YOGA VÀ UNG THƯ
Yoga là hình thức tập thể dục từ cổ xưa dành cho cơ thể và tâm trí, nhằm mục đích cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt và hơi thở thông qua một loạt các tư thế và chuyển động.
Đó là triết lý về toàn bộ cơ thể bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 5000 năm trước.
Yoga nhằm mục đích tạo ra sự hài hòa giữa tâm trí, cơ thể và tinh thần để giúp con người cảm thấy bình tĩnh hơn.
Có khoảng 80 tư thế chính mà bạn có thể thực hiện khi đứng, quỳ, ngồi hoặc nằm.
Có một số phong cách yoga khác nhau bao gồm: Haltha, Iyengar và Ashtanga yoga.
Có một số hình thức tập yoga khá nặng, trong khi số khác lại nhẹ nhàng hơn tập trung chủ yếu vào thiền và cách thở.
Giáo viên yoga nói rằng các tư thế có thể:
Kích thích hệ thần kinh
Làm cho cơ và khớp linh hoạt hơn
Thư giãn tâm trí và cơ thể
Tại sao người bị ung thư lại tập yoga
Cũng như nhiều loại liệu pháp bổ sung vào điều trị, một trong các lý do chính mà những người bệnh ung thư sử dụng yoga là vì nó giúp họ cảm thấy dễ chịu.
Giáo viên yoga quảng bá rằng yoga là một cách tự nhiên để giúp thư giãn và đối phó với những căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
Nhìn chung, giúp nâng tâm trạng và tăng cường sức khỏe.
Một số người bệnh ung thư cho biết yoga giúp họ tĩnh tâm để đương đầu với bệnh tật tốt hơn.
Những người khác cho rằng, yoga giúp giảm triệu chứng và tác dụng phụ như đau, mệt mỏi, các vấn đề về giấc ngủ và trầm cảm.
Yoga đôi khi có thể giúp vận động nhanh chóng và dễ dàng hơn sau phẫu thuật.
Các nội dung tập luyện
Mỗi buổi tập yoga thường kéo dài từ 60 đến 90 phút.
Có thể tham gia theo nhóm hoặc tập riêng với một giáo viên.
Các bài tập sẽ phụ thuộc vào phong cách yoga.
Nhưng thông thường sẽ thực hiện hàng loạt các tư thế và luyện hơi thở, quá trình này sẽ kết thúc bằng một khoảng thời gian thư giãn.
Hãy mặc đồ dễ vận động và kéo giãn.
Cần một tấm thảm chống trượt.
Chỉ nên tự tập luyện yoga ở nhà sau khi đã học được cách thực hiện các tư thế một cách an toàn và đúng cách.
Có thể bị chấn thương nếu không thực hiện đúng cách.
Tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa
Nhìn chung, yoga rất an toàn nếu tập đúng cách và dưới sự hướng dẫn của giáo viên có trình độ.
Các giáo viên có trình độ thường khuyến nghị các biện pháp an toàn sau đây.
Tập yoga sau bữa ăn tối thiểu 2 giờ
Không nên tập yoga một mình ở nhà nếu trước đó chưa luyện tập với một giáo viên có trình độ.
Hãy nói với giáo viên yoga bất kì vấn đề sức khỏe đang gặp phải, bao gồm các vấn đề về lưng và khớp, trước khi bắt đầu luyện tập.
Dừng tập và nói với giáo viên nếu có tư thế nào đó làm đau.
Đừng bao giờ thử các tư thế khó, chẳng hạn như trồng cây chuối, khi chưa được giáo viên có trình độ hướng dẫn cách thực hiện trước.
Phụ nữ đang có thai hoặc trong chu kì kinh nguyệt không nên tập một số tư thế.
Giáo viên sẽ nói cho bạn đó là những tư thế nào
Uống nhiều nước sau mỗi buổi học.
Các nghiên cứu về yoga trong điều trị ung thư
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh yoga có thể chữa khỏi hoặc phòng ngừa bất kì loại ung thư nào.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp người bệnh ung thư đối phó với các triệu chứng và tác dụng phụ.
Năm 2017, một bài đánh giá của Cochrane đã xem xét liệu yoga có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc ung thư vú hay không.
Họ tập hợp 24 nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều có quy mô nhỏ nên kết quả nghiên cứu cũng cần cẩn trọng khi sử dụng.
Họ phát hiện ra đôi khi yoga có thể giúp cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi, lo âu và trầm cảm.
Vào tháng 3 năm 2010, một đánh giá tổng hợp các nghiên cứu về yoga dành cho bệnh nhân ung thư đã được xuất bản, bao gồm 10 thử nghiệm lâm sàng.
Đánh giá này phát hiện ra rằng yoga có thể giúp giảm lo âu, trầm cảm, mệt mỏi và căng thẳng cho một số bệnh nhân, và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và tinh thần trở nên tốt hơn cho một số bệnh nhân.
Các tác giả của đánh giá nghiên cứu này cho biết yoga có thể tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, các kết quả của đánh giá này cần phải được sử dụng một cách thận trọng vì đánh giá có một số điểm yếu và các nghiên cứu trong đánh giá có sự khác biệt.
Một nghiên cứu nhỏ trên các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến cũng ghi nhận sự cải thiện về chất lượng cuộc sống và sức khỏe chung khi họ tập yoga thường xuyên.
Tìm lớp và giáo viên yoga
Hãy tìm hiểu xem gần nơi sống có lớp học yoga không, và có lớp cho người bệnh ung thư không.
Bạn có thể tìm thêm thông tin trên fanpage của Tổ chức Y học cộng đồng, hoặc các nhóm Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư như Phụ nữ Kiên cường.
Họ có thể giới thiệu bạn đến một tổ chức tình nguyện để học miễn phí hoặc với chi phí thấp.
Một điều quan trọng là cần tham gia lớp học với giáo viên có trình độ
Hỏi giáo viên những câu hỏi này.
Ông/bà đã được đào tạo bao nhiêu năm rồi?
Ông/bà đã tập luyện bao nhiêu năm rồi?
Ông/bà có được đào tạo hoặc có kinh nghiệm dạy cho những người bệnh ung thư không?
Ông/bà có bảo hiểm bồi thường không? (trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn)
Cảnh báo
Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập yoga nào, hãy chắc chắn rằng đã nói chuyện với giáo viên yoga về tình trạng của mình.
Giáo viên sẽ điều chỉnh bài tập phù hợp với nhu cầu.
Điều quan trọng là phải thực hiện mọi việc một cách nhẹ nhàng lúc đầu để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Nguồn: dịch từ Cancer Research UK – Tổ chức nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh.
TIP
LỢI ÍCH CỦA YOGA VÀ THIỀN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ
Yoga là liệu pháp bổ sung giữa tâm trí và cơ thể có thể giúp mọi người kiểm soát các triệu chứng ung thư hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Tóm tắt nghiên cứu từ Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia về các biện pháp can thiệp giữa tâm trí và cơ thể cho thấy yoga có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm, đau khổ và căng thẳng ở những người mắc bệnh ung thư.
Một kết quả nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu và những người sống sót cho thấy yoga có thể giúp giảm mệt mỏi.
Thiền, một trong những công cụ của yoga, cũng đã được chứng minh là có tác dụng giải quyết lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi và các rối loạn tâm trạng và giấc ngủ nói chung.
Yoga là một hệ thống kiến thức và thực hành có sự kết hợp dựa trên triết lý Ấn Độ cổ đại, với mục tiêu làm dịu những dao động của tâm trí và phát triển sự cân bằng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Yoga rất phổ biến ở Hoa Kỳ: Tính đến năm 2012, 9,5% người lớn ở Hoa Kỳ đã báo cáo sử dụng yoga, với 8% sử dụng thiền.
