Viêm gan, xơ gan, xơ gan cổ trướng
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
VIÊM GAN – XƠ GAN – XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
VIÊM GAN SIÊU VI
Viêm gan siêu vi được coi là bệnh lây lan thường gặp.
Tỉ lệ phát bệnh khá cao, tính chất lây truyền mạnh và đường lây cũng phức tạp.
Hiện nay, người ta tìm thấy có 5 loại siêu vi gây viêm gan:
+ Viêm gan Siêu vi A.
+ Viêm gan siêu vi B.
+ Viêm gan siêu vi không A không B (HNANB).
+ Viêm gan siêu vi D.
+ Viêm gan siêu vi E.
Nhưng ba loại đầu thường gặp hơn.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan. . .
Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút.
Đường lây viêm gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi không A không B chủ yếu là đường máu ( tiêm, châm, phẫu thuật, vết thương chảy máu . . . ).
Nguyên Nhân Theo YHCT
Theo YHCT, nguyên nhân bệnh chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, uất kết ớ Tỳ Vị , chức năng vận hóa rối loạn gây nên chán ăn, đầy bụng, ảnh hưởng đến Can Đởm, gây nên khí huyết ứ trệ, ha sườn đau, bụng đầy, mật ứ, miệng đắng.
Thấp nhiệt thịnh nung đốt bì phu sinh ra vàng da (hoàng đản).
Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu cũng làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt nội sinh, nung nấu Can, Đởm dẫn đến vàng da, đau sườn, mêït mỏi, chán ăn.
Ngoài ra, người bệnh do cảm phải tà khí dịch lệ sinh ra nhiệt độc công phá bên trong làm cho phần vinh, huyết bị tổn thương.
Nhiệt độc hãm vào Tâm bào gây nên hoàng đản cấp, sốt cao, mê man, nói sảng, chảy máu cam, tiêu ra máu...
Chẩn Đoán
1. Chẩn đoán xác định theo:
a. Yếu tố dịch tễ:
Tình hình dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân, lịch sử truyền máu, chích thuốc, châm cứu, nhổ răng. . .
b. Triệu chứng lâm sàng:
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi , vàng da, gan to, vùng gan đau. . .
c. Hội chứng hủy hoại tế bào gan:
Transaminase tăng: GPT (ALT) tăng nhiều hơn GOT (AST) tăng rất cao gấp 5- 10 lần trị số bình thường.
d. Tìm chứng cớ nhiễm vi rút:
HBSAG (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì phân lập vi rút trong phân và xuất hiện IGM kháng HAV trong huyết thanh.
e. Các phương pháp kiểm tra gan bằng siêu âm và sinh thiết gan.
2. Chẩn đoán phân biệt và chú ý:
a. Viêm gan thời kỳ đầu và thể không vàng da:
Dễ bị bỏ qua do nghĩ viêm họng, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa.
Cần hỏi kỹ lịch sử tiếp xúc và tình hình dịch bệnh.
b. Viêm gan do nhiễm độc, nhiễm trùng trong các bệnh thương hàn, viêm ruột do trực khuẩn coli gây vàng da, SGOT, SGPT máu tăng nhưng sốt kéo dài, có triệu chứng riêng của bệnh.
c. Vàng da do bệnh xoắn trùng:
Có ban chẩn, cơ bắp đau, anbumin niệu, xoắn trùng trong máu, thử nghiệm ngưng kết huyết thanh dương tính.
d. Vàng da do tắc mật:
Tắc mật ở người lớn thường do sạn ống mật, u đầu tụy có triệu chứng riêng, cần cảnh giác.
e. Vàng da do nhiễm độc thuốc:
Chú ý hỏi tiền sử dùng thuốc như dùng thuốc có Thạch tín, Rimifon, Chlorproilazin, thuốc chống ung thư...
f. Đau bung cấp do viêm gan cần phân biệt với viêm ruột thừa, giun chui ống mật, giun đường ruột...
g. Ung thư gan:
Người gầy, gan to nhanh, đau nhiều.
Tiên Lượng
Viêm gan do vi rút A nếu có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc ăn uống tốt thường được hồi phục trong vòng 10-15 ngày, ít khi kéo dài.
Viêm gan vi rút B dễ chuyển thành mạn tính, một số ít tiến triển thành xơ gan rất ít trường hợp chuyển thành ung thư gan.
VIÊM GAN CẤP
Thường gặp 3 thể:
+ Thấp Nhiệt Thịnh:
Da mắt vàng tươi, bứt rứt khó chịu, người nóng, bực tức, chán ăn miệng đắng khô, bụng đầy hoặc nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa hoặc không, tiểu ít vàng như nước vối, táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, Sác hoặc Nhu Sác.
+ Nhiệt Độc Thịnh (Thể nặng và rất nặng):
Khát, bứt rứt, vàng da nặng lên rất nhanh, ngực bụng đầy tức, táo bón, tiểu vàng đỏ, nặng thì hôn mê, nói sảng, co giật, tiêu tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, khô, mạch Hoạt Sác.
+ Can Vị Bất Hòa (thể viêm gan không vàng da, thời kỳ hồi phục):
Mạn sườn đau tức, bụng trên đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, miệng đắng, chán ăn, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch Huyền.
VIÊM GAN MẠN TÍNH
Thường gặp 2 thể:
1- Can Tỳ Bất Hòa:
Bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan còn sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt.
2. Khí Huyết Ứ Trệ:
Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn.
Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn vì vậy cần chú ý khi biện chứng luận trị.
Những Điều Cần Chú Ý Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi.
Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ.
Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá...
Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc
Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi B và không A không B phải chú ý vô khuẩn kỹ các dụng cụ tiêm chích, châm và tốt nhất là các dụng cụ điều trị phải dùng riêng.
Nhân viên y tế phải thực hiện tốt chế độ cách ly để bảo vệ cho bệnh nhân và tự bảo vệ cho mình.
Mất ngủ: là một triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm gan mạn tính.
XƠ GAN
Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Nguyên Nhân
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
l. Viêm gan do vi rút.
2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).
3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín...
Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
Theo y học cổ truyền thì sự hình thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận.
Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương.
Triệu Chứng
- Giai đoạn bắt đầu:
Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn.
Khám gan hơi to ( có thể không to ), có bệnh nhân lách to.
Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
- Giai đoạn toàn phát:
Chức năng gan suy giảm rõ.
Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. .
Hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ.
Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
- Giai doạn cuối:
Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ :
Cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan. . .
Chẩn Đoán
Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ý những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc...
Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau :
1. Tiền sử bệnh:
Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài. . .
2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lõm, có hòn cục, thường ấn đau không rõõ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.
3. Chức năng gan suy giảm.
4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Kết quả sinh thiết:
Cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự hình thành các cục ở mô gan.
Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét.. .
Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.
a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.
b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.
c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.
d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng...
Đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.
e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, bình thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rõ nói lên tiên lượng là không tốt.
f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rõ.
g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.
h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng.
=>Để giúp chẩn đoán.
CỔ TRƯỚNG
Bình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá Tạng và lá thành.
Trong trường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể, dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng, gọi là Cổ Trướng.
Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do.
Cũng có trường hợp dịch đó khu trú trong một vùng của ổ màng bụng bởi các màng dính tạo thành vách ngăn, đó là Cổ trướng ngăn cách.
Cổ trướng là một trong tứ chứng nan y:
Phong (chứng kinh phong, động kinh), Lao (bệnh lao), Cổ (cổ trướng), Lại (phong cùi).
Chứng cổ trướng trên lâm sàng gặp trong nhiều loại bệnh như Xơ Gan Cổ Trướng, Hội Chứng Gan Lách To, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Lao Màng Bụng, Ung Thư Ổ Bụng.
B. Nguyên Nhân
Theo YHHĐ: trong cổ trướng tự do, dịch thâm nhập vào ổ màng bụng có thể có hai nguồn gốc:
. Từ màng bụng tiết ra, do màng bụng bị nhiễm khuẩn, bị kích thích:
Đó là Cổ trướng xuất tiết (biểu hiện trong xét nghiệm sinh hóa qua phản ứng Rivalta dương tính và đậm độ Protein cao).
Gặp trong Lao màng bụng, Ung thư màng bụng tiên phát hoặc hậu phát.
. Từ các tổ chức chung quanh màng bụng thẩm thấu vào ổ bụng.
Đó là Cổ trướng thẩm thấu (Biểu hiện qua Rivalta âm tính có đậm độ Protein thấp).
Các trường hợp bệnh lý gây ứ trệ tuần hoàn hồi quy hoặc ứ trệ hệ thống tĩnh mạch cửa và các trường hợp gây phù nề nhiều do thay đổi áp lực keo trong máu, do ứ NaCl hoặc do cường Aldosteron thứ phát đều có thể gây cổ trướng thẩm thấu.
Thường gặp trong Xơ Gan, Ung Thư Gan, Viêm Tắc Tĩnh Mạch Cửa, Viêm Thận Mạn, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Suy Tim Kéo Dài, Suy Dinh Dưỡng.
Theo các sách Đông y, qui nạp lại có mấy nguyên nhân sau :
1- Rối loạn tình chí (thất tình) :
Sự rối loạn tình chí con người sinh chứng cổ trướng, thí dụ như hay tức giận hại can, can khí uất làm tổn thương tỳ khí (can khắc tỳ), chức năng vận hóa của tỳ rối loạn gây nên bệnh. mặt khác, ưu tư lo lắng nhiều làm hại tỳ ... (đây là yếu tố tinh thần ảnh hưởng xấu đến bệnh tật).
2. Ăn uống thiếu điều độ :
Ăn quá no, nhiều chất béo, mỡ, uống nhiều rượu bia cũng hại tỳ khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn sinh bệnh.
3. Bệnh tật lâu ngày (nhất là bệnh gan thận):
Làm cho cơ thể, tạng phủ mà chủ yếu là tỳ thận hư nhược, vận hóa rối loạn sinh cổ trướng.
4. Lao lực, phòng dục quá độ:
Tinh, khí huyết suy giảm cũng gây tổn thương can, tỳ, thận.
Biểu Hiện Của Cổ Trướng
Tùy theo số lượng dịch nhiều hoặc ít trong ổ màng bụng mà cổ trướng thuộc loại nhiều, trung bình hoặc ít.
Cổ trướng càng to, càng dễ chẩn đoán.
+ Nhìn:
Bụng to, xệ xuống khi đứng và bè sang hai bên khi nằm ngửa, rốn lồi thường lồi nhiều hoặc ít.
+ Sờ:
Bụng mềm hoặc căng nhiều hoặc ít tùy số lượng nước trong ổ màng bụng.
+ Gõ:
Là dấu hiệu quan trọng nhất.
Bảo người bệnh nằm nghiêng sang bên phải rồi bên trái, thầy thuốc gõ ở vùng thấp của bụng trong mỗi tư thế đó.
Bình thường các vùng đó dù ở tư thế nào cũng vẫn trong.
Khi có cổ trướng, do dịch tập trung vào các vùng thấp, gõ sẽ thấy các vùng đó bị đục và giới hạn trên của vùng đục là một đường cong ngửa lên trên (một yếu tố cần chú ý để phân biệt với nang nước).
Gõ đục vùng thấp không những có giá trị xác định cổ trướng mà còn xác định cổ trướng đó là loại cổ trướng tự do.
TIP
Bệnh gan nguy hiểm xơ gan cổ trướng (Còn được gọi là xơ gan cổ chướng) là một loại bệnh mạn tính nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan trầm trọng từ sự tổn thương gan.
Loại bệnh này khá phổ biến hiện nay khi cứ 10 người có bệnh lý về gan thì có 8 người mắc bệnh xơ gan cổ trướng.
Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh và bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Cổ trướng là chất lỏng màu vàng, được gọi là dịch ổ bụng.
Dịch cổ trướng tích tụ, bên trong khoang bụng là chủ yếu, khi gan suy giảm chức năng cộng thêm xơ hóa trong gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, từ đó tạo áp lực đẩy dịch vào ổ bụng.
Như vậy, xơ gan cổ trướng là tình trạng xảy ra sau khi gan sẹo và xơ những tổn thương mô gan, tích tụ dịch cổ trướng trong xơ gan, từ đó tạo ra các tế bào chết bên trong gan.
Những tế bào chết này được xem là nguyên nhân chính khiến gan bị suy giảm gần như hoàn toàn chức năng quan trọng với cơ thể như thanh lọc, tạo protein, lọc và làm sạch máu, chống các bệnh nhiễm trùng.
Nguyên nhân hay gặp xơ gan cổ trướng và các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh xơ gan cổ trướng bao gồm:
Viêm gan virus B, hoặc C và bia rượu
Triệu chứng của bệnh xơ gan cổ trướng
Bệnh xơ gan cổ trướng thường phát triệu chứng khá chậm, hầu như bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh cho đến khi bước vào giai đoạn cuối.
Một lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên viên y tế để chủ động phòng tránh hoặc phát hiện bệnh sớm bằng cách thực hiện khám tầm soát và soát và theo dõi 6 tháng 1 lần ở những người có nguy có như viêm gan virus B, C, người uống bia rượu nhiều…
Điểm chung của những bệnh nhân xơ gan cổ trướng đó là
Gan to đối xơ gan do rượu, xơ gan do tim
Chướng bụng
Cân nặng thay đổi nhanh chóng và không rõ nguyên nhân đặc biệt khi phù và cổ trướng nhiều
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng báo hiệu cho hiện tượng xơ gan cổ trướng khác như:
Đau bụng, buồn nôn và khó thở do sự tích tụ của dịch ổ bụng gây ra. Dẫn đến hậu quả chán hoặc bỏ ăn
Buồn nôn
Phù tay, phù chân
Đỏ lòng bàn tay và bàn chân
Đau lưng
Khó khăn khi ngồi
Gặp những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu,…
Có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đại tiện phân đen
Ngoài ra, nếu gặp phải những triệu chứng xơ gan cổ trướng như sau thì cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu vì đây là những biểu hiện bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối:
Lá lách to
Thấy rõ giãn mạch máu trên da vùng ngực và cổ
Da dễ bị bầm và chảy máu hơn
Bị vàng da và trong mắt
Có xuất hiện tình trạng bị choáng váng hoặc hôn mê
Nguyên nhân xơ gan cổ trướng
Nguyên nhân xơ gan cổ trướng được biết gồm :
Hàng đầu là viêm gan virus B hoặc C
Bia rượu là nguyên nhân ngày càng hay gặp gây xơ gan ở Việt Nam, người có nhiễm viêm gan virus B hoặc C mạn tính mà uống nhiều bia rượu càng dễ bị xơ gan
Ngoài ra còn gặp các nguyên nhân:
Xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn, xơ gan mật tiên phát hoặc thứ phát sau sỏi mật, viêm đường mật xơ hóa tiên phát, các bệnh chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa đồng như Wilson, rối loạn chuyển hóa sắt như Hemochromatosis……
Có thể gặp xơ gan do bệnh tim
Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng
Để chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng, bạn có thể quan sát được thông qua những sự thay đổi trên sức khỏe và cơ thể mình.
Nếu như cơ thể có những triệu chứng tương đồng với dấu hiệu xơ gan cổ trướng, nên đi đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như thực hiện xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.
Một số chỉ định xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện:
Xét nghiệm máu:
Dựa trên kết quả xét nghiệm máu, có thể tìm ra được những chỉ số bất thường để biết có bị xơ gan cổ trướng hay không.
Chụp cắt lớp:
Kỹ thuật chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT sẽ thu được những hình ảnh xơ gan cổ chướng bên trong. Sẽ dễ dàng chẩn đoán được bệnh và giai đoạn phát bệnh.
Chụp X-quang:
Hình ảnh xơ gan cổ trướng với phương pháp này sẽ chẩn đoán thông qua kích thước của gan.
Phương pháp này không tân tiến bằng phương pháp chụp cắt lớp, tuy nhiên chi phí của chụp x-quang hợp lý hơn khá nhiều.
Sinh thiết gan:
Sinh thiết gan là một phương pháp tầm soát gan bằng cách lấy mẫu mô và quan sát mức độ tổn thương, xơ hóa của gan dưới kính hiển vi.
Phương pháp này sẽ gây đau và khó chịu cho người thực hiện vì cần phải dùng kim sinh thiết để chọc vào phần mô bên trong.
