ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG
(YÊU THỐNG)
I. ĐẠI CƯƠNG
Đau cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu vận động.
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), đau thắt lưng gồm các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân cơ học:
Căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL); trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống, loãng xương nguyên phát, …
+ Không do nguyên nhân cơ học:
Đau lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc do nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn, áp xe cạnh cột sống), ung thư, ung thư di căn (vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…), bệnh đa u tủy xương (Kahler), u vùng cột sống và một số nguyên nhân khác (loét hành tá tràng, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…).
+ Nguyên nhân khác: stress, rối loạn tâm lý.
- Chẩn đoán xác định đau thắt lưng dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:
Do căng giãn dây chằng quá mức:
Đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau các hoạt động sai tư thế hoặc sau nhiễm lạnh. Đau có tính chất cơ học, kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống, ấn có điểm đau cạnh cột sống, cột sống mất đường cong sinh lý.
Do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Thường có kèm theo triệu chứng của đau thần kinh hông to. Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn, phản xạ gân xương chi dưới giảm hoặc mất, nếu đau kéo dài có thể có teo cơ đùi và cẳng chân.
Cận lâm sàng:
Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phospho - calci thường trong giới hạn bình thường.
Xquang thường quy bình thường hoặc có thể có các hình ảnh hẹp các khe liên đốt, gai xương ở thân đốt sống hoặc đốt sống bị lún xẹp do loãng xương.
+ Đau thắt lưng không do nguyên nhân cơ học:
Người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng hoặc gầy sút nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường…
Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán nguyên nhân.
+ Đau thắt lưng do nguyên nhân tâm lý:
Cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán do nguyên nhân tâm lý.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống.
Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Ngoại nhân:
+ Hàn thấp:
Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp gây trở ngại kinh lạc, khí huyết trong đường kinh mạch vùng thắt lưng bị bế tắc.
+ Thấp nhiệt:
Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.
- Bất nội ngoại nhân:
Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.
- Nội thương:
Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.
+ Hàn thấp:
Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp gây trở ngại kinh lạc, khí huyết trong đường kinh mạch vùng thắt lưng bị bế tắc.
+ Thấp nhiệt:
Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.
- Bất nội ngoại nhân:
Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.
- Nội thương:
Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.
III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
1. Thể hàn thấp: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do lạnh.
1.1. Triệu chứng:
Đau nhiều vùng thắt lưng, đau tăng khi trời lạnh, ẩm, cơ cạnh cột sống co cứng, ấn đau, không đỏ, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.
1. Thể hàn thấp: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do lạnh.
1.1. Triệu chứng:
Đau nhiều vùng thắt lưng, đau tăng khi trời lạnh, ẩm, cơ cạnh cột sống co cứng, ấn đau, không đỏ, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.
1.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (hàn thấp).
1.3. Pháp: Tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (hàn thấp).
1.3. Pháp: Tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
1.4. Phương
1.4.1. Điều trị bằng thuốc
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương: Can khương thương truật thang:
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương: Can khương thương truật thang:
Can khương | 08g | Quế chi | 08g |
Thương truật | 08g | Ý dĩ | 08g |
Cam thảo | 06g | Bạch linh | 12g |
Xuyên khung | 16g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
Lá lốt | 20g | Sài đất | 10g |
Thiên niên kiện | 20g | Thổ phục linh | 20g |
Rễ cây xấu hổ | 16g | Hà thủ ô | 20g |
Quế chi | 20g | Cỏ xước | 20g |
Sinh địa | 10g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
* Thuốc dùng ngoài:
- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
- Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Châm hoặc cứu: châm tả các huyệt:
+ Tại chỗ: | A thị Yêu dương quan (GV.3) Giáp tích vùng thắt lưng |
Thượng liêu (BL.31) Thứ liêu (BL.32) Thận du (BL.23) |
Đại trường du (BL.25) | Yêu du (GV.2) | |
+ Toàn thân: | Hoàn khiêu (GB.30) | Ủy trung (BL.40) |
Dương lăng tuyền (GB.34) | Côn lôn (BL.60) |
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Các kỹ thuật châm:
Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Điện nhĩ châm:
Các điểm cột sống, Não, Thượng thận.
Nhĩ châm 1 lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.
- Hoặc cấy chỉ vào các huyệt:
Thận du (BL.23) | Giáp tích L4-L5 |
Đại trường du (BL.25) | Yêu du (GV.2) |
Yêu dương quan (GV.3). |
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
- Xoa bóp bấm huyệt:
Các thủ thuật xát, xoa, miết, phân, hợp, day, bóp, lăn, chặt vùng lưng, phát, ấn, bấm các huyệt A thị, Giáp tích và du huyệt tương ứng vùng đau. Vận động cột sống thắt lưng.
Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày.
- Thủy châm:
Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp vào các huyệt như châm, ngày 1 lần, mỗi lần 2 đến 3 huyệt.
Một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày.
Tùy từng trường hợp cụ thể người thầy thuốc lựa chọn thuốc phù hợp với chẩn đoán.
- Giác hơi vùng lưng. Ngày giác một lần.
- Xông thuốc vùng thắt lưng bằng máy.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
2. Thể thấp nhiệt: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do nhiễm khuẩn vùng cột sống.
2.1. Triệu chứng:
Vùng thắt lưng đau kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, có thể sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch nhu sác.
2.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt).
2.3. Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt).
2.3. Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp.
2.4. Phương
2.4.1. Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Tứ diệu tán
- Cổ phương: Tứ diệu tán
Thương truật | 08g | Hoàng bá | 15g |
Ngưu tất | 15g | Ý dĩ | 20g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
Bach truật (sao cám) | 20g | Hy thiêm thảo | 20g |
Ý dĩ | 20g | Tỳ giải | 40g |
Cam thảo nam | 10g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
2.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp.
- Điện nhĩ châm: Giống thể hàn thấp.
- Người bệnh nên vận động thắt lưng từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt lên của bệnh.
- Nếu người bệnh có các khối áp xe ở vùng thắt lưng: Không châm, cứu.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
3. Thể huyết ứ:
Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do căng giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khối u vùng cột sống thắt lưng.
3.1. Triệu chứng:
Đau lưng xuất hiện sau khi vác nặng, lệch người hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau dữ dội ở một chỗ, cự án, vận động bị hạn chế, thay đổi tư thế thì đau tăng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.
- Điện nhĩ châm: Giống thể hàn thấp.
- Người bệnh nên vận động thắt lưng từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt lên của bệnh.
- Nếu người bệnh có các khối áp xe ở vùng thắt lưng: Không châm, cứu.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
3. Thể huyết ứ:
Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do căng giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khối u vùng cột sống thắt lưng.
3.1. Triệu chứng:
Đau lưng xuất hiện sau khi vác nặng, lệch người hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau dữ dội ở một chỗ, cự án, vận động bị hạn chế, thay đổi tư thế thì đau tăng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.
3.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.
3.3. Pháp: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.
3.3. Pháp: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
3.4. Phương
3.4.1. Điều trị bằng thuốc
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương: Thân thống trục ứ thang:
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương: Thân thống trục ứ thang:
Đương qui | 12g | Xuyên khung | 12g |
Đào nhân | 06g | Hồng hoa | 06g |
Một dược | 08g | Chích thảo | 06g |
Hương phụ | 12g | Khương hoạt | 12g |
Tần giao | 12g | Địa long | 06g |
Ngưu tất | 12g | Ngũ linh chi | 06g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
Ngải cứu | 12g | Trần bì | 08g |
Tô mộc | 12g | Kinh giới | 12g |
Nghệ vàng | 10g | Uất kim | 10g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
* Thuốc dùng ngoài:
- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
- Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt Cách du 2 bên.
- Điện nhĩ châm, điện mãng châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
4. Thể can thận hư:
Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, gặp ở người cao tuổi.
4.1. Triệu chứng:
Đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau giảm ít.
Trường hợp dương hư thì sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh đau, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế. Nếu âm hư thì miệng họng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ. Mạch tế sác.
- Điện nhĩ châm, điện mãng châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
4. Thể can thận hư:
Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, gặp ở người cao tuổi.
4.1. Triệu chứng:
Đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau giảm ít.
Trường hợp dương hư thì sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh đau, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế. Nếu âm hư thì miệng họng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ. Mạch tế sác.
4.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư, bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong hàn thấp).
4.3. Pháp:
Bổ can thận, khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư, bệnh tại kinh bàng quang.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong hàn thấp).
4.3. Pháp:
Bổ can thận, khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
4.4. Phương:
4.4.1. Điều trị bằng thuốc:
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương:
Độc hoạt ký sinh thang:
* Thuốc uống trong:
- Cổ phương:
Độc hoạt ký sinh thang:
Đảng sâm | 10g | Phục linh | 15g |
Đương qui | 10g | Bạch thược | 15g |
Thục địa | 15g | Xuyên khung | 10g |
Đỗ trọng | 15g | Ngưu tất | 15g |
Quế chi | 06g | Tế tân | 04g |
Độc hoạt | 10g | Tang ký sinh | 30g |
Phòng phong | 10g | Tần giao | 10g |
Cam thảo | 06g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
Đỗ trọng | 12g | Rễ cỏ xước | 12g |
Cẩu tích | 12g | Cốt toái | 12g |
Dây đau xương | 12g | Hoài sơn | 12g |
Tỳ giải | 12g | Thỏ ty tử | 12g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
* Thuốc dùng ngoài:
- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
- Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm, điện mãng châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm châm bổ huyệt: Thái khê (KI.3) Tam âm giao (SP.6)
Thận du (BL.23) Thái xung (LR.3)
- Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
Thận du (BL.23) Thái xung (LR.3)
- Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
5. Thể thận dương hư
5.1. Triệu chứng:
Vùng thắt lưng đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau đỡ ít, sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, tiểu đêm, đại tiện phân nát, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế.
Vùng thắt lưng đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau đỡ ít, sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, tiểu đêm, đại tiện phân nát, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế.
5.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ: Thận dương hư.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
5.3. Pháp:
Ôn bổ thận dương
- Chẩn đoán tạng phủ: Thận dương hư.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
5.3. Pháp:
Ôn bổ thận dương
5.4. Phương:
5.4.1. Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Thận khí hoàn
- Cổ phương: Thận khí hoàn
Thục địa | 12g | Trạch tả | 08g |
Hoài sơn | 12g | Phục linh | 08g |
Sơn thù | 08g | Nhục quế | 06g |
Đan bì | 08g | Hắc phụ tử | 06g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương:
Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
- Nghiệm phương:
Cốt khí củ | 12g | Tang ký sinh | 12g |
Cẩu tích | 12g | Bạch truật | 12g |
Tục đoạn | 12g | Hoài sơn | 12g |
Ngưu tất | 12g |
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
* Thuốc dùng ngoài:
- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.
- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.
- Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm, ôn điện châm, điện mãng châm:
Châm bổ và ôn châm các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt:
Châm bổ và ôn châm các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt:
Thái khê (KI.3) | Tam âm giao (SP.6) |
Thận du (BL.23) | Thái xung (LR.3) |
Quan nguyên (CV.4) | Khí hải (CV.6) |
Mệnh môn (GV.4) |
- Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Kết hợp điều trị thuốc hóa dược với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.
- Điều trị theo nguyên nhân.
- Kết hợp điều trị thuốc hóa dược với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Điều trị nguyên nhân:
Tùy theo nguyên nhân điều trị theo phác đồ của YHHĐ
- Do khối u cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.
- Do vi khuẩn lao: cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.
- Do thoái hóa cột sống thắt lưng: thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh.
- Do loãng xương.
- Do viêm cột sống dính khớp.
- Do vi khuẩn khác: dùng kháng sinh theo phác đồ.
Tùy theo nguyên nhân điều trị theo phác đồ của YHHĐ
- Do khối u cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.
- Do vi khuẩn lao: cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.
- Do thoái hóa cột sống thắt lưng: thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh.
- Do loãng xương.
- Do viêm cột sống dính khớp.
- Do vi khuẩn khác: dùng kháng sinh theo phác đồ.
2.2. Điều trị không đặc hiệu
2.2.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
- Chống viêm không steroid (NSAIDs): không được phối hợp hai loại thuốc trong nhóm.
- Thuốc giãn cơ.
- Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau thần kinh.
- Kết hợp thuốc an thần, thuốc ức chế trầm cảm khi cần thiết.
Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
- Chống viêm không steroid (NSAIDs): không được phối hợp hai loại thuốc trong nhóm.
- Thuốc giãn cơ.
- Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau thần kinh.
- Kết hợp thuốc an thần, thuốc ức chế trầm cảm khi cần thiết.
2.2.2. Điều trị không dùng thuốc
- Nếu đau cấp tính: Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng từ 3 đến 5 ngày.
- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Người bệnh phải đeo đai hỗ trợ thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động (nếu cần).
2.3. Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).
- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Người bệnh phải đeo đai hỗ trợ thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động (nếu cần).
2.3. Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).
V. PHÒNG BỆNH
- Thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng: làm việc đúng tư thế, đặc biệt tư thế đúng khi mang vật nặng. Nếu phải hoạt động ở tư thế ngồi hoặc đứng lâu, phải luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng. Cần thay đổi tư thế mỗi 20 đến 30 phút một lần, tránh ngồi cúi gập về trước hoặc lệch vẹo về một bên.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Đảm bảo chế độ ăn đủ calci và vitamin D.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Dự phòng loãng xương ở người có nguy cơ cao.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Đảm bảo chế độ ăn đủ calci và vitamin D.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Dự phòng loãng xương ở người có nguy cơ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
2. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp.
3. Bệnh viện Bạch Mai (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa.
4. Bộ Y tế (2017). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh cấy chỉ và laser châm chuyên ngành Châm cứu.
5. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017). "Đau thắt lưng", Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Đông y điều trị
Từ khóa:
Yêu thống - Đau lưng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.