Thai chậm phát triển trong tử cung

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG

Thai chậm phát triển là một tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, không phát triển như bình thường.


Làm sao có thể biết được?
Bác sĩ và bà mẹ có thể nhận thấy được thai chậm phát triển với tuổi thai qua một quá trình theo dõi liên tục.


Những nguy hiểm do thai chậm phát triển
 Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.
Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.
Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện.
Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn.
Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?
- Tất cả những phụ nữ bị các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh phổi, tiểu đường, bệnh của chất tạo keo, bệnh lý về hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid.
- Mẹ hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng heroin, cocaine.
- Mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
- Bệnh lý của nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai).
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba..)
- Mẹ mắc những bệnh nhiễm trùng.
- Mẹ có những rối loạn về di truyền.
- Tiếp xúc với những chất độc hại.


Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?
- Trước khi chuẩn bị có thai nên đi thăm khám dù cơ thể bạn khoẻ mạnh.
- Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.
- Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.

- Thăm khám thai:

Lưu ý đo bề cao tử cung.
Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.
- Vào tháng thứ tư bề cao tử cung là 16cm.

Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8.
Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).
Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.


Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.
Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì biết là thai nhi bất thường.


Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?
- Thăm khám để tìm nguyên nhân.
- Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu.
- Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.
- Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi.

Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.
Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho sự phát triển thật đúng thời điểm.


Khám thai đều đặn giúp phát hiệm sớm thai chậm phát triển, theo dõi, điều trị và có quyết định đúng lúc để tránh tử vong cho thai nhi, đồng thời hạn chế những tổn thương não với những di chứng tâm thần và vận động về sau.


TIP

Thai chậm phát triển trong tử cung là gì?
Thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ. 
Chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung bao gồm cân nặng và sự phát triển của thai nhi tại thời điểm thăm khám.
Để xác định thai nhi có thực sự bị ngưng phát triển hay chậm phát triển thì bác sĩ cần đo kích thước và ước lượng cân nặng của thai ít nhất 2 lần khám liên tiếp cách nhau 1 tuần. 
Thai nhi chậm phát triển trong tử cung sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những thai nhi bình thường.

Nguyên nhân gây nên thai chậm phát triển là gì?
Có 4 nhóm tác nhân dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung .
Tác nhân từ thai nhi
Thai nhi có bộ nhiễm sắc thể bất thường.
Dị tật thai nhi.
Đa thai.

Tác nhân từ nhau thai
Nhau thai có vấn đề:
Suy chức năng bánh nhau, nhau bám màng, bất thường tử cung,
Tác nhân từ mẹ
Mẹ bị cao huyết áp.
Mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc có vóc dáng nhỏ.
Mẹ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến gan, tim, thận…
Mẹ bị chảy máu hoặc mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, hồng cầu liềm…

Tác nhân từ bên ngoài
Thai chậm phát triển trong buồng tử cung cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường nhiều khói thuốc lá.
Mẹ uống nhiều rượu bia hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng…
Bất kỳ nhiễm trùng nào của mẹ trong thời kỳ mang thai (giang mai, Toxoplasmosis, Cytomegalovirus) đều có thể gây nên tình trạng trên.

Dấu hiệu của thai chậm phát triển trong tử cung là gì?
Tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung thường không có dấu hiệu cụ thể.
Rất khó để các mẹ bầu tự nhận thấy mà đa số các mẹ chỉ tình cờ phát hiện khi khám thai.
Mẹ bầu có thể chú ý kỹ, nếu thấy tăng cân ít hoặc trong mình có mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì phải thường xuyên đi thăm khám thai kỳ.
Việc thăm khám thai thường xuyên là vô cùng quan trọng.
Việc thường xuyên thăm khám thai không chỉ giúp các mẹ tầm soát bệnh kịp thời mà còn giúp cho mẹ an tâm hơn, nhờ đó mà đời sống tinh thần được cải thiện hơn nhiều.

Cách phát hiện và chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung
Siêu âm
Chẩn đoán thai chậm phát triển cần siêu âm đo kích thước thai ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 4 tuần.
Siêu âm Doppler màu là kỹ thuật thường được dùng trong tình huống này.
Kỹ thuật này được sử dụng để đo tốc độ và lưu lượng máu vào mạch não của thai nhi để phát hiện thai nhi có chậm phát triển trong tử cung hay không.

Kiểm tra cân nặng của mẹ
Đây là cách để ước tính sự phát triển của thai nhi.
Trong mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra và ghi lại cân nặng của mẹ.
Nếu mẹ bầu có cân nặng thấp hơn mức độ lý tưởng thì đây có thể là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển.

Theo dõi thai nhi
Bác sĩ sẽ tiến hành khám thai nhi bằng cách đặt một đai quanh bụng của người mẹ.
Những dây đai này có đầu dò gắn vào màn hình.
Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị trên màn hình và bác sĩ sẽ dựa vào đó để đánh giá tình trạng thai nhi.

Chọc ối
Đây là một thủ thuật sử dụng kim để lấy nước ối rồi đem đi kiểm tra nhiễm trùng hoặc bất thường nhiễm sắc thể.
Vì phương pháp xâm lấn này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non nên thường là biện pháp được đề xuất sau cùng.

Nhóm thai phụ nào có nguy cơ cao mang thai chậm phát triển?
Thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng mà không mẹ bầu nào mong muốn xảy đến với mình.
Và những đối tượng mẹ bầu dưới đây sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bệnh trên.
Có tiền sử sinh con chậm phát triển trong tử cung.
Tăng cân ít hơn bình thường khi mang thai.
Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tăng hồng cầu, tiểu đường.
Tiền sử hút thuốc, lạm dụng chất kích thích, bia, rượu, sử dụng ma túy.
Mang thai đôi hoặc đa thai.
Mắc bệnh rối loạn di truyền hoặc bệnh truyền nhiễm.
Tiền sử tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất và chất độc hại.

Hậu quả của thai chậm phát triển trong tử cung
Sinh non
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sau sinh cao hơn so với trẻ bình thường
Có thể xuất hiện tình trạng thiếu ối.
Nước ối ít có thể dẫn tới chèn ép dây rốn và có thể gây tử vong cho thai nhi.
Các bé sinh ra dễ mắc phải các rối loạn như chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tổn thương nội mạc mạch máu, tổn thương thận.

Biện pháp hạn chế thai chậm phát triển trong tử cung
Các cặp vợ chồng khi có kế hoạch mang thai cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn di truyền.
Không uống rượu bia, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá khi mang thai.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Nếu thai chậm phát triển do nguyên nhân tuần hoàn của mẹ có thể điều trị dự phòng bằng aspirin liều thấp từ tuần 15 của thai kỳ.





THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG


1. ĐỊNH NGHĨA
Khái niệm thai nhẹ cân là khi thai đủ tháng, trọng lượng thai lúc sinh dưới 2500gr
Trong thực tế, khái niệm thai chậm phát triển trong tử cung bao gồm trọng lượng thai tại thời điểm thăm khám và sự phát triển của thai.
Để xác định thai thực sự có chậm phát triển hoặc ngừng phát triển thì phải đo kích thước và ước lượng trọng lượng thai ở ít nhất 2 lần thăm khám liên tiếp cách nhau 01 tuần.
Tùy từng tác giả, tùy từng nhóm nghiên cứu mà giới hạn của thai chậm phát triển trong tử cung thay đổi, nằm dưới đường bách phân vị thứ 10, thứ 5 hoặc thứ 3.

2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
Không có dấu hiệu đặc trưng
Có thể có một số gợi ý:
- Tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung
- Mẹ tăng cân ít hơn bình thường
- Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai
- Phát hiện được một số nguyên nhân: HA cao, mẹ bị bệnh lý mạn tính…

2.2. Siêu âm
Là phương pháp giúp chẩn đoán hữu hiệu
So sánh đối chiếu các kích thước của thai nhi với kích thước chuẩn (các chỉ số về kích thước thai được xây dựng dựa trên các nghiên cứu mô tả cắt ngang) đánh giá thai chậm phát triển trong tử cung cân đối hay không cân đối

2.2.1. Chỉ số: đường kính lưỡng đỉnh
70% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai

2.2.2. Chỉ số: chu vi bụng
Đây là một chỉ số thường được sử dụng nhất để dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung.
Chu vi bụng có giá trị dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung cao hơn chỉ số đường kính lưỡng kính, chu vi đầu và chiều dài xương đùi.
Tốc độ tăng trưởng của đường kính chu vi bụng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung ở một số trường hợp người mẹ không nhớ chính xác ngày kinh, không đánh giá được tuổi thai, nếu tốc độ tăng của chu vi bụng dưới 10 mm trong 15 ngày thì có thể nghĩ tới thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.3. Chỉ số: chiều dài xương đùi
Chỉ số này không có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.4. Tình trạng nước ối
Có đến 90% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có tình trạng thiểu ối, ngược lại nếu kèm theo đa ối thì phải nghĩ tới các nguyên nhân thai bất thường như rối loạn NST, bệnh lý gen..

