Ung thư bàng quang

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

UNG THƯ BÀNG QUANG
Ung thư bàng quang thường là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô niệu).
Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng đái máu (hay gặp nhất) hoặc triệu chứng kích thích như tiểu nhiều và/hoặc tiểu gấp;
Muộn hơn, tắc nghẽn đường tiểu có thể gây ra đau.
Chẩn đoán nhờ nội soi bàng quang và sinh thiết.
Phương pháp điều trị gồm đốt điện, cắt u qua niệu đạo, truyền hóa chất vào bàng quang, phẫu thuật tiệt căn, hóa trị liệu, xạ ngoài, hoặc kết hợp các biện pháp.
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 82.290 trường hợp ung thư bàng quang mới và khoảng 16.710 trường hợp tử vong (ước tính năm 2023) xảy ra mỗi năm.
Ung thư bàng quang là ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới và ít phổ biến hơn ở phụ nữ;
Tỷ lệ nam/nữ là 3/1.
Ung thư bàng quang phổ biến ở người Da trắng hơn so với người Da đen và tỷ lệ mắc tăng theo tuổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Hút thuốc (yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, gây ra ≥ 50% trường hợp mới)
Sử dụng cyclophosphamide kéo dài
Tác nhân kích thích mạn tính (ví dụ như ở bệnh sán máng, do đặt ống thôngkéo dài hoặc do sỏi bang quang.
Tiếp xúc với hydrocarbon, các chất chuyển hóa tryptophan, hoặc các hóa chất công nghiệp, đặc biệt là các amin thơm (thuốc nhuộm anilin, như naphthylamine được sử dụng trong ngành nhuộm) và các hóa chất sử dụng trong ngành cao su, điện, cáp, sơn và dệt
Các loại ung thư bàng quang bao gồm
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô niệu), chiếm > 90% số ung thư bàng quang.
Hầu hết là ung thư biểu mô nhú có xu hướng ở bề mặt, biệt hoá cao và phát triển ra bên ngoài; các khối u không có cuống thì nguy hiểm hơn, có xu hướng xâm lấn sớm và di căn.
Ung thư biểu mô tế bào vảy ít phổ biến hơn và thường xảy ra ở những bệnh nhân bàng quang nhiễm ký sinh trùng hoặc bị kích thích niêm mạc mạn tính.
Ung thư biểu mô tuyến, có thể xuất hiện là những khối u nguyên phát, hiếm khi phản ánh di căn từ ung thư biểu mô ruột.
Di căn nên được loại trừ.
Ở > 40% số bệnh nhân, khối u tái phát tại cùng hoặc ở một vị trí khác trong bàng quang, đặc biệt nếu khối u lớn hoặc kém biệt hoá hoặc nếu một vài khối u được phát hiện.
Ung thư bàng quang có xu hướng di căn đến các hạch bạch huyết, phổi, gan và xương.
Biểu hiện đột biến gen u p53 có thể liên quan đến sự tiến triển và đề kháng với hóa trị liệu.
Trong bàng quang, ung thư biểu mô tại chỗ ở phân độ cao nhưng không xâm lấn và thường đa ổ; có xu hướng tái phát.
Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến, bắt đầu trong các tế bào của bàng quang.
Bàng quang là cơ quan có cấu trúc rỗng, hình cầu, co giãn ở phần dưới bụng, có chức năng chứa nước tiểu trước khi thoát ra ngoài qua ngả niệu đạo. 
1. Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư bàng quang bắt đầu khi các tế bào trong bàng quang xuất hiện những thay đổi (đột biến) trong DNA. Các tế bào này nhân lên nhanh chóng và tiếp tục tồn tại trong khi các tế bào bình thường chết đi. Các tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh.
Theo thời gian, các tế bào này có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
2. Triệu chứng bệnh
Máu trong nước tiểu, làm nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu nâu
Đi tiểu thường xuyên
Đau khi tiểu
Đau lưng
Ung thư bàng quang rất nguy hiểm nếu không điều trị sớm, bệnh có tỷ lệ tái phát cao nên sau điều trị, người bệnh nên theo dõi và tái khám định kỳ.
