UNG THƯ TUYẾN TỤY
Ung thư tuyến tụy, chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến ống, ước tính có khoảng 64.050 trường hợp và 50.550 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ.
Các triệu chứng bao gồm sút cân, đau bụng và vàng da.
Chẩn đoán bằng chụp CT hoặc chụp MRI/MRCP, sau đó siêu âm qua nội soi kèm theo sinh thiết.
Điều trị là phối hợp phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị.
Trong một số trường hợp, xạ trị cũng được sử dụng.
Tiên lượng xấu vì bệnh thường ở giai đoạn tiến triển tại thời điểm chẩn đoán.
Hầu hết các loại ung thư tụy đều là các khối u ngoại tiết phát triển từ các tế bào ống tuyến và các tế bào nang tuyến.
Ung thư biểu mô tuyến của tuyến tụy ngoại tiết phát sinh từ các tế bào ống tuyến thường xuyên hơn 9 lần so với các tế bào nang tuyến;
80% xảy ra ở đầu tuyến. Ung thư biểu mô tuyến xuất hiện ở độ tuổi trung bình là 55 và gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới 1,5 đến 2 lần.
Ung thư biểu mô tế bào acinar là một nguyên nhân hiếm gặp của ung thư tuyến tụy. Bệnh có tiên lượng tốt hơn so với ung thư biểu mô tuyến ống truyền thống.
Các yếu tố nguy cơ nổi bật của ung thư tụy bao gồm hút thuốc, tiền sử viêm tụy mã tính, béo phì và phơi nhiễm hóa chất (ví dụ: beta-naphthylamine, benzidine, amiăng, benzen, hydrocarbon clo hóa).
Uống rượu và caffeine dường như không phải là yếu tố nguy cơ.
Di truyền đóng một vai trò nào đó; 10% bệnh ung thư tụy có liên quan đến thành phần di truyền cơ bản. Xét nghiệm di truyền hiện được cung cấp thường xuyên cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy.
Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy như đau và sụt cân không đặc hiệu, dẫn đến chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan rộng.
Vào thời điểm chẩn đoán, 90% số bệnh nhân ung thư đã tiến triển tại chỗ, xâm lấn tới các cấu trúc sau phúc mạc, lan đến hạch vùng hoặc di căn đến gan và phổi.
Hầu hết các bệnh nhân đều bị đau bụng trên dữ dội, thường lan ra lưng.
Thường sút cân. Ung thư biểu mô tuyến ở đầu tụy gây vàng da tắc mật (có thể gây ngứa) ở 80 đến 90% số bệnh nhân.
Ung thư ở thân và đuôi có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch lách, dẫn đến lách to, giãn tĩnh mạch dạ dày và giãn tích mạch thực quản và xuất huyết tiêu hóa.
Ung thư tụy gây ra bệnh tiểu đường ở một nửa số bệnh nhân, dẫn đến các triệu chứng không dung nạp glucose (ví dụ: đái nhiều và khát nhiều).
Ung thư tụy cũng có thể gây trở ngại cho việc sản sinh ra các enzym tiêu hóa của tụy (suy tụy ngoại tiết) ở một số bệnh nhân và có khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng .
Tình trạng kém hấp thu này gây ra chướng bụng và đầy hơi và tiêu chảy ra nước, nhờn và/hoặc có mùi hôi, dẫn đến sụt cân và thiếu hụt vitamin.
Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ/chụp đường mật tụy cộng hưởng từ (MRI/MRCP), sau đó là siêu âm nội soi bằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (EUS/FNA)
Kháng nguyên CA 19-9 để theo dõi (không dùng để sàng lọc)
Các kiểm tra được ưu tiên là chụp CT xoắn ốc bụng sử dụng kỹ thuật tụy (giao thức ba giai đoạn, lát cắt hình ảnh ≤ 5 mm) hoặc chụp MRI/MRCP;
Tiếp theo là siêu âm qua nội soi kèm theo sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (EUS/FNA) để chẩn đoán mô và đánh giá khả năng cắt bỏ bằng phẫu thuật.
CT hoặc MRI/MRCP thường được chọn dựa trên khả năng sẵn có và chuyên môn của địa phương.
Ngay cả khi các kiểm tra hình ảnh này cho thấy bệnh không thể cắt bỏ hoặc di căn rõ ràng, EUS/FNA hoặc chọc hút kim qua da một tổn thương có thể tiếp cận được sẽ được thực hiện để chẩn đoán mô. Nếu CT cho thấy một khối u có khả năng cắt bỏ hoặc không có khối u, MRI/MRCP hoặc siêu âm nội soi có thể được sử dụng để xác định giai đoạn bệnh hoặc phát hiện các khối u nhỏ không thấy được trên CT.
Bệnh nhân vàng da tắc mật có thể được thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (endoscopic retrograde cholangiopancreatography, ERCP) là thủ thuật chẩn đoán đầu tiên.
Trong ERCP, thường đặt stent để làm giảm tắc nghẽn đường mật và cho phép thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị trước phẫu thuật nào.
Các xét nghiệm thường quy cần được thực hiện.
Tăng phosphatase kiềm và bilirubin cho thấy tắc nghẽn đường mật hoặc di căn gan.
Kháng nguyên liên quan đến tụy CA 19-9 có thể được sử dụng để theo dõi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến tụy và để sàng lọc những người có nguy cơ cao (ví dụ: những người bị bệnh viêm tụy di truyền; ≥ 2 thành viên huyết thống bậc một trong gia đình bị bệnh ung thư tụy, hội chứng Peutz-Jeghres, hoặc đột biến BRCA2 hoặc HNPCC).
Xét nghiệm này không đủ độ nhạy hoặc độ đặc hiệu để sử dụng cho sàng lọc quần thể, nồng độ CA 19-9 không phải lúc nào cũng tăng ở những bệnh nhân đã được chứng minh là ung thư tụy (tức là những người không ung thư tụy).
Nồng độ tăng cao sẽ giảm khi điều trị thành công; sự gia tăng tiếp theo cho thấy sự tiến triển.
Nồng độ amylase và lipase thường là bình thường.
Điều trị ung thư tuyến tụy
Thủ thuật Whipple (cắt khối tá tụy)
Hóa trị hoặc hóa trị liệu phối hợp và xạ trị (hóa xạ trị) bổ trợ trước phẫu thuật
Kiểm soát triệu chứng
Khoảng 80 đến 90% số ca ung thư không thể phẫu thuật cắt bỏ được tại thời điểm chẩn đoán vì di căn hoặc vì xâm lấn vào các mạch máu lớn.
Đối với những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ, vị trí của khối u trong tụy sẽ quyết định loại thủ thuật được thực hiện. Các khối u ở đầu tuyến tụy được cắt bỏ bằng thủ thuật Whipple. Các khối u ở cổ, thân hoặc đuôi thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật cắt tụy ở đoạn xa, trong đó đầu tụy được giữ nguyên tại chỗ.
Việc sử dụng hóa trị hoặc hóa xạ trị liệu bổ trợ trước phẫu thuật (trước phẫu thuật) ngày càng trở nên phổ biến vì tính chất tiến triển mạnh mẽ của căn bệnh này và do bệnh nhân khó dung nạp hóa trị sau phẫu thuật tụy.
Dữ liệu từ một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hóa trị liệu bổ trợ trước phẫu thuật cho thấy lợi ích về thời gian sống thêm ở những bệnh nhân có thể cắt bỏ ở phần gianh giới.
Trong một nghiên cứu khác, phác đồ điều trị FOLFIRINOX (fluorouracil, oxaliplatin, leucovorin và irinotecan) mang lại thời gian sống thêm toàn bộ trung vị là 54 tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ và đặt ra tiêu chuẩn mới cho hóa trị ở những bệnh nhân ung thư tụy được lựa chọn kỹ lưỡng.
Phác đồ điều trị phổ biến thứ hai là gemcitabine phối hợp với nab-paclitaxel (paclitaxel gắn kết với albumin hạt nano), được chứng minh trong một nghiên cứu khác là có hiệu quả tương tự như phác đồ điều trị FOLFIRINOX khi được sử dụng trong giai đoạn chu phẫu (thời gian sống thêm trung vị là 23,2 tháng với FOLFIRINOX so với 23,6 tháng với gemcitabine và nab-paclitaxel).
Nếu một khối u không thể cắt được khi mổ và tắc nghẽn dạ dày tá tràng hoặc ống mật đang hiện hữu hoặc đang chờ xử lý, một cuộc phẫu thuật nối đôi dạ dày và đường mật thường được thực hiện để giảm tắc nghẽn.
Ở những bệnh nhân có tổn thương và vàng da không phẫu thuật được, nội soi đặt stent ống mật làm giảm vàng da.
Đặt stent tá tràng thường được thực hiện. Tuy nhiên, phẫu thuật nối thông nên được xem xét ở bệnh nhân có tổn thương không thể cắt bỏ được nếu thời gian sống kỳ vòng > 6 đến 7 tháng do các biến chứng liên quan đến stent.
Điều trị triệu chứng
Thuốc giảm đau, thường là nhóm opioid
Đôi khi các thủ tục để duy trì mức độ lưu thông của mật
Đôi khi phải bổ sung men tụy
Ở giai đoạn cuối, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và tử vong. Do đó, điều trị triệu chứng cũng quan trọng như việc kiểm soát bệnh. Cần thảo luận về cách chăm sóc cuối đời thích hợp.
Bệnh nhân đau ở mức độ vừa phải đến dữ dội nên dùng nhóm opioid đường uống với liều đủ để giảm đau.
Mối lo về nghiện thuốc không phải là một rào cản để kiểm soát đau.
Đối với đau kinh niên, các chế phẩm giảm đau tác động lâu dài (ví dụ, fentanyl qua da, oxycodone, oxymorphone) thường là tốt nhất.
Phong bế qua da hoặc phong bế thần kinh tạng (ổ bụng) bằng phẫu thuật có hiệu quả kiểm soát cơn đau ở một số bệnh nhân.
Trong trường hợp đau không thể chịu đựng được, opioid được tiêm dưới da hoặc qua đường tĩnh mạch, tiêm ngoài màng cứng hoặc truyền trong nội mạc tủy giúp giảm nhẹ thêm.
Nếu phẫu thuật giảm nhẹ hoặc đặt stent đường mật qua nội soi không làm giảm ngứa thứ phát do vàng da tắc mật, có thể kiểm soát ngứa bằng cholestyramine (4 g uống một lần/ngày đến 4 lần/ngày).
Thiếu enzym tuỵ ngoại tiết được điều trị bằng các loại enzym tuỵ chiết xuất từ lợn (pancrelipase). Có một số sản phẩm thương mại và lượng enzym trong mỗi viên nang khác nhau.
Liều lượng cần thiết thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân, mức độ tăng tiết mỡ và hàm lượng chất béo trong chế độ ăn.
PH trong lòng ống tụy tối ưu cho các enzym là 8; do đó, một số bác sĩ lâm sàng cho thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 hai lần/ngày.
Phải theo dõi và kiểm soát chặt đái tháo đường.
Những điểm chính
Ung thư tụy đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó thường chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Các yếu tố nguy cơ nổi bật bao gồm hút thuốc và có tiền sử viêm tụy mạn tính.
Chẩn đoán bao gồm chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ/chụp đường mật tụy cộng hưởng từ (MRI/MRCP) và siêu âm qua nội soi có sinh thiết; nồng độ amylase và lipase thường ở mức bình thường và kháng nguyên CA 19-9 không đủ nhạy hoặc đặc hiệu để sử dụng cho sàng lọc quần thể.
Khoảng 80 đến 90% số ca ung thư không thể phẫu thuật cắt bỏ được tại thời điểm chẩn đoán vì di căn hoặc vì xâm lấn vào các mạch máu lớn.
Phối hợp phẫu thuật và hóa trị mang lại kết quả điều trị ung thư tốt nhất cho những bệnh nhân có khả năng phẫu thuật cắt bỏ.
Kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc giảm đau phù hợp, phẫu thuật nối tắt dạ dày và/hoặc đường mật để giảm các triệu chứng tắc nghẽn và có thể bổ sung men tụy.
Ung thư tuyến nang
Ung thư biểu mô tuyến dạng nang là một loại ung thư tuyến hiếm gặp ở tụy, xuất hiện như sự thoái hóa ác tính của các tế bào biểu mô tuyến dạng nang nhầy và biểu hiện với các cơn đau bụng trên và sờ thấy khối ở bụng.
Chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến dạng nang được thực hiện bằng CT hoặc MRI bụng, thường cho thấy một khối u nang có chứa các mảnh vụn; khối này có thể bị hiểu nhầm là ung thư biểu mô tuyến hoại tử hoặc giả nang tụy.
Không giống như ung thư biểu mô tuyến ống tụy, ung thư biểu mô tuyến dạng nang của tụy có tiên lượng tương đối tốt.
Chỉ 20% số bệnh nhân có di căn tại thời điểm phẫu thuật; cắt bỏ hoàn toàn khối u bằng cách cắt bỏ tụy đầu xa hoặc toàn bộ hoặc bằng thủ thuật Whipple dẫn đến tỷ lệ sống thêm 5 năm là 65%.
Khối u nhú-niêm mạc trong ống
Các khối u nhú-niêm mạc trong ống (Intraductal papillary-mucinous neoplasms, IPMN) là các khối u nang dẫn đến tăng tiết chất nhầy và tắc nghẽn ống dẫn.
Mô bệnh học có thể lành tính, giáp biên hoặc ác tính. Hầu hết (80%) khối u loại này gặp ở nữ và ở đuôi tụy (66%).
IPMN được phân loại thành ba loại: ống chính, ống nhánh và loại hỗn hợp.
IPMN ống tụy chính được chẩn đoán khi khối u làm thương tổn ống tụy chính. Điều này thường dẫn đến tình trạng giãn ống chính (thường đến > 10 mm) cũng như tiết chất nhầy qua cơ thắt Oddi. IPMN ống chính có nguy cơ cao bị bệnh ung thư tiềm ẩn và mọi người thường được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ khi được chẩn đoán.
IPMN ống nhánh là kết quả gây thương tổn của khối u ở ống bên của ống tụy chính. Những khối u này không dẫn đến tình trạng giãn ống tụy chính.
Không giống như IPMN ống chính, IPMN ống nhánh có nguy cơ ung thư khác nhau và quyết định phẫu thuật hoặc khảo sát khối u dựa trên một loạt các kiểm tra chẩn đoán hình ảnh và nội soi (thường là sinh thiết và phân tích dịch nang). Nếu có giám sát, việc này thường là sự kết hợp giữa chẩn đoán hình ảnh và siêu âm qua nội soi.
IPMN loại hỗn hợp có các đặc điểm của cả ống chính và ống nhánh IPMN, cụ thể là dẫn đến tình trạng giãn cả ống chính và các ống nhánh liên quan của nó. IPMN loại hỗn hợp có hồ sơ nguy cơ ác tính giống như IPMN ống chính và được điều trị tương tự bằng phẫu thuật cắt bỏ.
Các triệu chứng của IPMN bao gồm đau và các cơn viêm tụy tái phát. Thông thường, các vấn đề này được quan sát thấy tình cờ trên hình ảnh cắt ngang được thực hiện vì những lý do khác.
Chẩn đoán IPMN được thực hiện bằng hình ảnh cắt ngang (chụp CT hoặc chụp MRI). Thông thường, siêu âm qua nội soi kết hợp chọc hút và tế bào học được sử dụng bổ sung để làm rõ chẩn đoán.
Một phát hiện kinh điển trên nội soi cho thấy IPMN ống chính là hình dạng miệng cá do chất nhầy thoát ra từ cơ thắt Oddi.
Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị được lựa chọn cho những bệnh nhân bị IPMN kèm theo loạn sản cấp độ cao đã tiến triển thành ung thư biểu mô xâm lấn hoặc những người có các đặc điểm gợi ý nguy cơ cao bị ung thư.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiềm ẩn, liệu pháp điều trị toàn thân sau phẫu thuật cũng tương tự như đối với ung thư biểu mô tụy.
Khi phẫu thuật, tỷ lệ sống thêm 5 năm là > 95% đối với các trường hợp lành tính hoặc ranh giới, nhưng 50 đến 75% đối với các khối u ác tính.
GIẢI PHẪU
Tuyến tụy là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, có chức năng phân hủy thức ăn để các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng. Một ống có tên gọi ống tụy nối tuyến tụy với đoạn đầu của ruột non (tá tràng). Tuyến tụy chứa hai loại tuyến: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.
Tụy là một tuyến lớn trong ổ bụng, nằm phía sau dạ dày và bắt ngang qua trước cột sống. Tụy gồm 3 phần, đầu tụy được bao quanh bởi tá tràng (tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non), phần giữa là thân tụy và đuôi tụy rất gần với lách. Ở người trưởng thành, tụy dài khoảng 15cm. Tụy có hai chức năng quan trọng:
Tụy tạo ra các loại hormone (Insulin và Glucagon) để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn nạp vào.
Nếu cắt bỏ một phần tụy có thể đẩy cơ thể vào nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi bạn đã có sẵn căn bệnh này, đường huyết sẽ còn khó kiểm soát hơn.
Tụy tạo ra các chất được gọi là men tụy giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Cắt bỏ một phần tụy có thể làm giảm đáng kể lượng men tụy này dẫn đến triệu chứng tiêu phân mỡ, chướng bụng, đau bụng, xì hơi nhiều và sụt cân.
Ung thư tụy
Ung thư tụy có nguồn gốc từ tế bào nội tiết hoặc ngoại tiết của tuyến tụy. Tế bào nội tiết tạo ra các loại hormone, và những hormone này sẽ được giải phóng trực tiếp vào mạch máu. Tế bào ngoại tiết tạo ra các men tụy và tiết vào trong ruột non để tiêu hóa thức ăn.
Ung thư tụy cũng có khi được gọi là ung thư ngoại tiết.
Khoảng 90% ca ung thư tụy xuất phát từ tế bào ngoại tiết, lớp tế bào lót nằm trong các ống dẫn nhỏ, gọi là các ống tụy. Các ống tụy này mang lượng dịch có chứa các men tụy dẫn đến ống tụy chính và đổ vào ruột non. Hầu hết các ung thư tụy là ung thư biểu mô tuyến ống tụy.
Ung thư tụy ngoại tiết có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong tụy nhưng thường gặp nhất là ở đầu tụy.
Ung thư từ bóng Vater (nơi ống mật và ống tụy đổ vào tá tràng) thường bị chẩn đoán nhầm thành ung thư tụy.
Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy bắt đầu sản sinh quá mức vượt quá tầm kiểm soát và tạo thành một khối u.
Các loại ung thư tụy phổ biến nhất thường phát sinh từ tuyến ngoại tiết và được gọi là carcinom tuyến của tụy. Carcinom tuyến của tụy là một trong những loại ung thư xâm lấn nhất. Vào thời điểm chẩn đoán, hầu hết các trường hợp ung thư đều đã di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Ung thư tuyến của tụy cũng đề kháng tương đối với điều trị nội khoa, và điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi hẳn là phẫu thuật.
Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao.
Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn.
Còn với những bệnh nhân bị ung thư tụy giai đoạn cuối không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh.
Ung thư tụy chia làm 4 giai đoạn:
Ung thư tụy giai đoạn 1: Xuất hiện khối u nằm khu trú trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.
Ung thư tụy giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước > 2cm và < 4cm, xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu
Ung thư tụy giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận.
Ung thư tụy giai đoạn 4: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những bộ phận xa hơn như gan, phổi...
Nguyên nhân Ung thư tụy
Hút thuốc lá
Người lớn tuổi
Nam giới - Tỷ lệ nam/nữ của ung thư tuyến tụy là 1,3/1
Viêm tụy mạn: do rượu, sỏi mật...
Đái tháo đường
Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường, uống nhiều nước ngọt có gas
Tiền sử gia đình bị ung thư tụy
Nhóm máu: Theo một nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, những người thuộc nhóm máu A và B có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn.
Nguyên nhân ung thư tuyến tụy
Bất kỳ điều gì làm tăng khả năng phát triển ung thư đều được xem là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ có thể đến từ những hoạt động của chính bản thân người bệnh, tác động từ môi trường sống xung quanh hoặc được truyền từ ba mẹ sang con cái qua bộ gen (gen là bộ mã hóa cho các tế bào trong cơ thể chúng ta). Yếu tố nguy cơ của ung thư tụy có thể bao gồm những yếu tố sau:
Thói quen hút thuốc lá
Sử dụng thức uống nồng độ cồn cao. Vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng uống bao nhiêu rượu bia sẽ gây ung thư tụy, tuy nhiên các hướng dẫn về dinh dưỡng khuyến cáo rằng: đàn ông không uống quá 3 lon bia 5% 330ml/ngày và không quá 9 lon/tuần, rượu 40% không uống quá 100ml/ngày và không quá 250ml/tuần; phụ nữ không uống quá 2 lon bia 5% 330ml/ngày và không quá 7 lon/tuần, rượu 40% không quá 75ml/ngày và không quá 150ml/tuần.
Béo phì hoặc thừa cân, lười vận động
Di truyền
Tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường lâu năm, sử dụng thuốc tiểu đường lâu năm
Viêm tụy mạn tính
Tiền căn gia đình mắc viêm tụy hoặc ung thư tụy
Tiếp xúc với hóa chất và kim loại nặng
Một vài hội chứng di truyền liên quan đến ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy bao gồm:
(Chú thích: Hội chứng = tập hợp các triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh, thường tương quan với nhau và liên hệ đến một bệnh lý cụ thể; hoặc làm tăng cơ hội để phát triển thành một bệnh nào đó.)
Hội chứng Peutz-Jeghers gây ra bởi đột biến gen STK11.
Viêm tụy có tính gia đình gây ra bởi đột biến gen PRSS1, SPINK1 hoặc CFTR.
Hội chứng Lynch gây ra bởi đột biến bắt cặp sai (MLH1, MSH2, MSH6 hoặc PMS2).
Hội chứng ung thư vú-buồng trứng di truyền gây ra bởi đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2.
Hội chứng u hắc tố ác tính gia đình, hay còn gọi là hội chứng ung thư tụy-hắc tố hoặc hội chứng nốt ruồi hắc tố đa dạng không điển hình có tính gia đình (FAMMM = Familial Atypical Multiple Mole Melanoma) gây ra bởi đột biến gen CDKN2A.
Khuynh hướng di truyền
Những thay đổi hay tình trạng đột biến của bộ gen có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tụy. Đột biến gen hình thành khi có sự sai sót xảy ra trong bộ mã hóa gen. Những đột biến này có thể mang tính di truyền từ ba mẹ sang con cái hoặc có thể mắc phải (do bộ gen bị phá hủy không mang tính di truyền). Người mang các đột biến gen sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người không mang những đột biến này.
Triệu chứng Ung thư tụy
Đau bụng, có thể lan ra sau lưng
Sụt cân không rõ nguyên nhân, thường đi kèm với:
Chán ăn Đầy hơi, chướng bụngTiêu chảy phân lỏng, màu sậm hoặc tiêu ra phân mỡ nổi trên mặt nước
Vàng da, vàng mắt
Ngứa da lòng bàn tay, bàn chân
Các triệu chứng của ung thư tụy nhìn chung là khá mơ hồ và có thể dễ dàng được quy cho các tình trạng khác ít nghiêm trọng và phổ biến hơn.
Điều này giải thích tại sao đa số các bệnh nhân ung thư tụy thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
Các dấu hiệu ung thư tụy đừng bỏ qua
Sụt cân
Buồn nôn, nôn ói nhiều
Nước tiểu sậm màu, tiêu phân mỡ hoặc phân bạc màu
Vàng da, vàng mắt (vàng da nặng có thể gây ngứa)
Khó tiêu (ợ chua, ợ nóng, đầy bụng…)
Đau bụng hoặc đau lưng
Viêm tụy
Đường huyết khó kiểm soát
Bệnh đái tháo đường mới chẩn đoán
Huyết khối tĩnh mạch sâu mới phát hiện (cục máu đông trong tĩnh mạch hai chân)
Thuyên tắc phổi mới phát hiện (cục máu đông trong phổi làm tắc mạch máu phổi)
Triệu chứng vàng da, tiểu sậm màu là hệ quả của việc tăng bilirubin trong máu.
Bilirubin là một chất màu vàng-nâu được tìm thấy trong mật ruột. Bilirubin có trong máu khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy.
Mật là một chất được tạo thành trong gan giúp tiêu hóa mỡ. Mật từ gan sẽ đi theo ống dẫn mật tới đoạn đầu tụy sẽ gộp với ống tụy chính và đổ vào tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non) ngay vị trí bóng Vater.
Một khối u trong tụy có thể gây vàng da vì u chèn ép làm tắc ống dẫn mật. Khi ống mật bị tắc, bilirubin trong mật không được thải qua phân sẽ ứ đọng trong máu gây vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.
Phòng ngừa bệnh
Hiện không có biện pháp phòng ngừa nào cho ung thư tuyến tụy, tuy nhiên, việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm:
Hạn chế hút thuốc và uống rượu quá nhiều
Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt
Chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể có một số gợi ý về bệnh. Một số trường hợp giai đoạn sau khi khối u phát triển lớn, có thể sờ được khối u ở giữa bụng người bệnh khi khám bệnh.
Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy hiếm khi được chẩn đoán bằng lâm sàng. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để phát hiện ung thư tụy gồm:
Siêu âm bụng: Đây là xét nghiệm bước đầu ở một bệnh nhân đau bụng và vàng da. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật là một tình trạng có những triệu chứng tương tự với ung thư tuyến tụy thường gặp. Nếu quan sát thấy một khối u tụy trên siêu âm, chụp CT scan vẫn cần thiết để có thêm nhiều thông tin hơn nữa.
Siêu âm qua nội soi: Có thể góp phần chẩn đoán ung thư tụy
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Đây là xét nghiệm được lựa chọn để giúp chẩn đoán ung thư tụy. CT scan có thể xác định vị trí khối u nhỏ trong tuyến tụy đôi khi bị bỏ sót khi siêu âm. Ngoài ra, CT scan còn có thể hiển thị chính xác xem khối u đã xâm lấn, di căn ra khỏi tuyến tụy hay chưa và tương quan của nó với các mạch máu và cơ quan lân cận. Đây là những thông tin rất quan trọng giúp phẫu thuật lên kế hoạch cắt bỏ khối ung thư.
Khi phát hiện khối u trong tuyến tụy, cần làm sinh thiết để xác định ung thư bằng giải phẫu bệnh. Sinh thiết được thực hiện theo các cách sau:
Sinh thiết qua da: thực hiện sinh thiết bằng cách xuyên một cây kim qua da để vào cơ thể. Thủ thuật được tiến hành cùng lúc với siêu âm hoặc CT scan để hướng dẫn kim vào khối u.
Nội soi sinh thiết: Thực hiện thủ thuật này bằng cách đưa một ống nội soi qua miệng, dạ dày, và sau đó vào tá tràng. Sinh thiết bằng kim ở đầu ống nội soi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhân được tiêm an thần gây ngủ nên thủ thuật thường không đau.
Siêu âm qua nội soi: Siêu âm qua nội soi để chẩn đoán ung thư tụy. Ngoài ra còn dùng kim để sinh thiết hoặc tiêm hóa chất điều trị vào khối u tụy
Có 3 phương pháp nội soi được sử dụng để chẩn đoán và điều trị trong bệnh ung thư tụy:
Siêu âm qua ngả nội soi (EUS – Endoscopic Ultrasound): sử dụng thiết bị nội soi có gắn đầu dò siêu âm đưa vào cơ thể qua ngả miệng, thực quản, dạ dày đến đoạn đầu tiên của ruột non (tá tràng). Siêu âm qua ngả nội soi sẽ giúp hướng dẫn sinh thiết u và đánh giá giai đoạn của khối u tụy. Siêu âm qua ngả nội soi có thể giúp xác định các khối u nhỏ khó nhìn thấy trên phim cắt lớp (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI). Thủ thuật này được thực hiện có gây mê để tránh gây khó chịu cho người bệnh và nó có thể được làm cùng với nội soi mật tụy ngược dòng.
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP – Endoscopic Retrograde CholangioPancreatography): Ống soi được đưa vào miệng, đi qua thực quản, dạ dày, rồi đến nơi ống mật đổ vào tá tràng; đây gọi là nhú tá tràng (bóng Vater). Một ống thông bằng nhựa (mỏng) được luồn vào trong ống soi để đi đến đầu ống rồi sau đó đưa vào nhú tá tràng và ống dẫn mật. Tiếp theo, sẽ tiêm chất cản quang vào ống dẫn mật và tiến hành chụp X-quang. Bằng cách khảo sát ống dẫn mật theo cách này, các hình ảnh tắc nghẽn, sỏi mật, khối u, hoặc các bất thường của ống dẫn đều có thể được phát hiện. Nếu khối u chèn ép làm tắc đường mật, ERCP có thể mở chỗ tắc bằng cách đặt một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại để giữ cho ống mật mở ra. Trong lúc thực hiện ERCP, có thể sinh thiết khối u đầu tụy. Thủ thuật này được thực hiện có gây mê và có thể làm cùng lúc với siêu âm qua ngả nội soi.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng: sẽ đưa ống soi qua vết mổ ở rốn dài khoảng 1cm để thám sát các tạng trong ổ bụng, nếu thuận lợi có thể sinh thiết khối u tuyến tụy bằng phẫu thuật nội soi.
Sau khi xác nhận chẩn đoán ung thư tụy, cần thực hiện thêm các xét nghiệm máu thường quy để đánh giá chức năng gan, thận.
Ngoài ra, cần xét nghiệm thêm marker ung thư CA 19-9. CA 19-9 được khối ung thư tụy sản xuất, mức độ của nó tăng cao trong 80% trường hợp ung thư tụy. Có thể theo dõi lượng CA 19-9 trong máu để đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, CA 19-9 không phải là một xét nghiệm chuyên biệt cho ung thư tuyến tụy. Nhiều bệnh lý khác cũng có thể làm tăng lượng CA 19-9. Ngược lại, không thể kết luận là ung thư không tái phát khi lượng CA 19-9 vẫn ở mức bình thường.
Sinh thiết
Sinh thiết có nghĩa là lấy một mẫu mô hoặc một cụm tế bào ra khỏi cơ thể và soi dưới kính phóng đại. Để chẩn đoán xác định ung thư tụy, người bệnh cần phải sinh thiết. Giải phẫu bệnh sẽ đưa ra kết luận về loại tế bào của mẫu sinh thiết dựa trên quan sát hình dạng tế bào và kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).
Tuy nhiên, không phải tất cả mẫu mô sinh thiết đều đủ tiêu chuẩn để có thể kết luận loại tế bào là lành hay ác. Đôi khi, người bệnh cần phải sinh thiết nhiều hơn một lần bằng phương pháp khác nhau hoặc từ các vị trí khác nhau (cơ quan di căn, hạch,…). Từ kết quả sinh thiết sẽ có hướng điều trị cho người bệnh.
Các phương thức sinh thiết có thể được sử dụng cho chẩn đoán ung thư tụy:
Sinh thiết bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm qua ngả nội soi: Từ những hình ảnh được truyền về của đầu dò siêu âm đặt bên trong tá tràng, bác sĩ sẽ định vị được khối u đầu tụy và dùng kim lấy một mẫu mổ u ra khỏi cơ thể.
Sinh thiết xuyên qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính (CT scan): Dựa vào hình ảnh của siêu âm hoặc CT scan, bác sĩ sẽ dùng kim chọc xuyên qua da đến vị trí của khối u và lấy mẫu tế bào ra khỏi cơ thể.
Xét nghiệm gen
Xét nghiệm có thể được thực hiện ở bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định ung thư tụy. Xét nghiệm gen có thể thực hiện bằng mẫu máu hoặc nước bọt, mục đích là để tìm đột biến gen di truyền từ bố mẹ người bệnh hay còn gọi là đột biến tế bào mầm. Người mang đột biến có thể truyền gen này lại cho con cái của họ, và những người khác trong gia đình cũng có thể đang mang đột biến này. Một vài đột biến có thể gây ra nhiều hơn một loại ung thư cho người mang đột biến. Các đột biến dòng mầm thường gặp trong ung thư tụy là BRCA1, BRCA2, PALB2. Các đột biến này cũng có thể liên quan đến các bệnh ung thư khác như vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, hoặc u hắc tố da xâm lấn.
Xét nghiệm dấu ấn sinh học
Mẫu mô sinh thiết sẽ được kiểm tra dấu ấn sinh học hoặc protein, cũng có thể gọi là xét nghiệm giải trình tự gen hoặc xét nghiệm phân tử. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở ung thư tụy giai đoạn tiến triển hoặc di căn. Xét nghiệm dấu ấn sinh học bao gồm xét nghiệm gen và các sản phẩm của gen (protein). Các xét nghiệm này giúp khẳng định chắc chắn có hiện diện các đột biến có ảnh hưởng đến hướng điều trị.
