TIÊU CHẢY
Tiêu chảy (ỉa chảy) là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường.
Người bệnh cần phân biệt rõ với hiện tượng đại tiện nhiều nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính ở em bé bú mẹ. Cả hai trường hợp này đều không phải là tiêu chảy.
Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời..
Phân loại tiêu chảy
Dựa trên các yếu tố về cơ chế, thời gian mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như đặc điểm phân (nhiều nước, sủi bọt, có chất béo, nhầy máu,…), tiêu chảy có thể được phân loại khác nhau, dựa theo thời gian thì có tiêu chảy cấp và mạn, ,dựa theo cơ chế bệnh học thì có tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết, dựa vào nguyên nhân thì có tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy không nhiễm trùng…
1. Tiêu chảy cấp tính
Tình trạng này thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi mầm non và những năm đầu tiểu học.
Bệnh xuất hiện đột ngột, kéo dài khoảng một tuần với triệu chứng đi ngoài phân lỏng nhiều nước, số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày.
Tiêu chảy cấp tính xuất hiện do cơ thể tiêu thụ thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn thực phẩm. Trong đó, Rotavirus là tác nhân chính khiến tình trạng trở nặng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
2. Tiêu chảy mãn tính
Ở cấp độ mãn tính, bệnh kéo dài hơn 2 – 4 tuần.
Với cơ thể của một người khỏe mạnh, tình trạng này có thể gây bất tiện đối với sinh hoạt và trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nếu hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm, tiêu chảy mãn tính sẽ trở thành nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3. Tiêu chảy thẩm thấu
Đây là tình trạng xảy ra do giảm hấp thu chất điện giải, dịch và dinh dưỡng.
Ở mức độ từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân sẽ dao động từ khoảng 250ml đến 1 lít/ngày.
Ngoài ra, việc không hấp thu một chất dinh dưỡng đơn thuần như Lactose thương dẫn đến triệu chứng trướng bụng hơn là ỉa chảy, ngoại trừ trường hợp nặng.
Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi người bệnh ngừng tiêu thụ những loại thực phẩm đó.
4. Tiêu chảy xuất tiết
Đây là tình trạng rối loạn chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô ruột, làm tăng bài tiết và giảm hấp thu hoặc cả hai trường hợp.
Đối với trường hợp tiêu chảy xuất tiết, việc ngưng sử dụng thực phẩm hoàn toàn không có tác dụng, người bệnh buộc phải sử dụng đến các điều trị y tế.
Nguyên nhân bị tiêu chảy
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng đến 88% các trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không an toàn, không đủ vệ sinh.
Trong đó, Rotavirus chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến ỉa chảy cấp.
Cụ thể, loại vi sinh vật này đã gây ra khoảng 40% trường hợp nhập viện ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi.
Có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân:
Nhóm tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật (hay còn gọi là nhiễm trùng, nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng);
Nhóm tiêu chảy KHÔNG do nhiễm trùng.
1. Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, vi nấm):
Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể sẽ gây ra kích thích lên các mô trong đường tiêu hóa, dẫn đến viêm nhiễm.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ỉa chảy, thường gặp nhất là khi cơ thể tiêu thụ phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Nguồn thức ăn chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu,… sẽ dẫn đến ngộ độc.
Chưa kể, việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, ăn rau sống, gỏi, đồ tái,… rau củ quả bị tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền ký sinh trùng và vi khuẩn.
2. Không giữ gìn vệ sinh
Điều kiện vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
Do đó, việc giữ gìn không gian sống, đồ dùng cá nhân, cơ thể, thức ăn,… sạch sẽ cũng là biện pháp cần thiết để tránh vi sinh vật gây hại xâm nhập vào đường tiêu hóa.
3. Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột
Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Từ đó khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nhu động ruột tăng, gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.
4. Không hấp thụ đường (tiêu chảy không do nhiễm trùng)
Nhiều người thường gặp tình trạng cơ thể không có khả năng dung nạp các loại đường như:
Lactose, Glucose-Galactose, Fructose,… từ sữa, chế phẩm từ sữa, mật ong, trái cây,…
Điều đó dẫn đến hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn phải những thực phẩm này.
Cơ thể bị thiếu men Sucrase-isomaltase, Lactase… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ỉa chảy thường gặp.
5. Ngộ độc thực phẩm (tiêu chảy do độc chất từ thức ăn hoặc độc tố vi sinh vật trong thức ăn)
Đây là hậu quả do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa phụ gia độc hại.
Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn, sốt cao, ỉa chảy, nôn mửa,…
Nhiều trường hợp còn gặp phải hiện tượng co giật dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
6. Hội chứng ruột kích thích (với thể loại tiêu chảy, không phải do nhiễm trùng)
Hội chứng ruột kích thích xuất hiện do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi dùng một số thuốc điều trị hoặc ăn đồ lạ.
Nguyên nhân bởi nhu động ruột bị co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn trong đường tiêu hóa di chuyển nhanh hơn.
Lúc này, nước sẽ không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến hiện tượng tiêu chảy đột ngột.
7. Viêm đại tràng
Bệnh nhân viêm đại tràng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có ỉa chảy.
Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân như: vi khuẩn (Shigella, Samonella,…), ký sinh trùng, nấm,…
Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật, ngộ độc hóa chất, tâm lý căng thẳng, áp lực,… cũng là những nhóm nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua.
Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước.
Đầy bụng, sôi bụng.
Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
Người luôn trong tình trạng mệt lả.
Chuột rút.
Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,…
Khi nào nên đi khám
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp đều có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày.
Nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc cũng như điều trị y tế kịp thời.
Thực tế, ỉa chảy cũng là triệu chứng của một số trường hợp cấp cứu nghiêm trọng.
Ngay khi nhận thấy phân lỏng, nhiều nước kèm các dấu hiệu nguy hiểm sau, người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp:
Đi ngoài ra máu.
Đi ngoài phân đen, hắc ín.
Sốt cao trên 38,3 độ C hoặc kéo dài hơn 24 giờ.
Ỉa chảy kéo dài hơn 2 ngày.
Buồn nôn và không thể uống chất lỏng thay thế.
Đau dữ dội ở phần bụng (đặc biệt là vùng hạ sườn bên phải hoặc phần sau).
Tiêu chảy sau khi đi từ nước ngoài trở về.
Nước tiểu màu đậm.
Lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
Nhịp tim nhanh.
Nhức đầu.
Da khô.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao
Bệnh tiêu chảy xảy ra phổ biến mỗi năm, dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao gồm:
Những người thường xuyên ăn uống, sinh hoạt gần với bệnh nhân ỉa chảy nhưng không áp dụng biện pháp phòng ngừa.