Người bệnh ung thư bàng quang cần phải điều trị ung thư bàng quang ngay khi phát hiện bệnh. 
Hầu hết các trường hợp ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, có khả năng điều trị khỏi. Nhưng ung thư bàng quang có thể tái phát ngay cả khi điều trị ung thư bàng quang thành công.
  • Người bệnh cần theo dõi trong nhiều năm sau điều trị để phát hiện sớm ung thư bàng quang tái phát.
Yếu tố ảnh hưởng đến điều trị
Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu dựa vào giai đoạn lâm sàng của bệnh khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Đây là căn cứ tốt nhất để xác định mức độ phát triển của ung thư, dựa trên các xét nghiệm được thực hiện từ lúc phát hiện bệnh.
Yếu tố giai đoạn cho biết ung thư đã xâm lấn lên thành bàng quang và tiến triển ra ngoài bàng quang hay chưa.
Các yếu tố khác, chẳng hạn như kích thước khối u, tốc độ phát triển của các tế bào ung thư (cấp độ ung thư) và số lượng khối u cũng rất quan trọng, đặc biệt với ung thư bàng quang xâm lấn không cơ (NMIBCs).
Ung thư giai đoạn này chưa xâm lấn lên các lớp cơ trên thành bang quang.
Những yếu tố này được sử dụng để xác định nhóm nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị.
Các yếu tố sức khỏe cũng ảnh hưởng đến các cách điều trị ung thư bàng quang.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG :
1. Phẫu thuật
1.1 Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi (TUR): phẫu thuật được thực hiện thông qua nội soi bàng quang, một ống mỏng được đưa vào bàng quang qua ngả niệu đạo. Một dụng cụ có vòng dây nhỏ ở đầu được dùng để loại bỏ hoặc đốt cháy khối u bằng điện năng lượng cao.
1.2 Cắt bàng quang toàn phần
Nếu khối u lớn hơn hoặc ở nhiều hơn nơi của bàng quang, cắt bỏ bàng quang toàn bộ thường là lựa chọn tốt nhất.
Cách điều trị ung thư bàng quang này loại bỏ toàn bộ bàng quang và các hạch bạch huyết gần đó.
Ở nam giới, tuyến tiền liệt và túi tinh cũng được loại bỏ.
Ở phụ nữ, buồng trứng, ống dẫn trứng (ống nối buồng trứng với tử cung), tử cung, cổ tử cung và một phần nhỏ của âm đạo cũng được cắt bỏ.
Sau đó, thực hiện phẫu thuật chuyển nước tiểu, tạo một con đường mới cho cơ thể lưu trữ và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.
1.3 Cắt bàng quang bán phần
Nếu ung thư đã xâm lấn sang lớp cơ của thành bàng quang nhưng không lớn và chỉ ở một nơi, khối u có thể được loại bỏ cùng với một phần của thành bàng quang mà không cần cắt toàn bộ bàng quang.
Các lỗ trên thành bàng quang sau đó được đóng lại bằng các mũi khâu.
Các hạch bạch huyết gần đó cũng được loại bỏ để ngăn sự xâm lấn của ung thư.
Chỉ số ít người bệnh ung thư bàng quang có thể điều trị bằng loại phẫu thuật này.
Ưu điểm chính của cắt bàng quang bán phần là người bệnh giữ được bàng quang và không cần phẫu thuật tái tạo nhưng phần bàng quang còn lại có thể không chứa được nhiều nước tiểu, người bệnh phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Mối nguy cơ chính của cách điều trị ung thư bàng quang này là ung thư vẫn có thể xảy ra ở phần còn lại của thành bàng quang.
Vì vậy, phương pháp này không được sử dụng thường xuyên.
