Tháp dinh dưỡng bệnh nhân K
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
Tháp dinh dưỡng bệnh nhân K
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
“Nhịn ăn uống sẽ giết chết khối ung thư” - quan niệm sai lầm đã khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt cơ thể và nguy hiểm tính mạng. Khi công nghệ chữa trị ung bướu phát triển, chế độ dinh dưỡng đã được nhìn nhận chính xác hơn và có vai trò quan trọng.
Bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng gặp rất nhiều trở ngại trong việc hấp thụ dinh dưỡng qua đường ăn uống thông thường.
Hầu hết người bệnh ung thư đều chán ăn, khó hấp thụ dinh dưỡng
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là trở ngại tâm lý từ bệnh nhân, lo sợ cái chết, mặc cảm ngoại hình biến đổi, lo lắng vấn đề kinh tế,...
Áp lực càng lớn dần khi bệnh nhân bước vào giai đoạn muộn, di căn. Bởi vậy, họ khó có cảm giác ngon miệng hay thèm ăn.
Sự hiện diện của ung thư cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng, khiến thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh bình thường.
Những tác dụng phụ của quá trình điều trị cũng khiến cho bệnh nhân chán ăn, suy kiệt. Hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề (khoang miệng lở loét, lưỡi tê, đau dạ dày, viêm đại tràng,...) sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, ức chế cảm giác ngon miệng (chứng chán ăn).
Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, vòm họng, thực quản, đại tràng,... chứng chán ăn sẽ càng rõ rệt hơn.
Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng.
Bí quyết giúp bệnh nhân ung bướu ăn uống ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng
Nhìn chung, chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng, người bệnh không nên nghe những quan điểm sai lầm, không chính thống mà kiêng khem cầu kỳ.
Tùy từng thể chất cơ thể và loại bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, do đó người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.
Lời khuyên từ chuyên gia:
- Không nên ăn uống đồ có nhiều đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo, cháy khét
- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến
- Giữ vệ sinh răng, miệng, không đánh/cạo lưỡi
- Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu, mong muốn
- Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn
- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)
Tháp chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất, bao gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin, nước và các khoáng chất thiết yếu.
Những người mắc bệnh ung thư nên chú trọng tới việc ăn ít thịt nhưng nhiều rau, cá, dầu thực vật, đồng thời tích cực luyện tập thể dục thường xuyên hơn để cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự “tấn công” của ung thư.
Người nhà của bệnh nhân nên cố gắng cho người bệnh thoải mái ăn theo khẩu vị mà họ yêu thích.
Các bữa ăn cũng nên được chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể bệnh nhân dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Người thân của bệnh nhân cũng cần phải khuyên nhủ người bệnh chịu khó hoạt động thể chất, hạn chế nằm nhiều một chỗ, giữ cho đầu óc luôn được thoải mái, thư giãn, tránh lo âu và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều để giúp cho việc điều trị khởi sắc hơn.
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn
Một trong những bất lợi lớn nhất trong quá trình điều trị ung thư chính là sự chán ăn.
Điều này xảy ra là do tâm lý sợ hãi và chán nản của người bệnh, đôi khi có thể là do sự thay đổi về khẩu vị hoặc những tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị.
Ở một số bệnh nhân ung thư, tình trạng biếng ăn có thể kéo dài chỉ trong khoảng một vài ngày, một số trường hợp khác có thể diễn ra lâu hơn.
Bệnh nhân nên cố gắng tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm, chất lỏng, nhất là những loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng, nước ép, sữa hoặc thức ăn nghiền.
1.Chế độ ăn tinh bột cho người bệnh ung thư
Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn.
Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.
2.Chế độ ăn giàu chất đạm
Đạm có nhiều trong các loại thịt, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.
3.Chế độ ăn có chất béo
Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
4.Chế độ ăn rau quả
Rau củ quả thường cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
Thay đổi khẩu vị ăn uống trong thời gian điều trị bệnh là một điều không thể tránh khỏi.
Những loại thực phẩm như thịt thường mang lại cảm giác tanh hoặc đắng cho người bệnh.
Tuy nhiên, sau khi chấm dứt quá trình điều trị, sự thay đổi khẩu vị của bệnh nhân sẽ tự biến mất.
Một số cách giúp bệnh nhân ung thư giảm tình trạng khó chịu khi ăn uống:
Bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn
Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi (trừ trường hợp bệnh nhân đang bị đau ở miệng hoặc họng).
Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời cho người bệnh ăn những món khoái khẩu của họ, tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Những người đang thực hiện xạ trị hoặc hóa trị ở các vùng như đầu và cổ có thể bị khô miệng do giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những trường hợp này, người bệnh cần lưu ý:
Ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước hoặc đồ ăn mềm, ví dụ như bún, phô mai, sữa, mỳ, miến, bột ngũ cốc.
Tăng tiết nước bọt bằng cách ăn các loại quả có vị chua hoặc nhai kẹo cao su
Uống nhiều nước
Ăn đồ tráng miệng được ướp lạnh
Súc miệng ít nhất 4 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Những bệnh nhân ung thư đang có các tổn thương ở vùng răng miệng nên tránh ăn các thực phẩm rắn, khó nhai nhuốt, và những loại thực phẩm có vị cay nồng, vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự tổn thương.
Nhiều bệnh nhân thực hiện biện pháp hoá trị có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa.
Trường hợp này, người bệnh nên ăn trước khi cơn đói xuất hiện, vì có thể khiến cho cảm giác buồn nôn trở nên mãnh liệt hơn.
Người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều nước, uống nước theo từng ngụm nhỏ và sử dụng các loại thực phẩm dạng khô như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư cần lưu ý uống đủ từ 8-12 cốc nước trong một ngày, như nước ép hoa quả, sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều nước.
Người bệnh nên uống nước thường xuyên trong ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát nước mới uống, tuy nhiên nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cafein.
THÁP CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
Về việc lập kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân ung thư, Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra một khuyến nghị dưới dạng kim tự tháp nhằm hướng dẫn những loại và khẩu phần cho các loại thực phẩm mà bạn nên ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, không có thực phẩm tốt hay xấu, chỉ có chế độ ăn uống hoặc phong cách ăn uống tốt hay xấu.
Điều này có nghĩa là thói quen ăn uống lâu dài quan trọng hơn những gì bạn ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm được đề cập trong tháp dinh dưỡng thể hiện mức độ quan trọng đối với sức khỏe.
Nên ăn theo tháp dinh dưỡng nhiều những thức ăn được biểu thị ở đáy tháp và ăn ít hơn những thực phẩm được đặt trên đỉnh tháp.
Chẳng hạn như nhóm ngũ cốc, trái cây và rau củ nằm ở đáy của tháp dinh dưỡng (nên ăn nhiều), các nhóm thịt, bơ sữa và chất béo đứng đầu tháp (nên ăn ít hơn).
Mặc dù tất cả các nhóm thực phẩm đều có tầm quan trọng nhất định, nhưng những loại thực phẩm thuộc nhóm thực vật nên được chú trọng bổ sung nhiều hơn, còn những loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và chất béo bổ sung nên hạn chế tiêu thụ hoặc ăn chúng một cách điều độ.
Khẩu phần ăn cho từng nhóm thực phẩm:
Nhóm bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống (6-11 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần bao gồm:
1 lát bánh mì
1/2 chén mì ống nấu chín
1/2 chén ngũ cốc nấu chín (bột yến mạch, bột nghiền. kem lúa mì)
1 oz ngũ cốc ăn liền
1/3 chén cơm
4-6 bánh quy giòn
Nhóm trái cây (2-4 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần trái cây bao gồm
1 trái cây cỡ vừa, chẳng hạn như cam, táo, lê, chuối
1/2 chén trái cây tươi, chín, đông lạnh hoặc đóng hộp
1/4 cốc trái cây khô, như nho khô, xoài hoặc mơ
3/4 cốc (6 oz) nước ép trái cây 100%
Nhóm rau (3-5 phần mỗi ngày): một phần rau bao gồm:
1 chén rau sống (gồm bông cải xanh, cà rốt) hoặc rau lá (như rau diếp, rau bina)
1/2 chén rau nấu chín
3/4 cốc nước ép rau củ
Nhóm sữa, sữa chua và pho mát (2-3 phần một ngày):
Với các sản phẩm sữa và những công thức nấu ăn có sử dụng chúng làm nguyên liệu, bạn nên lựa chọn loại sữa tách béo hoặc 1% và các loại phô mai mềm, chẳng hạn như ricotta, parmesan, phô mai tươi, mozzarella và Neufchatel.
Thông thường, một khẩu phần thực phẩm từ sữa được khuyến nghị sẽ bao gồm:
1 cốc sữa
1 cốc sữa chua không vị
1/2 oz pho mát tự nhiên hoặc 2 oz pho mát chế biến
1/2 cốc kem hoặc sữa đá
Nhóm thịt, gia cầm, cá, đậu khô, trứng và các loại hạt (2-3 phần ăn hoặc 6-9 oz một ngày):
Một khẩu phần thịt hoặc chất thay thế thịt thường bao gồm 3 oz thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cá và bánh mì kẹp thịt chay.
Để đánh giá dễ dàng khẩu phần thịt, có thể ước chừng 3 oz với kích cỡ khoảng một lòng bàn tay của một người phụ nữ.
Nếu sử dụng thịt đỏ, nên lựa chọn những miếng thịt nạc thăn hoặc sườn, vì chúng có chứa ít chất béo hơn.
Thông thường, 1 ounce thịt hoặc chất thay thế thịt sẽ bao gồm:
1/2 chén đậu nấu chín hoặc đóng hộp (đậu hoặc đậu Hà Lan)
1 quả trứng
3/4 cốc các loại hạt
2 thìa bơ đậu phộng
Nhóm chất béo, dầu và đồ ngọt nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này vì có chứa nhiều calo và chất béo.
Một khẩu phần chất béo bao gồm:
1 thìa cà phê dầu hoặc sốt mayonnaise thông thường
1 muỗng sốt mayonnaise nhẹ
1 thìa súp thông thường hoặc 2 thìa súp nước sốt salad nhẹ
2 thìa kem chua
1 dải thịt xông khói
Một khẩu phần đồ ngọt bao gồm:
1 – 3 inch (khoảng 2,54 – 7,62 cm) bánh quy
1 chiếc bánh rán
1 thìa cà phê đường hoặc mật ong
Việc áp dụng chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng có vai trò trong việc giúp người bệnh giảm thiểu những tác dụng phụ của các đợt điều trị và cải thiện sức khỏe theo chiều hướng tốt nhất.
“Nhịn ăn uống sẽ giết chết khối ung thư” - quan niệm sai lầm đã khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt cơ thể và nguy hiểm tính mạng. Khi công nghệ chữa trị ung bướu phát triển, chế độ dinh dưỡng đã được nhìn nhận chính xác hơn và có vai trò quan trọng.
Bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng gặp rất nhiều trở ngại trong việc hấp thụ dinh dưỡng qua đường ăn uống thông thường.
Hầu hết người bệnh ung thư đều chán ăn, khó hấp thụ dinh dưỡng
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là trở ngại tâm lý từ bệnh nhân, lo sợ cái chết, mặc cảm ngoại hình biến đổi, lo lắng vấn đề kinh tế,...
Áp lực càng lớn dần khi bệnh nhân bước vào giai đoạn muộn, di căn. Bởi vậy, họ khó có cảm giác ngon miệng hay thèm ăn.
Sự hiện diện của ung thư cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng, khiến thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh bình thường.
Những tác dụng phụ của quá trình điều trị cũng khiến cho bệnh nhân chán ăn, suy kiệt. Hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề (khoang miệng lở loét, lưỡi tê, đau dạ dày, viêm đại tràng,...) sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, ức chế cảm giác ngon miệng (chứng chán ăn).
Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, vòm họng, thực quản, đại tràng,... chứng chán ăn sẽ càng rõ rệt hơn.
Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng.
Bí quyết giúp bệnh nhân ung bướu ăn uống ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng
Nhìn chung, chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng, người bệnh không nên nghe những quan điểm sai lầm, không chính thống mà kiêng khem cầu kỳ.
Tùy từng thể chất cơ thể và loại bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, do đó người bệnh điều trị ung thư nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.
Lời khuyên từ chuyên gia:
- Không nên ăn uống đồ có nhiều đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo, cháy khét
- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến
- Giữ vệ sinh răng, miệng, không đánh/cạo lưỡi
- Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu, mong muốn
- Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn
- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)
Tháp chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất, bao gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin, nước và các khoáng chất thiết yếu.
Những người mắc bệnh ung thư nên chú trọng tới việc ăn ít thịt nhưng nhiều rau, cá, dầu thực vật, đồng thời tích cực luyện tập thể dục thường xuyên hơn để cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự “tấn công” của ung thư.
Người nhà của bệnh nhân nên cố gắng cho người bệnh thoải mái ăn theo khẩu vị mà họ yêu thích.
Các bữa ăn cũng nên được chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể bệnh nhân dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Người thân của bệnh nhân cũng cần phải khuyên nhủ người bệnh chịu khó hoạt động thể chất, hạn chế nằm nhiều một chỗ, giữ cho đầu óc luôn được thoải mái, thư giãn, tránh lo âu và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều để giúp cho việc điều trị khởi sắc hơn.
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn
Một trong những bất lợi lớn nhất trong quá trình điều trị ung thư chính là sự chán ăn.
Điều này xảy ra là do tâm lý sợ hãi và chán nản của người bệnh, đôi khi có thể là do sự thay đổi về khẩu vị hoặc những tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị.
Ở một số bệnh nhân ung thư, tình trạng biếng ăn có thể kéo dài chỉ trong khoảng một vài ngày, một số trường hợp khác có thể diễn ra lâu hơn.
Bệnh nhân nên cố gắng tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm, chất lỏng, nhất là những loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng, nước ép, sữa hoặc thức ăn nghiền.
1.Chế độ ăn tinh bột cho người bệnh ung thư
Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn.
Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.
2.Chế độ ăn giàu chất đạm
Đạm có nhiều trong các loại thịt, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.
3.Chế độ ăn có chất béo
Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
4.Chế độ ăn rau quả
Rau củ quả thường cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
Thay đổi khẩu vị ăn uống trong thời gian điều trị bệnh là một điều không thể tránh khỏi.
Những loại thực phẩm như thịt thường mang lại cảm giác tanh hoặc đắng cho người bệnh.
Tuy nhiên, sau khi chấm dứt quá trình điều trị, sự thay đổi khẩu vị của bệnh nhân sẽ tự biến mất.
Một số cách giúp bệnh nhân ung thư giảm tình trạng khó chịu khi ăn uống:
Bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn
Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi (trừ trường hợp bệnh nhân đang bị đau ở miệng hoặc họng).
Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời cho người bệnh ăn những món khoái khẩu của họ, tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Những người đang thực hiện xạ trị hoặc hóa trị ở các vùng như đầu và cổ có thể bị khô miệng do giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những trường hợp này, người bệnh cần lưu ý:
Ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước hoặc đồ ăn mềm, ví dụ như bún, phô mai, sữa, mỳ, miến, bột ngũ cốc.
Tăng tiết nước bọt bằng cách ăn các loại quả có vị chua hoặc nhai kẹo cao su
Uống nhiều nước
Ăn đồ tráng miệng được ướp lạnh
Súc miệng ít nhất 4 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Những bệnh nhân ung thư đang có các tổn thương ở vùng răng miệng nên tránh ăn các thực phẩm rắn, khó nhai nhuốt, và những loại thực phẩm có vị cay nồng, vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự tổn thương.
Nhiều bệnh nhân thực hiện biện pháp hoá trị có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa.
Trường hợp này, người bệnh nên ăn trước khi cơn đói xuất hiện, vì có thể khiến cho cảm giác buồn nôn trở nên mãnh liệt hơn.
Người bệnh cũng nên bổ sung thêm nhiều nước, uống nước theo từng ngụm nhỏ và sử dụng các loại thực phẩm dạng khô như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư cần lưu ý uống đủ từ 8-12 cốc nước trong một ngày, như nước ép hoa quả, sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều nước.
Người bệnh nên uống nước thường xuyên trong ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát nước mới uống, tuy nhiên nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cafein.
THÁP CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
Về việc lập kế hoạch ăn uống cho bệnh nhân ung thư, Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra một khuyến nghị dưới dạng kim tự tháp nhằm hướng dẫn những loại và khẩu phần cho các loại thực phẩm mà bạn nên ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, không có thực phẩm tốt hay xấu, chỉ có chế độ ăn uống hoặc phong cách ăn uống tốt hay xấu.
Điều này có nghĩa là thói quen ăn uống lâu dài quan trọng hơn những gì bạn ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm được đề cập trong tháp dinh dưỡng thể hiện mức độ quan trọng đối với sức khỏe.
Nên ăn theo tháp dinh dưỡng nhiều những thức ăn được biểu thị ở đáy tháp và ăn ít hơn những thực phẩm được đặt trên đỉnh tháp.
