Dạ Dày - Một số bài thuốc Đông y

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

CHỮA ĐAU DẠ DÀY CẤP TỐC TẠI NHÀ – MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y
(Của Hội đông y Tp Hà nội – Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long)
Đau vị trí bụng trên thượng vị là vị trí thường gặp nhất của triệu chứng vài tiếng hoặc cả ngày và thường sẽ hết sau vài ngày.
1. Xoa bóp bụng
Xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày là một phương pháp vật lý trị liệu mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Khi xoa bóp đúng cách sẽ giúp xoa dịu, giảm các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.
Bước 1: Xoa nóng 2 bàn tay, có thể dùng thêm vài giọt dầu nóng
Bước 2: Áp tay vào bụng, xoa từ trái sang phải và lên xuống
Lưu ý: Chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn 1 giờ, tránh áp dụng cách chữa đau dạ dày này sau khi ăn sẽ càng khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần xoa chỉ nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ.
2. Uống nhiều nước
Đối với người có các vấn đề về tiêu hóa, việc uống đủ nước là điều bắt buộc. Thiếu nước/Mất nước khiến hoạt động tiêu hóa trở nên chậm hơn, kém hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
Uống nước còn giúp giảm chứng ợ nóng. Với người trưởng thành, lượng nước được khuyến nghị là khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Với trẻ nhỏ sẽ ít hơn, dao động từ 950ml tới 1,2 lít tùy theo độ tuổi.
3. Chườm ấm
Nếu đau ở mức độ nhẹ, chườm ấm là một cách đỡ đau dạ dày đơn giản nhưng hiệu quả.
Nhờ hơi ấm, các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp gây đau dạ dày, ngoài ra còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn.
Khi đau, bạn có thể chườm ấm bụng trong 10-20 phút, nhiệt độ nước dao động từ 50-60 độ C.
4. Hít thở đều
Trong trường hợp đau dạ dày do bị căng thẳng quá mức, hít thở là cách giúp tâm trạng bạn nhanh chóng ổn định lại và làm giảm cơn đau bụng.
Lý do là khi hít thở sâu giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên. Bạn nên tập hít thở 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 3-5 nhịp.
5. Không nằm
Nhiều người có thói quen nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau dạ dày, tuy nhiên hành động này không nên làm. Bởi vì khi nằm, axit trong dạ dày dễ di chuyển lên gây ra chứng ợ chua.
Nếu đang đau bụng, bạn nên cố gắng ngồi nghỉ; không nằm hoặc đi ngủ trong ít nhất vài tiếng cho tới khi cơn đau dạ dày kết thúc.
6. Không ăn thức ăn khó tiêu
Các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ/ giàu tính axit, sản phẩm có thành phần lúa mì, thức ăn cay nóng,… càng làm cho tình trạng đau dạ dày tệ hơn.
Do đó trong cách chữa đau dạ dày tại nhà, nếu bụng bạn đang khó chịu thì cần tránh các thực phẩm này. Thay vào đó bạn nên ăn trái cây, rau củ tươi để góp phần “làm dịu” dạ dày.
7. Dùng gừng
Bạn có thể chữa đau dạ dày tại nhà cấp tốc bằng gừng.
Bạn có thể thêm gừng khi chế biến thức ăn hay dùng như một nguyên liệu uống trà. Tuy nhiên chỉ nên dùng gừng ở liều lượng vừa phải.
Dùng nhiều gừng có thể gây ra các phản ứng phụ như đầy hơi, ợ chua hoặc khó tiêu.
8. Dùng nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là những chất chống viêm tự nhiên, do đó có thể giúp giảm viêm, giảm đau bao tử. Người bệnh có thể dùng nước ấm có hòa tan tinh bột nghệ cùng mật ong (tỷ lệ 100ml – 10g bột nghệ – 2 thìa mật ong), dùng trước bữa ăn; mỗi ngày 2-3 ly.
Trong vài tháng bạn sẽ dần cảm thấy cải thiện tình trạng đau dạ dày.
9. Dùng các bài thuốc dân gian
Bạc hà là nguyên liệu thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong chống viêm, giảm các cơn đau.
Tinh dầu bạc hà được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Có thể dùng các sản phẩm có thành phần bạc hà như trà, kẹo ngậm hoặc dùng lá tươi để điều trị đau dạ dày theo cách sau:
Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo
Đun lá với nước sôi trong 5 phút – lúc này nước sẽ chuyển thành màu nâu
Lọc lá; phần nước có thể thêm chút chanh và mật ong
Dùng nước bạc hà hằng ngày
10. Phương pháp điều trị đau dạ dày bằng thuốc tây y
Khi các cách chữa đau dạ dày ở trên không phát huy hiệu quả tốt thì người đau dạ dày sẽ cần tới các phương pháp điều trị tây y. Lúc này người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê toa hoặc kê toa tùy theo triệu chứng, nguyên nhân bệnh.
Thuốc không kê toa
Đau do đầy hơi, khó tiêu: Các thuốc có thành phần simethicone (Mylanta, Gas-X).
Đau do ợ nóng do tào ngược dạ dày thực quản:
Thuốc kháng axit hoặc giảm axit (Pepcid AC, Zantac 75)
Đau do táo bón:
Thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng.
Đau do tiêu chảy:
Các loại thuốc có loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Kaopectate hoặc Pepto-Bismol).
Đối với các cơn đau do lý do khác:
Các thuốc có chứa acetaminophen có khả năng giảm đau tốt.
Lưu ý khi dùng thuốc tây là người bệnh cần tuyệt đối tránh xa các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Midol, Motrin) hoặc naproxen (Naprosyn, Aleve, Anaprox, Naprelan) vì những thuốc này sẽ càng làm tăng kích ứng dạ dày.
Thuốc kê toa
Thuốc chứa steroid như prednisone có khả năng giảm viêm và đau dạ dày do các rối loạn mạn tính.
Mặc dù thực chất steroid không chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng bằng việc giảm viêm sẽ giúp các phương pháp chữa trị đau dạ dày khác phát huy hiệu quả tốt hơn cũng như ngăn ngừa các cơn đau bụng nghiêm trọng.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng được kê đơn cho các trường hợp cần trị đau dạ dày do dạ dày tiết quá nhiều axit.
Ngoài ra còn có thuốc kháng sinh nếu vấn đề dạ dày có liên quan tới vi khuẩn H. pylori.
Cách giảm đau dạ dày bằng việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Tình trạng đau dạ dày có thể được cải thiện tốt nếu có chế độ ăn phù hợp.
Một trong những chế độ ăn tốt trong các cách chữa đau bao tử chính là BRAT.
Đây là chế độ ăn kiêng có lợi cho người gặp phải các vấn đề rối loạn dạ dày như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, ốm nghén,…
BRAT bao gồm các thực phẩm nhạt (không chứa muối và gia vị), ít chất xơ, dễ tiêu hóa.
 Các thực phẩm chính của chế độ ăn này bao gồm cơm, chuối, táo, bánh mì nướng; ngoài ra còn có các thực phẩm bổ sung như khoai tây/ cà rốt luộc, bánh quy mặn giòn, thịt gà, sữa chua,…
Mặc dù chế độ ăn BRAT có khả năng hỗ trợ điều trị đau dạ dày nhưng không nên áp dụng trong thời gian dài để tránh khiến cơ thể thiếu chất (protein, calorie và các loại vitamin).
Khi cần, chỉ nên thực hiện chế độ ăn BRAT trong 1-2 ngày, sau đó quay về với cách ăn uống thông thường với đầy đủ rau củ, trái cây.
Khi nào thì đi khám
Những cách chữa đau dạ dày ở trên thường chỉ có kết quả với những trường hợp tình trạng đau mức độ nhẹ và vừa.
Ở mức độ nặng hơn có những biểu hiện dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý đúng cách, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Cơn đau đột ngột, dữ dội
Đổ mồ hôi
Khó thở, tức ngực
Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu nâu đen
Nôn ói, tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
Phân đen, có thể có dính máu
Khó đi tiêu, đi tiểu
Chán ăn hoặc sút cân nhiều
Vàng da


