Ung thư thận

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

UNG THƯ THẬN
Ung thư tế bào thận (RCC) là ung thư thận phổ biến nhất.
Các triệu chứng có thể bao gồm tiểu máu, đau mạn sườn, sờ thấy u và sốt không rõ nguyên nhân.
Thường không có triệu chứng, do đó chẩn đoán thường được nghi ngờ dựa trên những phát hiện ngẫu nhiên.
Chẩn đoán được xác nhận bởi CT hoặc MRI và đôi khi bằng sinh thiết.
Điều trị là phẫu thuật cho giai đoạn sớm và điều trị đích, điều trị thử hoặc liệu pháp giảm nhẹ cho bệnh ở giai đoạn tiến triển.
RCC, ung thư biểu mô tuyến, chiếm từ 90 đến 95% khối u thận ác tính nguyên phát.
Các khối u thận nguyên phát ít phổ biến hơn bao gồm ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, khối u Wilms (thường gặp ở trẻ em) và sarcoma.
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 81.800 trường hợp mắc RCC mới và các khối u thận khác và 14.890 trường hợp tử vong (ước tính năm 2023) xảy ra mỗi năm.
RCC xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới (tỷ lệ nam:nữ là khoảng 2:1).
Những người mắc RCC thường có chẩn đoán ở độ tuổi từ 65 tuổi đến 74 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Hút thuốc, làm tăng gấp đôi nguy cơ
Béo phì
Tăng huyết áp
Sử dụng phenacetin quá mức
Bệnh thận nang mắc phải ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Tiếp xúc với các chất phóng xạ cản quang, amiăng, cadmium, da thuộc và các sản phẩm dầu mỏ
Một số hội chứng gia đình, đặc biệt là bệnh von Hippel-Lindau và bệnh xơ cứng củ
RCC có thể gây ra sự hình thành huyết khối trong tĩnh mạch thận, đôi khi lan đến tĩnh mạch chủ.
Sự xâm lấn thành tĩnh mạch không phổ biến.
RCC thường di căn nhất đến các hạch bạch huyết, phổi, tuyến thượng thận, gan, não và xương.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thận
Triệu chứng thường không xuất hiện cho đến giai đoạn muộn, khi khối u có thể đã lớn và di căn.
Đái máu đại thể hoặc vi thể là biểu hiện phổ biến nhất, sau đó là đau hạ sườn, sốt không rõ nguyên nhân (FUO) và sờ thấy một khối.
Các triệu chứng không đặc hiệu khác có thể bao gồm mệt mỏi, sụt cân và cảm thấy no sớm.
Đôi khi tăng huyết áp do thiếu máu cục bộ hoặc chèn ép cuống thận. Hội chứng cận u xảy ra ở 20% bệnh nhân.
Đa hồng cầu có thể do tăng hoạt tính của erythropoietin.
Thiếu máu cũng có thể xảy ra.
Tăng canxi máu là tình trạng phổ biến và có thể cần điều trị.
Giảm tiểu cầu, suy nhược hoặc thoái hóa tinh bột thứ phát.
Chẩn đoán ung thư thận
CT có tiêm thuốc cản quang hoặc MRI
Thông thường, một khối ở thận được phát hiện tình cờ trong quá trình chẩn đoán hình ảnh bụng hoặc cột sống (ví dụ: CT, siêu âm, MRI) được thực hiện vì những lý do khác.
Nếu không thì chẩn đoán được đặt ra nhờ các thăm khám lâm sàng và được xác nhận bằng CT bụng trước và sau khi tiêm cản quang hoặc bằng MRI.
Một khối u thận ngấm thuốc cản quang mạnh gợi ý ung thư tế bào thận (RCC).
CT và MRI cũng cung cấp thông tin về sự lan rộng cục bộ, hạch và mạch máu liên quan.
MRI cung cấp thêm thông tin về sự lan rộng vào tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ và đã thay thế kỹ thuật chụp tĩnh mạch chủ dưới.
Siêu âm và chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) có thể thấy u nhưng cung cấp ít thông tin hơn về đặc điểm của khối u và mức độ của bệnh so với CT hoặc MRI.
Thông thường, các khối lành tính và ác tính có thể được phân biệt bằng X quang, nhưng đôi khi cần phải sinh thiết hoặc phẫu thuật để xác nhận.
Sinh thiết bằng kim không có đủ độ nhạy khi các dấu hiệu không giống nhau; nó chỉ được khuyến nghị khi chẩn đoán sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, chẳng hạn như khi có một dạng thâm nhiễm thay vì một khối rời rạc, khi khối ở thận có thể là di căn từ một bệnh ung thư đã biết khác hoặc đôi khi để xác định chẩn đoán trước khi hóa trị hoặc liệu pháp toàn thân để điều trị khối di căn ở thận.
Chụp CT ba chiều, CT dựng hình mạch, hoặc chụp cộng hưởng từ được sử dụng trước khi phẫu thuật, đặc biệt là trước phẫu thuật để lại nephron, để xác định bản chất của RCC, xác định chính xác hơn số lượng các động mạch thận và dựng hình mạch máu.
Các kỹ thuật hình ảnh này đã thay thế chụp động mạch và chụp động mạch thận chọn lọc.
X-quang ngực và các xét nghiệm chức năng gan là rất cần thiết.
Nếu chụp X-quang ngực có bất thường, tiến hành CT ngực.
Nếu phosphatase kiềm tăng cao, xạ hình xương cần được làm.
Các chất điện giải trong huyết thanh, nitơ urê máu (BUN), creatinine và canxi được đo.
BUN và creatinine không bị ảnh hưởng trừ khi cả hai thận đều bị bệnh.
Fluorodeoxyglucose (FDG) PET/CT không được thực hiện thường xuyên ở hầu hết các RCC nguyên phát, nhưng nó có thể có lợi cho việc xác định giai đoạn trước phẫu thuật ở các khối u có nguy cơ cao và đáp ứng với các liệu pháp toàn thân trong bệnh di căn.
Một thuốc tạo ảnh PET mới, zirconium-89 (89Zr)-deferoxamine (DFO)-girentuximab, có thể xác định ung thư biểu mô tế bào thận rõ ràng (ccRCC) với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Phân giai đoạn
Thông tin từ đánh giá sơ bộ giai đoạn. Hệ thống TNM (khối u, hạch, di căn) đã được cải tiến để đảm bảo chính xác (xem bảng AJCC/TNM Phân loại giai đoạn ung thư biểu mô tế bào thận và Định nghĩa TNM của ung thư biểu mô tế bào thận).
Khi chẩn đoán, RCC cục bộ trong 45%, xâm lấn cục bộ khoảng 33%, và lan đến các cơ quan xa trong 25% số bệnh nhân.
Điều trị ung thư thận
Đối với ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn sớm (RCC), điều trị phẫu thuật, giám sát tích cực hoặc cắt đốt bằng nhiệt
Đối với RCC tiến triển, liệu pháp giảm nhẹ hoặc các phương pháp điều trị thử nghiệm
Điều trị tiệt căn
Cắt thận triệtc căn (cắt bỏ thận, mỡ quanh thận, cân Gerota +/- tuyến thượng thận một bên) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho RCC khu trú và mang lại cơ hội chữa khỏi hợp lý.
Có thể so sánh các kết quả với các thủ thuật mở hoặc xâm lấn tối thiểu; phục hồi thường dễ dàng hơn với các thủ thuật xâm lấn tối thiểu.
Phẫu thuật để lại nephron (cắt thận bán phần) có thể thực hiện được và thích hợp cho nhiều bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt thận một phần ngày càng phổ biến vì ít dẫn đến hậu quả bệnh thận mãn tính  hơn phẫu thuật cắt thận triệt để.
Đây là điều trị tiêu chuẩn đối với các khối u giai đoạn T1a trên lâm sàng (cT1a, < 4 cm) và cần được xem xét ở những bệnh nhân có khối u T1b hoặc T2 và những bệnh nhân có chỉ định bảo tồn nephron tuyệt đối (ví dụ khối ở thận hai bên, bệnh thận mạn, thận đơn độc).
Cắt thận triệt để nên được xem xét ở những bệnh nhân có thận đối bên bình thường, chức năng thận bình thường và các khối u nguyên phát tiến triển hơn (cT1b đến cT4).
Việc phá hủy không phẫu thuật các khối u thận thông qua đông lạnh (phẫu thuật lạnh) hoặc năng lượng nhiệt (cắt bỏ bằng tần số vô tuyến), thường là qua da, nên được xem xét đối với các khối u nhỏ hơn 3 cm.
Đối với các khối nhỏ ở thận, giám sát tích cực (có can thiệp chậm) nên được coi là phương án điều trị bước đầu, đặc biệt là nếu các phương pháp điều trị tích cực có nguy cơ và/hoặc bệnh nhân có các bệnh đi kèm đáng kể.
Đối với các khối u có liên quan đến tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ, phẫu thuật có thể chữa khỏi nếu không có di căn hạch hay di căn xa.
Nếu cả hai thận bị ảnh hưởng, phẫu thuật cắt thận một phần của một hoặc cả hai thận tốt hơn là phẫu thuật cắt toàn bộ hai thận nếu khả thi về mặt kỹ thuật.
Sử dụng bổ trợ của liệu pháp nhắm mục tiêu sau phẫu thuật đã không kéo dài thời gian sống thêm trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhưng cải thiện tỷ lệ sống sót không thấy bệnh ở những bệnh nhân sử dụng sunitinib bổ trợ trong phẫu thuật.
Việc sử dụng đã bị hạn chế. Nghiên cứu KEYNOTE-564 cho thấy tỷ lệ sống không bệnh tăng mạnh ở những bệnh nhân được điều trị bằng pembrolizumab là một liệu pháp bổ trợ cho những bệnh nhân RCC được điều trị bằng phẫu thuật có nguy cơ tái phát cao.
Điều trị giảm nhẹ
Giảm nhẹ có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ thận, thuyên tắc khối u, xạ trị bằng chùm tia ngoài và liệu pháp toàn thân.
Cắt mô di căn tỏ ra có tác dụng giảm nhẹ và nếu di căn bị giới hạn về số lượng, sẽ kéo dài cuộc sống ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những người có thời gian lui bệnh kéo dài kể từ khi điều trị ban đầu (cắt thận) tới khi tiến triển di căn.
Mặc dù RCC di căn được coi là kháng xạ trị, xạ trị có thể hỗ trợ giảm nhẹ khi RCC ít di căn, đặc biệt là vào xương.
Các liệu pháp toàn thân là trụ cột trong quản lý bệnh nhân RCC di căn. Điều trị bằng thuốc làm giảm kích thước khối u và kéo dài tuổi thọ.
Khoảng 10 đến 20% bệnh nhân đáp ứng với interferon alfa-2b hoặc IL-2, mặc dù đáp ứng kéo dài ở < 5%.
Nhiều phương pháp điều trị đích đã cho thấy hiệu quả với các khối u tiến triển: sunitinib, sorafenib, bevacizumab, pazopanib, cabozantinib, axitinib, và lenvatinib (thuốc ức chế tyrosine kinase) và temsirolimus và everolimus - thuốc ức chế protein mTOR.
Các liệu pháp toàn thân mới nhất hiện cho RCC di căn là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (ICI).
Kháng thể đơn dòng này chống lại PD-1 hoặc PD-L1 có tác dụng bằng cách ngăn chặn sự tương tác PD-1/PD-L1 giữa tế bào u và tế bào T xâm nhiễm, do đó ngăn chặn sự ức chế miễn dịch qua trung gian PD-1, bao gồm phản ứng miễn dịch chống u.
Đối với RCC thuận lợi, trung bình hoặc nguy cơ kém, phương pháp điều trị bước đầu là liệu pháp phối hợp (ICI +/- liệu pháp nhắm mục tiêu, hóa trị liệu hoặc ICI thứ 2);
Các dạng phối hợp bao gồm axitinib + pembrolizumab, cabozantinib + nivolumab, levantinib + pembrolizumab và ipilimumab + nivolumab.
Các phương pháp điều trị khác đang được thử nghiệm.
Bao gồm ghép tế bào gốc, các interleukin khác, liệu pháp chống sinh mạch (như thalidomide), và liệu pháp vắc-xin.
Các loại thuốc trị liệu truyền thống, đơn độc hoặc kết hợp và progestins đều không có hiệu quả.
Các khuyến nghị hiện nay là xem xét phẫu thuật cắt thận giảm tế bào u ở những bệnh nhân có bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:
Phần lớn gánh nặng bệnh tật ở thận
Chảy máu có triệu chứng hoặc đau do khối u nguyên phát
Sự hiện diện của một khối u cận ung thư
Thể trạng chung tốt kèm theo chức năng thận đối bên bình thường
Tiên lượng về ung thư thận
Tỷ lệ có thời gian sống thêm 5 năm dao động từ khoảng 81% đối với phân nhóm giai đoạn I (T1 N0 M0).
Tỷ lệ đến 8% đối với phân nhóm giai đoạn IV (T4 hoặc M1) của Ủy ban Hỗn hợp Ung thư Hoa Kỳ (AJCC).
Tiên lượng kém đối với những bệnh nhân ung thư tế bào thân (RCC) di căn hoặc tái phát vì các phương pháp điều trị thường không thể chữa khỏi, mặc dù chúng có thể hữu ích cho việc giảm nhẹ.
Những điểm chính
RCC, ung thư biểu mô tuyến, chiếm từ 90 đến 95% khối u thận ác tính nguyên phát.
Các triệu chứng (thường là tiểu máu đại thể hoặc vi thể) thường không biểu hiện cho đến khi khối u lớn hoặc di căn, do đó phát hiện thường là ngẫu nhiên.
Chẩn đoán RCC bằng chụp MRI hoặc chụp CT tăng cường thuốc cản quang và chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu (bao gồm cả xét nghiệm gan) để nghiên cứu về việc phân giai đoạn.
Điều trị hầu hết các trường hợp RCC khu trú bằng phẫu thuật, giám sát tích cực hoặc cắt đốt bằng nhiệt.
Điều trị RCC giai đoạn tiến triển bằng liệu pháp miễn dịch phối hợp, điều trị bằng thuốc nhắm đích, interferon alfa-2b hoặc IL-2, xạ trị giảm nhẹ và/hoặc phẫu thuật.

TIP
Ung thư thận chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 2% tổng số ung thư. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thận cao hơn phụ nữ.
Hầu hết người bệnh được chẩn đoán trong độ tuổi 60 và 70. Trong hai mươi năm qua, số trường hợp ung thư thận tăng nhẹ, nhưng tỷ lệ sống sót cũng đã tăng lên.
Nhờ những tiến bộ về hình ảnh học như siêu âm và công nghệ chụp cắt lớp vi tính hỗ trợ chẩn đoán chính xác, ngày càng có nhiều trường hợp ung thư thận được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư thận
Ung thư thận là sự phát triển ác tính các tế bào, hình thành một khối u trong thận.Kkhông phải bất kỳ một khối u thận nào cũng ác tính. Một số trường hợp có thể là u lành tính, không phải ung thư.
Ung thư thận là một danh từ chung. Có nhiều biến thể khối u ác tính trong thận và các giai đoạn của bệnh. Điều trị phụ thuộc vào đặc điểm của khối u và kinh nghiệm chuyên môn.