Chẳng hạn như nhóm ngũ cốc, trái cây và rau củ nằm ở đáy của tháp dinh dưỡng (nên ăn nhiều), các nhóm thịt, bơ sữa và chất béo đứng đầu tháp (nên ăn ít hơn).
Mặc dù tất cả các nhóm thực phẩm đều có tầm quan trọng nhất định, nhưng những loại thực phẩm thuộc nhóm thực vật nên được chú trọng bổ sung nhiều hơn, còn những loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và chất béo bổ sung nên hạn chế tiêu thụ hoặc ăn chúng một cách điều độ.
Khẩu phần ăn cho từng nhóm thực phẩm:
Nhóm bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống (6-11 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần bao gồm:
1 lát bánh mì
1/2 chén mì ống nấu chín
1/2 chén ngũ cốc nấu chín (bột yến mạch, bột nghiền. kem lúa mì)
1 oz ngũ cốc ăn liền
1/3 chén cơm
4-6 bánh quy giòn
Nhóm trái cây (2-4 phần ăn mỗi ngày): một khẩu phần trái cây bao gồm
1 trái cây cỡ vừa, chẳng hạn như cam, táo, lê, chuối
1/2 chén trái cây tươi, chín, đông lạnh hoặc đóng hộp
1/4 cốc trái cây khô, như nho khô, xoài hoặc mơ
3/4 cốc (6 oz) nước ép trái cây 100%
Nhóm rau (3-5 phần mỗi ngày): một phần rau bao gồm:
1 chén rau sống (gồm bông cải xanh, cà rốt) hoặc rau lá (như rau diếp, rau bina)
1/2 chén rau nấu chín
3/4 cốc nước ép rau củ
Nhóm sữa, sữa chua và pho mát (2-3 phần một ngày):
Với các sản phẩm sữa và những công thức nấu ăn có sử dụng chúng làm nguyên liệu, bạn nên lựa chọn loại sữa tách béo hoặc 1% và các loại phô mai mềm, chẳng hạn như ricotta, parmesan, phô mai tươi, mozzarella và Neufchatel.
Thông thường, một khẩu phần thực phẩm từ sữa được khuyến nghị sẽ bao gồm:
1 cốc sữa
1 cốc sữa chua không vị
1/2 oz pho mát tự nhiên hoặc 2 oz pho mát chế biến
1/2 cốc kem hoặc sữa đá
Nhóm thịt, gia cầm, cá, đậu khô, trứng và các loại hạt (2-3 phần ăn hoặc 6-9 oz một ngày):
Một khẩu phần thịt hoặc chất thay thế thịt thường bao gồm 3 oz thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cá và bánh mì kẹp thịt chay.
Để đánh giá dễ dàng khẩu phần thịt, có thể ước chừng 3 oz với kích cỡ khoảng một lòng bàn tay của một người phụ nữ.
Nếu sử dụng thịt đỏ, nên lựa chọn những miếng thịt nạc thăn hoặc sườn, vì chúng có chứa ít chất béo hơn.
Thông thường, 1 ounce thịt hoặc chất thay thế thịt sẽ bao gồm:
1/2 chén đậu nấu chín hoặc đóng hộp (đậu hoặc đậu Hà Lan)
1 quả trứng
3/4 cốc các loại hạt
2 thìa bơ đậu phộng
Nhóm chất béo, dầu và đồ ngọt nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này vì có chứa nhiều calo và chất béo.
Một khẩu phần chất béo bao gồm:
1 thìa cà phê dầu hoặc sốt mayonnaise thông thường
1 muỗng sốt mayonnaise nhẹ
1 thìa súp thông thường hoặc 2 thìa súp nước sốt salad nhẹ
2 thìa kem chua
1 dải thịt xông khói
Một khẩu phần đồ ngọt bao gồm:
1 – 3 inch (khoảng 2,54 – 7,62 cm) bánh quy
1 chiếc bánh rán
1 thìa cà phê đường hoặc mật ong
Việc áp dụng chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng có vai trò trong việc giúp người bệnh giảm thiểu những tác dụng phụ của các đợt điều trị và cải thiện sức khỏe theo chiều hướng tốt nhất.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Dinh dưỡng
Từ khóa:
Tháp dinh dưỡng bệnh nhân K
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.