TIP
BÀI SỐ  71
Nguyễn Duy Phương - Số 49 Lãn Ông Khu Hoàn Kiếm.
Tâm đắc sử dụng cổ phương gia giảm để chữa một số bệnh có hiệu quả tốt.
1. Tâm đắc sử dụng bài Lý trung gia vị để chữa Trường Vị hư hàn.
Chứng trạng:
Kém sức, da vàng, môi không tươi sáng, lưỡi nhuận, ăn ít, ăn không tiêu, thường đầy bụng, phân khi tốt, khi xấu không thực.
Nặng nữa thì thần khí buồn, mệt mỏi, lưỡi hoạt động, phân thường xuyên không thành khuôn, hễ ăn thức ăn lạnh mát vào là bụng ì ạch, đi lỏng ngay hoặc đi lỵ, chữa khỏi ít lâu lại tái phát, hay đi tiểu về đêm, yếu chịu rét, ngại nước, mạch Trầm Hoãn, đó là những chứng chủ yếu.
Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây nên như mệnh môn hoả suy hoặc Tỳ Vị dương hư, hoặc dùng nhầm, dùng quá thuốc hàn lương…
Nói chung cũng đều quy vào là hoả kém tức dương bất túc âm hữu hư, phép điều trị phải lấy ôn trung khu hàn làm chủ.
Trong quá trình hành nghề (trên 30 năm) tôi đã nghiên cứu dùng bài Lý trung thang gia Phụ tử và Xuyên tiêu để chữa chứng Trường Vị hư hàn này rất có kết quả.
Thời gian khỏi có rút ngắn lại nhiều hơn là chỉ dùng Lý trung thang không gia phụ tử hoặc có gia phụ tử mà không gia Xuyên tiêu.
Bài thuốc:
1. Phòng đẳng sâm (tẩm gừng sao): 20 gr
2. Cam thảo trích: 10 gr
3. Bạch truật (tẩm hoàng thổ sao) : 20 gr
4. Can khương : 20 gr
5. Hắc phụ tử : 20 gr
6. Xuyên tiêu (sao) : 12 gr
Sắc uống hoặc hoàn uống dần đến khỏi.
Trẻ con uống bớt liều lượng.


