Ung thư tuyến giáp

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư tuyến giáp có thể xuất phát từ
Tế bào biểu mô nang: Ung thư tuyến giáp thể nhú, nang, tế bào ung thư, độ cao, biệt hóa kém và thoái biến
Tế bào C cạnh nang: Ung thư tuyến giáp thể tuỷ
Hầu hết ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô nhú (~84%) hoặc ung thư biểu mô nang (~4%).
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú và nang cùng nhau được gọi là ung thư tuyến giáp biệt hóa vì chúng giống về mặt mô học với mô tuyến giáp bình thường và vì chức năng biệt hóa (ví dụ: bài tiết thyroglobulin) được bảo tồn.
Ngược lại, ung thư biểu mô tuyến giáp độ cao, biệt hóa kém và thoái biến thường hung hãn hơn và tiết ra ít thyroglobulin hơn.
Khối u tuyến giáp dạng nang không xâm lấn với các đặc điểm hạt giống nhú (trước đây gọi là biến thể nang bọc không xâm lấn của ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú mà không xâm lấn vỏ hoặc mạch máu) hiện được coi là một tổn thương lành tính.
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp biểu hiện dưới dạng các nốt không có triệu chứng được phát hiện tình cờ trong quá trình chẩn đoán hình ảnh hoặc khi khám thực thể.
Rất hiếm khi thấy di căn đến hạch bạch huyết, phổi hoặc xương là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.
Chẩn đoán thường bằng sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ, nhưng có thể bao gồm các xét nghiệm khác trên mẫu sinh thiết bao gồm nhuộm miễn dịch cho xét nghiệm phân tử và protein thyroglobulin hoặc BRAF V600E.
Điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt bằng phẫu thuật cắt bỏ các tổn thương > 1,5 cm, có hoặc không cắt bỏ mô còn sót lại bằng iốt phóng xạ. Các tổn thương nhỏ hơn được điều trị bằng phẫu thuật hoặc theo dõi tích cực.
Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang thường phát triển chậm với thời gian sống thêm toàn bộ tuyệt vời ở thời điểm 5 năm là 98,5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao đối với ung thư tuyến giáp độ cao, biệt hóa kém và thoái biến. Bệnh nhân ung thư biểu mô tủy di căn có thể sống nhiều năm nhưng thường tử vong vì ung thư.

Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20.
Ung thư tuyến giáp
Là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa.
Trong đó: Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt.
Tỷ lệ chữa khỏi nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%.
Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân ung thư tuyến giáp
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Rối loạn hệ miễn dịch:
Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm.
Tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
Nhiễm phóng xạ:
Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Yếu tố di truyền:
Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn:
Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới.
Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp.
Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
Mắc bệnh tuyến giáp:
Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Các yếu tố nguy cơ khác:
Thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì...
Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát.
Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là:
Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt.
Khàn tiếng, khó thở.
Nổi hạch cổ.
Khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể, cần đi khám ngay, khám tổng quát cũng như khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Các bác sĩ khuyến cáo, nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh sớm.
Đối với ung thư tuyến giáp, cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện ung thư tuyến giáp.
UNG THƯ TUYẾN GIÁP GIAI ĐOẠN CUỐI
Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV (còn được xem là giai đoạn cuối) là khi ung thư đã xâm lấn đến cột sống, các mạch máu lớn vùng cổ, ngực, hoặc di căn xa đến các cơ quan khác, hoặc khi ung thư tuyến giáp thuộc thể không biệt hóa.
Đây là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư tuyến giáp và xuất hiện rất nhiều triệu chứng.
Trên thực tế, các triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn và có thể được phát hiện trước khi ung thư tuyến giáp bước vào giai đoạn cuối.
8 dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối phổ biến
Phần lớn K tuyến giáp không biểu hiện triệu chứng khi bệnh còn trong giai đoạn sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư tuyến giáp sẽ tiếp tục phát triển và gây ra các triệu chứng của những dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối bao gồm:
1. Khối u to vùng trước cổ
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở vùng trước cổ, bên dưới sụn giáp (còn gọi là yết hầu hoặc trái cổ) và sụn nhẫn (nằm bên dưới sụn giáp).