2. Xạ trị
Xạ trị là cách điều trị ung thư bàng quang sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để điều trị ung thư, loại bỏ hoặc giữ cho tế bào ung thư không phát triển. Có 2 loại xạ trị:
Xạ trị ngoài: liệu pháp xạ trị bên ngoài sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu bức xạ vào khối u.
Xạ trị trong: chất phóng xạ được đặt trong kim, hạt, dây điện hoặc ống thông và được truyền trực tiếp vào khối u hoặc xung quanh.
3. Hóa trị
Hóa trị là cách điều trị ung thư bàng quang sử dụng thuốc để ngăn tế bào ung thư phát triển bằng cách loại bỏ hoặc ngăn các tế bào phân chia.
Khi hóa trị được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, thuốc sẽ xâm nhập vào máu và tiếp cận các tế bào ung thư trên toàn cơ thể (hóa trị liệu toàn thân).
Khi hóa trị được đưa trực tiếp vào dịch não tủy, một cơ quan hoặc khoang bụng thì các loại thuốc chủ yếu tác động đến các tế bào ung thư ở những khu vực đó (hóa trị liệu tại chỗ).
Với ung thư bàng quang, hóa trị liệu tại chỗ có thể đưa vào bàng quang qua 1 ống được đưa vào niệu đạo. Cách thức hóa trị sẽ tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.
Đa hóa trị phương pháp sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư.
4. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là cách điều trị ung thư bàng quang sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống ung thư.
Các chất được tạo ra bởi cơ thể hoặc được sản xuất trong phòng thí nghiệm được sử dụng để tăng cường, chỉ dẫn hoặc khôi phục hệ miễn dịch chống lại ung thư.
Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp sinh học hoặc trị liệu sinh học.
Có nhiều loại liệu pháp miễn dịch khác nhau:
Điều trị bằng cách ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: thuốc ức chế PD-1 là loại trị liệu ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang.
ENLARGE
BCG (bacillus Calmette-Guérin): ung thư bàng quang có thể được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch (vắc-xin lao). BCG được hòa vào một dung dịch và truyền trực tiếp vào bàng quang bằng ống thông.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang theo từng giai đoạn
1. Ung thư bàng quang giai đoạn 0 và I
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn này có thể bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch.
2. Ung thư bàng quang giai đoạn II và III
Cách điều trị ung thư bàng quang giai đoạn II và II bao gồm:
2.1 Cắt bỏ toàn bộ bàng quang
Cắt bỏ toàn bộ bàng quang là phương pháp triệt căn ung thư bàng quang. Sau đó, phẫu thuật tạo hình bàng quang, có thể sử dụng 1 đoạn ruột để làm bàng quang mới hoặc đưa niệu quản ra da.
Nhờ đó tạo đường mới để đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể.
2.2 Xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch
Các phương pháp này thu nhỏ khối u trước phẫu thuật hoặc được sử dụng như phương pháp chính để điều trị ung thư khi người bệnh không thể phẫu thuật.
Xạ trị, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch còn được áp dụng để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc ngừa ung thư tái phát.
3. Ung thư bàng quang giai đoạn IV
Giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang thành chậu hoặc thành bụng (T4b) và việc điều trị khối u bàng quang giai đoạn 4 bao gồm:
3.1 Hóa trị mà không cần phẫu thuật
Nhằm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Cắt bỏ khối u tận gốc và loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận:
Cắt bỏ toàn bộ bàng quang và các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó phẫu thuật tạo đường tiểu mới dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật: loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại đồng thời giảm triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.
4. Điều trị ung thư bàng quang tái phát
Nếu ung thư tiếp tục phát triển trong quá trình điều trị (tiến triển) hoặc tái phát sau khi điều trị, cách điều trị ung thư bàng quang phụ thuộc vào vị trí và mức độ ung thư lan rộng, phương pháp điều trị chính.
Điều quan trọng là phải hiểu mục tiêu điều trị, chẳng hạn như điều trị ung thư, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư hoặc giảm các triệu chứng, cũng như những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra.