Hóa mô miễn dịch (IHC), phản ứng chuỗi polymerase (PCR), hoặc giải trình tự gen (NGS) là các loại xét nghiệm giúp phát hiện các đột biến như ALK, NRG1, NTRK, ROS1, BRCA1, BRCA2, HER2, KRAS, PALB2, MMR/MSI.
Các biện pháp điều trị
Việc điều trị tốt ung thư tụy tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Mức độ của ung thư có thể được phân loại như sau:
Ung thư tại chỗ: ung thư chỉ khu trú giới hạn trong tuyến tụy.
Ung thư tại chỗ nhưng đã tiến triển nhiều: Ung thư đã lan rộng từ tuyến tụy đến các mạch máu hoặc cơ quan lân cận.
Ung thư di căn: Ung thư đã lan ra khỏi tuyến tụy để đến các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh ung thư tụy khiến người bệnh chịu những cơn đau đớn triền miên bởi khối u chèn ép lên các dây thần kinh và những bộ phận xung quanh.
Việc điều trị chủ yếu cho người bệnh nhằm mục đích giảm đau, giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân. Đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi được phát hiện bệnh thì đã tiến triển đến giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm:
Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật triệt để chữa hết bệnh nhưng có thể giúp người bệnh đỡ ngứa, vàng da, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đối với những bệnh nhân có khối ung thư tụy đã được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, tỷ lệ sống còn 5 năm là 20-30%.
Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia xạ năng lượng cao nhắm vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để ngăn không cho chúng phát triển. Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị là phương án thứ hai có thể dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy để giảm nhẹ triệu chứng đau, vàng da đồng thời góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát nếu tiến hành xạ trị sau phẫu thuật.
Đối với ung thư tuyến tụy, xạ trị thường được dùng kết hợp với hóa trị liệu.
Hóa trị: Hóa trị là nền tảng của điều trị ung thư tuyến tụy tiến triển tại chỗ hoặc đã di căn. Là phương pháp điều trị hỗ trợ cho xạ trị hoặc áp dụng nếu xạ trị và phẫu thuật không còn thích hợp bởi tình trạng bệnh nhân đã diễn biến nghiêm trọng hơn.
Hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư tuyến tụy kéo dài sự sống, giảm đau đớn, khó chịu khi bước vào giai đoạn cuối.
Vào những thời gian cụ thể khi bệnh nhân đang được điều trị, cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá xem kích thước các khối u có thay đổi.
Nếu khối u vẫn phát triển dù đang hóa trị, có thể là do ung thư đã đề kháng với liệu pháp này, một kế hoạch điều trị thay thế cần được xem xét.
TIÊN LƯỢNG SỐNG UNG THƯ TUYẾN TỤY
Theo số liệu của GLOBOCAN 2020, ung thư tụy chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu; ung thư tụy là bệnh ác tính phổ biến thứ 12 (2,6% trong tổng số bệnh ung thư) và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 7 (4,7% trong tổng số bệnh ung thư).
Tụy nằm ở vị trí đặc biệt, rất sâu trong ổ bụng nên các triệu chứng cảnh báo ung thư tụy không rõ ràng ở giai đoạn sớm, dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ, khi ung thư đã xâm lấn và di căn.
Do đó tiên lượng sống đối với bệnh nhân ung thư tụy khá xấu. Theo số liệu thống kê của SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results) tại Hoa Kỳ từ 2012 đến 2018, tỷ lệ sống còn tương đối 5 năm của ung thư tụy khi gộp chung tất cả các giai đoạn là 12% và giai đoạn di căn xa chỉ 3%.
Giai đoạn ung thư là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư tụy. Bên cạnh đó, tình trạng bờ phẫu thuật, độ biệt hóa của khối u, mức độ di căn hạch bạch huyết, nồng độ CA 19-9 trong huyết tương trước và sau điều trị, cũng như lối sống sinh hoạt là những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống và hiệu quả điều trị của ung thư tụy.
Đối với bệnh nhân ung thư tụy được phẫu thuật triệt để, tỷ lệ sống còn sau 5 năm khoảng 45%.
Nếu ung thư tụy đã di căn qua các hạch bạch huyết lân cận hoặc cấu trúc gần tụy, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giảm chỉ còn 15%.
Khi bệnh đã tiến xa, người bệnh xuất hiện triệu chứng rầm rộ như đau đớn, vàng da, sụt cân nhanh, suy kiệt, cơ hội sống càng kém.
Các giai đoạn ung thư tụy
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (NCCN – National Comprehensive Cancer Network), cách xác định giai đoạn ung thư dựa trên hệ thống TNM.
Đối với ung thư tụy, cách phân giai đoạn phổ biến là phân loại khối u thành 1 trong 4 nhóm, dựa trên việc khối u đó còn có khả năng phẫu thuật hay không và dựa trên vị trí ung thư lan rộng (tại chỗ, tại vùng hay di căn xa).
4 nhóm ung thư tụy gồm:
Có thể mổ được (khối u còn khu trú bên trong tụy);
Ranh giới giáp biên (khả năng phẫu thuật không rõ ràng vì trên hình ảnh học khó phân biệt ranh giới khối u với cấu trúc xung quanh);
Tiến triển tại chỗ (ung thư đã di căn qua các hạnh lân cận và mô gần tụy);
Di căn xa (ung thư đã di căn sang các cơ quan xa tụy trong cơ thể như gan, phổi, não, xương…).
Phân giai đoạn theo T, N, M
T (tumor): Kích thước khối u, mức độ xâm lấn khối u vào các mạch máu gần đó.
N (node): tế bào ung thư tụy đã lan đến các hạch bạch huyết chưa, nếu có thì ở đâu và bao nhiêu hạch bạch huyết bị ung thư.
M (metastasis): Ung thư lan đến các cơ quan khác của cơ thể chưa, nếu có thì ở đâu và mức độ nhiều hay ít.
Kết hợp 3 yếu tố T, N, M sẽ phân bệnh ung thư tuyến tụy thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0:
Đây là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ (Tis). Lúc này, khối u còn khu trú tại vị trí ống tụy nơi mà tế bào ung thư bắt đầu (Tis, N0, M0).
Giai đoạn IA:
Kích thước khối u <2cm và còn giới hạn trong tụy (T1). Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IB:
Khối u >2 cm nhưng không quá 4cm và còn giới hạn trong tụy (T2). Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IIA:
Khối u >4 cm và còn giới hạn trong tụy, chưa xâm lấn mạch máu gần tụy (T3). Tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IIB:
Khối u kích thước bất kỳ chưa xâm lấn mạch máu gần tụy (T1, T2 hoặc T3), tế bào ung thư lan ra không quá 3 hạch bạch huyết gần đó (N1) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn III:
U kích thước bất kỳ chưa xâm lấn mạch máu và các cơ quan gần tụy (T1, 2, 3), tế bào ung thư lan ra quá 3 hạch bạch huyết gần đó (N2) và chưa di căn xa (M0).
U xâm lấn mạch máu (T4) và lan ra hạch bạch bạch huyết với số lượng bất kỳ (bất kỳ N) nhưng chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IV:
U lan ra các cơ quan khác trong cơ thể (bất kỳ T, bất kỳ N, M1).
Cách điều trị ung thư tụy hiệu quả và phổ biến hiện nay
Để xác định phương pháp điều trị ung thư tụy, bác sĩ dựa vào một số yếu tố sau: (5)
Vị trí khối u
Giai đoạn phát triển của khối u
Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Khả năng lây lan, di căn của khối u
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy
Theo dõi và duy trì cân nặng phù hợp
Tình trạng sụt cân do bệnh và các tác dụng phụ của điều trị thường gặp ở các bệnh nhân ung thư nói chung, cũng như bệnh nhân ung thư tụy nói riêng.
Sụt cân quá mức và dinh dưỡng kém có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng và giảm khả năng duy trì kế hoạch điều trị của bệnh nhân.
Để giúp duy trì cân nặng, có 2 việc cần làm như sau:
Người bệnh nên theo dõi cân nặng, ít nhất là mỗi tuần 1 lần.
Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu sụt hơn 3-5% cân nặng mỗi tuần.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước lọc trong quá trình điều trị ung thư để tránh mất nước.
Người bệnh nên đặt mục tiêu uống 2-2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
Để tránh cảm thấy no trong bữa ăn, hãy uống nước một giờ trước hoặc sau bữa ăn.
Chọn đồ uống có chứa calo và chất dinh dưỡng.
Tránh dùng quá nhiều caffein và rượu, có thể dẫn đến mất nước.
Chia nhỏ bữa ăn
Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ sẽ đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để vượt qua quá trình điều trị. Các bữa ăn nhỏ có thể giúp người bệnh giảm mệt mỏi, vượt qua các tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn và chán ăn. Người bệnh nên ăn 5-6 bữa mỗi ngày.
Ưu tiên thức ăn giàu đạm
Thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch phục hồi.
Thịt nạc rất dễ tiêu hóa và nên có trong mỗi bữa ăn: thịt nạc nướng hoặc luộc như thịt gà, cá, trứng,…
Các loại bơ hạt, đậu như đậu phộng, đậu nành, đậu hũ, hạnh nhân hoặc hạt điều.
Sữa ít chất béo, sữa chua và phô mai.
Thực phẩm bổ sung dạng lỏng
Cân nhắc việc sử dụng các chất bổ sung dạng lỏng hoặc dạng bột pha. Do tác dụng phụ của việc điều trị, đôi khi thức ăn trở nên kém ngon miệng hoặc khó tiêu hóa. Khi khó ăn, chất lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn và thường được dung nạp tốt hơn. Người bệnh có thể dùng sản phẩm giàu protein như:
Thêm nước dùng xương vào món súp
Sữa chua Hy Lạp hoặc sữa giàu protein
Sinh tố
Tránh thức ăn khó tiêu hóa
Thịt cắt nhỏ, mềm hoặc luộc sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt lợn hoặc rau sống (rau chưa qua chế biến) trong thời gian người bệnh đang bị khó tiêu, đầy bụng hay chướng hơi.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, cung cấp carbohydrate và chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt người bệnh có thể dùng như: cháo bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lức, mì nguyên hạt…
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
Chất béo lành mạnh
Thực phẩm chiên, dầu mỡ và chất béo không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, bơ, hạt cứng… cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của tế bào và bảo vệ mạch máu.
Hạn chế đồ ngọt
Bệnh nhân ung thư tụy thường gặp vấn đề trong tiêu hóa thức ăn có nồng độ đường cao. Cần hạn chế bánh, kẹo, món tráng miệng quá ngọt có thể làm tăng đường huyết khó kiểm soát.
Theo dõi những thay đổi trong thói quen đại tiện
Ung thư tụy và các phương pháp điều trị thường có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen đại tiện bao gồm tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và đầy hơi.
Nếu thấy bất thường nên thông báo cho bác sĩ điều trị. Có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc, hoặc bổ sung các men tụy.
Tăng cường vận động, tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp kích thích sự thèm ăn, và duy trì hoạt động thể dục thể thao có thể tạo ra cảm giác khỏe mạnh và giúp người bệnh ăn nhiều hơn.
Ung thư tuyến tụy, chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến ống, ước tính có khoảng 64.050 trường hợp và 50.550 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ.
Các triệu chứng bao gồm sút cân, đau bụng và vàng da.
Chẩn đoán bằng chụp CT hoặc chụp MRI/MRCP, sau đó siêu âm qua nội soi kèm theo sinh thiết.
Điều trị là phối hợp phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị.
Trong một số trường hợp, xạ trị cũng được sử dụng.
Tiên lượng xấu vì bệnh thường ở giai đoạn tiến triển tại thời điểm chẩn đoán.
Hầu hết các loại ung thư tụy đều là các khối u ngoại tiết phát triển từ các tế bào ống tuyến và các tế bào nang tuyến.
Ung thư biểu mô tuyến của tuyến tụy ngoại tiết phát sinh từ các tế bào ống tuyến thường xuyên hơn 9 lần so với các tế bào nang tuyến;
80% xảy ra ở đầu tuyến. Ung thư biểu mô tuyến xuất hiện ở độ tuổi trung bình là 55 và gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới 1,5 đến 2 lần.
Ung thư biểu mô tế bào acinar là một nguyên nhân hiếm gặp của ung thư tuyến tụy. Bệnh có tiên lượng tốt hơn so với ung thư biểu mô tuyến ống truyền thống.
Các yếu tố nguy cơ nổi bật của ung thư tụy bao gồm hút thuốc, tiền sử viêm tụy mã tính, béo phì và phơi nhiễm hóa chất (ví dụ: beta-naphthylamine, benzidine, amiăng, benzen, hydrocarbon clo hóa).
Uống rượu và caffeine dường như không phải là yếu tố nguy cơ.
Di truyền đóng một vai trò nào đó; 10% bệnh ung thư tụy có liên quan đến thành phần di truyền cơ bản. Xét nghiệm di truyền hiện được cung cấp thường xuyên cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy.
Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy như đau và sụt cân không đặc hiệu, dẫn đến chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan rộng.
Vào thời điểm chẩn đoán, 90% số bệnh nhân ung thư đã tiến triển tại chỗ, xâm lấn tới các cấu trúc sau phúc mạc, lan đến hạch vùng hoặc di căn đến gan và phổi.
Hầu hết các bệnh nhân đều bị đau bụng trên dữ dội, thường lan ra lưng.
Thường sút cân. Ung thư biểu mô tuyến ở đầu tụy gây vàng da tắc mật (có thể gây ngứa) ở 80 đến 90% số bệnh nhân.
Ung thư ở thân và đuôi có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch lách, dẫn đến lách to, giãn tĩnh mạch dạ dày và giãn tích mạch thực quản và xuất huyết tiêu hóa.
Ung thư tụy gây ra bệnh tiểu đường ở một nửa số bệnh nhân, dẫn đến các triệu chứng không dung nạp glucose (ví dụ: đái nhiều và khát nhiều).
Ung thư tụy cũng có thể gây trở ngại cho việc sản sinh ra các enzym tiêu hóa của tụy (suy tụy ngoại tiết) ở một số bệnh nhân và có khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng .
Tình trạng kém hấp thu này gây ra chướng bụng và đầy hơi và tiêu chảy ra nước, nhờn và/hoặc có mùi hôi, dẫn đến sụt cân và thiếu hụt vitamin.
Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ/chụp đường mật tụy cộng hưởng từ (MRI/MRCP), sau đó là siêu âm nội soi bằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (EUS/FNA)
Kháng nguyên CA 19-9 để theo dõi (không dùng để sàng lọc)
Các kiểm tra được ưu tiên là chụp CT xoắn ốc bụng sử dụng kỹ thuật tụy (giao thức ba giai đoạn, lát cắt hình ảnh ≤ 5 mm) hoặc chụp MRI/MRCP;
Tiếp theo là siêu âm qua nội soi kèm theo sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (EUS/FNA) để chẩn đoán mô và đánh giá khả năng cắt bỏ bằng phẫu thuật.
CT hoặc MRI/MRCP thường được chọn dựa trên khả năng sẵn có và chuyên môn của địa phương.
Ngay cả khi các kiểm tra hình ảnh này cho thấy bệnh không thể cắt bỏ hoặc di căn rõ ràng, EUS/FNA hoặc chọc hút kim qua da một tổn thương có thể tiếp cận được sẽ được thực hiện để chẩn đoán mô. Nếu CT cho thấy một khối u có khả năng cắt bỏ hoặc không có khối u, MRI/MRCP hoặc siêu âm nội soi có thể được sử dụng để xác định giai đoạn bệnh hoặc phát hiện các khối u nhỏ không thấy được trên CT.
Bệnh nhân vàng da tắc mật có thể được thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (endoscopic retrograde cholangiopancreatography, ERCP) là thủ thuật chẩn đoán đầu tiên.
Trong ERCP, thường đặt stent để làm giảm tắc nghẽn đường mật và cho phép thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị trước phẫu thuật nào.
Các xét nghiệm thường quy cần được thực hiện.
Tăng phosphatase kiềm và bilirubin cho thấy tắc nghẽn đường mật hoặc di căn gan.
Kháng nguyên liên quan đến tụy CA 19-9 có thể được sử dụng để theo dõi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến tụy và để sàng lọc những người có nguy cơ cao (ví dụ: những người bị bệnh viêm tụy di truyền; ≥ 2 thành viên huyết thống bậc một trong gia đình bị bệnh ung thư tụy, hội chứng Peutz-Jeghres, hoặc đột biến BRCA2 hoặc HNPCC).
Xét nghiệm này không đủ độ nhạy hoặc độ đặc hiệu để sử dụng cho sàng lọc quần thể, nồng độ CA 19-9 không phải lúc nào cũng tăng ở những bệnh nhân đã được chứng minh là ung thư tụy (tức là những người không ung thư tụy).
Nồng độ tăng cao sẽ giảm khi điều trị thành công; sự gia tăng tiếp theo cho thấy sự tiến triển.
Nồng độ amylase và lipase thường là bình thường.
Điều trị ung thư tuyến tụy
Thủ thuật Whipple (cắt khối tá tụy)
Hóa trị hoặc hóa trị liệu phối hợp và xạ trị (hóa xạ trị) bổ trợ trước phẫu thuật
Kiểm soát triệu chứng
Khoảng 80 đến 90% số ca ung thư không thể phẫu thuật cắt bỏ được tại thời điểm chẩn đoán vì di căn hoặc vì xâm lấn vào các mạch máu lớn.
Đối với những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ, vị trí của khối u trong tụy sẽ quyết định loại thủ thuật được thực hiện. Các khối u ở đầu tuyến tụy được cắt bỏ bằng thủ thuật Whipple. Các khối u ở cổ, thân hoặc đuôi thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật cắt tụy ở đoạn xa, trong đó đầu tụy được giữ nguyên tại chỗ.
Việc sử dụng hóa trị hoặc hóa xạ trị liệu bổ trợ trước phẫu thuật (trước phẫu thuật) ngày càng trở nên phổ biến vì tính chất tiến triển mạnh mẽ của căn bệnh này và do bệnh nhân khó dung nạp hóa trị sau phẫu thuật tụy.
Dữ liệu từ một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hóa trị liệu bổ trợ trước phẫu thuật cho thấy lợi ích về thời gian sống thêm ở những bệnh nhân có thể cắt bỏ ở phần gianh giới.
Trong một nghiên cứu khác, phác đồ điều trị FOLFIRINOX (fluorouracil, oxaliplatin, leucovorin và irinotecan) mang lại thời gian sống thêm toàn bộ trung vị là 54 tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ và đặt ra tiêu chuẩn mới cho hóa trị ở những bệnh nhân ung thư tụy được lựa chọn kỹ lưỡng.
Phác đồ điều trị phổ biến thứ hai là gemcitabine phối hợp với nab-paclitaxel (paclitaxel gắn kết với albumin hạt nano), được chứng minh trong một nghiên cứu khác là có hiệu quả tương tự như phác đồ điều trị FOLFIRINOX khi được sử dụng trong giai đoạn chu phẫu (thời gian sống thêm trung vị là 23,2 tháng với FOLFIRINOX so với 23,6 tháng với gemcitabine và nab-paclitaxel).
Nếu một khối u không thể cắt được khi mổ và tắc nghẽn dạ dày tá tràng hoặc ống mật đang hiện hữu hoặc đang chờ xử lý, một cuộc phẫu thuật nối đôi dạ dày và đường mật thường được thực hiện để giảm tắc nghẽn.
Ở những bệnh nhân có tổn thương và vàng da không phẫu thuật được, nội soi đặt stent ống mật làm giảm vàng da.
Đặt stent tá tràng thường được thực hiện. Tuy nhiên, phẫu thuật nối thông nên được xem xét ở bệnh nhân có tổn thương không thể cắt bỏ được nếu thời gian sống kỳ vòng > 6 đến 7 tháng do các biến chứng liên quan đến stent.
Điều trị triệu chứng
Thuốc giảm đau, thường là nhóm opioid
Đôi khi các thủ tục để duy trì mức độ lưu thông của mật
Đôi khi phải bổ sung men tụy
Ở giai đoạn cuối, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau và tử vong. Do đó, điều trị triệu chứng cũng quan trọng như việc kiểm soát bệnh. Cần thảo luận về cách chăm sóc cuối đời thích hợp.
Bệnh nhân đau ở mức độ vừa phải đến dữ dội nên dùng nhóm opioid đường uống với liều đủ để giảm đau.
Mối lo về nghiện thuốc không phải là một rào cản để kiểm soát đau.
Đối với đau kinh niên, các chế phẩm giảm đau tác động lâu dài (ví dụ, fentanyl qua da, oxycodone, oxymorphone) thường là tốt nhất.
Phong bế qua da hoặc phong bế thần kinh tạng (ổ bụng) bằng phẫu thuật có hiệu quả kiểm soát cơn đau ở một số bệnh nhân.
Trong trường hợp đau không thể chịu đựng được, opioid được tiêm dưới da hoặc qua đường tĩnh mạch, tiêm ngoài màng cứng hoặc truyền trong nội mạc tủy giúp giảm nhẹ thêm.
Nếu phẫu thuật giảm nhẹ hoặc đặt stent đường mật qua nội soi không làm giảm ngứa thứ phát do vàng da tắc mật, có thể kiểm soát ngứa bằng cholestyramine (4 g uống một lần/ngày đến 4 lần/ngày).
Thiếu enzym tuỵ ngoại tiết được điều trị bằng các loại enzym tuỵ chiết xuất từ lợn (pancrelipase). Có một số sản phẩm thương mại và lượng enzym trong mỗi viên nang khác nhau.
Liều lượng cần thiết thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân, mức độ tăng tiết mỡ và hàm lượng chất béo trong chế độ ăn.
PH trong lòng ống tụy tối ưu cho các enzym là 8; do đó, một số bác sĩ lâm sàng cho thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 hai lần/ngày.
Phải theo dõi và kiểm soát chặt đái tháo đường.
Những điểm chính
Ung thư tụy đặc biệt nguy hiểm bởi vì nó thường chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Các yếu tố nguy cơ nổi bật bao gồm hút thuốc và có tiền sử viêm tụy mạn tính.
Chẩn đoán bao gồm chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ/chụp đường mật tụy cộng hưởng từ (MRI/MRCP) và siêu âm qua nội soi có sinh thiết; nồng độ amylase và lipase thường ở mức bình thường và kháng nguyên CA 19-9 không đủ nhạy hoặc đặc hiệu để sử dụng cho sàng lọc quần thể.
Khoảng 80 đến 90% số ca ung thư không thể phẫu thuật cắt bỏ được tại thời điểm chẩn đoán vì di căn hoặc vì xâm lấn vào các mạch máu lớn.
Phối hợp phẫu thuật và hóa trị mang lại kết quả điều trị ung thư tốt nhất cho những bệnh nhân có khả năng phẫu thuật cắt bỏ.
Kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc giảm đau phù hợp, phẫu thuật nối tắt dạ dày và/hoặc đường mật để giảm các triệu chứng tắc nghẽn và có thể bổ sung men tụy.
Ung thư tuyến nang
Ung thư biểu mô tuyến dạng nang là một loại ung thư tuyến hiếm gặp ở tụy, xuất hiện như sự thoái hóa ác tính của các tế bào biểu mô tuyến dạng nang nhầy và biểu hiện với các cơn đau bụng trên và sờ thấy khối ở bụng.
Chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến dạng nang được thực hiện bằng CT hoặc MRI bụng, thường cho thấy một khối u nang có chứa các mảnh vụn; khối này có thể bị hiểu nhầm là ung thư biểu mô tuyến hoại tử hoặc giả nang tụy.
Không giống như ung thư biểu mô tuyến ống tụy, ung thư biểu mô tuyến dạng nang của tụy có tiên lượng tương đối tốt.
Chỉ 20% số bệnh nhân có di căn tại thời điểm phẫu thuật; cắt bỏ hoàn toàn khối u bằng cách cắt bỏ tụy đầu xa hoặc toàn bộ hoặc bằng thủ thuật Whipple dẫn đến tỷ lệ sống thêm 5 năm là 65%.
Khối u nhú-niêm mạc trong ống
Các khối u nhú-niêm mạc trong ống (Intraductal papillary-mucinous neoplasms, IPMN) là các khối u nang dẫn đến tăng tiết chất nhầy và tắc nghẽn ống dẫn.
Mô bệnh học có thể lành tính, giáp biên hoặc ác tính. Hầu hết (80%) khối u loại này gặp ở nữ và ở đuôi tụy (66%).
IPMN được phân loại thành ba loại: ống chính, ống nhánh và loại hỗn hợp.
IPMN ống tụy chính được chẩn đoán khi khối u làm thương tổn ống tụy chính. Điều này thường dẫn đến tình trạng giãn ống chính (thường đến > 10 mm) cũng như tiết chất nhầy qua cơ thắt Oddi. IPMN ống chính có nguy cơ cao bị bệnh ung thư tiềm ẩn và mọi người thường được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ khi được chẩn đoán.
IPMN ống nhánh là kết quả gây thương tổn của khối u ở ống bên của ống tụy chính. Những khối u này không dẫn đến tình trạng giãn ống tụy chính.
Không giống như IPMN ống chính, IPMN ống nhánh có nguy cơ ung thư khác nhau và quyết định phẫu thuật hoặc khảo sát khối u dựa trên một loạt các kiểm tra chẩn đoán hình ảnh và nội soi (thường là sinh thiết và phân tích dịch nang). Nếu có giám sát, việc này thường là sự kết hợp giữa chẩn đoán hình ảnh và siêu âm qua nội soi.
IPMN loại hỗn hợp có các đặc điểm của cả ống chính và ống nhánh IPMN, cụ thể là dẫn đến tình trạng giãn cả ống chính và các ống nhánh liên quan của nó. IPMN loại hỗn hợp có hồ sơ nguy cơ ác tính giống như IPMN ống chính và được điều trị tương tự bằng phẫu thuật cắt bỏ.
Các triệu chứng của IPMN bao gồm đau và các cơn viêm tụy tái phát. Thông thường, các vấn đề này được quan sát thấy tình cờ trên hình ảnh cắt ngang được thực hiện vì những lý do khác.
Chẩn đoán IPMN được thực hiện bằng hình ảnh cắt ngang (chụp CT hoặc chụp MRI). Thông thường, siêu âm qua nội soi kết hợp chọc hút và tế bào học được sử dụng bổ sung để làm rõ chẩn đoán.
Một phát hiện kinh điển trên nội soi cho thấy IPMN ống chính là hình dạng miệng cá do chất nhầy thoát ra từ cơ thắt Oddi.
Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị được lựa chọn cho những bệnh nhân bị IPMN kèm theo loạn sản cấp độ cao đã tiến triển thành ung thư biểu mô xâm lấn hoặc những người có các đặc điểm gợi ý nguy cơ cao bị ung thư.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiềm ẩn, liệu pháp điều trị toàn thân sau phẫu thuật cũng tương tự như đối với ung thư biểu mô tụy.
Khi phẫu thuật, tỷ lệ sống thêm 5 năm là > 95% đối với các trường hợp lành tính hoặc ranh giới, nhưng 50 đến 75% đối với các khối u ác tính.
GIẢI PHẪU
Tuyến tụy là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, có chức năng phân hủy thức ăn để các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng. Một ống có tên gọi ống tụy nối tuyến tụy với đoạn đầu của ruột non (tá tràng). Tuyến tụy chứa hai loại tuyến: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.
Tụy là một tuyến lớn trong ổ bụng, nằm phía sau dạ dày và bắt ngang qua trước cột sống. Tụy gồm 3 phần, đầu tụy được bao quanh bởi tá tràng (tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non), phần giữa là thân tụy và đuôi tụy rất gần với lách. Ở người trưởng thành, tụy dài khoảng 15cm. Tụy có hai chức năng quan trọng:
Tụy tạo ra các loại hormone (Insulin và Glucagon) để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn nạp vào.
Nếu cắt bỏ một phần tụy có thể đẩy cơ thể vào nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt khi bạn đã có sẵn căn bệnh này, đường huyết sẽ còn khó kiểm soát hơn.
Tụy tạo ra các chất được gọi là men tụy giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Cắt bỏ một phần tụy có thể làm giảm đáng kể lượng men tụy này dẫn đến triệu chứng tiêu phân mỡ, chướng bụng, đau bụng, xì hơi nhiều và sụt cân.
Ung thư tụy
Ung thư tụy có nguồn gốc từ tế bào nội tiết hoặc ngoại tiết của tuyến tụy. Tế bào nội tiết tạo ra các loại hormone, và những hormone này sẽ được giải phóng trực tiếp vào mạch máu. Tế bào ngoại tiết tạo ra các men tụy và tiết vào trong ruột non để tiêu hóa thức ăn.
Ung thư tụy cũng có khi được gọi là ung thư ngoại tiết.
Khoảng 90% ca ung thư tụy xuất phát từ tế bào ngoại tiết, lớp tế bào lót nằm trong các ống dẫn nhỏ, gọi là các ống tụy. Các ống tụy này mang lượng dịch có chứa các men tụy dẫn đến ống tụy chính và đổ vào ruột non. Hầu hết các ung thư tụy là ung thư biểu mô tuyến ống tụy.
Ung thư tụy ngoại tiết có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong tụy nhưng thường gặp nhất là ở đầu tụy.
Ung thư từ bóng Vater (nơi ống mật và ống tụy đổ vào tá tràng) thường bị chẩn đoán nhầm thành ung thư tụy.
Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy bắt đầu sản sinh quá mức vượt quá tầm kiểm soát và tạo thành một khối u.
Các loại ung thư tụy phổ biến nhất thường phát sinh từ tuyến ngoại tiết và được gọi là carcinom tuyến của tụy. Carcinom tuyến của tụy là một trong những loại ung thư xâm lấn nhất. Vào thời điểm chẩn đoán, hầu hết các trường hợp ung thư đều đã di căn đến các vị trí khác của cơ thể. Ung thư tuyến của tụy cũng đề kháng tương đối với điều trị nội khoa, và điều trị duy nhất có khả năng chữa khỏi hẳn là phẫu thuật.
Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao.
Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn.
Còn với những bệnh nhân bị ung thư tụy giai đoạn cuối không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh.
Ung thư tụy chia làm 4 giai đoạn:
Ung thư tụy giai đoạn 1: Xuất hiện khối u nằm khu trú trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.
Ung thư tụy giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước > 2cm và < 4cm, xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu
Ung thư tụy giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận.
Ung thư tụy giai đoạn 4: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những bộ phận xa hơn như gan, phổi...
Nguyên nhân Ung thư tụy
Hút thuốc lá
Người lớn tuổi
Nam giới - Tỷ lệ nam/nữ của ung thư tuyến tụy là 1,3/1
Viêm tụy mạn: do rượu, sỏi mật...
Đái tháo đường
Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường, uống nhiều nước ngọt có gas
Tiền sử gia đình bị ung thư tụy
Nhóm máu: Theo một nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, những người thuộc nhóm máu A và B có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn.
Nguyên nhân ung thư tuyến tụy
Bất kỳ điều gì làm tăng khả năng phát triển ung thư đều được xem là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ có thể đến từ những hoạt động của chính bản thân người bệnh, tác động từ môi trường sống xung quanh hoặc được truyền từ ba mẹ sang con cái qua bộ gen (gen là bộ mã hóa cho các tế bào trong cơ thể chúng ta). Yếu tố nguy cơ của ung thư tụy có thể bao gồm những yếu tố sau:
Thói quen hút thuốc lá
Sử dụng thức uống nồng độ cồn cao. Vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng uống bao nhiêu rượu bia sẽ gây ung thư tụy, tuy nhiên các hướng dẫn về dinh dưỡng khuyến cáo rằng: đàn ông không uống quá 3 lon bia 5% 330ml/ngày và không quá 9 lon/tuần, rượu 40% không uống quá 100ml/ngày và không quá 250ml/tuần; phụ nữ không uống quá 2 lon bia 5% 330ml/ngày và không quá 7 lon/tuần, rượu 40% không quá 75ml/ngày và không quá 150ml/tuần.
Béo phì hoặc thừa cân, lười vận động
Di truyền
Tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường lâu năm, sử dụng thuốc tiểu đường lâu năm
Viêm tụy mạn tính
Tiền căn gia đình mắc viêm tụy hoặc ung thư tụy
Tiếp xúc với hóa chất và kim loại nặng
Một vài hội chứng di truyền liên quan đến ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy bao gồm:
(Chú thích: Hội chứng = tập hợp các triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh, thường tương quan với nhau và liên hệ đến một bệnh lý cụ thể; hoặc làm tăng cơ hội để phát triển thành một bệnh nào đó.)
Hội chứng Peutz-Jeghers gây ra bởi đột biến gen STK11.
Viêm tụy có tính gia đình gây ra bởi đột biến gen PRSS1, SPINK1 hoặc CFTR.
Hội chứng Lynch gây ra bởi đột biến bắt cặp sai (MLH1, MSH2, MSH6 hoặc PMS2).
Hội chứng ung thư vú-buồng trứng di truyền gây ra bởi đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2.
Hội chứng u hắc tố ác tính gia đình, hay còn gọi là hội chứng ung thư tụy-hắc tố hoặc hội chứng nốt ruồi hắc tố đa dạng không điển hình có tính gia đình (FAMMM = Familial Atypical Multiple Mole Melanoma) gây ra bởi đột biến gen CDKN2A.
Khuynh hướng di truyền
Những thay đổi hay tình trạng đột biến của bộ gen có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tụy. Đột biến gen hình thành khi có sự sai sót xảy ra trong bộ mã hóa gen. Những đột biến này có thể mang tính di truyền từ ba mẹ sang con cái hoặc có thể mắc phải (do bộ gen bị phá hủy không mang tính di truyền). Người mang các đột biến gen sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người không mang những đột biến này.
Triệu chứng Ung thư tụy
Đau bụng, có thể lan ra sau lưng
Sụt cân không rõ nguyên nhân, thường đi kèm với:
Chán ăn Đầy hơi, chướng bụngTiêu chảy phân lỏng, màu sậm hoặc tiêu ra phân mỡ nổi trên mặt nước
Vàng da, vàng mắt
Ngứa da lòng bàn tay, bàn chân
Các triệu chứng của ung thư tụy nhìn chung là khá mơ hồ và có thể dễ dàng được quy cho các tình trạng khác ít nghiêm trọng và phổ biến hơn.
Điều này giải thích tại sao đa số các bệnh nhân ung thư tụy thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
Các dấu hiệu ung thư tụy đừng bỏ qua
Sụt cân
Buồn nôn, nôn ói nhiều
Nước tiểu sậm màu, tiêu phân mỡ hoặc phân bạc màu
Vàng da, vàng mắt (vàng da nặng có thể gây ngứa)
Khó tiêu (ợ chua, ợ nóng, đầy bụng…)
Đau bụng hoặc đau lưng
Viêm tụy
Đường huyết khó kiểm soát
Bệnh đái tháo đường mới chẩn đoán
Huyết khối tĩnh mạch sâu mới phát hiện (cục máu đông trong tĩnh mạch hai chân)
Thuyên tắc phổi mới phát hiện (cục máu đông trong phổi làm tắc mạch máu phổi)
Triệu chứng vàng da, tiểu sậm màu là hệ quả của việc tăng bilirubin trong máu.
Bilirubin là một chất màu vàng-nâu được tìm thấy trong mật ruột. Bilirubin có trong máu khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy.
Mật là một chất được tạo thành trong gan giúp tiêu hóa mỡ. Mật từ gan sẽ đi theo ống dẫn mật tới đoạn đầu tụy sẽ gộp với ống tụy chính và đổ vào tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non) ngay vị trí bóng Vater.
Một khối u trong tụy có thể gây vàng da vì u chèn ép làm tắc ống dẫn mật. Khi ống mật bị tắc, bilirubin trong mật không được thải qua phân sẽ ứ đọng trong máu gây vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.
Phòng ngừa bệnh
Hiện không có biện pháp phòng ngừa nào cho ung thư tuyến tụy, tuy nhiên, việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm:
Hạn chế hút thuốc và uống rượu quá nhiều
Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước ngọt
Chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể có một số gợi ý về bệnh. Một số trường hợp giai đoạn sau khi khối u phát triển lớn, có thể sờ được khối u ở giữa bụng người bệnh khi khám bệnh.
Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy hiếm khi được chẩn đoán bằng lâm sàng. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để phát hiện ung thư tụy gồm:
Siêu âm bụng: Đây là xét nghiệm bước đầu ở một bệnh nhân đau bụng và vàng da. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật là một tình trạng có những triệu chứng tương tự với ung thư tuyến tụy thường gặp. Nếu quan sát thấy một khối u tụy trên siêu âm, chụp CT scan vẫn cần thiết để có thêm nhiều thông tin hơn nữa.
Siêu âm qua nội soi: Có thể góp phần chẩn đoán ung thư tụy
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Đây là xét nghiệm được lựa chọn để giúp chẩn đoán ung thư tụy. CT scan có thể xác định vị trí khối u nhỏ trong tuyến tụy đôi khi bị bỏ sót khi siêu âm. Ngoài ra, CT scan còn có thể hiển thị chính xác xem khối u đã xâm lấn, di căn ra khỏi tuyến tụy hay chưa và tương quan của nó với các mạch máu và cơ quan lân cận. Đây là những thông tin rất quan trọng giúp phẫu thuật lên kế hoạch cắt bỏ khối ung thư.
Khi phát hiện khối u trong tuyến tụy, cần làm sinh thiết để xác định ung thư bằng giải phẫu bệnh. Sinh thiết được thực hiện theo các cách sau:
Sinh thiết qua da: thực hiện sinh thiết bằng cách xuyên một cây kim qua da để vào cơ thể. Thủ thuật được tiến hành cùng lúc với siêu âm hoặc CT scan để hướng dẫn kim vào khối u.
Nội soi sinh thiết: Thực hiện thủ thuật này bằng cách đưa một ống nội soi qua miệng, dạ dày, và sau đó vào tá tràng. Sinh thiết bằng kim ở đầu ống nội soi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhân được tiêm an thần gây ngủ nên thủ thuật thường không đau.
Siêu âm qua nội soi: Siêu âm qua nội soi để chẩn đoán ung thư tụy. Ngoài ra còn dùng kim để sinh thiết hoặc tiêm hóa chất điều trị vào khối u tụy
Có 3 phương pháp nội soi được sử dụng để chẩn đoán và điều trị trong bệnh ung thư tụy:
Siêu âm qua ngả nội soi (EUS – Endoscopic Ultrasound): sử dụng thiết bị nội soi có gắn đầu dò siêu âm đưa vào cơ thể qua ngả miệng, thực quản, dạ dày đến đoạn đầu tiên của ruột non (tá tràng). Siêu âm qua ngả nội soi sẽ giúp hướng dẫn sinh thiết u và đánh giá giai đoạn của khối u tụy. Siêu âm qua ngả nội soi có thể giúp xác định các khối u nhỏ khó nhìn thấy trên phim cắt lớp (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI). Thủ thuật này được thực hiện có gây mê để tránh gây khó chịu cho người bệnh và nó có thể được làm cùng với nội soi mật tụy ngược dòng.
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP – Endoscopic Retrograde CholangioPancreatography): Ống soi được đưa vào miệng, đi qua thực quản, dạ dày, rồi đến nơi ống mật đổ vào tá tràng; đây gọi là nhú tá tràng (bóng Vater). Một ống thông bằng nhựa (mỏng) được luồn vào trong ống soi để đi đến đầu ống rồi sau đó đưa vào nhú tá tràng và ống dẫn mật. Tiếp theo, sẽ tiêm chất cản quang vào ống dẫn mật và tiến hành chụp X-quang. Bằng cách khảo sát ống dẫn mật theo cách này, các hình ảnh tắc nghẽn, sỏi mật, khối u, hoặc các bất thường của ống dẫn đều có thể được phát hiện. Nếu khối u chèn ép làm tắc đường mật, ERCP có thể mở chỗ tắc bằng cách đặt một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại để giữ cho ống mật mở ra. Trong lúc thực hiện ERCP, có thể sinh thiết khối u đầu tụy. Thủ thuật này được thực hiện có gây mê và có thể làm cùng lúc với siêu âm qua ngả nội soi.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng: sẽ đưa ống soi qua vết mổ ở rốn dài khoảng 1cm để thám sát các tạng trong ổ bụng, nếu thuận lợi có thể sinh thiết khối u tuyến tụy bằng phẫu thuật nội soi.
Sau khi xác nhận chẩn đoán ung thư tụy, cần thực hiện thêm các xét nghiệm máu thường quy để đánh giá chức năng gan, thận.
Ngoài ra, cần xét nghiệm thêm marker ung thư CA 19-9. CA 19-9 được khối ung thư tụy sản xuất, mức độ của nó tăng cao trong 80% trường hợp ung thư tụy. Có thể theo dõi lượng CA 19-9 trong máu để đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, CA 19-9 không phải là một xét nghiệm chuyên biệt cho ung thư tuyến tụy. Nhiều bệnh lý khác cũng có thể làm tăng lượng CA 19-9. Ngược lại, không thể kết luận là ung thư không tái phát khi lượng CA 19-9 vẫn ở mức bình thường.
Sinh thiết
Sinh thiết có nghĩa là lấy một mẫu mô hoặc một cụm tế bào ra khỏi cơ thể và soi dưới kính phóng đại. Để chẩn đoán xác định ung thư tụy, người bệnh cần phải sinh thiết. Giải phẫu bệnh sẽ đưa ra kết luận về loại tế bào của mẫu sinh thiết dựa trên quan sát hình dạng tế bào và kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch (nếu cần).
Tuy nhiên, không phải tất cả mẫu mô sinh thiết đều đủ tiêu chuẩn để có thể kết luận loại tế bào là lành hay ác. Đôi khi, người bệnh cần phải sinh thiết nhiều hơn một lần bằng phương pháp khác nhau hoặc từ các vị trí khác nhau (cơ quan di căn, hạch,…). Từ kết quả sinh thiết sẽ có hướng điều trị cho người bệnh.
Các phương thức sinh thiết có thể được sử dụng cho chẩn đoán ung thư tụy:
Sinh thiết bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm qua ngả nội soi: Từ những hình ảnh được truyền về của đầu dò siêu âm đặt bên trong tá tràng, bác sĩ sẽ định vị được khối u đầu tụy và dùng kim lấy một mẫu mổ u ra khỏi cơ thể.
Sinh thiết xuyên qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính (CT scan): Dựa vào hình ảnh của siêu âm hoặc CT scan, bác sĩ sẽ dùng kim chọc xuyên qua da đến vị trí của khối u và lấy mẫu tế bào ra khỏi cơ thể.
Xét nghiệm gen
Xét nghiệm có thể được thực hiện ở bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định ung thư tụy. Xét nghiệm gen có thể thực hiện bằng mẫu máu hoặc nước bọt, mục đích là để tìm đột biến gen di truyền từ bố mẹ người bệnh hay còn gọi là đột biến tế bào mầm. Người mang đột biến có thể truyền gen này lại cho con cái của họ, và những người khác trong gia đình cũng có thể đang mang đột biến này. Một vài đột biến có thể gây ra nhiều hơn một loại ung thư cho người mang đột biến. Các đột biến dòng mầm thường gặp trong ung thư tụy là BRCA1, BRCA2, PALB2. Các đột biến này cũng có thể liên quan đến các bệnh ung thư khác như vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, hoặc u hắc tố da xâm lấn.
Xét nghiệm dấu ấn sinh học
Mẫu mô sinh thiết sẽ được kiểm tra dấu ấn sinh học hoặc protein, cũng có thể gọi là xét nghiệm giải trình tự gen hoặc xét nghiệm phân tử. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở ung thư tụy giai đoạn tiến triển hoặc di căn. Xét nghiệm dấu ấn sinh học bao gồm xét nghiệm gen và các sản phẩm của gen (protein). Các xét nghiệm này giúp khẳng định chắc chắn có hiện diện các đột biến có ảnh hưởng đến hướng điều trị.
Hóa mô miễn dịch (IHC), phản ứng chuỗi polymerase (PCR), hoặc giải trình tự gen (NGS) là các loại xét nghiệm giúp phát hiện các đột biến như ALK, NRG1, NTRK, ROS1, BRCA1, BRCA2, HER2, KRAS, PALB2, MMR/MSI.
Các biện pháp điều trị
Việc điều trị tốt ung thư tụy tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Mức độ của ung thư có thể được phân loại như sau:
Ung thư tại chỗ: ung thư chỉ khu trú giới hạn trong tuyến tụy.
Ung thư tại chỗ nhưng đã tiến triển nhiều: Ung thư đã lan rộng từ tuyến tụy đến các mạch máu hoặc cơ quan lân cận.
Ung thư di căn: Ung thư đã lan ra khỏi tuyến tụy để đến các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh ung thư tụy khiến người bệnh chịu những cơn đau đớn triền miên bởi khối u chèn ép lên các dây thần kinh và những bộ phận xung quanh.
Việc điều trị chủ yếu cho người bệnh nhằm mục đích giảm đau, giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân. Đa số bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi được phát hiện bệnh thì đã tiến triển đến giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Các phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm:
Phẫu thuật: Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật triệt để chữa hết bệnh nhưng có thể giúp người bệnh đỡ ngứa, vàng da, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đối với những bệnh nhân có khối ung thư tụy đã được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, tỷ lệ sống còn 5 năm là 20-30%.
Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia xạ năng lượng cao nhắm vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để ngăn không cho chúng phát triển. Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị là phương án thứ hai có thể dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy để giảm nhẹ triệu chứng đau, vàng da đồng thời góp phần ngăn ngừa bệnh tái phát nếu tiến hành xạ trị sau phẫu thuật.
Đối với ung thư tuyến tụy, xạ trị thường được dùng kết hợp với hóa trị liệu.
Hóa trị: Hóa trị là nền tảng của điều trị ung thư tuyến tụy tiến triển tại chỗ hoặc đã di căn. Là phương pháp điều trị hỗ trợ cho xạ trị hoặc áp dụng nếu xạ trị và phẫu thuật không còn thích hợp bởi tình trạng bệnh nhân đã diễn biến nghiêm trọng hơn.
Hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư tuyến tụy kéo dài sự sống, giảm đau đớn, khó chịu khi bước vào giai đoạn cuối.
Vào những thời gian cụ thể khi bệnh nhân đang được điều trị, cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá xem kích thước các khối u có thay đổi.
Nếu khối u vẫn phát triển dù đang hóa trị, có thể là do ung thư đã đề kháng với liệu pháp này, một kế hoạch điều trị thay thế cần được xem xét.
TIÊN LƯỢNG SỐNG UNG THƯ TUYẾN TỤY
Theo số liệu của GLOBOCAN 2020, ung thư tụy chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu; ung thư tụy là bệnh ác tính phổ biến thứ 12 (2,6% trong tổng số bệnh ung thư) và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 7 (4,7% trong tổng số bệnh ung thư).
Tụy nằm ở vị trí đặc biệt, rất sâu trong ổ bụng nên các triệu chứng cảnh báo ung thư tụy không rõ ràng ở giai đoạn sớm, dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ, khi ung thư đã xâm lấn và di căn.
Do đó tiên lượng sống đối với bệnh nhân ung thư tụy khá xấu. Theo số liệu thống kê của SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results) tại Hoa Kỳ từ 2012 đến 2018, tỷ lệ sống còn tương đối 5 năm của ung thư tụy khi gộp chung tất cả các giai đoạn là 12% và giai đoạn di căn xa chỉ 3%.
Giai đoạn ung thư là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ thành công trong điều trị ung thư tụy. Bên cạnh đó, tình trạng bờ phẫu thuật, độ biệt hóa của khối u, mức độ di căn hạch bạch huyết, nồng độ CA 19-9 trong huyết tương trước và sau điều trị, cũng như lối sống sinh hoạt là những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống và hiệu quả điều trị của ung thư tụy.
Đối với bệnh nhân ung thư tụy được phẫu thuật triệt để, tỷ lệ sống còn sau 5 năm khoảng 45%.
Nếu ung thư tụy đã di căn qua các hạch bạch huyết lân cận hoặc cấu trúc gần tụy, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giảm chỉ còn 15%.
Khi bệnh đã tiến xa, người bệnh xuất hiện triệu chứng rầm rộ như đau đớn, vàng da, sụt cân nhanh, suy kiệt, cơ hội sống càng kém.
Các giai đoạn ung thư tụy
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (NCCN – National Comprehensive Cancer Network), cách xác định giai đoạn ung thư dựa trên hệ thống TNM.
Đối với ung thư tụy, cách phân giai đoạn phổ biến là phân loại khối u thành 1 trong 4 nhóm, dựa trên việc khối u đó còn có khả năng phẫu thuật hay không và dựa trên vị trí ung thư lan rộng (tại chỗ, tại vùng hay di căn xa).
4 nhóm ung thư tụy gồm:
Có thể mổ được (khối u còn khu trú bên trong tụy);
Ranh giới giáp biên (khả năng phẫu thuật không rõ ràng vì trên hình ảnh học khó phân biệt ranh giới khối u với cấu trúc xung quanh);
Tiến triển tại chỗ (ung thư đã di căn qua các hạnh lân cận và mô gần tụy);
Di căn xa (ung thư đã di căn sang các cơ quan xa tụy trong cơ thể như gan, phổi, não, xương…).
Phân giai đoạn theo T, N, M
T (tumor): Kích thước khối u, mức độ xâm lấn khối u vào các mạch máu gần đó.
N (node): tế bào ung thư tụy đã lan đến các hạch bạch huyết chưa, nếu có thì ở đâu và bao nhiêu hạch bạch huyết bị ung thư.
M (metastasis): Ung thư lan đến các cơ quan khác của cơ thể chưa, nếu có thì ở đâu và mức độ nhiều hay ít.
Kết hợp 3 yếu tố T, N, M sẽ phân bệnh ung thư tuyến tụy thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0:
Đây là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ (Tis). Lúc này, khối u còn khu trú tại vị trí ống tụy nơi mà tế bào ung thư bắt đầu (Tis, N0, M0).
Giai đoạn IA:
Kích thước khối u <2cm và còn giới hạn trong tụy (T1). Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IB:
Khối u >2 cm nhưng không quá 4cm và còn giới hạn trong tụy (T2). Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IIA:
Khối u >4 cm và còn giới hạn trong tụy, chưa xâm lấn mạch máu gần tụy (T3). Tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận (N0) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IIB:
Khối u kích thước bất kỳ chưa xâm lấn mạch máu gần tụy (T1, T2 hoặc T3), tế bào ung thư lan ra không quá 3 hạch bạch huyết gần đó (N1) và chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn III:
U kích thước bất kỳ chưa xâm lấn mạch máu và các cơ quan gần tụy (T1, 2, 3), tế bào ung thư lan ra quá 3 hạch bạch huyết gần đó (N2) và chưa di căn xa (M0).
U xâm lấn mạch máu (T4) và lan ra hạch bạch bạch huyết với số lượng bất kỳ (bất kỳ N) nhưng chưa di căn xa (M0).
Giai đoạn IV:
U lan ra các cơ quan khác trong cơ thể (bất kỳ T, bất kỳ N, M1).
Cách điều trị ung thư tụy hiệu quả và phổ biến hiện nay
Để xác định phương pháp điều trị ung thư tụy, bác sĩ dựa vào một số yếu tố sau: (5)
Vị trí khối u
Giai đoạn phát triển của khối u
Tình trạng sức khỏe của người bệnh
Khả năng lây lan, di căn của khối u
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tụy
Theo dõi và duy trì cân nặng phù hợp
Tình trạng sụt cân do bệnh và các tác dụng phụ của điều trị thường gặp ở các bệnh nhân ung thư nói chung, cũng như bệnh nhân ung thư tụy nói riêng.
Sụt cân quá mức và dinh dưỡng kém có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng và giảm khả năng duy trì kế hoạch điều trị của bệnh nhân.
Để giúp duy trì cân nặng, có 2 việc cần làm như sau:
Người bệnh nên theo dõi cân nặng, ít nhất là mỗi tuần 1 lần.
Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu sụt hơn 3-5% cân nặng mỗi tuần.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước lọc trong quá trình điều trị ung thư để tránh mất nước.
Người bệnh nên đặt mục tiêu uống 2-2,5 lít nước lọc mỗi ngày.
Để tránh cảm thấy no trong bữa ăn, hãy uống nước một giờ trước hoặc sau bữa ăn.
Chọn đồ uống có chứa calo và chất dinh dưỡng.
Tránh dùng quá nhiều caffein và rượu, có thể dẫn đến mất nước.
Chia nhỏ bữa ăn
Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ sẽ đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để vượt qua quá trình điều trị. Các bữa ăn nhỏ có thể giúp người bệnh giảm mệt mỏi, vượt qua các tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn và chán ăn. Người bệnh nên ăn 5-6 bữa mỗi ngày.
Ưu tiên thức ăn giàu đạm
Thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch phục hồi.
Thịt nạc rất dễ tiêu hóa và nên có trong mỗi bữa ăn: thịt nạc nướng hoặc luộc như thịt gà, cá, trứng,…
Các loại bơ hạt, đậu như đậu phộng, đậu nành, đậu hũ, hạnh nhân hoặc hạt điều.
Sữa ít chất béo, sữa chua và phô mai.
Thực phẩm bổ sung dạng lỏng
Cân nhắc việc sử dụng các chất bổ sung dạng lỏng hoặc dạng bột pha. Do tác dụng phụ của việc điều trị, đôi khi thức ăn trở nên kém ngon miệng hoặc khó tiêu hóa. Khi khó ăn, chất lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn và thường được dung nạp tốt hơn. Người bệnh có thể dùng sản phẩm giàu protein như:
Thêm nước dùng xương vào món súp
Sữa chua Hy Lạp hoặc sữa giàu protein
Sinh tố
Tránh thức ăn khó tiêu hóa
Thịt cắt nhỏ, mềm hoặc luộc sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt lợn hoặc rau sống (rau chưa qua chế biến) trong thời gian người bệnh đang bị khó tiêu, đầy bụng hay chướng hơi.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, cung cấp carbohydrate và chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt người bệnh có thể dùng như: cháo bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lức, mì nguyên hạt…
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
Chất béo lành mạnh
Thực phẩm chiên, dầu mỡ và chất béo không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, bơ, hạt cứng… cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của tế bào và bảo vệ mạch máu.
Hạn chế đồ ngọt
Bệnh nhân ung thư tụy thường gặp vấn đề trong tiêu hóa thức ăn có nồng độ đường cao. Cần hạn chế bánh, kẹo, món tráng miệng quá ngọt có thể làm tăng đường huyết khó kiểm soát.
Theo dõi những thay đổi trong thói quen đại tiện
Ung thư tụy và các phương pháp điều trị thường có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen đại tiện bao gồm tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và đầy hơi.
Nếu thấy bất thường nên thông báo cho bác sĩ điều trị. Có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc, hoặc bổ sung các men tụy.
Tăng cường vận động, tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp kích thích sự thèm ăn, và duy trì hoạt động thể dục thể thao có thể tạo ra cảm giác khỏe mạnh và giúp người bệnh ăn nhiều hơn.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh ung thư
Từ khóa:
Ung thư tụy
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.