BÀI SỐ 72 - BÁT VỊ TIÊU GIAO GIA GIẢM
Tâm đắc sử dụng bài Bát vị tiêu giao gia giảm để chữa chứng Can khí thực và biến chứng của nó.
Chứng trạng:
Hay ngây ngấy sốt, ăn kém, ngủ kém, da vàng, cạnh sườn tức, nằm nghiêng thì thấy bên sướn tức không nằm được, đại tiện khi táo, khi lỏng, hay đi kiết lỵ, đôi khi chóng mặt, hoa mắt, mạch Huyễn hữu lực.
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do Can khí uất kết, Can thuộc mộc tính thích sự điều đạo tức phải vươn ra thoải mái, nếu vị một lý do gì làm cho Can uất lại hoặc do lục dâm, hoặc do thất tình đều có hại đến Can, Can uất thì huyết phải suy vì Can tàng huyết.
Quá trình hành nghề lâu năm, tôi đã sử dụng bài Bát vị tiêu giao gia giảm để chữa bệnh này rất có hiệu quả.
Bài thuốc:
1. Bạch thược (tẩm giấm sấy khô): 12 gr
2. Bạch linh (dùng cả bì) : 12 gr
3. Sài hồ  : 12 gr
4. Xuyên quy  : 12 gr
5. Đan bì    : 12 gr
6. Chi tử (tẩm đồng tiện sao đen): 8 gr
7. Cam thảo    : 6 gr
8. Hoài sơn (sao vàng) : 12 gr
9. Nhân trần : 12 gr
10. Hương phụ (tẩm đồng tiện sao) : 12 gr
11. Xuyên khung  : 8 gr
12. Đại hoàng : 4 gr
Bài này dùng Xuyên quy để nhuận táo bổ huyết, Bạch thược, Sài hồ để bình Can, Bạch linh để lợi thuỷ thẩm thấp, Đan bì để thanh Can hoả phá kết, chi tử để giải uất thanh nhiệt, Hương phụ, Nhân trần để hành khí, lợi thuỷ giải uất, Hoài sơn để bổ Tỳ âm, Xuyên khung để tán Can phong, giải uất kết, Đại hoàng để thông đại tiện thanh hoả, Cam thảo để điều hoà các vị thuốc.
          Cả bài có tác dụng hoà Can, thanh nhiệt, giải uất, bổ huyết.
          Các vị cân làm 1 thang sắc kỹ, uống mỗi ngày 1 thang.
          Kiêng ăn đồ các loại cay, hăng, nóng, tanh và những thức khó tiêu.
          Đang có thai không dùng bài này.
Bệnh này nếu không giải quyềt kịp thời sẽ biến chứng như bụng mỗi ngày một to dần, cạnh sườn đau tức, ấn bụng như ấn vào mặt trống, thấy cưng cứng, đại tiện bí hoặc đi ra chất như máu cá, muốn trung tiện không được, thì phải dùng bài Tứ thuận thanh lương sau đây để bụng đỡ to và nhẹ nhõm dần, thông đậi tiện sau mới uống bài Bát vị tiêu giao gia giảm trên cho đến khỏi.


BÀI SỐ 73 - BÀI TỨ THUẬN THANH LƯƠNG GIA VỊ
Nguyễn Văn Yến - Số 4 Minh Khai Khu Hai Bà.
1. Xuyên quy : 12 gr
2. Hoàng cầm : 12 gr
3. Bạch thược : 12 gr
5. Cam thảo     : 4 gr  
4. Hoàng liên    : 8 gr
6. Đại hoàng        : 12 gr
7. Sài hồ   : 12 gr
8. Binh lang  : 8 gr
Trong bài có Sài hồ, Bạch thược, Cam thảo để hoà Can, Đương quy để bổ huyết nhuận táo, Đại hoàng, Binh lang để đạo trệ đề phòng chứng lỵ, Hoàng liên để thanh tâm hoả tức mẫu thực tắc tả kỳ tử (can mộc sinh tâm hoả).
          Lại uống như bài Tứ thuận thanh lương đã giảm bệnh mà ăn ngủ chưa được, hay thở dài, khi thở thì cạnh sườn đau như dùi đâm, đó là do Can khí chưa hoà, thì dùng ngay vị Xuyên hoàng liên mỗi ngày từ 6 đến 8 gr, tán bột uống dần trong 1ngày hết.
Uống liên tục độ vài ngày thấy ăn ngủ được, không thở dài, không đau sườn nữa thì lại tiếp tục uống bài Bát vị tiêu giao trên cho đến khỏi.
          Như uống bài Tứ thuận thanh lương gia vị, bụng đã nhỏ, hết thở dài, mà ăn không kiêng được như ăn phải thịt gà, thịt chó…mà thấy nổi lên mộtkhối như cái bát úp, răn rắn đó là khí kết thì kịp dùng mấy vị thuốc sau đây làm 1 thang sắc uống, chỉ 12 thang là khí kết sẽ tan, sau lại tiếp tục uống bài Bát vị tiêu giao gia giảm trên đến khỏi.
Các vị thuốc như sau:
1. Bạch thược : 12 gr để hoà can
2. Xuyên khung   : 12 gr để hành khí kết
3. Đại hoàng  : 6 gr để phá kết đạo trệ
4. Chỉ thực    : 6 gr
Chữa bệnh này thấy móng chân, móng tay khô sác thì không chữa được vì can huyết đã cạn kiệt.


BÀI SỐ 74 - BÀI Ô BỐI TÁN
Phan Viết Hùng - Bệnh viện Đông y Hà Nội
 Kinh nghiệm dùng bài Ô bối tán cắt cơn đau bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Bài Ô bối tán ở sách bản thảo cương mục của Lý thời Trân (Trung Quốc) từ thời xưa đã nói đến tác dụng chữa chứng vị quản thống.
Năm 1955 có giớithiệu bài này ở tạp chí Trung y Bắc Kinh, cũng nói chữa có kết quả chứng loét dạ dày hành tá tràng.
Tôi đã có kinh nghiệm sử dụng bài này: Năm 1960 tôi đưa bài này ra Hội đồng chẩn trị của Nhà thuốc Thống Nhất được các cụ tán thành áp dụng điều trị bệnh loét dạ dày hành tá tràng thấy có kết quả tốt.
Bối mẫu và ô tặc cốt nhưng ở đây đã vận dụng như sau:
1. Ô tặc cốt  : 7 g
2. Thổ bối mẫu : 1,5 g
3. Cam thảo : 1,5 g
Cách chế:
Ô tặc cốt cạy bỏ vỏ cứng, rửa sạch, phơi khô.
Thổ bối thái mỏng, sao khô.
Cam thảo cạo vỏ, thái mỏng, sấy khô.
Ba thứ đều tán bột thật nhỏ với liều lượng như trên uống trong 1 ngày chia làm 2 lần vào lúc đang đau.
Từ năm 1963 đến nay là lúc áp dụng trong Bệnh viện Đông y Hà Nội, thì bài này dùng càng ngày càng nhiều và đồng thời cũng cải tiến cách chế từ tán bột dùng kèm với thuốc thang./
Nay thành dạng cốm gọi là cốm “MBC” (viết tắt của mai mực, bối mẫu và cam thảo) có thêm đường để dễ uống và để lâu không ẩm mốc.
Cốm “MBC” đã dụng chữa cho bệnh nhân nội trú và một số cho bệnh nhân ngoại trú.
Hàng năm tiêu thụ đến 300 kg thuốc.
Từ hơn 15 năm nay bài thuốc này được áp dụng điều trị liên tục trong Bệnh viện.
Hầu hết số bệnh nhân loét dạ dày hành tá tràng đang có cơn đau đều hoan nghênh, khi uống thuốc này sau 2, 3 phút thấy giảm cơn đau và rất dễ chịu.
Năm 1970 Bệnh viện Đông y Hà Nội có theo dõi trên 30 bệnh nhân ở nội trú, kết quả như sau:
Tổng số 31 bệnh nhân (trong đó nam 18, nữ 13)
Tuổi từ 20 – trên 50
Viêm dạ dày: 2
Loét dạ dày: 7
Loét hành tá tràng: 17
Hội chứng dạ dày: 5
Thời gian mắc bệnh từ 1 đến 11 năm.
Kết quả: (trên thời gian từ 1 đến 2 tháng)
Về khả năng cắt cơn đau dạ dày hành tá tràng của cốm “MBC” thường xuất hiện một cách nhanh chóng sau 5 đến 10 phút.
Trong 31 ca có 27 ca đạt kết quả cắt cơn đau và 16 ca khi hết cơn đau cho điều trị tiếp ô bối tán thì chu kỳ đau thưa dần và mức độ đau giảm dần rồi đến hết, không còn tái phát cơn đau, bệnh nhân ăn ngủ khoẻ và lên cân.
11 trường hợp dùng tiếp ô bối tán sau không có cơn đau kịch phát, nhưng thỉnh thoảng còn đau âm ỉ vùng thượng vị, mức độ nhẹ và thưa hơn (được tiếp tục theo dõi khi ra ngoại trú)
4 ca kết quả cơn đau vẫn tái phát theo chu kỳ.
Dược lý và dược tính của bài thuốc:
1. Ô tặc cốt: Tên khoa học Sepia Esculenta Myle
Thành phần hoá học gồm có:
Calcium phosphosricum
Calcium carbonicum
Getalin chất hữu cơ và chất chlorua natri.
Tác dụng: Chống toan (acid) thu liễm và chỉ huyết.
2. Bối mẫu: Tên khoa học Eritillaria
Thành phần gồm alcaloid của bối mẫu là Eritillatin
Tác dụng: Giảm ho, hoà đờm, giảm đau, tiêu viêm.
- Vị ô tặc cốt trong cuốn : “Thường dụng trung thảo dược” xuất bản năm 1970 tại Bắc Kinh có nêu lên mấy tác dụng: chữa chảy máu dạ dày, ho ra máu, uống với nước sắc Bạch cập, chữa đau dạ dày đa toan, chữa hen phế quản uống với nước sôi, chữa xích bạch đới uống cùng với Bạch chỉ. Phụ nữ băng huyết cùng với Mẫu lệ.
Trong quyển “Danh y biệt lục” có nói đến ô tặc cốt trị mụn nhọt ra nhiều mủ, nhiều sách cổ điển có nối Ô tặc cốt có khả năng trung hoà dịch vị, giảm đau dạ dày.
- Vị bối mẫu: Năm 1955, 3 tác giả Trung Quốc là Lưu Thiếu Quang, Trương Diên Đức Trương Phát Sơ Có nghiên cứu tác dụng dược lý của Bối mẫu, thấy tác dụng chủ yếu của Eritillatin tác dụng chống atropine, có thể dùng thay thế belladone có tác dụng giảm đau, nhuận tràng mà không có tính chất độc như Belladone và atropine.
- Còn vị Cam thảo thì lâu nay người ta dùng 1 mình nó để chữa dạ dày, nó có tác dụng làm dịu cơn đau, điều hoà các vị thuốc tiêu viêm, chỉ ho.
Do tính chất như vậy nên bài thuốc cốm “MBC” có tác sụng trung hoà dịch vị giảm đau dạ dày, tiêu viêm, cầm máu, giáng khí, giải uất, nên có thể chữa được chứng thừa dịch vị và viêm loét dạ dày hành tá tràng.


BÀI SỐ 75 Bài thuốc: Bình vị gia vị thang.
 Trịnh Đình Vòng - Xóm 2 Xã Lại Yên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội.
 



1. Thương truật (sao) : 3 đồng cân
2. Hậu phác  : 3 đồng cân
3. Trích cam thảo   : 4 đồng cân
4. Trần bì (sao vàng)  : 3 đồng cân
5. Đẳng sâm    : 5 đồng cân
6. Phục linh   : 3 đồng cân
7. Bạch truật  : 3 đồng cân
8. Bán hạ chế   : 4 đồng cân
9. Ô dược          : 2 đồng cân
10. Can khương   : 2 đồng cân
Liều dùng: 1 đến 3 thang sắc uống ít lượng sau tăng lượng dần.
Cách dùng:
Đổ cả thang thuốc vào ấm hay siêu đổ nước ngập thuốc ngâm 10 đến 15 phút. Rồi đun sôi sau hạ nhỏ lửa (tránh trào thuốc) đun cạn còn chừng 250ml, cho bệnh nhân uống khi thuốc còn nóng.
Chỉ uống 1/3 của 250ml sau 1 giờ uống tiếp 1/3, còn lại 1/3 đổ vào ấm giữ cốt, sau lại đổ nước ngập thuốc đun tiếp, một thang thuốc được đun đi đun lại (như trên đã nói) đun 4 lần.
Uống ngày 3 nước 6 lần uống. Còn nước thuốc thứ tư uống vào sau bữa ăn trước khi đi ngủ, thuốc uống vào lúc sau bữa ăn là tốt nhất.
Kiêng kỵ:
Lạnh, tanh, thứ khó tiêu, thứ nhiều đạm, bia rượu, thứ chua, mọi thứ gây kích thích chớ dùng.
Bệnh nhẹ uống 1, 2 thang; Nặng uống 2, 3 thang.


BÀI SỐ 76 - ĐAU BỤNG ĐI LỎNG
Nguyễn Văn Chỉnh - Chi hội Xã Kim Chung Huyện Hoài Đức
 
Bài thuốc:
1. Đẳng sâm  : 20 gam
2. Thương truật : 15 gam
3. Bạch linh  : 20 gam
4. Bạch truật  : 20 gam
5. Trạch tả  : 15 gam
6. Mộc hương (bắc)  : 4 gam
7. Trần bì (sao)  : 10 gam
8. Hậu phác  : 10 gam
9. Khổ sâm   : 5 gam
10. Hoàng liên  : 3 - 4 gam
Cách dùng:
Một thang uống 1 ngày. Mỗi ngày 3 lần uống, uống vào lúc đói.
Đổ nước vào nồi thuốc phải ngập, đun cạn lấy lưng bát (đối với người lớn), trẻ con 1 chén nhỏ.
Kiêng kỵ:
Kiêng các chất tanh và dầu mỡ.


BÀI SỐ 77 - CHỮA ĐI NGOÀI SỐNG PHÂN
Nguyễn Hữu Phổ -  Yên Vĩnh - Kim Chung - Hoài Đức - Hà Nội
Bài thuốc: Hương sa bình vị gia vị
1. Xương truật  : 20 gam
2. Hậu phác : 20 gam
3. Trần bì  : 12 gam
4. Trích thảo  : 8 gam
5. Mộc hương  : 10 gam
6. Sa nhân  : 10 gam
7. Mạch nha : 10 gam
8. Thần khúc : 10 gam
9. Sinh khương : 4 gam
10. Đại táo : 12 gam
Cách dùng:
Các vị cho vào ấm đổ 500ml nước đun còn 250ml, uống còn âm ấm, trước bữa cơm. Đun 3 lần, uống ngày 1 thang sáng, trưa và tối.
Kiêng kỵ:
Không ăn các chất sống, lạnh, tanh, chua, hoa quả.
Kết quả:
Điều trị 100 người thì 90 người khỏi và 10 người đỡ.
Kinh nghiệm:
Dùng các vị trên tán thành bột, khi cần hoà một liều 10g thuốc bột với nước sôi uống còn nóng, ngày uống 3 lần trước các bữa cơm.


BÀI SỐ 78 BÀI THUỐC: - TRẦM HƯƠNG GIẢI KHÍ TÁN
Nguyễn Đăng Chuyền -   Đức Giang - Hoài Đức - Hà Nội
1. Sa nhân  : 08 gam
2. Trầm hương  : 06 gam
3. Trích thảo   : 06 gam
4. Hương phụ : 10 gam
5. Diên hồ sách : 08 gam
6. Khổ luyện tử : 08 gam
7. Lá khôi : 10 gam
Cách dùng:
Thể khí trệ (hay khí uất):
Đau ở vùng thượng vị với tính chất đau từng cơn xuyên ra sau lưng. Đau lan ra hai bên sườn. Bụng đầy chướng khí ấn nhẹ tay vào đau, ấn nặng tay thấy dễ chịu, kèm theo thường có ợ hơi, ợ chua.
Tất cả cân thành một thang, sắc uống ngày một thang.
Kiêng kỵ:
Có thai kiêng dùng.
Không ăn chất kích thích, cay, chua, lạnh trong lúc dùng thuốc.
Kết quả:
Điều trị 10 người khỏi 5 người, đỡ 3 người, không khỏi 2 người.


BÀI SỐ 79. BÀI THUỐC -  CHỈ THỰC TIÊU BÌ HOÃN
Nguyễn Công Bằng - Đức Giang - Hoài Đức - Hà Nội
1. Nhâm sâm : 16 gam
2. Hậu phác : 16 gam
3. Can khương : 16 gam
4. Chỉ thực : 18 gam
5. Hoàng liên : 18 gam
6. Bán hạ : 10 gam
7. Bạch truật : 8 gam
8. Bạch linh : 8 gam
9. Mạch nha : 8 gam
10. Cam thảo : 6 gam
Gia giảm: Đi ngoài cố sức phân như phân dê:  
Mạch môn  12 gam
Ma nhân     12 gam
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 thang.
Thuốc uống phải 6 đến 10 giờ đồng hồ mới có tác dụng, khi đi ngoài được rồi thì thôi không uống nữa, sẽ uống thuốc bổ người sẽ khoẻ và có sức khoẻ tốt.
Kiêng kỵ:
Không ăn đồ cay nóng và uống các thuốc khác.
Kết quả:
Số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc liều lượng và gia giảm của tôi đều khỏi.
Kinh nghiệm:    
Dùng bài này cho người già rất an toàn, yên tâm không sợ sức khoẻ không sợ mệt.


BÀI SỐ 80. BẠCH ĐẦU ÔNG THANG GIA GIẢM
 Lương y Trần Huy Đoạt - Số 29, ngõ 76 phố Hoa Lâm - Tổ 2 Phường Việt Hưng - Quận Long Biên
Bài thuốc:
1. Bạch đầu ông : 16 gam
2. Hoàng bá  : 12 gam
3. Hoàng cầm  : 12 gam
4. Bạch thược   : 16 gam
5. Mộc hương : 10 gam
6. Trần bì : 12 gam
7. Hoàng liên : 10 gam
8. Xích thược  : 10 gam
9. Ngân hoa : 10 gam
10. Binh lang   : 10 gam
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoá thấp chỉ thống.
Cách dùng:
Ngày sắc 1 thang (khi sắc cho 600ml sắc còn 200 ml), sắc 3 lần trộn chung chia đều 3 lần uống (sáng, trưa, chiều) uống ấm.
Đợt dùng liên tục 10 - 15 thang, sau khám lại gia giảm thuốc điều chỉnh theo bệnh lý.
Chỉ định:
Bệnh viêm đại tràng mạn tính (Đau bụng phát sốt, đi ngoài ra máu mũi, tính chất lý cấp hậu trọng, giang môn nóng nhiệt, tiểu ít sẫm màu, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Hoạt Sác)
Kết quả:
Số bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc trên: Được áp dụng điều trị ở cơ sở đạt kết quả tốt.