VIÊM GAN
Viêm gan là một bệnh lý phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí là tử vong.
Viêm gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị viêm và tổn thương, làm suy giảm chức năng gan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như: virus, thuốc, rượu bia, nấm, gan nhiễm mỡ, bệnh lý di truyền hoặc thói quen sống không lành mạnh…
Nếu không phát hiện và quản lý kịp thời, viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.
Phân loại bệnh viêm gan
Tùy theo thời gian mắc bệnh, viêm gan được chia thành cấp tính và mạn tính.
Nếu các triệu chứng khởi phát đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn (vài ngày, vài tuần và <6 tháng) là viêm gan cấp tính; tổn thương gan kéo dài > 6 tháng được gọi là viêm gan mạn tính.
1. Viêm gan cấp tính
Các triệu chứng (nếu có) thường bắt đầu xuất hiện từ 2 tuần – 6 tháng sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện lâm sàng viêm gan cấp thay đổi từ không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, đến nặng gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, bao gồm:
Ăn không ngon
Sốt, mệt mỏi
Đau bụng
Nước tiểu đậm màu
Ngứa da
Vàng da, vàng mắt
2. Viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính thường diễn tiến âm thầm không triệu chứng, người bệnh thường phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đã xuất hiện biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan mạn tính có thể bao gồm:
Sốt, mệt mỏi
Chán ăn
Đau bụng, buồn nôn
Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu
Đau khớp
Vàng da
Phù nề chân, mắt cá, bàn chân
Có máu trong phân và chất nôn.
Triệu chứng viêm gan
Ở giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thường biểu hiện triệu chứng tương tự nhiễm cúm đối với viêm gan virus, viêm gan do gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng.
Những bệnh nhân tổn thương gan cấp do nấm, thực phẩm, thuốc, rượu bia thường biểu hiện lâm sàng rầm rộ hơn liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.
Nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu:
Sốt, mệt mỏi
Chán ăn
Buồn nôn
Đau bụng
Đau cơ khớp
Vàng mắt vàng da
Mẩn ngứa phát ban, xuất hiện các mảng bầm tím bất thường
Nước tiểu vàng sẫm…
Thiếu tập trung, người mơ màng
Nguyên nhân gây viêm gan
Nguyên nhân gây viêm gan rất đa dạng, có thể là do virus, lạm dụng rượu bia, thuốc, nhiễm mỡ hoặc yếu tố gen….
1. Viêm gan do nhiễm virus
Có nhiều loại virus gây viêm gan, trong đó, được biết đến rộng rãi nhất là virus gây ra các loại viêm gan A, B, C, D, E, G.
Một số virus khác như Cytomegalovirus, Epstein barr virus, dengue virus, coronavirus 19, herpes simplex virus.
Phần lớn không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nhất là giai đoạn viêm gan mạn tính (> 6 tháng) người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi thăm khám sức khỏe hoặc xét nghiệm ghi nhận tăng men gan sau đó được tầm soát nguyên nhân.
Trong giai đoạn cấp tính đôi khi biểu hiện lâm sàng tương tự như triệu chứng cúm thông thường như:
Sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, mỏi khớp, ho khan, mệt mỏi, chán ăn.
Những triệu chứng điển hình tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, tiểu vàng sậm, đau hạ sườn phải có thể gặp dù không nhiều.
2. Viêm gan do rượu
Tổn thương gan do rượu thường trải qua các giai đoạn:
Gan nhiễm mỡ do rượu đơn thuần, bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu và cuối cùng là xơ gan, ung thư gan.
Tình trạng này xảy ra khi các tế bào gan bị hoại tử do lạm dụng rượu bia trong thời gian dài.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, viêm gan do rượu phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Mặc dù có thể gây triệu chứng hoặc biến chứng nặng thậm chí suy gan đột ngột nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không biểu hiện triệu chứng đặc biệt nào.
Bệnh nhân với tiền căn sử dụng rượu bia kéo dài kèm các yếu tố nguy cơ như béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thì nguy cơ tổn thương gan càng cao.
3. Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng sốt rét plasmodium falciparum là ký sinh trùng gây bệnh viêm gan thường gặp nhất.
Ngoài ra, một số loại amip cũng có thể gây ra tình trạng này.
4. Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn là một bệnh gan hiếm gặp, xảy ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch.
Thay vì tấn công virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào gan, làm tổn thương gan.
Gây ra tình trạng viêm liên tục, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Về lâu dài, gan có thể bị tổn thương đến mức ngừng hoạt động.
Viêm gan tự miễn có thể khỏi mà không cần điều trị nhưng trong đa số trường hợp thì đây là một tình trạng mạn tính.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng tạo ra mật để tiêu hóa thức ăn và lưu trữ đường dùng làm năng lượng cho cơ thể; lọc máu và chất thải khỏi cơ thể, chống lại nhiễm trùng.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan dẫn đến nhiều biến chứng như bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng của cơ thể.
Đặc biệt, hai trong những bệnh cảnh nguy hiểm nhất của viêm gan chính là xơ gan và ung thư gan gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như tăng tỉ lệ tử vong như:
Cổ trướng: Tích tụ dịch trong khoang bụng
Vỡ tĩnh mạch thực quản giãn gây ói ra máu và đi cầu ra máu, tăng nguy cơ tử vong
Nhiễm trùng dịch báng: nhiễm trùng dịch trong khoang màng bụng thường gây ra triệu chứng như đau bụng, sốt, lơ mơ hôn mê thậm chí tử vong
Bệnh não gan: Gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê và tử vong
Tổn thương thận cấp: tăng nguy cơ bệnh não gan và làm tăng tỉ lệ tử vong
Chẩn đoán bệnh viêm gan
1. Thăm khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng luôn là bước đầu tiên để chẩn đoán tất cả các dạng viêm gan.
Thông qua xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân, bác sĩ sẽ giới hạn được các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Thăm khám lâm sàng giúp xác định các triệu chứng điển hình thường liên quan tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, cổ chướng, phù chân…
2. Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan sử dụng các mẫu máu để xác định mức độ hoạt động của gan.
Kết quả bất thường của các xét nghiệm này có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan có vấn đề.
Mức men gan cao biểu thị gan đang bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường.
Có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác để tìm ra nguồn gốc của bất thường
3. Sinh thiết gan
Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương gan. Là thủ thuật xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn cao.
4. Siêu âm
Hình ảnh siêu âm có thể tiết lộ:
Có dịch trong khoang màng bụng hay không
Tình trạng nhu mô gan đồng nhất hay không, bờ đều hay không
Có khối u gan không
Tuần hoàn bàng hệ hay không
Cách điều trị viêm gan
Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính đều phục hồi.
Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà người bệnh được chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu hoặc chỉ đơn thuần là ngưng tác nhân gây tổn thương gan như rượu, nấm, thuốc…
Điều trị viêm gan do rượu hầu hết chỉ là điều trị hỗ trợ, nâng đỡ, vitamin và bù dịch.
Song song đó thì ngưng rượu là chế độ chăm sóc quan trọng nhất.
Những trường hợp tổn thương gan do rượu nặng (dựa vào thang điểm đánh giá) bác sĩ có thể xem xét điều trị corticosteroid cho bệnh nhân nếu không chống chỉ định
Mục tiêu điều trị viêm gan tự miễn là kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng.
Các loại thuốc corticosteroid (như prednisone hoặc budesonide) và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (azathioprine, mycophenolate, tacrolimus, cyclosporine…) sẽ được xem xét sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, nhằm ngăn ngừa cơ thể tấn công các tế bào gan.
Ở những trường hợp tổn thương gan nặng, đe dọa tính mạng như suy gan cấp, bệnh gan giai đoạn cuối, kháng thuốc… thì biện pháp điều trị tối ưu là ghép gan.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan
1. Tiêm phòng đầy đủ
2. Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
Không dùng chung kim tiêm
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
Thực hiện an toàn tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ với nhiều bạn tình…
Ăn chín uống sôi
3. Lối sống lành mạnh
Hạn chế rượu bia
Kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ
Kiểm soát cân nặng
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan
1. Viêm gan có lây không và lây qua đường nào?
Viêm gan tự miễn, viêm gan do nhiễm độc, sử dụng rượu, thuốc lá… không có khả năng lây truyền. Ngược lại, viêm gan do virus hoặc ký sinh trùng có thể lây nhiễm.
Viêm gan thường lây qua đường phân – miệng, mẹ sang con, đường máu và quan hệ tình dục không an toàn.
Đường phân – miệng:
Virus có thể lây lan khi một người ăn phải mẫu bệnh phẩm có chứa virus trong thức ăn, nước uống ví dụ như virus viêm gan A, E hoặc các loại ký sinh trùng.
Lây truyền từ mẹ sang con:
Viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C.
Thường lây trong giai đoạn chu sanh. Vì vậy người mẹ cần tầm soát và điều trị viêm gan virus C trước mang thai cũng như theo dõi nồng độ virus viêm gan B trong thai kỳ (thường từ tuần 28-32 thai kỳ) nhằm có chế độ phòng ngừa lây sang con tốt hơn.
Đường máu:
Quá trình lây nhiễm này có thể xảy ra nếu vết thương hở của người khỏe mạnh tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người bệnh, thông qua các vật dụng cá nhân như kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Đường tình dục:
Viêm gan có thể lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo hoặc một số chất dịch cơ thể khác.
Quá trình lây nhiễm thường xảy ra ở những người quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ nhiều bạn tình…
2. Viêm gan có nguy hiểm không?
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm. Mỗi một bệnh lý viêm gan đều có thể làm phát sinh những biến chứng đe dọa tính mạng:
Viêm gan A:
Người bệnh sẽ phục hồi mà không để lại những tổn thương lâu dài cho gan.
Hiếm khi xảy ra nhưng viêm gan A có thể dẫn đến tử vong.
Viêm gan B:
15% –25% người phát triển thành bệnh gan mạn tính, xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan (theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC).
Viêm gan C:
80-85% người nhiễm virus viêm gan C có thể phát triển thành nhiễm trùng mạn tính và phát triển thành xơ gan trong 10 – 20 năm.
Viêm gan do rượu:
Theo thời gian, viêm gan do rượu làm phát sinh hàng loạt vấn đề về sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, loét xuất huyết dạ dày.
Viêm gan tự miễn:
Suy gan, xơ gan và ung thư gan là những biến chứng có thể xảy ra nếu viêm gan tự miễn không được kiểm soát tốt.
3. Bệnh viêm gan có di truyền không?
Bệnh di truyền là những bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào trứng hoặc tinh trùng.
Mầm bệnh sẽ có từ trong hợp tử (phôi), trên nhiễm sắc thể của tinh trùng hay trứng sẽ có sẵn các gen bệnh, hoặc cũng có thể do sai lệch bất thường của nhiễm sắc thể.
Viêm gan chủ yếu là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, thói quen sinh hoạt không hợp lý (lạm dung rượu bia…), vì vậy, viêm gan thường không di truyền.
TIP
BÀI SỐ 101. SƠ GAN CỔ CHƯỚNG
Lương y Phó Hữu Đức - Số 6/169A Xuân Thuỷ Dịch Vọng Hậu .Cầu Giấy
Biện chứng Đông y:
+ Cổ chướng do thấp nhiệt đình trệ.
- Phép trị: Ấm trung tiêu mạch kỳ, mắt nóng, ráo thấp.
+ Cổ chướng: Do can uất khí trệ, huyết ứ.
- Phép trị: Lý khí, hoá ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.
- Phép trị: Hành khí, lợi thuỷ, thư can giải uất.
+ Cổ chướng do khí trệ huyết ứ, thuỷ thấp đình tụ ở trong người.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ, ích khí mạnh tỳ lợi thuỷ tiêu sưng.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can thận âm hư.
- Phép trị: Nuôi dưỡng âm, lợi thuỷ kèm theo hoá ứ trệ.
+ Sơ gan cổ chướng do can uất khí trệ mất chức năng làm sơ lợi tam tiêu, phát sinh thành bụng dưới.
- Phép trị: Sơ gan hành khí lợi thũng.
+ Sơ gan cổ chướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ mềm chất rắn, tan kết đọng.
+ Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn.
- Biện chứng Đông y:
Chất độc vào gan ứ ở mạch lạc, can tỳ bị thương tổn thuỷ thấp trở tắc ở trung tiêu.
- Phép trị: Sơ gan thông lạc, bổ tỳ ích thận, trừ thấp lợi thuỷ (công trục thuỷ thấp)
Bài thuốc kinh nghiệm phòng khám Đức An Đường
1. Thương truật : 12 gam
2. Mộc hương : 6 gam
3. Đùm đũm : 16 gam
4. Trạch tả : 12 gam
5. Nhục quế : 4 gam
6. Phục linh: 12 gam
7. Kim tiền thảo : 16 gam
8. Hậu phác : 12 gam
9. Đương quy : 12 gam
10. Hoàng bá : 8 gam
Liều dùng:
Sắc ngày uống 1 thang (uống thay nước hàng ngày)
Kết quả:
Số bệnh nhân được điều trị: 500 bệnh nhân.
Đạt khỏi hẳn: 480 bệnh nhân.
Chú ý:
Nếu bệnh nhân thận hư thì dùng Bạch mao căn, Hoàng liên, Quả dứa dại (tuỳ theo từng trường hợp mà gia giảm).
BÀI SỐ 102
Chữa viêm gan siêu vi trùng:
Bệnh nhân bị viêm gan, đi xét nghiệm thấy virút B hoặc C dương tính.
Thường đau vùng gan, đau vùng thượng vị, da bủng và có khi bị ợ hơi.
Ngày uống 1 thang, uống liên tục 30 đến 40 thang mới khỏi bệnh.
Xét nghiệm gan thấy kết quả virút B hoặc C âm tính.
Cây tươi về băm nhỏ, phơi tái, sao vàng sắc 3 nước lấy một, một thang sắc 2 lần mỗi lần lấy 2 bát, hai lần lấy 4 bát thuốc, trộn với nhau, uống 4 lần trong ngày: 5 giờ - 10 giờ - 16 giờ và 20 giờ.
Uống khi đói không nhất thiết đúng giờ.
Bài thuốc
1. Tầm gửi (cây đào, cây ngái) : 20 gam
2. Ngải đồi (Ngọn cây vẩy sắc hoa tím) : 20 gam
3. Ngòi bút (Mộc tặc): 20 gam
4. Vú bò : 20 gam
5. Sung cùn (Sung leo) : 20 gam
6. Chanh rừng : 20 gam
7. Bưởi rừng : 20 gam
BÀI SỐ 103
Bài thuốc 4: An vị thang:
1. Đẳng sâm : 14 gam
2. Hoài sơn : 16 gam
3. Bạch biển đậu : 14 gam
4. Mộc hương : 6 gam
5. Sa nhân : 8 gam
6. Pháp bán hạ : 14 gam
7. Trần bì : 8 gam
8. Cam thảo : 6 gam
9. Thương truật : 10 gam
10. Hậu phác : 14 gam
11. Hoắc hương : 6 gam
12. Đương quy : 12 gam
13. Xuyên khung : 8 gam
14. Khương hoạt : 8 gam
15. Độc hoạt : 10 gam
16. Sài hồ : 14 gam
Chủ trị:
Lợm giọng, ợ chua, nuốt chua, ngực đày tức (thực chứng) do uống nhiều bia rượu, thức ăn sống lạnh, các loại hải sản giầu đạm, mỡ rán, hoa quả cay nóng…
Cách dùng: Sắc uống.
BÀI SỐ 104
Đăng Tài Lý - Thôn Hạ - Đức Giang - Hoài Đức.
Bài thuốc: Lục quân tử thang gia bạch giới
1. Đẳng sâm : 12 gam
2. Bạch linh : 12 gam
3. Bạch truật : 12 gam
4. Trích thảo : 4 gam
5. Trần bì : 8 gam
6. Bán hạ : 12 gam
7. Bạch giới : 8 gam
Chủ trị:
Đau bụng do khí hư.
Liều dùng, cách dùng:
Mỗi ngày 1 thang đổ 3-4 bát ăn cơm nước sắc lấy 1 bát sắc từ 3-4 lần, uống mỗi lần 1 bát trong ngày, uống thuốc ấm không để nguội.
Kiêng kỵ:
BÀI SỐ 105
CHỮA BỆNH VIÊM GAN
Đặng Thị Lâm - Xóm 8 Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội
1. Thể dương hoàng (Do thấp nhiệt)
- Triệu chứng: Toàn thân sắc vàng ánh sáng, đạu hạ sườn phải, buồn nôn, đầy bụng, ăn kém, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu mất ngủ, tóc khô, tiểu tiện vàng sẫm, đại tiện táo, rêu lưỡi dày dính, mạch Nhu Sác.
- Phương thuốc: Thanh nhiệt táo thấp, thái hoàng, lợi niệu.
Bài thuốc:
1. Sá sùng : 20 gam
2. Kim ngân hoa : 8 gam
3. Bô lô kin : 15 gam
4. Vóng cổ chấy : 15 gam
5. Tầm gửi lau sau : 20 gam
6. Rễ cỏ tranh : 8 gam
7. Vóng cây sun : 20 gam
8. Tầm gửi gạo : 20 gam
9. Tầm gửi ngái : 20 gam
10. Đại hoàng : 10 gam
11. Hoàng đằng : 8 gam
Phân tích bài thuốc:
Sá sùng, Kim ngân hoa, Bô lô kin, Vóng cổ chấy, Tầm gửi ngái có tác dụng thanh nhiệt táo thấp.
