Bèo hoa dâu - Bông má đề

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

BÈO HOA DÂU  - BÔNG MÁ ĐỀ
Bèo hoa dâu có tên khoa học là Azollaceae, độc chi Azolla.
Cây sống trên mặt nước, ao hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây.
Bèo hoa dâu có công dụng chữa ho, sốt và bí tiểu tiện.
Ngoài ra, đây cũng là nguồn phân xanh để bón cho lúa và làm thức ăn cho gia cầm.
Đặc điểm chung của bèo hoa dâu
Mô tả chung về bèo hoa dâu
Đây là loại dương xỉ, sống thuỷ sinh, nổi trên mặt nước, ao hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Rễ của bèo hoa dâu chìm hoàn toàn dưới nước, lá nổi trên mặt nước.
Khi nước cạn, bèo nhanh chóng bị khô héo dẫn đến chết.
 Thân bèo hoa dâu rất ngắn mang rễ dài thành sợi hình chùm, không có rễ phụ. Lá xếp rất sít nhau thành hai hàng kết lợp, màu lục hoặc màu đỏ tía, chia 2 thùy, thùy trên nồi bất thụ, thùy dưới chìm trong nước, có tác dụng sinh sản.
Ổ túi bào tử hay bào tử quả có dạng hình cầu, mang các túi bào tử to và nhỏ, túi bào tử to mang nhiều phao nổi.
Địa điểm phân bố, sinh thái
Bèo hoa dâu có 2 loại là Azolla imbricata (Roxb.) Nakai và A. caroliniana Willd.
Ở nước ta thì hai loại này thường mọc lẫn với nhau.
Loài thứ nhất có kích thước thường lớn hơn so với loài thứ 2.
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa và làm thức ăn cho gia cầm.
Bèo hoa dâu có khả năng sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước.
Địa điểm phân bố là một số nước thuộc vùng Đông Á cho đến Đông Nam Á và Nam Á.
Bộ phận dùng là toàn cây bèo hoa dâu.
Tác dụng của Bèo hoa dâu
Tác dụng của bèo hoa dâu trong lọc kim loại nặng của nước thải:
Một nghiên cứu được thực hiện bằng cách thả bèo hoa dâu trên môi trường nuôi có thủy ngân, crom với các nồng độ lần lượt là 0,1; 0,5 và 1mg/lít.
Sau 12 ngày, sự phát triển của bèo giảm 20 – 31% so với lô đối chứng nhất là trong môi trường có thủy ngân.
Mặt khác, hàm lượng kim loại nặng trong môi trường giảm hẳn.
Tác dụng của bèo hoa dâu trong kháng vi sinh vật và tác dụng lợi tiểu:
Tác dụng này tương đối yếu.
Tác dụng của bèo hoa dâu trên hệ miễn dịch:
Chế phẩm là Phylamin từ bèo hoa dâu với công dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư.
Vị thuốc bèo hoa dâu
Tính vị: Vị cay, tính lạnh.
Quy kinh: Vào các kinh phế và bàng quang.
Công dụng: Phát hãn giải biểu, thấu chẩn chỉ dương, lợi thủy tiêu thũng.
Bèo hoa dâu được sử dụng trong dân gian với công dụng điều trị sốt, ho và bí tiểu tiện.
Liều dùng hàng ngày là 6 – 15g toàn cây, sắc uống.
Dùng tươi, có thể đến 60g.
Ngoài ra, bèo hoa dâu cũng được sử dụng làm nguồn phân xanh trong nông nghiệp và làm thức ăn cho gia cầm.
Các bài thuốc có vị thuốc bèo hoa dâu
Bài thuốc chữa hen suyễn
Chuẩn bị 100g bèo hoa dâu cắt bỏ rễ, lá vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 đến 10 phút, vớt ra để ráo nước sau đó giã hoặc xay lấy nước, hòa thêm với nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ 100ml.
Uống 2 – 3 lần/ngày trong thời gian 10 ngày sẽ đỡ dần.
Trong thời gian đầu khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa.
Bài thuốc chữa bệnh eczema
Tuỳ vào vùng da bị bệnh để có số lượng bèo cái tía.
Chuẩn bị bèo hoa dâu rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema.
Đồng thời, kết hợp uống bèo cái khô 30g với bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa (phải sao hết lông) 15g và kinh giới 10g.
Uống 1 thang/ngày trong thời gian liên tục từ 7 đến 10 ngày.
Bài thuốc điều trị viêm xoang mũi mãn tính
Chuẩn bị: Bèo hoa dâu 10g, kim ngân hoa 8g, hoàng cầm 5g, bạch chỉ 5g và cam thảo 4g.
Sau khi chuẩn bị thì sắc nước uống 1 thang/ngày thay trà và uống dài ngày.
Bài thuốc điều trị tiểu buốt, đái dắt
Chuẩn bị: Bèo hoa dâu sao khô, mã đề, lá cối xay, kim tiền thảo, râu ngô mỗi vị 20g cùng với kim ngân hoa, kim tiền thảo, tỳ giải mỗi vị 10g đem sắc uống.
Bài thuốc điều trị viêm thận cấp tính
Chuẩn bị: Bèo hoa dâu 60 - 70g và đậu đen (sao lên) 30 - 40g, sắc uống thay trà hàng ngày.
Bài thuốc điều trị cảm nóng
Đối tượng sử dụng là những người bị cảm nóng với đầu, mặt sưng, ngứa, mắt đau, kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng phù khắp người.
Chuẩn bị bèo hoa dâu bỏ rễ, bạc hà, kinh giới, mỗi thứ một nắm tươi (30g) sắc nước uống hoặc xông.
Bài thuốc làm đẹp da
Bèo hoa dâu được xem là vị thuốc giúp làm đẹp, làm mặt nạ trắng da.
Cách 1:Lấy bèo hoa dâu về, bỏ hết phần rễ, lá vàng, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi tán mịn nhỏ. Sau đó lấy mật ong hòa với bột bèo cái, dùng làm mặt nạ, để qua đêm.
Cách 2: Dùng bột bèo hoa dâu trộn với chút giấm với nồng độ vừa phải, đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Cách 3: Dùng bèo hoa dâu tươi, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát, cho thêm một chút muối và đắp vào những vị trí xuất hiện mụn trứng cá, ngày 1 lần và vào trước khi đi ngủ.
Chú ý lấy một lượng vừa phải để thoa tùy theo từng nốt mụn trứng cá trên da của mình.

BÔNG MÃ ĐỀ
Cây mã đề là loài cây được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng trong nước ta.
 Cây mã đề là một trong những cây thuốc quý được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận.
Mã đề hay còn được gọi cách khác là “mã tiền xá”, xa tiền thảo có tên khoa học là Plantago asiatica.
Đây là loài cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm.
Cây có chức năng tái sinh, tái sinh bằng rất nhiều cách đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt, thân cây có độ cao tầm 10 – 15 cm.
Mã đề có thể dễ phân biệt bởi phiến lá có hình dạng “thìa”, có khi lại có hình giống như hình quả trứng, gân lá hình cung dọc theo đường sống lá và tất cả đồng quy lại ở ngọn và gốc lá.
Mã đề có vị ngọt, tính lạnh.
Tác dụng chính của loại cây này là điều trị đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt.
Một số dấu hiệu khác như đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm thì sử dụng mã đề cũng có tác dụng...
Bộ phận dùng làm thuốc: hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; lá cây để tươi hay bảo quản bằng cách phơi hoặc sấy khô.
Thành phần dược lý của cây mã đề
Lá mã đề chứa các thành phần như axit phenolic, iridoid (catalpol, aucubosid), nhiều flavonoid: quercetin, apigenin, baicalin..., chất nhầy.
Hạt chứa nhiều chất nhầy, dầu béo và các chất đường.
Tác dụng của cây mã đề bao gồm lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ...
Cả lá và hạt của mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật...
Theo Y Học Cổ Truyền, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, chỉ ho, tiêu đờm, lợi tiểu.
Thảo dược này có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, viêm phế quản, viêm thận, sỏi bàng quang, bí tiểu,sỏi đường tiết niệu , tiểu đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, ứ mật, viêm loét dạ dày- tá tràng.
Liều lượng là mỗi ngày 10-16g, dạng nước sắc.
Cây mã đề là một loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, lợi tiểu.
Điều trị các bệnh liên quan đến thận
Khi bị viêm cầu thận sử dụng mã đề cùng với thạch cao, ma hoàng làm thuốc, đại táo có thêm quế chi và cam thảo 6g.
Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang thuốc.
Khi bị viêm cầu thận mãn tính: kết hợp mã đề 16g với phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh phải có đủ 1 lượng 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên cần 12g, trư linh 8g, mộc thông 8g,.
Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Sỏi bang quang: dùng 30 gram mã đề cùng với 30g loại rau ngư có tinh thảo (là một tên gọi khác của rau diếp cá), kim tiền thảo.
Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong thời gian 5 ngày.
Sỏi đường tiết niệu: dùng mã đề 20g, kim tiền thảo 30g và rễ cỏ tranh 20g.
Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc dừng uống, uống thay trà nghĩa là uống nhiều lần trong một ngày.
Điều trị đi tiểu ra máu
Chuẩn bị lá mã đề 12g và lá ích mẫu 12g.
Mang giã nát lấy nước, vắt lấy nước cốt uống.
Đây là bài thuốc chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già:
Hạt mã đề đem ra giã vụn cho đến khi thành bột, dùng khăn vải sạch thật sạch rồi bao vào, cho vào đấy 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ đi bả , cho vào thành phẩm vào 3 cốc hạt kê rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói.
Uống loại thuốc này nhiều có tác dụng trong làm mát người, đặc biệt có ích trong những ngày nắng nóng.
Đồng thời, nó cũng giúp mắt sáng hơn.
Chữa chảy máu cam
Lá mã đề tươi hái tươi sau đó mang đi rửa sạch và giã nát thật nát.
Cho vào đó ít nước cho thật ẩm, rồi sau đó vắt thật kỹ rồi lấy nước cốt uống.
Khi bị chảy máu cam nên nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã của cây mã đề thì đem đắp lên trán để chữa bệnh, nếu máu cam chảy ra quá nhiều cần dùng bông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy, uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thấy tình trạng này thuyên giảm.
Thanh nhiệt, lợi tiểu
Hạt mã đề 10g và cam thảo 2g, 600ml nước, sau đó sắc lấy khoảng 200ml chia đều thành 3 phần uống làm 3 lần trong ngày.
Chứng chốc lở ở trẻ nhỏ
Dùng một nắm lá mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ cuối cùng là nấu và ăn cùng 100gam -150g giò để còn sống, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.
Uống bông mã đề có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu
Lưu ý khi uống bông mã đề
Mã đề có tác dụng thanh nhiệt nhưng không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát.
Loại cây này có một tác dụng đặc biệt là nó rất lợi tiểu.
Điều đó cũng mang lại tác dụng không mong muốn đối với người sử dụng.
Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống vì điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Người thận yếu hay bị suy thận mãn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì.
Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì mã đề có tác dụng lợi tiểu sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.