Ù tai (tai mũi họng)

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

Ù TAI


1. ĐẠI CƯƠNG
Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác.
Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp.
Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý hoặc với tình trạng nghe tiếng nói, hơi thở của chính bệnh nhân do điếc dẫn truyền, vòi nhĩ dãn rộng.
2. PHÂN LOẠI Ù TAI
Phân loại theo vị trí tổn thương (Bảng 1), giúp chúng ta khi khám và đánh giá bệnh nhân. Phân loại theo Wegel (1921) và phân loại theo Fowler (1944) tương đối giống nhau và giúp chúng ta định hướng cơ chế bệnh sinh và hướng điều trị, trong cách phân loại này ù tai được chia làm hai loại chính:
2.1. Ù tai cơ học
Là các âm thanh thực sự, có nguồn gốc cơ học, xuất phát từ trong tai hay các cơ quan lân cận.
2.2. Ù tai thần kinh
Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác.
Ù tai cơ học lại được chia nhỏ thành hai loại là ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác nghe được).
Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.
Bảng 1. Phân loại ù tai theo vị trí tổn thương
Ống tai ngoài
Dị vật, ráy tai, nhiễm trùng
U


Chít hẹp ống tai

Viêm ống tai ngoài (cấp, nấm, hoại tử)
Lành tính (u xương, chồi xương)
Ác tính (ung thư biểu mô vẩy, ung thư tế bào đáy)
Phần mềm, phần xương
Chấn thương
Màng nhĩ
Thủng
Xẹp nhĩ
 
Tai giữa
Dịch
Xương con
U
Mạch

Máu, dịch não tủy, mủ, thanh dịch, nhầy
Cố định, gián đoạn
Cholesteatoma, u cuộn cảnh, u cuộn nhĩ, u thần kinh mặt, u mạch máu, ung thư biểu mô
Thần kinh cơ
Tắc vòi nhĩ
Bất thường mạch máu (động mạch cảnh trong, hở xương vịnh cảnh)
Co giật cơ (cơ khẩu cái, cơ căng màng nhĩ, cơ bàn đạp)
Ốc tai
Tất cả các tổn thương ốc tai gây điếc tiếp nhận
Sau ốc tai
Ống tai trong và góc cầu tiểu não

Thần kinh trung ương

U thần kinh thính giác, cholesteatoma, u mạch máu, u thần kinh mặt, u màng não, mạch máu nằm vắt qua thần kinh thính giác
U, viêm và các tổn thương mạch máu
Các nguyên nhân khác:
Vòi nhĩ dãn rộng
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
Chấn thương đầu
Phình mạch ngoài sọ
Bất thường nối động tĩnh mạch
Tiếng rung tĩnh mạch

Bảng 2. Phân loại ù tai cơ chế
I. Ù tai cơ học
A. Bất thường mạch máu
- Bất thường động tĩnh mạch
- Phình mạch
- Tiếng rung tĩnh mạch
- Hở xương vịnh cảnh
- Còn động mạch bàn đạp
- Hội chứng Eagle
- U cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ
- Cao huyết áp
B. Thần kinh cơ
- Co thắt cơ khẩu cái
- Co thắt cơ bàn đạp
- Co thắt cơ căng màng nhĩ
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
C. Nguyên nhân khác
- Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năng vòi
- Viêm nhiễm tại chỗ
II. Ù tai thần kinh
- Ngoại biên
- Ống tai ngoài
- Tai giữa
- Ốc tai
- Trung ương
- Thần kinh thính giác
- Các đường dẫn truyền thần kinh trung ương
- Vỏ não

3. LÂM SÀNG
Tất cả các yếu tố sau phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng:
- Bệnh sử:
Thời gian khởi phát ù tai, tuổi, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe và tiền đình kèm theo (nghe kém, đầy tai, chóng mặt).
- Tính chất ù tai:
Vị trí (trong đầu, một bên, hai bên), cao độ, âm đơn hay âm phức, kiểu tiếng ù (đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi), cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.
- Các triệu chứng kèm theo:
Chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai.
- Khám lâm sàng:
Khám lâm sàng tai - thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai (Bảng 4).