Tầm gửi lau sau, Rễ cỏ tranh, Tầm gửi gạo, Vóng cây sun có tác dụng lợi niệu.
Đại hoàng, Hoàng đằng có tác dụng thoái hoàng.
2. Thể âm hoàng
a) Can nhiệt tỳ thấp
- Triệu chứng: Miệng đắng, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, đại tiện táo. Nóng đau nhiều vùng gan, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền.
BÀI SỐ 106
Bài thuốc:
1. Tầm gửi mít mật : 20 gam
2 . Sá sùng : 20 gam
3. Kim ngân hoa : 8 gam
4. Vóng cổ chấy : 15 gam
5. Vóng lén : 10 gam
6. Núc nắc : 12 gam
7. Van chíu thun : 10 gam
8. Mát thanh : 10 gam
9. Phụn hỏi sun : 15 gam
Phân tích bài thuốc:
Tầm gửi mít mật, Sá sùng, Kim ngân hoa, Vóng cổ chấy, Vóng lén có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Núc nắc, Van chíu thun, Mát thanh, Phụn hỏi sun có tác dụng kiện tỳ.
b) Can âm thương tổn
- Triệu chứng: Đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng họng khô, táo bón, nước tiểu vàng sẫm ít, mạch Huyền.
BÀI SỐ 107
Bài thuốc:
1. Tầm gửi ngái : 25 gam
2. Huyền sâm : 12 gam
3. Sinh địa : 10 gam
4. Mát thanh : 10 gam
5. Diệp hạ minh châu : 8 gam
6. Hoàng liên : 6 gam
7. Vóng cây sun : 20 gam
8. Phụn hỏi sun : 12 gam
9. Huyết đằng : 15 gam
10. Sáp thanh : 20 gam
c) Khí trệ huyết ứ
- Triệu chứng: Sắc mặt tối xám, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, rối loạn tiêu hoá, nước tiểu ít, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền.
BÀI SỐ 108
Bài thuốc:
1. Núc nắc : 12 gam
2. Chí then : 8 gam
3. Dạ cẩm : 10 gam
4. Bán hạ : 6 gam
5. Mộc thông : 15 gam
6. Vóng lén : 8 gam
7. Sáp thanh : 15 gam
8. Xeng thanh : 15 gam
9. Mát thanh : 10 gam
10. Đan sâm : 8 gam
11. Hồng hoa : 4 gam
12. Hương phụ : 6 gam
13. Sá sung : 20 gam
14. Tầm gửi hồng : 20 gam
15. Tầm gửi ngái : 20 gam
Phân tích bài thuốc:
Núc nắc, Chí then, Dạ cẩm, Bán hạ, Mộc thông, Vóng lén, Sáp thanh, Xeng thanh, Mát thanh có tác dụng sơ can lý khí.
Đan sâm, Hồng hoa, Hương phụ có tác dụng hoạt huyết.
Sá sùng, Tầm gửi hồng, Tầm gửi ngái có tác dụng thanh nhiệt dưỡng gan.
Cách sử dụng thuốc:
Hai ngày 1 thang (cho 1 lít nước đun sôi đến 30 phút, đổ nước thuốc ra).
Làm 2 lần như vậy được bao nhiêu nước thuốc dồn làm một uống cả ngày thay nước trè xanh.
Kiêng kỵ:
Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích..v..v…
Không ăn đồ tanh và có hàm lượng đạm cao: Cá, thịt gà, thịt ngan, thịt chó..v..v…
BÀI SỐ 109
CHỮA VIÊM GAN - Đặng Thị Lâm - Xóm 8 Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi.
Bài thuốc:
1. Phụn hỏi sun : 12 gam
2. Xuyên tim : 8 gam
3. Củ dứa dại : 15 gam
4. Kim tiền thảo : 8 gam
5. Rễ cây chít : 12 gam
6. Cỏ ranh : 8 gam
7. Phạc thanh : 15 gam
8. Cây sún vong : 15 gam
9. Van chíu thun : 15 gam
10. Đỗ trọng nam : 10 gam
11. Mát thanh : 10 gam
12. Chuối hạt : 8 gam
Phân tích bài thuốc:
Cỏ ranh, Phụn hỏi sun, Phạc thanh, Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Xuyên tim, Củ dứa dại, Chuối hạt, Rễ cây chít có tác dụng bài sỏi.
Cây sún vong, Van chíu thun, Đỗ trọng nam, Mát thanh có tác dụng bổ thận.
Cách sử dụng bài thuốc:
Hai ngày 1 thang (cho 1 lít nước đun sôi 20 đến 30 phút, đổ nước thuốc ra). Làm 2 lần như vậy được bao nhiêu thuốc dồn làm một uống cả ngày thay nước chè xanh.
Kiêng kỵ:
Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích..v..v…
BÀI SỐ 110
Tâm đắc chữa kiết lỵ không phân hàn nhiệt. - Đỗ Sĩ Điệt
Dây mơ : 30g
Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ : 30g
Hạt cau già : 5 hạt
Lá má : 1 nắm
Rễ Cỏ xước : 10g
Gừng : 5 lát
Sắc đặc uống.
BÀI SỐ 111.
GAN VIÊM DO THẤP NHIỆT. - Phạm Đức Hiệp
Phương thuốc
Củ đợi khô : 30g
Chi tử : 20g
Hoàng đằng: 20g
Sinh địa: 20g
Khương hoạt nam : 20g
Đương quy : 20g
Chỉ sác : 20g
Hải sâm : 20g
Hậu phác : 20g
Thanh bì : 15g
Hoàng cầm : 20g
Cây chó đẻ : 20g
Cây bồ bồ : 20g
Bạch thược : 20g
Bạch truật (sao tẩm hoàng thổ) : 20g
Sắc uống 5 thang trong 10 ngày đợt 1, sau đó nghỉ 3 ngày, uống tiếp đợt 2 .5 thang sắc
Viêm gan là một bệnh lý phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí là tử vong.
Viêm gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị viêm và tổn thương, làm suy giảm chức năng gan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như: virus, thuốc, rượu bia, nấm, gan nhiễm mỡ, bệnh lý di truyền hoặc thói quen sống không lành mạnh…
Nếu không phát hiện và quản lý kịp thời, viêm gan có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.
Phân loại bệnh viêm gan
Tùy theo thời gian mắc bệnh, viêm gan được chia thành cấp tính và mạn tính.
Nếu các triệu chứng khởi phát đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn (vài ngày, vài tuần và <6 tháng) là viêm gan cấp tính; tổn thương gan kéo dài > 6 tháng được gọi là viêm gan mạn tính.
1. Viêm gan cấp tính
Các triệu chứng (nếu có) thường bắt đầu xuất hiện từ 2 tuần – 6 tháng sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện lâm sàng viêm gan cấp thay đổi từ không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, đến nặng gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, bao gồm:
Ăn không ngon
Sốt, mệt mỏi
Đau bụng
Nước tiểu đậm màu
Ngứa da
Vàng da, vàng mắt
2. Viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính thường diễn tiến âm thầm không triệu chứng, người bệnh thường phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đã xuất hiện biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
Các triệu chứng của bệnh viêm gan mạn tính có thể bao gồm:
Sốt, mệt mỏi
Chán ăn
Đau bụng, buồn nôn
Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu
Đau khớp
Vàng da
Phù nề chân, mắt cá, bàn chân
Có máu trong phân và chất nôn.
Triệu chứng viêm gan
Ở giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng, nếu có thường biểu hiện triệu chứng tương tự nhiễm cúm đối với viêm gan virus, viêm gan do gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng.
Những bệnh nhân tổn thương gan cấp do nấm, thực phẩm, thuốc, rượu bia thường biểu hiện lâm sàng rầm rộ hơn liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy.
Nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu:
Sốt, mệt mỏi
Chán ăn
Buồn nôn
Đau bụng
Đau cơ khớp
Vàng mắt vàng da
Mẩn ngứa phát ban, xuất hiện các mảng bầm tím bất thường
Nước tiểu vàng sẫm…
Thiếu tập trung, người mơ màng
Nguyên nhân gây viêm gan
Nguyên nhân gây viêm gan rất đa dạng, có thể là do virus, lạm dụng rượu bia, thuốc, nhiễm mỡ hoặc yếu tố gen….
1. Viêm gan do nhiễm virus
Có nhiều loại virus gây viêm gan, trong đó, được biết đến rộng rãi nhất là virus gây ra các loại viêm gan A, B, C, D, E, G.
Một số virus khác như Cytomegalovirus, Epstein barr virus, dengue virus, coronavirus 19, herpes simplex virus.
Phần lớn không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nhất là giai đoạn viêm gan mạn tính (> 6 tháng) người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi thăm khám sức khỏe hoặc xét nghiệm ghi nhận tăng men gan sau đó được tầm soát nguyên nhân.
Trong giai đoạn cấp tính đôi khi biểu hiện lâm sàng tương tự như triệu chứng cúm thông thường như:
Sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, mỏi khớp, ho khan, mệt mỏi, chán ăn.
Những triệu chứng điển hình tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, tiểu vàng sậm, đau hạ sườn phải có thể gặp dù không nhiều.
2. Viêm gan do rượu
Tổn thương gan do rượu thường trải qua các giai đoạn:
Gan nhiễm mỡ do rượu đơn thuần, bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan do rượu và cuối cùng là xơ gan, ung thư gan.
Tình trạng này xảy ra khi các tế bào gan bị hoại tử do lạm dụng rượu bia trong thời gian dài.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, viêm gan do rượu phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Mặc dù có thể gây triệu chứng hoặc biến chứng nặng thậm chí suy gan đột ngột nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không biểu hiện triệu chứng đặc biệt nào.
Bệnh nhân với tiền căn sử dụng rượu bia kéo dài kèm các yếu tố nguy cơ như béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thì nguy cơ tổn thương gan càng cao.
3. Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng sốt rét plasmodium falciparum là ký sinh trùng gây bệnh viêm gan thường gặp nhất.
Ngoài ra, một số loại amip cũng có thể gây ra tình trạng này.
4. Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn là một bệnh gan hiếm gặp, xảy ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch.
Thay vì tấn công virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào gan, làm tổn thương gan.
Gây ra tình trạng viêm liên tục, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Về lâu dài, gan có thể bị tổn thương đến mức ngừng hoạt động.
Viêm gan tự miễn có thể khỏi mà không cần điều trị nhưng trong đa số trường hợp thì đây là một tình trạng mạn tính.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng tạo ra mật để tiêu hóa thức ăn và lưu trữ đường dùng làm năng lượng cho cơ thể; lọc máu và chất thải khỏi cơ thể, chống lại nhiễm trùng.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan dẫn đến nhiều biến chứng như bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng của cơ thể.
Đặc biệt, hai trong những bệnh cảnh nguy hiểm nhất của viêm gan chính là xơ gan và ung thư gan gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như tăng tỉ lệ tử vong như:
Cổ trướng: Tích tụ dịch trong khoang bụng
Vỡ tĩnh mạch thực quản giãn gây ói ra máu và đi cầu ra máu, tăng nguy cơ tử vong
Nhiễm trùng dịch báng: nhiễm trùng dịch trong khoang màng bụng thường gây ra triệu chứng như đau bụng, sốt, lơ mơ hôn mê thậm chí tử vong
Bệnh não gan: Gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê và tử vong
Tổn thương thận cấp: tăng nguy cơ bệnh não gan và làm tăng tỉ lệ tử vong
Chẩn đoán bệnh viêm gan
1. Thăm khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng luôn là bước đầu tiên để chẩn đoán tất cả các dạng viêm gan.
Thông qua xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân, bác sĩ sẽ giới hạn được các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Thăm khám lâm sàng giúp xác định các triệu chứng điển hình thường liên quan tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, cổ chướng, phù chân…
2. Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan sử dụng các mẫu máu để xác định mức độ hoạt động của gan.
Kết quả bất thường của các xét nghiệm này có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy gan có vấn đề.
Mức men gan cao biểu thị gan đang bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường.
Có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác để tìm ra nguồn gốc của bất thường
3. Sinh thiết gan
Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương gan. Là thủ thuật xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên môn cao.
4. Siêu âm
Hình ảnh siêu âm có thể tiết lộ:
Có dịch trong khoang màng bụng hay không
Tình trạng nhu mô gan đồng nhất hay không, bờ đều hay không
Có khối u gan không
Tuần hoàn bàng hệ hay không
Cách điều trị viêm gan
Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính đều phục hồi.
Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà người bệnh được chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu hoặc chỉ đơn thuần là ngưng tác nhân gây tổn thương gan như rượu, nấm, thuốc…
Điều trị viêm gan do rượu hầu hết chỉ là điều trị hỗ trợ, nâng đỡ, vitamin và bù dịch.
Song song đó thì ngưng rượu là chế độ chăm sóc quan trọng nhất.
Những trường hợp tổn thương gan do rượu nặng (dựa vào thang điểm đánh giá) bác sĩ có thể xem xét điều trị corticosteroid cho bệnh nhân nếu không chống chỉ định
Mục tiêu điều trị viêm gan tự miễn là kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng.
Các loại thuốc corticosteroid (như prednisone hoặc budesonide) và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (azathioprine, mycophenolate, tacrolimus, cyclosporine…) sẽ được xem xét sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, nhằm ngăn ngừa cơ thể tấn công các tế bào gan.
Ở những trường hợp tổn thương gan nặng, đe dọa tính mạng như suy gan cấp, bệnh gan giai đoạn cuối, kháng thuốc… thì biện pháp điều trị tối ưu là ghép gan.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan
1. Tiêm phòng đầy đủ
2. Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
Không dùng chung kim tiêm
Không dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
Thực hiện an toàn tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ với nhiều bạn tình…
Ăn chín uống sôi
3. Lối sống lành mạnh
Hạn chế rượu bia
Kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ
Kiểm soát cân nặng
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan
1. Viêm gan có lây không và lây qua đường nào?
Viêm gan tự miễn, viêm gan do nhiễm độc, sử dụng rượu, thuốc lá… không có khả năng lây truyền. Ngược lại, viêm gan do virus hoặc ký sinh trùng có thể lây nhiễm.
Viêm gan thường lây qua đường phân – miệng, mẹ sang con, đường máu và quan hệ tình dục không an toàn.
Đường phân – miệng:
Virus có thể lây lan khi một người ăn phải mẫu bệnh phẩm có chứa virus trong thức ăn, nước uống ví dụ như virus viêm gan A, E hoặc các loại ký sinh trùng.
Lây truyền từ mẹ sang con:
Viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C.
Thường lây trong giai đoạn chu sanh. Vì vậy người mẹ cần tầm soát và điều trị viêm gan virus C trước mang thai cũng như theo dõi nồng độ virus viêm gan B trong thai kỳ (thường từ tuần 28-32 thai kỳ) nhằm có chế độ phòng ngừa lây sang con tốt hơn.
Đường máu:
Quá trình lây nhiễm này có thể xảy ra nếu vết thương hở của người khỏe mạnh tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người bệnh, thông qua các vật dụng cá nhân như kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Đường tình dục:
Viêm gan có thể lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo hoặc một số chất dịch cơ thể khác.
Quá trình lây nhiễm thường xảy ra ở những người quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ nhiều bạn tình…
2. Viêm gan có nguy hiểm không?
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm. Mỗi một bệnh lý viêm gan đều có thể làm phát sinh những biến chứng đe dọa tính mạng:
Viêm gan A:
Người bệnh sẽ phục hồi mà không để lại những tổn thương lâu dài cho gan.
Hiếm khi xảy ra nhưng viêm gan A có thể dẫn đến tử vong.
Viêm gan B:
15% –25% người phát triển thành bệnh gan mạn tính, xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan (theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC).
Viêm gan C:
80-85% người nhiễm virus viêm gan C có thể phát triển thành nhiễm trùng mạn tính và phát triển thành xơ gan trong 10 – 20 năm.
Viêm gan do rượu:
Theo thời gian, viêm gan do rượu làm phát sinh hàng loạt vấn đề về sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, loét xuất huyết dạ dày.
Viêm gan tự miễn:
Suy gan, xơ gan và ung thư gan là những biến chứng có thể xảy ra nếu viêm gan tự miễn không được kiểm soát tốt.
3. Bệnh viêm gan có di truyền không?
Bệnh di truyền là những bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào trứng hoặc tinh trùng.
Mầm bệnh sẽ có từ trong hợp tử (phôi), trên nhiễm sắc thể của tinh trùng hay trứng sẽ có sẵn các gen bệnh, hoặc cũng có thể do sai lệch bất thường của nhiễm sắc thể.
Viêm gan chủ yếu là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, thói quen sinh hoạt không hợp lý (lạm dung rượu bia…), vì vậy, viêm gan thường không di truyền.
TIP
BÀI SỐ 101. SƠ GAN CỔ CHƯỚNG
Lương y Phó Hữu Đức - Số 6/169A Xuân Thuỷ Dịch Vọng Hậu .Cầu Giấy
Biện chứng Đông y:
+ Cổ chướng do thấp nhiệt đình trệ.
- Phép trị: Ấm trung tiêu mạch kỳ, mắt nóng, ráo thấp.
+ Cổ chướng: Do can uất khí trệ, huyết ứ.
- Phép trị: Lý khí, hoá ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.
- Phép trị: Hành khí, lợi thuỷ, thư can giải uất.
+ Cổ chướng do khí trệ huyết ứ, thuỷ thấp đình tụ ở trong người.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ, ích khí mạnh tỳ lợi thuỷ tiêu sưng.
+ Sơ gan cổ chướng: Do can thận âm hư.
- Phép trị: Nuôi dưỡng âm, lợi thuỷ kèm theo hoá ứ trệ.
+ Sơ gan cổ chướng do can uất khí trệ mất chức năng làm sơ lợi tam tiêu, phát sinh thành bụng dưới.
- Phép trị: Sơ gan hành khí lợi thũng.
+ Sơ gan cổ chướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ mềm chất rắn, tan kết đọng.
+ Cổ chướng do bệnh sán lá gan giai đoạn muộn.
- Biện chứng Đông y:
Chất độc vào gan ứ ở mạch lạc, can tỳ bị thương tổn thuỷ thấp trở tắc ở trung tiêu.
- Phép trị: Sơ gan thông lạc, bổ tỳ ích thận, trừ thấp lợi thuỷ (công trục thuỷ thấp)
Bài thuốc kinh nghiệm phòng khám Đức An Đường
1. Thương truật : 12 gam
2. Mộc hương : 6 gam
3. Đùm đũm : 16 gam
4. Trạch tả : 12 gam
5. Nhục quế : 4 gam
6. Phục linh: 12 gam
7. Kim tiền thảo : 16 gam
8. Hậu phác : 12 gam
9. Đương quy : 12 gam
10. Hoàng bá : 8 gam
Liều dùng:
Sắc ngày uống 1 thang (uống thay nước hàng ngày)
Kết quả:
Số bệnh nhân được điều trị: 500 bệnh nhân.
Đạt khỏi hẳn: 480 bệnh nhân.
Chú ý:
Nếu bệnh nhân thận hư thì dùng Bạch mao căn, Hoàng liên, Quả dứa dại (tuỳ theo từng trường hợp mà gia giảm).
BÀI SỐ 102
Chữa viêm gan siêu vi trùng:
Bệnh nhân bị viêm gan, đi xét nghiệm thấy virút B hoặc C dương tính.
Thường đau vùng gan, đau vùng thượng vị, da bủng và có khi bị ợ hơi.
Ngày uống 1 thang, uống liên tục 30 đến 40 thang mới khỏi bệnh.
Xét nghiệm gan thấy kết quả virút B hoặc C âm tính.
Cây tươi về băm nhỏ, phơi tái, sao vàng sắc 3 nước lấy một, một thang sắc 2 lần mỗi lần lấy 2 bát, hai lần lấy 4 bát thuốc, trộn với nhau, uống 4 lần trong ngày: 5 giờ - 10 giờ - 16 giờ và 20 giờ.
Uống khi đói không nhất thiết đúng giờ.
Bài thuốc
1. Tầm gửi (cây đào, cây ngái) : 20 gam
2. Ngải đồi (Ngọn cây vẩy sắc hoa tím) : 20 gam
3. Ngòi bút (Mộc tặc): 20 gam
4. Vú bò : 20 gam
5. Sung cùn (Sung leo) : 20 gam
6. Chanh rừng : 20 gam
7. Bưởi rừng : 20 gam
BÀI SỐ 103
Bài thuốc 4: An vị thang:
1. Đẳng sâm : 14 gam
2. Hoài sơn : 16 gam
3. Bạch biển đậu : 14 gam
4. Mộc hương : 6 gam
5. Sa nhân : 8 gam
6. Pháp bán hạ : 14 gam
7. Trần bì : 8 gam
8. Cam thảo : 6 gam
9. Thương truật : 10 gam
10. Hậu phác : 14 gam
11. Hoắc hương : 6 gam
12. Đương quy : 12 gam
13. Xuyên khung : 8 gam
14. Khương hoạt : 8 gam
15. Độc hoạt : 10 gam
16. Sài hồ : 14 gam
Chủ trị:
Lợm giọng, ợ chua, nuốt chua, ngực đày tức (thực chứng) do uống nhiều bia rượu, thức ăn sống lạnh, các loại hải sản giầu đạm, mỡ rán, hoa quả cay nóng…
Cách dùng: Sắc uống.
BÀI SỐ 104
Đăng Tài Lý - Thôn Hạ - Đức Giang - Hoài Đức.
Bài thuốc: Lục quân tử thang gia bạch giới
1. Đẳng sâm : 12 gam
2. Bạch linh : 12 gam
3. Bạch truật : 12 gam
4. Trích thảo : 4 gam
5. Trần bì : 8 gam
6. Bán hạ : 12 gam
7. Bạch giới : 8 gam
Chủ trị:
Đau bụng do khí hư.
Liều dùng, cách dùng:
Mỗi ngày 1 thang đổ 3-4 bát ăn cơm nước sắc lấy 1 bát sắc từ 3-4 lần, uống mỗi lần 1 bát trong ngày, uống thuốc ấm không để nguội.
Kiêng kỵ:
BÀI SỐ 105
CHỮA BỆNH VIÊM GAN
Đặng Thị Lâm - Xóm 8 Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội
1. Thể dương hoàng (Do thấp nhiệt)
- Triệu chứng: Toàn thân sắc vàng ánh sáng, đạu hạ sườn phải, buồn nôn, đầy bụng, ăn kém, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu mất ngủ, tóc khô, tiểu tiện vàng sẫm, đại tiện táo, rêu lưỡi dày dính, mạch Nhu Sác.
- Phương thuốc: Thanh nhiệt táo thấp, thái hoàng, lợi niệu.
Bài thuốc:
1. Sá sùng : 20 gam
2. Kim ngân hoa : 8 gam
3. Bô lô kin : 15 gam
4. Vóng cổ chấy : 15 gam
5. Tầm gửi lau sau : 20 gam
6. Rễ cỏ tranh : 8 gam
7. Vóng cây sun : 20 gam
8. Tầm gửi gạo : 20 gam
9. Tầm gửi ngái : 20 gam
10. Đại hoàng : 10 gam
11. Hoàng đằng : 8 gam
Phân tích bài thuốc:
Sá sùng, Kim ngân hoa, Bô lô kin, Vóng cổ chấy, Tầm gửi ngái có tác dụng thanh nhiệt táo thấp.
Tầm gửi lau sau, Rễ cỏ tranh, Tầm gửi gạo, Vóng cây sun có tác dụng lợi niệu.
Đại hoàng, Hoàng đằng có tác dụng thoái hoàng.
2. Thể âm hoàng
a) Can nhiệt tỳ thấp
- Triệu chứng: Miệng đắng, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, đại tiện táo. Nóng đau nhiều vùng gan, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền.
BÀI SỐ 106
Bài thuốc:
1. Tầm gửi mít mật : 20 gam
2 . Sá sùng : 20 gam
3. Kim ngân hoa : 8 gam
4. Vóng cổ chấy : 15 gam
5. Vóng lén : 10 gam
6. Núc nắc : 12 gam
7. Van chíu thun : 10 gam
8. Mát thanh : 10 gam
9. Phụn hỏi sun : 15 gam
Phân tích bài thuốc:
Tầm gửi mít mật, Sá sùng, Kim ngân hoa, Vóng cổ chấy, Vóng lén có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Núc nắc, Van chíu thun, Mát thanh, Phụn hỏi sun có tác dụng kiện tỳ.
b) Can âm thương tổn
- Triệu chứng: Đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng họng khô, táo bón, nước tiểu vàng sẫm ít, mạch Huyền.
BÀI SỐ 107
Bài thuốc:
1. Tầm gửi ngái : 25 gam
2. Huyền sâm : 12 gam
3. Sinh địa : 10 gam
4. Mát thanh : 10 gam
5. Diệp hạ minh châu : 8 gam
6. Hoàng liên : 6 gam
7. Vóng cây sun : 20 gam
8. Phụn hỏi sun : 12 gam
9. Huyết đằng : 15 gam
10. Sáp thanh : 20 gam
c) Khí trệ huyết ứ
- Triệu chứng: Sắc mặt tối xám, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, rối loạn tiêu hoá, nước tiểu ít, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền.
BÀI SỐ 108
Bài thuốc:
1. Núc nắc : 12 gam
2. Chí then : 8 gam
3. Dạ cẩm : 10 gam
4. Bán hạ : 6 gam
5. Mộc thông : 15 gam
6. Vóng lén : 8 gam
7. Sáp thanh : 15 gam
8. Xeng thanh : 15 gam
9. Mát thanh : 10 gam
10. Đan sâm : 8 gam
11. Hồng hoa : 4 gam
12. Hương phụ : 6 gam
13. Sá sung : 20 gam
14. Tầm gửi hồng : 20 gam
15. Tầm gửi ngái : 20 gam
Phân tích bài thuốc:
Núc nắc, Chí then, Dạ cẩm, Bán hạ, Mộc thông, Vóng lén, Sáp thanh, Xeng thanh, Mát thanh có tác dụng sơ can lý khí.
Đan sâm, Hồng hoa, Hương phụ có tác dụng hoạt huyết.
Sá sùng, Tầm gửi hồng, Tầm gửi ngái có tác dụng thanh nhiệt dưỡng gan.
Cách sử dụng thuốc:
Hai ngày 1 thang (cho 1 lít nước đun sôi đến 30 phút, đổ nước thuốc ra).
Làm 2 lần như vậy được bao nhiêu nước thuốc dồn làm một uống cả ngày thay nước trè xanh.
Kiêng kỵ:
Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích..v..v…
Không ăn đồ tanh và có hàm lượng đạm cao: Cá, thịt gà, thịt ngan, thịt chó..v..v…
BÀI SỐ 109
CHỮA VIÊM GAN - Đặng Thị Lâm - Xóm 8 Đông Ngạc Từ Liêm Hà Nội
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi.
Bài thuốc:
1. Phụn hỏi sun : 12 gam
2. Xuyên tim : 8 gam
3. Củ dứa dại : 15 gam
4. Kim tiền thảo : 8 gam
5. Rễ cây chít : 12 gam
6. Cỏ ranh : 8 gam
7. Phạc thanh : 15 gam
8. Cây sún vong : 15 gam
9. Van chíu thun : 15 gam
10. Đỗ trọng nam : 10 gam
11. Mát thanh : 10 gam
12. Chuối hạt : 8 gam
Phân tích bài thuốc:
Cỏ ranh, Phụn hỏi sun, Phạc thanh, Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.
Xuyên tim, Củ dứa dại, Chuối hạt, Rễ cây chít có tác dụng bài sỏi.
Cây sún vong, Van chíu thun, Đỗ trọng nam, Mát thanh có tác dụng bổ thận.
Cách sử dụng bài thuốc:
Hai ngày 1 thang (cho 1 lít nước đun sôi 20 đến 30 phút, đổ nước thuốc ra). Làm 2 lần như vậy được bao nhiêu thuốc dồn làm một uống cả ngày thay nước chè xanh.
Kiêng kỵ:
Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích..v..v…
BÀI SỐ 110
Tâm đắc chữa kiết lỵ không phân hàn nhiệt. - Đỗ Sĩ Điệt
Dây mơ : 30g
Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ : 30g
Hạt cau già : 5 hạt
Lá má : 1 nắm
Rễ Cỏ xước : 10g
Gừng : 5 lát
Sắc đặc uống.
BÀI SỐ 111.
GAN VIÊM DO THẤP NHIỆT. - Phạm Đức Hiệp
Phương thuốc
Củ đợi khô : 30g
Chi tử : 20g
Hoàng đằng: 20g
Sinh địa: 20g
Khương hoạt nam : 20g
Đương quy : 20g
Chỉ sác : 20g
Hải sâm : 20g
Hậu phác : 20g
Thanh bì : 15g
Hoàng cầm : 20g
Cây chó đẻ : 20g
Cây bồ bồ : 20g
Bạch thược : 20g
Bạch truật (sao tẩm hoàng thổ) : 20g
Sắc uống 5 thang trong 10 ngày đợt 1, sau đó nghỉ 3 ngày, uống tiếp đợt 2 .5 thang sắc
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Đông y điều trị
Từ khóa:
Viêm gan
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.