Ung thư lan rộng hoặc tái phát ở các bộ phận xa của cơ thể có thể khó loại bỏ hơn bằng phẫu thuật.
Vì vậy, các phương pháp điều trị khác như: hóa trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc xạ trị có thể được áp dụng.
Lưu ý khi chữa ung thư bàng quang
Là điều trị sớm để người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều về thể chất và tâm lý do khối u tiến triển, xâm lấn cơ. Người bệnh không phải phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và các cơ quan lân cận như: tuyến tiền liệt, một phần niệu đạo ở nam giới, cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở nữ giới.
Cách chăm sóc người bệnh sau điều trị
Người bệnh nên nhịn tiểu sau bơm hóa chất bàng quang 1-2 giờ.
Để thuốc phát huy tác dụng người bệnh nên nằm nghỉ tại giường.
Uống nhiều nước.
Sau khi bơm hóa chất bàng quang, hóa chất sẽ gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo dẫn làm cho người bệnh khó tiểu tiện.
Người bệnh nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, đạm; những thức uống nhiều dưỡng chất (sữa, nước ép trái cây) và đa dạng các loại thức ăn để hợp khẩu vị của người bệnh.
Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày .
Tránh các loại thức ăn kích thích như: bia, rượu, thuốc lá… cũng như các loại thức ăn chế biến từ thịt đỏ.
Sinh hoạt, vận động hàng ngày nhẹ nhàng tránh vận động, làm những việc nặng.
Sau mổ, nếu vết mổ tương đối lành lặn và có thể đi lại được, nên giúp người bệnh luyện tập đi bộ nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Tránh nằm lâu sẽ khiến cơ bắp người bệnh mệt mỏi, có nhiều vết tì đè, gây lở loét.
Đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu: sốt, rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu…).
Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư bàng quang
Tiên lượng cho người bệnh ung thư bàng quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn ung thư. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thống kê tỷ lệ sống trên 5 năm theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0: khoảng 98%
Giai đoạn 1: khoảng 88%
Giai đoạn 2: khoảng 63%
Giai đoạn 3: khoảng 46%
Giai đoạn 4: khoảng 15%
Tỷ lệ Ung thư bàng quang tái phát
Ung thư bàng quang có tỷ lệ tái phát cao.
Tỷ lệ tái phát của ung thư bàng quang từ 50%-80% ngay cả khi các khối u ở giai đoạn đầu.
Ung thư bàng quang có chữa khỏi không?
Ung thư bàng quang chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm, hơn 50% trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn tiền ung thư.
Sau điều trị nên kiêng gì, ăn gì?
1 Rau củ và trái cây
Rau và trái cây cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn… giàu chất chống oxy hóa.
Các loại trái cây có múi và quả mộng cũng là những lựa chọn tốt.
Rau và trái cây cũng cung cấp chất xơ, hỗ trợ điều trị táo bón. Chất xơ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
2 Protein
Ăn đủ protein giúp duy trì khối lượng cơ bắp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Các nguồn protein bao gồm: thịt, gà, cá, trứng, các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, quả hạch, hạt và sữa. Người bệnh có thể ăn trong các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ.
3 Chất béo lành mạnh
Chất béo cải thiện hương vị và kết cấu của thực phẩm. Cơ thể người bệnh cần chất béo để giúp hấp thụ một số vitamin, sản xuất hormone và sửa chữa các tế bào trên khắp cơ thể.
Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: cá, bơ, hạt, ô liu, quả hạch và dầu ô liu.
4 Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt là ngũ cốc chưa được chế biến quá mức, vẫn còn các chất dinh dưỡng và chất xơ.
Sau điều trị ung thư bàng quang nên tránh những thực phẩm như: bia, rượu, thuốc lá… cũng như các loại thức ăn chế biến từ thịt đỏ.
 

Danh mục: Bệnh ung thư Từ khóa: