Ung thư lá lách

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

UNG THƯ LÁ LÁCH
Ung thư lá lách, một căn bệnh ung thư không kém phần nguy hiểm như những căn bệnh ung thư khác.
Càng kéo dài tình hình bệnh, càng khó điều trị và rất nguy hại đến tính mạng của chính bản thân bệnh nhân.
Lách là một cơ quan nằm ở phía trên bên trái của bụng và là một phần của hệ bạch huyết.
Lá lách có nhiệm vụ hoạt động chủ yếu như một bộ lọc máu, ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tạo ra các tế bào bạch cầu (tế bào lympho).
Lách còn giúp đông máu bằng việc lưu trữ các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
Khi cơ quan này xuất hiện các khối u gây ung thư thì được gọi là ung thư lá lách, và được chia làm hai thể:
Ung thư lá lách nguyên phát và ung thư lá lách thứ phát. 
Các khối u gây ung thư xuất phát từ lá lách gây ung thư đây là trường hợp nguyên phát.
Trường hợp thứ phát là khi các tế bào ung thư từ các cơ quan khác di căn đến lách gây nên bệnh.
Đa số trường hợp là lymphoma hay còn gọi là u lympho loại này có khả năng tác động đến hạch bạch huyết.
Nguyên nhân ung thư lá lách
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Nhưng hầu hết loại ung thư này thường được bắt nguồn từ các u lympho các bệnh bạch cầu là chính.
Hoặc cũng có thể di căn từ ung thư vú, ung thư phổi hoặc từ các khối u các tính. 
Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao: 
Những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV, ghép tạng,...
Người sử dụng thuốc lá thường xuyên.
Những đối tượng tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại ở khu công nghiệp. 
Gia đình từng có người mắc các bệnh về ung thư lá lách.
Và những người mắc HP hoặc EBV.
Thường xuyên hút thuốc lá có thể bị ung thư lá lách
Nguyên nhân ung thư lách chủ yếu là ung thư thứ phát  do U lympho hoặc bệnh Lơ-xơ-mi.
Một số ung thư khác di căn đến lách như ung thư vú, ung thư hắc tố và ung thư phổi.
Đối tượng nguy cơ U lympho:
Nam giới
Tuổi cao
Suy giảm hệ miễn dịch: mắc HIV, người ghép tạng, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Nhiễm EBV hoặc HP
Đối tượng nguy cơ của Lơ-xơ-mi:
Hút thuốc
Tiền sử gia đình có người thân mắc Lơ-xơ-mi
Phơi nhiễm với các hóa chất độc hại như Benzene
Một số hội chứng di truyền như hội chứng Down
Tiền sử xạ trị hoặc điều trị ung thư bằng hóa chất

Dấu hiệu nào khi bị ung thư lá lách
Một số triệu chứng:
Đột nhiên đau, hoặc hay đau phần bên trái bụng.
Cảm thấy đầy bụng sau khi ăn. 
Dễ chảy máu.
Thiếu máu do lượng hồng cầu thấp. 
Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. 
Kết hợp cùng một số triệu chứng đi kèm như:
Ho, khó thở.
Sốt.
Đổ mồ hôi bất thường.
Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh. 
Bụng căng chướng.
Có cảm giác đau hoặc tức ở ngực. 
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Có thể bị đau bụng khi mắc bệnh
Chẩn đoán bệnh và điều trị
Chẩn đoán
Ngoài những triệu chứng bất thường từ cơ thể, việc chẩn đoán bệnh sẽ chuẩn xác hơn khi có sự giúp đỡ của  các kỹ thuật y tế hiện đại ngày nay.
Khi nghi ngờ liệu những dấu hiệu trên có phải là những bắt nguồn cho căn bệnh ung thư hay không, sẽ chỉnh định một số các xét nghiệm để xác minh và kịp thời đưa ra phương pháp điều trị.
Xét nghiệm máu và đếm tế bào trong máu:
Đây là một loại xét nghiệm bắt buộc trong bất cứ trường hợp nào. 
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương như chọc dò.
Phương pháp này giúp tìm các tế bào ung thư có trong tủy xương nếu có. 
Xét nghiệm sinh thiết mô hạch bạch huyết:
 Để tìm liệu các khối u có tồn tại trong các hạch bạch huyết hay không. 
Hoặc một số xét nghiệm hình ảnh học như:
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), PET giúp tìm ra vị trí và cấu trúc của các khối u,...
Đưa ra kết quả chính xác hơn sẽ tiến hành sinh thiết để lấy mẫu lá lách để phân tích trong phòng thí nghiệm. 
Điều trị
Phương pháp được chỉ định nhiều nhất là phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
Bởi đây là phương pháp hiệu quả nhất, có khả năng ngăn chặn và loại bỏ triệt để các tế bào ung thư.
Hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng nhất hiện nay là mổ nộ soi và mổ hở.
Mức độ gây tổn thương của mổ nội soi ít hơn so với mổ hở, do đó thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật sẽ nhanh hơn.
Do đó mà biện pháp này được ưu tiên hơn so với mổ hở. 
Bệnh nhân còn có thể thực hiện một số phương pháp điều trị khác như:
Hóa trị.
Xạ trị.
Điều trị đúng đích vào các tế bào ung thư. 
Cấy ghép tế bào gốc nhằm thay thế tế bào cũ bằng những tế bào khỏe mạnh hơn (cấy ghép tủy xương). 
Biện pháp phòng ngừa
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào được cho là cụ thể để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm là cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Quan hệ tình dục một cách an toàn, không dùng chung kiêm tiêm, không nên chủ quan với các bệnh viêm nhiễm thông thường.
 Tất cả các yếu tố đó đều có khả năng cấu thành ung thư lá lách. 
Hạn chế mức thấp nhất việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất hóa học độc hại, đặc biệt là benzen.
Những chất này thường được tìm thấy trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu.
Trong xăng và thuốc lá cũng tồn tại một lượng nhỏ benzen. 
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. 
Ung thư lá lách một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của chúng đến bản thân chúng ta là vô cùng lớn.
Không những làm giảm chất lượng, rối loạn cuộc sống hàng ngày mà chúng ta phải chi một khoản tiền khá lớn để điều trị nếu chẳng may mắc bệnh. 


DINH DƯỠNG VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ LÁ LÁCH
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư.
Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng.
Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh.
Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân.
Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh.
Với bệnh nhân ung thư lá lách được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng sức "chiến đấu", hồi phục tình trạng suy kiệt, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.
Nếu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư kém cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng điều trị và sức khỏe của người bệnh.

Sau phẫu thuật ung thư lá lách, bệnh nhân mất máu, mất dịch thể, cảm thấy đau vết mổ, ăn uống kém hơn do sức khỏe chưa hồi phục, tâm lý ăn uống kiêng khem sợ tạo sẹo hoặc mưng mủ vết mổ…
Xây dựng cho bệnh nhân một chế độ ăn đúng sau phẫu thuật là điều rất cần thiết.
Người mổ lá lách cần lưu ý nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng.
Các thực phẩm loãng, dễ tiêu, bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây tươi, hoa quả, ngũ cốc nên được đưa vào chế độ ăn của người phẫu thuật lá lách để đảm bảo phục hồi sức khỏe được nhanh chóng.
Nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi
Thời gian đầu sau mổ vẫn buộc phải ăn uống qua dịch truyền tĩnh mạch.
Sau khi các chức năng cơ thể đã phục hồi, bác sĩ sẽ thăm khám và nếu đủ điều kiện sẽ cho  bệnh nhân xuất viện về nhà.
Chăm sóc sau mổ cùng chế độ ăn của người bệnh để giúp cho quá trình phục hồi diễn ra được an toàn, nhanh chóng.
Chế độ ăn uống cho giai đoạn hồi phục.
Để tăng cường hệ miễn dịch, bệnh nhân cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sản phẩm sữa có chứa nhiều chất béo.
Nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
Bông cải xanh và rau bina là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ oxy hóa trong máu, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Chế độ ăn của người mổ lá lách cũng không thể thiếu các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá mòi...
Những loại cá này chứa lượng omega-3 dồi dào, mang lại tác dụng chống viêm hiệu quả cho người cắt bỏ lá lách.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, do đó các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp là thức ăn phù hợp trong giai đoạn này.
Người bệnh nên chia nhỏ các bữa trong ngày, không ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa.
Sau phẫu thuật người bệnh nên thay mỡ động vật bằng các loại chất béo có lợi như dầu oliu, dầu cá. 
Người bệnh ung thư lá lách nên thường xuyên ăn rau xanh, hoa quả tươi.
 Vì trong rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
Nên bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp cơ thể tăng đề kháng, tránh bệnh tái phát và phòng chống các bệnh khác.
Ăn những thức ăn còn nóng và được nấu chín để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giúp cơ thể hấp thụ được lượng dưỡng chất tốt nhất.

Một số lưu ý
Cần chủ động lắng nghe cơ thể, theo dõi kỹ những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và biến chứng, nhất là trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật.
Trường hợp bệnh nhân không ăn uống được gì hay bị nôn mửa ngay sau khi ăn thì phải thông báo ngay tình hình để bác sĩ điều trị có hướng xử lý.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cần hạn chế ăn hoặc nên tránh
Hạn chế ăn các chế phẩm, thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như mỡ lợn, gà, bò, dầu dừa và đồ ăn chiên rán.
Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn như dưa, cà muối, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, sa tế hay bia rượu, thuốc lá sẽ gây tác động lên vết thương hở.
Tránh các loại thức ăn gây ảnh hưởng đến vết mổ.
Người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ nướng bởi những loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.
Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.
Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư.
Bệnh nhân ung thư lá lách nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.
 

Danh mục: Bệnh ung thư Từ khóa: