Thuốc giảm đau chống viêm

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

THUỐC GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM

THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG STEROID
Hơn 20 loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác nhau được sử dụng tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.
Những thuốc này được sử dụng với tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm cho nhiều bệnh lý.
Lựa chọn một NSAID cho bệnh nhân phụ thuộc vào một số yếu tố như đáp ứng của bệnh nhân, dung nạp, bệnh mắc kèm,…... 
Đáp ứng của bệnh nhân với các NSAID là khác nhau.
Thời gian sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố bất lợi như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, độc tính trên gan, bệnh lý tim mạch.
Các thuốc NSAID được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm sử dụng không cần kê đơn (over-the-counter - OTC) và nhóm sử dụng cần được kê đơn.
Các chế phẩm thuộc nhóm OTC có hàm lượng hoạt chất thấp hơn chế phẩm cần kê đơn. 
Tất cả các thuốc trong 2 nhóm đều được khuyến cáo sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tác dụng bất lợi.
Khuyến cáo về thời gian điều trị tối đa khác biệt giữa hai nhóm:
Nhóm NSAID sử dụng không cần kê đơn:
- Để hạ sốt:
Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) và Tờ thông tin sản phẩm (SPC) của các thuốc lưu hành tại Hoa Kỳ đều khuyến cáo không nên sử dụng quá 3 ngày [1].
- Để giảm đau:
ANSM khuyến cáo không sử dụng thuốc quá 5 ngày, SPC các thuốc tại Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng quá 10 ngày [1]
Nhóm NSAID cần kê đơn trước khi sử dụng: 
Tờ thông tin sản phẩm của thuốc NSAID có đề cập đến thời gian sử dụng, tuy nhiên, không có khuyến cáo cụ thể về thời gian sử dụng tối đa.
Ví dụ, đối với ibuprofen, đáp ứng lâm sàng khi sử dụng viên nén ibuprofen trong trường hợp mạn tính được ghi nhận sau vài ngày đến 1 tuần, thường trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc.
Đối với diclofenac, thời gian sử dụng thuốc ghi nhận trong một nghiên cứu hồi cứu bệnh – chứng tại Châu Âu có thể lên đến hơn 90 ngày.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra thời gian sử dụng diclofenac kéo dài là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương gan liên quan đến thuốc.
Bảng 1: Khuyến cáo liều dùng và thời gian sử dụng một số thuốc NSAIDs ở người lớn
STT Hoạt chất Tên thuốc Chỉ định Đường dùng Liều thường dùng Liều dùng, thời gian dùng tối đa
1 Aceclofenac
 
Aceclonac 100mg, Clanzacr 200mg Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp Uống 100mg/lần x 2 lần/ngày  
2 Celecoxib
 
Celebrex 200mg, Cofidec 200mg, Devitoc 200mg Viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp Uống 200 mg/ngày chia 1-2 lần 400 mg/ngày
Viêm khớp dạng thấp
 
Uống 100–200 mg/ngày chia 2 lần 400 mg/ngày
Đau cấp tính Uống 400 mg/lần/ngày điều trị đầu tiên, sau đó dùng liều 100-200 mg/ngày (nếu cần) 400 mg/ngày
Thời gian sử dụng tối đa: 1 tuần
Đa polyp gia đình Uống 400 mg/ ngày chia 2 lần  
3 Dexibuprofen Amrfen 400mg, Anyfen 300mg Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm cấp như: đau lưng, đau răng, đau sau phẫu thuật… Uống 600mg-900mg/ngày chia 2-3 lần 1200mg/ngày
4 Diclofenac diethylamin Voltaren Emulgel Gel 1% Đau xương, khớp cấp tính Dùng ngoài 2–4 g/ngày chia 2-3 lần Thời gian sử dụng tối đa: 1 tuần
5 Diclofenac natri Voltaren 50mg Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp Uống, viên bao tan trong ruột Khởi đầu: 75 mg/ngày chia 3 lần 100 mg/ngày
Để hạn chế nguy cơ xảy ra biến cố bất lợi trên tim mạch sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể
Voltaren SR 75mg Uống, viên giải phóng chậm Điều trị duy trì: 75 - 100 mg/ngày uống buổi sáng hoặc buổi tối
 
 
Voltaren Suppo 100mg, Bunchen 100mg, Elaria 100mg, Clofenac 100mg Viên đặt trực tràng 50-100 mg/ngày  
6 Etoricoxib Arcoxia 60mg, Arcoxia 90mg, Roticox 30mg, Roticox 90mg, Savi Etoricoxib 30mg, Arcoxia 120mg, Atocib 120mg, Atocib 60mg, Eraxicox 60mg, Magrax 90mg Thoái hóa khớp Uống 30 - 60mg/ngày  
Viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống dính khớp Uống 60 – 90mg/ngày
 
 
Viêm khớp thống phong cấp tính, đau cấp tính và đau bụng nguyên phát Uống 120mg/ngày Tối đa 8 ngày
 
Đau sau PT nha khoa Uống 90mg/ngày
 
Tối đa 3 ngày
7 Etodolac Tamunix 300mg, Betadolac 300mg, Bizuca 300mg, Hasadolac 300mg Viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp Uống 200–300 mg x 2 lần/ngày, nếu dung nạp dùng 400-600mg/lần/ngày buổi tối 1000 mg/ngày
8 Ibuprofen + codein Antarene Codein 200mg + 30mg Giảm đau Uống 1-2 viên tùy theo mức độ đau, sau đó dùng 1 viên mỗi 4-6h 6 viên/ngày
9 Ibuprofen Antarene 200mg, Trifene 200mg, Antarene 100mg Giảm đau, hạ sốt
 
Uống
 
Không kê đơn: 200–400 mg mỗi 4 giờ (nếu cần) 1200 mg/ngày
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp Uống 1200mg/ngày 2400 mg/ngàya
10 Loxoprofen Loxorox 60mg, Japrolox 60mg Viêm khớp dạng thấp mạn tính, viêm khớp xương, đau thắt lưng, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ-vai-cánh tay, sau phẫu thuật, chấn thương, nhổ răng Uống 1 viên x 3 lần/ngày, nếu dùng liều đơn: 1-2 viên x 1 lần/ngày  
Hạ sốt & giảm đau trong viêm đường hô hấp trên cấp Uống
 
1 viên x 2-3 lần/ngày
 
 
11 Ketoprofen
 
Fastum Gel 2,5% 30g Đau xương khớp hay đau cơ do thấp khớp hay đau có nguồn gốc chấn thương: chấn thương, trật khớp, thâm tím, cứng cổ, đau lưng Dùng ngoài Bôi 1-2 lần/ngày  
12 Meloxicam Mobic 7,5mg; Meloxicam-Teva 7,5mg; Meloxicam-Teva 15mg; Trosicam 15mg; Trosicam 7,5mg Viêm xương khớp Uống
 
Liều khởi đầu 7,5 mg/ngày
Liều duy trì thông thường 7,5-15 mg/lần/ngày
15 mg/ngày
Viêm khớp dạng thấp
 
Uống Liều khởi đầu 15 mg (7,5 mg trường hợp nguy cơ gặp ADR cao)
Liều duy trì thông thường 7,5-15 mg/lần/ngày
 
13 Naproxen
 
Propain 500mg, Amegesic 200mg; Nadaxena 250mg; Nadaxena 500mg Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp Uống 500–1000 mg/ngày
 
1000 mg/ngày, giới hạn sử dụng liều 1500 mg/ngày trong thời gian ngắn
Tình trạng đau khác Uống 500 mg liều khởi đầu, sau đó 250 mg mỗi 6-8 giờ 1250 mg/ngày ngày đầu tiên, 1000 mg các ngày tiếp theo
Gout cấp Uống
 
750 mg liều khởi đầu, sau đó 250 mg mỗi 8 giờ 1000 mg/ngày
Đau bụng kinh Uống 500 mg liều khởi đầu, sau đó 250 mg (viên giải phóng ngay) mỗi 6-8 giờ, hoặc 500 mg/lần x 3 lần/ngày (nếu cần) 1000 mg/ngày, giới hạn sử dụng liều 1250 mg/ngày trong thời gian ngắn
14 Nefopam Nefolin 30mg Ðau cấp & mạn tính, đau sau phẫu thuật, nhức răng, đau cơ-xương, đau do chấn thương & đau trong ung thư Uống
 
1 viên/lần x 3 - 4 lần/ngày; Ðau trầm trọng có thể dùng đơn liều 90 mg 300mg/ngày
15 Piroxicam
 
Pimoint 20mg, Brexin 20mg, Hotemin 20mg Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp
 
Uống hoặc đặt trực tràng 10–20 mg/ngày chia 1-2 lần 20 mg/ngày
 
16 Tenoxicam Bart 20mg Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp Uống 10–20 mg/lần/ngày 20 mg/ngày

Bảng 2: Khuyến cáo liều dùng và thời gian sử dụng một số thuốc NSAIDs ở trẻ em
STT Hoạt chất Chỉ định Liều lượng thông thường Liều tối đa và khuyến cáo
1 Ibuprofen, chế phẩm OTC Giảm đau, hạ sốt 5–10 mg/kg mỗi 6-8 giờ (nếu cần) Liều tối đa: 40 mg/kg/ngày
Thời gian sử dụng tối đa 3 ngày để hạ sốt, và 5 ngày để giảm đau
2 Naproxen Viêm khớp dạng thấp thiếu niên Uống: 10 mg/kg/ngày chia 2 lần  
3 Naproxen natri Đau đầu ở trẻ em Uống: 5–7/mg/kg/liều mỗi 8-12 giờ ở trẻ > 2 tuổi  

Như vậy, thời gian sử dụng tối đa của các thuốc NSAID tùy thuộc vào hoạt chất, dạng bào chế, chỉ định, liều lượng, đối tượng sử dụng.
Cân nhắc thời gian sử dụng thuốc tối đa với từng trường hợp lâm sàng cụ thể theo khuyến cáo từ các tài liệu thông tin thuốc cập nhật.
Tài liệu tham khảo
ANSM (2019): “Bon usage du paracétamol et des anti-inflammatoires non stéroïdiens (AINS) : l’ANSM veut renforcer le rôle de conseil du pharmacien”.
Tờ thông tin sản phẩm, emc

TIP
HIỂU VỀ THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG CHỨA STEROID

1. Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc kháng viêm không chứa steroid là loại thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm, có hoặc không có hạ sốt, không có steroid trong cấu trúc (khác với nhóm kháng viêm corticosteroid có tác dụng phụ giữ muối,nước).
Một số thuốc kháng viêm không steroid thường gặp là aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen...

2. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt chống kết tập tiểu cầu. Tùy theo từng loại thuốc mà mức độ của các tác dụng này sẽ biểu hiện ít hoặc nhiều. Cơ chế:
Hạ sốt:
Tăng quá trình thải nhiệt, lập lại thăng bằng cho trung tâm nhiệt ở vùng dưới đồi, giúp hạ thân nhiệt.
Giảm đau:
Ức chế sinh tổng hợp PGF2 alpha, làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau như histamin, serotonin...
Giúp người bệnh giảm đau, dùng trong các đau nhẹ và vừa như đau răng, đau đầu, đau khớp, không có tác dụng giảm đau mạnh như nhóm giảm đau opoid (morphin).
Chống viêm:
Ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin thông qua ức chế enzym cyclooxygenase.
Còn có tác dụng ức chế các kinin- chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.
NSAID giúp làm bền vững màng lysosome của đại thực bào, giúp giải phóng các enzym tiêu thể và các ion superoxyd dẫn đến giảm quá trình viêm.
Chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu:
Ức chế enzym thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 là chất làm đông vón tiểu cầu.
Ở liều cao thì thuốc lại lại làm tăng kết tập tiểu cầu và tăng đông máu.

3. Nguy cơ biến chứng khi dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng như ban da, mề đay, khó thở.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid lâu dài có thể gây ra loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp hoặc suy thận.
Do tác dụng ức chế ngưng tiểu cầu cầu của thuốc nên thuốc có thể gây độc tế bào, giảm bạch cầu, suy tủy, gây nên tình trạng rối loạn đông máu.
Thuốc NSAID ức chế chuyên biệt COX-2 như celecoxib ít tác dụng phụ trên dạ dày, thận thì lại có thể làm tăng các biến cố về tim mạch đối với những đối tượng có tiền sử bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tiền sử bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
Nếu người dùng sử dụng thuốc quá liều, hoặc dùng không đúng liều lượng, thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: ù tai, điếc, say thuốc, rối loạn máu, mất chức năng gan, viêm loét dạ dày - tá tràng.
Cần lưu ý không kết hợp các thuốc kháng viêm không steroid với nhau vì chúng không làm tăng hiệu quả chữa bệnh mà chỉ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

4. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc được chỉ định trong:
Bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng...
Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thể...)
Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh tọa...
Các bệnh lý phần mềm do thấp như viêm khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay...

Chống chỉ định tuyệt đối đối với những bệnh nhân sau:
Người bệnh mắc bệnh lý chảy máu không kiểm soát
Có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc
Tình trạng loét dạ dày
Suy gan mức độ nặng
Suy thận,
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.
Người bệnh cần tuyệt đối dùng thuốc đúng liều đúng lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý tăng liều lượng, không vượt liều tối đa.


THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để giảm đau, giảm viêm và hạ sốt.
Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn enzym cyclooxygenase (COX) và được chia thành các nhóm nhỏ với các loại thuốc khác nhau bao gồm:
Nhóm thuốc Salicylic:
Nổi bật là thuốc Aspirin.
Aspirin không chỉ giúp hạ sốt, giảm đau và kháng viêm mà còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu.
Thuốc cũng thường được sử dụng để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tai biến mạch máu não.
Nhóm thuốc Propionic:
Bao gồm các loại thuốc như Ibuprofen và Diclofenac.
Đây là một trong những NSAID phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm nhiễm và hạ sốt.
Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp viêm xương khớp dạng thấp ở người trẻ tuổi.
Các tác dụng giảm đau và kháng viêm của Ibuprofen thường xuất hiện sau vài ngày điều trị và mạnh hơn so với Aspirin. 
Nhóm thuốc Oxicam:
Đại diện bởi thuốc Piroxicam.
Ngoài các tác dụng chung của thuốc kháng viêm, loại thuốc này còn có khả năng ngăn chặn các trường hợp viêm nhiễm ở xương như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp hoặc chấn thương do hoạt động thể thao.
Piroxicam cũng có tác dụng trong điều trị bệnh gout cấp tính và trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Nhóm NSAID có chọn lọc COX-2: 
Bao gồm các loại thuốc như Meloxicam, Celecoxib và Etoricoxib.
Nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm.
Thường được chỉ định để điều trị viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp và bệnh gout.
Các NSAID này không ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, do đó, thuốc phù hợp với bệnh nhân có vấn đề về gan, thận và dạ dày.

THUỐC KHÁNG VIÊM CHỨA STEROID
Đây là loại thuốc chứa hormone corticosteroid, một loại hormone tự nhiên do tuyến thượng thận sản xuất.
Corticosteroid hoạt động bằng cách giảm sự phát triển của tế bào miễn dịch, giảm viêm tức thời và ức chế hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi hoặc dung dịch uống.
Các nhóm thuốc chống viêm chứa steroid phổ biến bao gồm:
Prednisolon:
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế chức năng của các tế bào và giảm số lượng lympho.
Prednisolon thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm xương khớp, bệnh Lupus ban đỏ toàn thân, hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm động mạch thái dương và điều trị các bệnh lý ung thư giai đoạn cuối như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Methylprednisolon:
Methylprednisolon thường được chỉ định trong điều trị các bệnh viêm xương khớp, bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét đại tràng mạn, các bệnh dị ứng nặng và sốc phản vệ.
Methylprednisolon cũng được sử dụng trong điều trị đặc hiệu hội chứng thận hư nguyên phát.
Fluticasone:
Đây là một corticosteroid hấp thụ nội tiết được sử dụng trong điều trị các tình trạng liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi và hen suyễn.
Hydrocortisone:
Hydrocortisone là một corticosteroid có tác dụng chống viêm và chống dị ứng thường được sử dụng trong các vấn đề da liễu như eczema hoặc viêm da dị ứng.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG CHỨA STEROID
Thuốc kháng viêm không chứa steroid thường được chỉ định trong các tình trạng sau:
Viêm xương khớp.
Bệnh hệ thống.
Thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống.
Viêm hoặc loét dạ dày.
Sốt.
Đau đầu, đau răng, đau sau phẫu thuật nhẹ.
Bệnh lý phần mềm dạng thấp.
Chống chỉ định:
Dị ứng hoặc phản ứng với NSAID.
Bệnh máu khó đông.
Viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
Tình trạng gan hoặc thận nặng.
Huyết áp cao hoặc tình trạng tim mạch nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối. 
Phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm, bao gồm cả thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc kháng viêm có steroid, có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Thuốc kháng viêm không steroid:
Gây viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.
Đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau bụng nặng, phân đen hoặc có máu trong phân.
Ợ nóng hoặc buồn nôn.
Suy thận.
Tăng huyết áp.
Dị ứng và phản ứng trên da như ngứa hoặc sưng mặt.
Mệt mỏi và chán nản.
Sốt.
Giảm bạch cầu, suy tủy và gây ra tình trạng rối loạn đông máu.
Thuốc kháng viêm có steroid:
Tăng cân.
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Dị ứng và phản ứng miễn dịch.
Rối loạn lo âu hoặc chứng loạn tâm thần.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, ù tai,…
Tương tác thuốc
Warfarin và Anticoagulants (thuốc chống đông máu):
Thuốc chống viêm không steroid có thể tăng cường tác dụng của warfarin dẫn đến tình trạng chảy máu quá nhiều.
Cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch): 
Kết hợp thuốc chống viêm với Cyclosporine có thể dẫn đến tổn thương thận.
Lithium (thuốc chống loạn thần): 
Sử dụng NSAID cùng với lithium có thể tạo điều kiện để tích tụ lithium gây nguy hiểm trong cơ thể.
Aspirin liều thấp:
Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn cùng với aspirin liều thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
ACE Inhibitors và ARBs:
Sử dụng NSAID cùng với các loại thuốc ức chế Enzyme chuyển angiotensin (ACE) làm giảm việc kiểm soát huyết áp.
Methotrexate (thuốc điều trị viêm khớp và bệnh miễn dịch):
Kết hợp NSAID và methotrexate có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đối với gan và thận.
Corticosteroids (thuốc giảm đau kháng viêm): 
Sử dụng NSAID cùng với corticosteroids tăng nguy cơ viêm tá tràng và loét dạ dày.
Diuretics (thuốc lợi tiểu) : 
Sử dụng NSAID cùng với thuốc lợi tiểu gây tăng nguy cơ tổn thương thận và làm tăng huyết áp.
Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (thuốc ức chế tái hấp thụ): 
Khi sử dụng chung với NSAID có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu trong hệ tiêu hóa.

Lưu ý khi dùng thuốc chống viêm
Nếu cảm thấy thuốc không hiệu quả hoặc có tác dụng phụ không mong muốn, cần thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi phương pháp điều trị.
Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.
Một số thuốc có thể tương tác với thực phẩm hoặc cồn. 
Không nên sử dụng thuốc chống viêm nếu không cần thiết hoặc không được chỉ định bởi bác sĩ.
Ibuprofen (Advil, Motrin, Midol) là loại thuốc chống viêm không kê đơn duy nhất được chấp thuận sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. 
Naproxen (Aleve, Naprosyn) được khuyên sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Trẻ em dưới 17 tuổi khi mắc thủy đậu hoặc cúm nên tránh sử dụng aspirin và các sản phẩm chứa aspirin.
Liều dùng cho trẻ em thường dựa trên cân nặng của trẻ thay vì độ tuổi.