Khi khối u còn nhỏ, người bệnh chỉ cảm nhận vùng cổ to hơn hoặc cảm giác chật ở cổ áo hơn trước, hoặc chỉ tình cờ phát hiện khối u khi khám sức khỏe định kỳ.
Nếu không được điều trị, khối u tuyến giáp sẽ to dần gây khó chịu, đau nhức ở vùng cổ. 
Khối ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối thường đã xâm lấn đến các cấu trúc khác ở vùng cổ, có mật độ cứng, ít di động.
2. Hạch cổ
Thông thường, ung thư tuyến giáp di căn đến các hạch ở vùng trước cổ, sau đó lan đến các hạch hai bên cổ, thậm chí có thể di căn đến các hạch ngoài vùng cổ (di căn xa).
Ban đầu, hạch cổ kích thước còn nhỏ, có thể chỉ phát hiện được qua siêu âm hoặc các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Khi ung thư tiến triển, hạch cổ tăng kích thước dần, có thể kết dính thành chùm đôi khi gây biến dạng vùng cổ.
3. Khàn tiếng, mất giọng nói
Khàn tiếng, mất giọng nói là một trong những biểu hiện của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.
Khối u tuyến giáp và các hạch vùng cổ có thể xâm lấn, chèn ép các cấu trúc như thanh quản, thần kinh quặt ngược thanh quản… gây ảnh hưởng đến giọng nói và phát âm của người bệnh.
Đối với ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, giọng nói chỉ bị khàn nhẹ nhưng người bệnh vẫn có thể giao tiếp được.
Nhưng khi ung thư tuyến giáp tiến triển tới giai đoạn cuối thì có thể bị khàn tiếng toàn bộ câu, thậm chí mất tiếng gây cản trở giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
4. Nuốt khó
Các khối u vùng cổ có thể gây chèn ép thực quản khiến người bệnh nuốt khó.
Trong thời gian đầu, người bệnh vẫn có thể ăn được thức ăn đặc, cứng.
Mức độ nuốt khó sẽ tăng dần theo diễn tiến bệnh, khiến người bệnh ăn uống ngày càng khó khăn, cần sử dụng các loại thức ăn mềm, sệt, xay nhuyễn, thậm chí chỉ ăn uống được các loại thực phẩm dạng lỏng.
5. Khó thở, tràn dịch màng phổi
Khi ung thư tuyến giáp di căn phổi, người bệnh có thể khó thở với mức độ tăng dần do các tổn thương di căn phổi gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Tràn dịch màng phổi có thể xuất hiện kèm theo khiến tình trạng khó thở diễn tiến nặng hơn.
Ngoài ra, triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối còn gây khó thở do các khối u vùng cổ chèn ép các cấu trúc như thanh quản, khí quản…
6. Đau xương, gãy xương, yếu liệt tay chân
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn xương khiến người bệnh đau nhức xương tại các vị trí di căn.
Đồng thời, các tế bào ung thư gây hủy xương khiến xương dễ gãy tại các vị trí như xương đùi, xương cánh tay…
Nếu ung thư di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy sống dẫn đến yếu liệt tay chân, mất cảm giác, tiêu tiểu không tự chủ.
7. Vàng da, vàng mắt
Ung thư tuyến giáp di căn gan, tùy theo mức độ tổn thương của gan mà có thể gây ra các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau bụng vùng hạ sườn phải, chán ăn, sụt cân…
8. Đau đầu, nôn ói
Ung thư tuyến giáp hiếm khi di căn não.
Khi tình trạng di căn não xảy ra, tùy thuộc số lượng, vị trí, kích thước tổn thương di căn mà người bệnh biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Ung thư tuyến giáp di căn não có thể khiến người bệnh đau đầu dai dẳng, hoặc buồn nôn, nôn ói do tăng áp lực nội sọ.
Khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh như liệt mặt, co giật, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ…, thậm chí rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê…).
