Rối loạn tiền đình - Huyễn vựng
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, đầu và thân mình.
Khi di chuyển, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ cơ thể thăng bằng và định hướng được
Rối loạn tiền đình ( RLTĐ) là bệnh lý làm mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, đi đứng lảo đảo...
Bệnh có thể xảy ra theo từng cơn thoáng qua nhưng rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
Đặc biệt, cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình mặt xảy ra trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc có thể tăng khả năng gây ra tai nạn nghiêm trọng.
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ( YHCT):
Gọi rối loạn tiền đình với bệnh danh là Huyễn vựng.
“ Huyễn” là hoa mắt, “ vựng” là chóng mặt, chòng chành mọi vật xoay chuyển, nghiêng ngả không yên người như muốn ngã.
Dân gian thường gọi chung là hoa mắt chóng mặt:
Nhẹ thì bệnh có thể hết ngay khi nhắm mắt, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngã lăn ra đất…
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.
Theo YHHĐ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân cơ năng (do căng thẳng tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật…) và nguyên nhân thực thể ( viêm tai giữa, chấn thương, thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, sử dụng rượu bia nhiều, u não…)
Nguyên nhân rối loạn tiền đình theo đông y:
- Can dương vốn thịnh, dương khí bốc lên gây chóng mặt.
- Tình chí uất ức lâu ngày, uất lâu hóa hỏa làm can âm hao tổn, can dương thượng kháng gây chóng mặt.
- Thận thủy hư không nuôi dưỡng được can mộc, làm can âm hư, can dương thượng kháng gây chóng mặt.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT
Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...
Rối loạn thính giác như ù tai
Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...
Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau.
Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Điều trị bằng thuốc: Sau khi thăm khám, thầy thuốc sẽ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Phương pháp dùng thuốc
Các bài thuốc thường dùng có tác dụng bổ khí sinh huyết và dưỡng tâm an thần, bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết:
Lục vị , Kỷ cúc địa hoàng thang, Thiên ma câu đằng thang, Định huyễn thang, Chỉ huyết từ vựng thang, An cung ngưu hoàng hoàn,…
Phương pháp không dùng thuốc:
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh.
Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt: ăn uống đủ bữa đa dạng dinh dưỡng, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia cafe, nghỉ ngơi hợp lý ngủ sớm và tập thể dục ít nhất 30ph/ ngày.
Day ấn huyệt:
Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), Nhân Trung ( điểm giữa môi trên), nội quan (điểm giữa cổ lòng bàn tay đo lên 2,5 cm , tam âm giao… mỗi huyệt .
Cách này có tác dụng trên hệ tim mạch và Thần kinh, thông kinh mạch, giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.
Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút.
Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.
TIP
MỘT SỐ BÀI THUỐC TRÍCH TRONG 1000 BÀI THUỐC VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU….
HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HÀ NỘI – 1000 THĂNG LONG
Do khí ở trên không đủ não không đầy, tai ù, đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt;
Do phong tai kêu như có tiếng chim là não có phong
BÀI SỐ 1
Rối loạn tiền đình
Lương y Ngọc Chương Số 105Đ Phố Bạch Mai - Hà Nội
Do khí ở trên không đủ não không đầy, tai ù, đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt;
Do phong tai kêu như có tiếng chim là não có phong.
Do khí hư thấp đờm đọng ở trên, kiêm hư hoả đi ngược lên đầu.
Do phòng dục quá độ, thận không nạp khí vè nguồn nên khí chạy lên trên..v..v…
1. Lá dâu non: 1 nắm
2. Lá tre non: 1 nắm
3. Đỗ xanh : 200 gam
Ba thứ sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày lúc đói,
Uống vài ngày thấy dễ chịu cứ uống đến khi khỏi.
BÀI THUỐC 2:
Những người bị tê thấp dưới bàn chân bị dày cộp, đi lại bàn chân đau buốt,
Khi chai chân quá dày phải lấy dao gọt cho mỏng mới đi được.
Cách 1: Mỗi lần lấy 5 hạt gấc bỏ vỏ cứng giã nhỏ rồi hoà với rượu sền sệt như bánh rồi đắp vào chỗ chai chân và băng lại mỗi ngày 1 lần.
Cách 2: Một củ tỏi to bóc vỏ giã với muối, dịt vào chỗ chai chân rồi băng lại ngày 1 lần, do cơ địa từng người, có người làm cách 1 thì khỏi, nếu chưa khỏi dùng cách 2 lại khỏi.
BÀI SỐ 2
Huyễn vựng – Hội chứng tiền đình
Lương y Nguyễn Ngọc Để - Số 103 Trương Định
Định nghĩa: Huyễn là trước mắt tối sầm, vựng là đầu óc xoay chuyển, chứng huyễn vựng thường gọi là chứng váng đầu hoa mắt.
Chứng trạng và phép trị: Nguyên nhân chứng huyễn vựng không ngoài nội thương và ngoại cảm.
Can phong nội động:
Có triệu chứng đầu choáng mắt hoa, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy tức, nóng rét qua lại..v..v…
1. Hồng sâm : 20 gam
2. Kinh giới : 10 gam
3. Dây chi chi : 5 gam
4. Xuyên khung : 5 gam
5. Câu đằng : 10 gam
6. Bán hạ chế : 10 gam
7. Hương phụ chế : 15 gam
8. Bạch truật : 10 gam
9. Sài hồ : 20 gam
10. Chi tử : 15 gam
Tất cả sắc lấy nước uống.
Đờm thấp ủng tắc: Ở trong có triệu chứng lồng ngực đầy tức nôn oẹ không muốn ăn uống, đầu đau choáng váng cử động nhọc mệt, phép trị phải lợi thấp hoá đàm dùng phương thuốc sau.
BÀI SỐ 3
1. Bán hạ chế: 15 gam
2. Ý dĩ : 15 gam
3. Mạch nha: 10 gam
4. Trần bì : 6 gam
5. Trạch tả : 10 gam
6. Cương tàm : 10 gam
7. Bạch chỉ : 10 gam
8. Sâm bố chính : 15 gam
9. Can khương : 6 gam
10. Bạch truật : 15 gam
11. Thần khúc : 10 gam
12. Hương phụ chế : 15 gam
Sắc lấy nước uống.
Thể khí hư kiêm đàm: Có triệu chứng sắc mặt nhợt, ăn kém, tự hãn, đại tiện phân sệt chân tay bủn rủn đầu luôn luôn choáng váng, phép trị phải dương tỳ thổ tiêu đàm thấp kinh nghiệm dùng:
BÀI SỐ 4
1. Sâm bố chính: 20 gam
2. Hương phụ chế : 10 gam
3. Bán hạ chế : 10 gam
4. Xuyên khung : 6 gam
5. Bạch truật : 10 gam
6. Ý dĩ : 15 gam
7. Trần bì : 10 gam
8.Táo đỏ : 3 quả
9. Gừng tươi : 3 lát
Sắc lấy nước uống.
Nếu thận thuỷ suy kém: Hư hoả bốc lên có triệu chứng đầu đau choáng váng, tâm phiền khát nước, đau lưng tức ngực nóng đêm, mồ hôi trộm, đêm không ngủ được, có khi có gò má đỏ, ho đờm, thổ huyết, phép trị chủ yếu phải bổ âm là chủ yếu, kinh nghiệm nay dung.
BÀI SỐ 5
1. Thục địa : 40 gam
2. Hoài sơn : 20 gam
3. Trạch tả : 15 gam
4. Đan bì : 15 gam
5. Khiếm thực : 15 gam
6. Câu đằng : 15 gam
7. Sơn thù : 20 gam
8. Sài hồ : 20 gam
Sắc lấy nước uống.
Mệnh môn hoả suy: Chân dương vượt lên trên có các triệu chứng luôn nóng đầu mặt choáng váng muốn ngã, trán đỏ nhuận mà tay chân mình mẩy thì mát, ít ăn, bụng sôi, tiết tả (đi ỉa), phép trị phải dẫn hoả quy nguyên và bổ thận dương dùng phương thuốc sau:
BÀI SỐ 6
1. Thục địa: 40 gam
2. Đan bì : 15 gam
3. Hoài sơn : 20 gam
4. Sơn thù : 20 gam
5. Trạch tả : 15 gam
6. Ô đầu chế : 5 gam
7. Khiếm thực : 20 gam
8. Quế thanh : 5 gam
Sắc lấy nước uống.
BÀI SỐ 7
Nguyễn Hữu Gián - Chủ tịch hội Đông y Huyện Hoài Đức
1. Hương phụ : 16 gam
2. Thanh bì : 8 gam
3. Chỉ xác : 10 gam
4. Ô dược : 14 gam
5. Bạch thược : 12 gam
6. Xuyên khung : 8 gam
7. Đào nhân : 20 hạt
8. Mẫu đơn bì : 12 gam
9. Nhục quế : 6 gam
Chủ trị:
Huyết uất kết, đau cố định một chỗ, thổ huyết, tiện huyết, nục huyết.
Cách dùng: Sắc uống.
Gia giảm: Ỉa lỏng gia: Xa tiền tử 16g, Trạch tả 16g.
Cũng có thể dùng Tiêu khương tán 24g hoà với nước chín uống.
BÀI SỐ 8
Bài thuốc: Dưỡng não thang
1. Trích thục: 32 gam
2. Hoài sơn: 16 gam
3. Đan bì : 12 gam
4. Bạch linh : 12 gam
5. Trạch tả : 12 gam
6. Sơn thù : 16 gam
7. Nhục quế : 8 gam
8. Phụ tử : 6 gam
9. Đại táo : 12 gam
10. Đinh hương : 2 gam
11. Nhân sâm : 12 gam
12. Bạch truật : 15 gam
13. Xuyên quy 12 gam
14. Trích kỳ : 12 gam
15. Trích thảo : 6 gam
16. Viễn chí : 6 gam
17. Táo nhân : 6 gam
18. Long nhãn : 12 gam
19. Kỷ tử : 12 gam
20. Bắc mộc hương : 2 gam
Tác dụng:
Khỏi thiểu năng tuần hoàn não, giảm trí nhớ, da xanh mái, mạch nhược.
Liều dùng, cách dùng:
Một ngày sắc 1 thang 3 lần, đổ 1 lít nước sắc còn 205ml rồi chia làm 2 lần uống cách 30 phút.
Uống vào lúc không no không đói.
Liệu trình uống thuốc từ 7 ngày đến 9 ngày rồi khám lại.
Chỉ định:
Buốt đầu, choáng váng, co thắt cơ bắp như kiểu chuột rút, đoản khí, mệt mỏi, tự hãn.
Chống chỉ định:
Đau đầu do cảm sốt, cơ bắp đau nhức xương nóng, mạch sác hoạt.
Kiêng kỵ: Kiêng thức ăn tanh, chua.
BÀI SỐ 9
Người trình bày: Lương y Trần Huy Đoạt
Số 29 Ngõ 76 Phố Hoa Lâm Tổ 2 - Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
1. Đẳng sâm : 20 gam
2. Bạch linh : 10 gam
3. Hoài sơn: 12 gam
4. Thăng ma : 10 gam
5. Hoàng kỳ : 16 gam
6. Chỉ xác : 10 gam
7. Sa sâm : 16 gam
8. Bạch truật : 12 gam
9. Cam thảo : 08 gam
10. Ngũ vị tử : 16 gam
11. Trần bì : 10 gam
12. Mạch môn : 12 gam
Tác dụng:
Kiện tỳ ích khí, phù chính thăng dương khí, nâng huyết áp.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc 1 thang (khi sắc cho 600ml sắc còn 200ml).
Ngày sắc uống 3 lần (sáng, trưa, chiều) uống ấm.
Đợt dùng liên tục 15 - 20 thang, sau khám lại gia giảm thuốc điều chỉnh theo bệnh lý.
Chỉ định:
Bệnh huyết áp thấp (nguyên nhân do khí âm đều hư: kém ăn, mệt mỏi, đầu váng, thở dốc khi vận động, hay tối sầm mặt mũi…).
BÀI SỐ 10
Nguyễn Thị Mỹ - Chi hội Đông y – Miếu Môn
Đơn thuốc: Thất tử thang.
Quyết minh tử : 21g
Câu kỷ tử : 12g
Thỏ ty tử : 12g
Nữ trinh tử : 12g
Kim anh tử : 10g
Sa uyển tử : 12g
Tang thầu tử : 12g
Sắc uống mỗi ngay 1 thang.
Thường hay váng đầu, đau đầu, mất ngủ hay mơ, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng.
Ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng.
Mạch tuyến tế sắc thì gia thêm: Bạch thược, Câu đằng, Tang ký sinh, Huyền sâm.
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, đầu và thân mình.
Khi di chuyển, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ cơ thể thăng bằng và định hướng được
Rối loạn tiền đình ( RLTĐ) là bệnh lý làm mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt, đi đứng lảo đảo...
Bệnh có thể xảy ra theo từng cơn thoáng qua nhưng rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
Đặc biệt, cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình mặt xảy ra trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc có thể tăng khả năng gây ra tai nạn nghiêm trọng.
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ( YHCT):
Gọi rối loạn tiền đình với bệnh danh là Huyễn vựng.
“ Huyễn” là hoa mắt, “ vựng” là chóng mặt, chòng chành mọi vật xoay chuyển, nghiêng ngả không yên người như muốn ngã.
Dân gian thường gọi chung là hoa mắt chóng mặt:
Nhẹ thì bệnh có thể hết ngay khi nhắm mắt, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngã lăn ra đất…
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.
Theo YHHĐ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân cơ năng (do căng thẳng tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật…) và nguyên nhân thực thể ( viêm tai giữa, chấn thương, thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, sử dụng rượu bia nhiều, u não…)
Nguyên nhân rối loạn tiền đình theo đông y:
- Can dương vốn thịnh, dương khí bốc lên gây chóng mặt.
- Tình chí uất ức lâu ngày, uất lâu hóa hỏa làm can âm hao tổn, can dương thượng kháng gây chóng mặt.
- Thận thủy hư không nuôi dưỡng được can mộc, làm can âm hư, can dương thượng kháng gây chóng mặt.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT
Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng...
Rối loạn thính giác như ù tai
Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý...
Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau.
Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Điều trị bằng thuốc: Sau khi thăm khám, thầy thuốc sẽ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Phương pháp dùng thuốc
Các bài thuốc thường dùng có tác dụng bổ khí sinh huyết và dưỡng tâm an thần, bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết:
Lục vị , Kỷ cúc địa hoàng thang, Thiên ma câu đằng thang, Định huyễn thang, Chỉ huyết từ vựng thang, An cung ngưu hoàng hoàn,…
Phương pháp không dùng thuốc:
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh.
Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt: ăn uống đủ bữa đa dạng dinh dưỡng, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia cafe, nghỉ ngơi hợp lý ngủ sớm và tập thể dục ít nhất 30ph/ ngày.
Day ấn huyệt:
Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), Nhân Trung ( điểm giữa môi trên), nội quan (điểm giữa cổ lòng bàn tay đo lên 2,5 cm , tam âm giao… mỗi huyệt .
Cách này có tác dụng trên hệ tim mạch và Thần kinh, thông kinh mạch, giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.
Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút.
Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.
TIP
MỘT SỐ BÀI THUỐC TRÍCH TRONG 1000 BÀI THUỐC VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU….
HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HÀ NỘI – 1000 THĂNG LONG
Do khí ở trên không đủ não không đầy, tai ù, đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt;
Do phong tai kêu như có tiếng chim là não có phong
BÀI SỐ 1
Rối loạn tiền đình
Lương y Ngọc Chương Số 105Đ Phố Bạch Mai - Hà Nội
Do khí ở trên không đủ não không đầy, tai ù, đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt;
Do phong tai kêu như có tiếng chim là não có phong.
Do khí hư thấp đờm đọng ở trên, kiêm hư hoả đi ngược lên đầu.
Do phòng dục quá độ, thận không nạp khí vè nguồn nên khí chạy lên trên..v..v…
1. Lá dâu non: 1 nắm
2. Lá tre non: 1 nắm
3. Đỗ xanh : 200 gam
Ba thứ sắc đặc chia 3 lần uống trong ngày lúc đói,
Uống vài ngày thấy dễ chịu cứ uống đến khi khỏi.
BÀI THUỐC 2:
Những người bị tê thấp dưới bàn chân bị dày cộp, đi lại bàn chân đau buốt,
Khi chai chân quá dày phải lấy dao gọt cho mỏng mới đi được.
Cách 1: Mỗi lần lấy 5 hạt gấc bỏ vỏ cứng giã nhỏ rồi hoà với rượu sền sệt như bánh rồi đắp vào chỗ chai chân và băng lại mỗi ngày 1 lần.
Cách 2: Một củ tỏi to bóc vỏ giã với muối, dịt vào chỗ chai chân rồi băng lại ngày 1 lần, do cơ địa từng người, có người làm cách 1 thì khỏi, nếu chưa khỏi dùng cách 2 lại khỏi.
BÀI SỐ 2
Huyễn vựng – Hội chứng tiền đình
Lương y Nguyễn Ngọc Để - Số 103 Trương Định
Định nghĩa: Huyễn là trước mắt tối sầm, vựng là đầu óc xoay chuyển, chứng huyễn vựng thường gọi là chứng váng đầu hoa mắt.
Chứng trạng và phép trị: Nguyên nhân chứng huyễn vựng không ngoài nội thương và ngoại cảm.
Can phong nội động:
Có triệu chứng đầu choáng mắt hoa, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy tức, nóng rét qua lại..v..v…
1. Hồng sâm : 20 gam
2. Kinh giới : 10 gam
3. Dây chi chi : 5 gam
4. Xuyên khung : 5 gam
5. Câu đằng : 10 gam
6. Bán hạ chế : 10 gam
7. Hương phụ chế : 15 gam
8. Bạch truật : 10 gam
9. Sài hồ : 20 gam
10. Chi tử : 15 gam
Tất cả sắc lấy nước uống.
Đờm thấp ủng tắc: Ở trong có triệu chứng lồng ngực đầy tức nôn oẹ không muốn ăn uống, đầu đau choáng váng cử động nhọc mệt, phép trị phải lợi thấp hoá đàm dùng phương thuốc sau.
BÀI SỐ 3
1. Bán hạ chế: 15 gam
2. Ý dĩ : 15 gam
3. Mạch nha: 10 gam
4. Trần bì : 6 gam
5. Trạch tả : 10 gam
6. Cương tàm : 10 gam
7. Bạch chỉ : 10 gam
8. Sâm bố chính : 15 gam
9. Can khương : 6 gam
10. Bạch truật : 15 gam
11. Thần khúc : 10 gam
12. Hương phụ chế : 15 gam
Sắc lấy nước uống.
Thể khí hư kiêm đàm: Có triệu chứng sắc mặt nhợt, ăn kém, tự hãn, đại tiện phân sệt chân tay bủn rủn đầu luôn luôn choáng váng, phép trị phải dương tỳ thổ tiêu đàm thấp kinh nghiệm dùng:
BÀI SỐ 4
1. Sâm bố chính: 20 gam
2. Hương phụ chế : 10 gam
3. Bán hạ chế : 10 gam
4. Xuyên khung : 6 gam
5. Bạch truật : 10 gam
6. Ý dĩ : 15 gam
7. Trần bì : 10 gam
8.Táo đỏ : 3 quả
9. Gừng tươi : 3 lát
Sắc lấy nước uống.
Nếu thận thuỷ suy kém: Hư hoả bốc lên có triệu chứng đầu đau choáng váng, tâm phiền khát nước, đau lưng tức ngực nóng đêm, mồ hôi trộm, đêm không ngủ được, có khi có gò má đỏ, ho đờm, thổ huyết, phép trị chủ yếu phải bổ âm là chủ yếu, kinh nghiệm nay dung.
BÀI SỐ 5
1. Thục địa : 40 gam
2. Hoài sơn : 20 gam
3. Trạch tả : 15 gam
4. Đan bì : 15 gam
5. Khiếm thực : 15 gam
6. Câu đằng : 15 gam
7. Sơn thù : 20 gam
8. Sài hồ : 20 gam
Sắc lấy nước uống.
Mệnh môn hoả suy: Chân dương vượt lên trên có các triệu chứng luôn nóng đầu mặt choáng váng muốn ngã, trán đỏ nhuận mà tay chân mình mẩy thì mát, ít ăn, bụng sôi, tiết tả (đi ỉa), phép trị phải dẫn hoả quy nguyên và bổ thận dương dùng phương thuốc sau:
BÀI SỐ 6
1. Thục địa: 40 gam
2. Đan bì : 15 gam
3. Hoài sơn : 20 gam
4. Sơn thù : 20 gam
5. Trạch tả : 15 gam
6. Ô đầu chế : 5 gam
7. Khiếm thực : 20 gam
8. Quế thanh : 5 gam
Sắc lấy nước uống.
BÀI SỐ 7
Nguyễn Hữu Gián - Chủ tịch hội Đông y Huyện Hoài Đức
1. Hương phụ : 16 gam
2. Thanh bì : 8 gam
3. Chỉ xác : 10 gam
4. Ô dược : 14 gam
5. Bạch thược : 12 gam
6. Xuyên khung : 8 gam
7. Đào nhân : 20 hạt
8. Mẫu đơn bì : 12 gam
9. Nhục quế : 6 gam
Chủ trị:
Huyết uất kết, đau cố định một chỗ, thổ huyết, tiện huyết, nục huyết.
Cách dùng: Sắc uống.
Gia giảm: Ỉa lỏng gia: Xa tiền tử 16g, Trạch tả 16g.
Cũng có thể dùng Tiêu khương tán 24g hoà với nước chín uống.
BÀI SỐ 8
Bài thuốc: Dưỡng não thang
1. Trích thục: 32 gam
2. Hoài sơn: 16 gam
3. Đan bì : 12 gam
4. Bạch linh : 12 gam
5. Trạch tả : 12 gam
6. Sơn thù : 16 gam
7. Nhục quế : 8 gam
8. Phụ tử : 6 gam
9. Đại táo : 12 gam
10. Đinh hương : 2 gam
11. Nhân sâm : 12 gam
12. Bạch truật : 15 gam
13. Xuyên quy 12 gam
14. Trích kỳ : 12 gam
15. Trích thảo : 6 gam
16. Viễn chí : 6 gam
17. Táo nhân : 6 gam
18. Long nhãn : 12 gam
19. Kỷ tử : 12 gam
20. Bắc mộc hương : 2 gam
Tác dụng:
Khỏi thiểu năng tuần hoàn não, giảm trí nhớ, da xanh mái, mạch nhược.
Liều dùng, cách dùng:
Một ngày sắc 1 thang 3 lần, đổ 1 lít nước sắc còn 205ml rồi chia làm 2 lần uống cách 30 phút.
Uống vào lúc không no không đói.
Liệu trình uống thuốc từ 7 ngày đến 9 ngày rồi khám lại.
Chỉ định:
Buốt đầu, choáng váng, co thắt cơ bắp như kiểu chuột rút, đoản khí, mệt mỏi, tự hãn.
Chống chỉ định:
Đau đầu do cảm sốt, cơ bắp đau nhức xương nóng, mạch sác hoạt.
Kiêng kỵ: Kiêng thức ăn tanh, chua.
BÀI SỐ 9
Người trình bày: Lương y Trần Huy Đoạt
Số 29 Ngõ 76 Phố Hoa Lâm Tổ 2 - Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
1. Đẳng sâm : 20 gam
2. Bạch linh : 10 gam
3. Hoài sơn: 12 gam
4. Thăng ma : 10 gam
5. Hoàng kỳ : 16 gam
6. Chỉ xác : 10 gam
7. Sa sâm : 16 gam
8. Bạch truật : 12 gam
9. Cam thảo : 08 gam
10. Ngũ vị tử : 16 gam
11. Trần bì : 10 gam
12. Mạch môn : 12 gam
Tác dụng:
Kiện tỳ ích khí, phù chính thăng dương khí, nâng huyết áp.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày sắc 1 thang (khi sắc cho 600ml sắc còn 200ml).
Ngày sắc uống 3 lần (sáng, trưa, chiều) uống ấm.
Đợt dùng liên tục 15 - 20 thang, sau khám lại gia giảm thuốc điều chỉnh theo bệnh lý.
Chỉ định:
Bệnh huyết áp thấp (nguyên nhân do khí âm đều hư: kém ăn, mệt mỏi, đầu váng, thở dốc khi vận động, hay tối sầm mặt mũi…).
BÀI SỐ 10
Nguyễn Thị Mỹ - Chi hội Đông y – Miếu Môn
Đơn thuốc: Thất tử thang.
Quyết minh tử : 21g
Câu kỷ tử : 12g
Thỏ ty tử : 12g
Nữ trinh tử : 12g
Kim anh tử : 10g
Sa uyển tử : 12g
Tang thầu tử : 12g
Sắc uống mỗi ngay 1 thang.
Thường hay váng đầu, đau đầu, mất ngủ hay mơ, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng.
Ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng.
Mạch tuyến tế sắc thì gia thêm: Bạch thược, Câu đằng, Tang ký sinh, Huyền sâm.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Đông y điều trị
Từ khóa:
Rối loạn tiền đình - Huyễn vựng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.