Minh mạng thang-Nhất dạ lục giao thang
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
MINH MẠNG THANG - (HAY “NHẤT DẠ LỤC GIAO” THANG)
Lời Rào Trước
…
Tôi tình cờ đọc qua một tài liệu về “Minh Mạng Thang” (còn gọi là “Nhất Dạ Lục Giao” Thang) rất lý thú vì nó chạm vào “yếu diểm” của những ông già 7-8 bó như tôi (?).
Tôi chặng đẳng đừng phải ghi lại bài dưới đây như một mẩu chuyên vui, xem như đọc qua cho biết (FYI) thôi, chứ tôi hoàn toàn không có chủ tâm chỉ dẩn độc giả cái gì cả đâu nhá !? Xin nói trước…
TVG
Minh Mạng làm vua được 20 năm (1820-1840). Nếu bây giờ làm một bài toán nhỏ khiêm nhường căn cứ trên chỉ số trung bình “sinh 5 con một đêm” đi, thì Minh Mạng có thể sản xuất / sinh ra đến 36500 người con (365X20X5 – bằng quân số của 3 Sư đoàn Ngự lâm quân)?
Chỉ con số này thôi đã nói lên tính cách thích chuyện khôi hài của người Việt mình đến cỡ nào!!!
Vậy chuyện này thực hư là như thế nào?
I- Bài thuốc của vua Minh Mạng
Trong cuốn “Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn” do Nguyễn Viết Kế soạn (NXB Đà Nẵng, 1996) đã viết:
“Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ một lúc: Một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt. Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này.”
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông y và y học dân tộc ở miền Nam đã xuất hiện các công bố về đơn thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.”
Theo đó, bài thuốc gồm 22 vị, có hướng dẫn cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả 6 công dụng đặc biệt:
Đại bổ khí huyết,
Tăng cường sinh lực,
Bồi bổ thần kinh,
Ngăn ngừa bệnh tật,
Trị đau lưng, nhức mỏi
Bồi bổ cho sản phụ;
Thang thuốc được ca tụng gần tới trời - như một “thần dược.”
Tương truyền “Minh Mạng Thang” là bài thuốc thuộc loại tối mật của triều đình nhà Nguyễn do các Ngự y trong Thái y viện bốc riêng cho vua, không ai được phép bắt chước, kể cả đại quan cận thần.
Tuy nhiên, do thấy rõ công hiệu phi thường của “Minh Mạng thang” nên một số quan lớn trong triều đã ngầm “móc nối” với các Ngự y trong Thái y viện để lén lút sao phiên bản thang thuốc này đưa ra ngoài.
II- Bản gốc ở đâu?
Tuy nhiên đến nay, bài thuốc này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Vấn đề là “Minh Mạng Thang” và công dụng có thực hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Các lương y của Hội Đông y Thừa Thiên Huế thực hiện đề tài “Thu thập, biên dịch và đề xuất hướng sử dụng các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn” nhằm chuẩn bị việc phục hồi mô hình Thái y viện, để đưa vào chương trình khai thác du lịch quốc gia, đã lục lọi tìm kiếm tất cả các thư tịch liên quan đến Thái y viện ngày xưa, hiện đang được lưu trữ tại “Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.”
Thậm chí đã xem xét kỹ lại trên 300 châu bản là các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn làm ra, trên đó có lời phê và chữ ký của các Ngự y…
Kết quả như thế nào? Chẳng ai tìm thấy dấu vết cái gọi là “Minh Mạng Thang” (hay “Nhất Dạ Lục Giao" Thang) ở đâu cả!
III- “Minh Mạng Thang” là gì?
Minh Mạng Thang là bài thuốc bổ (dương) được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ, tuy nhiên đã thất lạc từ lâu.
Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu đã tìm ra một bài thuốc trong một tập tài liệu cổ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, Hà Nội.
Bài thuốc “Minh Mạng Thang” được nói và phổ biến nhất chỉ có 22 vị.
Tuy nhiên lại có rất nhiều dị bản khác nhau (23, 24, 33 vị…) do một số thầy thuốc cho thêm vào một số vị thuốc khác tùy vào thể trạng của người dùng.
Tôi xin mạn phép chọn và ghi lại chi tiết của thang thuốc có 22 phổ biến nhất.
Thang thuốc này cũng được được chép theo sách “Những phương thuốc bổ và trường xuân trong Y học cổ truyền Đông phương” của lương y Lê Văn Sơn, xuất bản tại tỉnh Sông Bé vào năm 1987:
A - Thành phần các vị thuốc (1 chỉ = 3.75 g)
1. Sa Sâm: 5 chỉ.
2. Cẩu kỷ tư: 2 –
3. Bạch truật: 3 –
4. Đào nhân: 5 –
5. Đương qui: 3 –
6. Mộc qua: 2 –
7. Thục địa: 5 –
8. Tục đoạn: 2 –
9. Phòng phong: 3 –
10. Nhục quế: 1 –
11. Tần giao: 2 –
12. Độc hoạt: 2 –
13. Bạch thược: 3 –
14. Trần bì: 3 –
15. Khương hoạt: 2 –
16. Phục linh: 3 –
17. Đại hồi: 2 –
18. Cam thảo: 3 –
19. Đại táo: 2 –
20. Xuyên khung: 3 –
21. Đỗ trọng: 2 –
22 Thương truật: 2 –
* Đường phèn (?)
Cũng nên biết thêm, toa thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” được đăng lại trên Nhật báo Sống tại Sài gòn số ra ngày 27.4.1968; và ngoài 22 vị thuốc kể trên, toa thuốc Minh Mạng còn có thêm 3 vị khác nữa:
1. Cao hổ cốt: 1 chỉ.
2. Cao ly tử: 3 –
3. Hồng cúc: 2 –
Ở cuối toa thuốc, tài liệu này lưu ý rằng người có máu nóng nên bỏ bớt 2 vị Đại hồi và Nhục quế; còn người có máu lạnh thì thêm vị Ngưu tất, 3 chỉ
B – Cách chế
*Lưu Ý:
Cách chế và dùng đưới đây chỉ được viết ra như lời thuật lại / kể chuyện để đọc cho biết (Loại FYI thôi nhé!)…
Đây không phải là một chỉ dẫn để quý vị dùng.
Tất cả còn tùy vào hoàn cảnh thẩm định và sở thích của tứng cá nhân.
Có hai cách chế thuốc là ngâm và chưng.
1.- Ngâm thuốc:
Ngâm tất cả các vị thuốc ấy vào 2 lít rượu trắng (loại rượu tốt) trong 5 ngày đêm. Lọc rượu ra, pha thêm nửa lít nước đã đun sôi cùng với 300g đường phèn (cho dễ uống). Trộn đều để dùng. Lấy bã thuốc ấy ngấm nước nhì, cũng với 2 lít rượu trắng tốt và ngâm trong 1 tháng. Sau đó, cũng pha với nửa lít nước nấu tan 300g đường phèn.
2.- Chưng thuốc:
Muốn có thuốc nhanh hơn để uống, thì chế thuốc bằng cách chưng. Cho thuốc và 2 lít rượu tốt vào trong 1 cái thố bằng sành. Đậy nắp và bịt mí bằng băng keo cho kín để rượu khỏi bốc hơi ra ngoài. Đặt thố vào trong 1 cái nồi nhôm lớn hơn nó. Đổ nước cao lên bằng 1/2 chiều cao của thố, không đậy nắp nồi. Đặt nồi lên bếp lửa riu riu (lửa nhỏ) trong thời gian khoảng 2 giờ. Sau đó, lấy thố ra, rót riêng rượu, giữ bã thuốc lại. Rồi cho vào bã ấy 1 lít rượu khác, chưng nước nhì trong vòng 1 giờ rưỡi. Xong, lấy rượu, bỏ bã. Dùng từ 100 đến 300g đường phèn (tùy theo mức độ thích uống ngọt) nấu cho tan trong 1/4 hoặc 1/2 lít nước (tùy người dùng rượu độ cao hay thấp) rồi hòa chung với rượu đã chưng mà uống.
C – Cách dùng – Liều lượng
Liều lượng phổ biến: 20 ml / lần (1 ly nhỏ), 2 – 3 lần / ngày.
- Dùng rượu trước bữa ăn chính 10 – 20 phút; và trước khi đi ngủ.
- Nếu không uống được rượu, có thể pha thêm một ít mật ong, đường phèn để cải thiện hương vị.
- Nếu không chịu được vị cồn, có thể cho rượu ra ly, sau đó mang đi chưng cách thủy để giảm bớt vị cồn trong rượu. Lúc này rượu sẽ dễ uống hơn.
Sau khi dùng hết lượng rượu đầu tiên, người dung thuốc có thể cho thêm 3.5 lít rượu vào phần bã thuốc để ngâm lần thứ hai.
D- Công dụng
Công dụng chính của Minh Mạng Thang như sau:
- Hỗ trợ điều trị thận hư, thận yếu, suy thận, suy giảm chức năng gan thận.
- Tăng cường sức mạnh sinh lý nam giới, điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Kích thích lưu thông máu huyết trong cơ thể, tăng cường lượng máu đến dương vật cũng như cơ quan sinh dục. Điều này làm nam giới cảm thấy hưng phấn tình dục và duy trì được thời gian cương cứng lâu hơn.
- Phòng chống mãn dục sớm, duy trì khả năng sinh lý ở nam giới trên 40 tuổi.
- Bồi bổ cơ thể, giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn.
- Tăng cường hệ thống tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ.
- Phòng chống suy nhược cơ thể, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
E. Đối tượng có thể sử dụng “Minh Mạng Thang”
Mặc dù được xem là một bài thuốc tăng cường sinh lý cho nam giới nhưng Minh Mạng thang 22 vị có thể dùng được cho cả nam và nữ. Thông thường bài thuốc được chỉ định cho các đối tượng sau:
- Người bị yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, không thể tăng cân hoặc giảm cân mà không rõ lý do.
- Người có hệ thống tiêu hóa hoạt động kém, không có khả năng hấp thu và tiêu thụ các chất dinh dưỡng.
- Bệnh nhân phong tê thấp.
- Người muốn nâng cao khả năng, chất lượng tình dục hoặc tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
F. Các đối tượng không nên dùng “Minh Mạng Thang”
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của bài thuốc.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Ngoài ra, thanh niên có sức khỏe bình thường dưới 30 tuổi cũng không nên dùng Minh Mạng thang.
- Người cao huyết áp, huyết áp không ổn định.
- Người có tiền sử dị ứng rượu hoặc các bệnh dị ứng khác.
G - Tính dược của mỗi vị (chỉ để tham khảo thôi)
1. Sa sâm: Gọi là Sa sâm vì sâm này mọc ở cát (sa: cát). Sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế, có tác dụng dinh dưỡng và thanh phế, trừ ho, khử đờm, mát phổi, Sa sâm trong dân gian còn là vị thuốc rất quý để chữa hầu hết các bệnh phổi nóng rát, ho v..v...
2. Kỷ Tử: Kỷ tử hay Khởi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử (Lycium sinense). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: Cải thiện và điều tiết công năng hoạt động của cơ thể; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận; bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn chất béo trong máu,
3. Bạch Truật: Còn gọi là Ư truật, Đồng truật, Tiết truật. Bạch Truật có vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an thai, người âm hư không nên dùng.
4. Đào Nhân: Tức là nhân của quả Đào. Theo tài liệu cổ, Đào nhân có vị đắng ngọt, có tác dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường dùng để chữa huyết ứ, huyết bế làm tiêu chất ở bụng dưới thông kinh nguyệt, sát tràng phàm, người không ứ trệ không nên dùng.
5. Đương Quy: Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây Đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Ngoài ra, Đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản. Một số phụ nữ dùng Đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.
6. Mộc Qua: Đây là một loại cây bụi rụng lá, thân gỗ. Cành cây nhẵn hoặc có mang nhiều lông tơ màu đỏ. Loại cây này còn được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến rối loạn máu, sốt, vàng da, thiếu máu... Ngoài ra, Mộc hoa (Qua) trắng còn có thể gây hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, chống co thắt, chống oxy-hóa, kích thích sự co bóp ruột và tử cung...
7. Thục Địa: Thục địa là loại dược liệu được chế biến từ rễ củ của cây Địa hoàng. Cây Địa hoàng có nguồn gốc từ Trung hoa, Đây là vị thuốc rất nổi tiếng trong Y học cổ truyền và được sử dụng từ lâu ở khu vực Đông Á trong hầu hết các phương thuốc có tác dụng bổ thận, bổ huyết, tăng cường sinh lý nam nữ, dùng để điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, thiếu máu, loãng xương,…
8. Tục Đoạn: Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi cao mát mẻ, có bóng cây râm mát Khi thu hái, đào lấy phần rễ già, rửa sạch đất, cát rồi cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, mang phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho khô. Củ khô sắc uống có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, trị mụn nhọt, nhức gân xương, sai khớp, bong gân hoặc phụ nữ hay bị sảy thai, di tinh, bạch đới. Loại dược liệu này thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, xoa dịu cơn đau do bị ngã, chấn thương và an thai, lợi sữa, cầm máu.
9. Phòng phong: Phòng phong có vị cay ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng phát biểu, tán phong, trừ thấp, cảm mạo biểu chứng làm ra mồ hôi, chữa choáng váng, mắt mờ, đau nhức các khớp xương rất hay.
10. Nhục Quế: Quế nhục là phần vỏ thân của cây quế. Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì được gọi là Nhục quế tâm, vỏ quế cuộn thành hình xoắn ốc được gọi là Quan quế. Quế nhục vị cay, ngọt thường được sử dụng để hạ sốt, chống co giật, chống tắc nghẽn mạch, chống tắc huyết khối, chống viêm, kháng khuẩn. Quế nhục thường được chỉ định để điều trị các trường hợp như:
- Suy thận dương, lạnh chi, đau thắt lưng, nhức mỏi khớp gối, bất lực và thường hay đi tiểu.
- Dương hư ở tỳ thận dẫn đến bụng lạnh, kém ăn, đi ngoài phân lỏng.
11. Tần Giao: Tần giao là loại cây gỗ nhỏ, cao 1 - 1,5m. Cành nhẵn, màu xanh lục hoặc tím sẫm, hơi to ở các đốt. Tần giao là vị thuốc có vị hăng, đắng và hơi lạnh, có công năng thanh nhiệt, lợi niệu, nhuận tràng.
12. Độc Hoạt: Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại cây độc hoạt khác nhau.
- Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt.
- Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp.
- Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt.
13. Bạch Thược: Còn gọi là Đẩu thược, Thược dược. Có vị đắng, chua, hơi hàn, có tác dụng nhuận gan, dưỡng huyết, liễm ân, kỵ tiểu, hông ngực tức đau, kinh nguyệt không đều.
14. Trần Bì: Trần bì là một loại dược liệu được chế biến từ vỏ cam quýt. Dưới đây là một số công dụng của trần bì:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Điều trị bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị béo phì và rối loạn chuyển hóa.
- Kháng khuẩn.
- Chống viêm thần kinh.
15. Khương Hoạt: Khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh bàng quang, can và thận. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau. Khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau.
16. Phục linh: Phục linh có vị ngọt nhạt, có tác dụng lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Phục linh có công dụng:
- Thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt.
- Di tinh, mộng tinh.
- Lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng.
- Tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém.
- An thần, trị mất ngủ.
17. Đại Hồi: Đại hồi còn được gọi là Hồi sao, Đại hồi hương, Tai vị, Bác giác hồi hương. Bộ phận dùng của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô). Tác dụng của đại hồi như sau:
- Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
- Tác dụng long đờm, ức chế sự lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng.
- Dược liệu có tác dụng lợi sữa và làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột.
- Tác dụng tạo mùi hương trong thuốc đánh răng.
18. Cam Thảo: Còn gọi là Bắc Cam Thảo, Sinh Cam Thảo, gọi là Cam Thảo vì loại thảo mộc này có vị ngọt (cam là ngọt, thảo là cỏ). Cam thảo có vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ vị nhuận phế thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị khác và chữa loét dạ dày.
19. Đại Táo (Táo tàu): Quả hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu dỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt.
- Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau.
- Phụ nữ có thai hay đau bụng.
20. Xuyên Khung: Một số tài liệu phân tích tên gọi của chúng: “Xuyên” là tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), “khung” là cao, “cùng” là chỗ cuối cùng. Do đó, vị thuốc có xu hướng chuyên trị các chứng thuộc phần trên cơ thể. Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Có công dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau, trừ phong.
21. Đỗ Trọng: Các bộ phận trên cây đỗ trọng hay đặc biệt là vỏ cây thường xuyên có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Chẳng hạn như trị chứng thận hư, nhức mỏi cơ thể, tăng huyết áp, chứng tiểu đêm, rối loạn sinh lý nam… Vỏ cây đỗ trọng chứa các thành phần được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp.
22. Thương Truật: Khi sử dụng thuốc sẽ có vị cay và đắng. Theo những ghi chép cổ cũng như kiểm chứng, cây thuốc thương truật có 3 tác dụng dược lý phổ biến là: ổn định đường huyết, thúc đẩy hệ tiêu hóa, tốt cho hệ tiết niệu.
* Đường Phèn (thêm vào chỉ để cải thiện hương vị, cho dễ dùng)
Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose.
Lời Rào Sau
Kết cục, cho đến thời điểm này thì “Minh Mạng Thang” vẫn chỉ là bài thuốc được truyền miệng trong dân gian nghe cho vui trong những buổi trà dư tửu hậu, chứ chưa có chứng minh thực tế nào. Tốt nhất là khi có bệnh thì nên đến gặp bác sĩ chứ chẳng nên nghe người này người kia chỉ dẫn tứ tung rồi tùy tiện mua các vị thuốc về ngâm rượu, uống bừa bãi. Tốn tiền mà chết sảng hồi nào không hay?!
Life is too short. Do NOT make it shorter.
-TVG
Trần Văn Giang (ghi lại)
Lời Rào Trước
…
Tôi tình cờ đọc qua một tài liệu về “Minh Mạng Thang” (còn gọi là “Nhất Dạ Lục Giao” Thang) rất lý thú vì nó chạm vào “yếu diểm” của những ông già 7-8 bó như tôi (?).
Tôi chặng đẳng đừng phải ghi lại bài dưới đây như một mẩu chuyên vui, xem như đọc qua cho biết (FYI) thôi, chứ tôi hoàn toàn không có chủ tâm chỉ dẩn độc giả cái gì cả đâu nhá !? Xin nói trước…
TVG
Minh Mạng làm vua được 20 năm (1820-1840). Nếu bây giờ làm một bài toán nhỏ khiêm nhường căn cứ trên chỉ số trung bình “sinh 5 con một đêm” đi, thì Minh Mạng có thể sản xuất / sinh ra đến 36500 người con (365X20X5 – bằng quân số của 3 Sư đoàn Ngự lâm quân)?
Chỉ con số này thôi đã nói lên tính cách thích chuyện khôi hài của người Việt mình đến cỡ nào!!!
Vậy chuyện này thực hư là như thế nào?
I- Bài thuốc của vua Minh Mạng
Trong cuốn “Kể chuyện các đời vua nhà Nguyễn” do Nguyễn Viết Kế soạn (NXB Đà Nẵng, 1996) đã viết:
“Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ một lúc: Một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt. Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này.”
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông y và y học dân tộc ở miền Nam đã xuất hiện các công bố về đơn thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử.”
Theo đó, bài thuốc gồm 22 vị, có hướng dẫn cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả 6 công dụng đặc biệt:
Đại bổ khí huyết,
Tăng cường sinh lực,
Bồi bổ thần kinh,
Ngăn ngừa bệnh tật,
Trị đau lưng, nhức mỏi
Bồi bổ cho sản phụ;
Thang thuốc được ca tụng gần tới trời - như một “thần dược.”
Tương truyền “Minh Mạng Thang” là bài thuốc thuộc loại tối mật của triều đình nhà Nguyễn do các Ngự y trong Thái y viện bốc riêng cho vua, không ai được phép bắt chước, kể cả đại quan cận thần.
Tuy nhiên, do thấy rõ công hiệu phi thường của “Minh Mạng thang” nên một số quan lớn trong triều đã ngầm “móc nối” với các Ngự y trong Thái y viện để lén lút sao phiên bản thang thuốc này đưa ra ngoài.
II- Bản gốc ở đâu?
Tuy nhiên đến nay, bài thuốc này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Vấn đề là “Minh Mạng Thang” và công dụng có thực hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Các lương y của Hội Đông y Thừa Thiên Huế thực hiện đề tài “Thu thập, biên dịch và đề xuất hướng sử dụng các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn” nhằm chuẩn bị việc phục hồi mô hình Thái y viện, để đưa vào chương trình khai thác du lịch quốc gia, đã lục lọi tìm kiếm tất cả các thư tịch liên quan đến Thái y viện ngày xưa, hiện đang được lưu trữ tại “Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.”
Thậm chí đã xem xét kỹ lại trên 300 châu bản là các bài thuốc của Thái y viện triều Nguyễn làm ra, trên đó có lời phê và chữ ký của các Ngự y…
Kết quả như thế nào? Chẳng ai tìm thấy dấu vết cái gọi là “Minh Mạng Thang” (hay “Nhất Dạ Lục Giao" Thang) ở đâu cả!
III- “Minh Mạng Thang” là gì?
Minh Mạng Thang là bài thuốc bổ (dương) được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ, tuy nhiên đã thất lạc từ lâu.
Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu đã tìm ra một bài thuốc trong một tập tài liệu cổ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, Hà Nội.
Bài thuốc “Minh Mạng Thang” được nói và phổ biến nhất chỉ có 22 vị.
Tuy nhiên lại có rất nhiều dị bản khác nhau (23, 24, 33 vị…) do một số thầy thuốc cho thêm vào một số vị thuốc khác tùy vào thể trạng của người dùng.
Tôi xin mạn phép chọn và ghi lại chi tiết của thang thuốc có 22 phổ biến nhất.
Thang thuốc này cũng được được chép theo sách “Những phương thuốc bổ và trường xuân trong Y học cổ truyền Đông phương” của lương y Lê Văn Sơn, xuất bản tại tỉnh Sông Bé vào năm 1987:
A - Thành phần các vị thuốc (1 chỉ = 3.75 g)
1. Sa Sâm: 5 chỉ.
2. Cẩu kỷ tư: 2 –
3. Bạch truật: 3 –
4. Đào nhân: 5 –
5. Đương qui: 3 –
6. Mộc qua: 2 –
7. Thục địa: 5 –
8. Tục đoạn: 2 –
9. Phòng phong: 3 –
10. Nhục quế: 1 –
11. Tần giao: 2 –
12. Độc hoạt: 2 –
13. Bạch thược: 3 –
14. Trần bì: 3 –
15. Khương hoạt: 2 –
16. Phục linh: 3 –
17. Đại hồi: 2 –
18. Cam thảo: 3 –
19. Đại táo: 2 –
20. Xuyên khung: 3 –
21. Đỗ trọng: 2 –
22 Thương truật: 2 –
* Đường phèn (?)
Cũng nên biết thêm, toa thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” được đăng lại trên Nhật báo Sống tại Sài gòn số ra ngày 27.4.1968; và ngoài 22 vị thuốc kể trên, toa thuốc Minh Mạng còn có thêm 3 vị khác nữa:
1. Cao hổ cốt: 1 chỉ.
2. Cao ly tử: 3 –
3. Hồng cúc: 2 –
Ở cuối toa thuốc, tài liệu này lưu ý rằng người có máu nóng nên bỏ bớt 2 vị Đại hồi và Nhục quế; còn người có máu lạnh thì thêm vị Ngưu tất, 3 chỉ
B – Cách chế
*Lưu Ý:
Cách chế và dùng đưới đây chỉ được viết ra như lời thuật lại / kể chuyện để đọc cho biết (Loại FYI thôi nhé!)…
Đây không phải là một chỉ dẫn để quý vị dùng.
Tất cả còn tùy vào hoàn cảnh thẩm định và sở thích của tứng cá nhân.
Có hai cách chế thuốc là ngâm và chưng.
1.- Ngâm thuốc:
Ngâm tất cả các vị thuốc ấy vào 2 lít rượu trắng (loại rượu tốt) trong 5 ngày đêm. Lọc rượu ra, pha thêm nửa lít nước đã đun sôi cùng với 300g đường phèn (cho dễ uống). Trộn đều để dùng. Lấy bã thuốc ấy ngấm nước nhì, cũng với 2 lít rượu trắng tốt và ngâm trong 1 tháng. Sau đó, cũng pha với nửa lít nước nấu tan 300g đường phèn.
2.- Chưng thuốc:
Muốn có thuốc nhanh hơn để uống, thì chế thuốc bằng cách chưng. Cho thuốc và 2 lít rượu tốt vào trong 1 cái thố bằng sành. Đậy nắp và bịt mí bằng băng keo cho kín để rượu khỏi bốc hơi ra ngoài. Đặt thố vào trong 1 cái nồi nhôm lớn hơn nó. Đổ nước cao lên bằng 1/2 chiều cao của thố, không đậy nắp nồi. Đặt nồi lên bếp lửa riu riu (lửa nhỏ) trong thời gian khoảng 2 giờ. Sau đó, lấy thố ra, rót riêng rượu, giữ bã thuốc lại. Rồi cho vào bã ấy 1 lít rượu khác, chưng nước nhì trong vòng 1 giờ rưỡi. Xong, lấy rượu, bỏ bã. Dùng từ 100 đến 300g đường phèn (tùy theo mức độ thích uống ngọt) nấu cho tan trong 1/4 hoặc 1/2 lít nước (tùy người dùng rượu độ cao hay thấp) rồi hòa chung với rượu đã chưng mà uống.
C – Cách dùng – Liều lượng
Liều lượng phổ biến: 20 ml / lần (1 ly nhỏ), 2 – 3 lần / ngày.
- Dùng rượu trước bữa ăn chính 10 – 20 phút; và trước khi đi ngủ.
- Nếu không uống được rượu, có thể pha thêm một ít mật ong, đường phèn để cải thiện hương vị.
- Nếu không chịu được vị cồn, có thể cho rượu ra ly, sau đó mang đi chưng cách thủy để giảm bớt vị cồn trong rượu. Lúc này rượu sẽ dễ uống hơn.
Sau khi dùng hết lượng rượu đầu tiên, người dung thuốc có thể cho thêm 3.5 lít rượu vào phần bã thuốc để ngâm lần thứ hai.
D- Công dụng
Công dụng chính của Minh Mạng Thang như sau:
- Hỗ trợ điều trị thận hư, thận yếu, suy thận, suy giảm chức năng gan thận.
- Tăng cường sức mạnh sinh lý nam giới, điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Kích thích lưu thông máu huyết trong cơ thể, tăng cường lượng máu đến dương vật cũng như cơ quan sinh dục. Điều này làm nam giới cảm thấy hưng phấn tình dục và duy trì được thời gian cương cứng lâu hơn.
- Phòng chống mãn dục sớm, duy trì khả năng sinh lý ở nam giới trên 40 tuổi.
- Bồi bổ cơ thể, giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn.
- Tăng cường hệ thống tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ.
- Phòng chống suy nhược cơ thể, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
E. Đối tượng có thể sử dụng “Minh Mạng Thang”
Mặc dù được xem là một bài thuốc tăng cường sinh lý cho nam giới nhưng Minh Mạng thang 22 vị có thể dùng được cho cả nam và nữ. Thông thường bài thuốc được chỉ định cho các đối tượng sau:
- Người bị yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, không thể tăng cân hoặc giảm cân mà không rõ lý do.
- Người có hệ thống tiêu hóa hoạt động kém, không có khả năng hấp thu và tiêu thụ các chất dinh dưỡng.
- Bệnh nhân phong tê thấp.
- Người muốn nâng cao khả năng, chất lượng tình dục hoặc tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
F. Các đối tượng không nên dùng “Minh Mạng Thang”
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của bài thuốc.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Ngoài ra, thanh niên có sức khỏe bình thường dưới 30 tuổi cũng không nên dùng Minh Mạng thang.
- Người cao huyết áp, huyết áp không ổn định.
- Người có tiền sử dị ứng rượu hoặc các bệnh dị ứng khác.
G - Tính dược của mỗi vị (chỉ để tham khảo thôi)
1. Sa sâm: Gọi là Sa sâm vì sâm này mọc ở cát (sa: cát). Sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế, có tác dụng dinh dưỡng và thanh phế, trừ ho, khử đờm, mát phổi, Sa sâm trong dân gian còn là vị thuốc rất quý để chữa hầu hết các bệnh phổi nóng rát, ho v..v...
2. Kỷ Tử: Kỷ tử hay Khởi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử (Lycium sinense). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: Cải thiện và điều tiết công năng hoạt động của cơ thể; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận; bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn chất béo trong máu,
3. Bạch Truật: Còn gọi là Ư truật, Đồng truật, Tiết truật. Bạch Truật có vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an thai, người âm hư không nên dùng.
4. Đào Nhân: Tức là nhân của quả Đào. Theo tài liệu cổ, Đào nhân có vị đắng ngọt, có tác dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường dùng để chữa huyết ứ, huyết bế làm tiêu chất ở bụng dưới thông kinh nguyệt, sát tràng phàm, người không ứ trệ không nên dùng.
5. Đương Quy: Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây Đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Ngoài ra, Đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản. Một số phụ nữ dùng Đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.
6. Mộc Qua: Đây là một loại cây bụi rụng lá, thân gỗ. Cành cây nhẵn hoặc có mang nhiều lông tơ màu đỏ. Loại cây này còn được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến rối loạn máu, sốt, vàng da, thiếu máu... Ngoài ra, Mộc hoa (Qua) trắng còn có thể gây hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, chống co thắt, chống oxy-hóa, kích thích sự co bóp ruột và tử cung...
7. Thục Địa: Thục địa là loại dược liệu được chế biến từ rễ củ của cây Địa hoàng. Cây Địa hoàng có nguồn gốc từ Trung hoa, Đây là vị thuốc rất nổi tiếng trong Y học cổ truyền và được sử dụng từ lâu ở khu vực Đông Á trong hầu hết các phương thuốc có tác dụng bổ thận, bổ huyết, tăng cường sinh lý nam nữ, dùng để điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, thiếu máu, loãng xương,…
8. Tục Đoạn: Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi cao mát mẻ, có bóng cây râm mát Khi thu hái, đào lấy phần rễ già, rửa sạch đất, cát rồi cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, mang phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho khô. Củ khô sắc uống có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, trị mụn nhọt, nhức gân xương, sai khớp, bong gân hoặc phụ nữ hay bị sảy thai, di tinh, bạch đới. Loại dược liệu này thường được dùng làm thuốc bổ toàn thân, xoa dịu cơn đau do bị ngã, chấn thương và an thai, lợi sữa, cầm máu.
9. Phòng phong: Phòng phong có vị cay ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng phát biểu, tán phong, trừ thấp, cảm mạo biểu chứng làm ra mồ hôi, chữa choáng váng, mắt mờ, đau nhức các khớp xương rất hay.
10. Nhục Quế: Quế nhục là phần vỏ thân của cây quế. Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì được gọi là Nhục quế tâm, vỏ quế cuộn thành hình xoắn ốc được gọi là Quan quế. Quế nhục vị cay, ngọt thường được sử dụng để hạ sốt, chống co giật, chống tắc nghẽn mạch, chống tắc huyết khối, chống viêm, kháng khuẩn. Quế nhục thường được chỉ định để điều trị các trường hợp như:
- Suy thận dương, lạnh chi, đau thắt lưng, nhức mỏi khớp gối, bất lực và thường hay đi tiểu.
- Dương hư ở tỳ thận dẫn đến bụng lạnh, kém ăn, đi ngoài phân lỏng.
11. Tần Giao: Tần giao là loại cây gỗ nhỏ, cao 1 - 1,5m. Cành nhẵn, màu xanh lục hoặc tím sẫm, hơi to ở các đốt. Tần giao là vị thuốc có vị hăng, đắng và hơi lạnh, có công năng thanh nhiệt, lợi niệu, nhuận tràng.
12. Độc Hoạt: Độc hoạt là thân và rễ của nhiều loại cây độc hoạt khác nhau.
- Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt.
- Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp.
- Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt.
13. Bạch Thược: Còn gọi là Đẩu thược, Thược dược. Có vị đắng, chua, hơi hàn, có tác dụng nhuận gan, dưỡng huyết, liễm ân, kỵ tiểu, hông ngực tức đau, kinh nguyệt không đều.
14. Trần Bì: Trần bì là một loại dược liệu được chế biến từ vỏ cam quýt. Dưới đây là một số công dụng của trần bì:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Điều trị bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị béo phì và rối loạn chuyển hóa.
- Kháng khuẩn.
- Chống viêm thần kinh.
15. Khương Hoạt: Khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh bàng quang, can và thận. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau. Khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau.
16. Phục linh: Phục linh có vị ngọt nhạt, có tác dụng lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Phục linh có công dụng:
- Thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt.
- Di tinh, mộng tinh.
- Lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng.
- Tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém.
- An thần, trị mất ngủ.
17. Đại Hồi: Đại hồi còn được gọi là Hồi sao, Đại hồi hương, Tai vị, Bác giác hồi hương. Bộ phận dùng của đại hồi là quả và tinh dầu quả (Dùng tươi hoặc phơi khô). Tác dụng của đại hồi như sau:
- Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
- Tác dụng long đờm, ức chế sự lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng.
- Dược liệu có tác dụng lợi sữa và làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột.
- Tác dụng tạo mùi hương trong thuốc đánh răng.
18. Cam Thảo: Còn gọi là Bắc Cam Thảo, Sinh Cam Thảo, gọi là Cam Thảo vì loại thảo mộc này có vị ngọt (cam là ngọt, thảo là cỏ). Cam thảo có vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ vị nhuận phế thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị khác và chữa loét dạ dày.
19. Đại Táo (Táo tàu): Quả hình cầu hay hình trứng, khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu dỏ sẫm. Vỏ quả mẫm vị ngọt.
- Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau.
- Phụ nữ có thai hay đau bụng.
20. Xuyên Khung: Một số tài liệu phân tích tên gọi của chúng: “Xuyên” là tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), “khung” là cao, “cùng” là chỗ cuối cùng. Do đó, vị thuốc có xu hướng chuyên trị các chứng thuộc phần trên cơ thể. Vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Có công dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau, trừ phong.
21. Đỗ Trọng: Các bộ phận trên cây đỗ trọng hay đặc biệt là vỏ cây thường xuyên có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Chẳng hạn như trị chứng thận hư, nhức mỏi cơ thể, tăng huyết áp, chứng tiểu đêm, rối loạn sinh lý nam… Vỏ cây đỗ trọng chứa các thành phần được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp.
22. Thương Truật: Khi sử dụng thuốc sẽ có vị cay và đắng. Theo những ghi chép cổ cũng như kiểm chứng, cây thuốc thương truật có 3 tác dụng dược lý phổ biến là: ổn định đường huyết, thúc đẩy hệ tiêu hóa, tốt cho hệ tiết niệu.
* Đường Phèn (thêm vào chỉ để cải thiện hương vị, cho dễ dùng)
Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose.
Lời Rào Sau
Kết cục, cho đến thời điểm này thì “Minh Mạng Thang” vẫn chỉ là bài thuốc được truyền miệng trong dân gian nghe cho vui trong những buổi trà dư tửu hậu, chứ chưa có chứng minh thực tế nào. Tốt nhất là khi có bệnh thì nên đến gặp bác sĩ chứ chẳng nên nghe người này người kia chỉ dẫn tứ tung rồi tùy tiện mua các vị thuốc về ngâm rượu, uống bừa bãi. Tốn tiền mà chết sảng hồi nào không hay?!
Life is too short. Do NOT make it shorter.
-TVG
Trần Văn Giang (ghi lại)
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Dinh dưỡng
Từ khóa:
Minh mạng thang-Nhất dạ lục giao thang
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.