Bảng 4. Các cận lâm sàng giúp đánh giá bệnh nhân ù tai
Thính học:
Thính lực
Thính lực lời: ngưỡng nghe và phân biệt lời
Các nghiệm pháp đáp ứng thính giác của não: ABR, ASSR
Phản xạ âm học cơ hòm nhĩ (phản xạ cơ bàn đạp)
Điện động mắt đồ


Bao gồm cả đường khí và đường xương


Ngưỡng phản xạ và nghiệm pháp mệt mỏi thính giác
Hình ảnh học:
Chụp cắt lớp xương thái dương có và không có cản quang
Chụp mạch não đồ
 
Xét nghiệm huyết học:
Công thức máu
Chức năng tuyến giáp

Xác định tình trạng thiếu máu
Cường giáp hoặc suy giáp
Tác nhân dị ứng:
Đánh giá tình trạng dị ứng của bệnh nhân

Các chất dị ứng trong khí thở, thức ăn, môi trường sống.
Các nghiệm pháp khác/test glyxerin Đánh giá tăng áp lực mê nhĩ

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị phẫu thuật
- Nhiều phẫu thuật đã được đề xuất nhằm điều trị ù tai, chủ yếu là các ù tai có nguồn gốc cơ học cũng như các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu - tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền.
- Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière.
- Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.
- Sử dụng hóa chất để phong bế tạm thời hoặc vĩnh viễn thần kinh giao cảm hòm tai như: dùng lidocain, procain, alcohol, ethylmorphine hydrochloride tiêm dưới niêm mạc ụ nhô. Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm được áp dụng khi phong bế tạm thời không hiệu quả.
4.2. Điều trị nội khoa
Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính:
1) Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù,
2) Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.
- Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương:
Các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, antiadrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin.
- Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.
- Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.
- Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh.
Tương tự, có thể sử dụng Tegretol, một thuốc chống co giật thường được sử dụng trong điều trị động kinh và đau thần kinh tam thoa, với mục đích tương tự, nhưng phải chú ý phản ứng phụ gây thiếu máu do suy tủy.

TIP
Ù tai là hiện tượng xuất hiện những âm thanh như tiếng vù vù, tiếng kêu ở 1 hoặc 2 tai, do đó mà người gặp phải triệu chứng này đôi khi sẽ không nghe được những âm thanh từ bên ngoài.
Tình trạng ù tai đa số là những tiếng đơn âm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp là tiếng phức âm như tiếng chuông reo, tiếng dế kêu, tiếng sóng biển,...
Chứng ù tai không được xem là một bệnh, đây là một triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như liên quan đến tuổi tác làm mất thính lực lực, hay do chấn thương tai hoặc rối loạn hệ thần kinh tuần hoàn và đây là tình trạng phổ biến trong cuộc sống.
Trong thực tế, chứng ù tai thường sẽ tồi tệ hơn theo tuổi tác, tuy nhiên không phải là không thể không cải thiện nếu như được điều trị.
Tất cả các chứng ù tai đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu như điều trị kịp thời và đúng cách.
Tuy nhiên, nếu chứng ù tai diễn ra trong nhiều năm, nhiều tháng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, thường được gọi là chứng ù tai kéo dài.
2. Chứng ù tai đến từ những nguyên nhân nào?
Ù tai là một tình trạng mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải.
Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ù tai rất quan trọng trong quá trình điều trị.
2.1. Những nguyên nhân ù tai thường gặp
Ù tai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đây là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý.
Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ù tai hiện nay:
Tác động của những tiếng ồn, tiếng động lớn lên thính giác một cách thường xuyên và trong thời gian dài có thể gây nên ù tai, chẳng hạn như việc sử dụng thiết bị âm thanh quá lớn khi nghe nhạc với thời gian dài, thậm chí tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn cũng gây nên tình trạng ù tai.
Tình trạng có quá nhiều ráy tai dẫn đến tắc nghẽn ống tai ngoài, bởi tác dụng của ráy tai chính là bảo vệ ống tai của bạn trước những tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến tai, đến khả năng nghe.
Sự thay đổi của phần xương cứng trong tai tác động đến cơ quan thính giác, gây nên chứng ù tai.
2.2. Nguyên nhân ù tai ít phổ biến hơn
Ngoài những nguyên nhân gây nên ù tai phổ biến, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng ù tai, tuy nhiên những nguyên nhân thường ít gặp hơn.
Tuy nhiên, nếu chứng ù tai đến từ những nguyên nhân này, nên thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Ù tai là một trong những dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh Meniere.
Rối loạn TMJ:
Ù tai có thể xảy ra từ các vấn đề khớp thái dương, khu vực xương hàm dưới sọ hay khớp ở hai bên đầu trước tai gây nên tình trạng ù tai.
Các chấn thương gây ảnh hưởng đến chức năng nghe, đến dây thần kinh thính giác có thể dẫn đến hiện tượng ù tai, như chấn thương vùng đầu hay chấn thương vùng cổ.
Sự phát triển của u thần kinh âm thanh sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, có thể gây mất cân bằng trong thính giác, dẫn đến ù tai.
Chức năng ống Eustachian bị rối loạn, đây là ống nối giữa cổ họng và tai giữa, được mở rộng mọi lúc, nếu chức năng ống này bị rối loạn sẽ gây nên tình trạng ù tai.
Đây là một số nguyên nhân dẫn đến ù tai, những nguyên nhân này rất ít gặp, tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng này bạn đi thăm khác để phát hiện bệnh liên quan đến triệu chứng để có thể điều trị và chữa khỏi kịp thời.
3. Cần phải làm gì nếu gặp tình trạng ù tai
Chứng ù tai không nguy hiểm, tuy nhiên đây có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là xảy ra những hậu quả xấu.
Do đó, cần có những biện pháp nhằm phòng ngừa tình trạng ù tai và xử lý kịp thời nếu gặp phải tình trạng này.
3.1. Biện pháp phòng ngừa ù tai
Để phòng ngừa tình trạng ù tai xuất hiện với mình, cần có những biện pháp nhằm phòng ngừa ù tai.
Sử dụng dụng cụ bảo vệ thính giác:
Nếu như tiếp xúc với những âm thanh lớn có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tai, sẽ gây đến tình trạng ù tai hay thậm chí là mất tính lực.
Tình trạng ù tai sẽ gặp nhiều ở những đối tượng làm việc ở môi trường có nhiều tiếng ồn, đặc biệt là tần số tiếng ồn cao tác động liên tục đến cơ quan thính giác.
Việc sử dụng dụng cụ bảo vệ thính giác sẽ khắc phục được tình trạng này.
Giảm âm lượng:
Có thể ngăn ngừa được tình trạng ù tai nếu như hình thành thói quen nghe nhạc với âm lượng nhỏ, bởi vì âm thanh lớn sẽ là tác nhân gây hại đến thính giác, gây nên chứng ù tai hay nghiêm trọng hơn là mất thính giác.
Thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày bằng việc tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ ăn điều độ, lối sống đúng đắn không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giữ sự ổn định cho mạch máu, hạn chế được tình trạng ù tai.
3.2. Những việc nên làm khi phát hiện bị ù tai
Để đảm bảo giải quyết triệt để chứng ù tai cũng như điều trị kịp thời những căn bệnh liên quan đến triệu chứng này, cần phải phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Việc phát hiện nguyên nhân dẫn đến chứng ù tai thì mới có những phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp với căn bệnh do chứng này gây ra.
Thăm khám sức khỏe nhằm phát hiện ra nguyên nhân gây nên chứng ù tai nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh liên quan nhằm đảm bảo có thể điều trị hoàn toàn, tránh những tình trạng và biến chứng nghiêm trọng không thể khắc phục được.
Trong giai đoạn khi biết bị ù tai đến khi thăm khám bác sĩ, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa ù tai, điều này sẽ tránh trường hợp chứng ù tai trở nên nặng hơn dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến thính giác.
Thường xuyên tập thể dục và có chế ăn uống hợp lý, tránh ảnh hưởng đến tai và các bộ phận khác gây ảnh hưởng đến thính giác.


TIP2
Ù tai là thuật ngữ chỉ tình trạng nghe thấy âm thanh phát ra bên trong tai tên tiếng anh là Tinnitus.
Những âm thanh này không được truyền từ bên ngoài mà đến từ chính hệ thống thính giác hoặc cấu trúc ở lân cận tai.
Âm thanh ù tai có thể là đơn âm hoặc phức âm, ù một bên tai hoặc cả tai phải và tai trái, được mô tả tương tự như tiếng sóng, tiếng ve hoặc tiếng chuông, đôi khi tiếng ù tai có sự khác biệt theo cảm nhận của từng người.
Các dạng ù tai thường gặp
Ù tai thường được chia thành hai dạng là chủ quan và khách quan.
Ù tai chủ quan là hiện tượng mà chỉ người bệnh mới nghe được âm thanh trong tai mình.
Trong khi đó, ù tai khách quan có liên hệ với những hiện tượng sinh lý gần tai như sự bất thường mạch máu (dòng chảy không ổn định do xơ vữa, dị dạng…), do đó ở trường hợp ù tai khách quan, ngoài người bệnh, bác sĩ thăm khám cũng có thể nghe được.
Thông thường, chứng ù tai được biểu hiện dưới dạng một âm thanh mơ hồ trong đầu hoặc tiếng ù chung ở cả hai tai, được gọi là ù tai hai bên vì âm thanh được cảm nhận từ hai tai.
Tuy nhiên, đôi khi mọi người sẽ chỉ nghe một tai bị ù – tình trạng này được gọi là ù tai một bên.
1. Ù tai phải
Đây là triệu chứng thường gặp của ù tai một bên.
Theo đó tiếng ù tai chỉ xuất hiện ở một bên tai phải, trong khi tai trái vẫn tiếp nhận âm thanh một cách bình thường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra như:
Tắc nghẽn do ráy tai, chấn thương tai do tiếng nổ lớn, thủng màng nhĩ, các bất thường của cấu trúc tai trong, vấn đề liên quan thần kinh hoặc mạch máu…
2. Ù tai trái
Tương tự như ù tai phải, xảy ra khi tai trái gặp khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh bên ngoài do sự xuất hiện của tiếng ồn bất thường từ hệ thống thính giác của tai.
Cùng với ù bên tai phải, ù bên tai trái cũng là dấu hiệu của chứng ù một bên tai.
Ai dễ bị ù tai?
Hầu hết mọi người đều có thể bị ù bên tai phải hay tai trái thoáng qua trong một số tình huống.
Chứng ù tai dai dẳng thường phổ biến ở người cao tuổi, do chức năng thính giác suy yếu.
Người hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên cũng có nguy cơ ù tai cao hơn.
Người làm việc trong môi trường có cường độ âm thanh lớn như khoan cắt, cưa xẻ, thậm chí đeo tai nghe liên tục cũng có thể khiến tai bị ù.
Một số vấn đề sức khỏe như béo phì, các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao và tiền sử viêm khớp hoặc chấn thương đầu đều làm tăng nguy cơ ù tai.
Ù tai là bệnh gì?
Ù tai không phải là một bệnh lý, tình trạng này thường được nhắc đến như một triệu chứng của nhiều bệnh lý tai mũi họng và một số vấn đề sức khỏe toàn thân khác.
Để biết ù tai do bệnh gì cần xem xét thêm các triệu chứng liên quan cũng như thăm khám để tìm ra bệnh lý chính xác.

Một số bệnh lý có thể là nguồn gốc của chứng ù tai bao gồm:
Bệnh Meniere:
Ù ở tai có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Meniere, một chứng rối loạn tai trong do sự ứ dịch trong nội dịch mê đạo gây ra.
Người mắc bệnh Meniere thường có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, nghe kém, ù tai xuất hiện theo cơn, mỗi cơn kéo dài vài giờ.

Rối loạn chức năng vòi nhĩ:
Vòi nhĩ (hay ống Eustachian) là ống nhỏ chạy giữa tai giữa và họng mũi, có nhiệm vụ cân bằng áp suất tai và dẫn lưu dịch từ tai giữa, phần tai phía sau màng nhĩ.
Vòi nhĩ thường đóng lại trừ khi nhai, nuốt hoặc ngáp.
Vòi nhĩ có kích thước nhỏ và có thể bị tắc vì nhiều lý do.
Vòi nhĩ bị tắc có thể gây đau tai, khó nghe, ù bên tai và cảm giác đầy trong tai.
Hiện tượng như vậy gọi là rối loạn chức năng vòi nhĩ (ETD).

Xốp xơ tai:
Ở người bình thường, xương bàn đạp của tai có khả năng di chuyển tự do để đảm bảo chức năng dẫn truyền âm thanh của tai.
Xốp xơ tai xảy ra khi có tình trạng xương bàn đạp phát triển xương bất thường, không thể di chuyển bình thường.
Người bị xốp xơ tai sẽ gặp các vấn đề như nghe kém, ù một hoặc cả hai tai.

