HÓA TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Hóa trị hay “chemo” là liệu pháp điều trị dùng thuốc mạnh mà có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư, nhưng không phải ai bị ung thư cũng sẽ được điều trị bằng hóa trị.
Mục tiêu của hóa trị
Điều trị triệt căn
Hóa trị có thể là phương pháp điều trị với mục đích điều trị khỏi bệnh.
Không phải lúc nào nó cũng có thể “chữa khỏi ung thư”.
Thường phải mất nhiều năm mới biết được liệu bệnh ung thư của một người có thực sự được chữa khỏi hay không.
Kiểm soát
Nếu không thể chữa khỏi hoàn toàn, ung thư có thể được quản lý, kiểm soát như một bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,...).
Thuốc hóa trị sẽ ức chế sự tăng sinh tế bào của khối u, thu nhỏ khối u, do đó tránh được sự xâm lấn và di căn, ngăn chặn ung thư phát triển và lan rộng.
Giảm nhẹ
Khi ung thư ở giai đoạn tiến triển, các tế bào ung thư có thể đã lan rộng ra nhiều vị trí, bộ phận khác nhau của cơ thể và không thể kiểm soát được.
Khi đó, hóa trị có thể được sử dụng với mục đích giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Hóa trị sẽ giúp thu nhỏ khối u, người bệnh sẽ bớt đau đớn và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Hóa trị hoạt động như thế nào?
Hóa trị hoạt động bằng cách gây hại cho các tế bào ung thư và cố gắng tiêu diệt chúng.
Liệu pháp này cũng gây hại hoặc làm hỏng một số tế bào khỏe mạnh bình thường.
Điều này là do hóa trị không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư.
Tuy nhiên, các tế bào bình thường sẽ phục hồi hoặc được thay thế bằng các tế bào mới, khỏe mạnh sau một thời gian.
Liệu pháp điều trị ung thư toàn thân bao gồm hóa trị (tức là hóa trị liệu thông thường hoặc gây độc tế bào), liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn.
Số lượng các liệu pháp điều trị ung thư được chấp thuận đang tăng lên nhanh chóng. Viện ung thư quốc gia duy trì một danh sách cập nhật các loại thuốc dùng để điều trị ung thư.
Danh sách này cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về việc sử dụng của mỗi loại thuốc và các liên kết đến thông tin bổ sung.
Loại thuốc lý tưởng sẽ chỉ nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư và không có tác dụng phụ đối với các tế bào lành.
Mặc dù các loại thuốc hóa trị liệu cũ thường gây độc cho các tế bào bình thường, nhưng những tiến bộ trong di truyền học và sinh học phân tử đã dẫn đến sự phát triển của các loại thuốc chọn lọc hơn.
Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư đều được dùng theo đường toàn thân, thường là tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, nhưng một số được dùng bằng đường uống.
Dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài có thể cần đến các thiết bị tiếp cận được cấy ghép vào tĩnh mạch.
Tình trạng kháng thuốc điều trị ung thư xảy ra khá phổ biến. Cơ chế bao gồm
Sự biểu hiện quá mức của gen đích
Đột biến gen đích
Phát triển các con đường chuyển hóa thuốc thay thế
Tế bào ung thư làm vô hiệu hóa thuốc
Quá trình chết rụng bị đình lại ở tế bào ung thư
Mất các thụ thể hormone
Đối với thuốc hóa trị, một trong những cơ chế kháng thuốc đặc trưng nhất là biểu hiện quá mức gen MDR-1, một chất vận chuyển qua màng tế bào gây ra dòng chảy của một số loại thuốc (ví dụ, alkaloids vinca, taxanes, anthracyclines).
Những nỗ lực thay đổi chức năng MDR1 để ngăn kháng thuốc vẫn chưa thành công.
Hóa trị
Thuốc gây độc tế bào làm hỏng DNA và giết chết nhiều tế bào lành cũng như tế bào ung thư.
Các chất chống chuyển hóa như fluorouracil và methotrexate đặc hiệu cho chu kỳ tế bào và có mối quan hệ đáp ứng-liều phi tuyến tính.
Ngược lại, các loại thuốc khác (ví dụ, các chất liên kết chéo DNA, còn được gọi là các chất alkyl hóa) có mối quan hệ đáp ứng - liều tuyến tính, tiêu diệt nhiều tế bào u hơn ở liều cao.
Ở liều lượng cao, các chất liên kết chéo DNA làm hư hại tủy xương.
Đơn hóa trị liệu có thể có hiệu quả với một số ung thư nhất định (ví dụ như ung thư nguyên bào nuôi, bệnh bạch cầu tế bào tóc).
Phổ biến hơn là các phác đồ đa hóa trị liệu, phối hợp nhiều hóa chất có cơ chế tác động và độc tính khác nhau để tăng hiệu quả, giảm độc tính liên quan tới liều và giảm khả năng kháng thuốc.
Các phác đồ này dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi đáng kể (ví dụ: trong bệnh bạch cầu cấp tính, ung thư tinh hoàn, u lympho Hodgkin, u lympho và ít phổ biến hơn là các khối u rắn như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư vòm họng).
Phác đồ đa hóa trị liệu thường phối hợp các hóa chất nhất định, điều trị lặp lại theo chu kỳ.
Khoảng cách giữa các chu kỳ nên là khoảng thời gian ngắn nhất cho phép các mô lành hồi phục.
Truyền liên tục có thể giúp tăng khả năng diệt tế bào với các thuốc đặc hiệu với chu kỳ tế bào (như fluorouracil).
Đối với mỗi bệnh nhân, cần cân nhắc giữa hiệu quả và độc tính.
Nên đánh giá chức năng của cơ quan nội tạng trước khi cho thuốc có độc tính với một cơ quan.
Cần thay đổi liều lượng hoặc loại trừ một số thuốc nhất định ở những bệnh nhân bị bệnh phổi (ví dụ bleomycin), suy thận (ví dụ, methotrexate), hoặc rối loạn chức năng gan (như taxan) hoặc bệnh tim (daunorubicin, cyclophosphamide).
Mặc dù có các biện pháp phòng ngừa, các phản ứng phụ vẫn thường gặp do hóa trị liệu gây độc tế bào.
Các mô lành thường bị ảnh hưởng nhất là những mô có mức độ phân bào nội tại cao nhất như: tủy xương, nang lông, biểu mô đường tiêu hóa.
Chẩn đoán hình ảnh (ví dụ chụp CT, MRI, PET) thường được thực hiện sau 2 đến 3 đợt điều trị để đánh giá.
Liệu pháp tiếp tục ở những người đáp ứng hoặc những bệnh nhân có bệnh ổn định.
Ở những bệnh nhân có tiến triển ung thư, phác đồ thường được thay đổi hoặc ngừng điều trị.
Thực hiện
Nhiều loại hóa trị được thực hiện dưới dạng truyền qua một ống thông IV được đưa vào tĩnh mạch.
Các loại khác có thể được cho dùng dưới dạng tiêm hoặc thuốc viên.
Hóa trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho một số bệnh ung thư, hoặc đôi khi liệu pháp này có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch.
Hóa trị thường được thực hiện tại phòng khám ngoại trú hoặc trung tâm điều trị.
Đối với một số phương pháp điều trị bằng hóa trị, bệnh nhân có thể phải ở lại bệnh viện trong một hoặc nhiều đêm.
Chỉ một số loại hóa trị có thể được thực hiện tại nhà
Vì việc điều trị cho mỗi người là khác nhau nên mức độ thường xuyên và thời gian điều trị cũng có thể khác nhau.
Hóa trị thường được thực hiện theo chu kỳ.
Điều này có nghĩa là sau khi thực hiện liệu pháp hóa trị, bệnh nhân sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này để cơ thể phục hồi khỏi các tác dụng phụ trước khi thực hiện đợt điều trị tiếp theo.
Ví dụ: hóa trị có thể được thực hiện trong một hoặc nhiều ngày trong vòng một tuần, tiếp theo là một vài tuần nghỉ ngơi.
Số ngày hoặc số tuần trong một chu kỳ có thể là khác nhau và tùy thuộc vào loại hóa trị được thực hiện.
Số chu kỳ hóa trị được thực hiện cũng có thể khác nhau.
Tác dụng của liệu pháp hóa trị ung thư
Điều trị ung thư bằng hóa trị là thuốc theo máu tác động vào các tế bào trên khắp cơ thể.
Dựa trên từng loại, giai đoạn ung thư và thể trạng của từng bệnh nhân mà phương pháp hóa trị ung thư sẽ đặt được hiệu quả cũng như tác dụng phụ khác nhau.
Hóa trị đạt được các tác dụng như:
Chữa khỏi bệnh, điều trị tận gốc (trường hợp này rất hiếm):
Hóa trị có thể tiêu diệt hết các tế bào ung thư trong một số trường hợp như ung thư máu.
Kiểm soát ung thư ở mức ổn định:
Trong đa số trường hợp, hóa trị chỉ có thể làm chậm sự phát triển của u hoặc ngăn ung thư lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Giảm đau hoặc chèn ép:
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư nặng, hóa trị chỉ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u chèn lên các cơ quan lân cận gây đau đớn cho bệnh nhân.
Sau mỗi đợt điều trị, khối u vẫn tiếp tục phát triển.
Tác dụng phụ của hóa trị
Hóa trị gây hại cho một số tế bào khỏe mạnh bình thường, do đó có thể gây ra các tác dụng phụ.
Vì các tác dụng phụ là tùy thuộc vào loại hóa trị nên không phải tất cả những người nhận hóa trị đều sẽ có cùng các phản ứng phụ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong hoặc ngay sau khi thực hiện hóa trị, trong khi những tác dụng phụ khác có thể xảy ra sau vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị.
Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
Buồn nôn hay ói mửa
Rụng tóc
Tiêu chảy hoặc táo bón
Cảm thấy yếu và mệt mỏi
Sốt hoặc ớn lạnh
Số lượng tế bào máu thấp mà có thể gây ra rủi ro bị nhiễm trùng hay chảy máu
Thay đổi khẩu vị hoặc giảm cảm giác thèm ăn
Các vấn đề về da
Đau miệng hoặc lở loét ở miệng
Các vấn đề khác, tùy thuộc vào loại hóa trị
Thoát mạch do hóa trị
Bên cạnh những tác dụng phụ phổ biến như rụng tóc, mệt mỏi, nôn ói,…
Thoát mạch do hóa trị là một biến chứng nguy hiểm mà ít người biết đến, nồng độ thuốc hóa trị cao tại nơi bị thoát mạch có thể gây hoại tử.
Thoát mạch do hóa trị là quá trình hóa chất bị rò rỉ đột ngột ra mô dưới da quanh vị trí tiêm tĩnh mạch hoặc vào trong động mạch.
Triệu chứng này có thể biểu hiện ngay lập tức hoặc sau vài ngày, cũng có thể vài tuần sau khi tiêm truyền hóa trị.
Những đối tượng thường bị thoát mạch do hóa trị đó là:
Người cao tuổi, rối loạn nhận thức, béo phì, da bị tổn thương, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc corticoid.
Đang hóa trị không nên tiêm vaccine
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân đang hóa trị ung thư không nên tiêm vaccine, ngoại trừ tiêm phòng bệnh cúm.
Người bị ung thư có hệ miễn dịch suy yếu nên việc phòng ngừa bệnh cúm định kỳ hàng năm là rất cần thiết.
Một số loại vaccine có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tật nói chung.
Trước khi chích ngừa vaccine, bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đang hóa trị không nên mang thai
Đang trải qua hóa trị mà bệnh nhân ung thư mang thai sẽ rất nguy hiểm, vì thuốc hóa trị làm tổn thương thai nhi, gây dị tật hoặc tác hại khác.
Bệnh nhân nữ ung thư sau khi hóa trị bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và mãn kinh sớm nên giảm khả năng sinh sản hoặc nếu thụ tinh được thì cũng có nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Các tế bào tim bị hỏng và làm suy tim nên quá trình mang thai và chuyển dạ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân ung thư cần sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình hóa trị và trong vòng 6 tháng đầu sau khi hóa trị không mang thai.
Lưu ý cho bệnh nhân hóa trị
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp các vấn đề suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Vệ sinh tay thường xuyên (khi vừa về nhà, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh,...)
Vệ sinh cá nhân hàng ngày (tắm hoặc lau người bằng nước ấm, vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện,...)
Đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sau khi ăn uống
Hạn chế đến những nơi tập trung đông người
Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh có thể lây truyền như: cảm cúm, sởi, thủy đậu,…
Mang găng tay và khẩu trang khi làm vườn hay chăm sóc vật nuôi
Hạn chế làm đứt tay, xước da
Nếu có vết thương trên da, cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết thương, tránh gây nhiễm trùng
Trong quá trình điều trị, thuốc có thể được đào thải qua nước tiểu, phân, nước mắt, mồ hôi và chất nôn người bệnh và gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng không tốt với người tiếp xúc phải.
Bệnh nhân hóa trị cần lưu ý:
Nếu có thể, hãy sử dụng nhà vệ sinh riêng với mọi người trong gia đình
Đậy nắp và xả bồn cầu hai lần sau khi sử dụng
Đậy nắp bồn cầu khi không sử dụng để ngăn thú cưng uống nước.
Luôn rửa tay bằng nước ấm và xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác
Nếu nôn vào bồn cầu, hãy lau sạch tất cả các giọt bắn và xả nước hai lần
Nếu nôn vào chậu, hãy cẩn thận đổ nó vào bồn cầu sau đó xả nước 2 lần và rửa chậu sạch sẽ
Lưu ý với người chăm sóc:
Nên đeo găng tay nếu cần chạm vào bất kỳ chất bài tiết nào của người bệnh, sau đó rửa tay lại bằng nước ấm và xà phòng
Giặt quần áo hoặc ga trải giường có dính dịch bài tiết từ cơ thể người bệnh bằng máy giặt (không nên giặt bằng tay).
Giặt bằng nước ấm với bột giặt thông thường và không giặt chung với quần áo khác.
Nếu bệnh nhân sử dụng tã lót, đồ lót hoặc băng vệ sinh dùng một lần, cần gói chúng vào 2 túi nilon trước khi vứt chung với rác thải thông thường
Hóa trị hay “chemo” là liệu pháp điều trị dùng thuốc mạnh mà có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư, nhưng không phải ai bị ung thư cũng sẽ được điều trị bằng hóa trị.
Mục tiêu của hóa trị
Điều trị triệt căn
Hóa trị có thể là phương pháp điều trị với mục đích điều trị khỏi bệnh.
Không phải lúc nào nó cũng có thể “chữa khỏi ung thư”.
Thường phải mất nhiều năm mới biết được liệu bệnh ung thư của một người có thực sự được chữa khỏi hay không.
Kiểm soát
Nếu không thể chữa khỏi hoàn toàn, ung thư có thể được quản lý, kiểm soát như một bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,...).
Thuốc hóa trị sẽ ức chế sự tăng sinh tế bào của khối u, thu nhỏ khối u, do đó tránh được sự xâm lấn và di căn, ngăn chặn ung thư phát triển và lan rộng.
Giảm nhẹ
Khi ung thư ở giai đoạn tiến triển, các tế bào ung thư có thể đã lan rộng ra nhiều vị trí, bộ phận khác nhau của cơ thể và không thể kiểm soát được.
Khi đó, hóa trị có thể được sử dụng với mục đích giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư gây ra, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Hóa trị sẽ giúp thu nhỏ khối u, người bệnh sẽ bớt đau đớn và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Hóa trị hoạt động như thế nào?
Hóa trị hoạt động bằng cách gây hại cho các tế bào ung thư và cố gắng tiêu diệt chúng.
Liệu pháp này cũng gây hại hoặc làm hỏng một số tế bào khỏe mạnh bình thường.
Điều này là do hóa trị không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư.
Tuy nhiên, các tế bào bình thường sẽ phục hồi hoặc được thay thế bằng các tế bào mới, khỏe mạnh sau một thời gian.
Liệu pháp điều trị ung thư toàn thân bao gồm hóa trị (tức là hóa trị liệu thông thường hoặc gây độc tế bào), liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn.
Số lượng các liệu pháp điều trị ung thư được chấp thuận đang tăng lên nhanh chóng. Viện ung thư quốc gia duy trì một danh sách cập nhật các loại thuốc dùng để điều trị ung thư.
Danh sách này cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về việc sử dụng của mỗi loại thuốc và các liên kết đến thông tin bổ sung.
Loại thuốc lý tưởng sẽ chỉ nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư và không có tác dụng phụ đối với các tế bào lành.
Mặc dù các loại thuốc hóa trị liệu cũ thường gây độc cho các tế bào bình thường, nhưng những tiến bộ trong di truyền học và sinh học phân tử đã dẫn đến sự phát triển của các loại thuốc chọn lọc hơn.
Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư đều được dùng theo đường toàn thân, thường là tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, nhưng một số được dùng bằng đường uống.
Dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài có thể cần đến các thiết bị tiếp cận được cấy ghép vào tĩnh mạch.
Tình trạng kháng thuốc điều trị ung thư xảy ra khá phổ biến. Cơ chế bao gồm
Sự biểu hiện quá mức của gen đích
Đột biến gen đích
Phát triển các con đường chuyển hóa thuốc thay thế
Tế bào ung thư làm vô hiệu hóa thuốc
Quá trình chết rụng bị đình lại ở tế bào ung thư
Mất các thụ thể hormone
Đối với thuốc hóa trị, một trong những cơ chế kháng thuốc đặc trưng nhất là biểu hiện quá mức gen MDR-1, một chất vận chuyển qua màng tế bào gây ra dòng chảy của một số loại thuốc (ví dụ, alkaloids vinca, taxanes, anthracyclines).
Những nỗ lực thay đổi chức năng MDR1 để ngăn kháng thuốc vẫn chưa thành công.
Hóa trị
Thuốc gây độc tế bào làm hỏng DNA và giết chết nhiều tế bào lành cũng như tế bào ung thư.
Các chất chống chuyển hóa như fluorouracil và methotrexate đặc hiệu cho chu kỳ tế bào và có mối quan hệ đáp ứng-liều phi tuyến tính.
Ngược lại, các loại thuốc khác (ví dụ, các chất liên kết chéo DNA, còn được gọi là các chất alkyl hóa) có mối quan hệ đáp ứng - liều tuyến tính, tiêu diệt nhiều tế bào u hơn ở liều cao.
Ở liều lượng cao, các chất liên kết chéo DNA làm hư hại tủy xương.
Đơn hóa trị liệu có thể có hiệu quả với một số ung thư nhất định (ví dụ như ung thư nguyên bào nuôi, bệnh bạch cầu tế bào tóc).
Phổ biến hơn là các phác đồ đa hóa trị liệu, phối hợp nhiều hóa chất có cơ chế tác động và độc tính khác nhau để tăng hiệu quả, giảm độc tính liên quan tới liều và giảm khả năng kháng thuốc.
Các phác đồ này dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi đáng kể (ví dụ: trong bệnh bạch cầu cấp tính, ung thư tinh hoàn, u lympho Hodgkin, u lympho và ít phổ biến hơn là các khối u rắn như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư vòm họng).
Phác đồ đa hóa trị liệu thường phối hợp các hóa chất nhất định, điều trị lặp lại theo chu kỳ.
Khoảng cách giữa các chu kỳ nên là khoảng thời gian ngắn nhất cho phép các mô lành hồi phục.
Truyền liên tục có thể giúp tăng khả năng diệt tế bào với các thuốc đặc hiệu với chu kỳ tế bào (như fluorouracil).
Đối với mỗi bệnh nhân, cần cân nhắc giữa hiệu quả và độc tính.
Nên đánh giá chức năng của cơ quan nội tạng trước khi cho thuốc có độc tính với một cơ quan.
Cần thay đổi liều lượng hoặc loại trừ một số thuốc nhất định ở những bệnh nhân bị bệnh phổi (ví dụ bleomycin), suy thận (ví dụ, methotrexate), hoặc rối loạn chức năng gan (như taxan) hoặc bệnh tim (daunorubicin, cyclophosphamide).
Mặc dù có các biện pháp phòng ngừa, các phản ứng phụ vẫn thường gặp do hóa trị liệu gây độc tế bào.
Các mô lành thường bị ảnh hưởng nhất là những mô có mức độ phân bào nội tại cao nhất như: tủy xương, nang lông, biểu mô đường tiêu hóa.
Chẩn đoán hình ảnh (ví dụ chụp CT, MRI, PET) thường được thực hiện sau 2 đến 3 đợt điều trị để đánh giá.
Liệu pháp tiếp tục ở những người đáp ứng hoặc những bệnh nhân có bệnh ổn định.
Ở những bệnh nhân có tiến triển ung thư, phác đồ thường được thay đổi hoặc ngừng điều trị.
Thực hiện
Nhiều loại hóa trị được thực hiện dưới dạng truyền qua một ống thông IV được đưa vào tĩnh mạch.
Các loại khác có thể được cho dùng dưới dạng tiêm hoặc thuốc viên.
Hóa trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho một số bệnh ung thư, hoặc đôi khi liệu pháp này có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch.
Hóa trị thường được thực hiện tại phòng khám ngoại trú hoặc trung tâm điều trị.
Đối với một số phương pháp điều trị bằng hóa trị, bệnh nhân có thể phải ở lại bệnh viện trong một hoặc nhiều đêm.
Chỉ một số loại hóa trị có thể được thực hiện tại nhà
Vì việc điều trị cho mỗi người là khác nhau nên mức độ thường xuyên và thời gian điều trị cũng có thể khác nhau.
Hóa trị thường được thực hiện theo chu kỳ.
Điều này có nghĩa là sau khi thực hiện liệu pháp hóa trị, bệnh nhân sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Khoảng thời gian nghỉ ngơi này để cơ thể phục hồi khỏi các tác dụng phụ trước khi thực hiện đợt điều trị tiếp theo.
Ví dụ: hóa trị có thể được thực hiện trong một hoặc nhiều ngày trong vòng một tuần, tiếp theo là một vài tuần nghỉ ngơi.
Số ngày hoặc số tuần trong một chu kỳ có thể là khác nhau và tùy thuộc vào loại hóa trị được thực hiện.
Số chu kỳ hóa trị được thực hiện cũng có thể khác nhau.
Tác dụng của liệu pháp hóa trị ung thư
Điều trị ung thư bằng hóa trị là thuốc theo máu tác động vào các tế bào trên khắp cơ thể.
Dựa trên từng loại, giai đoạn ung thư và thể trạng của từng bệnh nhân mà phương pháp hóa trị ung thư sẽ đặt được hiệu quả cũng như tác dụng phụ khác nhau.
Hóa trị đạt được các tác dụng như:
Chữa khỏi bệnh, điều trị tận gốc (trường hợp này rất hiếm):
Hóa trị có thể tiêu diệt hết các tế bào ung thư trong một số trường hợp như ung thư máu.
Kiểm soát ung thư ở mức ổn định:
Trong đa số trường hợp, hóa trị chỉ có thể làm chậm sự phát triển của u hoặc ngăn ung thư lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Giảm đau hoặc chèn ép:
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư nặng, hóa trị chỉ có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u chèn lên các cơ quan lân cận gây đau đớn cho bệnh nhân.
Sau mỗi đợt điều trị, khối u vẫn tiếp tục phát triển.
Tác dụng phụ của hóa trị
Hóa trị gây hại cho một số tế bào khỏe mạnh bình thường, do đó có thể gây ra các tác dụng phụ.
Vì các tác dụng phụ là tùy thuộc vào loại hóa trị nên không phải tất cả những người nhận hóa trị đều sẽ có cùng các phản ứng phụ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong hoặc ngay sau khi thực hiện hóa trị, trong khi những tác dụng phụ khác có thể xảy ra sau vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị.
Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
Buồn nôn hay ói mửa
Rụng tóc
Tiêu chảy hoặc táo bón
Cảm thấy yếu và mệt mỏi
Sốt hoặc ớn lạnh
Số lượng tế bào máu thấp mà có thể gây ra rủi ro bị nhiễm trùng hay chảy máu
Thay đổi khẩu vị hoặc giảm cảm giác thèm ăn
Các vấn đề về da
Đau miệng hoặc lở loét ở miệng
Các vấn đề khác, tùy thuộc vào loại hóa trị
Thoát mạch do hóa trị
Bên cạnh những tác dụng phụ phổ biến như rụng tóc, mệt mỏi, nôn ói,…
Thoát mạch do hóa trị là một biến chứng nguy hiểm mà ít người biết đến, nồng độ thuốc hóa trị cao tại nơi bị thoát mạch có thể gây hoại tử.
Thoát mạch do hóa trị là quá trình hóa chất bị rò rỉ đột ngột ra mô dưới da quanh vị trí tiêm tĩnh mạch hoặc vào trong động mạch.
Triệu chứng này có thể biểu hiện ngay lập tức hoặc sau vài ngày, cũng có thể vài tuần sau khi tiêm truyền hóa trị.
Những đối tượng thường bị thoát mạch do hóa trị đó là:
Người cao tuổi, rối loạn nhận thức, béo phì, da bị tổn thương, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc corticoid.
Đang hóa trị không nên tiêm vaccine
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân đang hóa trị ung thư không nên tiêm vaccine, ngoại trừ tiêm phòng bệnh cúm.
Người bị ung thư có hệ miễn dịch suy yếu nên việc phòng ngừa bệnh cúm định kỳ hàng năm là rất cần thiết.
Một số loại vaccine có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tật nói chung.
Trước khi chích ngừa vaccine, bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đang hóa trị không nên mang thai
Đang trải qua hóa trị mà bệnh nhân ung thư mang thai sẽ rất nguy hiểm, vì thuốc hóa trị làm tổn thương thai nhi, gây dị tật hoặc tác hại khác.
Bệnh nhân nữ ung thư sau khi hóa trị bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và mãn kinh sớm nên giảm khả năng sinh sản hoặc nếu thụ tinh được thì cũng có nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Các tế bào tim bị hỏng và làm suy tim nên quá trình mang thai và chuyển dạ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân ung thư cần sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình hóa trị và trong vòng 6 tháng đầu sau khi hóa trị không mang thai.
Lưu ý cho bệnh nhân hóa trị
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp các vấn đề suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Vệ sinh tay thường xuyên (khi vừa về nhà, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh,...)
Vệ sinh cá nhân hàng ngày (tắm hoặc lau người bằng nước ấm, vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện,...)
Đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sau khi ăn uống
Hạn chế đến những nơi tập trung đông người
Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh có thể lây truyền như: cảm cúm, sởi, thủy đậu,…
Mang găng tay và khẩu trang khi làm vườn hay chăm sóc vật nuôi
Hạn chế làm đứt tay, xước da
Nếu có vết thương trên da, cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết thương, tránh gây nhiễm trùng
Trong quá trình điều trị, thuốc có thể được đào thải qua nước tiểu, phân, nước mắt, mồ hôi và chất nôn người bệnh và gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng không tốt với người tiếp xúc phải.
Bệnh nhân hóa trị cần lưu ý:
Nếu có thể, hãy sử dụng nhà vệ sinh riêng với mọi người trong gia đình
Đậy nắp và xả bồn cầu hai lần sau khi sử dụng
Đậy nắp bồn cầu khi không sử dụng để ngăn thú cưng uống nước.
Luôn rửa tay bằng nước ấm và xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác
Nếu nôn vào bồn cầu, hãy lau sạch tất cả các giọt bắn và xả nước hai lần
Nếu nôn vào chậu, hãy cẩn thận đổ nó vào bồn cầu sau đó xả nước 2 lần và rửa chậu sạch sẽ
Lưu ý với người chăm sóc:
Nên đeo găng tay nếu cần chạm vào bất kỳ chất bài tiết nào của người bệnh, sau đó rửa tay lại bằng nước ấm và xà phòng
Giặt quần áo hoặc ga trải giường có dính dịch bài tiết từ cơ thể người bệnh bằng máy giặt (không nên giặt bằng tay).
Giặt bằng nước ấm với bột giặt thông thường và không giặt chung với quần áo khác.
Nếu bệnh nhân sử dụng tã lót, đồ lót hoặc băng vệ sinh dùng một lần, cần gói chúng vào 2 túi nilon trước khi vứt chung với rác thải thông thường
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Thuốc điều trị
Từ khóa:
Hóa trị điều trị ung thư
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.