Vô sinh nữ - (sản phụ khoa)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

VÔ SINH NỮ
Vô sinh nữ là là tình trạng người phụ nữ không có thai tự nhiên được sau 1 năm quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng các biện pháp tránh thai nào.
Một điều cần lưu ý là khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là sau 35 tuổi.
Nhiều nghiên cứu lớn đã xác nhận rằng khoảng 85% phụ nữ sẽ thụ thai trong vòng 12 tháng.
Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, khả năng sinh sản là 25% trong ba tháng đầu khi giao hợp không được sử dụng phương pháp an toàn và sau đó tỷ lệ này giảm xuống còn 15% trong chín tháng còn lại.
Vì vậy, Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) khuyến nghị, nên bắt đầu việc thăm khám và hai vợ chồng có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 12 tháng hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi. 

Nguyên nhân vô sinh nữ

Bệnh vô sinh nữ có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, trong đó:
  • Vô sinh nguyên phát là những trường hợp phụ nữ có giao hợp với chồng không sử dụng biện pháp an toàn trong vòng 12 tháng (hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi), nhưng chưa mang thai lần nào.
  • Vô sinh thứ phát là trường hợp phụ nữ đã từng có 1 lần mang thai, tuy nhiên sau đó 2 vợ chồng có giao hợp không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thể mang thai trở lại trong thời gian 1 năm.
Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ chị em phụ nữ nào, đối tượng thường gặp là những bạn gái có tiền sử rối loạn nội tiết tố, những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần, trường hợp đã từng nạo phá thai hoặc lạm dụng thuốc tránh thai…
Trong một nghiên cứu, các yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vô sinh nữ bao gồm:
Rối loạn phóng noãn chiếm 25%: 
Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh.
Các vấn đề ở buồng trứng có thể dẫn đến rối loạn rụng trứng, hoặc vấn đề này có thể liên quan đến việc điều hòa các hormone sinh sản ở vùng dưới đồi hoặc trục tuyến yên.
Lạc nội mạc tử cung chiếm 15%: 
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc tử cung phát triển ngay trong tử cung hoặc ở những nơi khác, có thể là khoang bụng, buồng trứng.
Khối u này có thể gây sưng và chảy máu, bên cạnh đó sự phát triển của mô lạc nội mạc có thể làm tắc ống dẫn trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh, bên cạnh đó các mô sẹo có thể gây kết dính các cơ quan làm người bệnh có cảm giác đau đớn và khó thụ thai.
Viêm vùng chậu chiếm 12%: 
Viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng có thể do nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, nhiễm chlamydia… các bệnh này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn.
Tắc nghẽn ống dẫn trứng chiếm 11%: 
Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn khiến tinh trùng và trứng không thể gặp nhau hoặc chặn đường đi của trứng sau khi đã được thụ tinh vào tử cung, tăng tình trạng thai ngoài tử cung.
Các bất thường khác về ống dẫn trứng, tử cung chiếm 11%:
Một số vấn đề do bất thường từ ống dẫn trứng hoặc từ tử cung có thể là nguyên nhân cản trở quá trình làm tổ của trứng hoặc làm gia tăng nguy cơ sảy thai hay chửa ngoài tử cung như có polyp tử cung, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, tử cung dị dạng, chít hẹp hay dính cổ tử cung… đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
Tăng prolactin máu chiếm 7%: 
Tuyến yên có thể sản xuất dư thừa prolactin (tăng prolactin máu), làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh.

Dấu hiệu nhân biết

​​Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ là khả năng mang thai kém.
Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, không đều hoặc không xuất hiện hành kinh.
Rất nhiều phụ nữ không có dấu hiệu nhưng vẫn không thể thụ thai.
Một số dấu hiệu cảnh báo vô sinh:
Rối loạn kinh nguyệt: 
Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm những bệnh nhân có vòng kinh quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc dài (hay còn gọi là kinh thưa, dài trên 35 ngày), chu kỳ kinh nguyệt không đều (khoảng cách giữa chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ kinh dài nhất trên 8 ngày, ví dụ vòng kinh lúc 30 ngày lúc thì 40 ngày).
Những biểu hiện này cho thấy có thể có  rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
Kinh thưa hoặc không đều có thể biểu hiện của rối loạn rụng trứng hoặc đôi khi là suy buồng trứng, dẫn tới khó hoặc không thể có con được. Rối loạn kinh nguyệt được coi là dấu hiệu điển hình cho tình trạng vô sinh hiếm muộn, đặc biệt với nữ giới từ 18 tuổi trở lên, chưa có kinh nguyệt hoặc đã từng hành kinh nhưng kinh nguyệt biến mất quá 6 tháng liên tục trường hợp này được coi là vô kinh.
Thống kinh: 
Đây là tình trạng đau bụng dưới mỗi lần có kinh nguyệt, nguyên nhân tình trạng này có thể do các bất thường giải phẫu như tử cung gập sau, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung hoặc do có bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng chậu.
Những bệnh lý này có thể là nguyên nhân gây vô sinh.
Dịch âm đạo bất thường: 
Thông thường, dịch âm đạo là chất nhầy trong, trắng, không có mùi hôi, vì vậy nếu dịch âm đạo của bạn có các triệu chứng bất thường như vàng, ngả xanh hoặc có mùi hôi khó chịu thì cần đi khám kiểm tra ngay, phòng trường hợp gây biến chứng viêm tử cung, vòi trứng dẫn tới vô sinh…
Các triệu chứng bị đau bụng nhưng không liên quan chu kỳ kinh nguyệt: 
Đau ở đây có thể xảy ra sau giao hợp hoặc thời gian bất kỳ, nó có thể là biểu hiện của u xơ tử cung, u buồng trứng hoặc viêm nhiễm vùng chậu, chửa ngoài tử cung.
Nếu đau bụng bất thường bạn cũng nên đi khám vô sinh nữ ngay vì nếu trong 1 số trường hợp như u buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài tử cung tới viện muộn có thể khiến việc cấp cứu khó khăn thậm chí dẫn tới tử vong.
Sảy thai:
Sảy thai là tình  trạng khá phổ biến đối với thai tự nhiên, một số thống kê chỉ ra tỉ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu có thể tới 20-30% số trường hợp có thụ thai.
Sảy thai có thể biểu hiện bằng ra máu bất thường, đôi khi giống kinh nguyệt đến sớm hoặc chậm vài ngày.
Nhiều trường hợp chưa siêu âm thấy túi thai, một số trường hợp có thể siêu âm thấy túi thai nhưng không có tim thai.
Hầu hết các trường hợp lần có thai tiếp theo sau 1 lần sảy thai trước đó thì thai phát triển bình thường, tuy nhiên một số trường hợp sảy thai liên tiếp.
Khi này có thể có những nguyên nhân đặc biệt ví dụ như bệnh lý về nội tiết tuyến giáp, tiểu đường hoặc bất thường sinh dục hoặc bệnh lý đông máu hoặc di truyền.
Những trường hợp này cá bác sỹ cần khám đề tìm nguyên nhân dự phòng hoặc điều trị để có thể mang thai và giữ thai cho các lần sau.
Rối loạn nội tiết: 
Trong cơ thể có nhiều loại nội tiết khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai và mang thai, ví dụ nội tiết tiểu đường, tuyến giáp, prolactin…
Những rối loạn nội tiết này nếu được phát hiện và kiểm soát tốt thì người phụ nữ có thể có thai tự nhiên hoặc cần hỗ trợ (IUI, IVF).
Tuy nhiên một số thay đổi trong lối sống có thể gây rối loạn tạm thời như béo phì, căng thẳng (stress)…có thể biểu hiện bằng kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Vô sinh hiếm muộn có thể xảy ra với chị em ở trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên có một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ vô sinh cao hơn, bao gồm:
Tuổi: 
Có 2 yếu tố quan trọng trong điều trị vô sinh trong đó tuổi của người phụ nữ là 1 trong những số đó. Với phụ càng lớn tuổi, cả chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bắt đầu suy giảm.
Sau 35 tuổi, tốc độ rụng nang trứng tăng nhanh, dẫn đến số lượng trứng ít hơn và chất lượng kém hơn.
Tình trạng này khiến cho việc thụ thai khó khăn, đặc biệt nguy cơ thai bất thường tăng ở những người phụ nữ lớn tuổi và nguy cơ sảy thai cũng cao hơn.
Hút thuốc lá: 
Không chỉ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ sẩy thai và chửa ngoài tử cung, giảm dự trữ buồng trứng và chất lượng trứng.
Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới trẻ nhỏ.
Nếu đang hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự thì nên ngừng trước khi bắt đầu điều trị sinh sản và mang thai và sau này.
Chỉ số cân nặng (BMI): 
Thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến nội tiết, chuyển hóa và do đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trứng và rụng trứng.
Trường hợp người phụ nữ thừa cân/ béo phì nếu luyện tập giảm cân có thể tăng tần suất rụng trứng (kinh nguyệt đều hơn) và do vậy cải thiện khả năng mang thai.
Phụ nữ bị buồng trứng đa nang hay ở trong nhóm nguy cơ này, một lưu ý nữa là tỉ lệ thừa cân béo phì ngày 1 gia tăng ở thời đại ngày nay do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.
Thay đổi lối sống và giảm cân là điều cần thiết trước khi có thai giúp dễ mang thai, giảm các biến chứng thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, sinh non…
Bệnh lây qua đường tình dục: 
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể làm tắc ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh.
Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản sau này.
Đặc biệt một số bệnh có thể truyền và gây bệnh cho con cũng như có thể gây dị tật bẩm sinh (giang mai).

Các phương án phòng ngừa

Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý:
Phụ nữ thừa cân và nhẹ cân đều có nguy cơ bị rối loạn rụng trứng cao hơn. 
Từ bỏ hút thuốc, không uống rượu:
Nếu có thói quen hút thuốc, uống rượu, hãy từ bỏ điều đó ngay từ bây giờ, vì thuốc lá và rượu có nhiều tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản, cũng như sức khỏe chung của mẹ bầu và thai nhi. 
Giảm căng thẳng:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến việc điều trị vô sinh của các cặp vợ chồng có kết quả kém hơn.
Nó cũng có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Sau sinh nổi bật là tình trạng trầm cảm, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và đôi khi dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Cố gắng giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống trước, trong và sau khi khi  mang thai.
Thăm khám sức khỏe định kỳ:
Nhiều chị em thường xem nhẹ việc thăm khám sức khỏe sinh sản cho đến khi cố gắng mang thai nhưng chưa có kết quả như ý.
Việc thăm khám sớm trước khi có triệu chứng giúp có thể được chẩn đoán sớm các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có kế hoạch điều trị phù hợp sớm hơn.

Chẩn đoán vô sinh nữ

Nếu không thể thụ thai trong một khoảng thời gian dù không sử dụng biện pháp bảo vệ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên về hiếm muộn để được đánh giá và điều trị vô sinh.
Bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám bệnh sử các câu hỏi liên quan cùng các xét nghiệm khả năng sinh sản có thể bao gồm:
Kiểm tra tình trạng sức khỏe chung
Kiểm tra các bệnh toàn thân/ tại chỗ liên quan đến sinh sản (máu, nội tiết, bệnh lây truyền)
Chụp tử cung vòi trứng;
Kiểm tra dự trữ buồng trứng; 
Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm tử cung, buồng trứng, vùng chậu;
Một số thăm khám chuyên sâu: phẫu thuật nội soi, sinh thiết niêm mạc,
Xét nghiệm di truyền…

Phương pháp điều trị

Điều trị vô sinh hiếm muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm nguyên nhân, độ tuổi.
Hiện nay với sự phát triển của y học các phương pháp điều trị được áp dụng có thể cố gắng khôi phục khả năng sinh sản bằng thuốc, phẫu thuật, hoặc giúp bạn có thai bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại khác.

Sử dụng thuốc

Hiện này có một số thuốc được áp dụng giúp hỗ trợ sinh sản, gồm các thuốc hỗ trợ, kiểm soát sự phát triển nang trứng, gây rụng trứng hoặc điều chỉnh cân bằng nội tiết cũng như hỗ trợ sức khỏe chung.
Việc sử dụng thuốc ở các bệnh nhân là rất khác nhau do nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau. 

Phẫu thuật phục hồi khả năng sinh sản

Tùy vào nguyên nhân bác sĩ sẽ khuyến nghị một số phẫu thuật có thể khắc phục và cải thiện khả năng sinh sản của chị em như: 
Phẫu thuật nội soi buồng tử cung:
Phẫu thuật có thể liên quan đến việc khắc phục các vấn đề về giải phẫu tử cung, loại bỏ các polyp nội mạc tử cung và một số loại u xơ làm hỏng buồng tử cung hoặc loại bỏ dính vùng chậu hay để sửa chữa vòi tử cung.
Phẫu thuật có thể nhằm mục đích phát hiện, chẩn đoán, đặc biệt ở nhóm vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc mang thai thất bại nhiều lần.
Phẫu thuật ống dẫn trứng:
Nếu ống dẫn trứng (vòi tử cung) của bạn bị tắc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để sửa chữa hoặc tái tạo lại ống dẫn trứng giúp có thể có thai tự nhiên.
Trong trường hợp phẫu thuật tái tạo khó khăn, vòi tử cung không còn chức năng, hoặc bị giãn tắc chứa dịch thì bác sỹ có thể cân nhắc cắt bỏ nhằm tăng khả năng thành công của IVF, giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng sau này.

Hỗ trợ sinh sản

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị vô sinh, một số phương pháp phổ biến như:
Thụ tinh nhân tạo (IUI): 
Trong phương pháp IUI, tinh trùng khỏe mạnh được tiến hành lọc rửa, cô đặc lại và bơm vào bên trong tử cung vào thời điểm rụng trứng để làm tăng cơ hội mang thai.
Sự phát triển của nang trứng và sự rụng trứng có thể được kiểm soát bằng thuốc kích thích buồng trứng và siêu âm.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): 
Đây là phương pháp hiện đại, hiểu đơn giản là lấy trứng và tinh trùng ra ngoài, cho thụ tinh và tạo ra phôi (chính là em bé sau này) trong phòng thí nghiệm, sau đó chuyển phôi vào tử cung và người phụ nữ có thể mang thai giống trong tự nhiên.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI):
Tương tự thụ tinh trong ống nghiệm IVF, với phương pháp ICSI 1 tinh trùng chất lượng tốt sẽ được chọn lọc để tiêm trực tiếp vào noãn nhằm tối đa khả năng thụ tinh thay vì để trứng và tinh trùng tự thụ tinh trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp này ngoài áp dụng tốt cho các cặp vợ chồng có tinh trùng bình thường, còn đặc biệt hiệu quả trong trường hợp người đàn ông có rất ít tinh trùng hoặc tinh trùng được lấy từ tinh hoàn bằng thủ thuật chọc hút hoặc phẫu thuật.
Biện pháp này khắc phục được yếu điểm của IVF cổ điển (thông thường cần một lượng lớn khoảng 1-2 triệu tinh trùng khỏe mới thụ tinh được cho trứng → với ICSI, bs chỉ cần tiêm 1 tinh trùng là có thể gây thụ tinh giống trong tự nhiên).
Phôi được tạo ra sẽ chuyển lại vào buồng tử cung người mẹ để làm tổ, phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.

TIP

TRIỆU CHỨNG VÔ SINH Ở PHỤ NỮ

Các triệu chứng cảnh báo vô sinh thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, các vấn đề về nội tiết tố và những thay đổi ở các cơ quan sinh sản.
Một số triệu chứng vô sinh ở phụ dễ nhận biết nhất bao gồm:

1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Để quá trình rụng trứng xảy ra, vùng dưới đồi sẽ thúc đẩy tuyến yên tiết ra hormone kích hoạt buồng trứng làm chín trứng.
Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh cho thấy quá trình rụng trứng có thể không đều hoặc không có sự rụng trứng trong chu kỳ đó.
Một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều trong đó phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Ở giai đoạn rụng trứng, buồng trứng sẽ tạo ra các nang nhỏ và có một nang chín để phóng noãn, rụng trứng để tạo cơ hội thụ tinh trong chu kỳ đó.
Tuy nhiên với buồng trứng đa nang, các nang trứng nhỏ hình thành ở ngoại vi buồng trứng và không có quá trình rụng trứng, điều này dẫn đến việc người phụ nữ có kinh nguyệt không đều và khó để mang thai.
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra kinh nguyệt không đều bao gồm:
Phụ nữ bị thừa cân hoặc quá nhẹ cân, người bị tăng prolactin máu, dự trữ buồng trứng thấp, suy buồng trứng nguyên phát hoặc có các rối loạn chức năng tuyến giáp…

2. Dịch âm đạo bất thường

Tăng dịch tiết âm đạo bất thường cùng màu sắc dịch tiết có màu vàng, màu xanh kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát… là những biểu hiện đặc trưng của viêm nhiễm hoặc các bệnh về đường tình dục khác.
Vì thế, nếu thấy tình trạng khí hư có biểu hiện bất thường, cần đến ngay những cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được khám sàng lọc và có những phương pháp điều trị hợp lý, tránh những biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời trong đó có vô sinh.

3. Đau vùng chậu

Những cơn đau vùng chậu có thể là biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu, đây được xem là bệnh phụ khoa thường gặp đối với phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản.
Nếu không được điều trị triệt để, viêm vùng chậu có thể gây áp xe vùng chậu, khối áp xe có thể ở tai vòi trứng, khối áp xe có thể vỡ gây vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, gây sẹo ở tai vòi ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng.
Một số trường hợp viêm vùng chậu để lại di chứng đau vùng chậu mãn tính dai dẳng, nguyên nhân là vi khuẩn neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis đều có phân tử với khả năng kết dính với các receptors của tế bào biểu mô đường sinh dục.
Vi khuẩn này còn có thể tiết nội độc tố làm tổn thương hàng loạt lông chuyển của nội mạc vòi trứng, dẫn đến việc xơ dính, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như tăng nguy cơ thai ngoài tử cung sau này.

4. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là sự mất cân bằng hormone sinh sản bên trong cơ thể người phụ nữ, điều này dẫn đến nguy cơ phụ nữ có thể mắc một số bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ.
Việc rối loạn nội tiết có thể diễn ra âm thầm và từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không kịp thời điều trị có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Rối loạn nội tiết không chỉ gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, thay đổi về vẻ ngoài của người phụ nữ.
Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn nội tiết có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như gây rối loạn rụng trứng.
Nếu trong thời gian dài, cơ thể phụ nữ không rụng trứng, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, tăng sản nội mạc tử cung và không có đối kháng theo chu kỳ của progesteron vì vậy rất dễ xuất hiện ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú, đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng vô sinh nữ.
Tình trạng này còn làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và phát sinh các bệnh về tuyến giáp, thận, tuyến yên.
Những bệnh lý này cực kỳ nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng xấu đến hệ thống sinh sản của nữ, đặc biệt một số trường hợp có thể dẫn tới vô sinhhiếm muộn.

5. Tiết dịch ở bầu ngực

Nếu phát hiện mình có tiết dịch bất thường ở đầu ngực, dịch tiết màu trắng đục như sữa nhưng không phải mang thai thì điều này có thể báo hiệu bạn có mức prolactin cao.
Prolactin là một hormone nếu ở mức độ cao có thể giúp cơ thể tạo ra sữa.
Nếu không phải trong thai kỳ đây cũng có thể cảnh bảo dấu hiệu vô sinh ở nữ giới.
Nồng độ prolactin tăng cao ngăn cản việc sản xuất của hormone giới tính.
Tùy thuộc vào mức độ prolactin, phụ nữ có thể bị vô sinh do rụng trứng kém hoặc không rụng trứng.

6. Sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp nhiều lần là nỗi đau và ám ảnh đối với chị em phụ nữ.
Việc sảy thai liên tiếp cho thấy các vấn đề bất thường về phôi thai bao gồm bất thường về di truyền, như trứng hoặc tinh trùng của 2 vợ chồng có bất thường về nhiễm sắc thể, hoặc về tử cung như tử cung dị dạng, bệnh lý ở tử cung hoặc một số bệnh lý dẫn đến sảy thai của người phụ nữ.
Theo các bác sĩ, nếu sảy thai 3 lần liên tiếp, nên tiến hành thăm khám kỹ trước khi có ý định mang thai lần sau, việc thăm khám kỹ kèm các xét nghiệm tổng quát để tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị thích hợp.

7. Bệnh tình dục

Một số bệnh tình dục có khả năng dẫn tới vô sinh như lậu, bệnh do vi khuẩn Chlamydia hoặc Mycoplasma, bệnh giang mai, bệnh do trùng roi…
Khi mắc bệnh, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương các bộ phận như cổ tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng gây vô sinh.
Ngay cả khi vi khuẩn gây viêm âm đạo cũng đã làm cho việc thụ tinh rất khó khăn bởi pH của âm đạo bị thay đổi…

8. Béo phì

Béo phì được biết đến là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và vô sinh.
Đối với phụ nữ bị béo phì sẽ khiến chức năng của buồng trứng suy giảm gây ra tình trạng phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, giảm khả năng mang thai và mãn kinh sớm.
Việc chất béo tích tụ quá nhiều trong cơ thể và ở buồng trứng làm tăng nguy cơ sảy thai.

9. Thống kinh

Thống kinh là cơn đau bụng dữ dội rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh.
Có 2 loại thống kinh là thống kinh nguyên phát và thống kinh thực thể.
Với thống kinh nguyên phát khiến chị em có những cơn đau dữ dội, đau trằn bụng dưới và co rút. Tuy nhiên khi thăm khám bác sĩ không phát hiện được nguyên nhân cụ thể nào.
Với thống kinh thực thể, một số bệnh lý có thể làm gia tăng tình trạng thống kinh này như bệnh nhân có lạc nội mạc tử cung, có các khối u xơ, polyp tử cung, viêm tử cung hoặc với người có đặt vòng tránh thai, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng…
Tùy vào nguyên nhân mà cơ chế đau trong thống kinh thực thể cũng khác nhau.

Phương pháp điều trị vô sinh nữ

Thụ tinh nhân tạo (IUI): 
Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp như chồng có tinh trùng yếu, vợ có dị ứng với tinh dịch… với phương pháp này, tinh trùng được lọc rửa chọn những con khỏe mạnh, bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): 
Phương pháp này được thực hiện khi tinh dịch đồ kém, tắc ống dẫn tinh.
Tinh trùng và trứng sẽ được làm thụ tinh ở môi trường bên ngoài tử cung (trong phòng lab) tạo thành phôi rồi đưa vào buồng tử cung.
Bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI): 
Tinh trùng được lọc rửa và lựa chọn và bơm thẳng vào trứng trưởng thành, phương pháp này giúp tăng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm.
Kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM): 
Đây là phương pháp noãn được chọc hút ở giai đoạn chưa trưởng thành và nuôi cấy ở môi trường cho đến khi trưởng thành sau đó kết hợp với tinh trùng để tạo phôi.
Xét nghiệm sinh thiết tử cung Era test xác định của sổ làm tổ, tối ưu hóa thời gian chính xác ngày chuyển phôi;
Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) cải thiện niêm mạc cho phụ nữ niêm mạc tử cung mỏng, suy niêm mạc.
Điều trị dự phòng viêm niêm mạc tử cung mãn tính…
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) cho bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp;
Nội soi buồng tử cung chẩn đoán (Office Hysteroscopy);
Ngoài ra, các kỹ thuật như hỗ trợ phôi thoát màng (AH), nuôi phôi ngày 5, sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5 trữ phôi, noãn,…
Những kỹ thuật mà trước đây khách hàng phải ra nước ngoài để thực hiện thì nay có thể thực hiện ngay tại phòng lab của IVFTA.


VÔ SINH NỮ

1. ĐỊNH NGHĨA
Theo Tổ chức Y tế thế giới, một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai.

2. PHÂN LOẠI VÔ SINH
2.1. Vô sinh nguyên phát (vô sinh I):
Hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào.

2.2. Vô sinh thứ phát (vô sinh II):
Hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai, nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào.

3. NGUYÊN NHÂN
3.1. Bất thường phóng noãn:
Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng.

3.2. Nguyên nhân do vòi tử cung:
Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản.

3.3. Nguyên nhân tại tử cung:
U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh (dị dạng tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, không có tử cung...)

3.4. Nguyên nhân do cổ tử cung:
Chất nhầy kém, kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện...), cổ tử cung ngắn.

3.5. Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung
3.6. Vô sinh không rõ nguyên nhân
Khoảng 10% vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và làm tất cả các xét nghiệm cần thiết để thăm dò và chẩn đoán.

4. CÁC BƯỚC KHÁM VÀ THĂM DÒ
4.1. Hỏi bệnh:
Khai thác thông tin về cả hai vợ chồng:
- Tuổi, nghề nghiệp và địa dư.
- Thời gian mong muốn có con và quá trình điều trị trước đây.
- Tiền sử sản khoa mang thai, sẩy, sinh đủ tháng hay nạo phá thai.
- Khả năng giao hợp, tần suất, tình trạng xuất tinh và những khó khăn gặp phải.
- Tiền sử mắc các bệnh nội ngoại khoa và các thuốc đang dùng hiện tại.
- Tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, thời gian của mỗi kỳ kinh, lượng kinh nhiều hay ít, có đau bụng khi hành kinh không.
- Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và cách điều trị.
- Tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa hay các phẫu thuật đặc biệt là vùng tiểu khung.

4.2. Khám lâm sàng
- Quan sát toàn thân: tầm vóc, tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách, mức độ phát triển của vú, âm vật, môi lớn, môi bé...
- Khám phụ khoa gồm khám vú, đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa, quan sát qua mỏ vịt xem những tổn thương về đường sinh dục, tình trạng viêm nhiễm, chú ý mức độ chế tiết của cổ tử cung, độ sạch và độ phát triển niêm mạc âm đạo....
- Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa.
Ngoài ra tư thế bất thường của tử cung là một điểm cần lưu ý, tử cung đổ về một phía là một nguyên nhân gây cản trở tinh trùng thâm nhập lên đường sinh dục trên.
Nhân xơ trong buồng tử cung cũng có thể là một nguyên nhân vô sinh.

4.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm nội tiết:
Nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết thai nghén (hCG)...
Tiến hành các thử nghiệm nội tiết để đánh giá chức năng của vùng dưới đồi - tuyến yên hay buồng trứng qua đáp ứng của nội tiết tố.
- Thăm dò phóng noãn:
 Đo thân nhiệt cơ sở, chỉ số tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung định ngày...
Khi có phóng noãn xảy ra, đường biểu diễn thân nhiệt có 2 thì, chỉ số cổ tử cung sau phóng noãn vài ngày phải giảm xuống 0.0.0.0 do hiện diện progesteron từ hoàng thể tiết ra.
Sinh thiết niêm mạc tử cung từ ngày 21 - 24 của chu kỳ kinh 28 ngày, tìm thấy hình ảnh chế tiết, chỉ sử dụng 1 lần trước khi điều trị đẻ chẩn đoán khi các xét nghiệm nói trên không rõ ràng.
- Thử nghiệm sau giao hợp:
Sự sống của tinh trùng trong đường sinh dục nữ phụ thuộc vào sự di chuyển nhanh chóng tinh trùng vào niêm dịch cổ tử cung.
 Đây là cơ sở của thử nghiệm sau giao hợp (Huhner test).
Từ 2-10 giờ sau giao hợp hút dịch từ ống cổ tử cung.
Thử nghiệm dương tính nếu ít nhất tìm thấy được 5 tinh trùng khỏe trong một môi trường ở vật kính x 40.
Thử nghiệm sau giao hợp đơn thuần không đánh giá khả năng sinh sản của chồng và không thay thế xét nghiệm tinh dịch đồ được.
Viêm âm đạo, cổ tử cung có thể làm sai lạc việc đánh giá nghiệm pháp, cần thiết điều trị khỏi viêm nhiễm trước khi thử tiến hành thử nghiệm.
- Chẩn đoán hình ảnh:
Siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng X quang thường quy hoặc cắt lớp vi tính.
- Nội soi chẩn đoán và can thiệp:
Chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, bơm thông vòi trứng, đốt điểm buồng trứng...
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ:
Phát hiện các bất thường di truyền

5. ĐIỀU TRỊ
5.1 Rối loạn phóng noãn
Người bệnh có rối loạn phóng noãn không phải do suy buồng trứng có nhiều phương pháp điều trị. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia rối loạn phóng noãn làm 3 loại:
Suy Dưới đồi - tuyến yên (Hypogonaldotropic Hypogonadal Anovulation):
Người bệnh bị vô kinh do suy dưới đồi.
Người bệnh chán ăn, BMI thấp (<17).
Biểu hiện về nội tiết: Estrogen thấp, FSH và LH thấp, Prolactin bình thường.
Không đáp ứng với thử nghiệm Progesterone.
Điều trị:
Thay đổi cách sống, cải thiện dinh dưỡng, chế độ ăn uống.
Nếu không kết quả có thể điều trị bằng Gonadotropins.
Rối loạn Dưới đồi - Tuyến yên (Normogonadotropic Normoestrogenic Anovulation):
Đây là loại hay gặp nhất.
Người bệnh có kinh ít, có thể bị Buồng trứng đa nang (PCOS), tăng tỉ lệ LH/FSH, tăng Androgens, buồng trứng to có nhiều nang.
Điều trị:
- Thay đổi cách sống, giảm cân.
- Kích thích phóng noãn (clomiphene citrate..)
- Metformin để cải thiện đáp ứng với clomiphene ở người bệnh PCOS
- IUI, IVF
Suy buồng trứng (Hypergonadotropic Hypoestrogenic Anovulation):
Người bệnh có biểu hiện suy sớm buồng trứng. LH, FSH cao, Estrogen thấp
Điều trị:
Xin noãn làm IVF.
Liệu pháp hormon thay thế để điều trị triệu chứng và phòng ngừa loãng xương.
Không phóng noãn do prolactin máu cao (Hyperprolactinemic Anovulation):
Người bệnh có biểu hiện vô kinh có thể kèm theo tiết sữa.
Nội tiết: prolactin tăng cao, estradiol thường giảm.
Điều trị:
Cần phải chụp MRI để loại trừ khối u tuyến yên. Điều trị bằng Dopamine đồng vận.

5.2. Nguyên nhân do vòi tử cung:
Vòi tử cung bị sẹo hoặc bị tắc ngăn cản noãn gặp tinh trùng để thụ tinh.
Thường gặp ở người bệnh có tiền sử viêm phần phụ, bệnh nhiễm trùng tiểu khung,
Lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật ổ bụng… 75% bệnh vòi tử cung có liên quan đến bị nhiễm Chlamydia trước đó, thường không có biểu hiện lâm sàng.
Cần chụp tử cung vòi trứng để đánh giá độ thông của vòi tử cung.
Điều trị:
Phẫu thuật mổ thông vòi trứng qua mở bụng hoặc qua nội soi.
IVF khi phẫu thuật không đem lại kết quả.
5.3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể gây nên vô sinh do dính gây nên tắc vòi tử cung, do giảm nhu động của vòi tử cung…
Điều trị:
Có thể phẫu thuật bóc nang lạc nội mạc tử cung, tách dính để điều trị nội khoa.
Kích thích phóng noãn, IUI nếu có vòi tử cung bình thường.
IVF nếu phẫu thuật, kích thích phóng noãn IUI thất bại hoặc lạc nội mạc tử cung to.

5.4. Nguyên nhân do tử cung:
Bất thường tử cung thường gây nên sẩy thai hoặc đẻ non liên tiếp.
Các bệnh lý thường gặp:
U xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp buồng tử cung, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung.. gây khó khăn cho quá trình làm tổ của phôi.
Điều trị:
- U xơ tử cung: nên phẫu thuật khi vị trí và kích thước khối u ảnh hưởng đến buồng tử cung.
- Polyp buồng tử cung: nên phẫu thuật cắt polyp qua soi buồng tử cung
- Tử cung có vách ngăn và dính buồng tử cung: soi buồng tử cung phẫu thuật.

5.5. Nguyên nhân do cổ tử cung:
Thường gặp do:
Chít hẹp lỗ cổ tử cung, sau phẫu thuật hoặc cắt cụt cổ tử cung do loạn sản hoặc do viêm mạn tính cổ tử cung
Điều trị:
- IUI, IVF
- Điều trị viêm cổ tử cung

5.6. Vô sinh không rõ nguyên nhân
Chiếm 10-15%.
Đây là những trường hợp chưa phát hiện ra nguyên nhân bằng các xét nghiệm hiện nay.
Điều trị:
- Kích thích buồng trứng, IUI
- Nếu thất bại chuyển IVF