Các biến chứng của xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng có thể gây ra một số các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của người bệnh.
Đặc biệt là khi bệnh đi vào giai đoạn cuối, gan gần như không còn chức năng thải độc dẫn đến thận bắt buộc phải nhận phần công việc đó.
Tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ gây ra sự quá tải làm suy giảm chức năng thận.
Nếu xơ gan cổ trướng không được phát hiện kịp thời hoặc nhận điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư gan khá cao.
Ngoài ra, một số các biến chứng khác cũng có thể sẽ mắc phải nếu như bị xơ gan cổ trướng gồm:
Viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn tự phát
Cổ trướng nhiều kháng trị
Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực hoặc dạ dày
Gặp hội chứng gan thận
Bệnh não gan
Điều trị xơ gan cổ trướng
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay phác đồ điều trị hoàn toàn khỏi xơ gan cổ trướng.
Tuy nhiên, nếu điều trị tốt bệnh nhân vẫn có cuộc sống gần như bình thường và sống được lâu.
Cách điều trị cho bệnh này nhằm mục đích ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan cổ trướng và giảm thiểu tối đa sự tổn thương với gan.
Về mặt y khoa, dựa theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Một số phương pháp có thể kể đến như:
Không ăn quá mặn, hàng ngày theo dõi cân nặng
Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm phù và cổ trướng giúp người bệnh dễ chịu và ăn uống được
Chọc dịch cổ trướng khi lợi tiểu không đỡ
Nội soi thực quản dạ dày để có kế hoạch dự phòng xuất huyết tiêu hóa, đây là biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Điều trị nguyên nhân:
Rất quan trọng như điều trị viêm gan virus B, C nếu có.
Dừng hoàn toàn bia rượu giúp xơ gan do bia rượu hồi phục chức năng
Thực hiện phẫu thuật ghép gan
Người bệnh chủ động giữ sức khỏe ở mức ổn định, tránh không để bệnh nặng hơn bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Người bệnh xơ gan cổ trướng cần lưu ý:
Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
Không sử dụng thuốc gây độc với gan, không dùng các loại thuốc không cần thiết và thuốc không rõ nguồn gốc vì làm tăng gánh nặng cho gan
Hạn chế các món ăn có nhiều dầu mỡ để tránh khó tiêu hóa trong khẩu phần ăn
Tăng cường dinh dưỡng chất đạm để tăng cường sức khỏe
Hạn chế nước và dịch khi cổ trướng nhiều
Hiện tượng xơ gan cổ chướng là vấn đề tổn thương về gan đến từ hai nguyên nhân chính là viêm gan B và viêm gan C và sự lạm dụng rượu bia.
Người bệnh xơ gan cổ trướng do rượu bia thì không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Tuy nhiên, với người bị xơ gan cổ trướng do viêm gan B hoặc viêm gan C vẫn có thể lây cho người khác thông qua những con đường tương tự sự lây nhiễm của virus viêm gan B, gồm:
Từ mẹ sang con
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
Đường máu
Xơ gan cổ trướng là một căn bệnh về gan nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 90% nếu ở giai đoạn muộn.
Xơ gan cổ trướng là tiền đề dẫn đến ung thư gan, một loại bệnh ung thư có 21% tỷ lệ tử vong do ung thư.
Phòng ngừa xơ gan cổ trướng
Dù xơ gan cổ trướng là một loại bệnh mạn tính nguy hiểm, hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa một cách tối ưu.
Cách tốt nhất là hạn chế rượu bia và có một lối sống lành mạnh.
Bệnh nhân có bệnh gan mạn tính như viêm gan virus B, C … cần được quản lý theo dõi và khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc xơ gan cổ trướng
Đảm bảo tốt việc hạn chế muối trong chế độ ăn.
Điều này giúp cho người bệnh kiểm soát cổ trướng hiệu quả hơn.
Lượng muối mà người bệnh được khuyến khích ăn rơi vào khoảng 2000 – 4000mg mỗi ngày.
Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và chất xơ.
Có thể ăn những thực phẩm hỗ trợ sức khỏe khác như:
Thực phẩm giàu Beta-carotene
Thực phẩm chứa Omega-3 fatty acids
Lưu ý:
Những người bị xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối, gan lúc này gần như đã mất hết chức năng vốn có và không thể phục hồi lại được. Để điều trị, người bệnh có thể thực hiện phương pháp ghép gan mới có thể điều trị được khỏi hoàn toàn.
Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vẫn có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi chế độ ăn phù hợp, uống thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu để giúp thận đào thải được natri bên trong.
Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải hết sức lưu tâm về cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, theo sát tốt phác đồ điều trị của bác sĩ để duy trì được sức khỏe ở trạng thái ổn định.
Xơ gan cổ trướng không phải là bệnh ung thư.
Đây là bệnh xơ gan và người bệnh còn bị tích tụ dịch ổ bụng gây sự suy giảm chức năng gan.
Xơ gan cổ trướng có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất là ung thư gan.
Thuốc điều trị
Thuốc lợi tiểu Spironolactone và Furosemide là hai loại thuốc lợi tiểu được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Thuốc giúp người bệnh giải quyết các tình trạng liên quan đến điện giải trong máu.
Mỗi người sẽ có những liều lượng khác nhau.
Đến nay thuốc đông y rõ nguồn gốc cũng chỉ làm giảm nhẹ một số triệu chứng, nhưng không phòng được các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa.
VIÊM GAN SIÊU VI
Viêm gan siêu vi được coi là bệnh lây lan thường gặp.
Tỉ lệ phát bệnh khá cao, tính chất lây truyền mạnh và đường lây cũng phức tạp.
Hiện nay, người ta tìm thấy có 5 loại siêu vi gây viêm gan:
+ Viêm gan Siêu vi A.
+ Viêm gan siêu vi B.
+ Viêm gan siêu vi không A không B (HNANB).
+ Viêm gan siêu vi D.
+ Viêm gan siêu vi E.
Nhưng ba loại đầu thường gặp hơn.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan. . .
Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút.
Đường lây viêm gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi không A không B chủ yếu là đường máu ( tiêm, châm, phẫu thuật, vết thương chảy máu . . . ).
Nguyên Nhân Theo YHCT
Theo YHCT, nguyên nhân bệnh chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, uất kết ớ Tỳ Vị , chức năng vận hóa rối loạn gây nên chán ăn, đầy bụng, ảnh hưởng đến Can Đởm, gây nên khí huyết ứ trệ, ha sườn đau, bụng đầy, mật ứ, miệng đắng.
Thấp nhiệt thịnh nung đốt bì phu sinh ra vàng da (hoàng đản).
Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu cũng làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt nội sinh, nung nấu Can, Đởm dẫn đến vàng da, đau sườn, mêït mỏi, chán ăn.
Ngoài ra, người bệnh do cảm phải tà khí dịch lệ sinh ra nhiệt độc công phá bên trong làm cho phần vinh, huyết bị tổn thương.
Nhiệt độc hãm vào Tâm bào gây nên hoàng đản cấp, sốt cao, mê man, nói sảng, chảy máu cam, tiêu ra máu...
Chẩn Đoán
1. Chẩn đoán xác định theo:
a. Yếu tố dịch tễ:
Tình hình dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân, lịch sử truyền máu, chích thuốc, châm cứu, nhổ răng. . .
b. Triệu chứng lâm sàng:
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi , vàng da, gan to, vùng gan đau. . .
c. Hội chứng hủy hoại tế bào gan:
Transaminase tăng: GPT (ALT) tăng nhiều hơn GOT (AST) tăng rất cao gấp 5- 10 lần trị số bình thường.
d. Tìm chứng cớ nhiễm vi rút:
HBSAG (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì phân lập vi rút trong phân và xuất hiện IGM kháng HAV trong huyết thanh.
e. Các phương pháp kiểm tra gan bằng siêu âm và sinh thiết gan.
2. Chẩn đoán phân biệt và chú ý:
a. Viêm gan thời kỳ đầu và thể không vàng da:
Dễ bị bỏ qua do nghĩ viêm họng, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa.
Cần hỏi kỹ lịch sử tiếp xúc và tình hình dịch bệnh.
b. Viêm gan do nhiễm độc, nhiễm trùng trong các bệnh thương hàn, viêm ruột do trực khuẩn coli gây vàng da, SGOT, SGPT máu tăng nhưng sốt kéo dài, có triệu chứng riêng của bệnh.
c. Vàng da do bệnh xoắn trùng:
Có ban chẩn, cơ bắp đau, anbumin niệu, xoắn trùng trong máu, thử nghiệm ngưng kết huyết thanh dương tính.
d. Vàng da do tắc mật:
Tắc mật ở người lớn thường do sạn ống mật, u đầu tụy có triệu chứng riêng, cần cảnh giác.
e. Vàng da do nhiễm độc thuốc:
Chú ý hỏi tiền sử dùng thuốc như dùng thuốc có Thạch tín, Rimifon, Chlorproilazin, thuốc chống ung thư...
f. Đau bung cấp do viêm gan cần phân biệt với viêm ruột thừa, giun chui ống mật, giun đường ruột...
g. Ung thư gan:
Người gầy, gan to nhanh, đau nhiều.
Tiên Lượng
Viêm gan do vi rút A nếu có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc ăn uống tốt thường được hồi phục trong vòng 10-15 ngày, ít khi kéo dài.
Viêm gan vi rút B dễ chuyển thành mạn tính, một số ít tiến triển thành xơ gan rất ít trường hợp chuyển thành ung thư gan.
VIÊM GAN CẤP
Thường gặp 3 thể:
+ Thấp Nhiệt Thịnh:
Da mắt vàng tươi, bứt rứt khó chịu, người nóng, bực tức, chán ăn miệng đắng khô, bụng đầy hoặc nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa hoặc không, tiểu ít vàng như nước vối, táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, Sác hoặc Nhu Sác.
+ Nhiệt Độc Thịnh (Thể nặng và rất nặng):
Khát, bứt rứt, vàng da nặng lên rất nhanh, ngực bụng đầy tức, táo bón, tiểu vàng đỏ, nặng thì hôn mê, nói sảng, co giật, tiêu tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, khô, mạch Hoạt Sác.
+ Can Vị Bất Hòa (thể viêm gan không vàng da, thời kỳ hồi phục):
Mạn sườn đau tức, bụng trên đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, miệng đắng, chán ăn, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch Huyền.
VIÊM GAN MẠN TÍNH
Thường gặp 2 thể:
1- Can Tỳ Bất Hòa:
Bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan còn sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt.
2. Khí Huyết Ứ Trệ:
Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn.
Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn vì vậy cần chú ý khi biện chứng luận trị.
Những Điều Cần Chú Ý Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi.
Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ.
Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá...
Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc
Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi B và không A không B phải chú ý vô khuẩn kỹ các dụng cụ tiêm chích, châm và tốt nhất là các dụng cụ điều trị phải dùng riêng.