U dây thần kinh thính giác:
U dây thần kinh thính giác còn được biết đến với tên gọi u dây thần kinh số 8 hoặc u dây thần kinh tiền đình.
U dây thần kinh thính giác thường là u lành tính do sự phát triển bất thường của tế bào schwann xung quanh dây thần kinh thính giác.
U dây thần kinh thính giác có thể gây giảm hoặc mất thính lực, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, ù trong tai, liệt các dây thần kinh số 5, 7…
Ngoài ra các khối u ở vùng đầu, cổ cũng có thể gây ù ở tai.

Rối loạn mạch máu:
Các bất thường về mạch máu cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng ù tai, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, huyết áp cao hoặc mạch máu dị dạng.
Những bất thường này có thể làm thay đổi lưu lượng máu, tăng áp lực lên thành mạch, gây ra chứng ù tai.

Bệnh lý mạn tính và rối loạn miễn dịch:
Người mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp, đau nửa đầu, thiếu máu và các rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ đều có thể xuất hiện triệu chứng ù tai.

Nguyên nhân gây ù tai
Âm thanh lớn:
Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ù tai.
Tai bị ù do tiếng ồn có thể là kết quả của một quá trình tiếp xúc lâu dài hoặc sự cố bất chợt.
Những người làm công việc liên quan đến âm thanh, sân khấu, quân nhân thường xuyên tiếp xúc với tiếng nổ, công nhân nhà máy…
Những chấn động âm thanh mạnh như một vụ nổ có thể gây tổn thương tai.
Những chấn thương này ảnh hưởng đến ốc tai hoặc vùng não phụ trách tiếp nhận tín hiệu âm thanh, chẳng những gây ù ở tai mà thậm chí còn làm mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Việc sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn lâu ngày (gần công trường thi công, khu vực có mật độ phương tiện giao thông đông, còi xe lớn…) cũng có thể khiến cư dân trong khu vực đó giảm thính lực và ù tai.

Các bệnh lý chuyển hóa và tim mạch:
Các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa có liên quan đến sự khởi phát tai bị ù, thường gặp là tăng insulin máu, đái tháo đường và tăng lipid máu.
Những bệnh lý mạch máu như xơ vữa động mạch, phình động mạch cảnh, dị dạng mạch máu, tăng huyết áp… có thể là nguyên nhân của chứng ù tai khách quan.

Dùng một số loại thuốc:
Một số loại thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây tổn thương các tế bào cảm giác ở tai trong, làm tai bị ù.
Thuốc giảm đau có thể gây ù tai bao gồm:
Aspirin liều cao, acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin, Advil)…
Thông thường thuốc giảm đau ít gây ù ở tai, tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn tới triệu chứng này.
Chứng ù tai do thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường xuất hiện tạm thời và sẽ hết sau khi ngừng thuốc, dù vậy vẫn có ghi nhận một số trường hợp bị ù tai dai dẳng sau đó.

Một số chứng ù ở tai có thể do những thay đổi thần kinh trong đường dẫn truyền thính giác trung tâm gây ra.
Sự xáo trộn đầu vào cảm giác do mất thính lực dẫn đến những thay đổi về phản ứng cân bằng nội môi của các tế bào thần kinh trong hệ thống thính giác trung tâm, gây ra chứng ù tai.
Khi một số tần số âm thanh bị mất do mất thính lực, hệ thống thính giác sẽ bù đắp bằng cách khuếch đại các tần số đó, cuối cùng tạo ra cảm giác âm thanh ở các tần số đó liên tục ngay cả khi không có âm thanh bên ngoài tương ứng.

Triệu chứng ù tai
Triệu chứng đặc trưng của ù tai là sự xuất hiện của tiếng ồn bên trong tai mà không đến từ nguồn âm thanh bên ngoài.
Kiểu âm thanh nghe được có thể khác nhau ở mỗi người.
Tiếng ù tai có thể có cao độ khác nhau, từ tiếng gầm nhỏ đến tiếng rít cao, được nghe thấy ở một hoặc cả hai tai.
Trong một số ít trường hợp, ù tai có thể xảy ra dưới dạng nhịp đập nhịp nhàng hoặc âm thanh vù vù, thường trùng với nhịp tim.
Triệu chứng này được gọi là ù tai theo mạch đập.
Những trường hợp tai bị ù theo nhịp đập của mạch, bác sĩ có thể nghe thấy qua thăm khám.
Âm thanh ù tai lớn đôi khi sẽ cản trở việc tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.
Ở tình huống bình thường, ù tai có thể xuất hiện ngay khi gặp phải âm thanh bất ngờ có cường độ mạnh và sẽ tự khỏi sau đó.
Với những trường hợp ù tai kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan, tình trạng ù tai mạn tính cũng có thể gặp phải ở những người trên 65 tuổi do chức năng thính giác suy giảm.

Chẩn đoán bị ù tai
Chẩn đoán ù tai bao gồm hỏi bệnh sử, khám thực thể đầy đủ và đánh giá thính lực.
Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ù ở tai, bệnh nhân có thể cần thực hiện các kiểm tra khác.
1. Đánh giá bệnh sử
Để chẩn đoán ù tai, trước tiên bác sĩ cần nắm rõ bệnh sử của người bệnh.
Người tai bị ù cần thông tin cho bác sĩ biết thời gian gặp tình trạng này, mức độ thường xuyên, ù một bên hay cả hai tai…
Bác sĩ cần đánh giá được người bệnh ù ở tai chủ quan hay khách quan, kèm theo đó là xem xét các triệu chứng quan trọng đi kèm như đau tai, chảy dịch tai, nghe kém, đau đầu, chóng mặt…
Các triệu chứng mang tính hệ thống như nhìn đôi, khó nói, khó nuốt, thay đổi về giác quan, biểu hiện của cơ mặt, những tác động của ù tai đối với sinh hoạt của người bệnh (mất ngủ, stress, lo âu…).

Các yếu tố nguy cơ:
Chất lượng môi trường nơi người bệnh sống và làm việc, tiền sử y khoa liên quan đến các chấn thương và bệnh lý tai mũi họng, thuốc điều trị người bệnh đang sử dụng.

2. Khám thực thể
Khi khám thực thể bác sĩ sẽ tập trung vào các bất thường của tai cùng hệ thần kinh.
Kiểm tra ráy tai, dịch tai và dị vật (nếu có).
Quan sát màng nhĩ để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cấp tính (có bị đỏ, phồng lên hay không); nhiễm trùng mạn tính (ví dụ: thủng, cholesteatoma), và khối u.
Kiểm tra thính lực lâm sàng trong đó có thể áp dụng các biện pháp Weber và Rinne bằng cách sử dụng âm thoa 512Hz.
Kiểm tra tình trạng các dây thần kinh sọ, đặc biệt là chức năng tiền đình.
Sử dụng ống nghe để nghe tiếng ù mạch máu ở các vị trí như động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh khu vực lân cận tai.

3. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
Sau khi thực hiện các biện pháp lâm sàng, bệnh nhân có thể được yêu cầu xét nghiệm nếu nghi ngờ do nguyên nhân phức tạp hoặc mức độ ù tai đáng kể.
Các xét nghiệm phụ thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.
Đối với những bệnh nhân bị ù tai theo nhịp mạch hoặc ù tai khách quan và không có bất thường khi khám tai cùng thính lực đồ, bác sĩ cần phải thăm dò thêm về hệ thống mạch máu (các động mạch cảnh, tủy sống và nội sọ, xét nghiệm huyết học để đánh giá tình trạng thiếu máu).
Nếu có triệu chứng liên quan, bệnh nhân có thể được xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xem có mắc phải cường giáp, suy giáp hay không.

Điều trị ù tai như thế nào?
Ù tai có thể được điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai tùy theo tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh lý:
Ù tai không được coi là một bệnh lý cụ thể, vì vậy muốn khắc phục trước tiên cần xác định tại sao bị ù tai, từ đó điều trị nguyên nhân gây nên triệu chứng này.
Nếu chứng ù ở tai đến từ các nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn, sau khi điều trị người bệnh có thể khôi phục thính lực hoàn toàn hoặc một phần.
Đôi khi ráy tai tắc nghẽn cũng là một nguyên nhân gây ù tai.
Trong trường hợp này, chỉ cần loại bỏ ráy tai, thính lực sẽ trở lại bình thường.

Dùng thuốc:
Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định trong thời gian điều trị ù tai.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ tai có chứa hydrocortisone để giúp giảm ngứa và dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Khi tình trạng tai ù gây rối loạn lo âu ở người bệnh, dẫn đến mất ngủ, đảo lộn sinh hoạt… bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để cải thiện tâm trạng hoặc giúp bệnh nhân ngủ yên giấc.

Liệu pháp âm thanh:
Việc tiếp xúc với âm thanh có thể đảo ngược một số thay đổi thần kinh và giúp làm dịu cơn ù tai. Các liệu pháp âm thanh thường được áp dụng có thể kể đến như:

Tiếng ồn trắng:
Bệnh nhân được nghe các âm thanh dễ chịu như tiếng sóng, tiếng thác nước, tiếng mưa… thông qua điện thoại thông minh, máy tính hoặc các thiết bị tương tự như máy trợ thính nhưng có chức năng phát ra âm thanh dễ chịu hơn tiếng ồn do chứng tai ù tạo ra.
Phương pháp này được ví như việc tạo ra một lớp bảo vệ âm thanh, giúp bệnh nhân giảm cảm giác khó chịu do tiếng ồn bên trong tai.

Máy trợ thính:
Nếu chứng tai ù đi kèm với tình trạng mất thính lực, máy trợ thính có thể giúp cải thiện khả năng nghe của tai.
Máy trợ thính có chức năng khuếch đại tiếng ồn bên ngoài, cho phép bệnh nhân hòa nhập với thế giới tốt hơn, đồng thời làm cho chứng ù ở tai giảm xuống.

Cấy ốc tai điện tử:
Giúp giảm chứng ù tai, phục hồi chức năng thính giác ở những người bị mất thính lực.

Kích thích lưỡng cực:
Kích thích âm thanh có thể được kết hợp với các loại kích thích điện khác trên lưỡi, vùng đầu hoặc cổ hoặc dây thần kinh phế vị để giúp giảm chứng ù tai lâu dài.

Phẫu thuật:
Điều trị phẫu thuật ù tai bao gồm các phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh, giảm áp túi nội dịch. Phẫu thuật xuyên mê nhĩ để loại bỏ khối u thần kinh thính giác để khắc phục tình trạng chóng mặt cũng là biện pháp can thiệp giúp giải quyết chứng tai bị ù.

Phương pháp phòng ngừa ù tai
Chứng ù tai có thể gặp ở bất cứ ai, do đó trong quá trình làm việc, sinh hoạt, việc chủ động bảo vệ thính giác sẽ phần nào giúp phòng ngừa ù tai hiệu quả.

Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác:
Theo thời gian, việc tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm tổn thương dây thần kinh trong tai, gây suy giảm thính lực và ù ở tai.
Để giữ cho tai không bị ù, cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ tai, nút bịt tai khi làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn.

Giảm âm lượng:
Nghe nhạc ở âm lượng rất lớn qua tai nghe có thể gây mất thính lực và ù ở tai.

Hạn chế rượu, caffeine và nicotine.
Những chất này, đặc biệt khi sử dụng quá mức, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và góp phần gây ù trong tai.
Khám tầm soát bệnh lý tai mũi họng để phát hiện các nguy cơ nhằm can thiệp sớm.

Thắc mắc về chứng bệnh ù tai
1. Bệnh ù tai có nguy hiểm không?
Ù tai không phải là bệnh lý ác tính, do đó ít gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên triệu chứng này có thể làm giảm chất lượng sống, cản trở công việc, học tập.
Nếu tai bị ù xuất phát từ vấn đề ở não bộ hoặc tim mạch, người bệnh có thể gặp nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng từ các bệnh lý này.

2. Ù tai có tự khỏi không?
Trong một số trường hợp, ù tai có thể tự khỏi nhanh chóng mà không cần can thiệp, song nếu người bệnh mắc chứng ù tai mạn tính, suy giảm thính lực, tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng.

3. Ù tai có ảnh hưởng đến thính giác không?
Nó gây trở ngại trực tiếp đến thính giác.
Tiếng ù bên trong tai khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận âm thanh truyền đến từ bên ngoài, dẫn đến nghe kém, mất tập trung, giảm thính lực.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi:
Ù tai kéo dài hơn một tuần, mất thính lực, chóng mặt, tiếng ù ở tai giống như nhịp tim.
Nếu đột ngột mất thính lực kèm theo tai bị ù, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và xử trí.
 

Danh mục: Tai Mũi Họng Từ khóa: