Bệnh ung thư dạ dày

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày (stomach cancer hay gastric cancer) là sự phát triển bất thường của các mô trong dạ dày.
Ung thư dạ dày thường bắt đầu từ các tế bào nằm trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày.
Các tế bào ung thư có thể tạo thành một u hoặc loét (đau) trong dạ dày hoặc lan qua thành dạ dày.
Theo nghiên cứu báo cáo năm 2018 của Tổ Chức Ung Thư Quốc Tế (Globocan) tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới 11.161 ca mắc mới (12,3%), nữ giới 6.366 ca mắc mới (8,6%).
Những giai đoạn của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm (giai đoạn đầu) – xuất hiện các tế bào không khỏe mạnh trên niêm mạc dạ dày và có thể biến chuyển thành các tế bào ung thư.
Giai đoạn I: Có thể xuất hiện khối u trong niêm mạc dạ dày, có thể di căn sang cách hạch bạch huyết.
Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã lan sâu hơn vào lớp của dạ dày, có thể vào các hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư có thể đã xuất hiện ở tất cả các lớp của dạ dày cũng như các cơ quan lân cận như lá lách, ruột kết. Nghiêm trọng hơn là có thể đã đi sâu vào cách hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối – Các tế bào ung thư đã di căn xa và rộng đến các cơ quan như não, phổi, v.v, cơ hội chữa trị là rất thấp.
Triệu chứng của ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng.
Khi ung thư phát triển, các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau bụng kinh niên
Chán ăn
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đau dạ dày (khó tiêu), bao gồm trào ngược axít hoặc viêm dạ dày. Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư dạ dày bao gồm:
Thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu)
Đi ngoài phân đen, là dấu hiệu của xuất huyết
Nôn
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Những người bị ung thư dạ dày thường bị nhiễm H. Pylori (một loại vi khuẩn).
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Nhưng không phải ai bị nhiễm vi khuẩn này cũng sẽ bị ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày phổ biến ở Đông Á hơn các nước phương Tây.
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày.
Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tình trạng kinh tế xã hội: người ở mức kinh tế thấp có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng thân vị cao gấp 2 lần. Tuy nhiên những người có mức kinh tế cao lại có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng tâm vị cao hơn.
Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
Nhóm máu: Người nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu còn lại.
Có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó: bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao nhất sau 15-20 năm.
Di truyền:  liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp...
Đột biến gen CDH1 đã được chứng minh liên quan đến ung thư dạ dày.
CDH1 là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư.
Nguy cơ mắc bệnh nếu:
Trên 50 tuổi
Ăn nhiều thực phẩm hun khói, cá thịt muối và thực phẩm muối chua.
Ăn trái cây và rau quả giàu vitamin A và C làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Có thành viên gia đình mắc ung thư dạ dày
Bị thiếu máu ác tính, làm cản trở việc hấp thụ đủ vitamin B12
Bị viêm dạ dày mạn, viêm (sưng) dạ dày trong thời gian dài
Hút thuốc lá
Tầm soát ung thư dạ dày:
Trên các đối tượng nguy cơ bao gồm nội soi thực quản dạ dày tá tràng và xét nghiệm chất chỉ điểm u CEA, CA 72-4, CA 19-9. Nếu thấy bất thường sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác.
Nội soi dạ dày: Đưa ống soi vào dạ dày qua thực quản giúp quan sát trực tiếp tổn thương và các tính chất: vị trí, kích thước, hình dạng, mức độ xâm lấn. Tiến hành bấm sinh thiết các tổn thương để làm giải phẫu bệnh.
Xét nghiệm chất chỉ điểm u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
Chẩn đoán ung thư dạ dày .
Việc chẩn đoán ung thư dạ dày chủ yếu dựa trên 3 phương pháp chính:
Nội soi dạ dày: Bác sĩ tiến hành quan sát dạ dày bằng hệ thống nội soi hiện đại để phát hiện các tổn thương có thể là dấu hiệu của ung thư.
Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một phần mô tại khu vực nghi ngờ, sau đó tiến hành quan sát tại phòng thí nghiệm để chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp X-Quang nhằm tạo lại hình ảnh trong cơ thể để nhận định mức độ tổn thương.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày:
Nội soi dạ dày ống mềm bấm sinh thiết: phương pháp tốt chẩn đoán ung thư dạ dày.
Siêu âm nội soi dạ dày: giúp đánh giá mức độ xâm lấn u và di căn hạch khu vực.
Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ xâm lấn xung quanh, phát hiện các di căn hạch và di căn xa.
Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch và các tạng khác.
Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
Điều trị ung thư dạ dày
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày bao gồm:
Phẫu thuật hoặc cắt bỏ 1 phân hoặc để giảm các biến chứng từ u nếu bệnh ở giai đoạn muộn
Hóa trị, đôi khi đi kèm xạ trị sau phẫu thuật, hoặc để giảm triệu chứng nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật
Xạ trị (tia X năng lượng cao), đôi khi đi kèm hóa trị, để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật
Liệu pháp nhắm đích để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư
Điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh kèm theo, thể trạng bệnh nhân.
Có các phương pháp điều trị sau: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch. Trong đó phẫu thuật là phương pháp chủ yếu và quan trọng nhất. Các phương pháp khác được cân nhắc phối hợp trong điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hoặc tân bổ trước trước phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày:
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có thể điều trị bằng kỹ thuật nội soi EMR, ESD. Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ dạ dày tùy vào giai đoạn bệnh.
Hóa trị: sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Hóa chất có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.
Xạ trị: có thể hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật.
Điều trị đích: Sử dụng các kháng thể đơn dòng kháng lại các yếu tố phát triển biểu mổ Her-2/neu (Trastuzumab), kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu mô EGFR (cetuximab) hay kháng thể đơn dòng ức chế yếu tố phát triển mạch máu VEGF (bevacizumab).
Điều trị miễn dịch:
Sử dụng các thuốc tác động vào hệ miễn dịch của bệnh nhân, làm hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt được tế bào ung thư.
Theo dõi và tiên lượng
Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong các năm tiếp theo
Cần khám lâm sàng, chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng và xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u khi khám lại.
Nội soi dạ dày nếu có nghi ngờ tái phát ở miệng nối
Ngoài ra cần chú ý tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày.

Danh mục: Bệnh ung thư Từ khóa: