Sảy thai liên tiếp (sản phụ khoa)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

SẢY THAI LIÊN TIẾP


Sảy thai liên tiếp hay còn gọi là sảy thai lặp lại, là tình trạng một người phụ nữ sảy thai liên tục hai hoặc nhiều lần.
Hầu hết các trường hợp này không xác định được nguyên nhân và có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tâm lý.
Sẩy thai liên tiếp là gì?
Saảy thai là tình trạng trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ.
Đây là một tình trạng phổ biến và có khoảng 10 – 15% các trường hợp mang thai kết thúc bằng việc sảy thai.
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ và một số phụ nữ có thể bị sảy thai trước khi biết mình mang thai.
Có khoảng 1 – 5% trường hợp sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 19).
Tình trạng mất thai sau 20 tuần tuổi được gọi là thai chết lưu (không phải sảy thai).
Sẩy thai liên tục hay còn gọi là sảy thai tái phát, là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng một người phụ nữ bị sảy thai liên tiếp hai hoặc nhiều lần.
Sảy thai nhiều lần là tình trạng không phổ biến với khoảng 1% phụ nữ gặp tình trạng này.
Bên cạnh đó khoảng 50 – 75% các trường hợp sẩy thai liên tiếp không xác định được nguyên nhân.
Hầu hết phụ nữ sảy thai nhiều lần có thể tiếp tục mang thai thành công nếu được điều trị kịp lúc và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Hầu hết các trường hợp sảy thai liên tiếp không xác định được nguyên nhân.
Một số trường hợp sảy thai nhiều lần có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
1. Các vấn đề về nhiễm sắc thể
Có khoảng 50% các trường hợp sảy thai liên quan đến phôi thai (trứng đã thụ tinh) có vấn đề về nhiễm sắc thể.
Tình trạng này xảy ra một cách tình cờ và không phải là một vấn đề di truyền từ cha hoặc mẹ sang con thông qua gen.
Nhiễm sắc thể là cấu trúc bên trong tế bào chứa gen.
Mỗi phôi thai được nhân 23 cặp nhiễm sắc thể hoặc 46 nhiễm sắc thể từ cha và mẹ.
Một số vấn đề về nhiễm sắc thể sắc có thể tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần bao gồm:
Có vấn đề về trứng: 
Đôi khi trứng sau khi thụ tinh phát triển thành phôi thai nhưng không thể tiếp tục phát triển thành phôi thai.
Điều này được gọi là trứng rỗng và thường dẫn đến tình trạng sảy thai sớm.
Nếu bị sảy thai sớm, trước khi phôi thai phát triển thành bào thai các dấu hiệu có thể bao gồm chảy máu âm đạo màu nâu đen trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội, đau ngực hoặc cảm thấy buồn nôn.
Bào thai chết bên trong tử cung: 
Đây là tình trạng phôi thai ngừng phát triển và chết bên trong tử cung.
Nguyên nhân thường là do không thể phát triển đầy đủ chức năng phổi.
Khối u: 
Trong một số trường hợp, mô tử cung bắt đầu hình thành các khối u khi bào thai hình và phát triển.
Điều này có thể gây chèn ép phôi thai và mất thai tự nhiên.
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể: 
Đây là tình trạng một phần của nhiễm sắc thể di chuyển sang nhiễm sắc thể khác và dẫn đến tình trạng sảy thai liên tục.
2. Các vấn đề về tử cung hoặc cổ  tử cung
Cổ tử cung là phần mở nối giữa âm đạo và tử cung.
Các vấn đề về tử cung và cổ tử cung có thể tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp bao gồm:
Tử cung có vách ngăn hay còn gọi là tử cung hai sừng:
Đây là tình trạng có một dải cơ hoặc mô (được gọi là vách ngăn) chia tử cung thành hai phần, điều này khiến tử cung bất thường về kích thước, hình dạng và cấu trúc.
Tử cung có vách ngăn là một dạng dị tật bẩm sinh và là nguyên nhân phổ biến có thể gây sảy thai liên tiếp.
Nếu có tử cung hai sừng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tạo hình tử cung và giảm nguy cơ sảy thai trong tương lai.
Hội chứng Asherman: 
Đây là tình trạng có mô hoặc mô sẹo bên trong tử cung, khiến lớp nội mạc tử cung bị tổn thương hoặc mất chức năng.
Tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai liên tục nhiều lần và thường là sảy thai sớm, trước khi có dấu hiệu mang thai.
Nếu nghi ngờ có Hội chứng Asherman, bác sĩ có thể đề nghị nội soi bàng quang để tìm kiếm và loại bỏ các mô sẹo.
U xơ hoặc sẹo tử cung: 
U xơ và sẹo tử cung có thể gây ảnh hưởng đến không gian phát triển và gây cản trở quá trình cung cấp máu cho thai nhi.
Điều này có thể dẫn đến sảy thai và sảy thai liên tiếp.
Nếu có dấu hiệu u xơ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ u xơ.
Suy cổ tử cung: 
Đây là tình trạng cổ tử cung giãn nở quá sớm trong thai kỳ, thường không gây đau và không gây co thắt.
Các cơn co thắt tử cung là tình trạng tử cung căng cứng sau đó giãn nở để đẩy em bé ra khỏi tử cung trong quá trình chuyển dạ.
Suy tử cung khiến tử cung đẩy phôi thai ra khỏi cơ thể quá sớm, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai và gây mất thai.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị khâu tử cung để giúp tử cung đóng lại.

3. Các bệnh lý nhiễm trùng
Các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như mụn cóc sinh dục, giang mai hoặc nhiễm vi khuẩn Listeriosis có thể gây sảy thai liên tiếp.
Nếu nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong một số trường hợp, việc điều trị kịp lúc có thể hỗ trợ bảo vệ thai phụ và thai nhi.
Bệnh Listeriosis là một loại nhiễm trùng gây ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết và đe dọa đến tính mạng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Ở phụ nữ mang thai, nhiễm khuẩn  Listeriosis có thể dẫn đến sảy thai liên tục, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não sau sinh trong khoảng từ 1 – 4 tuần.
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn Listeriosis, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. B
ác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh liên tục để loại bỏ vi khuẩn, giữ an toàn cho người mẹ và thai nhi.
Yếu tố tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp
Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai ở một số phụ nữ. Cụ thể, các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
1. Yếu tố môi trường
Các yếu tố tác động bên ngoài có thể tăng nguy cơ sảy thai bao gồm:
Sảy thai liên tiếp hai lần trước đó
Thai phụ từ 35 tuổi trở lên, càng lớn tuổi nguy cơ sảy thai liên tục càng cao
Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như dung môi công nghiệp hoặc các hóa chất khác có thể làm tăng nguy cơ sảy thai
Việc bị thương ở bụng chẳng hạn như va đập mạnh cũng có thể tăng nguy cơ sảy thai nhưng không thể gây sảy thai liên tiếp, trừ khi các cơ ở bụng bị tổn thương.
Uống quá nhiều caffeine, rượu, bia và sử dụng các chất kích thích trong thai kỳ cũng có thể gây sảy thai.
2. Điều kiện sức khỏe
Một số điều kiện sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần.
Điều trị các bệnh lý này trước và trong khi mang thai có thể hỗ trợ ngăn ngừa sảy thai và sảy thai liên tiếp.
Nên đến bệnh viện và điều trị y tế nếu có các tình trạng y tế như:
– Rối loạn hệ thống miễn dịch:
Đây là một tình trạng y tế xảy ra khi các kháng thể (tế bào trong cơ thể) tấn công các mô khỏe mạnh.
Các rối loạn tự miễn trong hệ thống miễn dịch có thể gây tăng nguy cơ sảy thai và sảy thai nhiều lần bao gồm hội chứng antiphospholipid hoặc Lupus ban đỏ hệ thống.
Hội chứng antiphospholipid là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công một số chất béo bên trong mạch máu, điều này có thể gây ra các cục máu đông.
Nếu bị Hội chứng antiphospholipid và sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng aspirin liều thấp và heparin trong vài tuần sau khi thụ thai để ngăn ngừa sảy thai.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây sưng, đau và đôi khi là gây tổn thương nội tạng.
Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khớp, da, thận, phổi, mạch máu và có thể gây sảy thai liên tiếp.
Nếu bị lupus ban đỏ, bác sĩ đề nghị sử dụng aspirin và heparin liều thấp trong khi mang thai để ngăn ngừa sảy thai.
– Béo phì:
Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mô mỡ trong cơ thể và có chỉ số khối cơ thể (còn gọi là BMI) lớn hơn 30.
BMI là chỉ số đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng.
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể gây sảy thai và sảy thai.
Nếu béo phì, nguy cơ sảy thai của bạn có thể cao hơn những phụ nữ có chỉ số cân nặng bình thường.
– Các vấn đề hormone:
Hormone hay nội tiết tố là chất hóa học cơ thể tiết ra để đảm bảo các hoạt động của cơ thể và quá trình mang thai.
Một số vấn đề rối loạn hormone như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể có thể dẫn đến tình trạng sảy thai liên tiếp.
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra khi có vấn đề về hệ thống nội tiết tố hoặc có khối u nang trên buồng trứng.
U nang là các túi kín chứa khí, chất lỏng hoặc bán chất rắn.
Điều này có thể gây khó mang thai hoặc sảy thai.
Nếu đang cố gắng mang thai, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kích thích rụng trứng.
Khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể là tình trạng xảy ra khi bạn có nồng độ progesterone liên tục qua một số chu kỳ kinh nguyệt.
Progesterone là hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giúp cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai, vì vậy thiếu hụt progesterone khiến việc mang thai trở nên khó khăn và tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp nhiều lần.
Nếu khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể, bác sĩ có thể đề nghị bằng cách bổ sung progesterone trước và trong thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng sảy thai nhiều lần.
– Bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều là tình trạng xảy ra khi có quá nhiều đường (glucose) trong máu.
Bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ sảy thai liên tục nhiều lần.
– Các vấn đề về tuyến giáp:
Một số vấn đề về tuyến giáp bao gồm suy giáp và cường giáp có thể khiến cơ thể không tạo ra đủ lượng hormone cần thiết để để đảm bảo cho quá trình mang thai, dẫn đến sảy thai.
– Ảnh hưởng của các xét nghiệm trước sinh:
Mặc dù nguy cơ này tương đối nhỏ, nhưng một số xét nghiệm trước sinh như chọc dò ối và sinh thiết gai nhau có thể dẫn đến sảy thai.
Các xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ thai nhi có rối loạn hệ thống di truyền, như Hội chứng Down.
Dấu hiệu và triệu chứng sảy thai
Chảy máu từ âm đạo thành dòng như chu kỳ kinh nguyệt hoặc xuất hiện các đốm máu
Chuột rút bụng và cơ bắp tương tự như các cơn đau bụng kinh dữ dội.
Nếu có các dấu hiệu sảy thai, nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Khi đã xảy ra, sảy thai không thể ngăn chặn, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý giúp cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu, kiểm tra vùng chậu hoặc siêu âm để xác định tình trạng của thai nhi và đề nghị phương pháp xử lý phù hợp.
Nhiều phụ nữ có các dấu hiệu sảy thai nhưng không bị sảy thai.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chăm sóc phù hợp hoặc đề nghị nhập viện theo dõi.
Các xét nghiệm chẩn đoán sảy thai liên tiếp
Nếu bị sảy thai trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể không chỉ định các xét nghiệm kiểm tra. Trong hầu hết các trường hợp, sảy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất là không thể xác định nguyên nhân.
Nếu bị sảy thai lặp lại trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm chẩn đoán như:
Xét nghiệm nhiễm sắc thể: 
Cả 2 vợ chồng có thể cần được xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về nhiễm sắc thể.
Các xét nghiệm này có thể xác định có bao nhiêu nhiễm sắc thể và có nhiễm sắc thể nào bị thay đổi hay không.
Nếu có các mô thai bị sảy, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mô thai để xác định các điều kiện nhiễm sắc thể.
Xét nghiệm nội tiết tố: 
Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra các vấn đề về hormone.
Kiểm tra hệ thống miễn dịch: 
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định các vấn đề rối loạn hệ thống miễn dịch như hội chứng antiphospholipid và Lupus ban đỏ.
Kiểm tra vùng chậu: 
thể được siêu âm, nội soi tử cung hoặc chụp X-quang tử cung để xác định các rối loạn, dị dạng liên quan đến vấn đề sảy thai nhiều lần.
Biện pháp điều trị sảy thai liên tiếp
Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xử lý và điều trị phù hợp.
Ở phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu để tăng tỷ lệ sống sót của thai nhi.
Phụ nữ có bệnh máu khó đông bẩm sinh cũng có thể cần được sử dụng thuốc chống đông máu khi mang thai để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện tại không có biện pháp cụ thể điều trị tình trạng sảy thai liên tiếp nếu không xác định được nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp (khoảng hơn 60%) phụ nữ sảy thai nhiều lần có thể mang thai tự nhiên thanh công mà không cần điều trị.
Sảy thai càng nhiều lần nguy cơ sảy thai liên tiếp trong tương lai càng cao.
Mặc dù aspirin và liệu pháp miễn dịch không thể điều trị và ngăn ngừa tình trạng sảy thai liên tiếp, nhưng đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp này để giảm thiểu rủi ro.
Trong trường hợp sảy thai liên tiếp liên quan đến một số nhiễm sắc thể nhất định, mặc dù không thể điều trị những bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm và lựa chọn các nhiễm sắc thể di truyền cấy ghép để giảm nguy cơ tử vong cho phôi thai.
Thụ tinh trong ống nghiệm không thể cải thiện tình trạng mất cân bằng dung nạp giữ mẹ và thai nhi, do đó nguy cơ sảy thai vẫn có thể xảy ra.
Thông thường những phụ nữ sảy thai liên tiếp thường được được theo dõi chặt chẽ khi có kế hoạch mang thai trở lại để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Ngay cả khi được điều trị phù hợp và đúng cách, nguy cơ sảy thai vẫn có thể xảy ra.
Ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý
Sảy thai liên tiếp nhiều lần có thể liên quan đến việc phát triển các bệnh lý nghiêm trọng và tăng nguy cơ tử vong.
Theo một số thống kế, các biến chứng và nguy cơ tử vong ở phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp trên 3 lần bao gồm:
Bệnh động mạch vành, tăng 44% nguy cơ tử vong
Tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng với nguy cơ tử vong là 86%
Tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng suy tim mạch, với nguy cơ tử vong tăng lên khoảng 150%
Phụ nữ có bị sảy thai liên tiếp có nguy cơ tiền sản giật cao hơn trong những lần mang thai kế tiếp.
Bên cạnh các ảnh hưởng thực thể, sảy thai nhiều lần có thể dẫn đến các chấn thương tâm lý và tinh thần ở phụ nữ.
Để giảm thiểu các rủi ro như nguy cơ tự tử hoặc trầm cảm, có thể nên dành thời gian trò chuyện với gia đình, thư giãn, đi du lịch hoặc đến gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.
Khi nào có thể mang thai trở lại?
Nếu có kế hoạch mang thai sau khi sảy thai liên tiếp, nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
Thông thường có thể mang thai lại sau khi có ít nhất một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Nếu đang cố gắng xét nghiệm y tế để xác định nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp, nên đợi đến khi các kết quả rõ ràng và có hướng điều trị phù hợp trước khi tiến hành mang thai lại.
Nên chuẩn bị sẵn sàng về mặt cảm xúc trước khi mang thai trở lại.
Có thể có nguy cơ sảy thai trở lại, điều này có thể dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, rối loạn cảm xúc và tăng nguy cơ trầm cảm.
Tình trạng lo lắng khi mang thai sau khi sảy thai nhiều lần cũng có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai và sau sinh.
Cần một thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trước khi quyết định mang thai trở lại.
Sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai liên tục hai hoặc nhiều lần.
Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Đa số phụ nữ sảy thai liên tiếp có thể mang thai tự nhiên thành công mà không cần điều trị.
Nếu bị sảy thai nhiều lần, nên dành thời gian nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có sự chuẩn bị phù hợp nhất trước khi mang thai.


TIP

Một số phương pháp điều trị giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tiếp là:

1. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật giúp khắc phục một số vấn đề trong tử cung (dạ con), chẳng hạn như tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung hoặc mô sẹo.
Việc chỉnh sửa hình dạng bên trong tử cung sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai.

2. Sử dụng thuốc làm loãng máu
Phụ nữ có các vấn đề về tự miễn dịch hoặc đông máu (tăng huyết khối) thường được điều trị bằng aspirin và heparin liều thấp.
Những loại thuốc này được dùng trong thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai.
Nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống thuốc vì thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

3. Khắc phục các tình trạng bệnh lý khác
Sảy thai nhiều lần có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý, bao gồm lượng đường trong máu bất thường, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động, lượng hormone prolactin cao…
Điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp và mức prolactin cao sẽ giúp cải thiện cơ hội mang thai đủ tháng và khỏe mạnh.

4. Sàng lọc di truyền
Trong khoảng 5% các cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần có sự hiện diện của các dị dạng cân bằng như chuyển vị trí và đảo ngược.
Sự tái sắp xếp nhiễm sắc thể của cha mẹ về cân bằng có thể khiến vợ chồng sảy thai tự nhiên liên tiếp, vô sinh hoặc sinh con dị dạng.
Lúc này, việc làm xét nghiệm karyotype sẽ xác định được nhiễm sắc thể của bố và mẹ có chuyển vị hay không.
Mặc dù nhiều cặp vợ chồng bị bất thường nhiễm sắc thể vẫn có khả năng mang thai khỏe mạnh một cách tự nhiên, nhưng bác sĩ thường đề nghị họ tiến hành các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, phôi sẽ được sàng lọc di truyền trước khi đưa vào tử cung.
Việc làm này giúp lựa chọn các phôi khỏe mạnh, không bị nhiễm sắc thể chuyển vị.
Đây chính là nền tảng cho một thai kỳ an toàn.

Phòng ngừa nguy cơ sảy thai liên tiếp

1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bất cứ việc làm lành mạnh nào cũng giúp cải thiện cơ hội mang thai khỏe mạnh cho phụ nữ. Thiết lập thực đơn ăn uống đủ dưỡng chất, vận động thường xuyên, ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu và caffein… sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai nhiều lần.
Thừa cân – béo phì cũng có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai.
Nếu có chỉ số cơ thể (BMI) trên 23, bạn cần giảm cân trước khi có em bé.
Không có bằng chứng nào cho thấy căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm nhẹ gây sảy thai liên tiếp.
Đây là vấn đề quan trọng song hành với những thai phụ đã từng (hoặc có nguy cơ) sảy thai nhiều lần.
Việc hỗ trợ và tư vấn tâm lý sẽ giúp các cặp vợ chồng đối phó với nỗi đau tinh thần nếu chẳng may sảy thai, đồng thời khơi gợi trong họ niềm hy vọng để sớm tiếp tục một thai kỳ khác.

2. Tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, giang mai, bệnh lậu… khiến nguy cơ sảy thai tăng lên đáng kể.
Nếu có các triệu chứng như ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu đau…, cần đi xét nghiệm trước khi cố gắng thụ thai.

3. Bổ sung axit folic
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên tất cả phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung axit folic (vitamin B9) hàng ngày.
Việc làm này có thể giúp giảm nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng axit folic bạn cần bổ sung.



SẨY THAI LIÊN TIẾP



1. KHÁI NIỆM

Sẩy thai liên tiếp là hiện tượng có từ 2 lần sẩy thai liên tục trở lên, thai nhi bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước 22 tuần.
Nguy cơ thay đổi tùy theo số lần sẩy thai, đã từng sinh con còn sống và có con bị dị tật hay không.

2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Lâm sàng
- Phần lớn người bệnh đến khám khi đang có thai với tiền sử sẩy thai, hay có tiền sử sẩy thai liên tiếp
- Ở ngoài thời kỳ mang thai, khám lâm sàng có thể phát hiện được một số nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp như u xơ tử cung, hở eo tử cung, tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, mẹ có bệnh lý toàn thân

2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Nhiễm sắc đồ
Có thể phát hiện được bất thường số lượng hay cấu trúc nhiễm sắc thể của một hay 2 vợ chồng có tiền sử sẩy thai liên tiếp.

2.2.2. Kháng thể kháng phospholipid

- aPL: antiPhosphoLipid antibody: IgM và IgG
- aCL: antiCardioLipin antibody: IgM và IgG
+ Dương tính: IgM và IgG cao hơn trung bình kéo dài > 6 tuần
- LA: Lupus Anticoagulant antibody
+ Dương tính: khi nồng độ cao hơn mức trung bình kéo dài > 6 tuần
+ Nhạy cảm với các trường hợp có tiền sử huyết khối
- 2-GpI: Anti beta 2 Glycoprotein I:
+ Giá trị tiên đoán dương tính cao (87,5%)
- Khác: kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA…
+ Không thông dụng
+ Áp dụng trong APS thứ phát

Trên lâm sàng, xét nghiệm aPL và aCL thực hiện trước, nếu hai xét nghiệm này âm tính sẽ tiếp tục thử với LA và 2-GpI.
Hội chứng kháng PhosphoLipid được chẩn đoán là dương tính nếu có ít nhất một trong các xét nghiệm trên dương tính.

Các xét nghiệm khác

- Siêu âm:
Để phát hiện các trường hợp bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, tử cung dị dạng, tử cung nhi tính…

- Chụp tử cung:
Phát hiện tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung...

- Xét nghiệm nội tiết:
Tìm một số những rối loạn nội tiết như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, suy hoàng thể sớm…

- Một số xét nghiệm viêm nhiễm khác:
Toxoplasma, CMV, giang mai…

3. ĐIỀU TRỊ
Dựa vào nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp

3.1. Rối loạn nhiễm sắc thể
- Tư vấn về di truyền xem người bệnh có nên có thai nữa hay không.
- Trường hợp có thai tự nhiên:
Tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, chọc ối hoặc sinh thiết gai rau cho tất cả thai kỳ có bố hoặc mẹ mang bất thường nhiễm sắc thể (NST).

- Trong thụ tinh trong ống nghiệm:
Tiến hành sinh thiết chẩn đoán tiền phôi (kỹ thuật PGD) nhằm loại bỏ những phôi mang bất thường di truyền gây sẩy thai hoặc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cao.

3.2. Hội chứng kháng PhosphoLipid
3.2.1. Các thuốc sử dụng trong Hội chứng kháng PhosphoLipid

Thuốc chống đông máu:
Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc Heparin không đứt đoạn.
Thời gian tác dụng kéo dài → tiêm 1 lần/ngày
+ Fraxiparin 50 - 60UI/kg/ngày (bơm 0,3ml/ngày - 2850UI, tiêm dưới da bụng)
+ Lovenox 20 - 40mg/ngày tiêm dưới da

Ức chế tiểu cầu: Aspirin (ASA)
- Điều trị liều thấp: 75 - 100mg/ngày
- Theo dõi số lượng tiểu cầu, yếu tố đông máu
- Người bệnh có giảm tiểu cầu: không nên dùng

Ức chế miễn dịch
- Thường sử dụng cho APS thứ phát hay CAPS (catastrophic APS)
- Corticoid liều tối thiểu 1mg/kg/ngày (1 lọ methylped 40mg)
- Gammaglobulin:
+ Các trường hợp quá nặng
+ Liều 0,4g/kg/ngàytrong 5 ngày hoặc 1g/kg/ngày trong 2 ngày

3.2.2. Phác đồ điều trị
Bệnh cảnh Không có thai Có thai
Hội chứng kháng PhosphoLipid với biến chứng sản khoa - Không điều trị
- ASA liều thấp
- LMWH + ASA liều thấp
- Bổ sung Ca và Vit D
Hội chứng kháng PhosphoLipid với tiền sử huyết khối Warfarin, duy trì INR: 2 - 3 - ASA liều thấp + Liều LMWH tối đa mà không qua được rau thai (gấp 3 - 4 lần)
Hội chứng kháng PhosphoLipid thứ phát hay CAPS Điều trị theo chuyên khoa Ức chế miễn dịch nếu cần thiết → LMWH + ASA

3.2.3. Thời gian điều trị

+ ASA: ngay khi thử hCG (+) nếu trước đó không dùng
- Dừng bất cứ khi nào sau 36 tuần, nên dừng 7 - 10 ngày trước khi lấy thai
- Thai phụ có tiền sử huyết khối: tiếp tục dùng ASA trong, sau đẻ (dự phòng huyết khối quan trọng hơn so với chảy máu vì ASA)
- Không có mối liên quan giữa ASA liều thấp và bệnh lý đóng sớm ống động mạch, chảy máu sau đẻ

+ LMWH: dùng khi siêu âm có tim thai hay ngay khi có thai
- Suốt thời kỳ có thai và dừng trước khi lấy thai 24h (đang nghiên cứu)
- APS có tiền sử sẩy thai, thai chết lưu < 3tháng + không tiền sử huyết khối, Doppler bình thường ở tuổi thai 34 tuần có thể dừng LMWH
- Thời kỳ sau sinh: dùng LMWH kéo dài sau đẻ 6 - 12 tuần, sau đó có thể thay bằng warfarin và theo dõi INR

3.2.4. Quản lý thai nghén
- Tư vấn kỹ về bệnh lý này để người bệnh cùng theo dõi:
Dấu hiệu của huyết khối các vị trí, dấu hiệu của tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, sẩy thai, thai lưu và dấu hiệu các tác dụng phụ của thuốc

- Theo dõi thai:
Siêu âm Doppler 3 tuần/lần từ tuổi thai 18 tuần (nếu thai bình thường), hay theo chỉ định nếu Doppler nếu có dấu hiệu bất thường.
Theo dõi monitoring sản khoa thường xuyên từ tuổi thai 20 tuần

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc (tiểu cầu, APPT):
3 tuần đầu 1 lần/tuần.
Sau đó 4 tuần/lần (nếu không có bất thường)

3.2.5. Kết thúc thai nghén
- Thời điểm kết thúc thai nghén: PARA + can thiệp sớm
+ Thai bình thường: ở tuổi thai 39 tuần
+ Thai có biến chứng: tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung theo chỉ định sản khoa + PARA + can thiệp sớm.
- Phương pháp kết thúc thai nghén: theo chỉ định của sản khoa
- Giảm đau trong APS chỉ định bình thường nên dừng LMWH trước 24h, xét nghiệm đông máu bình thường, tiểu cầu > 70G/l

3.3. Điều trị nguyên nhân khác
- Hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung, giảm co.
- Thiếu hụt nội tiết: bổ sung nội tiết như progesteron, estrogen.
- Mổ bóc nhân xơ trong u xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung…
- Điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ như đái tháo đường, giang mai, viêm thận hay các bệnh nội tiết như thiểu năng giáp trạng, basedow…

4. TIÊN LƯỢNG VÀ PHÒNG BỆNH

Tiên lượng và phòng sẩy thai cho lần có thai sau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp.
- Với thiếu hụt nội tiết: chủ động bổ sung nội tiết ngay khi người bệnh có thai.
- Với hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung chủ động ở lần có thai sau.
- Khi mẹ bị hội chứng kháng PhosphoLipid:
Dùng aspirin liều thấp trước khi có thai, dùng thuốc chống đông khi người bệnh có thai.
- Chủ động điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ (nếu có).
- Với nguyên nhân bố hoặc mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể:
Tiên lượng để đẻ được con bình thường rất khó khăn, nên tư vấn về di truyền xem có nên có thai nữa không.