Nhân viên y tế phải thực hiện tốt chế độ cách ly để bảo vệ cho bệnh nhân và tự bảo vệ cho mình.
Mất ngủ: là một triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm gan mạn tính.
XƠ GAN
Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Nguyên Nhân
Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:
l. Viêm gan do vi rút.
2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).
3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín...
Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.
Theo y học cổ truyền thì sự hình thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận.
Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương.
Triệu Chứng
- Giai đoạn bắt đầu:
Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn.
Khám gan hơi to ( có thể không to ), có bệnh nhân lách to.
Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.
- Giai đoạn toàn phát:
Chức năng gan suy giảm rõ.
Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. .
Hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ.
Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
- Giai doạn cuối:
Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ :
Cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan. . .
Chẩn Đoán
Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ý những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc...
Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau :
1. Tiền sử bệnh:
Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài. . .
2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lõm, có hòn cục, thường ấn đau không rõõ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.
3. Chức năng gan suy giảm.
4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
5. Kết quả sinh thiết:
Cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự hình thành các cục ở mô gan.
Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét.. .
Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.
a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.
b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.
c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.
d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng...
Đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.
e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, bình thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rõ nói lên tiên lượng là không tốt.
f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rõ.
g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.
h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng.
=>Để giúp chẩn đoán.
CỔ TRƯỚNG
Bình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá Tạng và lá thành.
Trong trường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể, dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng, gọi là Cổ Trướng.
Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do.
Cũng có trường hợp dịch đó khu trú trong một vùng của ổ màng bụng bởi các màng dính tạo thành vách ngăn, đó là Cổ trướng ngăn cách.
Cổ trướng là một trong tứ chứng nan y:
Phong (chứng kinh phong, động kinh), Lao (bệnh lao), Cổ (cổ trướng), Lại (phong cùi).
Chứng cổ trướng trên lâm sàng gặp trong nhiều loại bệnh như Xơ Gan Cổ Trướng, Hội Chứng Gan Lách To, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Lao Màng Bụng, Ung Thư Ổ Bụng.
B. Nguyên Nhân
Theo YHHĐ: trong cổ trướng tự do, dịch thâm nhập vào ổ màng bụng có thể có hai nguồn gốc:
. Từ màng bụng tiết ra, do màng bụng bị nhiễm khuẩn, bị kích thích:
Đó là Cổ trướng xuất tiết (biểu hiện trong xét nghiệm sinh hóa qua phản ứng Rivalta dương tính và đậm độ Protein cao).
Gặp trong Lao màng bụng, Ung thư màng bụng tiên phát hoặc hậu phát.
. Từ các tổ chức chung quanh màng bụng thẩm thấu vào ổ bụng.
Đó là Cổ trướng thẩm thấu (Biểu hiện qua Rivalta âm tính có đậm độ Protein thấp).
Các trường hợp bệnh lý gây ứ trệ tuần hoàn hồi quy hoặc ứ trệ hệ thống tĩnh mạch cửa và các trường hợp gây phù nề nhiều do thay đổi áp lực keo trong máu, do ứ NaCl hoặc do cường Aldosteron thứ phát đều có thể gây cổ trướng thẩm thấu.
Thường gặp trong Xơ Gan, Ung Thư Gan, Viêm Tắc Tĩnh Mạch Cửa, Viêm Thận Mạn, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Suy Tim Kéo Dài, Suy Dinh Dưỡng.
Theo các sách Đông y, qui nạp lại có mấy nguyên nhân sau :
1- Rối loạn tình chí (thất tình) :
Sự rối loạn tình chí con người sinh chứng cổ trướng, thí dụ như hay tức giận hại can, can khí uất làm tổn thương tỳ khí (can khắc tỳ), chức năng vận hóa của tỳ rối loạn gây nên bệnh. mặt khác, ưu tư lo lắng nhiều làm hại tỳ ... (đây là yếu tố tinh thần ảnh hưởng xấu đến bệnh tật).
2. Ăn uống thiếu điều độ :
Ăn quá no, nhiều chất béo, mỡ, uống nhiều rượu bia cũng hại tỳ khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn sinh bệnh.
3. Bệnh tật lâu ngày (nhất là bệnh gan thận):
Làm cho cơ thể, tạng phủ mà chủ yếu là tỳ thận hư nhược, vận hóa rối loạn sinh cổ trướng.
4. Lao lực, phòng dục quá độ:
Tinh, khí huyết suy giảm cũng gây tổn thương can, tỳ, thận.
Biểu Hiện Của Cổ Trướng
Tùy theo số lượng dịch nhiều hoặc ít trong ổ màng bụng mà cổ trướng thuộc loại nhiều, trung bình hoặc ít.
Cổ trướng càng to, càng dễ chẩn đoán.
+ Nhìn:
Bụng to, xệ xuống khi đứng và bè sang hai bên khi nằm ngửa, rốn lồi thường lồi nhiều hoặc ít.
+ Sờ:
Bụng mềm hoặc căng nhiều hoặc ít tùy số lượng nước trong ổ màng bụng.
+ Gõ:
Là dấu hiệu quan trọng nhất.
Bảo người bệnh nằm nghiêng sang bên phải rồi bên trái, thầy thuốc gõ ở vùng thấp của bụng trong mỗi tư thế đó.
Bình thường các vùng đó dù ở tư thế nào cũng vẫn trong.
Khi có cổ trướng, do dịch tập trung vào các vùng thấp, gõ sẽ thấy các vùng đó bị đục và giới hạn trên của vùng đục là một đường cong ngửa lên trên (một yếu tố cần chú ý để phân biệt với nang nước).
Gõ đục vùng thấp không những có giá trị xác định cổ trướng mà còn xác định cổ trướng đó là loại cổ trướng tự do.
TIP
Bệnh gan nguy hiểm xơ gan cổ trướng (Còn được gọi là xơ gan cổ chướng) là một loại bệnh mạn tính nguy hiểm gây suy giảm chức năng gan trầm trọng từ sự tổn thương gan.
Loại bệnh này khá phổ biến hiện nay khi cứ 10 người có bệnh lý về gan thì có 8 người mắc bệnh xơ gan cổ trướng.
Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh và bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Cổ trướng là chất lỏng màu vàng, được gọi là dịch ổ bụng.
Dịch cổ trướng tích tụ, bên trong khoang bụng là chủ yếu, khi gan suy giảm chức năng cộng thêm xơ hóa trong gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, từ đó tạo áp lực đẩy dịch vào ổ bụng.
Như vậy, xơ gan cổ trướng là tình trạng xảy ra sau khi gan sẹo và xơ những tổn thương mô gan, tích tụ dịch cổ trướng trong xơ gan, từ đó tạo ra các tế bào chết bên trong gan.
Những tế bào chết này được xem là nguyên nhân chính khiến gan bị suy giảm gần như hoàn toàn chức năng quan trọng với cơ thể như thanh lọc, tạo protein, lọc và làm sạch máu, chống các bệnh nhiễm trùng.
Nguyên nhân hay gặp xơ gan cổ trướng và các đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh xơ gan cổ trướng bao gồm:
Viêm gan virus B, hoặc C và bia rượu
Triệu chứng của bệnh xơ gan cổ trướng
Bệnh xơ gan cổ trướng thường phát triệu chứng khá chậm, hầu như bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh cho đến khi bước vào giai đoạn cuối.
Một lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên viên y tế để chủ động phòng tránh hoặc phát hiện bệnh sớm bằng cách thực hiện khám tầm soát và soát và theo dõi 6 tháng 1 lần ở những người có nguy có như viêm gan virus B, C, người uống bia rượu nhiều…
Điểm chung của những bệnh nhân xơ gan cổ trướng đó là
Gan to đối xơ gan do rượu, xơ gan do tim
Chướng bụng
Cân nặng thay đổi nhanh chóng và không rõ nguyên nhân đặc biệt khi phù và cổ trướng nhiều
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng báo hiệu cho hiện tượng xơ gan cổ trướng khác như:
Đau bụng, buồn nôn và khó thở do sự tích tụ của dịch ổ bụng gây ra. Dẫn đến hậu quả chán hoặc bỏ ăn
Buồn nôn
Phù tay, phù chân
Đỏ lòng bàn tay và bàn chân
Đau lưng
Khó khăn khi ngồi
Gặp những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu,…
Có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đại tiện phân đen
Ngoài ra, nếu gặp phải những triệu chứng xơ gan cổ trướng như sau thì cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu vì đây là những biểu hiện bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối:
Lá lách to
Thấy rõ giãn mạch máu trên da vùng ngực và cổ
Da dễ bị bầm và chảy máu hơn
Bị vàng da và trong mắt
Có xuất hiện tình trạng bị choáng váng hoặc hôn mê
Nguyên nhân xơ gan cổ trướng
Nguyên nhân xơ gan cổ trướng được biết gồm :
Hàng đầu là viêm gan virus B hoặc C
Bia rượu là nguyên nhân ngày càng hay gặp gây xơ gan ở Việt Nam, người có nhiễm viêm gan virus B hoặc C mạn tính mà uống nhiều bia rượu càng dễ bị xơ gan
Ngoài ra còn gặp các nguyên nhân:
Xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn, xơ gan mật tiên phát hoặc thứ phát sau sỏi mật, viêm đường mật xơ hóa tiên phát, các bệnh chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa đồng như Wilson, rối loạn chuyển hóa sắt như Hemochromatosis……
Có thể gặp xơ gan do bệnh tim
Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng
Để chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng, bạn có thể quan sát được thông qua những sự thay đổi trên sức khỏe và cơ thể mình.
Nếu như cơ thể có những triệu chứng tương đồng với dấu hiệu xơ gan cổ trướng, nên đi đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như thực hiện xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.
Một số chỉ định xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện:
Xét nghiệm máu:
Dựa trên kết quả xét nghiệm máu, có thể tìm ra được những chỉ số bất thường để biết có bị xơ gan cổ trướng hay không.
Chụp cắt lớp:
Kỹ thuật chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT sẽ thu được những hình ảnh xơ gan cổ chướng bên trong. Sẽ dễ dàng chẩn đoán được bệnh và giai đoạn phát bệnh.
Chụp X-quang:
Hình ảnh xơ gan cổ trướng với phương pháp này sẽ chẩn đoán thông qua kích thước của gan.
Phương pháp này không tân tiến bằng phương pháp chụp cắt lớp, tuy nhiên chi phí của chụp x-quang hợp lý hơn khá nhiều.
Sinh thiết gan:
Sinh thiết gan là một phương pháp tầm soát gan bằng cách lấy mẫu mô và quan sát mức độ tổn thương, xơ hóa của gan dưới kính hiển vi.
Phương pháp này sẽ gây đau và khó chịu cho người thực hiện vì cần phải dùng kim sinh thiết để chọc vào phần mô bên trong.
Các biến chứng của xơ gan cổ trướng
Xơ gan cổ trướng có thể gây ra một số các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của người bệnh.
Đặc biệt là khi bệnh đi vào giai đoạn cuối, gan gần như không còn chức năng thải độc dẫn đến thận bắt buộc phải nhận phần công việc đó.
Tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ gây ra sự quá tải làm suy giảm chức năng thận.
Nếu xơ gan cổ trướng không được phát hiện kịp thời hoặc nhận điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư gan khá cao.
Ngoài ra, một số các biến chứng khác cũng có thể sẽ mắc phải nếu như bị xơ gan cổ trướng gồm:
Viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn tự phát
Cổ trướng nhiều kháng trị
Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực hoặc dạ dày
Gặp hội chứng gan thận
Bệnh não gan
Điều trị xơ gan cổ trướng
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay phác đồ điều trị hoàn toàn khỏi xơ gan cổ trướng.
Tuy nhiên, nếu điều trị tốt bệnh nhân vẫn có cuộc sống gần như bình thường và sống được lâu.
Cách điều trị cho bệnh này nhằm mục đích ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan cổ trướng và giảm thiểu tối đa sự tổn thương với gan.
Về mặt y khoa, dựa theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Một số phương pháp có thể kể đến như:
Không ăn quá mặn, hàng ngày theo dõi cân nặng
Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm phù và cổ trướng giúp người bệnh dễ chịu và ăn uống được
Chọc dịch cổ trướng khi lợi tiểu không đỡ
Nội soi thực quản dạ dày để có kế hoạch dự phòng xuất huyết tiêu hóa, đây là biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Điều trị nguyên nhân:
Rất quan trọng như điều trị viêm gan virus B, C nếu có.
Dừng hoàn toàn bia rượu giúp xơ gan do bia rượu hồi phục chức năng
Thực hiện phẫu thuật ghép gan
Người bệnh chủ động giữ sức khỏe ở mức ổn định, tránh không để bệnh nặng hơn bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Người bệnh xơ gan cổ trướng cần lưu ý:
Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
Không sử dụng thuốc gây độc với gan, không dùng các loại thuốc không cần thiết và thuốc không rõ nguồn gốc vì làm tăng gánh nặng cho gan
Hạn chế các món ăn có nhiều dầu mỡ để tránh khó tiêu hóa trong khẩu phần ăn
Tăng cường dinh dưỡng chất đạm để tăng cường sức khỏe
Hạn chế nước và dịch khi cổ trướng nhiều
Hiện tượng xơ gan cổ chướng là vấn đề tổn thương về gan đến từ hai nguyên nhân chính là viêm gan B và viêm gan C và sự lạm dụng rượu bia.
Người bệnh xơ gan cổ trướng do rượu bia thì không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Tuy nhiên, với người bị xơ gan cổ trướng do viêm gan B hoặc viêm gan C vẫn có thể lây cho người khác thông qua những con đường tương tự sự lây nhiễm của virus viêm gan B, gồm:
Từ mẹ sang con
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
Đường máu
Xơ gan cổ trướng là một căn bệnh về gan nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 90% nếu ở giai đoạn muộn.
Xơ gan cổ trướng là tiền đề dẫn đến ung thư gan, một loại bệnh ung thư có 21% tỷ lệ tử vong do ung thư.
Phòng ngừa xơ gan cổ trướng
Dù xơ gan cổ trướng là một loại bệnh mạn tính nguy hiểm, hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa một cách tối ưu.
Cách tốt nhất là hạn chế rượu bia và có một lối sống lành mạnh.
Bệnh nhân có bệnh gan mạn tính như viêm gan virus B, C … cần được quản lý theo dõi và khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc xơ gan cổ trướng
Đảm bảo tốt việc hạn chế muối trong chế độ ăn.
Điều này giúp cho người bệnh kiểm soát cổ trướng hiệu quả hơn.
Lượng muối mà người bệnh được khuyến khích ăn rơi vào khoảng 2000 – 4000mg mỗi ngày.
Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và chất xơ.
Có thể ăn những thực phẩm hỗ trợ sức khỏe khác như:
Thực phẩm giàu Beta-carotene
Thực phẩm chứa Omega-3 fatty acids
Lưu ý:
Những người bị xơ gan cổ trướng ở giai đoạn cuối, gan lúc này gần như đã mất hết chức năng vốn có và không thể phục hồi lại được. Để điều trị, người bệnh có thể thực hiện phương pháp ghép gan mới có thể điều trị được khỏi hoàn toàn.
Xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vẫn có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi chế độ ăn phù hợp, uống thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu để giúp thận đào thải được natri bên trong.
Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải hết sức lưu tâm về cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, theo sát tốt phác đồ điều trị của bác sĩ để duy trì được sức khỏe ở trạng thái ổn định.
Xơ gan cổ trướng không phải là bệnh ung thư.
Đây là bệnh xơ gan và người bệnh còn bị tích tụ dịch ổ bụng gây sự suy giảm chức năng gan.
Xơ gan cổ trướng có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất là ung thư gan.
Thuốc điều trị
Thuốc lợi tiểu Spironolactone và Furosemide là hai loại thuốc lợi tiểu được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Thuốc giúp người bệnh giải quyết các tình trạng liên quan đến điện giải trong máu.
Mỗi người sẽ có những liều lượng khác nhau.
Đến nay thuốc đông y rõ nguồn gốc cũng chỉ làm giảm nhẹ một số triệu chứng, nhưng không phòng được các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Bệnh ung thư
Từ khóa:
Viêm gan
xơ gan
xơ gan cổ trướng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.