thuốc cũng được chứng minh có tác động đến các ống bán khuyên của tai trong.
Liều dùng - Cách dùng
Người lớn:
Mỗi lần dùng 2-4 viên Dimenhydrinate hàm lượng 25mg, ngày dùng 2-3 lần.
Chế phẩm trên thị trường:
Dimenhydrinat 50mg Traphaco, Nautamine, Vomina 50,...

3.2 Thuốc điều trị chóng mặt
3.2.1 Betahistine (Beraserc)
Cơ chế tác dụng: 
Betahistine được sử dụng để điều trị chóng mặt ở những bệnh nhân bị bệnh Meniere.
Cơ chế tác dụng của thuốc là làm giãn mạch ở tai trong thông qua việc kích thích trực tiếp đối với lên thụ thể H1 đồng thời đối kháng với thụ thể của histamin H3.
Liều dùng - Cách dùng
Liều khởi đầu: 8-16mg/lần, ngày uống 3 lần.
Liều duy trì: Từ 24 - 48 mg/ngày, liều hàng ngày không được vượt quá 48mg.
Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều ở người lớn tuổi.
Chế phẩm trên thị trường: 
Beraserc, Betahistin 16 A.T, thuốc Agihistine 8mg,....

3.2.2 Flunarizine
Cơ chế tác dụng: 
Flunarizine là thuốc chẹn kênh calci, an thần đồng thời có tác dụng kháng histamin.
Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn chặn sự quá tải calci ở tế bào, từ đó được sử dụng trong các trường hợp chóng mặt trong rối loạn hội chứng tiền đình và dự phòng cho bệnh nhân đau nửa đầu.
Liều dùng - Cách dùng
Bệnh nhân trên 65 tuổi: Sử dụng 5mg/ngày.
Bệnh nhân dưới 65 tuổi: Sử dụng 10mg/ngày.
Thời gian điều trị thường chỉ kéo dài cho đến khi người bệnh kiểm soát được triệu chứng.
Chế phẩm trên thị trường:
Sibelium, Nomigrain 5mg, Flunarizine 5mg TV Pharma,...

3.2.3 Cinarizin
Cơ chế tác dụng:
Cinarizin có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng histamin, bên cạnh đó, thuốc có tác dụng ức chế kênh calci nên có tác động lên hệ thống tiền đình trung ương.
Liều dùng - Cách dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 25mg, ngày uống 3 lần.
Chế phẩm trên thị trường:
Stugeron, Vinphastu 25mg, Stugon-Pharimex 25mg,...

3.2.4 Acetylleucin
Cơ chế tác dụng:
Acetylleucin là thuốc hướng tâm thần được chỉ định trong các trường hợp chóng mặt, rối loạn chức năng tiền đình.
Liều dùng - Cách dùng:
Liều dùng được khuyến cáo là 1 viên/lần, uống 3 lần mỗi ngày.
Chế phẩm trên thị trường:
Tanganil 500mg, Savi Leucin, Stadleucin,...

3.3 Thuốc hỗ trợ điều trị suy giảm nhận thức tiền đình
3.3.1 Piracetam
Cơ chế tác dụng:
Cơ chế tác dụng chưa thực sự được hiểu rõ. 
Piracetam có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức, phục hồi sự biến dạng của hồng cầu, điều trị rung giật cơ có nguồn gốc vỏ não.
Liều dùng - Cách dùng:
Liều dùng hàng ngày là 7,2g chia làm 2-3 lần.
Chế phẩm trên thị trường:
Nootryl 800mg, Piracetam-EGIS 1200mg, Nootropil 800mg...


3.3.2 Ginkgo biloba
Cơ chế tác dụng: 
Ginkgo Biloba (chiết xuất cao lá Bạch quả) có tác dụng cải thiện lưu thông máu, chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.
Liều dùng - Cách dùng:
Liều dùng dao động từ 120-360mg/ngày.
Chế phẩm trên thị trường:
Tanakan, Ginkgo Biloba Nature’s Bounty, Giloba 40mg Mega,...


3.4 Thuốc giải lo âu Diazepam
Cơ chế tác dụng
Diazepam là thuốc hướng thần có tác dụng giảm kích động, giảm căng thẳng, chống co giật,...
Trong rối loạn tiền đình, sử dụng Diazepam trong trường hợp bệnh nhân ngủ không sâu giấc, khó ngủ, lo lắng,...
Liều dùng - Cách dùng
Liều dùng được khuyến cáo là 2mg/lần, 3 lần/ngày.
Chế phẩm trên thị trường
Seduxen 5mg, Diazepam 5mg Vidipha,...

3.5 Thuốc trị rối loạn tiền đình từ thảo dược
3.5.1 Đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Rễ và lá của Đinh Lăng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị rối loạn tiền đình nhờ công dụng làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
3.5.2 Đan sâm
Đan sâm có tác dụng thư giãn, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, bổ máu, giảm các triệu chứng ở bệnh nhân rối loạn tiền đình.
3.5.3 Tam thất
Các thành phần trong tam thất như acid amin, Saponin,...có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng cường lưu thông máu não, cải thiện các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não.

3.6 Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình
Người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Không tự ý tăng hoặc giảm liều.
Không lạm dụng thuốc.
Kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
Thông báo với bác sĩ các loại thuốc hoặc bệnh lý bạn đang điều trị để tránh những tương tác không mong muốn có thể xảy ra.

4.Mẹo chữa rối loạn tiền đình theo dân gian
4.1 Tập giữ thăng bằng
Đối với người rối loạn tiền đình, việc giữ thăng bằng thường gặp nhiều khó khăn, do đó, việc tập luyện thường xuyên có tác dụng cải thiện tình trạng này.
Nên áp dụng các bài tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao để cơ thể có thời gian làm quen và thích ứng.
4.2 Bấm huyệt
Một số huyệt đạo như huyệt thái dương, huyệt phong phủ,...có tác dụng làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân rối loạn tiền đình bao gồm đau đầu, chóng mặt, ù tai,...
4.3 Bài tập mắt
Phương pháp phục hồi chức năng có tác dụng tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi tư thế, giữ thăng bằng, cải thiện chuyển động của mắt.

5 Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình từ thảo dược
Theo Đông y, rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng Huyễn vựng bao gồm rối loạn tiền đình do thực chứng và rối loạn tiền đình theo hư chứng.
Ưu điểm của việc chữa trị từ thảo dược là an toàn với người bệnh, khả năng xuất hiện tác dụng phụ là tương đối thấp, tác động đến căn nguyên gây bệnh, đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
5.1 Rối loạn tiền đình do thực chứng
Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, người bệnh cảm thấy ù tai đột ngột.
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm:
12g mỗi vị Ngưu tất, Câu Đằng, Tang ký sinh, Phục thần, Sơn Chi.
10g mỗi vị Đỗ Trọng, Dạ Giao Đằng, Hoàng Cầm.
Thạch Quyết Minh sử dụng 20g.
Thiên Ma sử dụng 8g.
Hà thủ ô trắng sử dụng 10g.
Mỗi ngày uống 1 thang, uống từ 3-6 thang liên tục.

Bài thuốc Nhị căn thang:
Cát căn sử dụng 20g.
Hải Đới Căn sử dụng 30g.
Xuyên Khung sử dụng 12g.
Bán Hạ sử dụng 10g.
Thạch Xương Bồ sử dụng 16g.
Đại Giả Thanh sử dụng 16g.
Mỗi sắc uống 1 thang, uống từ 3-6 thang liên tục.

5.2 Rối loạn tiền đình do hư chứng
Biểu hiện:
Ù tai đột ngột, chóng mặt, nguyên nhân chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy.
Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn:
Bạch Cúc hoa sử dụng 120g.
Cân Kỷ Tử sử dụng 120g.
Đơn Bì sử dụng 120g.
Phục linh sử dụng 120g.
Trạch tả sử dụng 120g.
Sơn Dược sử dụng 160g.
Sơn Thù sử dụng 160g.
Thục địa sử dụng 320g.
Các vị nghiền thành bột, sau đó mỗi ngày pha 8-16g với nước muối nhạt để uống.

6 Lời khuyên cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
6.1 Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiền đình thường là các loại thực phẩm giúp xây dựng và bổ sung dưỡng chất cho các tế bào thần kinh, cụ thể:
Magie:
Giúp thư giãn cơ bắp, Magie có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn chóng mặt.
Vitamin D:
Mức Vitamin D đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và có thể giúp ngăn ngừa té ngã, giảm nguy cơ chấn thương liên quan đến rối loạn chức năng tiền đình.
Axit béo omega-3:
Được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi và Hạt lanh, omega-3 có đặc tính chống viêm có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Vitamin B :
Phức hợp vitamin B, bao gồm B6 và B12, đóng vai trò quan trọng đối với chức năng thần kinh và có thể giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và choáng váng.
Cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn đủ bữa trong ngày.
Uống đủ nước.
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ.
Thực hiện chế độ ăn ít muối, các thực phẩm có chứa hàm chất béo cao.
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ.

6.2 Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình được phân thành 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ và các triệu chứng có thể không giống nhau.
Rối loạn tiền đình thường chỉ xuất hiện trong một vài ngày nhưng cũng có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người bệnh có thể bị ngã gây chấn thương phần mềm hoặc nặng hơn là chấn thương sọ não nếu cố gắng đi lại khi bệnh khởi phát.
6.3 Rối loạn tiền đình có chữa được không?
Rối loạn tiền đình có thể tránh được tái phát, giảm nhẹ các triệu chứng nếu như người bệnh được điều trị tích cực.
Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn cụ thể vì các thuốc có thể gây tương tác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, huyết áp thấp,...cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Rối loạn tiền đình là tình trạng thường gặp phải ở người lớn tuổi với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Người bệnh trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Tài liệu tham khảo
Tác giả Joseph M. Dougherty và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2024). 
Vestibular Dysfunction, PubMed. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Tác giả Magdalena Lindner và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 2 năm 2019).
Ginkgo biloba Extract RGb 761 Improves Vestibular Compensation and Modulates Cerebral Ves tibular Networks in Rat, NCBI. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.