2.2.5. Độ trưởng thành bánh rau
Không có nhiều giá trị trong chẩn đoán và dự báo thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.6. Ước lượng trọng lượng thai
Rất khó để có một công thức tính chính xác trọng lượng thai nhi trong tử cung, chúng ta chỉ có thể ước đoán trọng lượng thai trong khoảng cộng trừ 10 % của giá trị trung bình, đối chiếu với biểu đồ phát triển trọng lượng thai theo tuổi thai để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.
Ngoài ra còn một số chỉ số tham khảo khác như: chu vi đùi, tỷ lệ giữa chiều dài xương đùi và chu vi đùi, tỷ lệ giữa chu vi đầu và chu vi bụng…

2.2.7. Chỉ số Doppler động mạch
- Doppler động mạch rốn và động mạch tử cung bình thường:
Ít nguy cơ biến chứng trong thời kỳ chu sinh, thường gặp trong thai chậm phát triển trong tử cung do nguyên nhân bất thường NST
- Doppler động mạch tử cung bất thường:
Là dấu hiệu bệnh lý hệ tuần hoàn của người mẹ, sản phụ có nguy cơ tiền sản giật và rối loạn tăng huyết áp trong những tháng cuối dẫn tới thai chậm phát triển trong tử cung, nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.
Theo dõi huyết áp định kỳ, số lượng tiểu cầu, chức năng gan thận nhằm phát hiện sớm nguy cơ cho mẹ và thai để có quyết định chấm dứt thai nghén ở thời điểm thích hợp.

3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ
- Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu
- Phải theo dõi rất chặt chẽ và tư vấn kỹ cho sản phụ và gia đình
- Điều trị THA với những trường hợp xác định thai chậm phát triển trong tử cung do mẹ rối loạn THA thai kỳ.
- Chế độ nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng
- Cải thiện cung cấp oxy cho mẹ và truyền dung dịch đường tăng thể tích tuần hoàn được khuyến cáo cho một số trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung nặng ở cuối quý 2 của thai kỳ, tuy nhiên phương pháp này cũng không cho kết quả khả quan.
- Tìm nguyên nhân:
Nếu xác định thai bất thường nhiễm sắc thể, đa dị tật, nhiễm CMV thì nên đình chỉ thai nghén.
Nếu chỉ có 1 dị tật đơn độc thì hội chẩn với các trung tâm chẩn đoán trước sinh, với bác sỹ phẫu thuật nhi để có hướng xử trí ngay sau khi sinh.
- Dùng corticoid cho tuổi thai từ 28 đến hết 34 tuần:
Bethamethasone 12mg, 2 liều tiêm bắp cách nhau 24h.
Hoặc Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12h.
- Theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng Monitoring sản khoa:
+ Theo dõi từ tuổi thai 26 tuần
+ Đánh giá độ dao động của tim thai và biến đổi của nhịp tim thai.
- Theo dõi không can thiệp:
Nhịp tim thai dao động kém, thai dưới 28 tuần, cân nặng dưới 800gr
- Đình chỉ thai nghén (ĐCTN) chỉ đặt ra sau khi cân nhắc tuổi thai, tình trạng của người mẹ, tiền sử sản khoa, và đặc biệt là các bệnh lý kèm theo kết hợp với một số biến đổi trên Monitoring.

ĐCTN đặt ra trong một số trường hợp sau:
+ Tuổi thai trên 31 tuần khi nhịp tim thai dao động kém, dao động độ không liên tục qua một số lần theo dõi, nhịp chậm đơn độc, kéo dài, lặp lại nhiều lần
+ Tuổi thai từ 34 tuần khi Doppler động mạch rốn với dòng tâm trương bằng không và bất thường Doppler động mạch não, thai có biểu hiện ngừng tiến triển
+ Tuổi thai từ 37 tuần khi bất thường Doppler động mạch rốn, động mạch não, monitor.
Lưu ý:
Doppler động mạch rốn bình thường kiểm tra lại sau 8 ngày, đánh giá sự phát triển thai 15 ngày một lần.
Doppler động mạch rốn bất thường nhưng tốc độ dòng tâm trương chưa bằng không, theo dõi nhịp tim thai liên tục trên Monitoring 3 lần một tuần và đánh giá sự phát triển thai, kết hợp Doppler động mạch não.
- Cách thức đẻ:
Trường hợp chuyển dạ tự nhiên hoặc đình chỉ thai nghén nếu không có chống chỉ định đẻ đường dưới thì theo dõi như một cuộc đẻ thường.
Trường hợp suy thai, ối giảm, có thêm các yếu tố bất lợi khác như ngôi ngược, rau bám thấp… thì mổ lấy thai và luôn phải có bác sỹ hồi sức sơ sinh tham gia vào thời điểm lấy thai.

4. PHÒNG BỆNH
- Tư vấn di truyền cho cặp vợ chồng nếu xác định nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung do bất thường NST hoặc bệnh lý gen cho các lần mang thai tiếp theo.
Từ bỏ một số thói quen xấu như nghiện hút, uống rượu, dùng chất kích thích trước khi mang thai.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng và làm việc.
- Trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung do nguyên nhân tuần hoàn của người mẹ có thể điều trị dự phòng bằng Aspirin liều thấp từ tuần thứ 15 của thai kỳ.