Các phong cách yoga thách thức về thể chất ít phù hợp với bệnh nhân ung thư đang phải đối mặt với các thách thức về sức khỏe hơn là hatha, yin, trị liệu và Viniyoga.
Viniyoga điều chỉnh các công cụ của yoga (hơi thở, chuyển động, thiền) theo nhu cầu, mục tiêu và khả năng của từng cá nhân.
HƯỚNG DẪN UNG THƯ LÂM SÀNG
Hướng dẫn thực hành ung thư lâm sàng dựa trên đánh giá tài liệu có hệ thống từ năm 1990 đến năm 2015 nêu chi tiết một khối lượng lớn bằng chứng để khuyến nghị liệu pháp tâm-thân như một phương pháp chăm sóc hỗ trợ ung thư vú trong và sau quá trình điều trị.
Cụ thể, yoga và thiền có vẻ rất hữu ích hoặc ở mức độ trung bình để giảm lo lắng và căng thẳng, cải thiện chứng trầm cảm và rối loạn tâm trạng, và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một đánh giá về 11 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) và 6 thử nghiệm không phải RCT đã tìm thấy sự ủng hộ nhất quán từ hiệu quả của yoga trong việc cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần (như đau khổ, tâm trạng và lo lắng) trong quá trình điều trị ung thư.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy sự cải thiện về giấc ngủ, tình trạng mệt mỏi và chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.
Một đánh giá về 9 RCT và 6 nghiên cứu không phải ngẫu nhiên về việc sử dụng yoga của những người sống sót sau ung thư cho thấy những lợi ích về thể chất và tâm lý xã hội.
Những phát hiện sơ bộ cho thấy khả năng giảm mệt mỏi, khó thở, các vấn đề về đường tiêu hóa, các triệu chứng mãn kinh, mức độ đau và cải thiện chức năng hô hấp, nhịp tim và HRV, cũng như các lợi ích liên quan đến giấc ngủ, sức khỏe cảm xúc, sức sống, căng thẳng và chức năng nhận thức. 11
YOGA THAY ĐỔI CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÂM TRÍ
Khoa học thần kinh và tâm lý học cho thấy trạng thái mặc định của não người là tâm trí lang thang - suy ngẫm về quá khứ hoặc nghĩ về tương lai.
Yoga và thiền định chuyển sự chú ý đến mạng lưới thần kinh nội cảm bằng cách hướng sự chú ý đến các cảm giác cơ thể nội cảm hiện tại như hơi thở.
Di truyền và kinh nghiệm sống góp phần vào khả năng nhận thức nội cảm của cá nhân.
Khả năng đó có thể cải thiện thông qua đào tạo. Thực hành thường xuyên phát triển thói quen chú ý và khả năng hướng sự chú ý đến các cảm giác nội cảm.
Khả năng và khuynh hướng hướng sự chú ý đến các cảm giác cơ thể (nhận thức nội cảm) tăng lên thúc đẩy nhận thức về mặt cảm xúc và cơ thể.
Nói cách khác, chúng ta nhận thấy cảm giác của mình khi bị kích động, khiến chúng ta có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn khác nhau, chẳng hạn như dừng lại và hít thở sâu, suy nghĩ rồi phản ứng, thay vì chỉ phản ứng.
TỰ ĐIỀU CHỈNH GIÚP DUY TRÌ SỰ CÂN BẰNG VẬT LÝ VÀ CẢM XÚC
Tự điều chỉnh là “khả năng kiểm soát cách chúng ta cảm thấy và hành động”.
Điều mà tự điều chỉnh cơ thể cố gắng thực hiện là duy trì cân bằng nội môi; và tự điều chỉnh trạng thái cảm xúc giúp chúng ta duy trì sự cân bằng.
Nội cảm và trạng thái cơ thể không thể tách rời; nội cảm và trạng thái cảm xúc không thể tách rời.
Hệ thần kinh tự chủ liên tục thực hiện các điều chỉnh về chuyển hóa và mạch máu để cố gắng duy trì cân bằng nội môi (và giữ cho chúng ta sống).
Nhận thức có ý thức về trạng thái cơ thể (thông qua nội cảm) cảnh báo tâm trí của chúng ta thực hiện các thay đổi trong cơ thể hoặc môi trường của chúng ta để duy trì cân bằng nội môi.
Nhận thức cảm xúc tốt có nghĩa là một người phát hiện ra các tín hiệu cơ thể và có thể phân biệt rõ ràng cảm giác của từng cảm xúc.
Nhận thức đó cho phép người đó thực hiện các bước để thay đổi cảm xúc hoặc tình huống để duy trì, tăng hoặc giảm cảm xúc.
TÁC DỤNG CỦA YOGA
Tập yoga thường xuyên có khả năng hỗ trợ thay đổi cách thức hoạt động của tâm trí và cơ thể:
Ức chế các phản ứng căng thẳng về nhận thức, cảm xúc và hành vi (chẳng hạn như tự đánh giá tiêu cực, phản ứng cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực)
Ức chế phản ứng căng thẳng tự chủ (như co thắt mạch phổi, viêm, căng cơ và đau)
Thúc đẩy quá trình xử lý nội tạng của các tín hiệu cảm giác - vận động.
Một cơ chế lý thuyết khác về tác dụng của yoga là điều hòa hơi thở (pranayama) trong quá trình luyện tập yoga giúp cải thiện trương lực dây thần kinh phế vị.
Dây thần kinh phế vị chứa con đường nhận thức hai chiều chính của hệ thần kinh phó giao cảm (PNS).
Luyện tập yoga sẽ chuyển các hệ thống điều hòa về trạng thái cân bằng tối ưu, giảm tải trọng cân bằng nội môi và điều chỉnh tình trạng hoạt động kém của hệ thống PNS và axit γ-aminobutyric.
Tải trọng cân bằng nội môi là cái giá mà cơ thể phải trả để duy trì sự ổn định trong quá trình phản ứng với căng thẳng mãn tính (như huyết áp cao và nhịp tim tăng cao).
Theo cách này, yoga hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, hệ thần kinh nội tiết, trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, hệ tim mạch, hệ chuyển hóa và hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và quá trình suy nghĩ.
LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
Các can thiệp yoga không xâm lấn, chi phí thấp và có thể được điều chỉnh cho những người bị suy giảm chức năng hoặc các khiếm khuyết khác.
Việc lựa chọn một phong cách yoga phù hợp và một người hướng dẫn có chứng chỉ, giàu kinh nghiệm sẽ giảm thiểu nguy cơ gây hại tiềm ẩn cho những người đang điều trị ung thư, bao gồm bệnh nhân cao tuổi và những người có khả năng vận động hạn chế.
Các giáo viên yoga có kiến thức và kinh nghiệm thường cung cấp các buổi học riêng được điều chỉnh cho từng cá nhân có thể thực hành tại nhà.
Các nhà trị liệu yoga được chứng nhận được đào tạo để cung cấp yoga trị liệu cá nhân hóa.
Carrie Heeter, Tiến sĩ là giáo sư về phương tiện truyền thông và thông tin tại Đại học Tiểu bang Michigan. Bà thiết kế và nghiên cứu về thiền mạng. Bà là giáo viên Viniyoga và thiền được chứng nhận.
Heeter đã học thiền một kèm một trong 5 năm với giáo viên của mình, Marcel Allbritton, Tiến sĩ. Rebecca Lehto, Tiến sĩ, RN là phó giáo sư tại Cao đẳng Điều dưỡng của Đại học Tiểu bang Michigan.
Nghiên cứu của bà tập trung vào việc quản lý triệu chứng và thích nghi với bệnh ung thư.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Sách điều trị
Từ khóa:
Yoga và Ung thư
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.