Dân cư sống trong khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phân đi thẳng ra cống, ao, hồ, sông, suối, mương,…
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
Có thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, thường xuyên ăn rau sống, thủy hải sản chưa chín kỹ.
Sử dụng phân tươi, phân chưa được xử lý trong trồng trọt.
Dân cư sống tại khu vực bị ngập lụt hoặc sau ngập lụt.
Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy
1. Xét nghiệm máu
Đây là việc làm cơ bản và phổ biến nhất. xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), yếu tố viêm, điện giải máu, chức năng gan, thận sẽ giúp bác sĩ có hướng chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị thích hợp
2. Xét nghiệm phân
Xác định ký sinh trùng, vi khuẩn và một vài loại vi rút trong dịch cấy phân.
Xét nghiệm phân cũng có thể phát hiện máu vi thể (hồng cầu), bạch cầu và các manh mối khác để chẩn đoán.
3. Nội soi đại tràng
Sẽ quan sát được toàn bộ khung đại tràng, một phần ruột non để xác định chính xác các tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân ỉa chảy.
Ống nội soi cũng được trang bị dụng cụ hỗ trợ, giúp lấy sinh thiết (một mẫu mô nhỏ) từ đại tràng để thực hiện kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều trị tiêu chảy
Các trường hợp ỉa chảy mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần đến thuốc điều trị tiêu chảy.
Nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày, mức độ nặng, tăng dần kèm các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ sớm với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Điều trị tiêu chảy
1. Bù nước và chất điện giải
Đây là việc đầu tiên cần thực hiện ngay khi bị tiêu chảy.
Người bệnh nên dùng đến dung dịch Oresol (ORS – Oral rehydration salts).
Đây là một dạng hỗn hợp gồm nước sạch, đường, muối, được hấp thụ tại ruột non để bù lượng nước và điện giải đã mất.
Trong trường hợp không thể uống do buồn nôn hoặc đau dạ dày, phương án truyền dịch qua tĩnh mạch là cần thiết.
2. Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả điều trị tích cực trong trường hợp ỉa chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ virus thì phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng.
3. Điều trị các bệnh lý gây tiêu chảy
Nhiều trường hợp tiêu chảy xuất hiện là triệu chứng của một bệnh lý khác.
Đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vấn đề đó trước tiên.
4. Điều chỉnh toa thuốc, liều lượng thuốc đang dùng
Nếu thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây ỉa chảy, việc giảm liều dùng hoặc đổi loại khác là biện pháp nhanh nhất để chấm dứt tác dụng phụ.
Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiên, không được tự ý sử dụng.
Biến chứng tiêu chảy
Mức độ nghiêm trọng và mối nguy hiểm tiềm ẩn của tiêu chảy đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tiêu chảy ở trẻ gây tử vong cao hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”
Cụ thể, bệnh lý này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần và không gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe nếu được xử lý đúng cách.
Trong trường hợp ngược lại, cơ thể có nguy cơ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như: hôn mê, trụy mạch, suy kiệt, suy dinh dưỡng, mất nước, thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến gồm:
Vùng quanh hậu môn bị hăm loét đỏ do đi ngoài quá nhiều lần.
Suy dinh dưỡng: Bệnh ỉa chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bởi tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển nhận thức.
Mất nước: Đây là mối đe dọa nghiêm trọng của tiêu chảy.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, nước và các chất điện giải như: Natri, Clorua, Kali, Bicarbonate,… sẽ bị mất qua nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu, phân, thở.
Nếu việc thay thế không được thực hiện, cơ thể sẽ dễ xuất hiện co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy
Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống,…
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
Bảo vệ nguồn nước.
Thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị ỉa chảy cấp.
Cập nhật kiến thức về sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy.
Cách cầm bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vùng trực tràng sẽ bị đau kèm triệu chứng ngứa, rát, đau, khó chịu sau khi đi vệ sinh.
Trong trường hợp này, người bệnh hãy tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong tắm sau đó lau khô những khu vực này bằng khăn mềm và sạch.
Người lớn cũng có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn cho tình trạng nhẹ như Bismuth Subsalicylate, Loperamide dạng lỏng hoặc viên nén.
Đặc biệt, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất cần thiết.
Người bệnh cần uống ít nhất 6 cốc nước mỗi ngày.
Có thể chọn thêm đồ uống thay thế chất điện giải, soda không chứa caffein, nước luộc gà (không chất béo), trà với mật ong,…
Thay vì uống trong bữa ăn, người bệnh nên uống giữa bữa để đem lại hiệu quả tốt hơn.
TIP
BÀI SỐ 88
Bài thuốc 1:
Bùi Hồng Minh - Số 66 Đốc Ngữ - Ba Đình
1. Cao lương khương : 20 gam
2. Hương phụ chế : 12 gam
3. Hậu phác (tẩm gừng) : 10 gam
4. Sinh khương : 10 gam
5. Thương truật: 10 gam
6. Ngô thù du : 12 gam
7. Lá khôi : 15 gam
8. Ô dược : 12 gam
9. Bạch chỉ : 12 gam
10. Bạch linh : 12 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lượt hoà chung chia đều uống trong ngày.
Chủ trị:
Chữa đau bụng do cảm hàn phạm vào vị hoặc ăn các thứ sống lạnh nhiều làm hàn tích ở vị.
Dương khí của vị bị lấn át, kết hợp với tỳ vị hư yếu gây nên đau có triệu chứng đau dữ dội, lạnh thì đau tăng, chườm nóng, xoa, uống nước nóng thì đỡ.
Đại tiện thường nhão nát, không khát nước.
BÀI SỐ 89
Bài thuốc 2:
1. Thần khúc : 20 gam
2. Bạch linh : 10 gam
3. Bán hạ : 10 gam
4. Chỉ thực : 10 gam
5. Hương phụ : 10 gam
6. Binh lang : 10 gam
7. Ô tặc cốt : 8 gam
8. Sơn tra : 10 gam
9. Hậu phác (chế gừng) : 12 gam
10. Thương truật : 12 gam
11. Mộc hương : 10 gam
(Tán bột sắc thuốc gần được hoà vào nước uống)
12. Ô dược : 10 gam
13. Sa nhân : 8 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lượt hoà chung uống trong ngày.
Chủ trị:
Bụng đầy tức, đau âm ỉ, khó tiêu, buồn bực, ợ hơi, ợ chua.
Đại tiện nhão. Rêu lưỡi dày nguyên nhân do ăn uống không điều độ, no đói thất thường.
Ăn quá nhiều chất bổ béo, ngọt nhiều dầu mỡ, nóng lạnh, hoặc ăn các thức ăn sống lạnh gây thấp nhiệt ở tỳ vị kết hợp với tỳ vị bị hư, dẫn đến thức ăn đình trệ không tiêu hoá được gây đau, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, nôn được thì đỡ.
BÀI SỐ 90.
Bài thuốc 3
1. Sài hồ : 12 gam
2. Cam thảo : 10 gam
3. Ô dược : 10 gam
4. Huyền hồ sách : 10 gam
5. Uất kim : 10 gam
6. Bạch thược : 12 gam
7. Hương phụ : 10 gam
8. Lá khôi : 10 gam
9. Ô tặc cốt : 8 gam
10. Chỉ xác : 10 gam
11. Xuyên khung : 8 gam
12. Mộc hương (tán bột được hoà vào uống) : 10 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia uống trong ngày.
Chủ trị:
Chữa vùng thượng vị đau tức liên miên,lúc no, lúc đói cũng đau nhưng ăn vào đau tăng, đau lan xuống hông, sườn, ợ hơi, ợ chua, xoa nhẹ thì giảm đau.
Lưỡi đỏ nhợt, rêu mỏng, mạch huyền.
Nguyên nhân do suy nghĩ nhiều, giận dữ, uất ức hại đến can, can khí uất kết lại không sơ tiết được nên đã phạm vào vị (dạ dày) làm vị đau (can mộc lấn tỳ thổ) hay gọi can khí phạm vị.
BÀI SỐ 91.
Bài thuốc 4:
1. Hoàng kỳ : 12 gam
2. Cam thảo : 8 gam
3. Mộc hương : 8 gam
4. Lá khôi : 10 gam
5. Đẳng sâm : 10 gam
6. Quế chi : 10 gam
7. Đại táo : 4 quả
8. Hậu phác : 10 gam
9. Thương truật : 10 gam
10. Bán hạ : 8 gam
11. Sinh khương : 10 gam
12. Di đường (mật đường) : 30 gam
13. Ô dược : 10 gam
14. Bạch linh : 10 gam
15. Sa nhân : 8 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia uống hết trong ngày.
Chủ trị:
Điều trị các chứng đau lâm râm, âm ỉ vùng thượng vị, xoa ấm, chườm nóng giảm đau.
Đau nhiều về đêm, trời lạnh nôn ra nước trong, thích ăn nóng, chân tay lạnh, người mệt mỏi, sắc mặt tái sạm hoặc trắng nhợt.
Đại tiện nhão (lỏng) mạch huyết Trầm Tế.
Nguyên nhân là do lao động vất vả quá sức, ăn uống thất thường lúc no lúc đói, ăn không đúng bữa, ăn nhiều thứ sống lạnh khiến tỳ vị bị tổn thương hư hàn.
Dương khí không đủ để vận hoá thức ăn làm cho thức ăn đình trệ nên không đau dữ dội mà đau âm ỉ. Nôn ra nước trong, ưa chườm nóng, chân tay lạnh, da sạm, trắng nhợt đại tiện lỏng mạch Nhuyễn Nhược, Trầm Tế là biểu hiện của hư hàn.
BÀI SỐ 92
Bài thuốc 5:
1. Ngũ linh chi : 10 gam
2. Xuyên quy : 12 gam
3. Huyền hồ sách : 10 gam
4. Hương phụ : 8 gam
5. Hoàng kỳ : 10 gam
6. Ngải tượng : 8 gam
7. Đào nhân : 10 gam
8. Xuyên khung : 10 gam
9. Ô dược : 10 gam
10. Cam thảo : 6 gam
11. Đẳng sâm : 10 gam
12. Hồng hoa : 8 gam
13. Xích thược : 10 gam
14. Chỉ xác : 8 gam
15. Đan bì : 8 gam
16. Bạch truật : 10 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia đều uống trong ngày.
Chủ trị:
Đau vùng thượng vị (vị quản) đau 1 điểm không di chuyển.
Có lúc đau soắn như dùi đâm, kim châm, người mệt mỏi, mất ngủ xanh xao, nguyên nhân là do bệnh đau dạ dày (vị quản thống) lâu ngày không khỏi dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau cố định một chỗ, đau như dùi, kim, dao đâm.
Đau lâu làm cho khí huyết bị suy kém, cơ thể suy nhược mệt mỏi mất ngủ.
BÀI SỐ 93.
Bài thuốc 1:
Lương y Nguyễn Trọng Bảo - Số 12 Nguyễn Thượng Hiền
Đau bụng do lạnh: do cảm lạnh như đi mưa, gió lạnh, ăn vào những chất lạnh khó tiêu.
Triệu chứng: Bụng đầy, đau liên miên, chậm tiêu, thích chườm nóng, tay chân lạnh, gai rét.
1. Ô dược (sao) : 10 gam
2. Trần bì (sao) : 8 gam
3. Gừng khô : 8 gam
4. Hương phụ : 10 gam
5. Tô diệp : 8 gam
Sắc uống.
BÀI SỐ 94.
Bài thuốc 2:
1. Thảo quả : 12 gam
2. Trần bì (sao) : 10 gam
3. Tô diệp : 15 gam
4. Ô dược (sao) : 12 gam
5. Chỉ xác (Sao) : 10 gam
6. Gừng nướng : 5 lát
Sắc uống.
BÀI SỐ 95 - ỈA CHẢY
Nguyễn Văn Thiệp - Số 454 Phố Bạch Mai- Hai Bà Trưng
Bài thuốc:
1. Hương nhu : 10 gam
2. Tô diệp : 15 gam
3. Hoắc hương : 12 gam
4. Bông mã đề : 15 gam
5. Mộc thong : 15 gam
6. Gừng nướng : 5 lát mỏng
Tác dụng: Ngoại cảm gây thương tổn tỳ vị, ……..gây tiết tả, ẩu thổ.
Cách dùng: Liều lượng trên là 1 thang thuốc, sắc uống trong 1 ngày, uống ấm.
Chỉ định: Do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, thương thực gây ẩu thổ, đi ngoài lỏng, đau bụng, đi tiểu ít, nước giải vàng.
Chống chỉ định: Đi kiết lỵ (không phải đi ngoài do cảm tả).
BÀI SỐ 96.
Bài thuốc:
1. Xuyên quy : 12 gam
2. Bạch thược : 12 gam
3. Bắc mộc hương : 4 gam
4. Hoàng liên : 4 gam
5. Binh lang : 12 gam
6. Chỉ xác : 8 gam
7. Cam thảo : 4 gam
8. Hoạt thạch : 20 gam
Tác dụng: Sơ can khí, bổ can huyết, trục uế, khử tích đạo trệ, thanh nhiệt trừ thấp chỉ lỵ.
Liều dùng: Liều trên là 1 thang thuốc sắc uống trong 1 ngày, mỗi thang sắc 3 lần. Mỗi lần đổ 3 bát nước lã, sắc lấy 1 bát uống. Các nước thuốc sắc được đổ lẫn với nhau uống dần trong ngày.
Chỉ định: Bệnh kiết lỵ, bụng quặn đau, đi ỉa mót rặn, phân ra lầy nhầy như óc cá, lẫn máu mũi, nước tiểu vàng ít.
Chống chỉ định: Các bệnh đi ngoài ra nước do cảm tả không phải bệnh kiết lỵ.
BÀI SỐ 97
Triệu chứng: Bụng sôi có khi quặn đau.
Nguyên nhân: ăn uống không hợp vệ sinh, các loại hoa quả rửa không sạch, hay thức ăn chưa chín hẳn, ôi thiu..v..v….
Gây bệnh: Phân sền sệt sủi bọt (đi kiết).
Đi ngoài liên tục, phân ít nước nhiều (người xưa nói đó là bệnh tháo tỏng) gây ra người mệt mỏi, chán ăn.
Phép điều trị: Lấy 1 nắm cả lá cây bòn bọt, khoảng 400-500g lá tươi rửa sạch, băm khúc với 400ml nước đun sôi khoảng 30 phút thì được, lấy 1 bát để ấm uống luôn. Đun tiếp 1 bát nữa nếu cầm đi ngoài rồi thì thôi.
Dùng khô: 200g cho nước bằng mặt thuốc cũng đun sôi khoảng 20-30 phút là được, uống cũng như trên (Bài thuốc này bất kỳ người lớn trẻ em đều dùng như vậy) rất hiệu nghiệm, dễ uống.
Cây này mọc hoang khắp các bờ bụi cao kể cả Trung du, Đồng bằng, cây cao từ 40-50 Có mang cấm dùng, mặt lá có lông.
BÀI SỐ 98 - KIẾT LỴ
Nguyễn Ngọc Chất - Xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội.
1. Trứng gà tốt 1 quả luộc chín lấy lòng đỏ bỏ lòng trắng (1 lòng đỏ trứng gà tương ứng với 6 đồng cân = 24 gam)
2. phèn chua (Bạch phàn) đem đun khô trắng rồi tán nhỏ 2 đồng cân=8 gam
3. Sáp ong 2 đồng cân = 8 gam.
Cách làm: đun lòng đỏ trứng gà đã luộc thật chín bóp nhỏ cùng với bột phèn phi thật đều rồi cho sáp ong đun ra nước cho bột trứng và phèn vào đảo đều viên thành viên lúc còn nóng, nếu để nguội sát làm theo dạng cốm.
Tác dụng: Chữa các bệnh đi ra máu mũi (viêm loét đường ruột)
Liều lượng: Công thức trên uống trong ngày chia đều làm 3 lần uống trước khia ăn cơm 30 phút, uống từ 2 đến 3 liều là khỏi.
Kiêng kỵ: Rau muống, các thứ tanh, mỡ béo, bầu, cà trong lúc uống thuốc, riêng rau muống sau khi khỏi còn phải kiêng 30 ngày tiếp theo.
BÀI SỐ 99 - Đau dạ dày - Đại tràng
Lương y Nguyễn Đăng Hùng
Chữa đau dạ dày, đau đại tràng, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua…
Liều dùng:
Ngày uống 1 thang. Đổ 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát gạn ra uống.
Uống sáng, trưa, tối, uống trước bữa ăn 30 phút.
Đã điều trị hơn 1000 bệnh nhân có kết quả rất tốt.
Bài thuốc:
1. Khổ sâm : 15 gam
2. Bồ công anh : 12 gam
3. Ô tặc cốt : 10 gam
4. Huyền hồ : 10 gam
5. Bạch cập : 8 gam
6. Hoàng liên : 5 gam
7. Sài hồ : 8 gam
8. Chỉ xác : 10 gam
9. Hậu phác : 10 gam
10. Thương truật : 10 gam
11. Mộc hương : 10 gam
12. Cao lương khương : 10 gam
13. Bán hạ chế : 12 gam
14. Đan sâm : 12 gam
15. Bạch truật : 10 gam
16. Cam thảo : 10 gam
17. Đại táo : 4 quả
18. Hoàng kỳ : 20 gam
19. Bạch thược : 15 gam
20. Hà thủ ô chế : 20 gam
Chỉ định: Bài thuốc được áp dụng rộng rãi cho người đau dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hoá.
Trẻ em dùng liều nhỏ bằng 1/3 đến 1/2 bài thuốc.
Nếu thiên về táo trĩ gia: Hoàng bá 10 gam, Sinh địa 15 gam
Giảm: Cao lương khương còn 4g, Mộc hương còn 4g.
Nếu huyết áp cao gia thêm: Thiên ma 10g, Hoè hoa 10g.
Triệu chứng:
Lâm râm đau bụng, ăn chậm tiêu, đầy bụng, tiêu hoá kém, buồn nôn….
Nguyên nhân:
Do tỳ vị hư nhược, vận hoá kém, gây tích trệ phát sinh bệnh.
Bệnh nhiễm phải hàn tà sinh bệnh.
Phương pháp điều trị:
Kiện tỳ hành khí, tiêu độc, ôn trung.
BÀI SỐ 100 - BÌNH VỊ GIA THANG
Giảm: Cam thảo còn 4g, sài hồ còn 3g
Lương y Nguyễn Như Ninh
Bài thuốc
1. Xương truật : 12g
2. Hậu phác : 08g
3. Trần bì : 08g
4. Cam thảo : 04g
5. Hương phụ : 08g
6. Mộc hương : 10g
7. Nga truật : 08g
8. Chỉ thực : 08g
9. Mạch nha : 12g
10. Sơn tra : 12g
11. Thần khúc : 08g
12. Hoắc hương : 04g
13. Sa nhân : 04g
14. Can khương : 04g
15. Đại táo : 03 quả
16. Bạch truật : 03 quả
Sắc uống ngày 1 thang.
Tiêu chảy (ỉa chảy) là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường.
Người bệnh cần phân biệt rõ với hiện tượng đại tiện nhiều nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính ở em bé bú mẹ. Cả hai trường hợp này đều không phải là tiêu chảy.
Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời..
Phân loại tiêu chảy
Dựa trên các yếu tố về cơ chế, thời gian mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như đặc điểm phân (nhiều nước, sủi bọt, có chất béo, nhầy máu,…), tiêu chảy có thể được phân loại khác nhau, dựa theo thời gian thì có tiêu chảy cấp và mạn, ,dựa theo cơ chế bệnh học thì có tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết, dựa vào nguyên nhân thì có tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy không nhiễm trùng…
1. Tiêu chảy cấp tính
Tình trạng này thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi mầm non và những năm đầu tiểu học.
Bệnh xuất hiện đột ngột, kéo dài khoảng một tuần với triệu chứng đi ngoài phân lỏng nhiều nước, số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày.
Tiêu chảy cấp tính xuất hiện do cơ thể tiêu thụ thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn thực phẩm. Trong đó, Rotavirus là tác nhân chính khiến tình trạng trở nặng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
2. Tiêu chảy mãn tính
Ở cấp độ mãn tính, bệnh kéo dài hơn 2 – 4 tuần.
Với cơ thể của một người khỏe mạnh, tình trạng này có thể gây bất tiện đối với sinh hoạt và trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nếu hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm, tiêu chảy mãn tính sẽ trở thành nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3. Tiêu chảy thẩm thấu
Đây là tình trạng xảy ra do giảm hấp thu chất điện giải, dịch và dinh dưỡng.
Ở mức độ từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân sẽ dao động từ khoảng 250ml đến 1 lít/ngày.
Ngoài ra, việc không hấp thu một chất dinh dưỡng đơn thuần như Lactose thương dẫn đến triệu chứng trướng bụng hơn là ỉa chảy, ngoại trừ trường hợp nặng.
Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi người bệnh ngừng tiêu thụ những loại thực phẩm đó.
4. Tiêu chảy xuất tiết
Đây là tình trạng rối loạn chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô ruột, làm tăng bài tiết và giảm hấp thu hoặc cả hai trường hợp.
Đối với trường hợp tiêu chảy xuất tiết, việc ngưng sử dụng thực phẩm hoàn toàn không có tác dụng, người bệnh buộc phải sử dụng đến các điều trị y tế.
Nguyên nhân bị tiêu chảy
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng đến 88% các trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do vệ sinh không đầy đủ, nguồn nước không an toàn, không đủ vệ sinh.
Trong đó, Rotavirus chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến ỉa chảy cấp.
Cụ thể, loại vi sinh vật này đã gây ra khoảng 40% trường hợp nhập viện ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi.
Có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân:
Nhóm tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật (hay còn gọi là nhiễm trùng, nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng);
Nhóm tiêu chảy KHÔNG do nhiễm trùng.
1. Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, vi nấm):
Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể sẽ gây ra kích thích lên các mô trong đường tiêu hóa, dẫn đến viêm nhiễm.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ỉa chảy, thường gặp nhất là khi cơ thể tiêu thụ phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Nguồn thức ăn chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu,… sẽ dẫn đến ngộ độc.
Chưa kể, việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, ăn rau sống, gỏi, đồ tái,… rau củ quả bị tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền ký sinh trùng và vi khuẩn.
2. Không giữ gìn vệ sinh
Điều kiện vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
Do đó, việc giữ gìn không gian sống, đồ dùng cá nhân, cơ thể, thức ăn,… sạch sẽ cũng là biện pháp cần thiết để tránh vi sinh vật gây hại xâm nhập vào đường tiêu hóa.
3. Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột
Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Từ đó khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nhu động ruột tăng, gây ra hiện tượng đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.
4. Không hấp thụ đường (tiêu chảy không do nhiễm trùng)
Nhiều người thường gặp tình trạng cơ thể không có khả năng dung nạp các loại đường như:
Lactose, Glucose-Galactose, Fructose,… từ sữa, chế phẩm từ sữa, mật ong, trái cây,…
Điều đó dẫn đến hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn phải những thực phẩm này.
Cơ thể bị thiếu men Sucrase-isomaltase, Lactase… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ỉa chảy thường gặp.
5. Ngộ độc thực phẩm (tiêu chảy do độc chất từ thức ăn hoặc độc tố vi sinh vật trong thức ăn)
Đây là hậu quả do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa phụ gia độc hại.
Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn, sốt cao, ỉa chảy, nôn mửa,…
Nhiều trường hợp còn gặp phải hiện tượng co giật dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
6. Hội chứng ruột kích thích (với thể loại tiêu chảy, không phải do nhiễm trùng)
Hội chứng ruột kích thích xuất hiện do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi dùng một số thuốc điều trị hoặc ăn đồ lạ.
Nguyên nhân bởi nhu động ruột bị co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn trong đường tiêu hóa di chuyển nhanh hơn.
Lúc này, nước sẽ không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến hiện tượng tiêu chảy đột ngột.
7. Viêm đại tràng
Bệnh nhân viêm đại tràng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có ỉa chảy.
Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân như: vi khuẩn (Shigella, Samonella,…), ký sinh trùng, nấm,…
Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật, ngộ độc hóa chất, tâm lý căng thẳng, áp lực,… cũng là những nhóm nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua.
Biểu hiện của bệnh tiêu chảy
Triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy là đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày), phân lỏng và kèm nước.
Đầy bụng, sôi bụng.
Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
Người luôn trong tình trạng mệt lả.
Chuột rút.
Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,…
Khi nào nên đi khám
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp đều có khả năng tự khỏi và triệu chứng sẽ cải thiện trong vài ngày.
Nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc cũng như điều trị y tế kịp thời.
Thực tế, ỉa chảy cũng là triệu chứng của một số trường hợp cấp cứu nghiêm trọng.
Ngay khi nhận thấy phân lỏng, nhiều nước kèm các dấu hiệu nguy hiểm sau, người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp:
Đi ngoài ra máu.
Đi ngoài phân đen, hắc ín.
Sốt cao trên 38,3 độ C hoặc kéo dài hơn 24 giờ.
Ỉa chảy kéo dài hơn 2 ngày.
Buồn nôn và không thể uống chất lỏng thay thế.
Đau dữ dội ở phần bụng (đặc biệt là vùng hạ sườn bên phải hoặc phần sau).
Tiêu chảy sau khi đi từ nước ngoài trở về.
Nước tiểu màu đậm.
Lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
Nhịp tim nhanh.
Nhức đầu.
Da khô.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao
Bệnh tiêu chảy xảy ra phổ biến mỗi năm, dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao gồm:
Những người thường xuyên ăn uống, sinh hoạt gần với bệnh nhân ỉa chảy nhưng không áp dụng biện pháp phòng ngừa.
Dân cư sống trong khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phân đi thẳng ra cống, ao, hồ, sông, suối, mương,…
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
Có thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, thường xuyên ăn rau sống, thủy hải sản chưa chín kỹ.
Sử dụng phân tươi, phân chưa được xử lý trong trồng trọt.
Dân cư sống tại khu vực bị ngập lụt hoặc sau ngập lụt.
Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy
1. Xét nghiệm máu
Đây là việc làm cơ bản và phổ biến nhất. xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), yếu tố viêm, điện giải máu, chức năng gan, thận sẽ giúp bác sĩ có hướng chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị thích hợp
2. Xét nghiệm phân
Xác định ký sinh trùng, vi khuẩn và một vài loại vi rút trong dịch cấy phân.
Xét nghiệm phân cũng có thể phát hiện máu vi thể (hồng cầu), bạch cầu và các manh mối khác để chẩn đoán.
3. Nội soi đại tràng
Sẽ quan sát được toàn bộ khung đại tràng, một phần ruột non để xác định chính xác các tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân ỉa chảy.
Ống nội soi cũng được trang bị dụng cụ hỗ trợ, giúp lấy sinh thiết (một mẫu mô nhỏ) từ đại tràng để thực hiện kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều trị tiêu chảy
Các trường hợp ỉa chảy mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần đến thuốc điều trị tiêu chảy.
Nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày, mức độ nặng, tăng dần kèm các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ sớm với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Điều trị tiêu chảy
1. Bù nước và chất điện giải
Đây là việc đầu tiên cần thực hiện ngay khi bị tiêu chảy.
Người bệnh nên dùng đến dung dịch Oresol (ORS – Oral rehydration salts).
Đây là một dạng hỗn hợp gồm nước sạch, đường, muối, được hấp thụ tại ruột non để bù lượng nước và điện giải đã mất.
Trong trường hợp không thể uống do buồn nôn hoặc đau dạ dày, phương án truyền dịch qua tĩnh mạch là cần thiết.
2. Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả điều trị tích cực trong trường hợp ỉa chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ virus thì phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng.
3. Điều trị các bệnh lý gây tiêu chảy
Nhiều trường hợp tiêu chảy xuất hiện là triệu chứng của một bệnh lý khác.
Đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vấn đề đó trước tiên.
4. Điều chỉnh toa thuốc, liều lượng thuốc đang dùng
Nếu thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây ỉa chảy, việc giảm liều dùng hoặc đổi loại khác là biện pháp nhanh nhất để chấm dứt tác dụng phụ.
Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiên, không được tự ý sử dụng.
Biến chứng tiêu chảy
Mức độ nghiêm trọng và mối nguy hiểm tiềm ẩn của tiêu chảy đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tiêu chảy ở trẻ gây tử vong cao hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”
Cụ thể, bệnh lý này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần và không gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe nếu được xử lý đúng cách.
Trong trường hợp ngược lại, cơ thể có nguy cơ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như: hôn mê, trụy mạch, suy kiệt, suy dinh dưỡng, mất nước, thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến gồm:
Vùng quanh hậu môn bị hăm loét đỏ do đi ngoài quá nhiều lần.
Suy dinh dưỡng: Bệnh ỉa chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bởi tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển nhận thức.
Mất nước: Đây là mối đe dọa nghiêm trọng của tiêu chảy.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, nước và các chất điện giải như: Natri, Clorua, Kali, Bicarbonate,… sẽ bị mất qua nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu, phân, thở.
Nếu việc thay thế không được thực hiện, cơ thể sẽ dễ xuất hiện co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy
Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống,…
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
Bảo vệ nguồn nước.
Thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị ỉa chảy cấp.
Cập nhật kiến thức về sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy.
Cách cầm bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vùng trực tràng sẽ bị đau kèm triệu chứng ngứa, rát, đau, khó chịu sau khi đi vệ sinh.
Trong trường hợp này, người bệnh hãy tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong tắm sau đó lau khô những khu vực này bằng khăn mềm và sạch.
Người lớn cũng có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn cho tình trạng nhẹ như Bismuth Subsalicylate, Loperamide dạng lỏng hoặc viên nén.
Đặc biệt, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất cần thiết.
Người bệnh cần uống ít nhất 6 cốc nước mỗi ngày.
Có thể chọn thêm đồ uống thay thế chất điện giải, soda không chứa caffein, nước luộc gà (không chất béo), trà với mật ong,…
Thay vì uống trong bữa ăn, người bệnh nên uống giữa bữa để đem lại hiệu quả tốt hơn.
TIP
BÀI SỐ 88
Bài thuốc 1:
Bùi Hồng Minh - Số 66 Đốc Ngữ - Ba Đình
1. Cao lương khương : 20 gam
2. Hương phụ chế : 12 gam
3. Hậu phác (tẩm gừng) : 10 gam
4. Sinh khương : 10 gam
5. Thương truật: 10 gam
6. Ngô thù du : 12 gam
7. Lá khôi : 15 gam
8. Ô dược : 12 gam
9. Bạch chỉ : 12 gam
10. Bạch linh : 12 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lượt hoà chung chia đều uống trong ngày.
Chủ trị:
Chữa đau bụng do cảm hàn phạm vào vị hoặc ăn các thứ sống lạnh nhiều làm hàn tích ở vị.
Dương khí của vị bị lấn át, kết hợp với tỳ vị hư yếu gây nên đau có triệu chứng đau dữ dội, lạnh thì đau tăng, chườm nóng, xoa, uống nước nóng thì đỡ.
Đại tiện thường nhão nát, không khát nước.
BÀI SỐ 89
Bài thuốc 2:
1. Thần khúc : 20 gam
2. Bạch linh : 10 gam
3. Bán hạ : 10 gam
4. Chỉ thực : 10 gam
5. Hương phụ : 10 gam
6. Binh lang : 10 gam
7. Ô tặc cốt : 8 gam
8. Sơn tra : 10 gam
9. Hậu phác (chế gừng) : 12 gam
10. Thương truật : 12 gam
11. Mộc hương : 10 gam
(Tán bột sắc thuốc gần được hoà vào nước uống)
12. Ô dược : 10 gam
13. Sa nhân : 8 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lượt hoà chung uống trong ngày.
Chủ trị:
Bụng đầy tức, đau âm ỉ, khó tiêu, buồn bực, ợ hơi, ợ chua.
Đại tiện nhão. Rêu lưỡi dày nguyên nhân do ăn uống không điều độ, no đói thất thường.
Ăn quá nhiều chất bổ béo, ngọt nhiều dầu mỡ, nóng lạnh, hoặc ăn các thức ăn sống lạnh gây thấp nhiệt ở tỳ vị kết hợp với tỳ vị bị hư, dẫn đến thức ăn đình trệ không tiêu hoá được gây đau, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa, nôn được thì đỡ.
BÀI SỐ 90.
Bài thuốc 3
1. Sài hồ : 12 gam
2. Cam thảo : 10 gam
3. Ô dược : 10 gam
4. Huyền hồ sách : 10 gam
5. Uất kim : 10 gam
6. Bạch thược : 12 gam
7. Hương phụ : 10 gam
8. Lá khôi : 10 gam
9. Ô tặc cốt : 8 gam
10. Chỉ xác : 10 gam
11. Xuyên khung : 8 gam
12. Mộc hương (tán bột được hoà vào uống) : 10 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia uống trong ngày.
Chủ trị:
Chữa vùng thượng vị đau tức liên miên,lúc no, lúc đói cũng đau nhưng ăn vào đau tăng, đau lan xuống hông, sườn, ợ hơi, ợ chua, xoa nhẹ thì giảm đau.
Lưỡi đỏ nhợt, rêu mỏng, mạch huyền.
Nguyên nhân do suy nghĩ nhiều, giận dữ, uất ức hại đến can, can khí uất kết lại không sơ tiết được nên đã phạm vào vị (dạ dày) làm vị đau (can mộc lấn tỳ thổ) hay gọi can khí phạm vị.
BÀI SỐ 91.
Bài thuốc 4:
1. Hoàng kỳ : 12 gam
2. Cam thảo : 8 gam
3. Mộc hương : 8 gam
4. Lá khôi : 10 gam
5. Đẳng sâm : 10 gam
6. Quế chi : 10 gam
7. Đại táo : 4 quả
8. Hậu phác : 10 gam
9. Thương truật : 10 gam
10. Bán hạ : 8 gam
11. Sinh khương : 10 gam
12. Di đường (mật đường) : 30 gam
13. Ô dược : 10 gam
14. Bạch linh : 10 gam
15. Sa nhân : 8 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia uống hết trong ngày.
Chủ trị:
Điều trị các chứng đau lâm râm, âm ỉ vùng thượng vị, xoa ấm, chườm nóng giảm đau.
Đau nhiều về đêm, trời lạnh nôn ra nước trong, thích ăn nóng, chân tay lạnh, người mệt mỏi, sắc mặt tái sạm hoặc trắng nhợt.
Đại tiện nhão (lỏng) mạch huyết Trầm Tế.
Nguyên nhân là do lao động vất vả quá sức, ăn uống thất thường lúc no lúc đói, ăn không đúng bữa, ăn nhiều thứ sống lạnh khiến tỳ vị bị tổn thương hư hàn.
Dương khí không đủ để vận hoá thức ăn làm cho thức ăn đình trệ nên không đau dữ dội mà đau âm ỉ. Nôn ra nước trong, ưa chườm nóng, chân tay lạnh, da sạm, trắng nhợt đại tiện lỏng mạch Nhuyễn Nhược, Trầm Tế là biểu hiện của hư hàn.
BÀI SỐ 92
Bài thuốc 5:
1. Ngũ linh chi : 10 gam
2. Xuyên quy : 12 gam
3. Huyền hồ sách : 10 gam
4. Hương phụ : 8 gam
5. Hoàng kỳ : 10 gam
6. Ngải tượng : 8 gam
7. Đào nhân : 10 gam
8. Xuyên khung : 10 gam
9. Ô dược : 10 gam
10. Cam thảo : 6 gam
11. Đẳng sâm : 10 gam
12. Hồng hoa : 8 gam
13. Xích thược : 10 gam
14. Chỉ xác : 8 gam
15. Đan bì : 8 gam
16. Bạch truật : 10 gam
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần hoà chung chia đều uống trong ngày.
Chủ trị:
Đau vùng thượng vị (vị quản) đau 1 điểm không di chuyển.
Có lúc đau soắn như dùi đâm, kim châm, người mệt mỏi, mất ngủ xanh xao, nguyên nhân là do bệnh đau dạ dày (vị quản thống) lâu ngày không khỏi dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau cố định một chỗ, đau như dùi, kim, dao đâm.
Đau lâu làm cho khí huyết bị suy kém, cơ thể suy nhược mệt mỏi mất ngủ.
BÀI SỐ 93.
Bài thuốc 1:
Lương y Nguyễn Trọng Bảo - Số 12 Nguyễn Thượng Hiền
Đau bụng do lạnh: do cảm lạnh như đi mưa, gió lạnh, ăn vào những chất lạnh khó tiêu.
Triệu chứng: Bụng đầy, đau liên miên, chậm tiêu, thích chườm nóng, tay chân lạnh, gai rét.
1. Ô dược (sao) : 10 gam
2. Trần bì (sao) : 8 gam
3. Gừng khô : 8 gam
4. Hương phụ : 10 gam
5. Tô diệp : 8 gam
Sắc uống.
BÀI SỐ 94.
Bài thuốc 2:
1. Thảo quả : 12 gam
2. Trần bì (sao) : 10 gam
3. Tô diệp : 15 gam
4. Ô dược (sao) : 12 gam
5. Chỉ xác (Sao) : 10 gam
6. Gừng nướng : 5 lát
Sắc uống.
BÀI SỐ 95 - ỈA CHẢY
Nguyễn Văn Thiệp - Số 454 Phố Bạch Mai- Hai Bà Trưng
Bài thuốc:
1. Hương nhu : 10 gam
2. Tô diệp : 15 gam
3. Hoắc hương : 12 gam
4. Bông mã đề : 15 gam
5. Mộc thong : 15 gam
6. Gừng nướng : 5 lát mỏng
Tác dụng: Ngoại cảm gây thương tổn tỳ vị, ……..gây tiết tả, ẩu thổ.
Cách dùng: Liều lượng trên là 1 thang thuốc, sắc uống trong 1 ngày, uống ấm.
Chỉ định: Do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, thương thực gây ẩu thổ, đi ngoài lỏng, đau bụng, đi tiểu ít, nước giải vàng.
Chống chỉ định: Đi kiết lỵ (không phải đi ngoài do cảm tả).
BÀI SỐ 96.
Bài thuốc:
1. Xuyên quy : 12 gam
2. Bạch thược : 12 gam
3. Bắc mộc hương : 4 gam
4. Hoàng liên : 4 gam
5. Binh lang : 12 gam
6. Chỉ xác : 8 gam
7. Cam thảo : 4 gam
8. Hoạt thạch : 20 gam
Tác dụng: Sơ can khí, bổ can huyết, trục uế, khử tích đạo trệ, thanh nhiệt trừ thấp chỉ lỵ.
Liều dùng: Liều trên là 1 thang thuốc sắc uống trong 1 ngày, mỗi thang sắc 3 lần. Mỗi lần đổ 3 bát nước lã, sắc lấy 1 bát uống. Các nước thuốc sắc được đổ lẫn với nhau uống dần trong ngày.
Chỉ định: Bệnh kiết lỵ, bụng quặn đau, đi ỉa mót rặn, phân ra lầy nhầy như óc cá, lẫn máu mũi, nước tiểu vàng ít.
Chống chỉ định: Các bệnh đi ngoài ra nước do cảm tả không phải bệnh kiết lỵ.
BÀI SỐ 97
Triệu chứng: Bụng sôi có khi quặn đau.
Nguyên nhân: ăn uống không hợp vệ sinh, các loại hoa quả rửa không sạch, hay thức ăn chưa chín hẳn, ôi thiu..v..v….
Gây bệnh: Phân sền sệt sủi bọt (đi kiết).
Đi ngoài liên tục, phân ít nước nhiều (người xưa nói đó là bệnh tháo tỏng) gây ra người mệt mỏi, chán ăn.
Phép điều trị: Lấy 1 nắm cả lá cây bòn bọt, khoảng 400-500g lá tươi rửa sạch, băm khúc với 400ml nước đun sôi khoảng 30 phút thì được, lấy 1 bát để ấm uống luôn. Đun tiếp 1 bát nữa nếu cầm đi ngoài rồi thì thôi.
Dùng khô: 200g cho nước bằng mặt thuốc cũng đun sôi khoảng 20-30 phút là được, uống cũng như trên (Bài thuốc này bất kỳ người lớn trẻ em đều dùng như vậy) rất hiệu nghiệm, dễ uống.
Cây này mọc hoang khắp các bờ bụi cao kể cả Trung du, Đồng bằng, cây cao từ 40-50 Có mang cấm dùng, mặt lá có lông.
BÀI SỐ 98 - KIẾT LỴ
Nguyễn Ngọc Chất - Xã Phú Túc - Phú Xuyên - Hà Nội.
1. Trứng gà tốt 1 quả luộc chín lấy lòng đỏ bỏ lòng trắng (1 lòng đỏ trứng gà tương ứng với 6 đồng cân = 24 gam)
2. phèn chua (Bạch phàn) đem đun khô trắng rồi tán nhỏ 2 đồng cân=8 gam
3. Sáp ong 2 đồng cân = 8 gam.
Cách làm: đun lòng đỏ trứng gà đã luộc thật chín bóp nhỏ cùng với bột phèn phi thật đều rồi cho sáp ong đun ra nước cho bột trứng và phèn vào đảo đều viên thành viên lúc còn nóng, nếu để nguội sát làm theo dạng cốm.
Tác dụng: Chữa các bệnh đi ra máu mũi (viêm loét đường ruột)
Liều lượng: Công thức trên uống trong ngày chia đều làm 3 lần uống trước khia ăn cơm 30 phút, uống từ 2 đến 3 liều là khỏi.
Kiêng kỵ: Rau muống, các thứ tanh, mỡ béo, bầu, cà trong lúc uống thuốc, riêng rau muống sau khi khỏi còn phải kiêng 30 ngày tiếp theo.
BÀI SỐ 99 - Đau dạ dày - Đại tràng
Lương y Nguyễn Đăng Hùng
Chữa đau dạ dày, đau đại tràng, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua…
Liều dùng:
Ngày uống 1 thang. Đổ 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát gạn ra uống.
Uống sáng, trưa, tối, uống trước bữa ăn 30 phút.
Đã điều trị hơn 1000 bệnh nhân có kết quả rất tốt.
Bài thuốc:
1. Khổ sâm : 15 gam
2. Bồ công anh : 12 gam
3. Ô tặc cốt : 10 gam
4. Huyền hồ : 10 gam
5. Bạch cập : 8 gam
6. Hoàng liên : 5 gam
7. Sài hồ : 8 gam
8. Chỉ xác : 10 gam
9. Hậu phác : 10 gam
10. Thương truật : 10 gam
11. Mộc hương : 10 gam
12. Cao lương khương : 10 gam
13. Bán hạ chế : 12 gam
14. Đan sâm : 12 gam
15. Bạch truật : 10 gam
16. Cam thảo : 10 gam
17. Đại táo : 4 quả
18. Hoàng kỳ : 20 gam
19. Bạch thược : 15 gam
20. Hà thủ ô chế : 20 gam
Chỉ định: Bài thuốc được áp dụng rộng rãi cho người đau dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hoá.
Trẻ em dùng liều nhỏ bằng 1/3 đến 1/2 bài thuốc.
Nếu thiên về táo trĩ gia: Hoàng bá 10 gam, Sinh địa 15 gam
Giảm: Cao lương khương còn 4g, Mộc hương còn 4g.
Nếu huyết áp cao gia thêm: Thiên ma 10g, Hoè hoa 10g.
Triệu chứng:
Lâm râm đau bụng, ăn chậm tiêu, đầy bụng, tiêu hoá kém, buồn nôn….
Nguyên nhân:
Do tỳ vị hư nhược, vận hoá kém, gây tích trệ phát sinh bệnh.
Bệnh nhiễm phải hàn tà sinh bệnh.
Phương pháp điều trị:
Kiện tỳ hành khí, tiêu độc, ôn trung.
BÀI SỐ 100 - BÌNH VỊ GIA THANG
Giảm: Cam thảo còn 4g, sài hồ còn 3g
Lương y Nguyễn Như Ninh
Bài thuốc
1. Xương truật : 12g
2. Hậu phác : 08g
3. Trần bì : 08g
4. Cam thảo : 04g
5. Hương phụ : 08g
6. Mộc hương : 10g
7. Nga truật : 08g
8. Chỉ thực : 08g
9. Mạch nha : 12g
10. Sơn tra : 12g
11. Thần khúc : 08g
12. Hoắc hương : 04g
13. Sa nhân : 04g
14. Can khương : 04g
15. Đại táo : 03 quả
16. Bạch truật : 03 quả
Sắc uống ngày 1 thang.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Đông y điều trị
Từ khóa:
Tiêu chảy
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.