Chức năng của thận
Thận là cơ quan hình hạt đậu nằm ở hai bên phía sau thành bụng, có chức năng lọc máu tạo nước tiểu. Thận cũng rất quan trọng đối với các quá trình khác trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh huyết áp, cân bằng nước và điện giải, sản xuất các tế bào máu, và giữ cho xương của bạn khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ung thư ở thận
Nguyên nhân của ung thư thận thường khó xác định. Các yếu tố nguy cơ chung là hút thuốc và béo phì.
Có người thân thế hệ gần nhất bị ung thư thận hoặc tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Một số thay đổi lối sống, quan trọng nhất là bỏ hút thuốc và duy trì cân nặng hợp lý, có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư thận.
Các triệu chứng của ung thư thận
Trong hầu hết các trường hợp, ung thư thận thường không có triệu chứng. Bệnh chỉ được phát hiện khi siêu âm kiểm tra sức khỏe.
Cứ 10 người bị ung thư thận thì có 1 người có các triệu chứng như đau một bên cơ thể, có khối u ở bụng hoặc tiểu ra máu.
Những dấu hiệu cho thấy bệnh có thể đã tiến triển.
Một số người cũng có thể gặp hội chứng cận ung thư.
 Đây là những phản ứng của cơ thể đối với bất kỳ loại ung thư nào như huyết áp cao, giảm cân, sốt, thiếu máu, giảm khối lượng cơ và chán ăn.
Hội chứng cận ung thư thường liên quan đến ung thư thận bao gồm thay đổi men gan và tiểu cầu trong máu.
Những thay đổi này thường được phát hiện khi làm xét nghiệm máu và thông thường không có triệu chứng.
Đau xương hoặc ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đã lan rộng trong cơ thể.
Đây được gọi là bệnh di căn.
Chẩn đoán ung thư thận
Chụp CT thận hoặc MRI sẽ đánh giá kích thước của khối u và xâm lấn tĩnh mạch, các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xung quanh, điều này rất quan trọng để quyết định điều trị.
Bác sĩ cũng thực hiện thăm khám và cho bệnh nhân làm các xét nghiệm máu và nước tiểu.
Dựa trên kết quả chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân, bác sĩ tiết niệu có thể xác định giai đoạn của bệnh.
Bằng cách phân tích mô khối u nhận được khi phẫu thuật hoặc sinh thiết, bác sĩ giải phẫu bệnh xác định phân nhóm phụ của khối u, có phải là loại tiến triển nhanh hay không.
Phân loại này dựa trên các yếu tố như giai đoạn, phân nhóm phụ và độ ác tính tế bào của khối u.
Phân loại khối u thận được sử dụng để ước tính tiên lượng.
“Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần các thử nghiệm bổ sung để kiểm tra chức năng thận. Điều này rất quan trọng nếu người bệnh chỉ có một quả thận hoặc có nguy cơ bị suy thận vì mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm trùng mãn tính hoặc bệnh thận”,.
Hình ảnh học rất quan trọng trong chẩn đoán và phân loại của khối u thận. Hầu hết các kỹ thuật hình ảnh phổ biến là siêu âm, chụp CT và MRI. Trong một số trường hợp, sinh thiết được thực hiện để hiểu rõ hơn về các đặc điểm cụ thể của khối u.
Chụp cắt lớp hệ tiết niệu có tiêm chất tương phản
Sau khi phát hiện khối u, cần biết u có phải là ác tính hay không. Chụp cắt lớp vi tính, hoặc MRI bụng và chậu tăng cường độ tương phản cung cấp nhiều thông tin như:
Vị trí và kích thước của khối u;
Kích thước hạch to hay nhỏ;
Khối u có xâm lấn sang các cơ quan lân cận hay không, chẳng hạn như tuyến thượng thận, gan, lách hoặc tuyến tụy;
Đường tiết niệu có bị ảnh hưởng bởi khối u không…
Chất tương phản được tiêm qua đường tĩnh mạch, thường ở cánh tay của người bệnh.
Chất tương phản làm nổi bật các tĩnh mạch và động mạch bằng các hình ảnh có đậm độ và màu sắc khác nhau.
 Tùy theo kiểu khảo sát, cho phép bác sĩ phân tích hình ảnh khối u. Các kết quả đồng thời sẽ cho bệnh nhân biết hướng dẫn điều trị.
Nếu bị dị ứng với chất tương phản, người bệnh sẽ được chụp MRI hoặc chụp CT mà không có chất tăng cường độ tương phản.
Nếu cho rằng ung thư có thể đã di căn đến phổi, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thêm, như chụp CT ngực. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như đau xương hoặc động kinh, có thể cần chụp xương hoặc não để kiểm tra liệu ung thư đã di căn đến xương hoặc não.
Sinh thiết khối u thận
Sinh thiết khối u thận là lấy ra một hoặc nhiều mẫu từ khối u. Người bệnh được gây tê tại chỗ, sau đó sẽ dùng kim xuyên qua da bệnh nhân và sử dụng siêu âm hoặc CT để xác định vị trí khối u.
Các mẫu mô được phân tích giải phẫu bệnh để giúp xác định và hướng dẫn điều trị sau này.
Sinh thiết thận không phải là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán ung thư thận.
Người bệnh có thể cần sinh thiết trong trường hợp:
Kết quả hình ảnh học không rõ ràng;
Có một khối u nhỏ có thể theo dõi mà chưa cần phẫu thuật;
Có một khối u nhỏ có thể được điều trị bằng cách hủy u với sóng vô tuyến hoặc liệu pháp áp lạnh.
Thông thường, sinh thiết khối u thận là một thủ thuật ít nguy hại nhưng cũng có thể gây ra tiểu máu (có máu trong nước tiểu).
Trong một số ít trường hợp, chảy máu có thể nghiêm trọng hơn.
Các giai đoạn của ung thư thận
Ung thư thận chia ra nhiều giai đoạn khác nhau.
Nếu khối u giới hạn ở thận và không lan rộng, được gọi là ung thư thận khu trú.
Trong ung thư thận khu trú tiến triển, khối u đã phát triển ra khỏi thận vào mô xung quanh và xâm lấn các tĩnh mạch, tuyến thượng thận hoặc các hạch bạch huyết.
Bệnh di căn nếu ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết ở xa hoặc các cơ quan khác.
Phân loại ung thư thận
Các khối u thận được phân loại theo giai đoạn, loại phụ và mức độ ác tính của tế bào khối u.
Hệ thống đánh giá giai đoạn
Giai đoạn khối u cho biết mức độ tiến triển của khối u và có di căn hay không, trong các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.
Phân loại giai đoạn khối u thận dựa trên sự lan rộng của khối u và các hạch bạch huyết (TNM).
Đánh giá kích thước và sự xâm lấn của khối u (T) và xác định mức độ tiến triển dựa trên 4 giai đoạn.
Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng (N) hoặc ung thư đã lan sang bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể (M) cũng được kiểm tra.
Nếu khối u thận di căn, chúng thường lan đến phổi, hoặc đến xương hoặc não.
Phân loại khối u
Bên cạnh giai đoạn, phân loại của khối u thận là quan trọng.
Loại khối u được xác định bởi nhà nghiên cứu bệnh học và quy trình này được gọi là phân tích mô bệnh học.
Khối u thận có nhiều loại khác nhau, thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào thận.
Trong số này, hầu hết là loại ung thư biểu mô tế bào sáng.
Nang thận
Một vài khối u trong thận không phải dạng đặc mà là nang thận, đây là những túi chứa đầy dịch trong thận và dễ dàng nhận ra trên phim chụp CT.
Nếu là nang thận có khả năng ác tính, những nang này cần được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Phân loại Fuhrman
Thành phần thứ ba của phân loại là đánh giá mức độ ác tính của các tế bào khối u.
Phân loại nhân Fuhrman là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất để xác định điều này.
Có 4 nhóm theo phân loại Fuhrman.
Điều trị ung thư thận
Nếu bệnh nhân có chẩn đoán ung thư thận khu trú điều trị ung thư bằng các phương pháp sau:
Cắt bỏ một phần thận;
Cắt thận triệt căn;
Theo dõi chủ động;
Hủy u bằng sóng vô tuyến hoặc áp lạnh.
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Tùy vào tình trạng cụ thể mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu được chẩn đoán ung thư thận tiến triển tại chỗ, có thể đề nghị cắt thận triệt căn hoặc tắc mạch.
Khối u thận có thể di căn đến các cơ quan khác hoặc các hạch.
Đây được gọi là bệnh di căn. Trong bệnh di căn, khối u thận được gọi là khối u nguyên phát và các khối u ở các cơ quan khác được gọi là di căn.
Có thể đề nghị điều trị bệnh di căn bằng phẫu thuật, thường kết hợp với liệu pháp kháng sinh mạch, còn được gọi là liệu pháp nhắm trúng đích.
Trong một số ít trường hợp, liệu pháp miễn dịch cũng có thể được sử dụng.
Để điều trị di căn, xạ trị có thể được đề nghị.
Nói chung, bệnh di căn không thể chữa khỏi. Việc điều trị của bệnh di căn nhằm mục đích giảm kích thước của khối u và di căn. Điều này sẽ cho người bệnh cơ hội sống lâu hơn và có ít triệu chứng hơn.
Ung thư tế bào thận bắt đầu khi những tế bào khỏe mạnh tại một hay cả hai thận thay đổi, phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối gọi là khối u vỏ thận.
Khối u này có thể là ác tính hay lành tính.
Khối u ác tính là ung thư, có thể phát triển và lan sang những bộ phận khác của cơ thể.
Có nhiều biến thể của khối u ác tính trong thận và những giai đoạn của bệnh.
Việc điều trị phụ thuộc vào đặc điểm của khối u và kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ.
Tiên lượng cơ hội sống ung thư thận
1. Giai đoạn I
Nếu phát hiện ung thư tại giai đoạn này, người bệnh có thể điều trị thành công bệnh, kéo dài thời gian sống lên 5 năm, 10 năm. Nếu đáp ứng điều trị tốt, một số trường hợp có thể sống thêm đến 20 năm.
Ít bệnh nhân ung thư thận được phát hiện ở giai đoạn I.
Khối u ung thư ở giai đoạn I là ở giai đoạn sớm nhất, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sau 5 năm cao nhất. Trong giai đoạn này, khối u tương đối nhỏ và chỉ xuất hiện ở một bên thận.
Có thể cắt bỏ phần thận bị ung thư.
Triển vọng phục hồi sau phẫu thuật tương đối tốt.
Người bệnh có tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 81%.
Nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.
2. Giai đoạn II
Trong giai đoạn II, khối u có kích thước lớn nhất khoảng 7cm, còn khu trú ở thận.
Tế bào ung thư chưa lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận hay những cơ quan khác.
Có thể cắt phần thận bị ung thư hoặc cắt bỏ toàn bộ thận.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 74%.
3. Giai đoạn III
Trong giai đoạn III, tế bào ung thư đã xâm lấn tĩnh mạch thận, xâm lấn mỡ quanh thận nhưng chưa vượt ra ngoài cân mạc bọc thận (cân Gerota), có thể xâm lấn các hạch lympho gần quanh thận, chưa xâm lấn tuyến thượng thận
Nếu sức khoẻ bệnh nhân chịu đựng được phẫu thuật thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ thận và nạo vét các hạch lympho.
Tỷ lệ sốt sót sau 5 năm của bệnh nhân 53%.
4. Giai đoạn IV
Trong giai đoạn IV tế bào ung thư đã xâm lấn tuyến thượng thận, xâm lấn ra ngoài cân Gerota, đến các hạch bạch huyết xa và các cơ quan khác.
Giai đoạn ung thư di căn thường diễn biến với mức độ phức tạp và nguy hiểm.
Phương pháp điều trị cho người bệnh lúc này chú trọng giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế sự di căn của khối u.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm trong giai đoạn III còn 8%.
Tùy vào sự đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị mà thời gian sống của mỗi người sẽ có sự khác biệt.
Điều trị ung thư thận theo từng giai đoạn
1. Giai đoạn II, II, III
Ung thư giai đoạn I, II, III thường được loại bỏ bằng phẫu thuật;
Gồm 2 phương pháp tiếp cận phổ biến:
Cắt thận bán phần: Thực hiện với khối u có kích thước dưới 7cm.
Cắt thận triệt để: Loại bỏ toàn bộ thận.
Một số người bệnh ở giai đoạn 3 không loại bỏ được hoàn toàn tế bào ung thư bằng phẫu thuật.
Khi đó, có thể cân nhắc chữa trị bằng thuốc nhắm mục tiêu hay liệu pháp miễn dịch.
2. Giai đoạn IV
Trong giai đoạn IV, vai trò của phẫu thuật triệt căn rất hạn chế.
Sau phẫu thuật, nếu không lấy hết được các cơ quan và hạch bị di căn, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ bằng thuốc mục tiêu.
Điều trị sau phẫu thuật gọi là liệu pháp bổ trợ.
Tuy nhiên, vì thuốc nhắm mục tiêu có tác dụng phụ nên bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro.
Nếu không thể phẫu thuật thận, người bệnh có thể điều trị bằng hoá trị.
Phương pháp nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân
1. Theo dõi chăm sóc, tái khám bác sĩ
Khi đã hoàn thành điều trị, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên, thông báo ngay cho bác sĩ về những triệu chứng bất thường.
Có thể là do ung thư tái phát hay do bệnh ung thư mới gây ra.
Tùy theo vào giai đoạn ung thư, phương pháp điều trị và khả năng tái phát, tần suất tái khám và xét nghiệm của mỗi người bệnh sẽ có sự khác biệt.
Trong giai đoạn I, bệnh nhân nên tái khám sức khỏe mỗi 1-3 tháng một lần trong vài năm đầu sau điều trị.
Vào những giai đoạn sau, bệnh nhân cần tái khám 3 – 6 tháng một lần trong 3 năm đầu, sau đó là mỗi năm một lần.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng sự thèm ăn ở bệnh nhân ung thư.
Quá trình điều trị bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn uống.
Thiếu hụt calo sẽ đẩy nhanh quá trình giảm cân, hạn chế năng lượng.
Để cải thiện sức khỏe, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp thể trạng là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng cần ưu tiên.
Nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Vì những thực phẩm này chứa chất oxy hóa, vitamin, khoáng chất hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Một số thực phẩm chứa chất béo có lợi như cá hồi, thịt nạc, dầu ô-liu, bơ, ngũ cốc nguyên hạt… cũng nên được đưa vào thực đơn hằng ngày của người bệnh.
3. Bỏ hút thuốc
Thận có nhiệm vụ lọc chất độc và chất thải ra khỏi máu.
Trong khi, thuốc lá chứa rất nhiều độc tố.
Khi hút thuốc, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Để cải thiện chức năng thận, người bệnh cần từ bỏ ngay thói quen hút thuốc.
4 Duy trì tập luyện
Kết hợp một số hoạt động nhẹ nhàng vào sinh hoạt hằng ngày có thể mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe của người bệnh.
Thường xuyên rèn luyện cơ thể sẽ hỗ trợ cải thiện mức năng lượng, xây dựng sức khỏe và tăng cường khả năng chịu đựng.
Tập luyện còn giúp tăng khả năng miễn dịch.
Khi hệ thống miễn dịch vững mạnh, cơ thể sẽ chống lại bệnh ung thư và tình trạng nhiễm trùng tốt hơn.
5. Giảm nguy cơ nhiễm trùng
Một số phương pháp điều trị có thể khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu.
Để hạn chế nguy cơ tái phát ung thư, nên trao đổi với bác sĩ tìm ra phương án điều trị phù hợp.
 

Danh mục: Bệnh ung thư Từ khóa: