Trinh nữ hoàng cung - Hạ khô thảo - Kháng ung thư

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

TRINH NỮ HOÀNG CUNG – HẠ KHÔ THẢO - KHÁNG UNG THƯ

TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.
Nghiên cứu từ các thử nghiệm cho thấy trinh nữ hoàng cung có nhiều tác dụng sinh học như chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng ung thư...
1. Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung còn được gọi là Tỏi tơi lá rộng hay Náng lá rộng.
Tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae.
Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng.
Thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 22 – 270C.
Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào.
Dược liệu trinh nữ hoàng cung thường được sử dụng toàn cây trong y học.
Lá cây được dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô và dùng hãm nước uống.
Thân hoa, cán hoa và toàn bộ bông hoa được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.
Thành phần hóa học chính là alcaloid và được chia thành 2 nhóm bao gồm:
Nhóm alcaloid không chứa dị vòng: latisodin, latisolin, beladin.
Nhóm alcaloid có chứa dị vòng: crinafolidin, ambelin, crinafolin...
Phần thân rễ cây có chứa hai loại glucan như sau:
Glucan A: Phân tử có chứa 12 đơn vị glucose.
Glucan B: Phân tử có chứa 110 đơn vị glucose.
Còn tìm thấy những thành phần axit amin có trong dược liệu này như:
Arginin, leucin, valin, phenylamin...
Phần thân của cây có chứa các hoạt chất như lycorin, pratorimin, ambelin..
2. Tác dụng dược liệu trinh nữ hoàng cung
2.1. Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ
Hiện nay, dựa vào công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc ức chế sự phát triển của khối u xơ mà dược liệu này đã được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ cổ tử cung và u nang buồng trứng.
Chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin có công dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư (nghiên cứu thêm).
2.2. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch
Tác dụng của dược liệu trinh nữ hoàng cung đối với hệ miễn dịch được chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột trắng.
Chuột trắng được gây khối u rồi cho uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy tế bào lympho T trong máu chuột tăng trưởng nhanh hơn, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
2.3. Tác dụng ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến
Tác dụng của trinh nữ hoàng cung lên tế bào ung thư tuyến tiền liệt được nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tiền liệt BHP – 1, PC3 và LNCP.
Dịch chiết dược liệu được sử dụng trên các khối u này, kết quả cho thấy các khối u bị ức chế tăng sinh tế bào và tỉ lệ ức chế tăng sinh cao nhất trên u xơ BHP – 1.
2.4. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị tiêm chất trymethyltin – loại chất gây độc hại cho hệ thần kinh trung ương.
Chuột sau đó được điều trị bằng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.
2.5. Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy dịch chiết dược liệu trinh nữ hoàng cung có chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC là 1610 ± 150 μmol TE/g.
Kết quả cho thấy, dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa.
3. Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị
Hiện nay không chỉ trong Y Học Cổ Truyền mà Y Học Hiện Đại cũng sử dụng loại thảo dược này trong các đơn thuốc điều trị bệnh.
Một số căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dược liệu trinh nữ hoàng cung như sau:
3.1. Bài thuốc điều trị viêm phụ khoa
Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị các bệnh như chảy máu âm đạo, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh...
Có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
Công thức gồm lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hạ khô thảo, hương tư tử, mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa nước.
Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.
Bài thuốc 2:
Công thức gồm 20g mỗi vị thuốc là trinh nữ hoàng cung, dừa dại, lá sen, ngải cứu tươi, ích mẫu và hương tử.
Sắc hỗn hợp với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa.
Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.
3.2. Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến
Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Các bài thuốc điều trị căn bệnh này như sau:
Bài thuốc 1:
Công thức gồm 20g trinh nữ hoàng cung khô, 6g hương tư tử và 12g xa tiền tử.
Tất cả cho vào nồi, thêm hai bát con nước và sắc cạn còn khoảng 1 bát thì dừng.
Nước sắc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn.
Bài thuốc 2:
Dùng 20g trinh nữ hoàng cung khô đem rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát nước con.
Sắc hỗn hợp bằng lửa nhỏ đến cạn còn một nửa thì dừng.
Nước sắc được chia uống thành 3 lần trong ngày sau bữa ăn.
3.3. Bài thuốc điều trị ung thư vú
Dược liệu trinh nữ hoàng cung được sử dụng hiệu quả trong điều trị ung thư vú.
Dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước con đến khi cạn còn khoảng nửa bát thì dừng.
 Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.
3.4. Bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản
Bài thuốc 1:
Công thức là sắc với 600ml nước hỗn hợp gồm 20g lá trinh nữ hoàng cung,tang bạch bì, ô phiến và cam thảo dây.
Sắc hỗn hợp đến khi cạn còn khoảng 200 ml thì dừng, nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày uống sau bữa ăn.
Bài thuốc 2:
Công thức là dùng 20g mỗi vị thuốc bao gồm lá trinh nữ hoàng cung, lá bồng bồng, hương tử, táo chua.
Sắc hỗn hợp với 600ml nước bằng nồi đất, sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng.
Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.
3.5. Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng
Lá cây trinh nữ hoàng cung tươi được dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tá tràng.
Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng lá cây tươi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào nồi, thêm hai bát con nước sạch.
Sắc hỗn hợp đến khi đặc còn khoảng nửa bát thì dừng.
Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.
3.6. Bài thuốc giảm đau nhức xương
Lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau nhức xương.
Dùng lá dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô, đem sao nóng lá dược liệu rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc vùng da bị bầm dập.
Sử dụng bài thuốc trên trong 2 – 3 ngày liên tiếp sẽ giúp làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức.
4. Các lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý với nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Dược liệu này là thuốc và không thể sử dụng tùy tiện hay lạm dụng trong thời gian dài.
Khi sử dụng trinh nữ hoàng cung cần lưu ý một số điều sau:
Không ăn rau muống khi đang sử dụng trinh nữ hoàng cung.
Dược liệu trinh nữ hoàng cung dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng...
Cần biết cách phân biệt với các loại cây này tránh trường hợp sử dụng trong điều trị gây ra các tác dụng không mong muốn.
Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt trong trường hợp sử dụng các loại thuốc Tây khác thì không được kết hợp cùng với trinh nữ hoàng cung.


HẠ KHÔ THẢO    夏 枯 草
Xuất xứ :  Bản Kinh
Tên khác : Tịch cú, Nãi đông (Bản Kinh), Yến diện (Biệt Lục), Thiết sắc thảo (Bản Thảo Cương Mục), Huyết kiến sầu, Trư thỉ thảo, Vân yến mật, Oanh hỉ mật, Cân cốt thảo, Tứ ngưu đấu thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Bổng trụ đầu hoa (Trung Quốc Dược Dụng Thực Vật Chí), Bổng chuỳ thảo (Trung Dược Chí).
Tên gọi: Ngày xưa, người ta cho rằng cây này khô héo vào sau Hạ chí (mùa hè), vì vậy gọi là Hạ khô thảo, nhưng trên thực tế thì ở Việt Nam mùa hè cây vẫn tươi tốt.
Tên khoa học : Brunella vulgans Lin. (=  Prunella asiatica Nakai).
Họ khoa học :  Hoa Môi (Lamiacae).
Mô Tả : Loại cây thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 30cm. Thân vuông, có màu hơi tía đỏ. Lá đơn, mọc đối, cuống dài.  Lá dài 2 - 5cm, rôïng 0,7 – 1cm, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa Thân và lá đều có lông nhung. Cụm hoa xim  co mọc ở đầu cành trông giống như bông, gồm nhiễuvòng, mỗi vòng có 5-6 hoa. Hoa lưỡng tính, không đều, lá đài liền. Tràng hình môi, mầu tím xanh nhạt. Nhị 2 dài, 2 ngắn. Bầu có 4 ô, vòi nhỏ dài. Quả nhỏ, có 4 quả bế, đựng trong đài tồn tại. Mùa hạ nở hoa, cuối hè sang thu thì cây bắt đầu khô héo.
Địa lý : Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hà Giang, Tam Đảo. Cũng còn được trồng ở Tnmg du.
Thu hái, Sơ chế : Trước đây phải nhập của Trung Quốc, hiện nay đã phát hiện và thu hái ở Sa Pa, Tam Đảo, Hà Tuyên vào tháng 4 – 6. Khi quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có khi người ta còn dùng cả phần ở trên mặt đất, thu về, phơi hay sấy khô dùng.
Phần dùng làm thuốc: Hoa tự, quả (Flos Brunellae cum Fructu).
Mô tả dược liệu: cành mang lá và hoa khô. Cành vuông, màu nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình bầu dục hay trái xoan. Toàn cây có những lông ngắn. Vị đắng, hơi the.
Thông thường lúc dùng làm thuốc chỉ lấy toàn hoa mà không lấy cuống và cành. Hoa tự mọc ở đầu cành, màu nâu tía, khô, thơm, không sâu, mốc, mục nát là tốt. Nhưng theo quy cách mới hiện nay thì lại dùng cành có hoa, lá từ đầu hoa trở xuống dài khôâng quá 15cm, bỏ  gốc rễ, thứ bị mất bông hoa thì không dùng.
Bào chế : Thu hái về, phơi trong râm cho khô, cắt ngắn, dùng vào thuốc, không chế biến gì.
Bảo quản : để nơi khô ráo, dễ hút ẩm, mốc biến thành mầu đen. Có thể phơi nhưng không nên quá nắng, dễ mất mùi thơm.
Thành phần hóa học :
+ Cành mang hoa và quả chứa chừng 3,5% muối vô cơ tan trong nước. Trong số muối vô cơ này , 68% là Kali Clorua. Ngoài ra, còn thấy một chất có tính chất Alcaloid. Hoạt chất khác chưa rõ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Ursolic acid  (Lee K H và cộng sự, Planta Med 1988, 54 (4) : 308).
+ Oleanolic acid, Daucosterol, b-Amyrin, Tetracosanic acid, Hexacosanic acid, Octacosanic acid, Triacintanic acid  (Hà Vân Khánh, Bắc Kinh Y Khoa Đại Học Học Báo 1985, 17 (4) : 297).
+ Myristic acid, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Lauric acid (Jain M và cộng sự, J Inst Chem (India) 1984, 56 (3) : 123 (C A 1984, 101 : 147839t).
Tác dụng dược lý :
+ Tác dụng lợi tiểu:
Cửu Bảo, Điền Tình Quang và Đảo Thanh Cát lấy các muối vô cơ trong nước sắc Hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm vào tĩnh mạch thỏ, thấy huyết áp hạ xuống ngay, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ như các muối Kali khác. Suy ra rằng sở dĩ Hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối Kali khá cao (Hoà Hán Dược Dụng Thực Vật 1940).
+ Tác dụng hạ áp:
Các chất tan trong nước của Hạ khô thảo có tác dụng hạ áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp (Y Học Liên Xô 1981, 7 : 6).
+ Tác dụng kháng khuẩn:
In vitro, thuốc có tác dụng ức chế loại trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống ung thư:
Qua nghiên cứu thực nghiệm trên ung thư cổ tử cung của chuột nhắt, bước đầu nhận xét thấy có tác dụng chống sự tăng trưởng của tế bào ung thư di căn (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tính vị :
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị đắng, hơi cay, tính hơi hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị hơi đắng, hơi cay, tính phù mà thăng (Bản Thảo Chính).
+ Khả thăng khả giáng, là thuốc của phần huyết (Bản Thảo Hội Ngôn).
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Trung Dược Học).
Quy kinh :
. Vào kinh Can (Trấn Nam Bản Thảo).
. Vào kinh túc Quyết âm, Thiếu dương (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Vào kinh Phế, Tỳ, Tâm (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).
Tác dụng :
+ Bổ dưỡng huyết mạch (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Khứ Can phong, hành kinh lạc (Trấn Nam Bản Thảo)
+ Thanh Can, minh mục, tán kết, giải độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh hỏa, tán kết, thanh Can, minh mục (Trung Dược Học).
Chủ trị : Trị Can dương vượng lên, đau đầu chóng mặt,  đỏ mắt, lở vùng đầu, lao hạch cổ.
Kiêng kỵ : 
+ Kỵ sắt ( Y Học Quảng Bút Ký).
+ Uống lâu ngày sẽ bị lao thương (Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
+ Âm hư, Vị nhiệt, không có uất kết cầm dùøng, ăn uống kém không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng : 9g - 30g.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị  băng huyết không cầm:
Hạ khô thảo tán bột, mỗi lần uống 1 thìa cà phê với nước cơm (Thánh Huệ Phương).
+ Bổ Can, sáng mắt, mắt đau do Can hư, nước mắt sống hay chảy,  mắt mờ, sợ ánh sáng:
Hạ khô thảo 15g, Phụ tử 30g, tán bột, mối lần uống 3g với nước trà (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
+ Trị xích bạch đới:
Khi Hạ khô thảo ra hoa, hái về, phơi trong râm cho khô rồi tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm, trước bữa ăn (Dư Thị Gia Truyền Phương).
+ Tri váng đầu, chóng mặt sau khi sinh, tâm khí muốn tuyệt:
Hạ khô thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống một chén lớn (Dư Thị Gia Truyền Phương).
+ Trị chấn thương do té ngã, bị đánh đập, đâm chém:
Hạ khô thảo nhai nát, rịt vào nơi đau (Vệ Sinh Dị Giản Phương).
+ Trị  mồ hôi gây nên lang ben:
Hạ khô thảo sắc lầy nước cốt rửa hàng ngày (Càn Khôn Sinh Ý).
+ Trị loa lịch, mã đao đã vỡ miệng hay chưa, hoặc lâu ngày thành rò:
Hạ khô 180g, sắc với 2 chén nước còn 7 phân, uống nóng cách xa bữa ăn.
Người suy nhược nấu thành cao uống, đồng thời bôi vào nơi đau, uống với Thập Toàn Đại Bổ Thang thêm Hương phụ, Bối mẫu, Viễn chí thì rất hay vì đó là những vi thuốc sinh huyết, là thánh dược để trị Loa lịch (Ngoại Khoa Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị huyết áp cao:
Ngưu tất, Long đởm thảo, Địa long, Hải tảo, Hạ khô thảo, các vị bằng nhau, nấu thành cao, ngày uống  2 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
Hoặc chỉ dùng  Hạ khô thảo khô 30g,  sắc uống 2 lần trong ngày, lúc ăn.
Liên tục 10 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp.
Dùng 2 - 4 đợt, tùy bệnh nóng nhẹ để uống (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị hoả bốc lên đầu làm nhức đầu, chóng mặt,  mắt sưng đau, đỏ, huyết áp cao:
Hạ khô thảo, Bồ công anh, Thảo quyết minh (sao), mỗi vi 15g, Cúc hoa, Tang diệp, Mè đen, mỗi thứ 9g. Sắc uống (Nghiệm Phương).
+ Trị tràng nhạc, mã đao, anh bệnh, vú sưng, viêm hạch, quai bị:
Hạ khô thảo, Huyền sâm. Mỗi thứ 15g,  Xạ can, Nga truật, Hoàng đằng, mỗi thứ 4,5g.
Sắc uống. Bên ngoài dùng nhân Phiên mộc miết (hạt gấc) mài với giấm bôi lên (Kinh Nghiệm Phương).
+ Tri lao hạch cồ (chưa phá miệng), sưng tuyến giáp đơn thuần: 
Hạ khô thảo 30-60g, sắc uống, hoặc nấu thành  cao uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị loa lịch:
Hạ khô thảo 9g, Cam thảo 3g.
Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20 - 30 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Tri lao hạch, bạch huyết, viêm hạch lâm ba, viêm tuyến vú: 
Hạ khô thảo 15g, Huyền sâm, Thổ bối mẫu đều 9g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Can nhiệt, đau nhức trong tròng mắt, nhìn không rõ chảy nước mắt sống, đau dầu hoa mắt do can dương vượng lên:
Hạ khô thảo 60g, Chích cam thảo 15g, Hương phụ tử (sao rượu) 60g. Tất cả tán bôït, mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước ( Hạ Khô Thảo Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm kết mạc:
Hạ khô thảo, Bồ công anh đều 40g (dùng tươi), Tang diệp, Xa tiền thảo, Dã cúc hoa, mỗi thứ 9g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau đầu do áp huyết cao:
Hạ khô thảo (tươi) 30-60g, sắc uống, hoặc dùng Hạ khô thảo, Hy thiêm thảo, Dã cúc hoa, mỗi thứ 30g. Sắc uống.
Tri đau đầu do áp huyết cao.
+ Trị đau đầu, mắt đỏ do áp huyết cao:
Hạ khô thảo 15g, Cúc hoa 9g, Mẫu lệ (sống), Thạch quyết minh (sống), đều 24g, Xuyên khung 3g, Mạn kinh tử 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo :           
.Hạ khô thảo vị đắng cay, tính hàn không có độc là yếu dược để trị loa lich.
Thuốc vào kinh túc Quyết âm, Thiếu dương. Chu Đơn Khê cho rằng nó có tác dụng bổ huyết của Quyết âm Can.
Lại có vị cay nên có thể tán được kết, đắng lạnh nên hạ tiết mà trừ nhiệt, cho nên trị tất cả các chứng lạnh nóng, tiêu loa lich, rò, phá trưng, tán anh kết khí, lở da đầu, đều do ở nhiệt, sưng bắp chân do thấp tý, không do thấp nhiệt gây ra, khi nhiệt tiêu tan thì tán, kết, thấp mất, đó là 3 chứng tự nhiên tiêu trừ thì mình ầy cũng được nhẹ nhàng thanh thản vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
. Hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hơi lạnh, chỉ vào Quyết âm, tiêu loa lịch, tán kết khí, giảm đau trong tròng mắt, vị thuốc này bổ dưỡng huyết mạch của Quyết âm;
Lại có thể sơ thông kết khí, đau mắt, loa lịch, đều thuộc chứng bệnh của Can, vì thế rất hiệu quả, uống lâu có thể tổn thương Vị khí. Nó dùng chung với Sâm, Truật thì có thể dùng lâu mà không có hại (Bản Thảo Đồ Giải).
. Hạ khô thảo có vị cay đắng, tính hơi lạnh.
Các sách khi luận về công dụng của nó, đa số thường cho là tán kết, giải nhiệt, có thể trị tất cả các chứng loa lịch, anh, thấp tý,  ban đêm đau tròng mắt, làm như là vị này có được công năng với ý nghĩa lấy hàn mà làm mát được nhiệt, nếu trường hợp thuộc nội hỏa thì trị không thích hợp.
Vị này tại sao gọi là ‘Khô?’, bởi lẽ mùa đông thì sinh trưởng mà mùa hạ thì lại khô đi, thân lá đều dùng làm thuốc (Bản Thảo Cầu Chân).
. Hạ khô thảo vào Quyết âm Can kinh, Can chủ cân mà tàng huyết, khai khiếu ở mắt.
Chu Đan Khê cho rằng vị này có công dụng bổ dưỡng huyết mạch của Quyết âm. Vì  vậy, hễ chứng can hư nhiệt mắt, điều trị mà không thu được hiệu quả như loa lịch, tán kết, đau trong lòng mắt, thì không phải không có âm hư Can vượng gây ra.
Y Thông Hạ Khô Thảo Tán’ kết hợp với Đương quy, Bạch thược, Nguyên sâm, Cam thảo, để trị đau tròng mắt do Can hư, nặng nhất là về đêm.
‘Tiêu Hạch Hoàn’ kết hợp với Mẫu lệ, Nguyên sâm, Bối mẫu, Liên kiều, dùng để trị loa lich hiệu qủa rất tốt.
Tiết Kỷ cho rằng "Hạkhô thảo sinh huyết, là thánh dược trị loa lịch”, người đời nay thường dùng nó để trị các chứng đau đầu hoa mắt do Can hư phong dương nghịch lên, cũng thấy có hiệu quả (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).