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS: American Cancer Society) , người bệnh ung thư tuyến giáp di căn có tỷ lệ sống sau 5 năm đối với từng loại ung thư như sau:
Thể nhú: 76%.
Thể nang: 64%.
Thể tủy: 38%.
Thể không biệt hóa: 3%.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này nhằm giảm nhẹ các triệu chứng, làm chậm  diễn tiến bệnh ung thư, kéo dài thời gian sống và tối ưu chất lượng sống của người bệnh.
Việc điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối gặp nhiều khó khăn do thể trạng người bệnh thường suy yếu, đồng thời xuất hiện nhiều triệu chứng nặng nề.
Vì vậy, ung thư tuyến giáp cần được chẩn đoán và điều trị triệt để từ giai đoạn sớm nhằm đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Cách điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định các liệu pháp điều trị khi có dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối như sau:
1. Iod phóng xạ
Liệu pháp sử dụng một loại chất đồng vị Iod có thể diệt tế bào tuyến giáp và tế bào ung thư tuyến giáp.
Người bệnh được uống Iod phóng xạ dưới dạng viên thuốc hoặc dung dịch, sau đó được hướng dẫn cách ly tùy thuộc liều thuốc đã sử dụng.
Iod phóng xạ được chỉ định trong các trường hợp ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bao gồm thể nhú, thể nang, tế bào Hurthle.
Ung thư tuyến giáp dạng tủy, dạng không biệt hóa thường không đáp ứng với liệu pháp điều trị này.
2. Liệu pháp nhắm trúng đích (targeted therapy)
Thuốc nhắm trúng đích tiêu diệt tế bào ung thư thông qua các cơ chế tác dụng chuyên biệt, thường có dạng thuốc viên uống.
Liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa khi người bệnh không đáp ứng hoặc không thể điều trị Iod phóng xạ, hoặc có thể được áp dụng đối với ung thư tuyến giáp dạng tủy.
Người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm đột biến gen để xác định phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả của liệu pháp nhắm trúng đích đối với các loại ung thư tuyến giáp vốn có tiên lượng xấu như thể kém biệt hóa, không biệt hóa.
3. Hóa trị (chemotherapy)
Hóa trị là liệu pháp kinh điển trong điều trị ung thư, sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
Các thuốc hóa trị thường được truyền qua tĩnh mạch.
Tuy nhiên, đối với ung thư tuyến giáp, hóa trị ít có vai trò trong điều trị do hiệu quả hạn chế. Hóa trị thường được áp dụng trong ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
4. Liệu pháp miễn dịch (immunotherapy)
Hiện tại liệu pháp miễn dịch chưa được áp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tuyến giáp, có thể được cân nhắc chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng với các liệu pháp điều trị thông thường.
5. Xạ trị
Xạ trị sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X và proton để tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị chủ yếu có vai trò giảm nhẹ triệu chứng do ung thư gây ra như giảm đau, chống chèn ép…
Chăm sóc người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Chăm sóc giảm nhẹ cho những người khi có dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối được sử dụng song song với điều trị đặc hiệu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư và các liệu pháp điều trị đặc hiệu gây ra.
Người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chăm sóc giảm nhẹ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh sau đây:
Người bệnh có khối u kích thước lớn chèn ép đường thở hoặc thực quản, di căn nhiều cơ quan gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức, khó thở, suy kiệt…
Người bệnh lớn tuổi, suy yếu không thể điều trị đặc hiệu (Iod phóng xạ, liệu pháp nhắm trúng đích…).
Người bệnh không đáp ứng với các phác đồ điều trị đặc hiệu, khối u tiếp tục lan rộng và di căn sang các cơ quan khác.
Ngoài ra, sự chăm sóc của người thân có ý nghĩa vô cùng lớn.
Sự chia sẻ, động viên của người thân giúp người bệnh có thêm nghị lực trước tình cảnh bệnh hiểm nghèo, cảm nhận ý nghĩa cuộc sống trong khi đã nhận biết những dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.
 

Danh mục: Bệnh ung thư Từ khóa: