Ngón tay lò xo - Ngón tay cò súng
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
NGÓN TAY LÒ XO
TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH
Khi mắc bệnh ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn khi gập hoặc duỗi ngón tay.
Đôi khi người bệnh phải rất cố gắng hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác mới có thể bật được ngón tay ra.
Tuy không đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của ngón tay, gây ra nhiều phiền toái và hạn chế khả năng lao động của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo còn được gọi là ngón tay cò súng.
Đây là tình trạng các bao gân gấp của ngón tay bị thoái hóa gây chít hẹp bao gân, khiến các gân gấp khó lướt qua khi người bệnh duỗi hay gấp ngón tay.
Khi các gân gấp bị viêm có thể gây ra những hạt xơ làm cản trở khả năng di động của gân gấp.
Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo.
- Do đặc thù nghề nghiệp:
Một số nghề nghiệp như nông dân, thợ cắt tóc, thợ thủ công, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật,... đòi hỏi người làm nghề phải thường xuyên sử dụng ngón tay, thực hiện liên tục một số động tác như véo, nắm,...
Do đó, những người làm các nghề kể trên có nguy cơ bị ngón tay lò xo nhiều hơn các trường hợp khác.
- Một số chấn thương có thể do chơi thể thao, tai nạn giao thông hay xảy ra trong các công việc, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,... nếu không điều trị, kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm tình trạng ngón tay lò xo.
2. Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo
Thời gian đầu bị bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là tình trạng ngón cái bật nhẹ không đau hoặc cảm thấy khó chịu khi cử động.
Sau một thời gian, bệnh tiến triển và gây ra một số âm thanh bật, bị đau khi ấn vào các khớp ngón tay hoặc các liên đốt gần trong bàn tay.
- Khi người bệnh vận động, ngón tay cái rất khó cử động, bị cố định hoặc mắc kẹt trong tư thế gập xuống.
- Đau vùng gân và cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh cử động.
- Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân cần được người khác hỗ trợ mới có thể kéo thẳng hoặc đưa ngón tay về vị trí cũ.
- Ngón tay bị bệnh có thể sưng lên.
Có thể phân loại bệnh thành 4 cấp độ và tương ứng với các triệu chứng cụ thể như sau:
+ Cấp độ 1: Người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau ở lòng bàn tay, vùng gân gấp ngón cái.
+ Cấp độ 2: Ngón tay có cảm giác bị vướng và khó chịu.
+ Cấp độ 3: Ngón tay cái bị khóa và chỉ có khả năng cử động thụ động.
+ Cấp độ 4: Ngón tay cái bị khóa cố định và không thể cử động.
Khi xuất hiện những biểu hiện bệnh kể trên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y khoa để thăm khám, điều trị bệnh sớm.
Để lâu ngày, ngón tay lò xo có thể dẫn đến những cơn đau mạn tính, khả năng vận động của ngón tay sẽ giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh.
3. Điều trị ngón tay lò xo bằng phương pháp nào?
- Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sau:
+ Siêu âm:
Với đầu dò để nhận biết rõ hình ảnh bao gân dày lên hay có dịch bao quanh hoặc xuất hiện những hạt xơ trong bao gân.
+ Chụp cộng hưởng từ MRI:
Hình ảnh kết quả có thể cho thấy tình trạng tràn dịch sưng tấy bao gân, cấu trúc cũng như chất lượng gân bị thay đổi,...
+ Kết quả xét nghiệm máu cho thấy những bất thường về bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao.
- Một số phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến như:
+ Với những trường hợp bị sưng ngón tay có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giảm đau, giảm viêm.
+ Hạn chế vận động ngón tay bị bệnh.
+ Có thể dùng nẹp để hỗ trợ ngón tay bị bệnh, giữ cho ngón tay này luôn thẳng.
+ Áp dụng một số bài tập trị liệu để cải thiện khả năng vận động của ngón tay.
Các bài tập kéo giãn được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và có thể mang lại hiệu quả cao.
+ Thuốc:
Có thể dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau bằng đường uống.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng tiêm corticoid tại chỗ.
Chỉ các bác sĩ Chuyên khoa cơ xương khớp có kinh nghiệm mới thực hiện được phương pháp này.
Phòng tiêm cần được đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Nếu bệnh gây ra nhiễm trùng toàn thân thì cần dùng thuốc kháng sinh.
+ Bổ sung vitamin C.
- Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bao gân duỗi.
Những trường hợp ngón tay lò xo mức độ nặng cũng cần áp dụng phương pháp này.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc gây tê như rối loạn nhịp tim hoặc tình trạng suy hô hấp,...
Các bác sĩ sẽ xử trí theo các phương pháp cấp cứu khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, một số rủi ro tiềm ẩn sau phẫu thuật có thể kể đến như nhiễm trùng, chảy máu, dây thần kinh cảm giác bị tổn thương, chấn thương gân cơ, dây chằng, gây sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ,...
4. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo
- Hạn chế hoạt động ngón tay hoặc bàn tay quá mức.
- Tránh thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài và đặc biệt là không nên gồng ngón tay cái thường xuyên.
- Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên tập luyện vùng gân khớp, ngón tay cái.
- Không nên xoa bóp bằng dầu nóng hay các loại rượu thuốc khi bị viêm.
- Ngón tay lò xo có thể do bệnh tiểu đường, viêm khớp hoặc một số bệnh lý khác gây ra.
Nên điều trị bệnh kịp thời và thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa ngón tay lò xo hiệu quả.
TIP
TÌM HIỂU CHUNG NGÓN TAY LÒ XO
Gân là phần kết nối xương với cơ, giúp ngón tay co duỗi linh hoạt.
Ở bàn tay, các gân được phân bố dọc theo mặt trước và mặt sau của xương ngón tay và liên kết với các cơ ở cẳng tay.
Các gân ở phía lòng bàn tay (gọi là gân gấp) được giữ cố định bằng các dây chằng, có hình vòm trên gân.
Các gân được bao phủ bởi một lớp vỏ bảo vệ, tạo ra một lượng nhỏ dịch lỏng để giữ cho gân được bôi trơn, cho phép gân di chuyển tự do và trơn tru trong vỏ bọc khi các ngón tay uốn cong và duỗi thẳng.
Nếu gân ngón tay bị sưng và viêm, gân sẽ bị kích thích và gây khó khăn khi di chuyển ngón tay hoặc dẫn đến cảm giác co giật như thao tác nhấp chuột sử dụng máy tính.
Ngón tay lò xo còn được gọi là viêm bao gân hẹp hoặc hẹp bao gân.
Có thể ảnh hưởng đến ngón tay cái và bất kỳ ngón tay hoặc ở cả hai tay.
Bệnh ngón tay lò xo xảy ra khi có vấn đề với gân hoặc vỏ bảo vệ, chẳng hạn như viêm và sưng tấy.
Nếu gân không thể di chuyển linh hoạt, nó có thể tụ lại thành một cục nhỏ (nốt sần).
Điều này làm cho việc uốn cong ngón tay hoặc ngón cái trở nên khó khăn.
Nếu gân bị cọ xát với lớp bao bảo vệ, ngón tay có thể kêu lách cách và gây đau đớn khi duỗi thẳng.
Triệu chứng ngón tay lò xo
Các triệu chứng của ngón tay lò xo có thể bao gồm đau ở gốc ngón tay hoặc ngón tay cái bị ảnh hưởng khi vận động hoặc bị tác động vào (ấn vào ngón tay), ngón tay bị cứng hoặc kêu lách cách khi vận động ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng.
Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể bị đau ở tay ngay cả khi tay không vận động.
Cũng có thể bị nổi cục ở lòng bàn tay và ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế cong rồi đột ngột bật thẳng, ngón tay có thể không uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn.
Bệnh ngón tay lò xo không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên ảnh hưởng bất lợi đến sinh hoạt hằng ngày, công việc và tâm lý người bệnh.
Nguyên nhân ngón tay lò xo
Nguyên nhân dẫn đến ngón tay lò xo vẫn chưa được xác định.
Những ai có nguy cơ mắc phải ngón tay lò xo?
Phụ nữ trên 40 tuổi và những người mắc một số bệnh lý nhất định như đái tháo đường, từng bị chấn thương ở ngón tay hoặc lòng bàn tay trước đó sẽ có nguy cơ mắc ngón tay lò xo.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ngón tay lò xo
Bệnh co thắt Dupuytren, mô liên kết ở lòng bàn tay dày lên khiến 1 hoặc nhiều ngón tay bị cong vào lòng bàn tay.
Bệnh đái tháo đường.
Viêm khớp dạng thấp: Bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến đau và cứng khớp.
Bệnh gút: Bệnh viêm khớp với các tinh thể natri urat hình thành bên trong và xung quanh khớp khiến khớp bị viêm (sưng).
Bệnh amyloidosis là tình trạng một loại protein bất thường gọi là amyloid tích tụ trong các cơ quan trong cơ thể (ví dụ như gan).
Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cổ tay, gây đau và ngứa ran.
Bệnh De Quervain ảnh hưởng đến gân ở ngón tay cái, gây đau ở cổ tay.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngón tay lò xo
Xét nghiệm máu, chụp X-quang xương bàn tay và một số xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác như bệnh gút, hội chứng ống cổ tay…
Khám lâm sàng như quan sát khả năng mở và đóng bàn tay của bệnh nhân, kiểm tra các vùng đau cũng như khả năng chuyển động linh hoạt của ngón tay.
Phương pháp điều trị ngón tay lò xo hiệu quả
Việc điều trị ngón tay lò xo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian mắc bệnh.
Một số trường hợp, ngón tay lò xo có thể tự giảm bớt mà không cần điều trị.
Nếu không được điều trị, ngón tay bị ảnh hưởng có khả năng bị cong vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Thuốc
Dùng thuốc chống viêm không steroid để giúp giảm đau trong trường hợp sưng viêm, có thể dùng uống hoặc tiêm.
Trong trường hợp nặng, corticosteroid dạng dung dịch sẽ được tiêm vào ngón tay lò xo.
Corticosteroid có tác dụng giảm sưng tấy, giúp gân cử động linh hoạt trở lại.
Sự phục hồi này có thể xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm.
Ước tính rằng tiêm corticosteroid là phương pháp điều trị hiệu quả cho 50 đến 70% số người bị ngón tay lò xo.
Thường kém hiệu quả hơn ở những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhất định, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp.
Tiêm corticosteroid có thể phục hồi lâu dài ngón tay lò xo nhưng trong một số trường hợp, vấn đề có thể quay trở lại sau khi điều trị.
Có thể tiêm lặp lại lần hai corticosteroid nhưng thường kém hiệu quả hơn mũi tiêm đầu tiên.
Rủi ro khi tiêm corticosteroid vào ngón tay lò xo khá hiếm, nếu có thường là tác dụng phụ làm da mỏng hoặc thay đổi màu sắc ở chỗ tiêm.
Nẹp cố định
Nẹp cố định ngón tay lò xo để giảm cử động.
Trong những trường hợp nhẹ, nẹp nhựa có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách hạn chế sự cử động của ngón tay.
Nếu ngón tay hay bị cứng vào buổi sáng, có thể sử dụng nẹp qua đêm.
Thời gian đeo nẹp phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ của bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật bàn tay bị ảnh hưởng giúp ngón tay có thể di chuyển linh hoạt trở lại.
Phẫu thuật thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không thành công.
Phẫu thuật có thể đạt hiệu quả lên tới 100%, tuy nhiên bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động tay từ 2 đến 4 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Có 2 loại phẫu thuật cho ngón tay lò xo là:
Phẫu thuật giải phóng ngón tay lò xo mở:
Phẫu thuật này thường được thực hiện ở gốc ngón tay hoặc ngón cái bị ảnh hưởng để mở rộng phần trên của vỏ gân, giảm cọ xát và giúp gân di chuyển linh hoạt hơn.
Phẫu thuật giải phóng ngón tay lò xo qua da:
Phẫu thuật này sẽ đưa cây kim vào gốc ngón tay bị ảnh hưởng và dùng để cắt qua dây chằng để đến gân.
Vì phẫu thuật qua da không liên quan đến việc rạch da nên sẽ không có vết thương hoặc sẹo.
Thủ thuật này có nhiều rủi ro hơn so với phẫu thuật mở và có thể kém hiệu quả hơn.
Các dây thần kinh và động mạch quan trọng nằm rất gần vỏ gân và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật mở thường là phương pháp thường dùng.
Trị liệu bằng tay
Vật lý trị liệu:
Sử dụng các thao tác xoa bóp và bài tập để cải thiện chuyển động và chức năng của bàn tay.
Thay đổi nghề nghiệp:
Nếu công việc hiện tại có liên quan trực tiếp đến hoạt động của bàn tay (gõ máy tính, công việc nặng cần khuân vác…) thì nên cân nhắc thay đổi công việc phù hợp hơn.
Ngón tay cò súng ở trẻ em
Ngón tay cò súng không phổ biến ở trẻ em nhưng đôi khi trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này.
Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng duỗi thẳng ngón tay cái của trẻ, nhưng hiếm khi gây đau và thường thuyên giảm khi trẻ được 3 tuổi mà không cần điều trị.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngón tay lò xo
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngón tay lò xo
Chế độ sinh hoạt:
Người bệnh nên có tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của điều trị.
Để điều trị hiệu quả và giảm khả năng tái phát, người bệnh nên tuân thủ điều trị, đặc biệt trong điều trị các bệnh lý nguyên nhân, ví dụ bệnh gút, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp…
Nếu công việc hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến ngón tay, bàn tay thì nên điều chỉnh hoặc thay đổi công việc phù hợp hơn.
Một số cách để giảm căng thẳng:
Tập thể dục nhẹ nhàng, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc bài tập dành cho ngón tay, thiền định, nuôi thú cưng, chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè…
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Phương pháp phòng ngừa ngón tay lò xo hiệu quả
Thay đổi công việc hoặc điều chỉnh tư thế làm việc để ngón tay, bàn tay có thời gian nghỉ, tránh vận động tay quá mức.
Tái khám và điều trị các bệnh lý mắc kèm, đặc biệt là đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gút…
VIÊM GÂN GẤP NGÓN TAY (NGÓN TAY LÒ XO)
(Trigger finger)
1. ĐỊNH NGHĨA
Ngón tay lò xo (Trigger finger) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân.
Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở.
Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.
2. NGUYÊN NHÂN
- Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh:
Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công...
- Chấn thương.
- Hậu quả của một số bệnh:
Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gút....
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
- Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại hạt xơ, khó cử động ngón tay.
- Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Khám ngón tay có thể có sưng.
- Có thể sờ thấy hạt xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay.
Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số > 7,5-20MHz có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh.
Có thể thấy hình ảnh hạt xơ bao gân.
- Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp Xquang.
Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu, chức năng gan thận.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, gút:
Là những bệnh có thể có biểu hiện sưng đau các khớp ở bàn tay.
Có thể phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng kèm theo và dựa vào siêu âm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Kết hợp nhiều biện pháp điều trị:
Không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.
- Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
4.2. Điều trị cụ thể (nội khoa, ngoại khoa)
4.2.1. Các phương pháp không dùng thuốc
- Hạn chế vận động gân bị tổn thương.
- Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại
4.2.2. Thuốc
- Thuốc giảm đau:
Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chỉ định một trong các thuốc sau:
+ Floctafenine 200mg x 2 viên/24h.
+ Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h
+ Paracetamol/dextropropoxiphen 400mg/30mg x 2 viên /24h
+ Paracetamol/tramadol x 3 viên/24h
- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốc sau:
+ Diclofenac 50mg x 2 viên/24h
+ Piroxicam 20mg x 1 viên/24h
+ Meloxicam 7,5mg x 1-2 viên/24h
+ Celecoxib 200 mg x 1 - 2 viên/24h
+ Etoricoxib 60 mg x 1 - 2 viên/24h
- Tiêm corticoid tại chỗ:
Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải có phòng tiêm vô trùng.
Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Các chế phẩm:
+ Methyl prednisolon acetat (1ml = 40mg) là loại tác dụng kéo dài.
Liều cho một lần tiêm trong bao gân từ 8 - 20mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Betamethasone (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate) là loại tác dụng kéo dài.
Liều cho một lần tiêm cạnh khớp từ 0,8 - 2mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ:
Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn; tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm.
+ Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ (bao gồm các chống chỉ định của corticoid):
Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng (phải điều trị và theo dõi trước và sau khi tiêm), bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu.
+ Các tác dụng ngoại ý sau tiêm cortioid tại chỗ:
Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên; teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng.
- Điều trị nguyên nhân kèm theo nếu có.
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.
5. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ
Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương.
Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn.
Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát hiện sớm khi có triệu chứng gợi ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân ; "Bệnh thấp khớp học" ; NXBYH, 1999 ; trang 327-334
2. Canoso Juan J; “Regional pain syndromes Diagnosis and Management American College of Rheumatology”; 2005
3. Kin Ghee Chee, Mark Edward Puhaindran, Alphonsus Khin Sze Chong; “General practitioners’ knowledge of hand surgery in Singapore: a survey study”; Singapore Med J 2012; 53(8) : 522 – 525
4. Mark steele; “Tenosynovitis”; Medicine 2005; p 1-14.
5. Roye Benjamin D; “Tenosynovitis”; University of Maryland Medicine Centrer, 2001
TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH
Khi mắc bệnh ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn khi gập hoặc duỗi ngón tay.
Đôi khi người bệnh phải rất cố gắng hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác mới có thể bật được ngón tay ra.
Tuy không đe dọa tính mạng nhưng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của ngón tay, gây ra nhiều phiền toái và hạn chế khả năng lao động của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo còn được gọi là ngón tay cò súng.
Đây là tình trạng các bao gân gấp của ngón tay bị thoái hóa gây chít hẹp bao gân, khiến các gân gấp khó lướt qua khi người bệnh duỗi hay gấp ngón tay.
Khi các gân gấp bị viêm có thể gây ra những hạt xơ làm cản trở khả năng di động của gân gấp.
Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo.
- Do đặc thù nghề nghiệp:
Một số nghề nghiệp như nông dân, thợ cắt tóc, thợ thủ công, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật,... đòi hỏi người làm nghề phải thường xuyên sử dụng ngón tay, thực hiện liên tục một số động tác như véo, nắm,...
Do đó, những người làm các nghề kể trên có nguy cơ bị ngón tay lò xo nhiều hơn các trường hợp khác.
- Một số chấn thương có thể do chơi thể thao, tai nạn giao thông hay xảy ra trong các công việc, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,... nếu không điều trị, kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm tình trạng ngón tay lò xo.
2. Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo
Thời gian đầu bị bệnh, triệu chứng thường gặp nhất là tình trạng ngón cái bật nhẹ không đau hoặc cảm thấy khó chịu khi cử động.
Sau một thời gian, bệnh tiến triển và gây ra một số âm thanh bật, bị đau khi ấn vào các khớp ngón tay hoặc các liên đốt gần trong bàn tay.
- Khi người bệnh vận động, ngón tay cái rất khó cử động, bị cố định hoặc mắc kẹt trong tư thế gập xuống.
- Đau vùng gân và cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh cử động.
- Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân cần được người khác hỗ trợ mới có thể kéo thẳng hoặc đưa ngón tay về vị trí cũ.
- Ngón tay bị bệnh có thể sưng lên.
Có thể phân loại bệnh thành 4 cấp độ và tương ứng với các triệu chứng cụ thể như sau:
+ Cấp độ 1: Người bệnh cảm nhận rõ những cơn đau ở lòng bàn tay, vùng gân gấp ngón cái.
+ Cấp độ 2: Ngón tay có cảm giác bị vướng và khó chịu.
+ Cấp độ 3: Ngón tay cái bị khóa và chỉ có khả năng cử động thụ động.
+ Cấp độ 4: Ngón tay cái bị khóa cố định và không thể cử động.
Khi xuất hiện những biểu hiện bệnh kể trên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y khoa để thăm khám, điều trị bệnh sớm.
Để lâu ngày, ngón tay lò xo có thể dẫn đến những cơn đau mạn tính, khả năng vận động của ngón tay sẽ giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh.
3. Điều trị ngón tay lò xo bằng phương pháp nào?
- Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như sau:
+ Siêu âm:
Với đầu dò để nhận biết rõ hình ảnh bao gân dày lên hay có dịch bao quanh hoặc xuất hiện những hạt xơ trong bao gân.
+ Chụp cộng hưởng từ MRI:
Hình ảnh kết quả có thể cho thấy tình trạng tràn dịch sưng tấy bao gân, cấu trúc cũng như chất lượng gân bị thay đổi,...
+ Kết quả xét nghiệm máu cho thấy những bất thường về bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao.
- Một số phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến như:
+ Với những trường hợp bị sưng ngón tay có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giảm đau, giảm viêm.
+ Hạn chế vận động ngón tay bị bệnh.
+ Có thể dùng nẹp để hỗ trợ ngón tay bị bệnh, giữ cho ngón tay này luôn thẳng.
+ Áp dụng một số bài tập trị liệu để cải thiện khả năng vận động của ngón tay.
Các bài tập kéo giãn được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và có thể mang lại hiệu quả cao.
+ Thuốc:
Có thể dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau bằng đường uống.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng tiêm corticoid tại chỗ.
Chỉ các bác sĩ Chuyên khoa cơ xương khớp có kinh nghiệm mới thực hiện được phương pháp này.
Phòng tiêm cần được đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Nếu bệnh gây ra nhiễm trùng toàn thân thì cần dùng thuốc kháng sinh.
+ Bổ sung vitamin C.
- Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bao gân duỗi.
Những trường hợp ngón tay lò xo mức độ nặng cũng cần áp dụng phương pháp này.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc gây tê như rối loạn nhịp tim hoặc tình trạng suy hô hấp,...
Các bác sĩ sẽ xử trí theo các phương pháp cấp cứu khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, một số rủi ro tiềm ẩn sau phẫu thuật có thể kể đến như nhiễm trùng, chảy máu, dây thần kinh cảm giác bị tổn thương, chấn thương gân cơ, dây chằng, gây sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ,...
4. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo
- Hạn chế hoạt động ngón tay hoặc bàn tay quá mức.
- Tránh thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài và đặc biệt là không nên gồng ngón tay cái thường xuyên.
- Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên tập luyện vùng gân khớp, ngón tay cái.
- Không nên xoa bóp bằng dầu nóng hay các loại rượu thuốc khi bị viêm.
- Ngón tay lò xo có thể do bệnh tiểu đường, viêm khớp hoặc một số bệnh lý khác gây ra.
Nên điều trị bệnh kịp thời và thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa ngón tay lò xo hiệu quả.
TIP
TÌM HIỂU CHUNG NGÓN TAY LÒ XO
Gân là phần kết nối xương với cơ, giúp ngón tay co duỗi linh hoạt.
Ở bàn tay, các gân được phân bố dọc theo mặt trước và mặt sau của xương ngón tay và liên kết với các cơ ở cẳng tay.
Các gân ở phía lòng bàn tay (gọi là gân gấp) được giữ cố định bằng các dây chằng, có hình vòm trên gân.
Các gân được bao phủ bởi một lớp vỏ bảo vệ, tạo ra một lượng nhỏ dịch lỏng để giữ cho gân được bôi trơn, cho phép gân di chuyển tự do và trơn tru trong vỏ bọc khi các ngón tay uốn cong và duỗi thẳng.
Nếu gân ngón tay bị sưng và viêm, gân sẽ bị kích thích và gây khó khăn khi di chuyển ngón tay hoặc dẫn đến cảm giác co giật như thao tác nhấp chuột sử dụng máy tính.
Ngón tay lò xo còn được gọi là viêm bao gân hẹp hoặc hẹp bao gân.
Có thể ảnh hưởng đến ngón tay cái và bất kỳ ngón tay hoặc ở cả hai tay.
Bệnh ngón tay lò xo xảy ra khi có vấn đề với gân hoặc vỏ bảo vệ, chẳng hạn như viêm và sưng tấy.
Nếu gân không thể di chuyển linh hoạt, nó có thể tụ lại thành một cục nhỏ (nốt sần).
Điều này làm cho việc uốn cong ngón tay hoặc ngón cái trở nên khó khăn.
Nếu gân bị cọ xát với lớp bao bảo vệ, ngón tay có thể kêu lách cách và gây đau đớn khi duỗi thẳng.
Triệu chứng ngón tay lò xo
Các triệu chứng của ngón tay lò xo có thể bao gồm đau ở gốc ngón tay hoặc ngón tay cái bị ảnh hưởng khi vận động hoặc bị tác động vào (ấn vào ngón tay), ngón tay bị cứng hoặc kêu lách cách khi vận động ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng.
Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể bị đau ở tay ngay cả khi tay không vận động.
Cũng có thể bị nổi cục ở lòng bàn tay và ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế cong rồi đột ngột bật thẳng, ngón tay có thể không uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn.
Bệnh ngón tay lò xo không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên ảnh hưởng bất lợi đến sinh hoạt hằng ngày, công việc và tâm lý người bệnh.
Nguyên nhân ngón tay lò xo
Nguyên nhân dẫn đến ngón tay lò xo vẫn chưa được xác định.
Những ai có nguy cơ mắc phải ngón tay lò xo?
Phụ nữ trên 40 tuổi và những người mắc một số bệnh lý nhất định như đái tháo đường, từng bị chấn thương ở ngón tay hoặc lòng bàn tay trước đó sẽ có nguy cơ mắc ngón tay lò xo.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ngón tay lò xo
Bệnh co thắt Dupuytren, mô liên kết ở lòng bàn tay dày lên khiến 1 hoặc nhiều ngón tay bị cong vào lòng bàn tay.
Bệnh đái tháo đường.
Viêm khớp dạng thấp: Bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến đau và cứng khớp.
Bệnh gút: Bệnh viêm khớp với các tinh thể natri urat hình thành bên trong và xung quanh khớp khiến khớp bị viêm (sưng).
Bệnh amyloidosis là tình trạng một loại protein bất thường gọi là amyloid tích tụ trong các cơ quan trong cơ thể (ví dụ như gan).
Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cổ tay, gây đau và ngứa ran.
Bệnh De Quervain ảnh hưởng đến gân ở ngón tay cái, gây đau ở cổ tay.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị ngón tay lò xo
Xét nghiệm máu, chụp X-quang xương bàn tay và một số xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác như bệnh gút, hội chứng ống cổ tay…
Khám lâm sàng như quan sát khả năng mở và đóng bàn tay của bệnh nhân, kiểm tra các vùng đau cũng như khả năng chuyển động linh hoạt của ngón tay.
Phương pháp điều trị ngón tay lò xo hiệu quả
Việc điều trị ngón tay lò xo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian mắc bệnh.
Một số trường hợp, ngón tay lò xo có thể tự giảm bớt mà không cần điều trị.
Nếu không được điều trị, ngón tay bị ảnh hưởng có khả năng bị cong vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Thuốc
Dùng thuốc chống viêm không steroid để giúp giảm đau trong trường hợp sưng viêm, có thể dùng uống hoặc tiêm.
Trong trường hợp nặng, corticosteroid dạng dung dịch sẽ được tiêm vào ngón tay lò xo.
Corticosteroid có tác dụng giảm sưng tấy, giúp gân cử động linh hoạt trở lại.
Sự phục hồi này có thể xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm.
Ước tính rằng tiêm corticosteroid là phương pháp điều trị hiệu quả cho 50 đến 70% số người bị ngón tay lò xo.
Thường kém hiệu quả hơn ở những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhất định, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp.
Tiêm corticosteroid có thể phục hồi lâu dài ngón tay lò xo nhưng trong một số trường hợp, vấn đề có thể quay trở lại sau khi điều trị.
Có thể tiêm lặp lại lần hai corticosteroid nhưng thường kém hiệu quả hơn mũi tiêm đầu tiên.
Rủi ro khi tiêm corticosteroid vào ngón tay lò xo khá hiếm, nếu có thường là tác dụng phụ làm da mỏng hoặc thay đổi màu sắc ở chỗ tiêm.
Nẹp cố định
Nẹp cố định ngón tay lò xo để giảm cử động.
Trong những trường hợp nhẹ, nẹp nhựa có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách hạn chế sự cử động của ngón tay.
Nếu ngón tay hay bị cứng vào buổi sáng, có thể sử dụng nẹp qua đêm.
Thời gian đeo nẹp phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và mức độ của bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật bàn tay bị ảnh hưởng giúp ngón tay có thể di chuyển linh hoạt trở lại.
Phẫu thuật thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không thành công.
Phẫu thuật có thể đạt hiệu quả lên tới 100%, tuy nhiên bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động tay từ 2 đến 4 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Có 2 loại phẫu thuật cho ngón tay lò xo là:
Phẫu thuật giải phóng ngón tay lò xo mở:
Phẫu thuật này thường được thực hiện ở gốc ngón tay hoặc ngón cái bị ảnh hưởng để mở rộng phần trên của vỏ gân, giảm cọ xát và giúp gân di chuyển linh hoạt hơn.
Phẫu thuật giải phóng ngón tay lò xo qua da:
Phẫu thuật này sẽ đưa cây kim vào gốc ngón tay bị ảnh hưởng và dùng để cắt qua dây chằng để đến gân.
Vì phẫu thuật qua da không liên quan đến việc rạch da nên sẽ không có vết thương hoặc sẹo.
Thủ thuật này có nhiều rủi ro hơn so với phẫu thuật mở và có thể kém hiệu quả hơn.
Các dây thần kinh và động mạch quan trọng nằm rất gần vỏ gân và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật mở thường là phương pháp thường dùng.
Trị liệu bằng tay
Vật lý trị liệu:
Sử dụng các thao tác xoa bóp và bài tập để cải thiện chuyển động và chức năng của bàn tay.
Thay đổi nghề nghiệp:
Nếu công việc hiện tại có liên quan trực tiếp đến hoạt động của bàn tay (gõ máy tính, công việc nặng cần khuân vác…) thì nên cân nhắc thay đổi công việc phù hợp hơn.
Ngón tay cò súng ở trẻ em
Ngón tay cò súng không phổ biến ở trẻ em nhưng đôi khi trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này.
Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng duỗi thẳng ngón tay cái của trẻ, nhưng hiếm khi gây đau và thường thuyên giảm khi trẻ được 3 tuổi mà không cần điều trị.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ngón tay lò xo
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngón tay lò xo
Chế độ sinh hoạt:
Người bệnh nên có tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng vì tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của điều trị.
Để điều trị hiệu quả và giảm khả năng tái phát, người bệnh nên tuân thủ điều trị, đặc biệt trong điều trị các bệnh lý nguyên nhân, ví dụ bệnh gút, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp…
Nếu công việc hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến ngón tay, bàn tay thì nên điều chỉnh hoặc thay đổi công việc phù hợp hơn.
Một số cách để giảm căng thẳng:
Tập thể dục nhẹ nhàng, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc bài tập dành cho ngón tay, thiền định, nuôi thú cưng, chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè…
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Phương pháp phòng ngừa ngón tay lò xo hiệu quả
Thay đổi công việc hoặc điều chỉnh tư thế làm việc để ngón tay, bàn tay có thời gian nghỉ, tránh vận động tay quá mức.
Tái khám và điều trị các bệnh lý mắc kèm, đặc biệt là đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gút…
VIÊM GÂN GẤP NGÓN TAY (NGÓN TAY LÒ XO)
(Trigger finger)
1. ĐỊNH NGHĨA
Ngón tay lò xo (Trigger finger) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân.
Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở.
Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.
2. NGUYÊN NHÂN
- Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh:
Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công...
- Chấn thương.
- Hậu quả của một số bệnh:
Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gút....
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
- Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại hạt xơ, khó cử động ngón tay.
- Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Khám ngón tay có thể có sưng.
- Có thể sờ thấy hạt xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay.
Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số > 7,5-20MHz có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh.
Có thể thấy hình ảnh hạt xơ bao gân.
- Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp Xquang.
Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu, chức năng gan thận.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, gút:
Là những bệnh có thể có biểu hiện sưng đau các khớp ở bàn tay.
Có thể phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng kèm theo và dựa vào siêu âm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Kết hợp nhiều biện pháp điều trị:
Không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.
- Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
4.2. Điều trị cụ thể (nội khoa, ngoại khoa)
4.2.1. Các phương pháp không dùng thuốc
- Hạn chế vận động gân bị tổn thương.
- Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại
4.2.2. Thuốc
- Thuốc giảm đau:
Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chỉ định một trong các thuốc sau:
+ Floctafenine 200mg x 2 viên/24h.
+ Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h
+ Paracetamol/dextropropoxiphen 400mg/30mg x 2 viên /24h
+ Paracetamol/tramadol x 3 viên/24h
- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốc sau:
+ Diclofenac 50mg x 2 viên/24h
+ Piroxicam 20mg x 1 viên/24h
+ Meloxicam 7,5mg x 1-2 viên/24h
+ Celecoxib 200 mg x 1 - 2 viên/24h
+ Etoricoxib 60 mg x 1 - 2 viên/24h
- Tiêm corticoid tại chỗ:
Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải có phòng tiêm vô trùng.
Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Các chế phẩm:
+ Methyl prednisolon acetat (1ml = 40mg) là loại tác dụng kéo dài.
Liều cho một lần tiêm trong bao gân từ 8 - 20mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Betamethasone (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate) là loại tác dụng kéo dài.
Liều cho một lần tiêm cạnh khớp từ 0,8 - 2mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
+ Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ:
Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn; tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm.
+ Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ (bao gồm các chống chỉ định của corticoid):
Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng (phải điều trị và theo dõi trước và sau khi tiêm), bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu.
+ Các tác dụng ngoại ý sau tiêm cortioid tại chỗ:
Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên; teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng.
- Điều trị nguyên nhân kèm theo nếu có.
4.2.3. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.
5. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ
Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương.
Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn.
Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát hiện sớm khi có triệu chứng gợi ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân ; "Bệnh thấp khớp học" ; NXBYH, 1999 ; trang 327-334
2. Canoso Juan J; “Regional pain syndromes Diagnosis and Management American College of Rheumatology”; 2005
3. Kin Ghee Chee, Mark Edward Puhaindran, Alphonsus Khin Sze Chong; “General practitioners’ knowledge of hand surgery in Singapore: a survey study”; Singapore Med J 2012; 53(8) : 522 – 525
4. Mark steele; “Tenosynovitis”; Medicine 2005; p 1-14.
5. Roye Benjamin D; “Tenosynovitis”; University of Maryland Medicine Centrer, 2001
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh Cơ-Xương-Khớp-Thần Kinh
Từ khóa:
Ngón tay lò xo - Ngón tay cò súng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.